1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp ô tô

58 319 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 2,95 MB
File đính kèm Đồ án tốt nghiệp gồm bản vẽ.rar (5 MB)

Nội dung

Đồ án tốt nghiệp ô tô có bản vẽ A0 tính toán cụ thể, chi tiết có thể sử dụng ngay dành cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, kỹ thuật đồ án gồm 4 chương

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆUCHUNG VỀ XE MAZDA 626 3

1.1.Giới thiệu tổng quan xe Mazda 626 3

1.2 Đăc tính kỹ thuật xe Mazda 626 4

1.3 Các thông số kĩ thuật của hệ thống treo 7

1.4 Đặc tính các cụm và hệ thống chính trên xe Mazda 626 8

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TREO XE MAZDA 626 13

2.1 Kết cấu chung hệ thống treo của xe Mazda 626 13

2.2 Phân tích kết cấu hệ thống treo Mazda 626 16

2.3 Đặc điểm một số chi tiết trong hệ thống treo của xe Mazda 626 21

CHƯƠNG 3 KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG TREO 30

3.1 Mục đích và nội dung tính toán kiểm nghiệm 30

3.2 Các thông số ban đầu 30

3.3 Kiểm nghiệm bền cho các phần tử của hệ thống treo 31

CHƯƠNG 4 HƯỚNG DẪN KHAI THÁC HỆ THỐNG TREO XE MAZDA 626 37

4.1 Chú ý trong sử dụng hệ thống treo 37

4.2 Chu kì và hình thức bảo dưỡng hệ thống treo 37

4.3 Một số nội dung bảo dưỡng sửa chữa chính 39

4.4 Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục 41

4.5 Tháo, lắp sửa chữa hệ thống treo 47

KẾT LUẬN 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Ngành ôtô giữ một ví trí quan trọng trong hoạt động và phát triển của xã hội.Ôtô được sử dụng phổ biến để phục vụ nền kinh tế quốc dân và trong lĩnh vực quốcphòng Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới đã được áp dụng nhanhchóng vào công nghệ chế tạo ôtô Các tiến bộ khoa học đã được áp dụng nhằm mụcđích làm giảm cường độ lao động cho người lái, đảm bảo an toàn cho xe, người,hàng hoá và tăng vận tốc cũng như tăng tính kinh tế nhiên liệu của xe

Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, hiện nay nhiều loại xe hiện đại

đã và đang được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam, với các thông số kỹ thuật phùhợp với điều kiện khí hậu, địa hình Việt Nam ví dụ như mazda, kia, huyndai,….Chính vì vậy việc tìm hiểu, đánh giá, khai thác các hệ thống, cụm, cơ cấu cho xe làhết sức cần thiết nhằm cho xe có được biện pháp sử dụng tốt nhất

Cũng như hệ thống phanh, hệ thống lái,… hệ thống treo đóng một vai tròquan trọng đảm bảo ô tô chuyển động êm dịu, tính tiện nghi và an toàn cho ngườingồi trên xe Ở Việt Nam, hệ thống treo được sử dụng trên xe ô tô con phổ biến làtreo Macpherson Tìm hiểu và khai thác hệ thống treo Macpherson trên xe ô tô con,đặc biệt trên các hãng xe phổ biến ở Việt Nam như hãng Mazda với dòng xe điểnhình như Mazda 626 là rất cần thiết

Vì vậy đề tài “Khai thác hệ thống treo Mazda 626” là cần thiết và có ý nghĩathực tiễn cao Đây có thể là tài liệu các trạm dịch vụ, trạm sửa chữa sử dụng đểtham khảo trong quá trình vận hành, khai thác, sửa chữa xe Mazda 626 Trongkhuôn khổ đồ án tốt nghiệp, đề tài này gồm những nội dung sau:

Chương 1: Giới thiệu chung về xe Mazda 626

Chương 2: Đặc điểm kết cấu hệ thống treo xe Mazda 626

Chương 3: Kiểm nghiệm hệ thống treo xe Mazda 626

Chương 4: Hướng dẫn khai thác hệ thống treo xe Mazda 626

Do thời gian thực hiện đề tài có hạn và kiến thức còn nhiều thiếu sót nên đồ

Trang 3

án của em sẽ không tránh khỏi những hạn chế, rất mong nhận được sự đóng gópcủa các thầy và các bạn

    Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Đoàn Tiến Tĩnh

Trang 4

Chương 1 GIỚI THIỆUCHUNG VỀ XE MAZDA 626

Chương này trình bày giới thiệu chung về xe mazda 626, thông số kỹ thuậtchung, thông số kỹ thuật hệ thống treo trước và hệ thống treo sau của xe

1.1 Giới thiệu tổng quan xe Mazda 626

Dòng xe Mazda 626 là mẫu xe con được hãng Mazda phát triển từ nhữngnăm 1963 qua rất nhiều thế hệ xe đã được cải tiến và phát triển để phục vụ chongười sử dụng Mazda 626 với một thiết kế các tính năng động với đầy đủ các trangthiết bị tiện ích cần thiết, giúp người dùng rất thoải mái thuận tiện khi sử dụng Với

sự đa dạng về màu sắc cũng như các mẫu xe 4 cửa (Sedan) hay 3 cửa (Hatchback)

nó đã thể hiện sự đa dạng phù hợp với nhiều người khách hàng Chính vì vậy mẫu

xe rất được ưu chuộng trong thời điểm xe được rao bán Thậm chí cho dù đến naymẫu xe này vẫn được ưu chuộng và tìm lại để sử dụng bởi ngoại hình hài hòa vàkhả năng vận hành của nó rất ổn định

Hình 1.1 Hình dáng bên ngoài xe Mazda 626

Trang 5

1.2 Đăc tính kỹ thuật xe Mazda 626

Đặc tính kỹ thuật của xe bao gồm thông số kỹ thuật chung, thông số động cơ,thông số hệ thống truyền lực, thông số hệ thống khung gầm, thông số điều chỉnh.Các thông số đặc tính kỹ thuật của xe Mazda 626 được trình bày ở bảng 1.1

Hình 1.2 Sơ đồ bố trí của xe Mazda 626.

Trang 6

Trọng lượng xe không tải 1170 kG

Trang 7

05 Thông số kiểm tra điều chỉnh

Áp suất dầu trong hệ thống bôi trơn

động cơ ở 1000/3000 vg/ph

1,0-2,0/

2

Áp suất dầu trong hệ thống phanh khi

Trang 8

Khoảng cách từ vị trí dưới của bàn

Khe hở giữa con đội và piston xy lanh

Đường kính trong lớn nhất của tang

Khe hở đầu đinh tán má với guốc

1.3 Các thông số kĩ thuật của hệ thống treo

Xe mazda 626 sử dụng hệ thống treo trước và treo sau là hệ thống treo độclập kiểu Macpherson Hệ thống treo độc lập kiểu Macpherson được sử dụng rộngrãi trên các ô tô du lịch Các thông số kỹ thuật của hệ thống treo trên xe Mazda 626được liệt kê trong bảng 1.2 dưới

Bảng 1.2 Thông số kỹ thuật hệ thống treo Mazda 626

Trang 9

(mm)Chiều dài tự do (mm) 372,5 (trước) – 340 (sau)Thanh

Trong 36 ± 2Ngoài 31 ±2

Hệ thống cung cấp nhiên liệu: Xe sử dụng hệ thống phun xăng gián tiếp đa điểmDOHC với các loại xăng có chỉ số octan là Ron 95, 91, 87, 83

Hệ thống làm mát: Hệ thống làm mát bằng nước theo phương pháp tuần hoàncưỡng bức nhờ bơm nước

Hệ thống bôi trơn: Theo nguyên lý hoạt động hỗn hợp bao gồm bôi trơn cưỡngbức kết hợp với vung té Xe sử dụng các loại dầu bôi trơn như: SAE 5W30, SAE

Trang 10

10W30, SAE 15W40

Hệ thống thu khí: Xe sử dụng hút khí tự nhiên

Van trên mỗi xy lanh là 4

Lượng tiêu thụ nhiên liệu:

mở riêng Mặt đáy của lò xo được tì trực tiếp vào đĩa ép, phần giữa của lò xo đượcliên kết với vỏ Mặt đỉnh của lò xo sẽ được sử dụng để mở ly hợp khi bạc mở ép lênđĩa ép

- Hộp số: là loại hộp số cơ khí 5 cấp (5 số tiến và một số lùi), dẫn động điềukhiển cơ khí gián tiếp Hộp số sử dụng cơ cấu đồng tốc kiểu khoá hãm, đồng tốcđặt ở đầu bánh răng chủ động số 5, giữa bánh răng chủ động số 3 và 4, giữa bánhrăng bị động số 1 và 2

- Truyền lực chính và vi sai: Vì đây là loại xe du lịch động cơ và hộp số đặtngang, cầu trước chủ động nên cặp bánh răng truyền lực chính và vi sai cũng được

bố trí luôn trong cụm hộp số Xe Mazda 626 sử dụng truyền lực chính một cấpbánh răng trụ răng nghiêng vi sai thường

- Các đăng: Xe sử dụng các đăng đồng tốc bi kiểu Rzeppa và Tripot để truyềnlực cho bánh xe chủ động ở cầu trước (cầu chủ động dẫn hướng)

Trang 11

Cơ cấu lái loại bánh răng trụ thanh răng, trong đó thanh răng làm luôn chứcnăng của thanh lái ngang trong hình thang lái Cơ cấu lái biến sự quay vành láithành sự dịch chuyển tịnh tiến của dẫn động lái để quay các bánh xe dẫn hướng Cơcấu lái đảm bảo

+ Có hiệu suất thuận cao để điều khiển ô tô nhẹ nhàng và có hiệu suất nghịchnhỏ hơn để giảm các va đập từ mặt đường truyền lên vành tay lái

+ Bảo đảm tính đảo chiều để loại trừ việc giảm tính ổn định của bánh dẫnhướng

+ Bảo đảm khe hở nhỏ nhất tại vị trí ăn khớp khi các bánh xe ở vị trí đi thẳng vàkhe hở điều chỉnh được trong quá trình sử dụng

+ Bảo đảm giá trị thay đổi tỷ số truyền theo yêu cầu cần thiết khi thiết kế

Trang 12

Dẫn động lái gồm có: vành tay lái, vỏ trục lái, trục lái, truyền động các đăng,thanh lái ngang, cam quay và các khớp nối Dẫn động lái dùng để truyền lực từ cơcấu lái đến các bánh xe dẫn hướng và quay các bánh xe dẫn hướng đi những gócnhất định và bảo đảm động học quay vòng đúng của bánh xe Dẫn động lái là hệthống các thanh, đòn thực hiện liên kết các bánh xe dẫn hướng với cơ cấu lái.

Hệ thống phanh xe Mazda626 bao gồm hệ thống phanh chân và phanh dừng(phanh tay) Hệ thống phanh chân có dẫn dộng phanh thuỷ lực trợ lực chân khônghai dòng chéo nhau, sử dụng cơ cấu phanh đĩa ở cầu trước, cơ cấu phanh guốc ởcầu sau Bộ trợ lực phanh và xi lanh chính được ghép với nhau thành một khối Ty

Trang 13

đẩy của bàn đạp phanh trước khi tác dụng vào pittông trong xi lanh chính có liên hệvới van phân phối của bộ trợ lực nên khi phanh lực tác dụng lên pittông xi lanhchính bao gồm cả lực của người lái và lực của bộ trợ lực phanh.

Hệ thống phanh dừng được bố trí ở các bánh xe phía sau, ở cơ cấu phanh guốcphía sau ngoài phần dẫn động bằng thuỷ lực của phanh chân còn có thêm các chitiết của cơ cấu phanh dừng Hệ thống dẫn động của cơ cấu phanh dừng loại này baogồm: cần kéo, các dây cáp và các đòn trung gian

1.4.4 Hệ thống treo

Hệ thống treo trên xe bao gồm treo trước và treo sau

Treo trước là hệ thống treo độc lập kiểu Mcpherson, kích thước đòn treo trêncủa hệ thống treo này giảm về bằng 0 Đầu trong của đòn treo dưới được liên kếtbản lề với dầm ôtô, đầu ngoài liên kết với trục khớp nối dẫn hướng mà điểm liênkết nằm trên đường tâm của trụ xoay đứng Đầu trên của giảm chấn ống thuỷ lựcđược liên kết với gối tựa trên vỏ ôtô Phần tử đàn hồi là lò xo được đặt một đầu tìvào tấm chặn trên vỏ giảm chấn còn một đầu tì vào gối tựa trên vỏ ôtô Trên xeMazda 626 vì đòn treo dưới chỉ gồm một thanh nên có bố trí thêm một thanh giằng

ổn định Ngoài ra đây là bánh xe dẫn hướng nên trụ xoay đứng là vỏ giảm chấn cóthể quay quanh trục của nó khi bánh xe quay vòng

Treo sau cũng là hệ thống treo độc lập kiểu MacPherson Tuy nhiên kết cấu cókhác biệt so với hệ thống treo trước là sử dụng 3 đòn treo dạng thanh ngang, liênkết với ngõng trục bằng khớp quay chứ không phải thanh đòn chữ A và khớpRotuyn Lốp xe gồm 4 lốp chính và 1 lốp dự phòng, thông số lốp xe 185/65R14T.Các bộ phận chính đều được lắp đặt trên vỏ xe nên đặc điểm chịu lực của xe là vỏchịu lực

Trang 14

Chương 2 PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TREO XE MAZDA 626

Chương hai phân tích kết cấu, yêu cầu của hệ thống treo trước, treo sau vàcác phần tử gồm: phần tử giảm chấn, phần tử đàn hồi, phần tử dẫn hướng của xe

2.1 Kết cấu chung hệ thống treo của xe Mazda 626.

Hệ thống treo Mazda 626 bao gồm hệ treo trước và sau Cả hệ thống treotrước và sau đều là kiểu McPherson

2.1.2 Yêu cầu đối với hệ thống treo

Các yêu cầu chính đối với hệ thống treo như sau:

+ Hệ thống treo phải phù hợp với điều kiện sử dụng theo tính năng kỹ thuậtyêu cầu đảm bảo tính êm dịu chuyển động, tiện nghi của con người và hàng hóatrên xe

+ Có khả năng hấp thụ tải trọng động cao

+ Có khả năng dập tắt dao động của thân xe và bánh xe hiệu quả khi ô tôchuyển động

+ Bảo đảm động học đúng của các bánh xe, nhất là bánh xe dẫn hướng,không phá vỡ liên kết đàn hồi và các quan hệ động lực học và động học của bánh

xe với thân xe và với mặt đường

Trang 15

+ Có khối lượng phần không treo nhỏ để giảm tải trọng động xuống mặtđường.

+ Có độ bền, tuổi thọ cao, thuận tiện chăm sóc, bảo dưỡng

2.1.3 Đặc điểm kết cấu chung hệ thống treo xe Mazda 626

Các hệ thống treo đều gồm 3 bộ phận chính:

Phần tử đàn hồi là lò xo: có chức năng biến dao động tần số cao thành daođộng tần số thấp, dùng để tiếp nhận và truyền lên khung xe các lực thẳng đứng từđường, giảm tải trọng động và đảm bảo độ êm dịu chuyển động cho xe

Phần tử giảm chấn là loại thủy lực 2 lớp (ống 2 lớp vỏ): dùng để dập tắt daođộng tần số thấp bằng cách biến năng lượng dao động của thân xe thành nhiệt năng

Phần tử dẫn hướng: là các đòn treo có tiết diện hình chữ A đặt ngang xe (treotrước) và dạng thanh ngang (treo sau), giảm chấn cũng có tác dụng định hướng:truyền các lực dọc và momen từ mặt đường lên vỏ xe Động học của bộ phậnhướng xác định đặc tính dịch chuyển của bánh xe đối với khung xe và ảnh hướngtới tính ổn định ngang, dọc và quay vòng của xe

Hình 2.1 Hệ thống treo Mazda 626

1, 4 – Lò xo trụ; 2, 6 – Đòn treo ngang; 3 – Thanh ổn định; 5 – Khung xe; 7 – Đòn

treo bên

Trang 16

Hệ thống treo độc lập kiểu Macpherson: Nếu kích thước đòn treo của hệ thốngtreo độc lập hai đòn ngang giảm về bằng 0 thì ta có kết cấu mới được gọi là hệthống treo Macpherson Cấu tạo hệ thống treo Macpherson bao gồm một đòn treodưới Đầu trong của đòn treo được liên kết bản lề với khung hoặc dầm ô tô, đầungoài liên kết với thanh xoay đứng đồng thời là vỏ của giảm chấn ống thủy lực.Đầu trên của giảm chấn ống thủy lực liên kết với gối tựa trên khung hoặc vỏ xe.Phần tử đàn hồi là lò xo được đặt một đầu tì vào tấm chặn trên vỏ giảm chấn cònmột đầu tì vào gối tựa trên khung hoặc vỏ ô tô Trụ bánh xe được lắp cố định vớitrụ xoay đứng. Ưu điểm của loại chi tiết này là thiết kế đơn giản hơn so với nhữngloại hệ thống treo độc lập khác, tương đối nhẹ và nhỏ gọn (cấu tạo chỉ gồm giảmchấn, lò xo, thanh đòn chỉnh hướng và đệm cao su giảm chấn), tiết kiệm được diệntích của không gian động cơ (ở xe dẫn động cầu trước), độ ma sát và mài mòn củagiảm chấn được giảm, do đó không phải bảo trì quá nhiều Nhược điểm của nó đến

từ góc chụm không ổn định, bánh xe và thân xe vẫn lắc ngang so với mặt đường.Kết cấu của hệ thống treo MacPherson được minh họa trong hình 2.2

Hình 2.2 Hệ thống treo Macpherson

Trang 17

Hệ thống treo đảm bảo chuyển động của ô tô và sự làm việc của nó được thực hiệnnhư sau:

Khi bánh xe quay tạo ra momen xoắn Mk được truyền từ động cơ đến bánh

xe chủ động tạo ra giữa bánh xe và mặt đường lực kéo Pk và gây ra lực tác dụng lêncầu chủ động một lực đẩy Px Lực đẩy này thông qua phần tử thanh đòn dưới của

bộ phận dẫn hướng truyền lên khung ô tô và làm nó chuyển động Khi chuyển độngtrên đường mấp mô bánh xe dịch chuyển trong mặt phẳng thẳng đứng xung quanhđiểm O1 và O2 Phần tử đàn hồi là lò xo của treo bị biến dạng, còn khung xe hoặc

vỏ xe thực hiện dao động và giảm chấn thì dập tắt dao động Trong giảm chấn cóchứa dầu và có pít tông với các lỗ và các van Trong quá trình vỏ xe và bánh xe daođộng, pít tông thực hiện chuyển động tiến và lùi Ở hành trình nén hay hành trìnhtrả dầu trong giảm chấn chảy từ khoang này sang khoang khác qua các lỗ van tiếtlưu tạo ra lực cản giảm chấn Do ma sát của dầu giảm chấn với các lỗ tiết lưu nêndao động của vỏ bánh xe và vỏ xe được dập tắt Thanh ổn định sẽ giảm sự nghiêngngang vỏ xe và dao động góc ngang của nó Phần giữa thanh ổn định được bắt với

vỏ xe còn phần cuối được bắt với các đòn của hệ thống treo Khi có dao động gócngang, phần giữa thanh ổn định bị xoắn để cản trở dao động góc ngang Thanh ổnđịnh không cản trở dao động thẳng đứng và dao động góc dọc

2.2 Phân tích kết cấu hệ thống treo Mazda 626

Trang 18

Hình 2.3 Một bên hệ thống treo trước Ống giảm chấn thủy lực và lò xo; 2- Đòn treo dưới; 3–Thanh ổn định ngang

Do xe được bố trí dẫn động cầu trước nên moay ơ bánh xe được dẫn độngbởi một trục truyền động với khớp các đăng Ngõng trục được gối trên một ổ bi đũađặt trong hốc của thanh quay đứng

Thanh ổn định: khi xe quay vòng, trọng lượng xe có xu hướng dồn về cácbánh bên ngoài vòng quay khiến xe bị nghiêng Nếu vòng quay quá gấp và với tốc

độ đủ lớn sẽ gây ra lật xe rất nguy hiểm Vì vậy thanh cân bằng được bố trí thêm,với nhiệm vụ cân bằng tải trọng giữa hai phía của hệ thống treo làm tăng tính ổnđịnh của xe khi quay vòng Trên xe Mazda 626, thanh ổn định có dạng chữ U, haiđầu liên kết hai đòn treo chữ A với nhau, còn thân được nối với khung xe qua các

Trang 19

đệm cao su

Nếu kích thước đòn trên của hệ thống treo độc lập hai đòn ngang giảm vềbằng không thì ta có kết cấu hệ thống treo Macpherson Mazda 626 sử dụng hệthống treo độc lập Macpherson với phần tử đàn hồi là lò xo trụ, giảm chấn ống thủylực và thanh ổn định ngang

Giá bắt giảm chấn ở đầu dưới được bắt với ngõng trục nhờ đai kẹp bằng hai

bu lông Đầu trên của giảm chấn được bắt với vỏ xe nhờ gối tựa cao su Ổ bi đượclắp vào gối tựa và nó được bảo vệ khỏi bụi bẩn nhờ chụp cao su Tính đàn hồi caocủa gối tựa cao su đảm bảo sự lắc của giá khi bánh xe chuyển dịch và có tác dụngdập tắt các rung động ở tần số cao, còn ổ bi sẽ quay khi các bánh xe dẫn hướngquay Đòn ngang dưới của hệ thống treo được bắt với ngõng trục nhờ khớp cao su,còn bắt với khung xe bằng khớp cao su kim loại Thanh ổn định được bắt với vỏ xenhờ gối tựa cao su, đầu kia bắt với đòn treo dưới với khớp cao su kim loại Đầucuối của thanh ổn định đồng thời thực hiện chức năng đòn kéo phụ của đòn treodưới, nghĩa là chịu các lực dọc và mô men của nó truyền từ bánh xe dẫn hướng lên

vỏ xe Giá kiểu ống lồng đồng thời là giá bắt giảm chấn thủy lực

Người ta bố trí lò xo trên nó nằm giữa các gối tựa, vấu giảm va hành trình.Khi bánh xe dịch chuyển lên trên, vấu giảm va hành trình sẽ tỳ vào gối tỳ chuyêndùng nằm ở phần trên của giá Rotuyn lái của dẫn động lái được bắt với giá Hànhtrình bánh xe dịch chuyển xuống dưới được hạn chế bằng vấu giảm va thủy lựcnằm bên trong giảm chấn Thanh ổn định liên kết hai đầu chữ U với bánh xe nhờthanh cân bằng đứng, còn thân thanh ổn định nối với bánh xe nhờ các gối bằng cao

su Thanh ổn định ngang và thanh cân bằng đứng chịu xoắn khi có sự sai lệch lựctác dụng lên hai đầu của nó

Đặc điểm hệ thống treo trước:

- Không có sự liên kết cứng giữa 2 bánh xe trái phải nên giúp hạ thấp sàn xe

và vị trí lắp động cơ Điều này giúp hạ thấp trọng tâm, từ đó làm tăng tính ổn định

Trang 20

của xe Thanh ổn định được lắp thêm để giảm sự lắc ngang của thân xe khi quayvòng và cải thiện tính ổn định.

- Hệ thống có khối lượng và kích thước nhỏ gọn chiếm ít không gian nêntăng không gian sử dụng của khoang động cơ

- Do khoảng cách giữa các điểm đặt lớn, nên có sự thay đổi nhỏ của góc đặtbánh trước do lỗi lắp đặt hay lỗi chế tạo Vì vậy, trừ độ chụm, bình thường khôngcần điều chỉnh các góc đặt bánh xe

- Hệ thống treo khá đơn giản, ít chi tiết nên khối lượng không treo nhỏ, đặctính bám đường của bánh xe tốt Vì vậy độ êm dịu chuyển động và tính ổn định tốt.Việc định vị các góc đặt bánh xe không ảnh hưởng đến lò xo trụ nên có thể chọn lò

có tác dụng dập tắt các dao động tần số cao Đòn ngang dưới của hệ thống được bắtvới ngõng trục nhờ cao su kim loại và bu lông 17 Giá kiểu ống lồng đồng thời làgiá bắt giảm chấn Người ta bố trí lò xo nằm giữa đầu dưới giảm chấn và gối cao sucùng thân xe Khi bánh xe dịch chuyển lên trên, vấu giảm va sẽ tỳ vào gối tỳchuyên dùng nằm ở phần trên của giá

Trang 21

Hình 2.4 Kết cấu hệ thống treo sau 1-Giảm chấn thủy lực và lò xo đàn hồi ; 2- Thanh dẫn hướng treo sau

Đặc điểm của hệ thống treo sau với các đòn treo ngang trênxe Mazda 626:

- Vì sự định vị của cầu xe được thực hiện nhờ các thanh liên kết nên hệ thống

sử dụng lò xo mềm điều này giúp tăng độ êm dịu chuyển động cho xe

- Do các bố trí hình học của các thanh nối, nên ngăn được chúi mũi xe khiphanh và xệ phần sau khi xe tăng tốc

- Có cấu tạo đơn giản và kích thước tương đối nhỏ gọn, khối lượng khôngđược treo nhỏ nên tạo tính êm dịu chuyển động tốt hơn Mặt khác nó cũng chophép tạo ra không gian bên trong xe rộng hơn

- Việc sử dụng lò xo làm giảm đến mức tối thiểu ma sát trong hệ thống treo,những va đập nhỏ từ mặt đường có thể được hấp thụ, giúp cải thiện độ êm dịuchuyển động của xe

Trang 22

2.3 Đặc điểm một số chi tiết trong hệ thống treo của xe Mazda 626.

2.3.1 Ống giảm chấn thủy lực (2 lớp vỏ)

Giảm chấn hai lớp vỏ ra đời vào năm 1938, đây là một loại giảm chấn quenthuộc và được dùng phổ biến cho đến nay

2.3.1.1 Công dụng của giảm chấn

Giảm chấn dùng để dập tắt dao động của thân xe và của bánh xe bằng cáchbiến năng lượng cơ học thành năng lượng nhiệt năng và khuếch tán ra môi trường

để nâng cao độ êm dịu chuyển động và độ an toàn chuyển động của ô tô

2.3.1.2 Yêu cầu của giảm chấn

Các yêu cầu cơ bản đối với giảm chấn:

+ Bảo đảm giảm trị số và sự thay đổi đường đặc tính của các dao động đặcbiệt là dập tắt dao động càng nhanh nếu tần số dao động càng lớn, mục đích đểtránh thùng xe khỏi bị lắc khi qua đường mấp mô lớn; Dập tắt chậm các dao độngtrên ô tô chạy trên đường ít mấp mô; Hạn chế các lực truyền qua giảm chấn lênthùng xe

+ Làm việc ổn định khi tô tô chuyển động trong các điều kiện đường xá khácnhau và nhiệt độ không khí khác nhau

+ Có tuổi thọ cao

+ Trọng lượng và kích thước bé, giá thành hạ

2.3.1.3 Kết cấu của giảm chấn thủy lực

Mazda 626 sử dụng giảm chấn thủy lực hai vỏ tác dụng hai chiều Sơ đồ kếtcấu của giảm chấn thủy lực 2 lớp vỏ được thể hiện trong hình 2.6

Cấu tạo giảm chấn ống thủy lực gồm có: xy lanh ngoài 9, xi lanh công tác 10, cầnđẩy 31 cùng pít tông 12 và các van thông qua 13, van trả 24, van nạp 15, van trả 16

Ở phần trên pít tông dịch chuyển trong bạc dẫn hướng và vòng phớt chắn dầu 5.Giữa cần dẫn hướng và vòng phớt 3 có vòng phớt 4 để làm kín khoang C của xilanh ngoài 9 Pít tông 12 cùng cần 31 dịch chuyển trong xi lanh công tác 10 Trên

Trang 23

pít tông 12 có khoan hai dãy lỗ Dãy lỗ ở chu vi lớn được đóng bởi van thông qua

13 và các lò xo tấm Dãy lỗ ở chu vi nhỏ hơn phía trong được đóng từ phía dưới bởiđĩa của van trả 24 Các van này gồm đĩa thép ép vào pít tông bằng lò xo Ở phầndưới xi lanh công tác có bố trí van nạp 16 và van nén 15, được ép bởi lò xo Cácvan này đóng lỗ phân bố trên thân xi lanh Cần đẩy pít tông được hàn tai 19 để bắtvới thân xe qua bạc cao su Phần dưới của xi lanh ngoài 9 cũng được hàn tai 1 đểbắt với đòn treo dưới của treo trước Toàn bộ không gian bên trong xi lanh chứađầy dầu giảm chấn Phần không gian giữa xi lanh ngoài 9 và xi lanh công tác 10được gọi là khoang bù và chỉ chứa một ít dầu.Tuổi thọ của giảm chấn phụ thuộcvào việc làm kín ống dẫn hướng của cần đẩy pít tông vì giảm chấn làm việc ở điềukiện nặng nề khi có những dịch chuyển lớn của cần đẩy và bụi bẩn thường bám vàocần đẩy Vỏ chụp ngoài 2 cùng với các phớt chắn dầu 3 và 4 có tác dụng ngăn vàtránh bụi bẩn rơi vào khu vực đầu cần pít tông

Hình 2.5 Giảm chấn thủy lực Mazda 626

Trang 24

Hình 2.6 Sơ đồ kết cấu của giảm chấn hai lớp vỏ

1 - Phớt; 2 - Đệm; 3 - Nắp trên; 4 - Cốc ép; 5 – Phớt;6 – Phiến tì lò xo; 7 – Phớt; 8 – Dẫn hướng cần đẩy; 9 – Vỏ ngoài;10 – Vỏ trong;11 – Bạc chặn lò xo;12 – Pít tong;13 – Van một chiều;14 – Cụm đế van; 15 – Van một chiều;16 – Van một chiều; 17 – Bu long van đế; 18 – Chốt chẻ; 19 – Nắp dưới;20 – Lò xo côn;21 – Cốc

ép lò xo; 22 – Lò xo;23 – Bạc ép;24 – Van một chiều;25 – Lò xo côn;26 – Phớt làm

kín;27 – Phớt làm kín; 28 – Lò xo côn;29 – Vòng hãm;30 – Cần đẩy

Trang 25

Lực cản của giảm chấn ở hành trình nén nhỏ hơn nhiều so với hành trình trả.Lực này được đảm bảo bằng tiết diện lưu thông của các van.

Khi nén êm, nghĩa là khi bánh xe và thân xe tiến lại gần nhau, cần đẩy píttông 31 trong xi lanh công tác 10 làm pít tông 12 chuyển dịch xuống dưới Do thểtích ở khoang dưới pít tông giảm nên áp suất dầu tăng lên và dầu qua lỗ trên píttông tác dụng cho van 24 mở, dầu chảy từ phần khoang dưới lên khoang trên píttông Nhưng tất cả dầu không chảy lên được do một phần thể tích bị cần đẩy chiếmchỗ Áp suất dầu tác dụng lên van nén và lò xo 16 Lực của lò xo ở van nén sẽ tạo

ra lực cản cần thiết cho giảm chấn do đó tần số dao động của treo và khối lượngtreo giảm đi Vì vậy phần dầu bằng thể tích chiếm chỗ của cần đẩy pít tông sẽ chảysang khoang bù lên một chút Các lỗ tiết lưu tạo ra sức cản thủy lực tỷ lệ với bìnhphương vận tốc lưu thông của dầu

Khi nén mạnh thì dầu không kịp chảy qua các lỗ tiết lưu, áp suất dầu trong xilanh công tác tăng lên mạnh và van nén mở hoàn toàn Khi đó lực cản giảm chấntăng lên một số lần nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với khi nén êm Hành trình néncủa giảm chấn được thể hiện trên hình 2.7

Trang 26

Hình 2.7 Hành trình nén của giảm chấn thủy lực

A Khoang trên pít tông; B Khoang dưới pít tông; C Khoang bù

Khi trả êm, nghĩa là ở hành trình mà bánh xe và thân xe tách xa nhau, cầnđẩy cùng pít tông chuyển động lên trên Khoang dưới pít tông xi lanh công tác ápsuất giảm, còn ở khoang trên áp suất tăng lên Van thông qua 24 đóng, dầu qua lỗtrên pít tông đi đến van trả 13 và mở nó ra, đồng thời dầu từ khoang bù qua các lỗđẩy van nạp 15 đi vào xi lanh bổ sung vào khoang dưới pít tông Độ cứng của cácđĩa thép và lực lò xo tạo ra lực cản cần thiết cho giảm chấn, nó tỷ lệ với bìnhphương vận tốc dịch chuyển của phần treo và phần không treo

Khi trả mạnh thì lò xo van trả bị nén và van sẽ mở hoàn toàn để cho dầu lưuthông qua lỗ tiết lưu của van trả Độ mở của van trả phụ thuộc vào mức độ đột ngộtcủa hành trình trả, càng trả mạnh thì van mở càng lớn Hành trình trả của giảm chấn

Trang 27

được thể hiện trên hình 2.8.

Hình 2.8 Hành trình trả giảm chấn thủy lực

A Khoang trên pít tông; B Khoang dưới pít tông; C Khoang bù

- Ưu điểm và nhược điểm giảm chấn thủy lực

+ Ưu điểm của giảm chấn hai lớp có độ bền cao, giá thành hạ làm việc tin cậy ở

Trang 28

trên các loại đường khác nhau Kết cấu của lò xo trên xe Mazda 626 được thể hiệntrên hình 2.9 và hình 2.10.

Hình 2.9 Lò xo hệ thống treo trước xe Mazda 626

Hình 2.10.Lò xo hệ thống treo sau xe Mazda 626

Khi bánh xe đi qua mấp mô, lò xo của hệ thống treo bị nén lại rất nhanh Do

lò xo có xu hướng ngay lập tức trở về chiều dài có tải ban đầu của nó nên nó sẽgiãn ra, nâng thân ôtô lên phía trên Tuy nhiên, do lò xo tích luỹ năng lượng trongquá trình nén nên nó phải giãn ra vượt quá chiều dài bình thường của nó để giảiphóng năng lượng Chuyển động lên phía trên của thân ôtô cũng giúp lò xo vượtquá chiều dài ban đầu của nó Khi thân ôtô dịch chuyển xuống nó ấn lò xo nén lạiquá chiều cao chịu tải bình thuờng, vì vậy lò xo tác dụng trở lại bằng cách đẩy thânôtô lên phía trên Quá trình này lặp đi lặp lại và được gọi là sự dao động của lò xo

Trang 29

Biên độ của mỗi lần dao động đều nhỏ hơn lần trước, cuối cùng dập tắt hẳn daođộng lên xuống của ôtô Hình 2.11 minh họa quá trình dao động của lò xo trên xe ôtô.

Hình 2.11 Quátrình dao động của lo xo trên xe

Nếu đem so sánh lò xo với nhíp thì lò xo có các ưu và nhược điểm sau:

- Mức độ hấp thụ năng lượng trên một đơn vị khối lượng là lớn nếu so sánh vớinhíp

- Do không có nội ma sát như nhíp nên lò xo không thể tự kiểm soát sự daođộng của bản thân, nên cần phải sử dụng giảm chấn cùng lò xo

2.3.3 Thanh cân bằng

Ngoài ra trong hệ treo này để giảm bớt biến dạng ở một phía và để tăng khảnăng chống lật của xe người ta còn dùng thêm thanh cân bằng Đây là một thanhxoắn có hình chữ U, phần giữa thường được bắt lỏng vào khung xe, hai đầu đượcnối hai đòn dưới của hệ treo hai bên bánh xe bằng rotuyn cân bằng đứng Khi mộtbên treo bị nén thì thanh xoắn biến dạng, làm tăng độ cứng của hệ treo và san bớttải trọng tác dụng sang bên kia Ngoài ra thanh cân bằng còn có tác dụng là khithùng xe bị nghiêng thì nó sẽ làm cho độ cứng của hệ thống treo tăng lên, do đótăng khả năng chống lật Kết cấu của thanh cân bằng được thể hiện trên hình 2.12

Ngày đăng: 04/06/2019, 21:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[6]. Nguyễn Phúc Hiếu, Hướng dẫn thiết kế môn học “Kết cấu và tính toán ô tô quân sự” Tập VI, Học viện kỹ thuật quân sự 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết cấu và tính toán ô tôquân sự
[1]. Nguyễn Trường Sinh, Sổ tay vẽ kỹ thuật cơ khí, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội 2001 Khác
[2]. Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên, Thiết kế và tính toán ô tô máy kéo, Tập 2 Phần II, Nhà xuất bản Đại học và THCN, Hà Nội 1971 Khác
[3]. Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên, Thiết kế và tính toán ô tô máy kéo, Tập 1, Nhà xuất bản Đại học và THCN, Hà Nội 1971 Khác
[4]. Vũ Đức Lập. Kết cấu và tính toán ô tô, Tập II, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Hà Nội 2015 Khác
[5]. Vũ Đức Lập, Nguyễn Sĩ Đỉnh, Cấu tạo ô tô tập II, Học viện kỹ thuật quân sự 2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w