Báo cáo thực tập khai thác và bảo dưỡng sử dụng cho sinh viên ô tô các trường đại học, cao đẳng, nghề báo cáo trình bày chi tiết Có thể sử dụng ngay
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Sau khi kết thúc học phần Sửa chữa xe, khai thác xe cùng một số môn họckhác, chúng em đã có thêm một phần kiến thức về khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa
xe Nhưng đó chỉ là những kiến thức về mặt lý thuyết, để có thể hiểu sâu và kiểmnghiệm lại lý thuyết đã học cần mang lý thuyết áp dụng vào thưc tế Sau hơn 1thángthực tập, với sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, em nhận thấy đã nắm chắchơn về kết cấu và qui trình khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô; củng cố lại kiếnthức các môn học cơ sở ngành cũng như các môn học chuyên ngành đã học; vậndụng sáng tạo vào quá trình thực hành sửa chữa ôtô, thiết kế các qui trình côngnghệ sửa chữa; rèn luyện kỹ năng thực hành sửa chữa ôtô và phương pháp điềuhành, tổ chức quá trình khai thác, sửa chữa xe; nắm vững chức trách, nhiệm vụ củangười làm công tác kỹ thuật ở các cơ sở sửa chữa và sử dụng xe
Bài báo cáo thực tập Khai thác và Bảo dưỡng là sự tổng kết quá trình thực tập
tìm hiểu kết cấu, quy trình khai thác, bảo dưỡng xe ô tô tại CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ SỬA CHỮA Ô TÔ ĐÔNG NAM Cụ thể trong thời gian thực tập em tập trung tìm hiểu sửa chữa hệ thống ly hợp.
Nội dung bài báo cáo gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về cơ sở thực tập
Chương 2: Quy trình công nghệ sửa chữa
Chương 3: Sửa chữa hệ thống ly hợp
Do thời gian thực tập ngắn, kiến thức thực tế chưa đầy đủ nên bản báo cáokhông tránh khỏi thiếu xót, kính mong các thầy giúp đỡ, chỉ bảo để em củng cốthêm kiến thức
Trang 2CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 1.1 Khái quát chung
1.1.1 Địa điểm, tên công ty
Tên cơ sở thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ SỬA CHỮA Ô TÔĐÔNG NAM
Giám đốc: Phạm Văn Tư
Địa chỉ: thôn Đại Đồng, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội
1.1.2 Nhiệm vụ, chức năng của cơ sở thực tập
Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở:
- Chuyên sửa chữa, bảo dưỡng xe tải nhẹ đến nặng, đầu kéo container của các hãng Huyndai, Isuzu, Howa và một số nhãn hiệu khác
- Buôn bán linh kiện phụ tùng ô tô
- Cho thuê xe có động cơ
1.2.Tổ chức của cơ sở
Công ty tổ chức theo qui mô dịch vụ nhỏ với hình thức công ty tư nhân Việc tổchức và quản lí đảm bảo rất chặt chẽ nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạtđộng
1.2.1.Biên chế, tổ chức : công ty hiện có 6 nhân viên
Trang 3Các thợ chính nhận nhiệm vụ trực tiếp từ cố vấn dịch vụ, là người thực hiện hầuhết các công đoạn trong quá trình công nghệ được lập ra Các thợ chính là nhữngnhân viên có nhiều năm kinh nghiệm, có thể thực hiện thành thạo tất cả các quytrình sửa chữa
Các thợ phụ có nhiệm vụ trợ giúp thợ chính hoàn thành công việc, hầu hết làcác thao tác đơn giản, có sự hướng dẫn chi tiết và cụ thể Các thợ phụ có ít kinhnghiệm hơn thợ chính nên phải thường xuyên học hỏi, trau dồi thêm kiến thức
1.2.2.Quan hệ mặt bằng
Cơ sở có diện tích nhà kho rộng, khoảng 200m2, đây là nơi lưu trữ toàn bộ thiết
bị, dụng cụ sửa chữa, các linh kiện phụ tùng thay thế và các cụm luân chuyển
Do đặc thù sửa chữa các loại xe ngoại cỡ, siêu trường siêu trọng, tải nặng, nênkhông gian làm việc chính được bố trí ở hai bãi đất rộng ngoài trời
Trang 41.3.Các trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo dưỡng sữa chữa 1.3.1.Các trang thiết bị nâng kích
Kích cá sấu :
Trang 5Công dụng: dùng để kích gầm xe, tạo không gian để sửa chữa, tải trọng lớn nhất lên đến 3 tấn
Hình 1.4 Kích cá sấu
Pa lăng xích :
Hình 1.5 Pa lăng Công dụng: Dùng để hỗ trợ nâng hạ các bộ phận, chi tiết quá nặng, mà khôngcần sự hỗ trợ của máy móc động lực
Kích thủy lực :
Trang 6Hình 1.6 Kích thủy lực Công dụng: dùng để nâng hạ gầm xe tron không gian hẹp
1.3.2 Các dụng cụ, thiết bị cá nhân của một kỹ thuật viên
Tại cơ sở thực tập kỹ thuật viên được trang bị tủ dụng cụ với đầy đủ các loạidụng cụ để đảm bảo thao tác thuận lợi, hoàn thành tốt công việc, đạt yêu cầu vềthời gian và chất lượng Các lọai dụng cụ được trang bị trong tủ đồ của kỹ thuậtviên bao gồm:
Bộ khẩu nhiều chi tiết các cỡ 6, 7, 8, 10, 12, 13, 14, 15, 17, 19, 20, 21,
22, 24, 27, 30, 32, 34 và các loại đầu nối to-nhỏ, nhỏ- to…
Trang 7Số cạnh: có 2 loại 12 cạnh và 6 cạnh Loại lục giác có bề mặt tiếp xúc vớibulông / đai ốc lớn hơn, làm cho nó rất khó làm hỏng bề mặt của bulông / đai ốc
Đầu nối cho bộ đầu khẩu
Hình 1.8 Đầu nốiĐầu nối (Lớn -nhỏ) Đầu nối (Nhỏ -Lớn)
Khẩu có đầu nối nhỏ Khẩu có đầu nối lớn
Dùng như một khớp nối để thay đổi kích thước đầu nối của khẩu
*chú ý :
Trang 8- Mômen xiết quả lớn sẽ đặt một tải trọng lên bản thân đầu khẩu haybulông nhỏ Mômen phải được tác dụng tuỳ theo giới hạn xiết quy định
Đầu nối tùy động
Hình 1.9 Đầu nối tùy động
Sử dụng như khớp các đăng, tác dụng lực không yêu cầu sự đồng tâm củatrục bu lông và trục tay nối Thuận lợi sử dụng trong không gian hẹp
*Chú ý :
- Không tác dụng mômen với tay cầm nghiêng với một góc lớn
- Không sử dụng với súng hơi Khớp nối có thể bị vỡ, do nó không thể hấpthụ được chuyển động lắc tròn, và làm hư hỏng dụng cụ, chi tiết hay xe
Tay quay
Trang 9Hình 1.10 Tay quay
1 Tay quay cóc: dùng ở nơi chật hẹp momen siết không lớn
2 Tay quay trượt: cho phép thao tác nhanh, momen lớn cần không gian
rộng
3 Tay quay nhanh: cho phép tháo nhanh với momen nhỏ
Thanh nối dài
Hình 1.11 Tay nối
Có thể sử dụng để tháo và thay thế bulông / đai ốc mà được đặt ở những vịtrí quá sâu để có thể với tới
Trang 10Thanh nối cũng có thể được sử dụng để nâng cao dụng cụ trên mặt phẳng
nhằm dễ dàng với tới
Tay nối trượt(tay công)
Hình 1.12 Tay công (tay nối dài)Loại tay quay này được sử dụng để tháo và thay thế bulông / đai ốc khi cầnmômen lớn
Đầu nối với khẩu có một khớp xoay được, nó cho phép điều chỉnh góc củatay nối khít với đầu khẩu
Tay nối trượt ra, cho phép thay đổi chiều dài của tay cầm
*Chú ý:
- Trước khi sử dụng, hãy trượt tay nối cho đến khí nó khớp vào vị tríkhoá Nếu nó không ở vị trí khoá, tay nối có thể trượt vào hay ra khi đang sử dụng.Điều này có thể làm thay đổi tư thế làm việc của kỹ thuật viên và dẫn đến nguyhiểm
Tay quay nhanh
Trang 11Hình 1.12 Tay quay nhanhTay nối này có thể được sử dụng 2 chiều bằng cách trượt vị trí so với đầukhẩu.
1 Hình chữ L: để cải thiện mômen; 2 Hình chữ T: nâng cao tốc độ;
Tay quay cóc
Hình 1.13 Tay quay cóc
Trang 13Do có 12 cạnh, có thể dễ dàng lắp vào bulông / đai ốc Nó có thể lắp lại ởtrong những không gian hạn chế
Do nó bề mặt lục giác của bulông / đai ốc là có dạng tròn, không có nguy cơ
bị hỏng các góc của bulông, và có thể tác dụng mômen lớn
Do phần cán của nó được làm cong, nó có thể được sử dụng để xoay bulông/ đai ốc ở những nơi lõm vào hay trên bề mặt phẳng
Trang 14*Chú ý :
- Không được lồng các ống thép vào phần cán của cờlê Nó có thể làm cho
mômen quá lớn tác dụng vào và có thể làm hỏng bulông hay cờlê
- Cờ lê không thể cho mômen lớn, nên không được sử dụng để xiết lần cuối
Xoay vít điều chỉnh sẽ thay đổi kích thước mỏ lết Mỏ lết do đó có thể được
sử dụng thay cho nhiều cờ lê
Không thích hợp khi tác dụng mômen lớn
*Chú ý :
- Xoay vít điều chỉnh để chỉnh mỏ lết khớp với đầu bulông / đai ốc
Trang 15- Quay mỏ lết sao cho vấu di động được đặt theo hướng quay Nếu mỏ lếtkhôngđược vặn theo cách này, áp lực tác dụng lên vít điều chỉnh có thể làm
hỏng nó
Khẩu mở bugi
Hình 1.17 Khẩu mở bugiDụng cụ này sử dụng đặc biệt để tháo và thay thế bugi
Có 2 cỡ lớn và nhỏ để lắp vừa với kích thước của các bugi
Bên trong khẩu có nam châm và cao su đệm để giữ bugi
*Chú ý :
- Khi tháo nên cẩn thận tránh làm rơi bugi
- Trước khi vặn bằng khẩu nên xoay bugi bằng tay
Bộ tua vít
Trang 16Hình 1.18 Bộ tua vítĐược dùng để tháo và thay thế các vít.
Có hình dấu cộng (+) hay dấu trừ (-), tuỳ theo hình dạng của đầu
Hãy sử dụng tua vít có kích thước thích hợp, vừa khít với rãnh của vít
Hãy giữ cho tua vít thẳng với thân vít, và xoay trong khi tác dụng lực
*Chú ý :
- Không được sử dụng kìm có tâm trượt hay dụng cụ khác để tác dụngmômen lớn hơn Nó có thể làm chờn vít hay hỏng đầu của tua vít
Kìm mũi nhọn
Trang 17Hình 1.19 Bộ kìmBiến dạng Trước khi biến dạng
Dùng để thao tác ở những nơi hẹp hayđể kẹp nhưng chi tiết nhỏ
Mũi kìm nhỏ và dài, phù hợp khi làm việc ở nhưng nơi hẹp
Có một lưỡi cắt ở phía trong, nó có thể cắt dây thép nhỏ hay bóc vỏ cáchđiện của dây điện
1 Búa đầu tròn có đầu bằng thép
2 Búa nhựa có đầu bằng nhựa, sủ dụng cho nhưng nơi cần tránh hư hỏngcho vật cần đóng
Trang 183 Búa kiểm tra là búa nhỉ có tay cầm dài và mỏng, được sử dụng để kiểmtra độ xiết chặt của bulông/ đai ốc bằng âm thanh và rung động phát ra khi gõ vàochúng
Dùng để tháo và thay thế các chi tiết bằng cách đóng vào chùn, và đểthử độxiết chặt của bulông bằng âm thanh
- Kiểm tra súng hơi định kỳ và bôi dầu để bôi trơn và chống rỉ
- Nếu dùng súng hơi để tháo hoàn toàn đai ốc ra khỏi ren, đai ốc quaynhanh có thể văng ra ngoài
Trang 19- Luôn lắp đai ốc vào ren bằng tay trước Nếu súng hơi được sử dụng ngay
từ khi bắt đầu, ren có thể bị hỏng Hãy cẩn thận không xiết quá chặt Hãy
dùng vùng lực thấp để xiết chặt
- Khi kết thúc, dùng cân lực để kiểm tra
1.3.3 Các thiết bị chuyên dụng trong kho
- Tại công ty con trang bị một số dụng cụ và thiết bị chuyên dùng như:
- Các loại vam: vam đóng xy lanh, vam phanh, vam vòng bi…
- Các loại dưỡng: dưỡng đóng phớt, dưỡng lắp …
- Bộ đồng hồ đo: đồng hồ đo áp xuất, đồng hồ vạn năng (đo điện)
- Các loại keo dán
- Máy bơm nước cao áp
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG
- KỸ THUẬT
-2.1 Cơ sở khai thác
2.1.1 Khái niệm về khai thác xe
Khai thác ôtô là tổng hợp tất cả các biện pháp kỹ thuật: bảo dưỡng, niêm cất,sửa chữa đúng kỹ thuật, đúng chu kỳ, đầy đủ các nội dung quy định trong suốt quátrình sử dụng xe, nhằm mục đích khai thác triệt để và phát huy hết tính năng kỹthuật của chúng, giữ cho xe luôn tốt, đảm bảo sẵn sàng thực hiện và kéo dài thờihạn phục vụ
2.1.2 Nội dung của quá trình khai thác
Trang 20- Sử dụng đúng kỹ thuật là tuân thủ tất cả các quy định, chế độ khai thác, cáctiêu chuẩn định mức đã đề ra, sử dụng đúng tính năng, công dụng
- Công tác quản lý: Cần đảm bảo các yêu cầu tiến hành phù hợp với kế hoạch đểsẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo mức độ tiêu chuẩn sử dụng hằng năm, thờihạn làm việc của xe giữa hai kỳ sửa chữa theo kế hoạch khai thác đã xây dựng
- Bảo dưỡng, chăm sóc, giữ gìn và niêm cất xe máy:
+ Phải thực hiện đúng quy định, phù hợp với điều kiện sử dụng, nhằm phòngngừa các hư hỏng, trục trặc kỹ thuật xảy ra, phục hồi khả năng làm việc của các chitiết, cụm máy, mối ghép đã đến giới hạn về tình trạng kỹ thuật,
+ Chống lại các tác hại của môi trường, giữ cho xe luôn tốt có khả năng thamgia phục vụ cao
- Sửa chữa, phục hồi: Với các xe đã hết hạn sử dụng, nghĩa là đã đạt đến trạngthái giới hạn về tình trạng kỹ thuật ở hầu hết các mối ghép, các bộ phận quan trọng,hay giới hạn về hiệu quả kinh tế, cần phải khắc phục lại khả năng làm việc của cáccụm xe để phục hồi độ tin cậy, tuổi thọ, tính hiệu quả kinh tế
- Công tác nghiên cứu khai thác:
Trang 21+ Bao gồm các nội dung nghiên cứu thiết lập chế độ quản lý sử dụng thích hợpnhất, nghiên cứu các biện pháp đảm bảo kỹ thuật cho xe máy cũng như khai tháctriệt để tính năng kỹ thuật của xe
+ Nghiên cứu khai thác còn là mối liên hệ phản hồi đối với công tác thiết kế,chế tạo nhằm hoàn thiện và tối ưu hoá kết cấu, tính năng của trang bị, nâng caochất lượng, hiệu quả, tính kinh tế kỹ thuật của thiết bị ngày một cao
2.2 Biến đổi tình trạng kỹ thuật trong quá trình khai thác xe
- Nguyên nhân cơ bản làm thay đổi tình trạng kỹ thuật của xe là do bị mài mòn,các chi tiết bị mỏi hoặc biến dạng, gẫy vỡ, các mối lắp ghép bị lỏng, các khe hở bịsai lệch không đảm bảo độ đồng tâm, tính chất lý hóa của các vật liệu bị biếnchất…
- Mài mòn các bề mặt làm việc
2.3 Nội dung cho bảo dưỡng kỹ thuật
2.3.1 Mục đích của bảo dưỡng kỹ thuật
- Chủ yếu là kiểm tra, phát hiện những hư hỏng đột xuất, ngăn ngừa chúng đểđảm bảo cho cụm máy, xe vận hành an toàn
- Chăm sóc các hệ thống, các cơ cấu để đảm bảo chúng làm việc an toàn vàkhông bị hư hỏng
- Giữ gìn hình thức bên ngoài
2.3.2 Nội dung của bảo dưỡng kỹ thuật
- Bảo dưỡng: là những công việc được tiến hành có hoạch và có hệ thống nhằmngăn ngừa hư hỏng, đảm bảo duy trì trạng thái kỹ thuật tốt và kéo dài tuổi thọ của
xe Bảo dưỡng được tiến hành hằng ngày và định kỳ theo thời gian sử dụng hoặcthe số km xe chạy Bảo dưỡng bao gồm một loạt công việc bắt buộc, chủ yếu tậptrung vào kiểm tra trạng thái kỹ thuật, tẩy rửa, bắt chặt, thay dầu mỡ, chẩn đoántình trạng kỹ thuật và điều chỉnh các cụm máy Bảo dưỡng được chia thành bảodưỡng ngày và hai cấp bảo dưỡng định kỳ là bảo dưỡng 1 và bảo dưỡng 2
Trang 22- Bảo dưỡng ngày được thực hiện hằng ngày chủ yếu bởi chính người lái xetrước và sau khi vận hành xe Công việc chủ yếu gồm kiểm tra và bổ sung nhiênliệu, dầu, nước, kiểm tra sự rò rỉ của các đường ống, kiểm tra sự hoạt động bìnhthường cảu hệ thống chiếu sáng và an toàn.
- Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện ở các gara hoặc xưởng sửa chữa xe và dothợ chuyên môn thực hiện
- Bảo dưỡng cấp 1 bao gồm chủ yếu là kiểm tra và bổ sung dầu mỡ như thay dầuđộng cơ, kiểm tra và bổ sung dầu của các hệ thống, tẩy rửa các loại đầu lọc, bơm
mỡ vào các vú mỡ, kiểm tra sự làm việc của các loại đồng hồ, các cơ cấu và hệthống như phanh, lái, xiết chặt bulông các hệ thống an toàn v.v…
- Bảo dưỡng cấp 2 bao gồm các công việc như bảo của bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 vàthực hiện thêm các công việc điều chỉnh khe hở nhiệt, điều chỉnh góc đánh lửa, thay dầuđộng cơ và dầu các hệ thống, thay các lõi lọc, thay chất lỏng làm mát, kiểm tra tất cả cáccụm, hệ thống và điều chỉnh nếu cần
2.3.3 Chế độ bảo dưỡng kỹ thuật
* Bảo dưỡng hàng ngày
Bảo dưỡng hàng ngày do lái xe, phụ xe hoặc công nhân trong trạm bảo dưỡngchịu trách nhiệm và được thực hiện trước hoặc sau khi xe đi hoạt động hàng ngày,cũng như trong thời gian vận hành
Nếu kiểm tra thấy tình trạng xe bình thường thì mới chạy xe Nếu phát hiện có sựkhông bình thường thì phải tìm và xác ñịnh rõ nguyên nhân Phương pháp tiến hànhkiểm tra chủ yếu là dựa vào quan sát, nghe ngóng, phán đoán và dựa vào kinhnghiệm tích luỹ được Yêu cầu thời gian kiểm tra phải ngắn
a Kiểm tra, chẩn đoán
1 Việc kiểm tra, chẩn đoán ôtô được tiến hành ở trạng thái tĩnh (không nổ máy)hoặc trạng thái động (nổ máy, có thể lăn bánh)
2 Quan sát toàn bộ bên ngoài và bên trong
Trang 23ôtô, phát hiện các khiếm khuyết của buồng lái, thùng xe, kính chắn gió, gươngchiếu hậu, biển số, cơ cấu nâng hạ kính, cửa lên xuống, nắp động cơ, khung, nhíp,lốp và áp suất hơi lốp, cơ cấu nâng hạ (nếu có) và trang bị kéo moóc
3 Kiểm tra hệ thống điện: ắc qui, sự làm việc ổn định của các đồng hồ trongbuồng lái, đèn tín hiệu, đèn pha, cốt, đèn phanh, còi, gạt nước, cơ cấu rửa kính, hệthống quạt gió
4 Kiểm tra hệ thống lái: Hành trình tự do của vành tay lái, trạng thái làm việccủa bộ trợ lực tay lái, hình thang lái
5 Kiểm tra hệ thống phanh: Hành trình tự do của bàn đạp phanh, trạng thái làmviệc và độ kín của tổng phanh, các đường dẫn hơi, dầu, hiệu lực của hệ thốngphanh
6 Kiểm tra sự làm việc ổn định của động cơ, các cụm, tổng thành và các hệthống khác (hệ thống cung cấp nhiên liệu, bôi trơn, làm mát, truyền lực chính, cơcấu nâng hạ )
b Bôi trơn, làm sạch
7 Kiểm tra mức dầu bôi trơn của động cơ, truyền lực chính, hộp tay lái
8 Kiểm tra mức nước làm mát, dung dịch ắc qui
9 Kiểm tra bình chứa khí nén, thùng chứa nhiên liệu, bầu lọc nhiên liệu, bầu lọcdầu
10 Đối với động cơ Diesel cần kiểm tra mức dầu trong bơm cao áp, bộ điều tốc
11 Làm sạch toàn bộ ôtô, buồng lái, đệm và
ghế ngồi, thùng xe Lau sạch kính chắn gió, gương chiếu hậu, đèn, pha, cốt, đènphanh, biển số
* Bảo dưỡng định kỳ:
Bảo dưỡng định kỳ do công nhân trong trạm bảo dưỡng thực hiện được thực hiệnsau một chu kỳ hoạt động của ôtô được xác định bằng quãng đường xe chạy hoặcthời gian khai khác