nghiên cứu và bảo vệ môi trường lưu vực sông
Hiện nay, khi kinh tế đang ngày càng phát triển thì sức khoẻ con người càng phải được đặt lên hàng đầu. Cùng với vấn đề nóng bỏng hiện nay là dịch tiêu chảy cấp đang hoành hành thì ý thức của mỗi con người càng phải được nâng cao hơn, cùng chung tay gánh vác cải thiện tình hình. Đây không còn là trách nhiệm của một bộ, ban ngành, đoàn thể nào nữa mà của mỗi người dân trong công cuộc bảo vệ sức khoẻ cho chính mình và cho tất cả mọi người.
Bên cạnh đó, LVS Nhụê- Đáy đang bị ô nhiễm nghiêm trọng mà nguyên nhân do ý thức và hoạt động của con người. Do vậy chúng ta cần phải có những biện pháp thiết thực trong việc bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng:
•Xây dựng thể chế, chính sách, qui định phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững tài nguyên nước
•Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước và công tác thuỷ lợi •Coi trọng tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường lưu vực sông với sự tham gia của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội.
•Gắn kết bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đưa các hạng mục về bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng dân cư xung quanh lưu vực vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
•Đảm bảo nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, cảnh quan trên toàn lưu vực sông, áp dụng các công cụ kinh tế.
•Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học công nghệ để cải thiện chất lượng nước sông và bảo vệ môi trường nước cùng các vấn đề môi trường liên quan.
•Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế, kêu gọi đầu tư, tài trợ của các tổ chức quốc tế như UNICEF, WHO, SIDA, WB… trong công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng dân cư.
•Kết hợp nâng cao trách nhiệm của nhiều bộ ngành, địa phương liên quan.
•Nâng cao kỹ năng và bổ sung nguồn nhân lực y, bác sỹ cho khu vực này để vừa phòng và chữa bệnh cho cộng đồng dân cư.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ