1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số giải pháp tăng cường tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học

29 199 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 3,5 MB

Nội dung

Giải pháp 1: Tổ chức, phối hợp với các lực lượng giáo dụctrong và ngoài nhà trường; quản lý các điều kiện hỗ trợ để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh DTTS 6 9 Giải pháp 2: Chỉ đạo

Trang 1

Giải pháp 1: Tổ chức, phối hợp với các lực lượng giáo dục

trong và ngoài nhà trường; quản lý các điều kiện hỗ trợ để

nâng cao chất lượng học tập cho học sinh DTTS

6

9

Giải pháp 2: Chỉ đạo sử dụng hiệu quả các phương pháp

tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (thông

qua các hình thức vui chơi, tạo môi trường giao tiếp tiếng

Việt,…)

11

10 Giải pháp 3: Tăng cường tiếng Việt qua việc biết khai tháctriệt để vốn sống, các mối quan hệ cộng đồng, phong tục

tập quán của địa phương

16 Nhận xét của hội đồng sáng kiến cấp trường 25

17 Nhận xét của hội đồng sáng kiến cấp huyện 26

Trang 2

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU

I Đặt vấn đề

Lý do lý luận: Tiếng Việt là một môn học hết sức quan trọng đối với tất

cả các bậc học của nước ta hiện nay Với học sinh là người dân tộc thiểu số, việctăng cường tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là một trong nhữngvấn đề đang được các cấp, các ngành, các trường học đặc biệt quan tâm TiếngViệt trong nhà trường tồn tại với hai tư cách: vừa là một môn học vừa là công cụgiao tiếp, học tập của học sinh Do đó, trình độ tiếng Việt (vốn từ, kiến thức vềtiếng Việt và kỹ năng sử dụng vốn từ trong học tập, giao tiếp) có vai trò và ảnhhưởng rất quan trọng đối với khả năng học tập các môn học của học sinh

Tiếng Việt có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống cộng đồng và đờisống mỗi con người; đặc biệt đối với học sinh dân tộc thiểu số (HSDTTS) thìviệc nghe, nói, đọc, viết và hiểu được tiếng Việt là một điều rất khó khăn Vớichương trình giáo dục phổ thông hiện hành đang được thực hiện trên toàn quốc,toàn thể học sinh trên mọi vùng miền cùng được học chung một bộ sách giáokhoa Kết thúc khóa học mỗi học sinh đều phải đạt chuẩn kiến thức kỹ năng màBGD&ĐT đã ban hành Nói riêng về môn Tiếng Việt, chương trình dạy họcđang áp dụng ở trường tiểu học hiện nay được xây dựng trên nguyên tắc dạytiếng Việt cho người học tiếng mẹ đẻ (Tiếng phổ thông) Để có kỹ năng học theophương pháp học tập mới, làm việc hợp tác,… trước hết các em cần có vốn ngônngữ Vì vậy hơn bao giờ hết chúng ta cần nâng cao chất lượng học tiếng Việtcho học sinh dân tộc thiểu số góp phần quan trọng nhằm nâng cao dân trí, gópphần ổn định cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số; rút ngắn khoảng cáchchất lượng giữa học sinh dân tộc thiểu số với học sinh người Kinh

Khi đến trường, học sinh người Kinh đã có vốn tiếng Việt đủ để tìm hiểuthế giới xung quanh, còn học sinh dân tộc thiểu số thì khác, trước khi đi học các

em mới chỉ nắm vững tiếng mẹ đẻ và phát triển nhận thức bằng tiếng mẹ đẻchứ không phải bằng tiếng Việt Vốn tiếng Việt của các em rất nghèo nàn có thểnói là rất ít Với học sinh có một chút ít vốn tiếng Việt thì lại chưa chuẩn xáctrong cách phát âm và sử dụng Khi bắt đầu vào học lớp 1, các em mới bắt đầuhọc tiếng Việt và giao tiếp chủ yếu bằng tiếng Việt do đó việc dạy tăng cườngtiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là việc làm cần thiết

Lý do thực tiễn: Thực tiễn cho thấy do điều kiện kinh tế của phần đa dân

tộc thiểu số rất khó khăn vì thế các bậc phụ huynh thường ít quan tâm đến việchọc hành của con Trẻ em thường phải nghỉ học để phụ giúp gia đình công việcnương rãy, trông em hoặc chăn bò, dê; tỷ lệ đi học chuyên cần của học sinhkhông cao vì thế phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em

Do sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình dạy học, chấtlượng học tiếng Việt của học sinh dân tộc chưa cao, kéo theo sự hạn chế về pháttriển năng lực tư duy, ít nhiều tạo ra bất lợi cho việc đạt đến những chuẩn mựctrong mục tiêu giáo dục tiểu học Ở vùng đặc biệt khó khăn, dân cư 100% là

Trang 3

đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), việc bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trò, làmảnh hưởng đến giao tiếp giữa cô và trò.

Học sinh dân tộc thiểu số có nhiều đặc thù riêng về hoàn cảnh sống và tưduy suy nghĩ Làm thế nào để chất lượng dạy và học được nâng cao? Làm thếnào để đào tạo ra những con người có tri thức, có nhân cách, những người có đủ

“đức, trí, thể, mĩ”? Đó vẫn còn là một câu hỏi, khó có lời giải trọn vẹn.

Là một cán bộ quản lý giáo dục của nhà trường, trong quá trình giảng dạy

và công tác, bản thân tôi thường xuyên trăn trở, suy nghĩ tìm giải pháp để cùngtập thể sư phạm nhà trường và lãnh đạo địa phương từng bước tháo gỡ khókhăn, khai thác các điều kiện thuận lợi và các nguồn lực để áp dụng vào thực tếnhà trường, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục Tuy nhiên do sựchi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình dạy học, những năm vừaqua chất lượng của học sinh dân tộc thiểu số còn thấp kéo theo chất lượng giáodục của nhà trường Vì vậy kết thúc mỗi năm học, tỷ lệ học sinh chưa hoànthành chương trình lớp học vẫn còn, ảnh hưởng đến công tác phổ cập giáo dụcTiểu học đúng độ tuổi Với tầm quan trọng và cần thiết của việc nâng cao chấtlượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số nói chung và học sinh dân tộc thiểu số

ở trường tiểu học Lê Hồng Phong nói riêng nên tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên

cứu đề tài " Một số giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu

số ở trường tiểu học Lê Hồng Phong" Với mong muốn được góp phần nhỏ

cùng tập thể giáo dục nhà trường và nhân dân địa phương tìm ra hệ thống cácgiải pháp phù hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diệnhọc sinh trường tiểu học

II Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu các biện pháp chỉ đạo việc dạy và học, công tác phối hợp cùngvới cộng đồng cùng tham gia tăng cường và học tiếng Việt nhằm nâng cao chấtlượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số

Nghiên cứu thực trạng khả năng sử dụng tiếng Việt, những hạn chế, nguyênnhân dẫn đến những hạn chế đó

Nghiên cứu, đưa ra một số phương pháp, hình thức tổ chức tăng cườngtiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế của nhàtrường nhằm nâng cao chất lượng dạy - học

Hỗ trợ cho giáo viên trong công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dântộc thiểu số

Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở lí luận của vấn đề

Theo Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” phấn đấu đến năm 2020, hằng năm, 100% học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số được tập trung tăng cường tiếng Việt

Trang 4

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Quốc gia, được sử dụng trong nhà trường Đối với học sinh dân tộc thiểu số, tiếng Việt có vai trò đặc biệt quan trọng Việc không thông thạo tiếng Việt sẽ là rào cản rất lớn trong quá trình nắm bắt tri thức của học sinh.

Tiếng Việt, nội hàm nó là một môn khoa học – ngôn ngữ học Theo các nhàngôn ngữ học đánh giá thì tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ giàu đẹp vàtrong sáng Trong hệ thống Giáo dục quốc dân Việt Nam, tiếng Việt là một mônhọc chính đồng thời cũng là phương tiện để truyền tải kiến thức của các mônhọc khác Trong xã hội Việt Nam, tiếng Việt là ngôn ngữ chính dùng để giaotiếp trong cuộc sống, trong pháp luật, trong các hoạt động kinh tế, văn hóa xãhội,…

Thế nào là học sinh dân tộc thiểu số?

Học sinh dân tộc thiểu số là học sinh thuộc thành phần dân tộc có số dân íttrong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, học tập trong các trường phổ thông bằngngôn ngữ thứ hai

Tăng cường tiếng Việt là gì?

Tăng cường tiếng Việt là hoạt động nhằm giúp học sinh chưa biết hoặc biếtnói ít tiếng Việt có thể học tập các môn học trong hệ thống Giáo dục sử dụngtiếng Việt là ngôn ngữ chính thức Tăng cường tiếng Việt được thực hiện xuyênsuốt đồng thời với chương trình Tiểu học, chú trọng trong các môn như TiếngViệt, Toán, Tự nhiên và Xã hội và các hoạt động giáo dục Yêu cầu của tăngcường tiếng Việt là làm thế nào để giáo viên có thể dạy và học sinh dân tộc thiểu

số có thể học chương trình Tiểu học một cách hiệu quả trong môi trường học tậpcủa địa phương, chú ý đến những khó khăn về ngôn ngữ mà các em phải vượtqua để học được các môn học bằng tiếng Việt

Vì sao phải tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số?

Tăng cường tiếng Việt là cần thiết cho tất cả học sinh; đặc biệt là học sinh dântộc thiểu số lại càng cấp thiết, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn Tiếng Việtcho học sinh dân tộc thiểu số

Tăng cường tiếng Việt để đảm bảo công bằng trong Giáo dục

Tăng cường tiếng Việt phải đảm bảo các nguyên tắc sư phạm sau:

- Giúp học sinh dân tộc thiểu số tiếp cận với các kiến thức và kĩ năng cácmôn học thông qua kinh nghiệm theo mức độ từ dễ đến khó

- Coi trọng hoạt động hợp tác giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên vớihọc sinh

- Chú ý đến học sinh, đến cuộc sống và môi trường học tập của các em, tạođiều kiện để học sinh được học tập theo đặc điểm cá nhân

- Thực hiện các phương pháp học tập khác nhau, các cách học tập khácnhau, kích thích sự tích cực của học sinh

Trang 5

- Tập trung vào sự phát triển của học sinh và vào việc học sinh biểu hiệnkết quả học tập như là một phần của quá trình học tập; coi đánh giá kết quả họctập là nguồn thông tin hữu ích để phản hồi lại cho việc dạy của giáo viên và việchọc của học sinh; ghi nhận sự thành công hơn là băn khoăn về sự thất bại Tăng cường tiếng Việt là một trong những giải pháp nhằm giúp học sinh dân tộc thiểu số có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số trong nhà trường

II Thực trạng vấn đề:

Trường Tiểu học Lê Hồng Phong được thành lập năm 1982 với ba điểmtrường đóng trên địa bàn 3 thôn, buôn với 2 điểm lẻ đóng trên 2 buôn đặc biệtkhó khăn của xã Eana Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số hàng năm chiếm trên 32%tổng số học sinh toàn trường Trong những năm học vừa qua, luôn được sự quantâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương,lãnh đạo nhà trường luôn xác định đúng tầm quan trọng của việc tăng cườngtiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số vì vậy đã xây dựng được kế hoạch bồidưỡng đội ngũ, đưa ra một số biện pháp phù hợp để tăng cường tiếng Việt chohọc sinh Hàng năm, 100% số học sinh dân tộc thiểu số trong toàn trường đượctăng cường tiếng Việt Chất lượng giáo dục và đào tạo có chuyển biến tích cực.Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chấtlượng Công tác quản lý dạy và học từng bước chuyển biến rõ rệt về chất lượng,đặc biệt là môn tiếng Việt

Hầu hết các em sống trong buôn Eana và buôn Drai thuộc diện gia đình

có hoàn cảnh khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhận thức về giáo dục và chăm loviệc học hành của cha mẹ học sinh đối với con em còn nhiều hạn chế Có một sốcha mẹ học sinh vốn tiếng Việt rất ít, ngại giao tiếp với thầy cô Vì vậy việchướng dẫn, hỗ trợ học tập cho con em ở nhà gặp không ít khó khăn

Đội ngũ giáo viên chủ yếu là người dân tộc Kinh (chỉ có 01 giáo viên làngười dân tộc tại chỗ) hầu hết giáo viên không biết nói tiếng dân tộc thiểu sốcũng như không hiểu biết nhiều về phong tục, tập quán của đồng bào nên côngtác vận động học sinh ra lớp, phối hợp với cha mẹ học sinh để tăng cường tiếngViệt, nâng cao chất lượng dạy học còn nhiều hạn chế Tiếng Việt vừa là mônhọc cơ bản, vừa là môn học công cụ để học sinh tiếp thu tri thức và kỹ năng củacác bộ môn khác trong chương trình giáo dục Tuy nhiên, do sự chi phối củanhiều yếu tố khác nhau trong quá trình dạy học, chất lượng học tiếng Việt củahọc sinh dân tộc chưa cao, kéo theo sự hạn chế về phát triển năng lực tư duy, ítnhiều tạo ra bất lợi cho việc đạt đến những chuẩn mực trong mục tiêu giáo dụccủa bậc học Việc giảng dạy mang tính áp đặt, khô khan do giáo viên “tham” và

sợ nên cố truyền đạt những kiến thức có trong sách giáo khoa mà không giànhthời gian để tạo ra sự hứng thú, sân chơi cho học sinh được nói, viết tiếng Việt làmột hạn chế rất lớn trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh đặc biệt là đốivới học sinh là người dân tộc thiểu số

Trang 6

Một số cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em nhiều

em học sinh vì hoàn cảnh gia đình hoặc vì tiếp thu chậm nên chán học, bỏ buổihọc đi chơi hoặc ở nhà giúp đỡ gia đình như giữ em, chăn bò, Khi vào thăm,khảo sát thực tế ở các gia đình thì đa số không có bàn ghế, góc học tập riêng đểcác em học ở nhà và đa phần các gia đình không quan tâm tới việc sử dụng tiếngViệt của con em về nhà thế nào, không sắp xếp thời gian biểu cũng như tạo điềukiện cho các em học tập Vì vậy chất lượng giáo dục HSDTTS còn hạn chế, tỷ lệhọc sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học hàng năm vẫn còn, một số ít họcsinh chưa có niềm vui khi đến lớp; trước khi thực hiện đề tài này, tôi đã tiếnhành khảo sát kỹ năng sử dụng tiếng Việt của HSDTTS, kết quả đạt như sau:

Thời gian

khảo sát TSHSDTTS

Có kỹ năng cơ bảntrong việc sử dụng tiếngViệt, đáp ứng được yêu cầu

học tập

Kỹ năng sử dụngtiếng Việt còn hạn chế,chưa đáp ứng được yêucầu học tập

Bảng 1: Kết quả khảo sát kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh DTTS

Bản thân bằng những kinh nghiệm thực tế giảng dạy và quản lý đã tích lũynhiều năm rút ra được một số giải pháp có hiệu quả trong thực hiện tại đơn vị từnăm học 2017- 2018 đến nay (có thể các đơn vị khác và các bạn đồng nghiệp đãthực hiện một trong những giải pháp này nhưng với các biện pháp thực hiện màtôi đưa ra cách thực hiện khác và đem lại hiệu quả cao nếu biết phối hợp cả giảipháp mới và cũ) để cùng đồng nghiệp chia sẻ Thiết nghĩ, nếu những trường cónhiều học sinh dân tộc thiểu số mà thực trạng giống như trường tiểu học LêHồng Phong mà áp dụng một cách khoa học, phù hợp tại đơn vị chắc chắn chấtlượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số sẽ được nâng lên

III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:

Giải pháp 1: Tổ chức, phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường; quản lý các điều kiện hỗ trợ để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh DTTS.

1.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc tăng cường tiếng Việt cho HSDTTS.

Bác Hồ đã chỉ rõ: “Giáo dục các em là việc chung của gia đình, nhà trường

và xã hội Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách, trước hết làphải làm gương cho các em hết mọi việc" Điều đó cho thấy tầm quan trọng củaviệc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục họcsinh

Trang 7

- Làm tốt công tác phối kết hợp để tuyển sinh vào lớp 1 và “ Ngày toàn dânđưa trẻ đến trường ”

+ Từ đầu tháng 6, lãnh đạo nhà trường cùng các đoàn thể của nhà trườngtích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền phối hợp cùng các ban ngành đoànthể địa phương tập trung tuyên truyền lồng ghép trong các buổi họp thôn buôn,thông qua đài truyền thanh của xã về “ Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường ” Làmtốt công tác tuyển sinh trẻ trong độ tuổi vào lớp 1(hình 1) Đối với những giađình ông, bà già nuôi cháu trong buôn, chúng tôi phân công giáo viên đến tậnnhà học sinh để vận động ông, bà của học sinh đưa các em đến trường nhập học

+ Huy động các nguồn lực xã hội hóa và các lực lượng tích cực vận độnghọc sinh đi học, học sinh bỏ học trở lại trường, hỗ trợ kịp thời những gia đìnhkhó khăn để con em họ được đến trường như: hỗ trợ quần áo, sách vở, đồ dùnghọc tập, bàn ghế,…

Trang 8

Hình 2 Tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn đầu năm học mới

tại phân hiệu buôn Drai và phân hiệu Eana.

- Làm tốt công tác phối hợp với cha mẹ học sinh và các đoàn thể để duy trì

tỷ lệ chuyên cần và ý nghĩa của việc học tiếng Việt

+ Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm công tác duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần như: ngay sau khi tổ chức bàn giao chất lượng học sinh,chúng tôi tổ chức giao nhiệm vụ, chỉ tiêu duy trì sĩ số học sinh cho từnggiáo viên chủ nhiệm lớp, xem đó là một trong những tiêu chí quan trọng để xétthi đua cuối năm Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm kiểm tra thường xuyên việc đihọc chuyên cần của học sinh Nếu học sinh nghỉ học không có lý do quáhai ngày thì giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu nhà trường kịp thời phối hợpban đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương có biện pháp vận độnghọc sinh đi học lại

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sựcần thiết của việc người dân tộc thiểu số học tốt tiếng Việt nhằm nâng cao nhậnthức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ,học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc tăngcường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS (Ví dụ: Tuyên truyền qua thông tinđại chúng, qua các buổi họp của buôn, các ngày lễ của đạo Tin lành trong buôn.Lãnh đạo nhà trường phối hợp với Đoàn thể nhà trường có giáo viên là ngườidân tộc thiểu số cùng tham gia vào các buổi họp buôn, các ngày lễ)

Muốn công tác phối hợp đạt hiệu quả cao, trước hết nhà trường phảithực sự là trung tâm văn hóa giáo dục ở địa phương Luôn gương mẫu trongviệc gìn giữ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở địa phương Từ đó, địaphương sẽ đồng thuận, đồng lòng, đồng sức tham gia xây dựng nhà trường, xâydựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên

Trang 9

1.2 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, triển khai, tổ chức thực hiện việc dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.

Chất lượng học tập của học sinh DTTS phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưphương pháp học, thái độ học và kỹ năng học Các em hầu hết rất yếu vềphương pháp học tập, thái độ học tập và chưa có thói quen tự học

- Chỉ đạo giáo viên phải bám sát vào đối tượng học sinh để xây dựng kếhoạch giảng dạy đạt chất lượng tốt

+ Tiếp thu bài chậm là một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh dễchán học và bỏ học Để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh ở vùng đặcbiệt khó khăn, có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, người giáo viên không chỉ cần

có chuyên môn tốt mà còn phải có sự kiên trì, tận tụy, hiểu tâm lý học sinh + Nếu người giáo viên sử dụng phương pháp dạy học không phù hợp có thểkhiến các em nẩy sinh tâm lý "sợ học" Vì vậy, dạy kiến thức vừa sức với họcsinh nhưng đảm bảo chuẩn kiến thức và thu hút được các em trong học tập

- Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh, ngay

từ đầu năm học, chúng tôi đã chỉ đạo giáo viên tổ chức khảo sát chất lượnghọc sinh Thông qua khảo sát, giáo viên nắm bắt trình độ nhận thức của từng

em, phân loại các đối tượng học sinh trong lớp từ đó xây dựng kế hoạch dạy họcphù hợp

- Khuyến khích giáo viên tăng cường sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Tổ chức các tiết học vui tươi, nhẹ nhàng, hiệu quả, kích thích được sự khám phá, tìm tòi, tạo hứng thú cho các em trong học tập Tạo nhiều cơ hội để học sinh được giao tiếp bằng tiếng Việt trong các hoạt động học, cần tránh sự căng thẳng, khô cứng trong các tiết học

Hình 3 Các tiết học tăng cường tiếng Việt thú vị

Trang 10

Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn hướng dẫn các em việc xâydựng thời gian biểu cho các hoạt động học tập hàng ngày, tuần, tháng; rèn chohọc sinh kỹ năng học tập trên lớp, tư duy độc lập, khả năng diễn đạt ngôn ngữtiếng Việt, kỹ năng học bài, làm bài, tham gia phát biểu Đặc biệt, giáo viênhướng dẫn cho học sinh cách thức học tập ở nhà, chú trọng đến việc tổ chức họcnhóm với các bạn cùng lớp.

Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những học sinh có tiến bộ, đạt thànhtích cao trong học tập Từ đó, nhân rộng điển hình trong toàn trường Gắn tráchnhiệm cho từng giáo viên trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh,lấy chất lượng giáo dục học sinh làm tiêu chí để đánh giá giáo viên cuối nămhọc

- Lãnh đạo nhà trường phải chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động trongnăm học về các buổi họp cha mẹ học sinh, hội thảo, hội nghị, về vấn đề dạy vàhọc đối với học sinh DTTS và các giải pháp để nâng cao chất lượng học tập chohọc sinh

- Trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học chính khóa, lãnh đạo phảiquản lý và xây dựng kế hoạch dạy phụ đạo, bồi dưỡng tăng cường tiếng Việt chohọc sinh dân tộc thiểu số, học sinh chậm tiến nói chung; đến những đối tượnghọc sinh DTTS mất căn bản về nói, đọc và viết không rành về tiếng Việt Có thểyêu cầu giáo viên dạy phụ đạo cách luyện viết, luyện đọc, đồng thời theo dõi vềviệc học tập của các em để giúp các em tiến bộ

Hoạt động học tập của học sinh DTTS thường theo thói quen ở buôn làng,nên ngay từ đầu năm học, CBQL phải quán triệt nội quy, quy chế của trườngđến tất cả học sinh; đồng thời, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phát động cácphong trào thi đua để theo dõi việc học tập của học sinh Để từ đó giáo viêncùng với học sinh làm tốt việc dạy và học tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượnghọc tập của học sinh

1.3 Dạy học tích hợp kỹ năng sử dụng tiếng Việt vào các môn học, các hoạt động giáo dục khác.

Dạy học tích hợp kỹ năng sử dụng tiếng Việt vào các môn học, các hoạtđộng giáo dục là hình thức tổ chức dạy học, qua đó, học sinh được thực hànhnhiều hơn về kỹ năng sử dụng tiếng Việt để thực hiện các yêu cầu của bài học,môn học để đáp ứng chuẩn kiến thức kỹ năng, khi dạy học các môn học cho họcsinh dân tộc thiểu số, giáo viên cần tiến hành một số biện pháp tăng cường tiếngViệt giúp học sinh học bằng tiếng việt có hiệu quả Căn cứ vào tình hình thực tếcủa đơn vị, đối tượng học sinh; lãnh đạo nhà trường chỉ đạo giáo viên lựa chọnbiện pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS mà trường đã lựa chọn

và thực hiện và có hiệu quả:

- Dạy học phân hóa đối tượng học sinh: khả năng tiếp thu, đặc điểm cánhân của học sinh…

- Khuyến khích giáo viên tổ chức các trò chơi học tập, các tiết học trảinghiệm thực tế,…để tăng cường tiếng Việt và yêu thích tiếng Việt cho học sinh

Trang 11

Ví dụ: Dạy tăng cường Tiếng Việt trong môn Đạo đức

Rèn luyện kỹ năng nói Tiếng Việt thông qua các nội dung dạy học như: Tựgiới thiệu về bản thân và gia đình, trường, lớp; nói lời chào hỏi, tạm biệt; nói lờicảm ơn xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị, bày tỏ ý kiến của bản thân; đóng vai, kểchuyện tấm gương đạo đức

Rèn kỹ năng đọc tiếng Việt thông qua việc đọc các ngữ liệu trong sách:Truyện đọc, các bài tập về chuẩn mực hành vi đạo đức, các tài liệu liên quan đếnbài học

Rèn kỹ năng nghe tiếng Việt thông qua các hoạt động trao đổi, giao tiếptrong môi trường học tập và sinh hoạt hàng ngày có các chuẩn mực và hành viđạo đức

Rèn kỹ năng viết Tiếng Việt: Thông qua các hoạt động ghi chép nội dunghọc tập, ý kiến cá nhân hoặc ý kiến thảo luận trong nhóm

Lưu ý với giáo viên khi dạy: lời giới thiệu hay mô tả, hướng dẫn cần diễngiải chậm rãi, nhấn giọng vào các từ ngữ khó, từ ngữ chính, vừa diễn giải vừa sửdụng các động tác, tranh minh họa, vật thật để học sinh có thể hiểu được lới nóicủa cô Gặp các từ cần giải nghĩa thì phải vận dụng như phương pháp giải nghĩa

từ trong Tiếng Việt

Để giúp giáo viên tích hợp dạy kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong học tậpmôn học khác giúp học sinh tăng cường tiếng Việt với nhiều hình thức vàphương pháp khác nhau đạt hiệu quả thì lãnh đạo nhà trường phải thực sự đồnghành cùng giáo viên để tư vấn, góp ý và cùng tháo gỡ những khó khăn trong quátrình thực hiện

Giải pháp 2: Chỉ đạo sử dụng hiệu quả các phương pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (thông qua các hình thức vui chơi, tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt,…).

Phần lớn học sinh DTTS còn nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp Bên cạnh đóvốn tiếng Việt của các em rất ít, hàng ngày các em giao tiếp với bố mẹ, cộngđồng bằng tiếng mẹ đẻ, môi trường giao tiếp hạn hẹp Các em chỉ nói tiếng Việtkhi ở trường còn khi về với gia đình các em lại sống trong gia đình thuần tiếngdân tộc Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt hạn chế và không thuần nhất, đóchính là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sử dụngtiếng Việt của các em gặp nhiều khó khăn

Muốn khắc phục điều này, trẻ em người DTTS trước khi đến trường ít nhấtphải có những hiểu biết ban đầu về tiếng Việt Vậy ai sẽ giúp các em có nhữnghiểu biết này? Hầu hết các chuyên gia giáo dục đều cho rằng chính là các bậccha mẹ, anh chị em trong gia đình sẽ là những chiếc cầu nối giúp các em họcsinh có hiểu biết bước đầu về ngôn ngữ

2.1 Xây dựng môi trường tiếng Việt ở nhà trường

Học sinh dân tộc thiểu số học bằng NN2 thường không biết hoặc biết íttiếng Việt, tư duy gián tiếp (tiếp cận tiếng Việt áp đặt), tiếp thu tiếng Việt hạn

Trang 12

chế do không hình thành ngay được mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết, giữa

âm thanh và ngữ nghĩa – ngữ pháp Các em ít nhận được tác động từ môi trườnggia đình, cộng đồng và chịu sự ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ Giáo viêncần giúp các em tiếp cận với kiến thức, kĩ năng các môn học thông qua kinhnghiệm mà các em tích lũy được trước đó (có thể bằng tiếng mẹ đẻ), theo mức

độ từ dễ đến khó Chú ý đến cuộc sống và môi trường học tập của các em, tạođiều kiện để học sinh được học tập theo đặc điểm cá nhân

Ví dụ: Giáo viên tạo cho các em được hoạt động với môi trường tiếng Việt

từ những đồ vật gần gũi với các em nhất như: các đồ dùng các nhân, các thiết bịtrong lớp, các góc học tập với hình ảnh minh họa các hoạt động, công việc, cờảnh Bác Hồ, năm điều Bác Hồ dạy,…; danh sách lớp, khẩu hiệu theo chủ đề,truyện tranh, sách đọc thêm,…; mô hình, tranh ảnh, mẫu vật, bản đồ, bảng chữcái,…; các sản phẩm của học sinh (bài viết chữ đẹp, tranh vẽ, sản phẩm thủcông,…), cuộc sống xung quanh của các em

Hình 4 Trang trí các góc của lớp học thân thiện

Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của không gian lớp học, giáo viên lựa chọn và trưng bày các sản phẩm cho phù hợp Có những sản phẩm được trưngbày cố định suốt cả năm học (khẩu hiệu, danh sách lớp,…), nhưng cũng cần

có những sản phẩm khác được thay đổi theo tháng, tuần cho phù hợp với chủ

đề, nội dung bài học và khả năng tiếng Việt của học sinh Tránh sự đơn điệu, thiếu linh hoạt trong trưng bày sẽ làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán, không phát huy được hiệu quả như mong muốn

Tạo ra môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt tích cực với những nội dung,kiến thức gắn liền với cuộc sống của các em hàng ngày thông qua nhiều hìnhthức như: tổ chức các tiết tăng cường tiếng Việt học mà chơi, chơi mà học vàocác buổi chiều trong tuần, tổ chức các trò chơi ngôn ngữ, các hoạt động giáo dụckhác có tăng cường sự giao lưu, giao tiếp bằng tiếng Việt giữa các cá nhân,nhóm, giữa trò - cô và những người xung quanh

Trang 13

Hình 5 Cô trò cùng học tại các góc của lớp học.

Bên cạnh đó, nhà trường cần thực hiện tốt việc xây dựng mô hình thư viện trường học thân thiện: thư viện xanh, thư viện lớp học, thư viện lưu động,…Tăng cường các hoạt động giao tiếp trong trường học, lớp học thông qua hoạt động học tập, vui chơi,…để thực hiện hiệu quả xây dựng môi trường học tiếng Việt trong nhà trường

Hình 6 Học sinh và cha mẹ học sinh tham gia ngày hội đọc sách

tại phân hiệu buôn Eana và phân hiệu buôn Drai

2 2 Mở rộng môi trường học tiếng Việt trong cộng đồng

- Bồi dưỡng, tập huấn về tiếng Việt cho cha, mẹ học sinh

Đây là vấn đề khó thực hiện thành công bởi môi trường giao tiếp của ngườidân tộc thiểu số thường thể hiện nét đặc trưng riêng với những phong tục tập

Trang 14

quán riêng Song công tác thuyết phục, tuyên truyền và phối hợp chính quyềnđoàn thể của buôn để mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn vào buổi tối hoặc thờigian ngắn trong những buổi sinh hoạt cộng đồng.

Hình 7 Bồi dưỡng, tăng cường về tiếng Việt cho cha, mẹ học sinh

tại buôn Drai và buôn Eana

Chỉ đạo và phân công giáo viên người bản địa cùng các giáo viên có uy tínvới học sinh và cha mẹ học sinh, tổng phụ trách Đội làm tốt công tác này từ 1- 2buổi/ tháng

Hình 8 Dạy học tiếng Việt cho đồng bào buôn Drai vào buổi tối.

Ngày đăng: 01/06/2019, 12:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w