- Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây: + Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hi
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN THỊ MỸ LINH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI XÃ PHÚ LÂM, HUYỆN YÊN
SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2015 - 2017
BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2014 – 2018
Thái Nguyên, năm 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN THỊ MỸ LINH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI XÃ PHÚ LÂM, HUYỆN YÊN
SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2015 - 2017
BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2014 – 2018
Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Lợi
Thái Nguyên, năm 2018
Trang 3Khóa luận được hoàn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị và của các thầy cô hướng dẫn
Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nơi
đã đào tạo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại nhà trường Đồng cảm ơn các thầy cô khoa Quản lí tài nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ
Tôi cảm ơn giảng viên Nguyễn Thị Lợi khoa Quản lí tài nguyên là
những người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Phú Lâm, cán bộ địa chính xã đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành công việc trong thời gian nghiên cứu đề tài
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đối với bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài này
Sinh viên
Trần Thị Mỹ Linh
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Dân số, lao động của xã Phú Lâm tính đến 31/12/2017 32 Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu về thu nhập của xã Phú Lâm tính đến 31/12/2017 34 Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 của xã Phú Lâm 37 Bảng 4.4: Kết quả cấp GCNQSDĐ qua các năm 44 Bảng 4.5 Kết quả cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân của xã Phú Lâm giai đoạn 2015 - 2017 46 Bảng 4.6 Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các loại đất xã Phú Lâm giai đoạn 2015 - 2017 48
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
DANH MỤC VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài 2
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 3
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1.1 Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai 4
2.1.2 Căn cứ pháp lý về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 5
2.1.3 Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 7
2.2 Sơ lược tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 21
2.2.1 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong cả nước 21
2.2.2 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tỉnh Tuyên Quang 22 2.2.3 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Yên Sơn 23
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 24
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 24
3.2 Địa điểm và thời gian thực hiện 24
3.3 Nội dung nghiên cứu 24
3.3.1 Điều kiện tự nhiên 24
Trang 73.3.2 Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai của xã Phú Lâm 24
3.3.3 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Phú Lâm 25
3.3.4 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của xã Phú Lâm 25
3.4 Phương pháp nghiên cứu 25
3.4.1 Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan 25
3.4.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 25
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 25
3.4.4 Phương pháp so sánh 25
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 26
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 26
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 28
4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phú Lâm 35
4.2 Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai xã Phú Lâm 36
4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 36
4.2.2 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai của xã Phú Lâm 40
4.3 Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của xã Phú Lâm giai đoạn 2015 - 2017 44
4.3.1 Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ theo các năm 44
4.3.2 Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân giai đoạn 2015 - 2017 45
4.3.3 Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các loại đất 48
4.4 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp cho công tác cấp GCNQSDĐ của xã Phú Lâm 49
4.4.1 Thuận lợi 49
Trang 84.4.2 Khó khăn 50
4.4.3 Một số giải pháp nhằm đấy mạnh công tác cấp GCNQSDĐ của xã Phú Lâm 51
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53
5.1 Kết luận 53
5.2 Đề nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Trang 9Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố dân cư, là nền tảng để xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,
an ninh, quốc phòng Vì thế đất đai giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống của con người, con người không thể tồn tại nếu không có đất, mọi hoạt động sống và làm việc đều gắn liền với đất
Hiện nay nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng do dân số tăng, kinh tế phát triển đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang diễn ra mạnh mẽ, mà đất đai thì có hạn về diện tích Chính những điều này làm cho việc phân bổ đất đai vào các mục đích khác nhau ngày càng trở lên khó khăn, các quan hệ đất đai càng thay đổi với tốc độ nhanh và ngày càng phức tạp
Để khắc phục tình trạng nêu trên thì công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có vai trò hết sức quan trọng Đây là một trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai ĐKĐĐ thực chất là thủ tục hành chính bắt buộc nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất hợp pháp, nhằm thiết lập mối quan hệ giữa nhà nước và người sử dụng đất, trên cơ sở đó nhà nước nắm chắc và quản chặt toàn bộ đất đai theo pháp luật Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành của tỉnh, quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện, đặc biệt thực hiện Chỉ thị
số 05/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tỉnh Tuyên Quang đã tiến hành công tác cấp giấy chứng nhận trong địa bàn toàn tỉnh trong đó có xã Phú Lâm
Trang 10Phú Lâm là một xã có đường quốc lộ 37 chạy qua, là cửa ngõ để vào khu
du lịch Suối Khoáng Mỹ Lâm nên nhu cầu sử dụng, mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp ngày càng tăng và các mối quan hệ đất đai ngày càng phức tạp, làm cho công tác quản lý nhà nước
về đất đai ngày càng khó khăn
Từ thực tế, cũng như nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn
đề cũng như sự cần thiết phải hoàn thiện hơn công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Yên Sơn nói chung và xã Phú Lâm nói riêng Được sự đồng ý của Khoa Quản lí tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và dưới
sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Lợi, tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện
đề tài: “Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015 - 2017”
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2015 - 2017 nhằm tìm ra những thuận lợi, khó khăn và những tồn tại của việc thực hiện chính sách pháp luật đất đai về việc cấp GCNQSDĐ Trên cơ sở đó
đề xuất các giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Phú Lâm
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Nhằm củng cố những kiến thức đã học và bước đầu làm quen với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở ngoài thực tế, đồng thời làm sáng tỏ vai trò của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai
Trang 111.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan có thẩm quyền trong công tác cấp GCNQSDĐ và từ kết quả nghiên cứu đó đưa ra một số giải pháp giúp cho công tác cấp GCNQSDĐ của
xã Phú Lâm đạt hiệu quả cao hơn
Trang 12Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Theo điều 22, Luật Đất đai 2013 [1] quản lý nhà nước về đất đai bao gồm 15 nội dung sau:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, điều tra đánh giá tài nguyên đất, điều tra xây dựng giá đất
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn kiền với đất
- Thống kê, kiểm kê đất đai
- Xây dựng hệ thống tin đất đai
- Quản lý tài chính về đất đai và giá đất
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc quản lý và sử dụng đất đai
Trang 13- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
2.1.2 Căn cứ pháp lý về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.1.2.1 Các văn bản pháp luật của trung ương
- Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014
- Nghị định 01 /2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai (Hệu lực 03/3/2017)
- Nghị định 44/2014/NĐ - CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính Phủ quy định về giá đất
- Nghị định 45/2014/NĐ - CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính Phủ quy định về thu tiền sử dụng đất
- Nghị định 46/2014/NĐ - CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính Phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
- Nghị định 47/2014/NĐ - CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính Phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
- Nghị định 81/2013/NĐ - CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lí vi phạm hành chính
- Nghị định 102/2014/NĐ - CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính Phủ về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Thông tư số 02/2015/TT - BTNMT ngày 27 tháng 01năm 2015 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định
số 43/NĐ - CP và Nghị định số 44/2014/NĐ - CP ngày 15 tháng 5 năm
2014 của Chính phủ
- Thông tư 05/2017/TT-BTNMT quy định về quy trình xây dựng cơ sở
dữ liệu đất đai (Hiệu lực 15/7/2017)
- Thông tư 23/2014/TT - BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Trang 14- Thông tư 24/2014/TT - BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính
- Thông tư 25/2014/TT - BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bản đồ địa chính
- Thông tư số 28/TT - BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Thông tư số 29/2014/TT - BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Thông tư 30/TT - BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất
- Thông tư 76/2014/TT - BTC ngày 6 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn nghị định 45 về thu tiền sử dụng đất
- Thông tư 77/TT/BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn nghị định 46 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
- Thông tư 80/2017/TT-BTC hướng dẫn việc xác định giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản gắn liền với đất được hoàn trả khi Nhà nước thu hồi đất và quản lý, sử dụng số tiền bồi thường tài sản do Nhà nước giao quản lý sử dụng,số tiền hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nhưng không được bồi thường về đất.( HL 15/9/2017)
- Quyết định số 11/2015/2015/QĐ - TTg ngày 3 tháng 4 năm 2015 của Thủ tướng Chính Phủ quy định về miễn giảm tiền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình cá nhân có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 15/10/1993 tại địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo
Trang 15- Quyết định 1839/QĐ - BTNMT ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường
2.1.2.2 Các văn bản pháp luật của tỉnh
-Chỉ thị số 01/CT - TU ngày 14 tháng 3 năm 2015 của ban thường vụ Tỉnh Ủy về tăng cường lãnh đạo công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Quyết định số 16/2014/QĐ - UBND ngày 13 tháng 10 năm 2014 của UBND tỉnh ban hành quyết định hạn mức giao đất ở và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở, hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh
- Quyết định số 22/2014/QĐ - UBND ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành đơn giá đo đạc, đăng
ký đất đai,tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- Quyết định số 39/QĐ - UBND ngày 19 tháng 02 năm 2016 quyết định ban hành bổ sung bảng giá tối thiểu tính thuế các loại tài nguyên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- Nghị quyết số 32/NQ - HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2015 của hội đồng nhân dân tỉnh về quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng một số loại phí, lệ phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường áp dụng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
2.1.3 Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.1.3.1 Đăng ký đất đai
Theo điều 95 Luật đất đai 2013 [1] quy định:
- Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác
Trang 16lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với người sử dụng đất làm cơ sở
để Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất
- Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý, đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu
- Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu vŕ đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hěnh thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử
và có giá trị pháp lý như nhau
- Đăng ký lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng
+ Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký
+ Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký
+ Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký
- Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
+ Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
+ Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên + Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất + Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký + Chuyển mục đích sử dụng đất
+ Có thay đổi thời hạn sử dụng đất
+ Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê, từ hình thức
Trang 17Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất, từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này
+ Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng
+ Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất + Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận, thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành, văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật
+ Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề + Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã kê khai đăng
ký được ghi vào Sổ địa chính, được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu có nhu cầu và có đủ điều kiện theo quy định của Luật đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan, trường hợp đăng ký đất đai thì người sử dụng đất được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp
- Trường hợp đăng ký lần đầu mà không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước
có quyết định xử lý theo quy định của Chính phủ
Trang 18- Các trường hợp đăng ký biến động quy định nêu trên thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động, trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế
- Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời
điểm đăng ký vào Sổ địa chính
2.1.3.2 Đối tượng kê khai đăng ký quyền sử dụng đất
Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 [1]quy định đối tượng kê khai đăng ký,
gồm những đối tượng sau:
- Người đang sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn, bảo lãnh, tặng cho
- Người sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan Nhà nước cho phép đổi tên, chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất, thay đổi ranh giới sử dụng đất
- Người sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân, quyết định thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cở quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành
2.1.3.3.Vai trò của đăng ký đất đai
- Đăng ký đất đai là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai
- Là điều kiện để đảm bảo nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất đai
trong phạm vi lãnh thổ
- Là nội dung quan trọng có quan hệ hữu cơ với các nội dung, nhiệm vụ
khác của quản lý Nhà nước về đất đai
Trang 192.1.3.4 Những người sử dụng đất chịu trách nhiệm đăng ký đất đai
Theo điều 7 Luật đất đai 2013 những người sử dụng đất chịu trách
nhiệm đăng ký đất đai gồm:
- Cá nhân sử dụng đất, sở hữu tài sản trực tiếp làm thủ tục đăng ký đó
- Người chịu trách nhiệm trước nhà nước đối với việc sử dụng đất gồm có: +Người đứng đầu của tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài sử dụng đất +Thủ Tướng đơn vi, đơn vị Quốc phòng, an ninh
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đối với đất được Nhà nước giao cho
ủy ban nhân dân xã
+ Chủ hộ gia đình sử dụng đất
+ Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài sử dụng đất
+ Người đứng đầu cơ sở tôn giáo sử dụng đất
+ Người đại diện cho những người có quyền sử dụng chung thửa đất hoặc cả nhóm người sử dụng chung thửa đất, sở hữa chung tài sản gắn liền với đất
2.1.3.5 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gọi.tắt là GCN, là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng để họ yên tâm đầu tư, cải tạo nâng cao hiệu quả
sử dụng đất và thực hiện các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo Pháp luật Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất, GCN chính là cơ sở pháp lý để nhà nước công nhận và bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sử dụng đất GCN có vai trò rất quan trọng, nó là các căn cứ để xây dựng các quy định về đăng ký, theo dõi biến động đất đai, kiểm soát các giao dịch dân sự về đất đai, các thẩm quyền và trình tự giải quyết các tranh chấp đất đai, xác định các nghĩa vụ về tài chính của người sử dụng đất, đền bù thiệt hại về đất đai, xử lý vi phạm về đất đai
Trang 20Tại Thông tư số 23/TT-BTNMT [5] quy định về giấy chứng nhận như sau: GCN gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi giấy chứng nhận) và trang bổ sung nền trắng, mỗi trang
có kích thước 190mm x 265mm, bao gồm các nội dung theo quy định như sau:
- Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu
đỏ, mục "I Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và
06 chữ số, được in màu đen, dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất", trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú, ngày tháng năm ký giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp giấy chứng nhận, số vào sổ cấp giấy chứng nhận
- Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và mục "IV Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận"
- Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận", nội dung lưu ý đối với người được cấp giấy chứng nhận, mă vạch
- Trang bổ sung giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm dòng chữ "Trang
bổ sung giấy chứng nhận", số hiệu thửa đất, số phát hành giấy chứng nhận, số vào sổ cấp giấy chứng nhận và mục "IV Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận" như trang 4 của giấy chứng nhận
- Nội dung của giấy chứng nhận quy định tại các Điểm trên Khoản này
do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai) tự in, viết khi chuẩn bị hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoặc xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp
Trang 212.1.3.6 Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Điều 98 Luật đất đai 2013 [1] quy định nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó
- Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
và cấp cho mỗi người 01 giấy chứng nhận, trường hợp các chủ sử dụng, chủ
sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một giấy chứng nhận và trao cho người đại diện
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp
- Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả
họ, tên vợ và họ, tên chồng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người
Trang 22- Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi
cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu
- Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với
số liệu ghi trên giấy tờ hoặc giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ
về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền
kề thì khi cấp hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu
đo đạc thực tế Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có
- Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
2.1.3.7 Những trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tại điều 99 Luật đất đai 2013 [1] quy định trường hợp sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất bao gồm những trường hợp sau:
- Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày 01 tháng 7 năm 2014
Trang 23- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ
- Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai, theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành
án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành
- Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất
- Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
- Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
- Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở, người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa, nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có
- Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại giấy chứng nhận bị mất
2.1.3.8 Những trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tại điều 19 Nghị định 43/2014 [6] quy định những trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm những trường hợp sau:
- Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn
- Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
Trang 24- Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng
- Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Tổ chức, UBND xã được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất
để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí, đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin, khu vui chơi giải trí ngoài trời, nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh
- Và cuối cùng là đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa
2.1.3.9 Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tại điều 105 Luật đất đai năm 2013 [1], thẩm quyền cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thục hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
Trang 25- Đối với những trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ
2.1.3.10 Trình tự thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
a) Trình tự thực hiện
* Người sử dụng đất
- Hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận có trách nhiệm nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định
- Hộ gia đình, cá nhân,cộng đồng dân cư có thể nộp hồ sơ tại UBND cấp
xã nếu có yêu cầu
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì trong 03 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn cho người nộp hồ
sơ hoàn thiện hồ sơ
* Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
- Có trách nhiệm lập phiếu, vào phiếu, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ
- Trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thực hiện các công việc sau:
+ Thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc trích đo địa chính thửa đất đối với những nơi chưa có bản đồ địa chính
+ Xác định hiện trạng sử dụng đất, nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch
+ Kiểm tra hồ sơ
Trang 26+ Niêm yết, công khai kết quả kiểm tra hồ sơ trong 15 ngày làm việc + Xem xét giải quyết các phản ánh về nội dung công khai
+ Gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai
- Trường hợp nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
+ Gửi hồ sơ về Ủy ban nhân dân cấp xã để xác nhận hiện trạng, nguồn gốc, thời điểm sử dụng, tình trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp với quy hoạch + Kiểm tra niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc
+ Xem xét giải quyết các phản ánh về nội dung công khai
+ Gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai
+ Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng bị thay đổi + Kiểm tra hồ sơ đăng ký, xác minh thực địa nếu cần thiết và xác nhận xem có đử điều kiện cấp giấy hay không
* Văn phòng đăng ký đất đai
- Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ
* Cơ quan Tài nguyên Môi trường
Cơ quan Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hồ sơ, trình cơ quan có thăm quyền ký giấy và chuyển hồ sơ đã giải quyết về Văn phòng đăng kí đất đai
* Văn phòng đăng ký đất đai
- Cập nhật, bổ sung việc cấp giấy vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai
- Trao giấy chứng nhận cho người đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính
Trang 27- Gửi giấy chứng nhận về Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp giấy nộp tại Ủy ban nhân dân xã
- Người được cấp giấy chứng nhận nộp bản chính giấy tờ theo quy định trước khi nhận giấy.[3]
b) Thành phần hồ sơ
* Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liến với đất
- Bản sao một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất sau:
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời hoặc có tên trong sổ địa chính, sổ đăng ký ruộng đất trước ngày 15/10/1993
+ Giấy tờ hợp pháp về tặng, cho, thừa kế quyền sử dụng đất
+ Giấy tờ về trao nhà tình nghĩa, tình thương
+ Giấy tờ về chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận đã chuyển nhượng trước này 15/10/1993
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ [3]
c) Thời gian giải quyết hồ sơ
- Không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
- Đối với các xã vùng xâu vùng xa, các xã miền núi, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn thì được tăng thêm 15 ngày làm việc
- Thời gian trả hồ sơ không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả d) Đối tượng thực hiện
Là các đối tượng đủ điều kiện cấp giấy:
Trang 28- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án tại Việt
Nam.[3]
e) Cơ quan thực hiện
* Cơ quan có thẩm quyền quyết định
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Sở Tài nguyên và Môi trường được ủy quyền cấp
* Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền
Ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường
* Cơ quan thực hiện
- Văn phòng đăng ký đất đai
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với những nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai
* Cơ quan phối hợp
- Ủy ban nhân dân cấp xã
- Cơ quan thuế
- Cơ quan quản lý về nhà ở
- Phòng Tài nguyên và Môi trường
- Sở Tài nguyên và Môi trường.[3]
f) Lệ phí
- Lệ phí địa chính: Do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn thì không phải nộp lệ phí
địa chính.[3]
Trang 292.2 Sơ lược tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.2.1 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong cả nước
Cho đến nay, cả nước đã cấp GCNQSDĐ lần đầu với 41,60 triệu giấy, có tổng diện tích là 22,90 triệu ha, đạt 94,80% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp GCN, cụ thể:
- Đất ở đô thị đã cấp được 5,34 triệu giấy với diện tích 0,13 triệu ha, đạt 96,7% diện tích cần cấp; trong đó có 48 tỉnh đạt trên 85,0%, còn 14 tỉnh đạt dưới 85,0%, riêng tỉnh Hải Dương đạt thấp dưới 70,0%
-Đất ở nông thôn đã cấp được 12,92 triệu giấy với diện tích 0,52 triệu ha, đạt 94,4% diện tích cần cấp, trong đó có 51 tỉnh đạt trên 85,0%, còn 11 tỉnh đạt dưới 85,0%, tỉnh Ninh Thuận đạt thấp dưới 70,0%
- Đối với đất chuyên dùng đã cấp được 0,27 triệu giấy với diện tích 0,61 triệu ha, đạt 84,8% diện tích cần cấp, trong đó có 33 tỉnh đạt trên 85,00%, còn
28 tỉnh đạt dưới 85,0%, có 5 tỉnh đạt dưới 70,0% gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, thành phố Hồ Chí Minh và Kiên Giang
- Đất sản xuất nông nghiệp đã cấp được 20,18 triệu giấy với diện tích 8,84 triệu ha, đạt 90,11% diện tích cần cấp; trong đó có 52 tỉnh đạt trên 85,0%, còn 11 tỉnh đạt dưới 85,0%
- Đất lâm nghiệp đã cấp được 2,89 triệu giấy với diện tích 12,80 triệu ha, đạt 98,10% diện tích cần cấp, trong đó có 44 tỉnh đạt trên 85,0% và 19 tỉnh đạt dưới 85,0%
Tuy công tác cấp GCNQSDĐ đã đạt được kết quả khá tốt nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn gặp phải vướng mắc dẫn đến vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85,0% như: Đất chuyên dùng còn 28 tỉnh, đất ở đô thị còn 14 tỉnh, đất lâm nghiệp còn 19 tỉnh, các loại đất ở nông thôn và đất sản xuất nông nghiệp còn 11 địa phương, một số địa phương có loại đất chính đạt kết quả cấp GCN lần đầu thấp dưới 70,0% gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Ninh Thuận và Hải Dương
Trang 30Để bảo đảm tăng tỷ lệ cấp GCN đối với những tỉnh có loại đất cấp GCN đạt tỷ lệ thấp, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương đẩy mạnh việc đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp đổi GCN, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc hội, ưu tiên tập trung các nguồn lực để thực hiện và hoàn thành cơ bản việc cấp đổi GCN ở những nơi đã có bản đồ địa chính, cùng với việc hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho mỗi tỉnh ít nhất một đơn vị cấp huyện để làm mẫu nhằm rút kinh nghiệm để triển khai diện rộng trong những năm tới [4]
2.2.2 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tỉnh Tuyên Quang
- Thực hiện theo Chỉ thị số 01/CT-TU ngày 14/3/2013 của Tỉnh ủy, cho đến nay toàn tỉnh đã có 465.085 GCN cho 309.300 lượt tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân với diện tích được cấp là 241.241,80 ha trên tổng số 269.072,70 ha, đạt 89,7% tổng diện tích đất cần cấp và 95,80 diện tích đất đủ điều kiện được cấp GCN theo quy định Trong đó đã cấp 5.332 GCN cho 1.642 lượt tổ chức với tổng diện tích 84.473,80 ha, đạt 99,50 diện tích cần cấp, với hộ gia đình
và cá nhân đã cấp 459.753 GCN cho 307.658 lượt, có tổng diện tích 156.768,00 ha, đạt 85,10 diện tích cần cấp
- Tuy nhiên từ kết quả đạt được và bài học rút ra từ thực tế, ngành chức năng cũng còn nhiều việc phải làm, đó là diện tích có chủ nhưng chưa được cấp GCN hiện còn 10,3% Trong đó có 6,4% chưa đủ điều kiện cấp GCN theo quy định của Luật Đất đai và 3,9% diện tích chưa hoàn thiện hồ sơ cấp giấy Cùng với đó, diện tích của các doanh nghiệp nông - lâm nghiệp bàn giao cho địa phương quản lý chưa hoàn thành thủ tục giao đất, cấp GCN do chưa hoàn thành phương án giao đất và xử lý tài sản trên đất
- Từ những tồn tại trên, các cấp lãnh đạo có thẩm quyền cần phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thành phố hoàn thiện
hồ sơ để quản lý, trao GCN cho ngýời sử dụng ðất, thiết lập hồ sơ thống kê những trường hợp không đủ điều kiện theo quy định để đưa vào danh sách
Trang 31quản lư theo dơi và xem xét xử lư theo quy định của pháp luật UBND các cấp cần tiếp tục phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện nghiêm việc đăng ký biến động đất đai như: chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, theo quy định của pháp luật [7]
2.2.3 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Yên Sơn
Huyện Yên Sơn là huyện có diện tích và số dân lớn nhất của tỉnh Tuyên Quang tuy nhiên được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh Ủy, các cơ quan ban ngành liên quan nên trong thời gian qua huyện Yên Sơn luôn dẫn đầu trong công tác cấp GCNQSDĐ của tỉnh
Tính đến nay huyện Yên Sơn đã cấp được theo hiện trạng sử dụng là 42460,4 ha, số GCN đã cấp là 79823 giấy đạt 93,7 % diện tích đã cấp Trong
đó diện tích đất nông nghiệp đã cấp GCN là 43838,6 ha, diện tích đất Phi nông nghiệp đã được cấp là 1467,0 ha
Diện tích còn lại chưa cấp GCN là 2845,2 ha Diện tích chưa cấp được với một số nguyên nhân như còn sảy ra tranh chấp, nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất chưa rõ dàng, thiếu các giấy tờ liên quan đến thửa đất nên không đủ điều cấp GCN và một bộ phận người dân chưa tham gia đăng kí cấp GCNQSDĐ.[8]