1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến ô nhiễm môi trường ở các nước mới nổi

71 211 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 806,02 KB

Nội dung

Tóm lại, nhu cầu về chất lượng môi trường sống cũng như vai trò của các tổ chức cộng đồng về môi trường ngày càng tăng cao, nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đ

Trang 1

TRẦN QUỐC VŨ

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI ĐẾN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Ở CÁC NƯỚC MỚI NỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN QUỐC VŨ

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI ĐẾN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Ở CÁC NƯỚC MỚI NỔI

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số:8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ THỊ MINH HẰNG

Tp Hồ Chí Minh năm 2018

Trang 3

được trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây

Những số liệu được đưa vào phân tích, định lượng và nhận xét được thu thập từ những nguồn đáng tin cậy và có trích dẫn cụ thể

Luận văn cũng có sử dụng một số đánh giá, nhận xét của các tác giả khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc

Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn của mình

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2018

Tác giả

Trần Quốc Vũ

Trang 4

Mục lục

Danh mục hình

Danh mục bảng

Danh mục phụ lục

Danh mục từ viết tắt Tiếng Anh

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Lý do chọn đề tài: 1

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: 4

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.4 Đóng góp của đề tài nghiên cứu: 5

1.5 Phương pháp nghiên cứu: 6

1.6 Tóm tắt Chương 1: 6

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT; TỔNG QUAN CÁCNGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÝ THUYẾT 7

2.1 Đo lường ô nhiễm môi trường và cơ chế tác động của FDI lên ô nhiễm môi trường: 7

2.1.1 Đo lường mức độ ô nhiễm môi trường bằng CO2 7

2.1.2 Cơ chế tác động của FDI lên ô nhiễm môi trường 8

2.2 Lý thuyết 9

2.2.1 Giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm (Pollution Haven) 9

2.2.2 Hiệu ứng lan tỏa(Halo Effect) 10

Trang 5

2.3.1 Tình hình nghiên cứu trước đây: 12

2.3.2 Tác động cùng chiều (Pollution Haven) 15

2.3.3 Tác động ngược chiều (Halo Effect) 17

2.3.4 Hiệu ứng phi tuyến giữa tăng trưởng kinh tế và suy thoái môi trường 19 2.4 Mô hình lý thuyết: 21

2.5 Tóm tắt Chương 2: 25

CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 27

3.1 Giới thiệu về phương pháp ước lượng System-GMM 27

3.2 Mô hình nghiên cứu dạng thực nghiệm: 31

3.3 Dữ liệu và biến nghiên cứu: 35

3.3.1 Dữ liệu nghiên cứu: 35

3.3.2 Các biến nghiên cứu trong mô hình: 35

3.4 Tóm tắt Chương 3: 36

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 37

4.1 Tác động của FDI lên ô nhiễm môi trường: 37

4.2 Tổng hợp kết quả Kiểm định 43

4.3 Tóm tắt Chương 4 44

CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH 46

5.1 Đề xuất chính sách: 46

Trang 6

5.1.3 Tăng cường giáo dục nhận thức về môi trường 48

5.1.4 Thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn, thực thi hiệu quả hơn các chuẩn mực, cam kết về bảo vệ môi trường ở quốc tế 50

5.2 Hạn chế của dữ liệu và mô hình phân tích 50

5.3 Tóm tắt Chương 5 51

KẾT LUẬN 53 Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 8

Bảng 4.1: Tác động của FDI lên ô nhiễm môi trường 37 Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả kiểm định các mô hình nghiên cứu 43

Trang 9

Phụ lục 2: Ngành 15 - 37 Trong mục D, Chuẩn Phân loại ngành công nghiệp

Quốc tế (International Standard Industrial Classification) 60

Trang 10

FDI Foreign Direct Investment

MNCs Multinational Corporations

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài:

Suốt nhiều thập kỷ qua, rất nhiều quốc gia đang phát triển đã chứng kiến một sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế sau khi áp dụng các chính sách tự do hóa.Mối quan tâm gần đây của các chính phủ hướng đến sự thay đổi các chính sách nhằm kiểm soát những tác động có liên quan đến môi trường Sự cấp thiết này xuất phát từ hai nhu cầu thiết yếu đi kèm với sự phát triển kinh tế:

Thứ nhất, khi thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu về chất lượng của môi trường sống cũng tăng lên theo thu nhập Một mặt là vì nhận thức rõ ràng hơn về mức

độ mà những thiệt hại do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu gây nên, mặt khác là vìyêu cầu cao hơn vềtính thẩm mỹ trong cảnh quan sinh thái và đô thị

Thứ hai, các nền kinh tế càng phát triển càng có nhiều tổ chức cộng đồng lớn mạnh có nhiều khả năng để tuyên truyền, giáo dục và đặt ra những chuẩn mực môi trường đáng ao ước hơn

Cuộc đối đầu giữa việc tranh giành nguồn vốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đảm bảo chất lượng môi trường tạo nên hai vấn đề nan giải mà các chính phủ cần phải giải quyết trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường

Có rất nhiều những nghiên cứu liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường và đầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở các quốc gia đang phát triển cũng như các quốc gia phát triển đã được thực hiện (Zarsky, 1999; OECD, 1997; Eskeland và Harrison 1997; Wheeler, 2000; Letchumanan và Kodama, 2000; Beladi, Chao và Frasca, 1999; Talukdar và Meisner, 2001; Smarzynska và Wei, 2004; Maryam Asghari, 2013; Arlan Brucal và cộng sự, 2017)

Công việc thực nghiệm được thiết kế để kiểm tra những giả thuyết này cho đến nay vẫn chưa thể đưa ra kết quả cuối cùng (Smarzynska và Wei, 2004).Hầu hết những

Trang 12

lý do được đưa ra cho những tranh luận này xoay quanh các vấn đề về kỹ thuật phân tích, nguồn dữ liệu hạn chế và các biến đại diện cho những khung lý thuyết và khái niệm (Conceptual Frameworks) là khác nhau (Letchumanan và Kodama, 2000)

Một trong những vấn đề còn tồn đọng trong các nghiên cứu trước đây có liên quan đến độ dài thời gian được xem xét.Thật khó để có thể xây dựng một mô hình cụ thể cho mối quan hệ giữa Đầu tư nước ngoài (FDI) và Chỉ số phát thải ra môi trường (CO2) trong khihai chuỗi dữ liệu thời gian quan sát được không có sẵn đủ nhiều cho từng quốc gia riêng lẻ

Những ngoại tác tích cực xuất phát từ thực tế rằng FDI mang lại những tiềm năng chuyển giao những công nghệ tiên tiến từ những nước phát triển sang những nước ít phát triển hơn Một mặt, nền kinh tế được thúc đẩy bởi tăng trưởng FDI, từ đó làm gia tăng nhận thức của người dân liên quan đến các nhu cầu về chất lượng môi trường sống tương ứng với thu nhập tăng lên, đồng thời thúc đẩy quá trình tận dụng những nguồn tài nguyên mới xanh và sạch hơn (năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy năng, …) Mặt khác, việc nhập khẩu công nghệ tiên tiến đi kèm với việc áp dụng những tiêu chuẩn môi trường cao hơn ở các nước phát triển, phát triển những công cụ khai thác, sản xuất xanh hơn, cải thiện tiêu chuẩn môi trường ở nước nhận đầu tư Giả thuyết này thường được gọi là hiệu ứnglan toả(Halo Effect) Ngược lại, dựa trên giả định rằng các công ty đa quốc gia (MNCs) có thể gây hại cho môi trường, nếu họ đang tìm cách khai thác lợi thế từ các nước chủ nhà nơi mà các điều luật kiểm soát môi trường tương đối lỏng lẻo, giả thuyết này còn gọi là Giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm(Pollution Haven) Lý

do đằng sau giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm (Pollution Haven) là quy định môi trường làm tăng chi phí, điều này làm cho xuất khẩu ở các nước được quy định nghiêm ngặt hơn, và gia tăng xuất khẩu đến các nước có quy định lỏng lẻo (Grossman và Krueger, 1993; và Tobey, 1990; Maryam Asghari, 2013; Arlan Brucal và cộng sự, 2017)

Trang 13

Rất nhiều những nghiên cứu trước đây lần lượt ủng hộgiả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm (Pollution Haven), tiêu biểu là Mani à Wheeler (1997) và Xing và Kolstad (1996); bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu lại có kết quả chưa mấy thuyết phục (Grossman

và Kruger, 1995; Eskeland và Harrison, 1997) Những người ủng hộ giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm (Pollution Haven) cũng cho rằng không có đủ bằng chứng tích cực từ việc truyền dẫn công nghệ của FDI ngay từ đầu Các doanh nghiệp nước ngoài khi thực hiện đầu tư FDI không có một lý do trực tiếp liên quan đến mong muốn xuất khẩu công nghệ Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các doanh nghiệp nước ngoài không tỏ ra tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường tốt hơn so với các doanh nghiệp trong nước (Hettige và cộng sự, 1996; Desgupta và cộng sự, 1997), thậm chí còn có xu hướng kém hiệu quả hơn (Aden và cộng sự, 1999)

Các tài liệu thực nghiệm vẫn chưa kết luận thống nhất về giả thiết nào chiếm ưu thế.Một phương pháp tiếp cận mới được đề xuất gần đây của Doytch và Uctum (2011) nhằm khám phá giả thuyết nào trong hai giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm (Pollution Haven) và Hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect) chiếm ưu thế hơn là dựa trên hiệu suất FDI của ngành Khi FDI được tách ra quan tâm nhiều hơn ở các ngành công nghiệp sản xuất, kết hợp Đường cong môi trường Kuznets (Environmental Kuznets Curve) được xây dựng thành mô hình thực nghiệm, các tác giả thấy rằng FDI chảy vào ngành sản xuất ủng hộ cho giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm (Pollution Haven) Trong khi đối với các ngành không liên quan trực tiếp đến sản xuất lại cho thấy sự chiếm ưu thế của Hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect)

Tóm lại, nhu cầu về chất lượng môi trường sống cũng như vai trò của các tổ chức cộng đồng về môi trường ngày càng tăng cao, nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường

là một trong những vấn đề cấp bách cần quan tâm.Rất nhiều những công trình nghiên cứu được thực hiện nhằm kiểm tra tác động của FDI lên ô nhiễm môi trường Nhìn chung, những bằng chứng về tác động của FDI lên ô nhiễm môi trường còn nhiều tranh

Trang 14

luận Cơ chế tác động đến ô nhiễm môi trường chưa thực sự được hiểu rõ Cụ thể, hiệu ứng lan toả (Halo Effect) ủng hộ tác động cùng chiều của FDI lên ô nhiễm môi trường, trong khi giả thuyết về nơi ẩn giấu ô nhiễm (Pollution Haven) lại cho rằng ảnh hưởng ngược chiều nổi trội hơn, dẫn đến những khuyến nghị chính sách liên quan đến tác động của FDI lên môi trườngcần được quan tâm nhiều hơn

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:

Mục tiêu của bài nghiên cứu xem xét tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lên mức độ ô nhiễm môi trường, có sự kiểm soát các yếu tố như thu nhập bình quân đầu người, hội nhập kinh tế,tỷ trọng sản xuất công nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất, đô thị hóa và thể chế

Từ đó, cung cấp thêm bằng chứng khoa học định lượng để các nhà làm chính sách

có cái nhìn khách quan hơn về FDI, làm cơ sở đề ra các chính sách vĩ mô phù hợp.Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích trả lời cho câu hỏi nghiên cứu sau đây:

1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tác động như thế nào lên ô nhiễm môi trường?

2 Những yếu tố khác có liên quantác động như thế nào lên ô nhiễm môi trường?

3 Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm, những chính sách nào nên được đưa

ra đểgiải quyết những vấn đề liên quan đến tác động của FDI lên môi trường?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là tác động giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lên mức độ ô nhiễm môi trường Giai đoạn này được tập trung nghiên cứu

vì hai nguyên nhân chủ yếu sau đây Thứ nhất, từ đầu thế kỷ thứ 21, các quốc gia đã trải qua sự phục hồi kinh tế sau giai đoạn khủng hoảng tiền tệ kéo dài từ năm 1997 Lợi ích thứ hai xuất phát từ tính sẵn có và độ ổn định của nguồn dữ liệu

Trang 15

Về phạm vi nghiên cứu, bài nghiên cứu giới hạn nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường ở góc độ kinh tế học làm cơ sở giải thích và đề ra các chính sách vĩ mô, không cung cấp những bằng chứng thống kê liên quan đến các vấn đề tự nhiên, chính trị, xã hội đặc thù ở từng quốc gia Khung lý thuyết nghiên cứu xoay quanh 03 lý thuyết chính, cụ thể là Hiệu ứng lan toả (Halo Effect), Giả thuyết về nơi ẩn giấu ô nhiễm (Pollution Haven) và Đường cong môi trường Kuznets (EKC)

Dữ liệu bảngtại 34 quốc gia (Phụ lục 1) mới nổi từ năm 2003 đến năm 2015 được thu thập và tổng hợp từ cơ sở dữ liệu World Development Indicators và World Governance Indicators của Ngân hàng Thế giới (World Bank); Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook - WEO); Bộ dữ liệu từ cộng đồng phi lợi nhuậnGlobal Carbon Atlas được thành lập từ năm 2013

1.4 Đóng góp của đề tài nghiên cứu:

Bài nghiên cứu cung cấp thêm những bằng chứng thống kê về tác động của Đầu

tư trực tiếp nước ngoài lênmức độ ô nhiễm môi trường, vấn đề đang rất được quan tâm

và cần thiết thực hiện những nghiên cứu thực nghiệm, đặc biệt ở các nước mới nổi có nhu cầu caotrong thu hút nguồn đầu tư nước ngoài mà vẫn đảm bảo được sự tăng trưởng bền vững thông qua kiểm soát các ngoại tác

Hơn nữa, mối quan hệ phi tuyển dạng bình phương của tăng trưởng kinh tế cũng được đề cập để kết quả nghiên cứu có cái nhìnsâu sắc hơn trong việc kiểm tra tác động của FDI lên ô nhiễm môi trường

Cuối cùng, dựa trên các kết quả nghiên cứu có được, bài nghiên cứu cố gắng cung cấp những cơ sở khoa học, đáng xem xét trong việc xây dựngchính sách phát triển bền vững, kiểm soát tốt hơn những ngoại tác gây ra cho môi trường sống

Trang 16

1.5 Phương pháp nghiên cứu:

Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các lý thuyết và các nghiên cứu tranh luận trên thế giới về chiều hướng tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lên ô nhiễm môi trường Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượngđược thiết kế ở dạng bảng động, sử dụng phương pháp ước lượng Mô men Tổng quát Mở rộng hệ thống (System- GMM); thực hiện các kiểm định cần thiết nhằm đưa ra kết quả định lượng đáng tin cậy

Kết cấu của luận văn được thiết kế thành những nội dung sau Theo đó, Chương

02 tổng quan những lý thuyết, tài liệu tham khảo về những công trình nghiên cứu trước đây; xây dựng mô hình lý thuyết về tác động của FDI lên ô nhiễm môi trườngvà giải thích mối quan hệ giữa các biến số nghiên cứu Chương 03 tập trung xây dựng các mô hình nghiên cứu thực nghiệm, mô tả nguồn thu thập dữ liệu; trên cơ sở đó, Chương 04 giải thích kết quả nghiên cứu thu được, làm cơ sở để đề ra những gợi ý chính sách và rút ra những hạn chế của bài nghiên cứu trong chương 05

1.6 Tóm tắt Chương 1:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn luôn được quan tâm sâu sắc, tuy nhiên tác động của nóđối với môi trường sống của xã hội xuất hiện nhiều quan điểm gây tranh cãi trong những năm gần đây

Qua đó, mục tiêu của bài nghiên cứu cố gắng xem xét tác động của đầu tư nước ngoài lên ô nhiễm môi trường trong khi kiểm soát các yếu tố khác tại một số quốc gia mới nổi

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trên dữ liệu bảng của 34 quốc gia (Phụ lục 1), sử dụng phương pháp ước lượng trên tập dữ liệu được thiết kế ở dạng bảng động và kiểm định nhằm đưa ra kết quả định lượng tin cậy

Trang 17

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT; TỔNG QUAN CÁCNGHIÊN CỨU

TRƯỚC ĐÂY VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÝ THUYẾT 2.1 Đo lường ô nhiễm môi trường và cơ chế tác động của FDI lên ô nhiễm môi trường:

2.1.1 Đo lường mức độ ô nhiễm môi trường bằng CO2

Nhìn chung, nguyên nhân gây ra suy thoái môi trường có thể chia thành hai nhóm, những chất thải với tác động ngắn hạn và mang tính địa phương; và những chất thải có thể có tác động gián tiếp lên quy mô toàn cầu và ảnh hưởng lâu dài (Arrow và cộng sự, 1995; Cole và cộng sự, 1997; John và cộng sự, 1995) Một trong những chất thải ảnh hưởng ở địa phương quan trọng nhất là ô nhiễm nguồn nước, SO2, NOx, và

CO (Cole và cộng sự, 1997) Trong khi đó, những chỉ báo có tác động đến môi trường toàn cầu có tác động phổ biến, được cho là gây ra bởi FDI, là các chất thải như CO2, chất thải đô thị, tiêu dùng năng lượng (Horvath, 1997)

Tuy nhiên, không có nhiều dữ liệu về mức độ tham gia của các ngành khác nhau vào sự suy thoái môi trường cũng như tỷ trọng phân phối dòng vốn FDI trong một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện bất kỳ một nghiên cứu thực nghiệm có ý nghĩa thống kê nào Mặt khác, không có chỉ số đồng nhất về phát thải ô nhiễm Một số ngành công nghiệp gây ra ô nhiễm nguồn nước, trong khi một số ngành gây ô nhiễm không khí và thậm chí còn cả những ngành gây hại cho tất cả loại môi trường

Mặc dù, khí thải CO2 không tồn tại ở tất cả ngành công nghiệp, chỉ số phát thải CO2theo từng quốc gia có sẵn dữ liệu phục vụ cho những mục tiêu nghiên cứu gần đây Điều này cho phép việc kiểm tra tác động tăng trưởng của dòng vốn FDI đến chất lượng không khí thông qua chỉ số phát thải CO2 được thực hiện dễ dàng hơn Tất nhiên, vì ô nhiễm không khí chỉ là một thành phần của suy thoái môi trường, việc phân tích nắm bắt tác động tăng trưởng tới lượng khí thải CO2 chỉ là một đánh giá thấp hơn thiệt hại thực tế lên môi trường có thể có do dòng vốn FDI gây ra

Trang 18

Việc sử dụng dữ liệu khí thải đơn lẻ như CO2 làm đại diện cho mức độ ô nhiễm thì cũng có những nguyên nhân hợp lý Bởi vì, CO2 nhìn chung được xem như là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính, chịu trách nhiệm cho sự nóng lên toàn cầu; nó thường được chính phủ các nước đo lường và xem xét tập trung các chính sách

về môi trường; đặc biệt là, dữ liệu chuỗi thời gian của CO2 thì luôn sẵn có (Talukdar

và Meisner, 2001; Cline, 1992)

Luận văn sử dụng Dữ liệu CO2 được thu thập từ bộ dữ liệu của Global Carbon Atlas, được đo lường bằng đơn vị Mt (million tonnes), tức triệu tấn

2.1.2 Cơ chế tác động của FDI lên ô nhiễm môi trường

Grossman và Kruger (1991) đã đề xuất ba cơ chế phân tích cho tác động của FDI lên ô nhiễm môi trường

Thứ nhất là hiệu ứng quy mô Hiệu ứng quy mô hàm ý rằng FDI tạo ra một kết quả khả quan gia tăng sản lượng sản xuất vì nguồn lực được phân bổ hiệu quả hơn, tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn, nhưng ô nhiễm môi trường đồng thời cũng trầm trọng hơn tương ứng với mức độ tăng trưởng FDI

Cơ chế thứ hai là hiệu ứng thành phần, điều này nghĩa là FDI có thể ảnh hưởng gián tiếp lên môi trường do thay đổi cấu trúc nền kinh tế, cấu trúc các ngành công nghiệp, vì vốn nước ngoài tập trung nhiều hơn vào các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh Điều này có thể có lợi cũng có thể gây tác động bất lợi lên ô nhiễm môi trường Hệ quả là, hiệu ứng ròng của FDI lên môi trường phụ thuộc vào những ngành công nghiệp tham gia vào FDI có gây ô nhiễm hay không, và lợi thế cạnh tranh có đến

từ mức độ điều tiết về môi trường thấp hơn hay không Lập luận này đồng thời ủng hộ cho giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm(Pollution Haven Hypothesis) vì các chuẩn mực môi trường ít nghiêm ngặt hơn sẽ cho quốc gia được đầu tư FDI có lợi thế so sánh trong các lĩnh vực có khả năng gây ô nhiễm nặng Zhang và Fu (2008) chỉ ra rằng ở Trung Quốc,

sự gia tăng nghiêm ngặt các quy định về môi trường có tác động tiêu cực đáng kể đến

Trang 19

việc thu hút FDI Những vùng có quy định môi trường yếu hơn sẽ hấp dẫn hơn đối với dòng vốn FDI

Cơ chế cuối cùng là hiệu ứng công nghệ, cho thấy FDI có thể chuyển giao công nghệ mới làm giảm sản xuất ô nhiễm, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và có thể tạo ra ngoại tác lan tỏa tích cực cho các công ty địa phương Lập luận này được gọi là Hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect), và đề xuất rằng mở cửa thương mại quốc tế hỗ trợ nâng cao các tiêu chuẩn môi trường cao hơn Ngoài ra, FDI có thể kích thích tăng trưởng kinh tế địa phương và người dân có thu nhập kinh tế cao có thể đòi hỏi mức sống cao hơn, gây áp lực lên chính phủ để duy trì hoặc nâng cao tiêu chuẩn môi trường

Trong các nghiên cứu thực nghiệm, tác động tổng thể của FDI thường phức tạp

và không thể được quy cho rõ ràng đối với một trong các cơ chế Hiệu quả tổng thể sẽ phụ thuộc vào cơ chế nào thống trị ở một nhóm nước cụ thể và vào khoảng thời gian xác định.Nếu tác động công nghệ chiếm ưu thế, FDI sẽ có lợi cho môi trường.Ngược lại, nếu hiệu ứng quy mô và hiệu ứng thành phần, được giải thích bởi giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm (Pollution Haven), chiếm ưu thế, chất lượng môi trường sẽ xấu đi với FDI Do đó, hiệu ứng ròng của FDI lên môi trường là một câu hỏithực nghiệm (Gabriele Spilker, 2013)

Dữ liệu FDI sử dụng trong luận văn thu thập từ bộ dữ liệu của World Bank, Được đưa về dạng logarit tự nhiên nhằm giảm ảnh hưởng của phương sai thay đổi, tự tương quan và cho mô hình có thêm ý nghĩa thống kê

2.2 Lý thuyết

2.2.1 Giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm (Pollution Haven)

Khi thương mại được tự do hóa, các ngành công nghiệp gây ô nhiễm có xu hướng dịch chuyển từ các nước phát triển hơn với quy định chặt chẽ về môi trường tới các nước ít phát triển hơn với những quy định về môi trường lỏng lẻo hơn Ngược lại,

Trang 20

các ngành công nghiệp sạch có xu hướng di chuyển sang các nước phát triển Đây là cách Copeland và Taylor (1994) xây dựng giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm (Pollution Haven) trong lý thuyết kinh tế

Lý do đằng sau của giả thuyết giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm (Pollution Haven)liên quan đến những Chi phí phát sinh do những chuẩn mực điều tiết tạo ra Chi phí tuân thủ những quy định có thể được thể hiện thông qua thuế môi trường, chi phí phát sinh do chậm trễ thi hành các chuẩn mực điều tiết, chi phí theo đuổi các vụ kiện, thiết kế lại sản phẩm hoặc tuân thủ quy định giới hạn phát thải Sự gia tăng của các dạng chi phí là rất khó lượng định (Levinson và cộng sự, 2008)

Mặt khác, các quy định môi trường là những phương tiện thiết yếu để tăng thêm chi phí nhằm bù đắp tổn thất môi trường bên ngoài gây ra bởi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp Do đó, để thu hút đầu tư nước ngoài, chính phủ các nước đang phát triển chủ động giảm sự quan tâm về các vấn đề môi trường thông qua việc nới lỏng và thực thi các chính sách mềm dẻo, thúc đẩy giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm (Pollution Haven) diễn ra thuận lợi hơn Kết quả là, các công ty muốn chuyển đổi hoạt động sang các nước đang phát triển này để tận dụng lợi thế của chi phí sản xuất thấp hơn, được gọi là giả thuyết chuyến bay công nghiệp (Industrial Flight Hypothesis) Cả hai giả thuyết này dẫn đến ô nhiễm và suy thoái quá mức trong tiêu chuẩn môi trường của các nước nhận đầu tư (Maryam Asghari, 2013; Arlan Brucal và cộng sự, 2017)

2.2.2 Hiệu ứnglan tỏa(Halo Effect)

Hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect) cho rằng những ngoại tác có ảnh hưởng tích cực xuất phát từ thực tế rằng FDI mang lại những tiềm năng chuyển giao những công nghệ tiên tiến từ những nước phát triển sang những nước ít phát triển hơn Một mặt, nền kinh tế được thúc đẩy bởi tăng trưởng FDI, từ đó làm gia tăng nhận thức của người dân liên quan đến các nhu cầu về chất lượng môi trường sống tương ứng với thu nhập tăng lên, đồng thời thúc đẩy quá trình tận dụng những nguồn tài nguyên mới xanh và sạch

Trang 21

hơn (năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy năng, …) Mặt khác, việc nhập khẩu công nghệ tiên tiến đi kèm với việc áp dụng những tiêu chuẩn môi trường cao hơn ở các nước phát triển, phát triển những công cụ khai thác, sản xuất xanh hơn, cải thiện tiêu chuẩn môi trường ở nước nhận đầu tư (Zarsky, 1999; Maryam Asghari, 2013; Arlan Brucal và cộng sự, 2017)

2.2.3 Đường cong môi trường Kuznets (Environmental Kuznets Curve)

Grossman và Krueger (1991) vào năm 1991 đã tìm ra mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế và suy thoái môi trường có dạng đường chữ U ngược, mô tả trong Hình 2.1 Khái niệm này đã được định nghĩa là Environmental Kuznets Curve (EKC) bởi Panayotou (1993) sau đó

(Nguồn: Đồ thị tự xây dựng dựa trên Bộ dữ liệu của GlobalCarbon Atlas)

Hình 2.1: Đường cong môi trường Kuznets (EKC)

Trang 22

Đường cong môi trường Kuznets (Environmental Kuznets Curve, EKC) là một

mô hình lý thuyết cho thấy nồng độ ô nhiễm của một quốc gia tăng lên cùng với sự phát triển và công nghiệp hóa, lên đến một mức độ nào đó, sau điểm chuyển giao, nồng

độ ô nhiễm giảm đi khi nền kinh tế chạm đến một mức độ giàu có nhất định và quốc gia đó sử dụng sự giàu có để cải thiện chất lượng môi trường sống

Ở mức thu nhập thấp, sự quan tâm nhiều hơn dành cho thực phẩm và các nhu cầu vật chất cần thiết, trong khi ít quan tâm đến chất lượng môi trường Tuy nhiên, ở một mức thu nhập cao hơn nhất định, nhu cầu cao hơn về chất lượng môi trường cũng tăng lên cùng với sự giàu có

Hình 2.1 cũng cho thấy Cơ cấu kinh tế theo tỷ trọng của ngành trong GDP có kỳ vọng mối quan hệ cùng chiều với suy thoái môi trường Vì tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP tăng cùng với giai đoạn tăng trưởng kinh tế và sau đó giảm khi đất nước chuyển sang giai đoạn phát triển hậu công nghiệp

2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước:

2.3.1 Tình hình nghiên cứu trước đây:

Các nghiên cứu gần đây về tác động môi trường của FDI đã tập trung vào các nước đang phát triển vì xu hướng FDI toàn cầu hiện nay theo xu hướng các nền kinh tế phát triển đầu tư nhiều hơn vào các nước đang phát triển

Có rất nhiều những nghiên cứu liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường và đầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở các quốc gia đang phát triển cũng như các quốc gia phát triển đã được thực hiện (Zarsky, 1999; OECD, 1997; Eskeland và Harrison 1997; Wheeler, 2000; Letchumanan và Kodama, 2000; Beladi, Chao và Frasca, 1999; Talukdar và Meisner, 2001; Smarzynska và Wei, 2004; Maryam Asghari, 2013; Arlan Brucal và cộng sự, 2017)

Trang 23

Hầu hết những lý do được đưa ra cho những tranh luận này xoay quanh các vấn

đề về kỹ thuật phân tích, nguồn dữ liệu hạn chế và các biến đại diện cho những khung

lý thuyết và khái niệm (Conceptual Frameworks) là khác nhau (Letchumanan và Kodama, 2000)

Một trong những vấn đề còn tồn đọng trong các nghiên cứu trước đây có liên quan đến độ dài thời gian được xem xét.Thật khó để có thể xây dựng một mô hình cụ thể cho mối quan hệ giữa Đầu tư nước ngoài (FDI) và Chỉ số phát thải ra môi trường (CO2) trong khihai chuỗi dữ liệu thời gian quan sát được không có sẵn đủ nhiều cho từng quốc gia riêng lẻ Luận văn mô hình hóa mối quan hệ này theo dữ liệu dạng bảng

Hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect) cho rằng chất lượng môi trường sẽ được cải thiện

vì FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi kèm với nhận thức cao hơn ở người dân về môi trường, đồng thời công nghiệ tiên tiến đáp ứng những tiêu chuẩn môi trường cao hơn được áp dụng(Zarsky, 1999; Maryam Asghari, 2013; Arlan Brucal và cộng sự, 2017)

Ngược lại, dựa trên giả định rằng các công ty đa quốc gia (MNCs) có thể gây hại cho môi trường, nếu họ đang tìm cách khai thác lợi thế từ các nước chủ nhà mà các điều luật kiểm soát môi trường tương đối lỏng lẻo, giả thuyết này còn gọi là giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm (Pollution Haven) (Grossman và Krueger, 1993; và Tobey, 1990; Maryam Asghari, 2013; Arlan Brucal và cộng sự, 2017)

Các nghiên cứu thực nghiệm kiểm tra những giả thuyết tranh luận cho đến nay vẫn chưa thể đưa ra kết quả cuối cùng (Smarzynska và Wei, 2004).Đối với giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm (Pollution Haven), rất nhiều những nghiên cứu lần lượt ủng hộ, tiêu biểu là Mani và Wheeler (1997) và Xing và Kolstad (1996).Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu lại trình bày những kết quả chưa thật sự thuyết phục (Grossman và Kruger, 1995; Eskeland và Harrison, 1997); thậm chí có cả nghiên cứu thiêng về việc ủng hộ Hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect) (Maryam Asghari, 2013)

Trang 24

Các tài liệu thực nghiệm vẫn chưa kết luận thống nhất về giả thiết nào chiếm ưu thế.Trong một nghiên cứu về lĩnh vực khai thác mỏ ở Chile, Lagos (1999) thấy rằng ít công ty nước ngoài thực hiện các chính sách môi trường một cách có trách nhiệm tại thời điểm khung pháp lý Chile chưa được phát triển Những người ủng hộ giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm (Pollution Haven) cũng cho rằng không có đủ bằng chứng về tác động dương từ việc truyền dẫn công nghệ của FDI ngay từ đầu, theo như Hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect) Các doanh nghiệp nước ngoài khi thực hiện đầu tư FDI không có một lý do trực tiếp liên quan đến mong muốn xuất khẩu công nghệ Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các doanh nghiệp nước ngoài không tỏ ra tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường tốt hơn so với các doanh nghiệp trong nước (Hettige và cộng sự, 1996; Desgupta và cộng sự, 1997), thậm chí còn có xu hướng kém hiệu quả hơn (Aden và cộng sự, 1999)

Một phương pháp tiếp cận mới được đề xuất gần đây của Doytch và Uctum (2011) nhằm khám phá giả thuyết nào trong Hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect) và giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm(Pollution Haven) chiếm ưu thế hơn là dựa trên hiệu suất FDI của ngành Khi FDI được tách ra quan tâm nhiều hơn ở các ngành công nghiệp sản xuất, kết hợp Đường cong (Environmental Kuznets Curve) được xây dựng thành mô hình thực nghiệm, các tác giả thấy rằng FDI chảy vào ngành sản xuất ủng hộ cho giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm (Pollution Haven) Trong khi đối với các ngành dịch vụ lại cho thấy sự chiếm ưu thế của Hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect)

Một số nhà kinh tế cho rằng một khi các tiêu chuẩn môi trường cao hơn được quan tâm ở một quốc gia, các công ty đa quốc gia lớn hiện diện trong nước có khả năng thúc đẩy mạnh mẽ việc thực thi các tiêu chuẩn môi trường để giảm lợi thế chi phí của các công ty địa phương nhỏ hơn Tác động này sẽ làm cho các nước có các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt Rất nhiều nghiên cứu đổ lỗi cho các công ty lớn thường liên quan đến mức độ ô nhiễm môi trường cao hơn, vẫn có những nghi ngờ về tác nhân gây

Trang 25

ô nhiễm có thể là các công ty nhỏ hơn, thậm chí là các doanh nghiệp nội địa thừa hưởng lợi thế công nghệ tương tự như công nghệ ở những công ty FDI (Birdsall và cộng sự, 1993) Đến nay, vẫn còn rất nhiều những tranh cãi xoay quanh giả thuyết nơi

ẩn giấu ô nhiễm (Pollution Haven) và Hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect) Để tìm ra một phương pháp nhằm đo lường các chính sách điều tiết thế nào là nghiêm ngặt là rất khó Bởi vì chúng ta có một giới hạn nhất định trong sự hiểu biết về chi phí sản xuất của các loại hình doanh nghiệp phát thải

Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu cho rằng rất khó để có thể đo lường ảnh hưởng tự do hóa thương mại lên ô nhiễm môi trường Hơn nữa, các chính phủ thường tham gia vào cuộc cạnh tranh thương mại bằng cách thu hút ô nhiễm môi trường thông qua làm suy yếu các chuẩn mực môi trường, thay vì tuân thủ các chuẩn mực môi trường mà các chính phủ tốn công xây dựng Mặc dù theo các lý thuyết thông thường, các chính phủ sẽ cố gắng thiết lập các chuẩn mực môi trường để cho lợi ích đạt được vẫn cao hơn mức chi phí biên gánh chịu (Levinson và cộng sự, 2008) Nhưng không đồng nghĩa rằng, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài gây ra ô nhiễm môi trường đều có lợi cho mục đích kinh tế và đều vì mục đích kinh tế Do đó, các yếu tố về thể chế, độ

mở kinh tế và đô thị hóa thường được đưa vào mô hình nhằm mục đích kiểm soát vấn

đề không phải do FDI trực tiếp gây ra cho môi trường

2.3.2 Tác động cùng chiều (Pollution Haven)

Theo như giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm (Pollution Haven Hypothesis), dòng vốn FDI có khả năng tìm đến quốc gia có những điều luật về môi trường ít gắt gao hơn nhằm giảm thiểu chi phí xử lý và thuế suất xả thải cao ở các quốc gia phát triển với những quy định nghiêm ngặt về môi trường Nguyên nhân một phần là vì doanh nghiệp

có mong muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, gia tăng tính cạnh tranh dưới hệ thống pháp lý về môi trường đăng ký kinh doanh các ngành khai thác tài nguyên, sản xuất công nghiệp nặng dễ dàng vượt qua, trong khi không được phép thực hiện hoặc

Trang 26

không thể thực hiện ở nước sở tại Về quan điểm kinh tế, lợi ích cũng có thể phát sinh

từ chênh lệch mức thuế suất và mức phạt xử lý vi phạm hành chính do ô nhiễm môi trường gây ra giữa các nước Trầm trọng hơn, mục đích ẩn sâu của các doanh nghiệp này là nhằm thay đổi nơi xả thải, dịch chuyển nguồn chất thải chôn cất, xử lý đến những quốc gia có hệ thống quy chuẩn về môi trường chưa hoàn thiện, phần lớn là các nước đang phát triển

Do mối tương quan chặt chẽ giữa thu nhập bình quân đầu người và độ nhạy môi trường của một quốc gia (Dasgupta và cộng sự, 1995), giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm (Pollution Haven) cho rằng các nước đang phát triển sẽ trở thành nơi trú ẩn ô nhiễm trong khi các nước phát triển sẽ chuyên môn hóa trong sản xuất công nghệ xanh

Hoffmann và cộng sự (2005) đã phân tích mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm trên

112 quốc gia Kết quả cho thấy rằng ở các nước thu nhập thấp, tiêu chuẩn khí thải CO2 thấp hơn thu hút thêm dòng vốn FDI Ở các nước có thu nhập trung bình, FDI tăng lên dẫn đến lượng phát thải CO2 nhiều hơn và không có mối quan hệ nào được nhìn thấy ở các nước có thu nhập cao Kết quả nghiên cứu tổng thể cho thấy, ở các nước kém phát triển, dòng vốn FDI và tải lượng ô nhiễm có nhiều khả năng được tương quan thuận Kết quả của Hoffmann và cộng sự (2005) ủng hộ cho những nghiên cứu của Mani và Wheeler (1997) và Xing và Kolstad (1996)

Theo Jensen (1996), những điều khoản về môi trường chưa hoàn thiện ở một quốc gia có thể hấp dẫn dòng vốn FDI từ những công ty mong muốn thoát khỏi việc tuân thủ những quy định tốn kém tại các quốc gia khác Khó khăn trong việc thu hút đầu tư FDI ở các quốc gia đang phát triển đặt ra là, phần lớn những dòng vốn đầu tư cũng đi kèm với những tác hại do môi trường ô nhiễm gây nên

Tuy nhiên, không phải lúc nào lợi thế trong cuộc đua giảm chi phí, tăng lợi nhuận theo giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm cũng được các doanh nghiệp áp dụng Rất nhiều những doanh nghiệp theo đuổi những mục tiêu về giá trị thương hiệu sẵn sàng ưu

Trang 27

tiên tìm kiếm những điểm đến xứng đáng với danh tiếng đã xây dựng dù rằng những quốc gia này có luật lệ liên quan đến môi trường tương đối nghiêm ngặt mà chắc chắn rằng việc tuân thủ sẽ ảnh hưởng nhiều đến giá thành sản phẩm Hoặc khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp này là những người có quan tâm đến ô nhiễm môi trường, hoặc lĩnh vực kinh doanh có quy trình sản xuất mới và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đủ tốt

để tạo sự tự tin cho các quyết định đầu tư nhằm tạo thêm lợi thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Đồng thời, những nguồn lực khác để lựa chọn như nguồn nguyên liệu sản xuất dồi dào, chi phí nhân công giá rẻ, chính sách hỗ trợ của chính phủ về đất đai và ưu đãi thuế cũng sẵn cóở các quốc gia đang phát triển nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài

2.3.3 Tác động ngược chiều (Halo Effect)

Phần đông các nhà nghiên cứu cho rằng FDI có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng góp phần gây ra những tác động tiêu cực cho môi trường (Xing và Kolstad, 2002; He, 2006; Maryam Asghari, 2013)

Tuy nhiên, một nhóm các nhà nghiên cứu lại ủng hộ cho Hiệu ứng lan toả (Halo Effect), cho rằng Đầu tư của các quốc gia có xu hướng xuất khẩu những công nghệ xanh tiên tiến đến những đối tác ở các nước nhận đầu tư kèm theo các chuẩn mực môi trường quốc tế được áp dụng (Birdsall và Wheeler, 1993; Chudnovsky và L´opez, 1999) Cuối cùng, quy mô ảnh hưởng lan rộng đến mức mà hoạt động đầu tư đa quốc gia của FDI đóng góp đáng kể lên cả sản lượng công nghiệp và cải thiện tiêu chuẩn môi trường của quốc gia được đầu tư (Zarsky, 1999) Cải thiện tiêu chuẩn môi trường ở đây được hiểu là tăng thêm những chi phí bảo vệ môi trường và rào cản gia ngập ngành

so với những tiêu chuẩn lạc hậu, lỏng lẻo đang tồn tại, điều này không đồng nghĩa rằng chất lượng môi trường sẽ tốt hơn Mặc dù chất lượng môi trường được cải thiện mới là mục tiêu quan tâm cuối cùng, rất tiếc rằng lý thuyết về Hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect) chỉ phản ánh một mức độ ô nhiễm môi trường chậm hơn trong một khoảng thời gian

Trang 28

nhất định trước khi những doanh nghiệp khai thác, sản xuất có thể vượt qua những tiêu chuẩn này hoặc tìm đến những tài nguyên mới hoặc lãnh thổ mới ít có sự can thiệp của những chuẩn mực môi trường và tiếp tục gây ô nhiễm môi trường ở mức trầm trọng

Hơn nữa, một vài quan điểm cũng cho rằng các công ty nước ngoài có trình độ quản lý tốt hơn các quy trình, công nghệ tiên tiến dẫn đến môi trường trong sạch ở các nước nhận đầu tư (Zarsky, 1999) Điều này hàm ý rằng xu hướng thiệt hại về môi trường do đầu tư trực tiếp nước ngoài không phải kéo dài liên tục

Hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect) cũng cho rằng chất lượng môi trường sẽ được cải thiện vì FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi kèm với nhận thức cao hơn ở người dân về chất lượng môi trường, đồng thời công nghệ tiên tiến đáp ứng những tiêu chuẩn môi trường cao hơn được áp dụng (Zarsky, 1999; Maryam Asghari, 2013; Arlan Brucal và cộng sự, 2017)

Không thể phủ nhận, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể có tác động tích cực đến những nỗ lực phát triển của nước sở tại Dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng giúp bù đắp khoảng cách về tài nguyên giữa đầu tư có mục tiêu và tiết kiệm huy động tại địa phương, cũng như bù đắp khoảng cách giữa yêu cầu dự trữ ngoại hối có mục tiêu và nguồn ngoại hối phát sinh từ thu nhập ròng do đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng giúp phát triển các kỹ năng công nghệ quản lý và chuyên môn, đổi mới trong các kỹ thuật sản xuất, cung cấp các chương trình đào tạo và quá trình thực hành ở nước sở tại Hơn nữa, dòng vốn FDI cũng khuyến khích các doanh nghiệp địa phương tăng cường đầu tư vào các dự án phát triển và cung cấp cơ hội việc làm cho cả lao động có tay nghề và không có kỹ năng ở nước được đầu tư

Giải thích về lý do tại sao các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng tài nguyên sạch hơn công ty trong nước nói chung có thể phân thành hai loại Thứ nhất, các chuẩn mực của OECD được xây dựng dựa trên sự thống nhất đa quốc gia và các doanh nghiệp FDI có hệ thống quản lý môi trường trong nước phức tạp hơn nhiều

Trang 29

doanh nghiệp trong nước ở các nước mới nổi và đang phát triển (Zarsky, 1999) Áp lực tiếp tục sử dụng các công nghệ như vậy ở các nước đang phát triển và mới nổi có thể phát sinh do các công ty đa quốc gia có thể có thị trường xuất khẩu lớn ở các nước nơi

họ đáp ứng được các thị hiếu của người tiêu dùng nhận thức cao về môi trường Như Wallace (1996) và (Zarsky, 1999) lưu ý, các công nghệ như vậy cũng có thể được truyền gián tiếp cho các công ty trong nước thông qua chuyển giao, mua bán sát nhập, liên kết với chính phủ

Wallace (1996) và (Zarsky, 1999) cho rằng những công nghệ cải tiến có thể ảnh hưởng gián tiếp đến các doanh nghiệp nội địa Các doanh nghiệp FDI quản lý nội bộ tốt hơn các công ty trong nước Vấn đề cạnh tranh thúc đẩy mặt bằng chung các doanh nghiệp nỗ lực hơn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường ở mức cao hơn

2.3.4 Hiệu ứng phi tuyến giữa tăng trưởng kinh tế và suy thoái môi trường

Giả định Tăng trưởng kinh tế thông qua quá trình công nghiệp hoá nhanh chóng

và hậu quả suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng đã tạo ra một cuộc tranh luận sôi nổi về tác động của tăng trưởng kinh tế đối với môi trường như thế nào Mối quan hệ giữa chất lượng môi trường với tăng trưởng kinh tế gợi lên nhiều cuộc thảo luận trong thập kỷ vừa qua Những nghiên cứu thực nghiệm (Grossman và Krueger, 1991; Selden

và Song, 1995; Rothman, 1998) ủng hộ mối quan hệ hình chữ U ngược giữa suy thoái môi trường và tăng trưởng kinh tế Tất cả các nghiên cứu này ủng hộ giả thuyết rằng suy thoái môi trường tăng ban đầu, đạt mức tối đa và sau đó giảm khi nền kinh tế phát triển hơn nữa Mối quan hệ có tính đảo chiều hình chữ U ngược này được gọi là Đường cong môi trường Kuznets (EKC)

Bên cạnh đó, đồ thị cũng cho thấy các quốc gia phát triển có môi trường sạch hơn cũng góp phần gia tăng chi phí xã hội về môi trường ô nhiễm ở các quốc gia đang phát triển (Ibara và Brian, 2013) Theo đó, đường cong môi trường Kuznets có thể phản ánh tiềm ẩn giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm (Pollution Haven); vì một trong những

Trang 30

nhân tố làm gia tăng suy thoái môi trường trong các nền kinh tế tiền công nghiệp xuất phát từ những dòng chất thải ở các nước hậu công nghiệp, nơi mà chất lượng môi trường được cải thiện Các nước hậu công nghiệp có xu hướng tập trung nguồn lực, điều kiện để chuyển giao chi phí xã hội về ô nhiễm môi trường sang các nước ở giai đoạn tiền công nghiệp Thông qua thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài, việc chuyển giao các hoạt động gây ra ô nhiễm dẫn đến sự suy giảm môi trường giảm dần ở các nước phát triển hậu công nghiệp, biểu hiện qua chiều dốc đi xuống trên đồ thị đường cong môi trường Kuznets Tuy nhiên, mô hình này có những điểm cần lưu ý khi chưa đề cập đến tính hình lây lan ô nhiễm môi trường chung quy mô toàn cầu ở các khu vực lân cận, cũng như chưa phù hợp khi áp dụng cho vấn đề ô nhiễm ở các địa phương (Moseley và cộng sự, 2014)

Một vài tác giả cố gắng giải thích cho chiều đi xuống của phần EKC bằng nhiều cách khác nhau Các quốc gia phát triển có cấu trúc sản xuất tương đối ổn định, trong khi đó các quốc gia đang công nghiệp hóa và đang phát triển lại có cấu trúc sản xuất không ổn định và ảnh hưởng của việc thay đổi cấu trúc sản xuất đối với việc phát thải gây ô nhiễm không khí là ít rõ ràng Ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất, có xu hướng gây ô nhiễm nặng hơn các ngành nông nghiệp và dịch vụ Vì cấu trúc của nền kinh tế, bao gồm các thành phần khác nhau tạo ra sản lượng, sẽ thay đổi cùng với sự tăng trưởng kinh tế Phần ảnh hưởng cấu trúc này sẽ tác động đến sự suy giảm môi trường, phản ánh sự thay đổi của cấu trúc các ngành gây ra ô nhiễm và các ngành thân thiện với môi trường

Mặt khác, các yếu tố về thể chế cũng đóng góp không nhỏ đến vấn đề phân khúc trongEKC.Trong khi nhiều nghiên cứu chọn tham nhũng (Corruption) hoặc chất lượng pháp chế (Rules of law) đại diện cho thể chế ở một quốc gia, luận văn sự dụng độ ổn định chính trị (Political stability), thu thập từ bộ dữ liệu của World Bank, nhằm hướng đến điều kiện về môi trường đầu tư Sự có mặt của thể chế được cho là có ảnh hưởng

Trang 31

đến mối quan hệ giữa thu nhập và môi trưởng (Lopez và Mitra, 2000) Tuy nhiên, ở bất

kỳ mức thu nhập bình quân nào, mức độ ô nhiễm ứng với sự tồn tại trongbất ổn định về thể chế luôn ở trên mức tối ưu của xã hội Vì vậy, mốc chuyển đổi của EKC diễn ra ở mức thu nhập và mức độ ô nhiễm cao hơn mức tương ứng với mức tối ưu của xã hội, phụ thuộc vào từng tình hình xã hội cụ thể.Người dân có xu hướng thúc đẩy sự phát triển của thể chế nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng môi trường sạch hơn, động lực này được cho là xảy ra ở diện rộng hơn ở các nước phát triển hơn là ở các nước đang phát triển

2.4 Mô hình lý thuyết:

Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra cách thức mà dòng vốn ảnh hưởng trực tiếp đến ô nhiễm môi trường ở các quốc gia, trong khi kiểm soát hiệu ứng EKC, theo lý thuyết về đường môi trường Kuznets Rõ ràng rằng ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường gồm nhiều nhân tố tác động đồng thời và có bao gồm cả tương tác phi tuyến thì ít được

đề cập trước đây Phương pháp mà luận văn áp dụng nhằm kiểm soát ảnh hưởng đồng thời các nhân tố và hiệu ứng phi tuyến được đề cập

Mô hình EKC cho rằng tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường có mối quan

hệ phi tuyến dạng bình phương Nếu các yếu tố khác không đổi thì:

Pollution = f(Y, Y 2) (2.1) Biến GDP được đưa vào dưới dạng bình phương để kiểm tra giả thuyết EKC.Mối liên hệ chữ U ngược giữa ô nhiễm môi trường và tăng trưởng kinh tế được ghi nhận trong trường hợp ảnh hưởng của Y là chiều dương trong khi ảnh hưởng của

Y2 là chiều âm.Ngoài ra, ô nhiễm môi trường là một hàm của đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mở kinh tế, tỷ lệ giá trị công nghiệp, tỷ lệ giá trị sản xuất, tỷ lệ đô thị hóa, thể chế

Trang 32

Trên cơ sở ý tưởng mô hình nghiên cứu của Maryam Asghari (2013) và công thức (2.1), luận văn xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến

ô nhiễm môi trường như sau:

Thu nhập bình quân đầu người (Y) được tính là tỷ số giữa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng dân số giữa năm GDP được tính là tổng giá trị tăng thêm của tất cả nhà sản xuất trong nền kinh tế cộng với các khoản thuế sản phẩm và trừ đi các khoản trợ cấp không bao gồm trong giá trị sản phẩm Việc tính toán GDP không trừ đi khoản khấu hao tài sản tham gia sản xuất và sự suy giảm của tài nguyên thiên nhiên Luận văn

mô hình hóa tác động của GDP bình quân đầu người lên ô nhiễm môi truờng theo giả

Trang 33

thuyết của đường môi trường Kuznets, theo đó, mối quan hệ phi tuyến hình chữ U ngược được kỳ vọng tồn tại có ý nghĩa thống kê Hay nói cách khác, Y có quan hệ tương quan cùng chiều trong khi Y2 có quan hệ tương quan ngược chiều

Đô thị hoá (Urbanization) phản ánh mật độ dân cư sống trong các khu vực đô thị, được xác định bởi các tổ chức thống kê quốc gia Nhu cầu năng lượng ngày càng cao, đặc biệt trong việc tiêu dùng năng lượng khí đốt, than đá, tăng trưởng mạnh mẽ hơn, đi cùng với đó là sự phát thải CO2 lớn hơn Đô thị hóa còn đại diện cho mức tăng trưởng dân số, có thể dẫn đến một mức độ ô nhiễm trầm trọng hơn vì yêu cầu xả thải

và khó khăn trong vấn đề xử lý chất thải lớn Do đó, luận văn kỳ vọng chiều tác động dương lên ô nhiễm môi trường Dữ liệu đô thị hoá được thu thập và điều chỉnh cho phù hợp bởi Phòng Dân số Liên Hiệp Quốc (United Nations Population Division) (Hussain Ali Bekhet và cộng sự, 2017)

Độ mở kinh tế được đo bằng hai phương pháp, Tổng giá trị thương mại trên GDP và Tổng giá trị xuất khẩu trên GDP Trong đó, Tổng giá trị thương mại là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu của một nền kinh tế cho phần còn lại của thế giới Nền kinh tế càng mở cửa thì càng có nhiều hoạt động kinh tế và khai thác tài nguyên diễn ra mạnh mẽ Tuy nhiên, việc tham gia của các tổ chức bảo vệ môi trường đối với các nền kinh tế mở có thể giúp cải thiện chất lượng môi trường trong khu vực

Tỷ lệ giá trị sản xuất trên GDP (Manufacturing) đề cập đến những ngành từ 15 đến 37 (Phụ lục 2) được phân loại theo Tiêu chuẩn phân loại ngành công nghiệp Quốc

tế ISIC (International Standard Industrial Classification), tái bản lần ba, được phát hành bởi Ủy ban Thống kê Liên hiệp Quốc Tỷ lệ giá trị sản xuất được phân loại chủ yếu nhằm đại diện cho quá trìnhchuyển đổi vật liệu thành sản phẩm mới, thông qua chuyển đổi thủ công, vật lý, hoặc hóa học Rất nhiều các quốc gia đã sử dụng ISIC để phát triển cách thức cơ bản phân loại ngành công nghiệp của quốc gia Hơn nữa, các quốc

Trang 34

gia cũng chấp nhận điều chỉnh tiêu chuẩn phân loại cho phù hợp và cung cấp số liệu thống kê theo cho ISIC, tạo điều kiện để có cơ sở so sánh, phân tích tương đối những thay đổi quan trọng trong tổ chức hoạt động kinh tế và từng nhóm ngành kinh tế Giá trị được thêm vào là sản lượng đầu ra ròng của một khu vực sau khi cộng cho tất cả giá trị đầu ra trừ cho giá trị đầu vào trung gian, chưa tính đến khấu hao của các tài sản tham gia sản xuất, và sự sụt giảm tài nguyên thiên nhiên Các ngành công nghiệp sản xuất cần một lượng lớn năng lượng và phát thải rất nhiều CO2, vì vậy tỷ lệ này càng cao, nền kinh tế địa phương phụ thuộc vào ngành thứ cấp và phát thải CO2 cao hơn Tuy nhiên, Tỷ lệ giá trị sản xuất trên GDP không phải hàm ý cho một sự suy giảm chất lượng môi trường Điều này tuỳ thuộc vào vai trò của các thành phần trong cơ cấu ngành của mỗi nước, cũng như giai đoạn phát triển ở các nước

Tỷ lệ giá trị công nghiệp trên GDP (Industry), bao gồm cả tỷ lệ giá trị sản xuất trên GDP, giá trị gia tăng trong khai thác, sản xuất, xây dựng, điện, nước và khí đốt, các ngành bổ trợ cho quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ Tỷ lệ giá trị công nghiệp

là một thước đo ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường Tỷ trọng này càng cao, sự công nghiệp hoá có tác động càng đáng kể lên ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, cũng giống như Tỷ lệ giá trị sản xuất trên GDP, Tỷ lệ giá trị công nghiệp trên GDP không phải hàm ý cho một sự suy giảm chất lượng môi trường Điều này tuỳ thuộc vào vai trò của các thành phần trong cơ cấu ngành của mỗi nước, cũng như giai đoạn phát triển ở các nước.Mặc dù, Tỷ lệ giá trị sản xuất là một phần được bao hàm trong Tỷ lệ giá trị công nghiệp, tuy nhiên chúng không hoàn toàn thay thế cho nhau, chuỗi dữ liệu lại cho thấy không có sự tương quan cao giữa chúng Trong khi Tỷ lệ giá trị sản xuất trên GDP đại diện cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ phục vụ trực tiếp cho chất lượng sống, Tỷ lệ giá trị công nghiệp trên GDP đại diện cho mức độ công nghiệp hoá của mỗi nước, phản ánh giai đoạn phát triển công nghiệp của từng quốc gia

Trang 35

Độ ổn định chính trị (Political Stability) càng cao thì càng có nhiều điều kiện để đầu tư nước ngoài có cơ hội đầu tư sản xuất, gây ngoại tác tiêu cực lên môi trường Tuy nhiên, sự gia tăng trong kiểm soát độ ổn định chính trị ở một quốc gia có thể cải thiện thể chế của quốc gia đó, thông qua đó nhiều quy định nghiêm ngặt có thể được đặt ra hơn nhằm bảo vệ môi trường ở quốc gia đó, hệ quả là chất lượng môi trường được cải thiện, mức độ ô nhiễm môi trường suy giảm hoặc ít nhất là tăng chậm hơn

2.5 Tóm tắt Chương 2:

Nhiều nghiên cứu cho rằng các công ty đa quốc gia gây ô nhiễm cao ở các nước

có các tiêu chuẩn môi trường yếu hơn để giảm bớt chi phí tốn kém liên quan đến môi trường ở nước đặt trụ sở Trên quan điểm đó, FDI được xem như một phương tiện di chuyển, truyền dẫn ô nhiễm sang các nước kém phát triển hơn Giả thuyết này được đặt

ra được gọi là Giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm (Polltion Haven Hypothesis)

Những người khác, ngược lại, chỉ ra rằng FDI có tác động dương bởi vì các công

ty đa quốc gia thường có công nghệ hiệu quả và sạch hơn Các nhà nghiên cứu kỳ vọng rằng FDI sẽ đem đến những công nghệ xanh, mở đầu cho những chuẩn mực môi trường tiên tiến hơn Hơn nữa, FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, sẽ làm cho nhận thức

và yêu cầu của người dân cao hơn về chất lượng môi trường Cuối cùng, chưa thật sự

có bằng chứng rằng các doanh nghiệp nước ngoài chịu trách nhiệm lớn trong việc gây

ra ô nhiễm môi trường Các doanh nghiệp trong nước cũng đóng một vai trò không nhỏ trong quá trình điều tiết Hiệu ứng này được gọi là hiệu ứng lan toả (Halo effect)

Theo lý thuyết về đường môi trường Kuznets, mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế và suy thoái môi trường có dạng đường chữ U ngược Nồng độ ô nhiễm của một quốc gia tăng lên cùng với sự phát triển và công nghiệp hóa, và sau đó giảm đi khi nền kinh tế chạm đến một mức độ giàu có nhất định và quốc gia đó sử dụng sự giàu

có để cải thiện chất lượng môi trường sống

Ngày đăng: 29/05/2019, 21:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w