Từ các kếtquả nghiên cứu của mình, Porter đã xác định rằng có hơn 20% công chúngnhận thức kiểm toán viên phải thực hiện 10 nhiệm vụ trong khi nhóm cộngđồng tài chính cho rằng điều đó là
Trang 1PHẠM QUỐC ĐÔN
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN
Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Đà Nẵng, 2017
Trang 2PHẠM QUỐC ĐÔN
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS HOÀNG TÙNG
Đà Nẵng, Năm 2017
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Câu hỏi nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu. 3
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
7 Kết cấu đề tài 4
8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM TOÁN VÀ KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN 13
1.1 KHÁI NIỆM KIỂM TOÁN VÀ PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN 13
1.1.1 Khái niệm kiểm toán 13
1.1.2 Phân loại kiểm toán 15
1.2 CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN 16
1.2.1 Trách nhiệm của KTV theo luật kiểm toán độc lập 16
1.2.2 Trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực kiểm toán VSA 200 19
1.2.3 Trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực kiểm toán VSA 240 21
1.2.4 Trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 260. 24
1.2.5 Trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực kiểm toán VSA 315 25
1.2.6 Trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực kiểm toán VSA 330 26
1.2.7 Trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực kiểm toán VSA 700 27
1.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN 29
Trang 51.3.3 Mô hình khoảng cách kỳ vọng kiểm toán 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 43
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN 44
2.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 44
2.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 44
2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 44
2.2.2 Xây dựng bảng hỏi 45
2.2.3 Thiết kế thang đo 50
2.2.4 Mẫu khảo sát 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 51
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN 52
3.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT 52
3.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM 53
3.2.1 Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán liên quan đến trách nhiệm của KTV và BGĐ công ty được kiểm toán 53
3.2.2 Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán liên quan đến vai trò của Báo cáo kiểm toán 58
3.2.3 Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán liên quan đến mức độ tin tưởng của BCKT 60
3.2.4 Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán liên quan đến khả năng KTV phát hiện các sai sót và gian lận có ảnh hưởng trọng yếu trên BCTC. 62
Trang 63.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHOẢNG
CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN 67
3.3.1 Hiểu biết của công chúng 67
3.3.2 Năng lực của Kiểm toán viên 69
3.3.3 Chuẩn mực kiểm toán 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 71
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM THU HẸP KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM 72
4.1 NÂNG CAO HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG BÁO CÁO KIỂM TOÁN 72
4.2 GIẢI THÍCH RÕ TRÁCH NHIỆM CỦA BAN GIÁM ĐỐC VÀ KIÊM TOÁN VIÊN TRÊN BÁO CÁO KIỂM TOÁN. 73
4.3 GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO KIỂM TOÁN 73
4.4 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN 75
4.5 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI 77
4.5.1 Hạn chế của đề tài 77
4.5.2 Định hướng nghiên cứu trong tương lai 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 79
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC
Trang 7BCTC Báo cáo tài chính
Trang 83.2 Thống kê mô tả mẫu khảo sát theo trình độ học vấn 523.3 Thống kê mô tả mẫu khảo sát theo trình độ học vấn 53
Thống kê mô tả và phân tích ANOVA sự khác biệt
3.4 nhận thức giữa các đối tượng khảo sát về trách nhiệm 54
của Kiểm toán viên và BGĐ
3.5 Phân tích Post-hoc sự khác biệt nhận thức giữa các 56
nhóm khảo sát về trách nhiệm của KTV và BGĐ
Thống kê mô tả và phân tích ANOVA sự khác biệt
3.6 nhận thức giữa các đối tượng khảo sát về vai trò của 59
BCKT
3.7 Phân tích Post-hoc sự khác biệt nhận thức giữa các 60
nhóm khảo sát về vai trò của BCKT
Thống kê mô tả và phân tích ANOVA sự khác biệt
3.8 nhận thức giữa các đối tượng khảo sát về mức độ tin 61
tưởng của BCKT
Thống kê mô tả và phân tích ANOVA sự khác biệt
3.9 nhận thức giữa các đối tượng khảo sát về khả năng 63
KTV phát hiện các sai sót và gian lận có ảnh hưởng
trọng yếu trên BCTC
Phân tích Post-hoc sự khác biệt nhận thức giữa các
3.10 nhóm khảo sát về khả năng KTV phát hiện các sai sót 64
và gian lận có ảnh hưởng trọng yếu trên BCTC
Trang 9Thống kê mô tả và phân tích ANOVA sự khác biệt
3.11 nhận thức giữa các đối tƣợng khảo sát về thuật ngữ 65
trên BCKT
3.12 Phân tích Post-hoc sự khác biệt nhận thức giữa các 66
nhóm khảo sát các thuật ngữ trên BCKT
Trang 10Số hiệu Tên hình Trang hình
2.2 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ 45
vọng kiểm toán
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị thường, các thông tin tài chính của một doanhnghiệp nhận được sự quan tâm của rất nhiều đối tượng khác nhau từ bên trong(Ban quản lý, nhân viên,…) đến bên ngoài doanh nghiệp (các nhà đầu tư, chovay, nhà cung cấp, cơ quan quản lý nhà nước,… ) Tuy mỗi đối tượng quan tâmđến BCTC của doanh nghiệp ở mỗi góc độ khác nhau, nhưng tất cả đều có yêucầu chung là các thông tin trong BCTC phải trung thực, hợp lý, và có thể tin cậyđược Điều đó đặt ra yêu cầu tất yếu khách quan cho sự ra đời của hoạt độngkiểm toán BCTC Kiểm toán độc lập đã tham gia tích cực vào việc kiểm tra,đánh giá, xác nhận độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính, làm cơ sở chohoạt động ra quyết định của Nhà đầu tư và ngày càng khẳng định được vị trí vàvai trò quan trọng trong nền kinh tế Với vai trò của mình, hoạt động kiểm toánBCTC nhận được nhiều sự kỳ vọng từ công chúng Tuy nhiên, trên thực tế KTVkhông thể đáp ứng tất cả các kỳ vọng này Với hàng loạt vụ phá sản, các bê bốitài chính trên thế giới như Enron (2001), Lehman Brother (2008),… và ở ViệtNam như Vinashin, Bông Bạch Tuyết, Habubank, Dược Viễn Đông, đã làm suygiảm niềm tin của công chúng cũng như làm gia tăng đáng kể những lời chỉ trích
và kiện tụng chống lại nghề kiểm toán Theo Godsell (1992), hiện tượng này cóthể là do niềm tin phổ biến rằng các bên liên quan sẽ có thể dựa vào thông tin đãđược kiểm toán như là một sự đảm bảo về tình hình hoạt động kinh doanh thực
tế của doanh nghiệp Vì vậy, nếu nó diễn ra, mà không có bất kỳ cảnh báo rằngcông ty đang gặp khó khăn tài chính nghiêm trọng, người ta tin rằng các kiểmtoán viên cần được thực hiện trách nhiệm đối với những bê bối tài chính Cùngvới Godsell, Almer và Brody (2002) khẳng định rằng sự thất bại trong kinhdoanh luôn được hiểu như là một thất bại của hoạt động kiểm toán mặc dù kiểmtoán
Trang 12viên đã thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán Almer và Brody (2002) bổsung thêm rằng một kiểm toán viên có thể thực hiện các cuộc kiểm toán củamình phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận chung nhưngvẫn luôn tồn tại rủi cho người sử dụng báo cáo tài chính Do đó chỉ ra rằngbản chất và mục tiêu của kiểm toán đã được nhìn nhận khác nhau bởi người
sử dụng báo cáo tài chính và những sự khác nhau này được gọi là "khoảngcách kỳ vọng kiểm toán"
“Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán” (AEG) được biết đến từ lâu nhưng
khái niệm này chỉ được đề cập đến trong nghiên cứu hàn lâm từ năm 1974bởi Liggo Kể từ thời điểm đó, có nhiều nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứuứng dụng về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán Kết quả hầu hết các nghiên cứuđều chỉ ra rằng, tồn tại khoảng cách kỳ vong kiểm toán giữa một bên là cácKTV độc lập và một bên là người sử dụng BCKT liên quan đến mục tiêu,chức năng kiểm toán, trách nhiệm kiểm toán viên, mức độ tin cây và hữu íchcủa báo cáo kiểm toán Phát hiện trong các nghiên cứu này chỉ ra rằng,khoảng cách kỳ vọng kiểm toán hình thành từ những khác biệt trong nhậnthức, đánh giá và kỳ vọng khác nhau giữa KTV và người sử dụng BCKT
Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán trong hoạt động kiểm toán BCTC sinh
ra trong sự tương tác của KTV và những đối tượng sử dụng BCKT như Nhàđầu tư, cổ đông thông qua BCKT Nó luôn tồn tại trong nền kinh tế vàkhông thể xóa bỏ hoàn toàn Tuy nhiên, nếu khoảng cách kỳ vọng kiểm toánquá lớn sẽ làm suy giảm niềm tin của công chúng đối với hoạt động kiểm toáncũng như mức độ tin cậy của các thông tin tài chính được cung cấp làm cơ sởcho việc ra quyết định, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việcxác định các nhân tố ảnh hưởng và tìm ra các giải pháp nhằm thu hẹp khoảngcách kỳ vọng kiểm toán là yếu cầu tất yếu và cấp thiết đối với nền kinh tế
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài “Phân tích các
Trang 13nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Việt Nam” làm luậnvăn nghiên cứu của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng đến mục tiêu phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởngđến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Việt Nam Từ đó nêu ra cũng như một
số giải pháp nhằm giảm thiểu khoảng cách này
3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu đó là có tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Việt Nam, những nhân tố nào ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán
ở Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khoảng cách kỳ vọng kiểm toán vàcác nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán trong hoạt độngkiểm toán BCTC
Phạm vị nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện khảo sát nhận thức củaKTV và người sử dụng BCKT ở Đà Nẵng và TPHCM
5 Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá khoảng cách
kỳ vọng kiểm toán ở Việt Nam Từ đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đếnkhoảng cách này
Cơ sở dữ liệu nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp thu thập từ bảng khảo sát, bao gồmnhững câu hỏi về quan điểm của các đối tượng khảo sát về khoảng cách kỳvọng kiểm toán ở Việt Nam, từ đó phân tích, xác định các nhân tố ảnh hưởng
Để đảm bảo việc thu thập dữ liệu đầy đủ và nhanh chóng, tác giả sử dụngphương pháp tiếp khảo sát trực tiếp, khảo sát qua mail và một số phương tiệnliên lạc khác đánh giá trực tiếp trên công cụ www.docs.google.com.vn
Trang 14Công cụ phân tích:
Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 Sau khi được sàng lọc
và làm sạch, dữ liệu được sử dụng để thực hiện các phân tích sau:
Thống kê mô tả: Mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu
Phân tích phương sai ANOVA để xem xét sự khác biệt nhận thức giữacác nhóm đối tượng khảo sát
Phân tích sâu Post-hoc để xem xét sự khác biệt giữa từng nhóm đốitượng khảo sát với nhau
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu này góp phần cung cấp cái nhìn tổng quan về khoảng cách
kỳ vọng kiểm toán, các nhân tố ảnh hưởng, thành phần tạo khoảng cách kỳvọng kiểm toán
Trên cơ sở đánh giá khoảng cách kỳ vọng kiểm toán, phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán trong môi trườngkiểm toán Việt Nam,đưa ra các một số gợi ý nhằm thu hẹp khoảng cách kỳvọng kiểm toán ở Việt Nam
7 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận Nghiên cứu gồm có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kiểm toán và khoảng cách kỳ vọng kiểmtoán
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khoảngcách kỳ vọng kiểm toán
Chương 3: Kết quả khảo sát khoảng cách kỳ vọng và các nhân tố ảnhhưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán
Chương 4: Một số gợi ý nhằm thu hẹp khoảng cách kỳ vọng kiểm toán
ở Việt Nam
Trang 158 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về khoảng cách kỳ vọng kiểm toántrên thế giới Trong khuôn khổ bài viết này tác giả chỉ tổng hợp một số nghiêncứu về sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và các nghiên cứu vềnhân tố ảnh hưởng và thành phần của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở trong
và ngoài nước
a Nghiên cứu nước ngoài
- Nghiên cứu về sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán
Nghiên cứu của Lee (1970) [30] là nghiên cứu đầu tiên về khoảng cách
kỳ vọng kiểm toán được thực hiện tại Anh Ông đã khảo sát các KTV (chủphần hùn và nhân viên), đối tượng bị kiểm toán (giám đốc, thư ký và kế toán)
và các đối tượng thụ hưởng (các nhà đầu tư, ngân hàng và môi giới chứngkhoán) nhằm xác định ý kiến của họ về 13 mục tiêu Hơn 80% số người đượchỏi xác định mục tiêu kiểm toán là phát hiện các gian lận và sai sót, đảm bảocông ty đã tuân thủ tất cả các yêu cầu pháp luật; xác minh tính chính xác của
sổ sách, hồ sơ kế toán; và đưa ra ý kiến trung thực hợp lý của BCTC Trái với
kỳ vọng của Lee, sự hiểu biết của KTV về các mục tiêu kiểm toán có chútkhác biệt so với các đối tượng bị kiểm toán và thụ hưởng Ông thừa nhậnrằng, nếu những người tham gia không có cùng chung nhận thức về mục tiêukiểm toán thì các lợi ích từ một cuộc kiểm toán sẽ không được đánh giá cao
và đáng tin cậy do thông tin tài chính được kiểm toán đã bị đặt sai chỗ
Nghiên cứu của Low (1988) [33] xem xét phạm vi khoảng cách kỳvọng kiểm toán giữa KTV và các nhà phân tích tài chính về các mục tiêu kiểmtoán tại Singapore Những người tham gia được cung cấp danh sách 13 mụctiêu của cuộc kiểm toán Kết quả cho thấy cả hai nhóm đều nhận thức được
về mục tiêu truyền thống của kiểm toán (đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính).Tuy nhiên, bên cạnh mục tiêu này, các phản hồi còn có hàng loạt
Trang 16những niềm tin mà họ xem là mục tiêu kiểm toán Các nhà phân tích tài chínhnhận thức một cuộc kiểm toán phải đảm bảo tính chính xác của các báo cáotài chính Thêm vào đó, nhận thức của họ về trách nhiệm của KTV liên quanđến việc phát hiện và ngăn chặn gian lận có nhiều đòi hỏi khắt khe hơn so vớinhững gì mà KTV tin rằng họ nên thực hiện.
Nghiên cứu của Humphrey, C., Moizer, P và Turley, S (1993) [27],Humphrey và cộng sự đã chỉ ra rằng sự hiểu lầm ở Anh về các chức năngkiểm toán là chút khác nhau so với nghiên cứu của Lee năm 1970 Năm 1990,Humphrey đã khảo sát một mẫu bao gồm KTV, người bị kiểm toán và nhữngngười sử dụng BCTC ở Anh để xác định ý kiến của họ về KTV và công việccủa họ, đánh giá theo thang đo Likert 7 điểm Tổng cộng có 2445 Bảng câuhỏi và có 935 phản hồi phục vụ cho phân tích Các nhà nghiên cứu đã nhậnthấy có sự khác biệt đáng kể về ý kiến cho rằng vai trò của KTV phải là đảmbảo rằng: là tất cả các gian lận đáng kể phải được phát hiện; công ty đượcđiều hành một cách hiệu quả; các cơ quan có thẩm quyền phải được thôngbáo về bất kỳ sai sót đáng kể nào; và Bảng cân đối kế toán cung cấp một đánhgiá hợp lý về công ty Nhóm nghiên cứu nhận xét "Trong tất cả các trườnghợp, KTV nhận thấy vai trò của mình bị hạn chế hơn so với những gì mà cácgiám đốc tài chính hoặc các nhóm người sử dụng nhận thấy”
- Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng và thành phần của khoảng
cách kỳ vọng kiểm toán.
Ngiên cứu của Porter (1993) [39], Porter đã nghiên cứu khoảng cách kỳvọng kiểm toán tại New Zealand bằng cách chia khoảng cách này thành haiphần: khoảng cách hoạt động và khoảng cách hợp lý Tác giả tiến hành nghiêncứu từ việc sử dụng một cuộc khảo sát qua mail được gửi đến hai nhóm đốitượng bị ảnh hưởng bởi hoạt động kiểm toán độc lập là (1) nhóm cộng đồngtài chính, bao gồm các KTV, nhân viên công ty, các nhà phân tích
Trang 17tài chính, sinh viên kiểm toán và (2) các nhóm công chúng bao gồm luật sư,phóng viên tài chính và các thành viên của công chúng nói chung Từ các kếtquả nghiên cứu của mình, Porter đã xác định rằng có hơn 20% công chúngnhận thức kiểm toán viên phải thực hiện 10 nhiệm vụ trong khi nhóm cộngđồng tài chính cho rằng điều đó là không hiệu quả và kinh tế khi thực hiện.Nghiên cứu thực nghiệm này đã giúp các nhà nghiên cứu xác định các thànhphần khác nhau của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán bao gồm khoảng cáchhợp lý (41%), khoảng cách chuẩn mực (53%) và khoảng cách năng lực (6%).
Nghiên cứu của Teck Heang Lee và cộng sự (2002) [46] tổng hợp hệthống kết quả nghiên cứu trước đây, và chỉ ra giải pháp thu hẹp khoảng cách
kỳ vọng kiểm toán thông qua hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức củangười sử dụng, thiết kế thủ tục kiểm toán, tăng cường trách nhiệm của KTV
và báo cáo kiểm toán mở rộng
Mahdi Salehi (2011) trong nghiên cứu [43] tiếp tục nghiên cứu liên quanđến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán, lần này tác giả đề cập đến bản chất và kíchthước khác nhau của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán trên toàn thế giới Nghiêncứu đi đến kết luận rằng khoảng cách này nên được thu hẹp bởi chính KTV, cảithiện trách nhiệm kiểm toán trong các chuẩn mực và giáo dục cho người sử dụngkhác nhau hiểu về mục tiêu và bảng chất của cuộc kiểm toán
Nghiên cứu của Asare và Wright (2012) [8], tác giả tiến hành nghiêncứu nhằm đánh giá sự hiểu biết của KTV và 2 nhóm người người sử dụng(nhân viên tín dụng ngân hàng và nhà đầu tư) về các thông điệp được truyềntải trên BCKT chuẩn theo SAS 58, đồng thời đánh giá về mức độ đồng thuậncủa họ trong việc giải thích các thuật ngữ được sử dụng trong báo cáo 154đối tượng tham gia khảo sát (bao gồm 78 KTV, 43 nhà đầu tư và 33 nhânviên ngân hàng) được yêu cầu trả lời các câu hỏi sau:
- Mức độ quan trọng của BCKT chuẩn trong việc ra quyết định (đầu
Trang 18- Khả năng KTV có thể phát hiện ra các gian lận trọng yếu trên BCTC?
Và tiếp theo là thu thập ý kiến của các nhóm người tham gia về hiểu biết
của họ về các thuật ngữ được sử dụng trên BCKT bao gồm “Sai sót trọngyếu”, đảm bảo hợp lý”, “thử nghiệm cơ bản”, “ước tính quan trọng” và “trìnhbày hợp lý”
Kết quả cho thấy so với KTV, người sử dụng xét xét BCKT là quan trọnghơn trong việc đánh giá rủi ro gian lận ngay cả khi họ đánh giá một khả năngthấp hơn mà KTV phát hiện gian lận Hơn nữa BCKT giúp người sử dụng cóđược một sự tin tưởng cao hơn trong quản lý của công ty, tính hợp lý của cáckhoản đầu tư và hoàn thành cách mục tiêu chiến lược hơn KTV Ngoài ra, trongmột số trường hợp, KTV, nhân viên tín dụng và nhà đầu tư có cách hiểu khácnhau về các thuật ngữ đươc sử dụng cho BCKT cho thấy sự bất đồng giữa người
sử dụng về việc giải thích các thuật ngữ chuyên môn này
Nghiên cứu Muylder và cộng sự (2012) [37] đã kiểm tra hiệu quả củaBCKT mở rộng theo ISA 700 và một khóa học kiểm toán trong việc thu hẹpkhoảng cách mong đợi đối với các sinh viên thuộc trường ĐH Tự do Brussel
Trang 19(Bỉ) Tất cả các sinh viên đều đã hoàn thành một khóa học về kế toán nhưng chỉ một trong số nhóm này được đào tạo về kiểm toán Các sinh viên được chia làm
3 nhóm:
- Nhóm thứ nhất gồm 42 sinh viên đã hoàn thành khóa học về kế toán nhận được một BCKT theo ISA700
- Nhóm thứ 2 gồm 43 sinh viên đã hoàn thành khóa học về kế toán nhận
được một BCKT mở rộng theo chuẩn ISA 700, trong báo cáo này gồm 3 thuậtngữ được giải thích tường tận hơn so với BCKT theo ISA 700 gồm đảm bảohợp lý, gian lận và hoạt động liên tục
- Nhóm thứ 3 gồm 74 sinh viên đã hoàn thành khóa học về cả kế toán
và kiểm toán, họ không được đọc bất kỳ BCKT nào trong 2 loại nói trên
Các đối tượng tham gia được yêu cầu trả lời các câu hỏi liên quan đếntrách nhiệm của họ về trách nhiệm chung của KTV, mức độ đảm bảo mà KTVcung cấp, trách nhiệm của KTV đối với gian lận và vấn đề hoạt động liên tục
và vấn đề lấy mẫu kiểm toán Kết quả khảo sát cho thấy rằng những ngườitham gia đào tạo về kiểm toán có được hiểu biết đúng đắn nhất (theo quy địnhcủa ISA) về chứng năng và trách nhiệm của KTV, giáo dục kiểm toán dẫn đếnmột sự hiểu biết quan trọng hơn về trách nhiệm của KTV liên quan đến côngtác phòng chống và phát hiện gian lận, đánh giá khả năng hoạt động liên tục.Những người tham gia đào tạo về kiểm toán cũng hiểu rõ hơn về ý nghĩa của
sự đảm bảo hợp lý và kết quả các thủ tục lấy mẫu kiểm toán
Nghiên cứu của Charles Guandaru Kamau (2013) [10] xem xét liệu cácnhân tố thái độ, kỹ năng, tính độc lập của KTV, phạm vi, phương pháp kiểmtoán, hiểu biết và nhu cầu của người sử dụng có ảnh hưởng tới khoảng cách
kỳ vọng kiểm toán hay không Kết quả khảo sát với 110 công ty kiểm toán ởKenya cho thấy các nhân tố thái độ, kỹ năng của KTV, hiểu biết, nhu cầu củangười sử dụng ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán Cụ thể, nhân
Trang 20tố thái độ và kỹ năng của KTV là 2 nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách thựchiện, nhân tố hiểu biết và nhu cầu của người sử dụng là 2 nhân tố ảnh hưởngđến khoảng cách hợp lý.
Nghiên cứu của Chinwuba Okafor và John Otalor (2013) [11] xem xétxem sự thiếu hiểu biết của công chúng về luật pháp, quy định liên quan đếntrách nhiệm của KTV, đánh giá của công chúng về việc thực hiện trách nhiệmcủa KTV có phải là nguyên nhân tạo nên khoảng cách kỳ vọng kiểm toán haykhông Tác giả tiến hành khảo sát sinh viên và giảng viên tại các trường ĐH ởNigeria.Kết quả cho thấy sự thiếu hiểu biết của công chúng về luật pháp, quyđịnh liên quan đến trách nhiệm của KTV, đánh giá của công chúng về việcthực hiện trách nhiệm của KTV là nguyên nhân tạo nên khoảng cách kỳ vọngkiểm toán Tác giả cho rằng cần thiết phải nâng cao hiểu biết của công chúng
về công việc của kiểm toán viên thông qua giáo dục
Nghiên cứu của Hasan Flayyeh (2014) [23], tác giả tiến hành khảo sát
60 nhà đầu tư, khảo sát nhận được 57 phản hồi Kết quả khảo sát cho thấy cácnhân tố tính độc lập của KTV, tính chính trực và khách quan của KTV, mức
độ công bố trong BCTC, trách nhiệm của KTV về số liệu kế toán và tăngcường thông tin với người sử dụng BCTC có ảnh hưởng đến việc thu hẹpkhoảng cách kỳ vọng kiểm toán Ngoài ra nghiên cứu còn chỉ ra không có sựkhác biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hẹp khoảng cách kỳ vọngkiểm toán theo quan điểm của nhà đầu tư do sự khác biệt về trình độ, và mức
độ sử dụng BCTC
Nghiên cứu của Kingsley, Raph Adeghe và Rachael (2015) [9] Dựa
trên nghiên cứu của Kamau, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu ở Nigeria, đốitượng khảo sát bao gồm KTV, người soạn thảo và người sử dụng báo cáo tàichính Kết quả khảo sát cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa nhân
tố tính độc lập, thái độ của KTV, hiểu biết của người sử dụng và khoảng cách
Trang 21kỳ vọng kiểm toán
b Nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu Phan Thanh Trúc (2013) [4]: Tác giả tiến hành khảo sát cácđối tượng bao gồm (1) các KTV, (2) nhà quản lý tài chính, kế toán viên và (3)Nhóm phân tích BCTC (bao gồm nhân viên ngân hàng, nhà đầu tư chứngkhoán) về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán và sự tồn tại củakhoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Việt Nam Kết quả cho thấy các nhân tốQuy mô công ty kiểm toán, kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn củaKTV, nhiệm kỳ của KTV, quy trình KSCL của công ty kiểm toán, tính độc lậpcủa KTV, giá phí kiểm toán, dịch vụ phi kiểm toán được cung cấp là các nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán Nghiên cứu cũng chỉ rarằng có khoảng cách kỳ vọng liên quan đến trách nhiệm chung của KTV trongkiểm toán BCTC, trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện công bố gian lận
và sai sót, mục đích, ý nghĩa của BCKT, thuật ngữ trên BCKT và ý nghĩa của
ý kiến kiểm toán trên BCKT Từ đó tác giả đề xuất một loại các giải phápnhằm nâng cao chất lượng kiểm toán góp phần thu hẹp khoảng cách kỳ vọng
ở Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Kịp (2015) [3], kế thừa từ nghiên cứucủa Porter (1993), tác giả tiến hành khảo sát 3 nhóm đối tượng đó là nhómKTV, nhóm người làm việc tại đơn vị được kiểm toán và nhóm người sửdụng BCTC về trách nhiệm hiện tại và trách nhiệm mong đợi nhằm thu thậpđánh giá sự hiểu biết của các đối tượng khảo sát đối với trách nhiệm của KTVtrong kiểm toán BCTC, từ đó đánh giá xem liệu có tồn tại khoảng cách kỳvọng kiểm toán ở Việt Nam hay không Kết quả từ 176 phẩn hồi của KTV,Nhà quản lý, kế toán, nhân viên ngân hàng, chứng khoán cho thấy có tồn tạikhoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Việt Nam, từ đó tác giả đưa ra một số giảipháp nhằm thu hẹp đó là nâng cao chất lượng kiểm toán, tăng cường công tác
Trang 22KSCL, nâng cao năng lực của KTV, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểmtoán, nâng cao hiểu biết của công chúng,…
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu được thực hiện trên thế giới
có liên quan đến luận án, có thể nói rằng, khoảng cách kỳ vọng kiểm toán vàcác nhân tố ảnh hưởng là một trong những chủ đề được nhiều nhà nghiên cứucủa các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm Các nghiên cứu sử dụngphương pháp định tính và định lượng đề tiếp cận theo quy trình từ các nghiêncứu trước, lý thuyết nền tảng và đặc điểm của từng quốc gia Tuy nhiên cácnghiên cứu mang tính chất riêng lẻ và chỉ tập trung vào một nhóm nhân tố nào
đó như đặc điểm của KTV, hiểu biết của công chúng,…
Ở Việt Nam, những năm gần đây, khoảng cách kỳ vọng kiểm toán đãđược nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tuy nhiên số lượng các nghiên cứu liênquan đến vấn đề này vẫn còn khá ít ỏi Các nghiên cứu chỉ dừng ở mức độxem xét, đánh giá khoảng cách kỳ vọng kiểm toán, vẫn chưa có nghiên cứunào đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách này
Trang 23CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM TOÁN VÀ KHOẢNG CÁCH
KỲ VỌNG KIỂM TOÁN
1.1 KHÁI NIỆM KIỂM TOÁN VÀ PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN
1.1.1 Khái niệm kiểm toán
Nguồn gốc của kiểm toán có thể xuất phát từ nền văn minh Hy Lạp và
Ai Cập cổ đại Từ "kiểm toán" bắt nguồn từ chữ Latin "audire" có nghĩa là
"nghe" Kiểm toán ban đầu mang tính bắt buộc và tập trung vào việc xác địnhcác hành vi gian lận và không tuân thủ về tài chính Trong thế kỷ XVIII, khi
mà vai trò của KTV là xác định tính trung thực của các cá nhân chịu tráchnhiệm tài chính Sau đó, loại hình kiểm toán thường được thực hiện là điềutrần trước công chúng về kết quả thực hiện các quan chức chính phủ và giámsát của các báo cáo sử dụng vốn với mục tiêu xác định trách nhiệm của các cánhân Cả hai loại hình này được thiết kế để có đủ khả năng kiểm tra tráchnhiệm chứ không có gì hơn
Trong thế ký XIX, vai trò của KTV liên hệ trực tiếp với chức năng quản
lý của chủ sở hữu Nhưng cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh,chức năng xác minh dựa trên cơ sở lấy mẫu ra đời Vai trò của KTV phải thayđổi để đáp ứng nhu cầu của các đổi tượng về dịch vụ của mình Sự thay đổichức năng kiểm toán từ “đúng và chính xác” sang “trung thực và hợp lý” gây
ra một sự thay đổi thế giới quan trong quá trình kiểm toán Điều này cũng gây
ra một sự thay đổi trong quan điểm kiểm toán từ “đảm bảo đầy đủ” sang “đảmbảo hợp lý” Việc kiểm soát các xung đột lợi ích giữa các nhà quản lý, cổđông và trái chủ là lý do chính để KTV tham gia (Chow, 1982) Những thayđổi trong nghề nghiệp kể từ năm 1970 là rất đáng kể và về cơ bản đã thay đổicách thức hoạt động, thực hiện kiểm toán, cấu trúc và quản lý của các
Trang 24công ty kiểm toán Tuy nhiên, sự thay đổi chức năng kiểm toán không cónghĩa rằng nhận thức của người sử đụng BCTC cũng thay đổi khi họ mongđợi KTV phải thực hiện các chức năng như chịu trách nhiệm cho bất kỳ saisót hoặc không tuân thủ trong BCTC, thực hiện kiểm tra 100% thay vì kiểmtra chọn mẫu, BCKT đóng vai trò như là tín hiệu cảnh báo sớm cho sự phásản của công ty.
Mặc dù khái niệm kiểm toán đã xuất hiện khá lâu đời nhưng cho đến nayvẫn còn có những cách hiểu khác nhau, đôi khi chưa có sự đồng nhất Mautz vàSharaf (1980) định nghĩa kiểm toán là “có liên quan đến việc xác minh số liệu kếtoán, tính chính xác và độ tin cậy của BCTC” Các định nghĩa của Hiệp hội kếtoán Mỹ AAA, Arens và cộng sự (1997) bao gồm “thu thập và đánh giá bằngchứng một cách khách quan" và "người độc lập có trình độ" Hàm ý là các KTVphải có đủ năng lực để hiểu các chuẩn mực được sử đụng và có khả năng để thuthập các bằng chứng nhằm đưa ra kết luận đúng đắn và phải có một thái độ độclập để đánh giá kết quả một cách khách quan mà không thiên vị hay thành kiến,đồng thời nhấn mạnh đến sự phù hợp giữa thông tin với các tiêu chuẩn đã đượcthiết lập Khái niệm này khá phù hợp với quan niệm của trường Đại học Kinh tế
TP Hồ Chí Minh cho rằng “Kiểm toán là một quá trình do KTV đủ năng lực vàđộc lập tiến hành nhằm thu thập bằng chứng về những thông tin có thể địnhlượng của một tổ chức và đánh giá chúng nhằm thẩm định và báo cáo về mức độphù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập” Còn cácnhà kinh tể Pháp lại quan niệm rằng "Kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tracác tài khoản niên độ của một tổ chức do một người độc lập, đủ danh nghĩa gọi
là một KTV tiến hành để khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúngtình hình tài chính thực tế không che dấu sự gian lận và chúng được trình bàytheo mẫu chính thức của luật định” Theo định nghĩa của Liên đoàn Kế toán quốc
tế (International
Trang 25Federation of Accountants - IFAC) thì “Kiểm toán là việc các KTV độc lậpkiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các bản báo cáo tài chính”.
Như vậy, các khái niệm trên phản ánh tương đối đấy đủ về các đặctrưng cơ bản của kiểm toán truyền thống đã phát triển lâu đời Các khái niệmkhẳng định rằng Kiểm toán là sự kiểm tra và bày tỏ ý kiến về bản khai tàichính hoặc các tài khoản của một tổ chức, cơ quan, xí nghiệp; việc kiểm toánđược thực hiện bởi kiểm toán viên có chuyên môn nghiệp vụ, độc lập, đánhgiá mức độ trung thực, phù hợp của các thông tin so với các tiêu chuẩn đãđược thiết lập; các thông tin kiểm toán được trình bày theo một cách thứcnhất định
1.1.2 Phân loại kiểm toán
Theo mục đích, kiểm toán được phân thành 3 loại:
- Kiểm toán báo cáo tài chính:
Kiểm toán báo cáo tài chính là việc KTV kiểm tra, đưa ra ý kiến vềtính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chínhcủa đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán
Nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán, KTV phải dựa vào hệ thống chuẩnmực kế toán, chế độ kế toán cùng hệ thống các văn bản pháp lý có hiệu lực đểthực hiện kiểm toán Do những người sử dụng BCTC thường là bên ngoàiđơn vị được kiểm toán, quan tâm đến thông tin tài chính với mục đích khácnhau nên cơ sở thực hiện kiểm toán cần phải đảm bảo tính thống nhất
Kết quả kiểm toán phải thể hiện được ý kiến của KTV về độ tin cậy củathông tin được trình bày trên BCTC và được trình bày trên BCKT của KTV
- Kiểm toán hoạt động:
Kiểm toán hoạt động: là việc KTV kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính kinh
tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của một bộ phận hoặc toàn bộ đơn vị đượckiểm toán
Trang 26Đối tượng của kiểm toán hoạt động rất đa dạng, từ việc đánh giá mộtphương án kinh doanh, một dự án, một quy trình công nghệ, một công trìnhXDCB, một loại tài sản, thiết bị mới đưa vào hoạt động hay việc luân chuyểnchứng từ trong một đơn vị… Vì thế, khó có thể đưa ra các chuẩn mực choloại kiểm toán này Đồng thời, tính hữu hiệu và hiệu quả của quá trình hoạtđộng rất khó được đánh giá một cách khách quan so với tính tuân thủ và tínhtrung thực, hợp lý của BCTC Thay vào đó, việc xây dựng các chuẩn mực làm
cơ sở đánh giá thông tin có tính định tính trong một cuộc kiểm toán hoạt động
là một việc mang nặng tính chủ quan
Trong kiểm toán hoạt động, việc kiểm tra thường vượt khỏi phạm vicông tác kế toán, tài chính mà liên quan đến nhiều lĩnh vực Kiểm toán hoạtđộng phải sử dụng nhiều biện pháp, kỹ năng nghiệp vụ và phân tích, đánh giákhác nhau Báo cáo kết quả kiểm toán thường là bản giải trình các nhận xét,đánh giá, kết luận và ý kiến đề xuất cải tiến hoạt động
- Kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán tuân thủ là việc KTV kiểm tra, đưa ra ý kiến về việc tuânthủ pháp luật, quy chế, quy định mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện Vídụ: Kiểm toán việc tuân thủ các luật thuế ở đơn vị; Kiểm toán của cơ quannhà nước đối với DNNN, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN về việc chấphành các chính sách, chế độ về tài chính, kế toán; Kiểm toán việc chấp hànhcác điều khoản của hợp đồng tín dụng đối với đơn vị sử dụng vốn vay củangân hàng
1.2 CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN
1.2.1 Trách nhiệm của KTV theo luật kiểm toán độc lập
Điều 18, luật kiểm toán độc lập ban hành ngày 29/03/2011 quy địnhtrách nhiệm của KTV hành nghề như sau:
- Tuân thủ nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập;
Trang 27- Không can thiệp vào hoạt động của khách hàng, đơn vị được kiểmtoán trong quá trình thực hiện kiểm toán,
- Từ chối thưc hiện kiểm toán cho khách hàng, đơn vị được kiểm toánnếu xét thấy không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn,không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Từ chối thực hiện kiểm toán trong trường hợp khách hàng, đơn vịđược kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu về chuyênmôn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật;
- Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm;
- Thường xuyên trao đổi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghềnghiệp;
- Thực hiện kiểm toán, soát xét hồ sơ kiểm toán hoăc ký BCKT và chịutrách nhiệm vế BCKT và hoạt động kiểm toán của mình,
- Báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán của mình theo yêucầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tuân thủ quy định của Luật này và pháp luật của nước sở tại trong trường hợp hành nghề kiểm toán ở nước ngoài
- Chấp hành yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát Chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định của BTC,
- Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật
Tại điều 29 quy định trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán như sau
- Hoạt động theo nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiệnkinh doanh dịch vụ kiểm toán,
- Bố trí nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp để bảo đảm chấtlượng dịch vụ kiểm toán, quản lý hoạt động nghề nghiệp của KTV hành nghề,
- Hàng năm thông báo danh sách KTV hành nghề cho cơ quan nhànước có thẩm quyền,
Trang 28- Bồi thường thiệt hại cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán trên cơ
sở hợp đồng kiểm toán và theo quy định của pháp luật;
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho KTV hành nghề hoặc trích lâp quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của BTC;
- Thông báo cho đơn vị được kiểm toán khi nhận thấy đơn vị được kiểm toán có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh tế, tài chính, kế toán;
- Cung cấp thông tin về KTV hành nghề và DNKT, chi nhánh DNKTnước ngoài tại Việt Nam cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu kiểm toán theo yêu cầu bằng văn bản của cơquan nhà nước có thẩm quyền,
- Báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán độc lập;
- Cung cấp kịp thời, đẩy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầucủa cơ quan có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, thanh tra và chịu tráchnhiệm vể tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp, chấphành quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanhtra,
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng về kết quả kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán đã giao kết;
- Chịu trách nhiệm với người sử dụng kết quả kiểm toán khi người sửdụng kết quả kiểm toán: (1) Có lợi ích liên quan trực tiếp đến kết quả kiểmtoán của đơn vị được kiểm toán tại ngày ký báo cáo kiểm toán; (2) Có hiểubiết một cách hợp lý về báo cáo tài chính và cơ sở lập báo cáo tài chính là cácchuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định khác của pháp luật có liênquan; (3) Đã sử dụng một cách thận trọng thông tin trên báo cáo tài chính đã kiểm toán
- Từ chối thực hiện kiểm toán khi xét thấy không bảo đảm tính độc lập,không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện kiểm toán;
Trang 29- Từ chối thực hiện kiểm toán khi khách hàng, đơn vị được kiểm toán
có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ hoặctrái với quy định của pháp luật;
- Tổ chức kiểm soát chất lượng hoạt động và chịu sự kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính;
- Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật
1.2.2 Trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực kiểm toán VSA 200
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 200 được Ban hành kèm theo Thông
tu số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của BTC Theo đoạn 11của chuẩn mục này, mục tiêu tổng thể của KTV và doanh nghiệp kiểm toánkhi thực hiện kiểm toán BCTC là: “Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệuBCTC, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lậnhoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp KTV đưa ra ý kiến về việc liệu BCTC
có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng,trên các khía cạnh trọng yếu hay không”
KTV phải đạt dược sự đảm bảo hợp lý về việc liệu BCTC, xét trênphương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc do nhầm lẫnhay không Sự đảm bảo hợp lý là sự đảm bảo ở mức độ cao và chỉ đạt đượckhi KTV đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm làmgiảm rủi ro kiểm toán (là rủi ro do KTV đưa ra ý kiến không phù hợp khiBCTC còn có những sai sót trọng yếu) tới một mức độ thấp có thể chấp nhậnđược Tuy nhiên, sự đảm bảo hợp lý không phải là đảm bảo tuyệt đối, do luôntồn tại những hạn chế vốn có của cuộc kiểm toán làm cho hầu hết bằng chứngkiểm toán mà KTV dựa vào để đưa ra kết luận và ý kiến kiểm toán đều mangtính thuyết phục hơn là khẳng định (đoạn 05) Những hạn chế vốn có của cuộckiểm toán do:
- Bản chất của việc lập và trình bày BCTC: việc lập và trình bày BCTC
Trang 30gồm các xét đoán của BGĐ, nhiều khoản mục trên BCTC liên quan đến cácquyết định hoặc đánh giá chủ quan hoặc có mức độ không chắc chắn dẫn đếnkết quả là một số khoản mục trên BCTC có mức độ thay đổi tiềm tàng, khôngthể loại trừ hoàn toàn mà chỉ có thể áp dụng các thủ tục kiểm toán bổ sung đểđánh giá.
- Bản chất của các thủ tục kiểm toán: khả năng thu thập bằng chứngkiểm toán của KTV bị giới hạn về tính khả thi hoặc giới hạn pháp lý nhưBGĐ ĐVĐKT hoặc đối tượng khác có thể cố ý hoặc vô ý không cung cấp đầy
đủ thông tin, hành vi gian lận có thể được thực hiện tinh vi và kỹ lưỡng đểche dấu và KTV không được đào tạo để làm chuyên gia xác minh chứng từgiả mạo; KTV không có quyền điều tra, thanh tra, xét hỏi, khám xét như cuộcđiều tra của cơ quan pháp luật
- Sự cân nhắc giữa thời gian và giá phí một cách hợp lý: sự thích hợpcủa thông tin, giá trị của thông tin có xu hướng giảm đi theo thời gian và cầncân nhắc sự cân đối giữa độ tin cậy của thông tin với chi phí bỏ ra để có đượcthông tin đó
Theo khoản j, đoạn 13 của chuẩn mực này cũng nêu rõ trách nhiệm củaBGĐ và BQT:
- Lập và trình bày BCTC phù hợp với khuôn khổ quy định;
- Đảm bảo cho việc lập và trình bày BCTC không còn sai sót trọng yếu
Trang 31KTV cũng có trách nhiệm trao đổi thông tin và báo cáo về một số vấn
đề phát sinh từ cuộc kiểm toán với người sít dụng BCTC, BGĐ, BQT hoặccác đối tượng khác ngoài ĐVĐKT (đoạn 09)
Như vậy, BCTC sử dụng để kiểm toán là báo cáo đã được BGĐĐVĐKT lập với sự giám sát của BQT đơn vị, đã ký tên, đóng dấu theo quyđịnh của pháp luật và việc kiểm toán BCTC không làm giảm nhẹ trách nhiệmcủa BGĐ hoặc BQT ĐVĐKT (đoạn 04)
1.2.3 Trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực kiểm toán VSA 240
Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của KTV đối vớigian lận trong quá trình kiểm toán BCTC Tuy nhiên ngay đoạn 04 đã xácđịnh: “Việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận trước hết thuộc về trách nhiệmcủa BQT và BGĐ ĐVĐKT Điều quan trọng là BGĐ, với sự giám sát củaBQT, phải đặc biệt chú ý đến việc ngăn ngừa gian lận nhằm làm giảm bớt các
cơ hội thực hiện hành vi gian lận và phát hiện gian lận qua đó thuyết phục các
cá nhân không thực hiện hành vi gian lận vì khả năng bị phát hiện và xửphạt” KTV chỉ chịu trách nhiệm đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệuBCTC, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lậnhoặc nhầm lẫn hay không với những hạn chế vốn có của kiểm toán (đoạn 05)
Theo đoạn 10 của chuẩn mực này, trách nhiệm của KTV là:
- Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC do gianlận;
- Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về các rủi ro có saisót trọng yếu do gian lận đã được đánh giá, thông qua việc thiết kế và thực hiện những biện pháp xử lý thích hợp;
- Có biện pháp xử lý thích hợp đối với gian lận đã được xác định hoặc
có nghi vấn trong quá trình kiểm toán
Để đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan nhằm tìm hiểu về
Trang 32ĐVĐKT và môi trường hoạt động của đơn vị, KTV phải phỏng vấn BGĐĐVĐKT về đánh giá của họ về rủi ro có thể có sai sót do gian lận trongBCTC, bao gồm nội dung, phạm vi và tần suất của các đánh giá đó; quy trìnhxác định và xử lý rủi ro có gian lận; quan điểm về gian lận, các hoạt độngkinh doanh và hành vi đạo đức Và KTV cũng phải phỏng vấn bộ phận kiểmtoán nội bộ và các đối tượng khác để xác định xem họ có biết về bất kỳ gianlận nào trong thực tế, nghi ngờ có gian lận hoặc cáo buộc gian lận nào ảnhhưởng đến đơn vị hay không, và để tìm hiểu các quan điểm của họ về rủi ro
có gian lận tại đơn vị (đoạn 17 - 19)
KTV phải tìm hiểu cách thức mà BQT thực hiện chức năng giám sátquy trình xác định và xử lý rủi ro có gian lận trong đơn vị của BGĐ và kiểmsoát nội bộ mà BGĐ thiết lập để giảm thiểu các rủi ro Sau đó, KTV phảiphỏng vấn BQT để xác định xem BQT có biết về bất kỳ gian lận nào trongthực tế, nghi ngờ có gian lận hoặc cáo buộc gian lận nào ảnh hưởng đến đơn
vị hay không và đối với kết quả đã phỏng vấn BGĐ xem liệu có sự phù hợp
và nhất quán (đoạn 20 - 21)
Sau khi phỏng vấn và thu thập các thông tin cần thiết, KTV phải xácđịnh và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận ở cấp độ BCTC và ởcấp độ cơ sở dẫn liệu của các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tinthuyết minh và có những biện pháp xử lý phù hợp theo quy định của chuẩnmực này Và khi KTV khẳng định rằng BCTC có chứa đựng sai sót trọng yếu,hoặc không thể đưa ra kết luận được rằng BCTC có chứa đựng sai sót trọngyếu do gian lận hay không thì KTV phải đánh giá các tác động đối với cuộckiểm toán và cân nhắc thực hiện những công việc tiếp theo cho phù hợp:
- Thu thập giải trình bằng văn bản của BGĐ và BQT ĐVĐKT về việcthừa nhận trách nhiệm thiết lập, thực hiện và duy trì kiểm soát nội bộ nhằmngăn ngừa và phát hiện gian lận; đã cung cấp cho KTV các thông tin mà họ
Trang 33biết về bất kỳ cáo buộc gian lận, hoặc nghi ngờ gian lận nào có ảnh hưởng đến BCTC.
- Trao đổi với Ban Giám đốc: khi đã thu thập được bằng chứng về sựtồn tại hoặc có thể tồn tại gian lận do các nhân viên thực hiện, KTV cần traođổi ngay với Ban Giám đốc, kể cả khi vấn đề phát hiện được có thể được coi
là không có ảnh hưởng đáng kể
- Trao đổi với Ban quản trị: nếu KTV xác định được hoặc nghi ngờrằng hành vi gian lận có liên quan đến BGĐ; các nhân viên giữ vai trò quantrọng trong kiểm soát nội bộ; những người khác trong trường hợp hành vigian lận dẫn đến sai sót trọng yếu trong BCTC thì KTV phải trao đổi vấn đềnày với BQT và thảo luận với BQT về nội dung, lịch trình và phạm vi của cácthủ tục kiểm toán cần thiết để hoàn tất cuộc kiểm toán
- Rút khỏi hợp đồng kiểm toán: xác định trách nhiệm nghề nghiệp hoặctrách nhiệm pháp lý yêu cầu phải báo cáo với đối tượng đã chỉ định thực hiệncuộc kiểm toán hoặc báo cáo với các cơ quan quản lý có thẩm quyền (nếu có)
về việc KTV rút khỏi hợp đồng kiểm toán và lý do rút khỏi hợp đồng kiểmtoán
- Trao đổi với các cơ quan quản lý và cơ quan pháp luật có liên quan:nếu xác định được hành vi gian lận hoặc nghi ngờ có hành vi gian lận thìKTV phải xác định trách nhiệm báo cáo về hành vi gian lận hoặc nghi ngờ cóhành vi gian lận đó với bên thứ ba (nếu có) Mặc dù trách nhiệm bảo mậtthông tin của khách hàng có thể không cho phép KTV thực hiện việc báo cáo
đó nhưng trong một số trường hợp, trách nhiệm pháp lý của KTV có thể caohơn trách nhiệm bảo mật đó, tùy theo từng trường hợp cụ thể, KTV có thểphải xin ý kiến của chuyên gia tư vấn pháp luật để xác định sự cần thiết phảibáo cáo về các gian lận với cơ quan quản lý, cơ quan pháp luật có liên quan
để đảm bảo các bước công việc cần thiết đối với lợi ích công chúng trước ảnh
Trang 34hưởng của các gian lận đã phát hiện.
1.2.4 Trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 260.
Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của KTV vàDNKT trong việc trao đổi các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán BCTC vớiban quản trị của ĐVĐKT
Đoạn 9 của chuẩn mực này nêu rõ, KTV và DNKT phải:
Có biện pháp xử lý thích hợp đối với gian lận đã được xác định hoặc cónghi vấn trong quá trình kiểm toán
Trong một số trường họp cụ thể, KTV có thể xem xét các tình huốngsau:
Khi kết quả của một sai sót do gian lận hoặc nghi ngờ có gian lận, nếugặp phải tình huống dẫn đến yêu cầu xem xét lại khả năng tiếp tục thực hiệncông việc kiểm toán thì KTV phải:
- Xác định trách nhiệm nghề nghiệp và trách nhiệm pháp lý áp dụngtrong tình huống đó, bao gồm trách nhiệm phải báo cáo với đối tuợng đã chỉđịnh thực hiện cuộc kiểm toán hoặc báo cáo với các cơ quan quản lý có thẩmquyền (nếu có);
- Cân nhắc việc rút khỏi hợp đồng kiểm toán nếu pháp luật hoặc các quy định liên quan cho phép;
Khi KTV xác định được hành vi gian lận hoặc thu thập được thông tincho thấy có thể có hành vi gian lận thì KTV phải kịp thời trao đổi các vấn đềnày với cấp quản lý thích hợp của đơn vị nhằm thông báo với những người cótrách nhiệm chính trong việc việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận về các vấn
đề liên quan đến trách nhiệm của họ
Khi xác định được hành vi gian lận hoặc nghi ngờ có hành vi gian lậnthì kiểm toán viên phải xác định trách nhiệm báo cáo về hành vi gian lận hoặc
Trang 35nghi ngờ có hành vi gian lận đó với bên thứ ba (nếu có) Mặc dù trách nhiệmbảo mật thông tin của khách hàng có thể không cho phép kiểm toán viên thựchiện việc báo cáo đó nhưng trong một số trường hợp, trách nhiệm pháp lýcủa kiểm toán viên có thể cao hơn trách nhiêm bảo mật đó.
1.2.5 Trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực kiểm toán VSA 315
Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của KTV là xácđịnh và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp
độ BCTC và cấp độ cơ sở dẫn liệu, thông qua hiểu biết về ĐVĐKT và môitrường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ, từ đó cung cấp cơ sở choviệc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọngyếu đã được đánh giá (đoạn 03)
KTV phải thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động đểxác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của khách hàng
có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sóttrọng yếu do gian lận KTV phải tìm hiểu các thông tin sau:
- Ngành nghề kinh doanh, các quy định pháp lý
- Đặc điểm của đơn vị bao gồm lĩnh vực hoạt động; loại hình sở hữu và
bộ máy quản trị; Các hình thức đầu tư mà đơn vị đang và sẽ tham gia; Cơ cấu
tổ chức, sản xuất kinh doanh và quản lý và cơ cấu nguồn vốn của đơn vị
- Các chính sách kế toán mà đơn vị lựa chọn áp dụng
- Mục tiêu, chiến lược của đơn vị và những rủi ro kinh doanh có liênquan mà có thể dẫn đến rủi ro có sai sót trọng yếu
- Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị
Chuẩn mực này đưa ra một số phương pháp giúp KTV thu thập những hiểu biết về đơn vị, bao gồm:
- Phỏng vấn BGĐ và các cá nhân khác trong đơn vị mà theo xét đoáncủa KTV có khả năng cung cấp thông tin hỗ trợ cho việc xác định rủi ro có sai
Trang 36sót trọng yếu do gian lận.
- Thực hiện thủ tục phân tích
- Quan sát và điều tra
- Sử dụng các thông tin thu thập được từ kinh nghiệm của các cuộc kiểm toán trước
- Thảo luận giữa các KTV, tận dụng hiểu biết của các KTV có nhiềukinh nghiệm và chuyên môn lâu năm về khách hàng để đánh giá khả năngBCTC của đơn vị có dễ xảy ra sai sót trọng yếu do gian lận
1.2.6 Trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực kiểm toán VSA 330
Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của KTV là thuthập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến các rủi ro có saisót trọng yếu đã được đánh giá, thông qua việc thiết kế và thực hiện các biệnpháp xử lý phù hợp đối với các rủi ro Sau khi xác định và đánh giá rủi ro theoVSA 315, tùy theo rủi ro ở cấp độ BCTC hay cơ sở dẫn liệu mà KTV có biệnpháp xử lý phù hợp
Biện pháp xử lý tổng thể đối với các rủi ro có sai sót trọng yếu đã đượcđánh giá ở cấp độ BCTC có thể bao gồm:
- Nhấn mạnh với nhóm kiểm toán về sự cần thiết phải duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp;
- Bổ nhiệm các thành viên nhóm kiểm toán có kinh nghiệm hoặc có kỹ năng chuyên môn đặc biệt, hoặc sử dụng chuyên gia;
Trang 37lịch trình và phạm vi dựa vào kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ởcấp độ cơ sở dẫn liệu KTV có thể sử dụng thử nghiệm kiểm soát nếu mongđợi rằng các kiểm soát hoạt động hiệu quả, hay thử nghiệm cơ bản đối vớitừng nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh trọng yếu hoặcphương pháp kết hợp thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản cũng làmột phương pháp hữu hiệu.
1.2.7 Trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực kiểm toán VSA 700
Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm củaKTV và doanh nghiệp kiểm toán trong việc đưa ra ý kiến kiểm toán về báocáo tài chính Chuẩn mực này cũng quy định hình thức và nội dung của báocáo kiểm toán được phát hành như là kết quả công việc kiểm toán báo cáo tàichính
Trách nhiệm của KTV đó là đưa ra ý kiến kiểm toán về việc liệu báocáo tài chính có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáotài chính được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không
Để đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính, kiểm toán viên phảikết luận liệu kiểm toán viên đã đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc báo cáotài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lậnhoặc nhầm lẫn hay không Kết luận đó cần tính đến:
- Kết luận của kiểm toán viên về việc liệu đã thu thập được đầy đủbằng chứng kiểm toán thích hợp hay chưa (theo quy định tại đoạn 26 Chuẩnmực kiểm toán Việt Nam số 330);
- Kết luận của kiểm toán viên về việc liệu những sai sót không đượcđiều chỉnh, khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại, có trọng yếu hay không (theoquy định tại đoạn 11 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 450);
- Những đánh giá được nêu trong các đoạn 12 – 15 Chuẩn mực VSA700
Trang 38Kiểm toán viên phải đánh giá liệu báo cáo tài chính có được lập phùhợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trêncác khía cạnh trọng yếu hay không Khi đánh giá, kiểm toán viên đồng thờiphải xem xét các khía cạnh định tính của công việc kế toán của đơn vị đượckiểm toán, kể cả các dấu hiệu về sự thiên lệch trong xét đoán của Ban Giámđốc.
VSA 700 quy định về hình thức báo cáo kiểm toán cho các cuộc kiểmtoán được tiến hành theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Trong BCKT,phải nêu rõ trách nhiệm của BGĐ với BCTC và trách nhiệm của KTV
Đoạn 26 của chuẩn mực quy định Báo cáo kiểm toán phải mô tả tráchnhiệm của Ban Giám đốc trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính, trong
đó giải thích thêm rằng Ban Giám đốc chịu trách nhiệm lập và trình bày báocáo tài chính theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được ápdụng, và chịu trách nhiệm về kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định làcần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính không có saisót trọng yếu do gian lận hoặc do nhầm lẫn
Trong trường hợp báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về trìnhbày hợp lý, phần giải thích về trách nhiệm của Ban Giám đốc đối với báo cáotài chính trong báo cáo kiểm toán phải đề cập đến “trách nhiệm lập và trìnhbày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính của Công ty” (VSA 700, đoạn 27)
Đoạn 30 của chuẩn mực quy định “Báo cáo kiểm toán phải nêu rõ rằngcông việc kiểm toán đã được tiến hành theo các chuẩn mực kiểm toán ViệtNam Báo cáo kiểm toán cũng phải giải thích rằng các chuẩn mực đó yêu cầukiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghềnghiệp, phải lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảmbảo hợp lý về việc báo cáo tài chính có còn sai sót trọng yếu hay không”
Báo cáo kiểm toán phải mô tả về cuộc kiểm toán bằng cách nêu rõ:
Trang 39- Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục để thu thập các bằng chứng kiểm toán về các số liệu và thuyết minh trên báo cáo tài chính;
- Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán của kiểm toánviên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính, dogian lận hoặc nhầm lẫn Khi thực hiện đánh giá rủi ro, kiểm toán viên xem xétkiểm soát nội bộ của đơn vị liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tàichính trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tìnhhình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về tính hữu hiệucủa kiểm soát nội bộ của đơn vị Trong trường hợp kiểm toán viên cũng cótrách nhiệm đưa ra ý kiến về tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ cùng với việckiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ bỏ đi đoạn nói rằng việc kiểmtoán viên xem xét kiểm soát nội bộ không nhằm mục đích đưa ra ý kiến vềtính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ của đơn vị;
- Công việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá tính thích hợp củacác chính sách kế toán được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính kế toáncủa Ban Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo tàichính Trong trường hợp báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về trìnhbày hợp lý, phần mô tả về cuộc kiểm toán trong báo cáo kiểm toán phải đềcập đến “trách nhiệm lập và trình bày trung thực và hợp lý các báo cáo tài chính của đơn vị”
Báo cáo kiểm toán phải nêu rõ liệu kiểm toán viên có tin tưởng rằngcác bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên đã thu thập được là đầy đủ vàthích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán hay không
1.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM
TOÁN
1.3.1 Khái niệm khoảng cách kỳ vọng kiểm toán
Khái niệm khoảng cách kỳ vọng kiểm toán (audit expectation gap) lần
Trang 40đầu tiên được định nghĩa chính thức bởi Liggio (1974) là mức độ khác nhaugiữa kỳ vọng của kiểm toán viên và những người sử dụng báo cáo tài chínhđối với kết quả kiểm toán.
Theo Guy và Sullivan (1988), có sự khác biệt giữa những gì mà côngchúng và những nguời sử dụng BCTC tin tuởng KTV chịu trách nhiệm vànhững gì mà KTV tin tưởng họ chịu trách nhiệm
Porter (1991) định nghĩa AEG là sự khác biệt giữa những gì mà nguời sửdụng BCTC mong đợi KTV có thể và nên thực hiện và những gì mà KTV nghĩ
họ có thể thực hiện đuợc McEnroe và Martens (2001) miêu tả AEG biểu thị cho
sự khác biệt giữa những gì nguời sử dụng BCTC nhận thức như là một phầntrong trách nhiệm của KTV và những gì KTV nhận thức đuợc về trách nhiệmcủa mình Như vậy, công chúng mong đợi KTV phát hiện ra những sai sót vàđánh giá thành quả quản trị, trong khi KTV xem xét vai trò của mình nằm ở việcđánh giá tính trung thực của BCTC (Eden và cộng sự, 2003)
Ngày càng có nhiều bằng chứng chứng tỏ có sự hiện diện của khoảng
cách kỳ vọng trong kiểm toán (Godsell 1992), cũng theo Godsell: “khoảng
cách kỳ vọng tồn tại khi giữa kiểm toán viên và công chúng có những hiểubiết khác nhau về nhiệm vụ và trách nhiệm của kiểm toán viên và nhữngthông tin cung cấp từ báo cáo kiểm toán” Tương tự, Guy và Sullivan (1998,theo Mahadesvaswamy và Salehi, 2008) khoảng cách kỳ vọng kiểm toánchính là nhận thức khác nhau về trách nhiệm của kiểm toán viên giữa chínhkiểm toán viên đó với công chúng và những người sử dụng báo cáo tài chính
Dù có những sự khác biệt nhỏ trong định nghĩa của các nhà nghiên cứunhưng tất cả đều khẳng định rằng có tồn tại khoảng cách kỳ vọng bắt nguồn
từ nhận thức khác nhau của công chúng và KTV về trách nhiệm của KTV(Woodliff, 1995; Gramling và cộng sự, 1996; Sikka và cộng sự, 1998; Koh vàWoo, 1998; McEnroe và Martens, 2001; Dixon và cộng sự, 2006)