4.1.1.1 Vị trí địa lý
Tràng Định nằm ở vùng cao biên giới của tỉnh Lạng Sơnnằm ở tọa độ địa lý 22012’30’ - 22018’30’ vĩ Bắc và 106027’30’-106030’ Kinh Đông. Cách thành phố Lạng Sơn hơn 65 km theo đường quốc lộ 4A lên Cao Bằng.
Phía bắc giáp huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng. Phía Đông - Đông Bắc giáp Trung Quốc.
Phía Tây - Tây Nam giáp huyện Văn Lãng và Bình Gia. Phía Tây giáp huyện Na Rì của tỉnh Bắc Kạn.
Tràng Định có 53 km đường biên giới với Trung Quốc với diện tích đất tự nhiên của huyện là 99.962,41 ha, hai cặp chợ biên giới Nà Mằn của xã Đào Viên và Nà Nưa của xã Quốc Khánh, có đường bộ đường sông thông thương với Trung Quốc, với vị trí này tạo điều kiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá, du lịch với Trung Quốc và thúc đẩy các hoạt động thương mại - du lịch trên địa bàn huyện.
4.1.1.2 Khí hậu thời tiết
Tràng Định có khí hậu á nhiệt đới gió mùa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều mùa đông khô hanh ít mưa.
Nhiệt độ trung bình năm 21,60C, cao nhất là 390C vào tháng 6 nhiệt độ thấp nhất 1,80C vào tháng 12 tháng 1 của năm
Lượng mưa bình quân từ 1.155 - 1.600 mm mưa nhiều vào tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80% lương mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào các tháng 6,7,8 mưa ít nhất vào các tháng 01,02 của năm do sự phân bó lượng mưa không đồng đều gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và giao thông vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô
Độ ẩm không khí bình quân từ 82 - 84% thích hợp cho cây trồng và gia súc phát triển
Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Tây Nam, vùng ít chịu ảnh hưởng của gió bão nên thích hợp phát triển câu dài ngày, đặc biệt là cây ăn quả.
4.1.1.3 Địa hình, địa mạo
Địa hình Tràng Định khá phức tạp, bị chia cắt mạnh, có nhiều núi cao xen kẽ các thung lũng hẹp ven sông, suối và thung lũng đá vôi. Độ cao phổ biến từ 200 - 500m, có các đỉnh cao 820, 675, 630 tập trung ở các xã biên giới, độ dốc trung bình từ 25 - 300.
Dạng địa hình núi đất là phổ biến, có độ dốc trên 25 - 300, chiếm trên 35% diện tích, thích hợp cho trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên và một số nơi có địa hình thấp hơn có thể trồng cây ăn quả và trồng hồi, cây thạch đen. Dạng địa hình núi đá chiếm khoảng 10,7% diện tích tự nhiên.
Các dải thung lũng hẹp, vùng cánh đồng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 4% diện tích tự nhiên.
Các dải đồi có độ dốc thấp 15 - 25% không nhiều (có hơn 4.930ha) rất thuận lợi cho trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày như hồi.
Đặc điểm địa hình là hạn chế và thách thức lớn của huyện trong phát triển, sản xuất, đẩu tư cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước, trường, trạm, san ủi mặt bằng xây dựng các dự án đầu tư, dự án sản xuất lớn; quy hoạch, bố trí dân cư cũng gặp nhiều khó khăn, việc mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp để tạo các vùng chuyên canh sản xuất theo hướng CNH, HĐH cũng rất khó thực hiện
4.1.1.4 Thủy văn
Sông Kỳ Cùng Độ dài: 243 km, Diện tích lưu vực: 6660 km², Bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1166 m thuộc huyện Đình Lập, sông Kỳ Cùng thuộc lưu vực sông tây giang Trung Quốc. Đây là con sông duy nhất ở miền bắc việt nam chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, do vậy mảnh đất xứ Lạng còn được gọi là "nơi dòng sông chảy ngược". chảy qua bộ phận thị trấn Thất Khê có năm gây lụt tại thị Trấn và các địa điểm lân cận nên gây thiệt hại nhiều cho Thị Trấn Thất Khê gây ảnh hưỏng lớn đến kinh tế của huyện.
Ngoài ra còn có hàng trăm con suối nhỏ, phân bố đều khắp các xã. Lưu lượng nước hàng năm của các suối từ 3,5-8,5 l/s vào mùa mưa. 1,5-2,5 l/s vào mùa khô.
Các sông, suối trên địa bàn huyện phần lớn ở đầu nguồn và có độ dốc lớn nên thường bị lũ lụt vào mùa mưa cụ thể là ở thi trấn Thất Khê, thiếu nước vào mùa khô ở một số nơi
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên của huyện Tràng Định
* Tài nguyên đất
Huyện Tràng Định có tiềm năng về đất đai với tổng diện tích đất tự nhiên rộng 99.962,41 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 5,96%; đất lâm nghiệp chiếm 89,58%.Còn lại chủ yếu là núi đá và đất đỏ ba dan.
* Tài nguyên nước
Hệ thống suối phân bố khá dầy trên địa bàn huyện và trên nhiều hồ chứa nước lớn, nhỏ. Nguồn nước này đã góp phần quan trọng vào phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
- Nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện Tràng Định chủ yếu lấy từ sông Bắc Khê Và Kỳ Cùng và Bắc Giang vào phục vụ cho nông nghiệp và dân sinh hiện tại đang thi công đập thuỷđiện bắc khê I trữ lượng nước nhiều nhưng chủ yếu vẫn lấy nước từđập Khuổi Sao trên Tràng Định còn có 13 đập lớn nhỏ để phục vụ dân sinh trong địa bàn thị trấn và các khu vực lân cận.
- Nước ngầm: Có hàng trăm giếng đào khai thác sử dụng nước ngầm phục vụ sinh hoạt của các hộ gia đình
Nhìn chung, tài nguyên nước của huyện khá dồi dào, riêng chỉ có nguồn nước ngầm là chưa được đưa vào khai thác và sử dụng nhiều cho nên thiếu nước vẫn còn rất trầm trọng. Trong những năm tới nguồn tài nguyên nước sạch này cần đưa vào khai thác và sử dụng để đáp ứng được nhu cầu của người dân, tuy nhiên nhà nước ta đã tạo điều kiện cho nhân dân nhưng do ý thức người dân con chưa cao nên nguồn nước chưa được bao lâu đã bị hỏng nghiêm trọng giờ không dùng được.
* Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê đất đai 2013 huyện Tràng Định, có đất rừng toàn huyện là 89.423,76 ha chiếm 89,46% diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất rừng sản xuất là 71.800,59 ha, đất rừng phòng hộ là 17.623,17 ha. Trong đó chủ yếu là các loại cây: mỡ, keo, thông…Rừng Tràng Định ngoài việc cung cấp gỗ, lâm sản còn giúp phần hết sức quan trọng vào điều tiết cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.
Nhìn chung, tài nguyên rừng của huyện hiện nay không đáng kể, chủ yếu là rừng trồng, do quá trình khai thác không có kế hoạch trong nhiều năm trước và quá trình tái tạo lại rừng còn nhiều yếu kém nên tài nguyên rừng gần như cạn kiệt. Tuy nhiên tiềm năng về đất rừng còn khá lớn, cần được trồng nhiều hơn nữa trong những năm tới.
* Tài nguyên khoáng sản
Tràng Định là một huyện nghèo khoáng sản, chỉ có đá vôi và cát sông kỳ cùng , và một số loại tài nguyên khác nhưng trữ lượng không đáng kể. Ngoài ra còn nhiều khoáng sản trưa được tìm thấy và khai thác. MỏĂngtimon Cốc lùng (xã Đề Thám). Mỏ sắt Cốc Bây (xã Đề Thám).
Hiện nay trên địa bàn huyện mới chỉ đưa vào khai thác một số điểm vật liệu xây dựng như mỏ đá Ngọc Dụ,và nhiều mỏđá nhỏ, cát, sỏi phân bố dọc 2 bờ sông bắc khê và sản xuất gạch Ba Banh và các loại đá làm vật liệu xây dựng tại địa phương nhìn chung còn nhỏ lẻ chưa đủđểđưa ra thị trường.
4.1.1.6. Thực trạng môi trường sinh thái của huyện Tràng Định
Trong quá trình khai thác sử dụng đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tập quán sinh hoạt không hợp lý của người dân địa phương đã làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh thái chung cụ thể là việc dãi vàng trái phép trên địa bàn huyện Tràng Định gây ảnh hưởng tới nguồn nước nghiêm trọng. Tuy không được phòng tài nguyên cấp phép nhưng người dân vẫn cố tình nhiều vụ phải cưỡng chễ mới được.
Trong một thời gian dài nguồn tài nguyên rừng không được bảo một cách nghiêm ngặt nên sảy ra tình trạng khai thác bừa bãi, nhiều loài động thực vật quý hiếm bị giảm sút nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến việc điều hòa nước và gây sói mòn đất. Cùng với việc sử dụng các loại phân bón hóa học phục vụ sản xuất nông nghiệp không khoa học, tập tục canh tác còn lạc hậu, chất thải sinh hoạt và chăn nuôi ngày càng nhiều nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường trên địa bàn huyện. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm chưa nhiều và về cơ bản môi trường tự nhiên huyện Tràng Định còn nhiều chỗ giữ được sắc thái tự nhiên nhưng không đáng kể cần được bảo vệ.