Điều kiện kinhtế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tràng Định - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 30)

4.1.2.1. Thực trạng phát triển nền kinh tế - xã hội

* Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua với quyết tâm nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng và nhân dân các dân tộc huyện Tràng Định kinh tế có những chuyển biến tích cực: Cơ cấu kinh tế dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn, bước đầu khai thác có hiệu quả và phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinhtế (GDP) đạt 14,09%.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thực hiện chủ trương của huyện về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngoài việc tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp, trong những năm qua, huyện bắt đầu quan tâm đầu tư phát triển các lĩnh vực kinh tế khác. Trong đó, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp được coi là trọng tâm. Đến năm 2013, hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển, chủ yếu là duy trì các cơ sở khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc dân dụng, sửa chữa cơ khí, sản xuất công cụ cầm tay, xay xát, chế biến lương thực,... Tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2013 ước đạt 3.300 triệu đồng, bằng 80% kế hoạch đề ra.

* Thực trạng phát triển các ngành: Ngành nông, lâm nghiệp

+ Trồng trọt: Mặc dù thời tiết mưa nhiều, rét đậm, rét hại kéo dài đầu năm gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã chỉ đạo nhân dân vượt qua khó khăn, chủ động trong sản xuất và các hồ đập đã được tu sửa và tích trữ nước từ cuối năm 2012, các loại giống cây trồng được cung ứng đầy đủ nhìn chung kết quả sản xuất nông nghiệp đạt khá so với kế hoạch và tăng so với cùng kỳ. Tổng diện tích gieo trồng 9 tháng đầu năm 11.581,74 ha, đạt 101,48% kế hoạch, bằng 110,05% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó: lúa 5.526 ha, đạt 100% kế hoạch, bằng 99,98% so với cùng kỳ; ngô cả năm 2.106 ha, đạt 100,28% kế hoạch, bằng 100,23% so với cùng kỳ năm 2012.

Công tác dịch vụ cung ứng các giống cây trồng, phân bón phục vụ sản xuất cơ bản đảm bảo phục vụ cho sản xuất (giống các loại 57 tấn, phân bón các loại 1.150 tấn).

+ Chăn nuôi: Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn huyện đã xuất hiện dịch LMLM gia súc trên địa bàn 20 xã, 45 thôn bản, 220 hộ, số gia súc mắc bệnh 886 con (837 con trâu, bò; 49 con lợn), làm chết 70 con trâu, bò 10 con lợn; Số gia súc đã khỏi triệu chứng 806 con (767 con trâu, bò, 39 con lợn). Bên cạnh đó do ảnh hưởng của các đợt rét đậm, rét hại kéo dài đã làm 441 con trâu, bò chết rét ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn gia súc.

+ Lâm nghiệp: Kinh tế nghề rừng ngày càng được mở rộng và phát triển. Dự án trồng rừng của chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng được triển khai thực hiện có hiệu quả. Trong 5 năm đã trồng được 2.238,0 ha rừng, khoanh nuôi tái sinh 52.325 ha, nâng độ che phủ lên 63% năm 2013.

* Xây dựng kết cấu hạ tầng

Được sựđầu tư của Trung ương, Tỉnh nên các chương trình, dự án được triển khai trên địa bàn huyện, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã được nâng cấp, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, phục vụđời sống nhân dân.

* Tiểu thủ công nghiệp

Trong năm 2013, các cơ sở chế biến, xay sát lương thực, đồ gỗ, sản xuất dụng cụ cầm tay, sửa chữa cơ khí v.v.. hoạt động tốt đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.

*Thương mại, dịch vụ

Trong năm 2013, lượng hàng hoá trên địa bàn huyện phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thường xuyên, không có các hiện tượng đầu cơ, tích trữ để nâng, ép giá với người tiêu dùng. Tình hình chấp hành pháp luật trong kinh doanh của các hộ, doanh nghiệp trên địa bàn đã có ý thức chấp hành tốt hơn vềĐăng ký kinh doanh ngành nghề, địa điểm kinh doanh. Trong 6 tháng đầu năm huyện đã cấp đăng ký kinh doanh cho 59 hộ đăng ký mới, tổng vốn đăng ký 3.441 triệu đồng và cấp đăng ký kinh doanh thay đổi cho 57 hộ, tổng vốn đăng ký 6.066 triệu đồng, cấp được 105 giấy phép kinh doanh rượu, bia, thuốc lá.

Các cơ quan chức năng của huyện phối hợp tổ chức kiểm tra 4 đợt tại các chợ trên địa bàn huyện, kiểm tra 171 cơ sở sản xuất kinh doanh, phát hiện 15 cơ sở sản xuất và kinh doanh vi phạm các quy định của nhà nước, xử phạt hành chính 10,9 triệu đồng, tịch thu hàng hoá trị giá 71,01 triệu đồng. Qua kiểm tra xử lý hoạt động thương mại của huyện đi vào nề nếp hơn, các hiện tượng buôn bán hàng giả, hàng kém phẩm chất giảm hẳn.

4.1.2.2. Dân số và lao động

Dân số năm 2013 toàn huyện có 61.374 nhân khẩu. Với 19.996 hộ, trong đó có 11.465 nhân khẩu nông nghiệp chiếm 90,26% và 8.408 nhân khẩu phi nông nghiệp chiếm 9,74%. Dân cưđược phân bốở 22 xã và 1 thị trấn.

Mật độ dân số 163 người/km2. Phân bố không đồng đều, mật độ cao nhất là thị trấn Thất Khê 675,6 người/km2, thưa nhất là xã Vĩnh Tiến 15,5 người/ km2. Chủ yếu là dân tộc Nùng và dân tộc Tày.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 7,40/oo, tỷ lệ sinh 11,50/oo, tỷ lệ tử 4,2o/oo. Bình quân số nhân khẩu trên hộ là 3,59 người/hộ.

Là một huyện thuần nông nên việc làm của người dân chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, ít ngành nghề phụ nên thu nhập bình quân đầu người chưa cao khoảng 11,08 triệu/người/năm.

4.1.2.3. Dân tộc

Trên địa bàn huyện Tràng Định có nhiều dân tộc anh em sinh sống như: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và một số dân tộc khác. Chiếm tỷ lệ lớn nhất là dân tộc Nùng ( chiếm 54,46%), mỗi dân tộc trong huyện đều có bản sắc văn hóa riêng, phong tục tập quán riêng, tạo nên nền văn hóa phong phú và đa dạng, các lễ hội văn hóa truyền thống được tổ chức thường xuyên hàng năm như: Hội lồng tồng, biáo slao; Đó là những bản sắc văn hóa quý của huyện do vậy cần phải được phát huy và bảo vệ, có như vậy mới không mất được truyền thống văn hóa do ông cha ta để lại.

Bảng 4.1. Cơ cấu dân tộc năm 2013 của huyện Tràng Định STT Dân tộc Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Kinh 9.409 14,48 2 Tày 15.650 24,09 3 Nùng 35.371 54,46 4 Dao 3.704 5,70 5 Hoa 215 0,33 6 Mông 287 0,44 7 Dân Tộc khác 315 0,48 Tổng 64.951 100.00

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Tràng Định)

Qua bảng 4.1 cho ta thấy dân số của huyện Tràng Định đa số là dân tộc thiểu số chiếm nhiều nhất trong tổng lượng dân số của huyện do dân số toàn dân tộc thiểu số nên tình hình đưa luật đất đai vào cho nhân dân trình độ hiểu biết luật của nhân dân còn hạn chế nên tình hình cấp giấy chứng nhận còn gặp nhiều khó khăn.

4.1.2.4. Văn hóa -Giáo dục * Văn hóa

Trong 9 tháng đầu năm, hoạt động thể thao văn hoá diễn ra sôi nổi, rộng khắp trên địa bàn huyện. Công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước ở các lĩnh vực đến các tầng lớp nhân dân luôn được liên tục và kịp thời.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo và được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng thực hiện có hiệu quảđến nay ước đạt 62% gia đình văn hoá, 49% làng -khu phố văn hoá, 96% cơ quan, đơn vị văn hoá. Các di sản văn hoá hoá trên địa bàn được bảo tồn và phát huy, không bị xâm hại. Công tác xây dựng nhà văn hoá thôn bản, sân thể thao tiếp tục được nhân dân hưởng ứng thực hiện đến nay đạt 75% kế hoạch.

Các hoạt động văn hoá văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi và rộng khắp, chào mừng các hoạt động lễ, tết, hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương và của đất nước và tham gia các cuộc thi do tỉnh, khu vực tổ chức.

Chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức xong Đại hội thể thao lần thứ VII theo đúng kế hoạch và được 4.526 VĐV tham gia.

Công tác phòng, chống bạo lực gia đình được các cấp, các ngành triển khai tuyên truyền sâu rộng đến các hộ gia đình và đã tạo sự chuyển biến nhận thức trong nhân dân.

Công tác du lịch được các cấp, các ngành quan tâm, tổ chức cho cán bộ, viên chức đi tham quan học tập trong và ngoài nước với 500 người tham gia. Các cơ sở lưu trú, nhà hàng phục khách du lịch được xây dựng, chỉnh trang phù hợp đạt yêu cầu quy định của nhà nước.

* Giáo dục

Trong 9 tháng đầu năm ngành giáo dục và đào tạo đã tổ chức tốt các hội thi, kỳ thi; thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 đạt kết quả; tổ chức khai giảng, kết quả cụ thể:

- Học sinh giỏi các cấp: Thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Chọn cửđội tuyển tham gia thi chọn học sinh giỏi cấp huyện các môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh lớp 6, 7, 8 và môn Ngữ văn, Toán, Vật lí, Hóa học, Tiếng Anh lớp 9. Cấp THCS có 426 học sinh tham gia trong đó có 131 học sinh đạt giải (06 giải nhất, 07 giải nhì, 11 giải ba, 107 giải khuyến khích).

- Đội tuyển học sinh lớp 9 tham gia thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh gồm 40 học sinh kết quảđạt 08 giải (trong đó 02 giải ba, 06 giải khuyến khích).

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tràng Định - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)