1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh quảng nam hiện nay

123 141 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 9,47 MB

Nội dung

lại nhiều hệ lụy, đó là sự mơ hồ, lệch lạc trong nhận thức, hành vi, thái độ vềthẩm mỹ của giới trẻ mà đặc biệt là bộ phận học sinh.Luật Giáo dục của nước ta năm 2005, sửa đổi bổ sung nă

Trang 1

HOÀNG QUỐC HỘI

VẤN ĐỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Đà Nẵng - Năm 2017

Trang 2

HOÀNG QUỐC HỘI

VẤN ĐỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Mã số: 60 22 03 01

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỊ TUYẾT BA

Đà Nẵng - Năm 2017

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Bố cục của đề tài 4

6 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 THẨM MỸ VÀ GIÁO DỤC THẨM MỸ 11

1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM MỸ 11

1.1.1 Các quan niệm thẩm mỹ trong lịch sử 11

1.1.2 Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thẩm mỹ 26

1.2 VẤN ĐỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ 28

1.2.1 Quan niệm về giáo dục thẩm mỹ 28

1.2.2 Vai trò của giáo dục thẩm mỹ 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẢNG NAM HIỆN NAY 35

2.1 CÔNG TÁC GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY 35

2.1.1 Đặc điểm kinh tế- xã hội và đặc thù của học sinh trung học phổ thông ở Quảng Nam 35

2.1.2 Nội dung và hình thức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Quảng Nam hiện nay 39

Trang 5

phổ thông ở tỉnh Quảng Nam 47

2.2.2 Những hạn chế trong nhận thức về thẩm mỹ và công tác giáo dục thẩm mỹ 51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 60

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY 62

3.1 NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN 62

3.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh 62

3.1.2 Quan điểm của Đảng Cộng SảnViệt Nam 69

3.2 CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO HỌC SINH 72

3.2.1 Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thông qua nội dung chương trình các môn học 72

3.2.2 Giáo dục thẩm mỹ thông qua các hoạt động Đoàn và văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao 73

3.2.3 Giáo dục thẩm mỹ thông qua việc nêu gương người tốt, việc tốt.76 3.2.4 Giáo dục truyền thống 77

3.2.5 Giáo dục thẩm mỹ cần có sự phối hợp hài hòa giữa gia đình, nhà trường và xã hội 81

3.2.6 Đảm bảo cơ sở vật chất cho các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số 83

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 86

Trang 6

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao) BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 VÀ PHẢN BIỆN 2 (Bản sao)

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN (Bản chính)

Trang 7

HS : Học sinh

HĐND : Hội đồng nhân dân

GDĐT : Giáo dục và đào tạo

THPT : Trung học phổ thông

UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thẩm mỹ là một trong những yếu tố góp phần cấu thành nhân cách conngười Nó là cơ sở góp phần hình thành tư tưởng, tình cảm, cách ứng xử, đồngthời là thước đo đánh giá năng lực thẩm mỹ của mỗi chúng ta Không chỉ địnhhướng tư tưởng, quan điểm mà thẩm mỹ còn góp phần thôi thúc khát vọng, lýtưởng, động cơ, hình thành lối sống học tập và lao động có mục đích, hướngđến giá trị chân - thiện - mỹ Thị hiếu thẩm mỹ là một bộ phận cấu thành ýthức thẩm mỹ của con người, là cơ sở cho mọi hoạt động thưởng thức, đánhgiá và sáng tạo thẩm mỹ Thẩm mỹ lành mạnh có vai trò to lớn trong xâydựng nền văn hóa mới, con người mới ở nước ta mà mục tiêu trọng tâm là tạo

cơ sở đúng đắn cho mọi hoạt động sống cũng như mọi hoạt động thưởng thức,đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ của chủ thể

Thẩm mỹ không chỉ biểu hiện quá trình tự phát triển của cá nhân mà

nó còn thể hiện trình độ giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường và ngoài xã hội.Luật Giáo dục năm 2005 đã nhấn mạnh: “Quan tâm đầy đủ đến giáo dụcphẩm chất, đạo đức, ý thức công dân, giáo dục sức khỏe và thẩm mỹ cho họcsinh, sinh viên là yêu cầu chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn mới

ở nước ta” Có thể nói, cùng với giáo dục đạo đức, trí tuệ, thể chất, giáo dụcthẩm mỹ có liên quan sâu sắc đến nhu cầu lành mạnh, lý tưởng tiên tiến củacon người Việt Nam giai đoạn mới

Nước ta đang trong tiến trình đổi mới và quá trình hội nhập Nền kinh

tế mở là điều kiện cho sự du nhập của các loại hình giải trí, thúc đẩy quá trìnhgiao lưu, học hỏi và tiếp thu những giá trị thẩm mỹ tích cực của nhân loại.Tuy nhiên, bên cạnh việc tiếp thu những giá trị thẩm mỹ tích cực, nó cũng để

Trang 9

lại nhiều hệ lụy, đó là sự mơ hồ, lệch lạc trong nhận thức, hành vi, thái độ vềthẩm mỹ của giới trẻ mà đặc biệt là bộ phận học sinh.

Luật Giáo dục của nước ta năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 nhấnmạnh giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trítuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tínhnăng động và sáng tạo hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủnghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếptục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổquốc

Quảng Nam là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời và rất đa dạng

về hình thức sinh hoạt văn hóa, đồng thời có hai di sản văn hóa đó là Đô thị

cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn được Unesco công nhận là di sản văn hóathế giới, cùng nhiều di tích văn hóa, lễ hội và các món ăn truyền thống Sự đadạng trong sinh hoạt văn hóa của các đồng bào ít người, hằng năm đón rấtnhiều du khách trong và ngoài nước tham quan Quảng Nam trở thành nơigiao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các nước trên thế giới Từ việc giao lưuvăn hóa đó mà các giá trị thẩm mỹ trong văn hóa ít nhiều cũng ảnh hưởng đến

cư dân bản địa

Hiện nay ở nước ta, vấn đề giáo dục toàn diện cho con người ngày càngcấp thiết, đặc biệt là vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ học sinh

Cùng với giáo dục chính trị, giáo dục tri thức khoa học, giáo dục thểchất,…giáo dục thẩm mỹ đã góp phần xây dựng nền văn hóa, con người mới

ở nước ta và đào tạo nên những chủ thể thẩm mỹ mới với nhân cách cao đẹp,

có lối sống lành mạnh Việc giáo dục và định hướng thẩm mỹ là một trongnhững vấn đề quan trong, nhằm tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng vẫn bảo tồnđược những giá trị văn hóa riêng của Việt Nam

Trang 10

Trong công tác giáo dục học sinh, nhà trường rất coi trọng nội dunggiáo dục thẩm mỹ coi đó là một bộ phận không thể thiếu được của quá trìnhgiáo dục toàn diện Con người có trí tuệ thông minh, có sức khỏe cường tráng,nếu thiếu óc thẩm mỹ vẫn không được coi là con người toàn diện trong một xãhội hiện đại.

Giáo dục thẩm mỹ trở nên hết sức quan trọng vì nó có tác động mạnhđến trí tuệ, đến tình cảm đạo đức, đến quá trình hình thành những nét đẹptrong hành vi, thói quen của học sinh, đến khả năng sáng tạo – một phẩm chấtcực kỳ quý báu của con người hiện đại

Xuất phát từ tầm quan trọng của giáo dục thẩm mỹ và quá trình giáodục thẩm mỹ đối với sự phát triển toàn diện của học sinh THPT, từ thực trạngcông tác giáo dục thẩm mỹ trong các trường phổ thông hiện nay còn nhiều bấtcập, xuất phát từ yêu cầu giáo dục thẩm mỹ đòi hỏi sự tham gia và kết hợpđồng bộ của mọi lực lượng xã hội đặc biệt là vai trò tổ chức quản lí của Nhàtrường, gia đình trong việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, nên học viên đã

chọn đề tài: “Vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Quảng Nam hiện nay” làm luận văn của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận chung về thẩm mỹ và từ thực trạng giáodục thẩm mỹ cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Quảng Nam, đề tài xâydựng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ trong giaiđoạn hiện nay

Với mục tiêu đó, đề tài có những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về thẩm mỹ và giáo

dục thẩm mỹ

Thứ hai, phân tích thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trung học

phổ thông ở Quảng Nam

Trang 11

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

thẩm mỹ cho học trung học phổ thông ở tỉnh Quảng Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận về thẩm mỹ và giáo dục thẩm

mỹ cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Quảng Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung làm rõ vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trung họcphổ thông ở tỉnh Quảng Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng duy vật; luận văn sửdụng các phương pháp logic và lịch sử; phân tích, tổng hợp, điều tra xã hộihọc, so sánh đối chiếu nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ của luận văn

5 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungluận văn gồm 03 chương, 06 tiết

6 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Đánh giá cao vai trò của thẩm mỹ trong việc giáo dục hình thành nhâncách con người, cho nên từ lâu trong lịch sử phát triển của mỹ học, nhiều nhà

mỹ học nổi tiếng đã đề cập, nghiên cứu vấn đề này Sự nghiên cứu thị hiếuthẩm mỹ cũng như vai trò của giáo dục thẩm mỹ ở lớp tuổi trẻ ngày càngđược quan tâm nhiều hơn trong các giai đoạn về sau này, nhất là khi vấn đềxây dựng mẫu con người lí tưởng cho xã hội mới xã hội chủ nghĩa được đặt

ra Có thể tổng quan vấn đề nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận văn

ở 3 khía cạnh chính là: giáo dục thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ và giáo dục thẩm

mỹ cho học sinh THPT

Trang 12

Về giáo dục thẩm mỹ: Các nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ và vai trò

của giáo dục thẩm mỹ trong việc hình thành lối sống con người có thể kể đếncác công trình sau:

Trong các bài giảng mỹ học của Hegel, ông đã đưa ra quan điểm vềnghệ thuật và sự tự sản sinh ra nhân cách văn hóa Lần đầu tiên trong lịch sửphát triển của mỹ học, Hegel đã coi nghệ thuật là sản phẩm của quá trình vậnđộng của tinh thần tuyệt đối và đến lượt mình, nghệ thuật trở thành chiếc chìakhóa mở ra các vấn đề lớn lao của con người

Trong các tư tưởng về mỹ học của mình, C Mác, Ph Ăngghen đã đềcập sâu sắc đến vai trò của nghệ thuật đối với cuộc đấu tranh của nhân loại vìcái đúng, cái tốt, cái đẹp C Mác – Ph Ăngghen đã đưa ra những quan điểm

cơ bản nhất về văn hóa thẩm mỹ trong xã hội tương lai Các ông đặc biệt nêulên vai trò của các quan điểm thẩm mỹ trong việc hình thành con người mới,thế giới quan mới và cá tính con người

Ở Việt Nam, giáo dục thẩm mỹ có thể coi là mảnh đất thu hút khánhiều tâm huyết của các nhà mỹ học, triết học, văn học cũng như nghệ thuậthọc Một trong số đó có thể kể đến các công trình:

Vai trò của văn học trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay, Luận

án tiến sĩ, học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1996 của tác giả Lê

Quang Vinh; Vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 của tác giả Trần Ngọc

Tăng… đã tập trung đề cao vai trò của các yếu tố liên quan đến việc hìnhthành và hoàn thiện môi trường giáo dục thẩm mỹ Các nghiên cứu kể trênđều khẳng định rằng giáo dục thẩm mỹ là một nội dung trọng tâm trong sựnghiệp giáo dục nói chung ở nước ta hiện nay, và thành quả các hoạt độnggiáo dục thẩm mỹ có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố vệ tinh như nghệthuật, văn học, truyền thông đại chúng…Các tác giả đã đưa ra những

Trang 13

đóng góp nhất định và đi sâu nghiên cứu nội dung lý luận của giáo dục thẩm

mỹ và quan hệ biện chứng giữa giáo dục thẩm mỹ với các hình thức biểu hiệncủa đời sống thẩm mỹ

Về thị hiếu thẩm mỹ: Thị hiếu thẩm mỹ là vấn đề đã được đề cập nhiều

trong lịch sử mỹ học

Ở Việt Nam, thị hiếu thẩm mỹ cũng được các nhà nghiên cứu mỹ học,văn học và nghệ thuật học đặc biệt quan tâm Tiêu biểu trong đó có tác phẩmcủa hai tác giả hàng đầu trong lĩnh vực mỹ học hiện nay là PGS.TS Đỗ Văn

Khang và GS Đỗ Huy với các tác phẩm viết chung Mỹ học Mác – Lênin, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1985; Giáo trình mỹ học cơ sở, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2011 và các tác phẩm khác như Giáo trình mỹ học đại cương của PGS.TS Nguyễn Văn Huyên chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội, 2004 Các công trình này nhìn chung đã lột tả được bản chất của giáodục thị hiếu thẩm mỹ và đều coi thị hiếu thẩm mỹ là một bộ phận quan trọngcấu thành năng lực thẩm mỹ của con người

Ngoài các công trình nêu trên, một số nghiên cứu khác như: Nâng cao thị hiếu thẩm mỹ trong thưởng thức và đánh giá nghệ thuật, Văn hóa nghệ thuật 9/1999, luận án tiến sĩ Thị hiếu thẩm mỹ và vai trò của nó trong đời sống thẩm mỹ, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Hà Nội,

2000 của tác giả Nguyễn Chương Nhiếp và các bài viết được in trong cuốn

Thỏa mãn nhu cầu văn hóa và nâng cao thị hiếu nghệ thuật, Viện Văn hóa, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1987 như: Thị hiếu nghệ thuật và cái mới của Phan Kế

An, Bàn về giáo dục thị hiếu âm nhạc lành mạnh cho quần chúng của Vũ Tự Lân, Mỹ học thực dụng chủ nghĩa nguồn gốc thị hiếu nghệ thuật tầm thường

ở Mỹ của Trường Lưu, Thế nào là thị hiếu nghệ thuật lành mạnh của Lê Đức Nga… Các nghiên cứu đều có sự quan tâm tới vai trò của thị hiếu thẩm mỹ

trong đời sống thẩm mỹ, đời sống nghệ thuật của con người

Trang 14

“Vai trò của thị hiếu thẩm mỹ trong đời sống thẩm mỹ chính là sự ảnh hưởng,

sự tác động của thị hiếu thẩm mỹ đối với đời sống thẩm mỹ” [80, 51] Nhìnchung, thị hiếu thẩm mỹ đã được các nhà nghiên cứu bàn tới nhiều nhưng còn

ở tầm vĩ mô, cần có thêm những công trình nghiên cứu cụ thể hơn vai trò thịhiếu thẩm mỹ đối với từng đối tượng cụ thể

Về giáo dục thị hiếu thẩm mỹ nói chung và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh THPT: Giáo dục thẩm mỹ là vấn đề còn khá mới mẻ nhưng có ý

nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần nâng cao tư duy thẩm mỹcho con người nói chung cũng như giới trẻ hiện nay Các công trình nghiêncứu về vấn đề này chủ yếu khai thác trên bình diện lý luận và thực tiễn về vănhóa thẩm mỹ và xây dựng lối sống văn hóa Có thể kể đến một số công trìnhtiêu biểu sau:

Nhóm các công trình nghiên cứu thị hiếu thẩm mỹ như một công cụ lý

luận giáo dục có: Vấn đề giáo dục thị hiếu thẩm mỹ của tác giả Lê Anh Trà (in trong cuốn Thỏa mãn nhu cầu văn hóa và nâng cao thị hiếu nghệ thuật, Viện Văn hóa, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1987), Nghệ thuật và vấn đề giáo dục thị hiếu thẩm mỹ, Mỹ học thời nay, 12/10 -1996, của tác giả Nguyễn Chương Nhiếp, Luận án tiến sĩ Văn hóa thẩm mỹ với sự hình thành nhân cách của con người Việt Nam hiện nay của tác giả Lê Quang Vinh,1996… Mục tiêu giáo

dục thị hiếu thẩm mỹ là nội dung mà các công trình này hướng tới Các tác giảđều đề cập tới giáo dục thị hiếu thẩm mỹ như một nhân tố quan trọng trong hệthống giáo dục hiện nay, góp phần tích cực trong việc hình thành nhân cách,nâng cao khiếu thẩm mỹ cho con người

Nhóm các công trình nghiên cứu thị hiếu thẩm mỹ trong vai trò giáo

dục thế hệ trẻ như: Luận án tiến sĩ Văn hóa thẩm mỹ và việc xây dựng lối sống cho thanh niên đô thị của nước ta hiện nay của Hồ Thị Tuyết Dung, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1998; Bàn thêm về nội dung và

Trang 15

hình thức giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên hiện nay, Tạp chí

Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5(40), 2010 của hai tác giả Lê

Hữu Ái và Đinh Đức Hiền, đề tài Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh qua

vẻ đẹp của tranh dân gian Đông Hồ trên trang web http://webtailieu.org

Giáo dục cái đẹp trong gia đình” – Nguyễn Ánh Tuyết – NXB Phụ nữ,

1984: Nêu những nét đặc trưng trong sự phát triển tâm lí của trẻ và gợi ý vềnội dung giáo dục cái đẹp trong gia đình Những hiểu biết bước đầu nền giáodục thẩm mỹ trong gia đình qua từng lứa tuổi từ lúc lọt lòng cho tới khi bướcvào tuổi thành niên

“Về giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay” – Vĩnh Quang Lê – NXB

Chính trị quốc gia, 1999: Nêu đặc trưng của giáo dục thẩm mỹ và vấn đề xâydựng con người mới ở nước ta, đặc trưng và vai trò của văn học trong giáodục thẩm mỹ

“Giáo trình Mỹ học đại cương” – Dùng cho học sinh THPT, học viên

cao học và nghiên cứu sinh ngành mỹ học – Trường Đại học Khoa học xã hội

và nhân văn, khoa triết học- NXB Chính trị quốc gia, 2004: Giáo trình trìnhbày về qúa trình hình thành và phát triển quan niệm về cái đẹp, cái thẩm mỹ,tính khách quan và tính xã hội của cái thẩm mỹ, cái đẹp, cái bi kịch, cái hàikịch, cái trác tuyệt, các loại hình nghệ thuật như: nghệ thuật ứng dụng, kiếntrúc, nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, sân khấu và điện ảnh, giáo dục thẩm mỹ vì

sự phát triển của con người

“Vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ” – Trần Tuý – NXB

Chính trị quốc gia, 2005: Phân tích vai trò của nghệ thuật trong việc phát triểnnhân cách, hình thành xúc cảm, thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ lành mạnh, đúngđắn; sự tác động của nghệ thuật với công chúng; nêu một số thực trạng, đềxuất những giải pháp nâng cao vai trò nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ

Trang 16

“Thị hiếu thẩm mỹ của người Việt qua ca dao”, Nguyễn Thị Thu Hà, Tạp chí khoa học, Số 2, tr 6-11, 2007, là công trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu thêm về đặc điểm ý thức thẩm mỹ, quan niệm thẩm mỹ của cha ông, hiểu

thêm về đời sống tinh thần, về văn hoá Việt Nam Tình yêu cái đẹp thiênnhiên thể hiện lối sống của người Việt vốn gần gũi, thân thiết với thiên nhiên,gắn bó với thiên nhiên Đối với người Việt Nam cái đẹp gắn với phẩm chấtđạo đức của con người

Báo cáo nghiên cứu khoa học “Bàn thêm về nội dung và hình thức giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh, học sinh THPT hiện nay”, Lê Hữu Ái, Tạp

chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5(40).2010 Nội dung củabáo cáo bàn về vấn đề: Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ là một trong những nộidung quan trọng của chiến lược giáo dục hiện nay.Bài viết chỉ ra những đặctrưng cơ bản trong việc giáo dục thị hiếu thẩm mỹ, chỉ ra các nội dung và hìnhthức giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh THPT trong hệ thống giáo dục ởnước ta Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hình thành thị hiếu thẩm mỹ lànhmạnh cho đối tượng này

Nghiên cứu về thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ có công trình nghiên

cứu“Thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh”, TS.Nguyễn Thị

Hậu, Nxb Văn hóa Văn nghệ, 2013 Tuy nhiên, công trình này chỉ tập hợp cácbài viết riêng lẻ về một số vấn đề của thị hiếu thẩm mỹ Vì thế, chưa đảm bảotính xuyên suốt, hệ thống Các nội dung còn mang tính khái quát với đánh giáchung chung

Các tác giả đều cho thấy giáo dục thị hiếu thẩm mỹ là nội dung quantrọng của chiến lược giáo dục hiện nay Các nghiên cứu chỉ ra những đặctrưng cơ bản trong việc giáo dục thị hiếu thẩm mỹ, chỉ ra các nội dung vàhình thức của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên hiện nay,

Trang 17

tuy nhiên đối tượng học sinh, sinh viên các nghiên cứu này nhắm tới đều chung chung, chưa cụ thể.

Về vấn đề giáo dục thẩm mỹ của học sinh THPT ở tỉnh Quảng Nam, chođến nay, vẫn chưa có bất kì một công trình nghiên cứu nào đề cập đến Đứngtrước một số biểu hiện lệch lạc về thị hiếu thẩm mỹ của một bộ phận học sinhTHPT, tôi nhận thấy giáo dục thẩm mỹ là một vấn đề quan trọng Kết quả nghiêncứu của các nhà khoa học đi trước sẽ là cơ sở, là tài liệu tham khảo có ý nghĩacho tác giả trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài của mình

Trang 18

CHƯƠNG 1THẨM MỸ VÀ GIÁO DỤC THẨM MỸ

1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM MỸ

1.1.1 Các quan niệm thẩm mỹ trong lịch sử

Về mặt lịch sử, quan niệm về thẩm mỹ, về cái đẹp được bàn luận rấtnhiều, song chưa đi đến một quan điểm thống nhất

Nhờ vào quá trình lao động cải tạo tự nhiên, cải tạo bản thân con ngườidần phát hiện và nhận thức ra quy luật phổ biến của cái đẹp khi con người đốichiếu, so sánh, nhận xét rằng: xấu thì con người đã nhận thức ra cái đẹp vàdùng từ cái đẹp để chỉ bất cứ điều gì dấy lên ở con người những xúc cảm vànhững cảm hứng tốt đẹp

Con người là chủ thể có ý thức, có khả năng cảm nhận được những cáihay, cái đẹp và cái xấu xí của sự phát triển đa dạng đó Cái nào đẹp được conngười nâng niu, phát triển, cái nào xấu xí bị bác bỏ, bị loại trừ, đó là năng lựcthuộc về bản chất của loài người

Cái đẹp trong tự nhiên biểu hiện bằng hình dáng, đường nét, màu sắc.Cái đẹp trong xã hội thể hiện trong phương thức giao tiếp, trong lối sống đạođức, trong trật tự kỉ cương, pháp luật Cái đẹp trong con người là cái đẹp củanhận thức, tình cảm và được biểu hiện bằng hành vi văn hóa, đạo đức, bằnglời ăn, tiếng nói hàng ngày Cái đẹp chính là cái thẩm mĩ Cái đẹp có ở mọinơi, mọi lúc

Thẩm mỹ theo tiếng Hán: “thẩm” nghĩa là xem xét, “mỹ” là đẹp Do đó

Thẩm mỹ là hiểu biết và thưởng thức cái đẹp.

Cái đẹp giữ vị trí trung tâm trong đời sống thẩm mỹ, vì vậy nó là phạmtrù của mỹ học Phạm trù cái đẹp được hình thành và phát triển cùng với sựhình thành và phát triển của tình cảm và ý thức con người

Trang 19

Sự phát triển của quan điểm mỹ học về "cái đẹp" trong lịch sử tư tưởng

mỹ học đã đưa đến một khái niệm mang tính bao quát, trừu tượng về "cáiđẹp" Sự phát triển quan niệm về "cái đẹp" đồng thời cũng là quá trình đấutranh tư tưởng của hai trường phái; chủ nghĩa duy vật và duy tâm trong triếthọc Trên cơ sở thế giới quan khác nhau, các nhà tư tưởng đã lý giải về "cáiđẹp" và bản chất "cái đẹp" trên những lập trường khác nhau “Trong tư tưởng

mỹ học trước Mác, có ba quan niệm khác nhau về cái đẹp, ba nguyên tắc đểgiải quyết vấn đề "cái đẹp": theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan, chủ nghĩa duytâm khách quan và theo chủ nghĩa duy vật trước Mác” [6, tr.244]

Những nhà duy tâm khách quan cho rằng nguồn gốc cái đẹp là ý niệmkhách quan, ý niệm này truyền linh hồn cho vật chất bất động, cho thế giớithuộc phạm vi cảm tính và vô vị về mặt thẩm mỹ

Chủ nghĩa duy vật trước Mác cho rằng “cái đẹp là một phẩm chất thẩm

mỹ tự nhiên, vốn có trong các hiện tượng của hiện thực” [6, tr.246]

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, những thuộc tínhthẩm mỹ sơ đẳng cũng như những thuộc tính thẩm mỹ phức tạp nhất đều tồntại khách quan Như thế, những hình thái “phổ cập” đơn giản nhất của cái đẹplà: màu sắc, ánh sáng, hình thức, sự đối xứng, nhịp điệu, sự thống nhất trongcái đa dạng, sự hòa hợp, sự thống nhất giữa toàn bộ và các bộ phận Trongquá trình lao động sản xuất đã sản sinh ra ở con người cảm xúc về “cái đẹp”.Lao động là nguồn gốc của các giá trị thẩm mỹ trên mặt đất, chẳng nhữngthành quả của lao động mà ngay bản thân quá trình lao động, quá trình sángtạo là nguồn gốc của khoái cảm thẩm mỹ “Cái đẹp” nằm ngay trong bản thânquá trình sáng tạo, xây dựng, trong cảm xúc về những khả năng vô tận mở ratrước con người

Cái đẹp vừa là phạm trù cơ bản, vừa là phạm trù trung tâm của mỹ học.Phạm trù cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực, có cơ sở khách quan trong đời sống,

Trang 20

nhưng đồng thời nó cũng dùng để đánh giá tất cả những hiện tượng thẩm mỹtích cực, còn cái xấu được dùng để đánh giá phủ định tất cả những hiện tượngthẩm mỹ tiêu cực trong hiện thực và trong nghệ thuật Nhờ quá trình lao độngcải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân, con người dần dần phát hiện và nhận thức

ra qui luật phổ biến của cái đẹp Từ những sự quan sát bình thường chỉ ra cái

gì đẹp, cái gì xấu, đến chỗ có thể định nghĩa về cái đẹp quả là một quá trìnhlâu dài, khó khăn trong lịch sử phát triển của mỹ học Chính vì vậy, trước hếtcái đẹp được hình thành khi con người biết đối chiếu, so sánh với cái xấu

“Cái đẹp” là sự hài hoà, sự đối xứng, sự tao nhã, sư linh hoạt, là cái có chất lượng, là cái trật tự.

Cho nên việc tìm hiểu bản chất của cái đẹp gắn liền với những quanniệm về cái đẹp của con người

* Phạm trù cái đẹp trong mỹ học phương Đông cổ đại

Văn minh phương Đông với những đặc thù riêng nên đã hình thành nênnhững tư tưởng triết học, và từ đó, những quan niệm về cái đẹp có nhiều điểmkhác biệt với phương Tây

Theo Nho giáo “Mỹ” gắn với “Thiện”,cái đẹp có trong mọi người, cái đẹpcủa con ngượi là sự tu dưỡng đạo đức,học tập,làm cho tính ác đi vào quỹ đạo củatính thiện Khổng tử và Mạnh Tử đều thấy cái đẹp gắn liền với cái thiện

Đạo giáo cho rằng Cái đẹp của đạo chân chính là không đầy, không vơi,không thành, không mất, không giới hạn của chủ thể.Cho nên Đạo giáo chủtrương cái đẹp tự nhiên:”Như hoa phù dung mới nhú”

Phật giáo coi cảnh giới Niết Bàn siêu thực, cái “không”, cái “trungđạo” dứt bỏ mọi quan hệ nhân duyên, không còn giới hạn chủ thể khách thể làcảnh giới tối cao của cái đẹp Nếu Đạo giáo từ trong nhận thức chủ quan hyvọng điều hòa những mâu thuẫn trong đời sống hiện thực để đi vào chỗ hư

Trang 21

tịnh, thì Phật giáo lại bằng sự phủ định căn bản hiện thế để đi vào cửa

“khơng” tìm cái đẹp hư ảo

*Phạm trù “cái đẹp” trong Mỹ học Hy Lạp cổ đại

Đời sống văn hĩa nghệ thuật Hy Lạp cổ đại cũng cĩ sự phát triển rực

rỡ, với các tác phẩm bất hủ như Iliát và Ơđixê (Hơme), các vở kịch Ơrexti,Prơmêtê bị xiềng (Étsin), Ơđíp vua, Ăngtigơn (Xơphốc), Mêđê (Ơripít), các

vở kịch hài của Arixtơphan; các cơng trình kiến trúc nổi như đền thờ thầnÁctemít (ở thành phố Êphez), đền Atena và quần thể kiến trúc Aùcrơpơl, đềnPáctenơng (Phiđi và Ictinus); các tác phẩm điêu khắc mẫu mực như tượngkhổng lồ Atena cao 10 mét, tượng Đêtêmê, tượng thần Zớt (Phiđi) Hécmét,

Vệ nữ Cnidơ, Vệ nữ Ácli, các tượng Apơlơng (Praxichen), v.v, với những tácphẩm hồn mỹ như vậy, nghệ thuật của người Hy Lạp cổ đại đến ngày nayvẫn được giữ nguyên giá trị mẫu mực của nĩ Vì vậy, nĩ buộc các nhà tưtưởng thời bấy giờ phải lưu tâm nghiên cứu, đánh giá, nhận xét về chúng, tưtưởng mỹ học Hy Lạp cổ đại hình thành từ đĩ

Theo Pitago (580-500 trước Cơng nguyên) con số lập nên bản chất mọi

sự vật, từ đĩ cho rằng cái đẹp là do sự hài hịa giữa các con số hay nĩi cáchkhác “cái đẹp là sự hài hịa trong quan hệ số lượng” Ơng chứng minh bằnghiện tượng chất lượng âm thanh phụ thuộc vào chiều dài dây đàn và tìm raquan hệ số lượng trong âm nhạc như quãng tám: 1:2 ; quãng năm: 2:3 ; quãngbốn: 3:4 Ơng đồng nhất hài hịa với hồn thiện và vẻ đẹp bằng một hình thứcchất phát, ơng phát hiện sức mạnh của nghệ thuật khi cho rằng, cĩ thể dùng

âm nhạc để chữa bệnh và giáo dục đạo đức cơng dân

Hêraclít (530-470 trước Cơng nguyên) - nhà thơ và triết gia vĩ đại theo

xu hướng duy vật, xem xét sự vật theo quan điểm biện chứng sơ khai Ơngcho rằng, lửa là khởi nguyên của vũ trụ, thế giới tồn tại là do ngọn lửa vậnđộng vĩnh cửu Hêraclít biện giải hài hịa là sự thống nhất giữa những mâu

Trang 22

thuẫn và nó đạt được thông qua con đường đấu tranh giữa chúng, như độtương phản giữa các màu sắc, các âm thanh cao thấp, dài ngắn …

Hêraclít phát hiện tính chất tương đối của vẻ đẹp khi ông nhận định conkhỉ đẹp nhất cũng xấu nếu đem so sánh với con người Như vậy, Hêraclítđược coi là một trong những đại biểu sớm nhất giải thích các khái niệm thẩm

mỹ theo xu hướng duy vật và có tính chất biện chứng sơ khai

Đêmôcrít (460-370 trước Công nguyên) lý giải sự hình thành của nghệthuật bằng các nguyên nhân vật chất: đó là sự bắt chước tự nhiên và các loàivật Thí dụ, kiến trúc là bắt chước sự làm tổ của con nhện, con én; ca hát làbắt chước chim sơn ca, họa mi; múa là bắt chước thiên nga Đó là các nguyênnhân trực tiếp của nghệ thuật, còn nguyên nhân gián tiếp thì ông phát hiện ratrong nhu cầu của xã hội

Đêmôcrít nêu lên tính chất về mức độ của vẻ đẹp-là sự trung bình, vừaphải, không thừa, không thiếu, “nếu vượt quá mức độ, cái dễ chịu nhất cũngtrở thành cái khó chịu”

Xôcrát (469-399 trước Công nguyên) - một nhà hiền triết, xuất thân từtầng lớp bình dân, triết học của ông có tính mục đích luận, và trọng tâm sựchú ý của hệ thống triết học Xôcrát là con người xem xét ở các góc độ hoạtđộng thực tiễn, hành vi, phẩm hạnh Ông khẳng định sự vật nào cũng có thể làđẹp và cũng có thể không đẹp trong những tình huống khác nhau Xôcrátkhông phân biệt nghệ thuật với thủ công, bởi vì nghệ thuật theo ông, chỉ là sựtái hiện thực chất bằng cách bắt chước, có điều nó không bắt chước, môphỏng một cách đơn giản các đồ vật và hiện tượng mà thường liên kết các nét

đã được chọn lọc ở các sự vật hiện tượng khác nhau vào một tác phẩm; sự vậtđược tái hiện như thế trong tác phẩm sẽ vươn lên tầm lý tưởng về sự hoàn mỹcủa nó

Xôcrát còn đưa ra tiêu chí lựa chọn đối tượng để thể hiện trong tác

Trang 23

phẩm nghệ thuật, đó là những con người có tính cách đẹp, nhân hậu, có phẩmhạnh cao Lý tưởng đạo đức cần phải được kết tinh trong tác phẩm nghệ thuật.

Vì thế, tiêu chí nghệ thuật là tính đúng đắn và sinh động của việc tái hiện cácnguyên mẫu trong hiện thực

Xôcrát nhấn mạnh sự liên hệ hữu cơ giữa cái đạo đức và cái thẩm mỹ,cái thiện và cái đẹp Con người lý tưởng đối với Xôcrát là vẻ đẹp tinh thần lẫnthể chất, trong đó con người tinh thần, theo cách hiểu của ông là con ngườiđạo đức, con người trí tuệ Đóng góp lớn của Xôcrát là đưa con người vào đốitượng chủ yếu của nghệ thuật, chỉ ra sự liên hệ vững bền giữa cái đẹp với cái

có ích, cái có mục đích có thật với cái tốt Ông coi nghệ thuật như mộtphương diện quan trọng của đời sống xã hội

Platôn (427-347 trước Công nguyên) thuộc dòng dõi vương hầu, sốngtrong giai đoạn nặng nề của lịch sử Hy Lạp, đó là giai đoạn sụp đổ của nềndân chủ Aten, giai đoạn hoành hành của 30 bạo chúa, khi ấy Platôn đứng vềphía giới chủ nô quý tộc, chống lại chủ nô dân chủ Platôn cho rằng, các vậtthụ cảm thay đổi, thoáng qua, nó xuất hiện rồi tiêu biến, vì thế nó không phải

là tồn tại đích thực Tồn tại đích thực, chân chính chỉ là ý niệm, một lực lượngtinh thần tồn tại bên ngoài con người, có trước con người

Platôn không tìm cái đẹp trong các sự vật cảm thụ đơn nhất, trong quan

hệ giữa chúng đối với hoạt động của con người mà tìm cái gì là đẹp đối với tất

cả, đẹp vĩnh hằng và ông cho rằng chỉ có ý niệm, nguyên mẫu của các đồ vật,làm các đồ vật trở nên đẹp là tuyệt đối đẹp mà thôi Platôn tiếp tục truyềnthống của những nhà tư tưởng trước đó như Đêmôcrít, Xôcrát coi nghệ thuật

là sự mô phỏng, tái hiện hiện thực, vật thể, chỉ có điều trong hệ thống triết họccủa ông các đồ vật chỉ là hình bóng của các ý niệm

Đại biểu lớn nhất trong số các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại là Arixtốt(384-322 trước Công nguyên), người phê phán kịch liệt Platôn Ông giaođộng giữa hai dòng duy tâm và duy vật, nhưng do không nghi ngờ gì về tính

Trang 24

hiện thực của thế giới xung quanh nên những tư tưởng mỹ học của ông mang

xu hướng duy vật Arixtốt thừa nhận các tiêu chí cơ bản của vẻ đẹp mà nhữngngười đi trước đã đưa ra như tính quy mô có trật tự, hài hòa Dấu hiệu tốiquan trọng của "cái đẹp" mà ông nhấn mạnh là sự chỉnh thể: phải có đầu, cógiữa, có cuối, phải liên kết giữa các bộ phận trong chỉnh thể một cách hữu cơ

Arixtốt không thừa nhận sự đồng nhất "cái đẹp" với cái có ích; cái cóích chỉ ở hành vi, hành động, trong khi đó cái đẹp có cả trong sự tĩnh tại Ôngquan niệm, nghệ thuật là sự tái tạo hiện thực, mô phỏng lại hiện thực Sự môphỏng tiến hành thông qua nhịp điệu, ngôn từ, giai điệu-và nó có mặt trong tất

cả các loại nghệ thuật từ tạo hình đến ngôn từ, trong cả thi ca lẫn âm nhạc.Ông cho các loại hình nghệ thuật được phân biệt bởi các phương thức môphỏng: âm thanh cho ca hát, âm nhạc; màu sắc và hình thức cho hội họa vàđiêu khắc; nhịp điệu chuyển động cho các nghệ thuật múa; ngôn từ và âm lựcthi ca; các loại hình còn được chia theo nghệ thuật vận động (thi ca, âm nhạc,múa) và nghệ thuật tĩnh tại (hội họa, điêu khắc) Nghệ thuật không có giá trịđộc lập, nó gắn bó với đời sống đạo đức của con người, nó gột rửa con ngườikhỏi vẩn đục Tác dụng gột rửa của nghệ thuật sẽ giúp con người vượt quacơn xúc động, nỗi sợ hãi và có khả năng chống đỡ lại hoàn cảnh bất hạnh

Như vậy, với tất cả những thành tựu như trên trong việc xây dựng phạmtrù cái đẹp, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã đặt nền tảng cho sự phát triểncủa nó trong tiến trình lịch sử sau này Tư tưởng mỹ học Hy Lạp cổ đại xuấthiện như là sự nghiền ngẫm triết học về cái Đẹp của những trường phái khácnhau, thậm chí đối lập nhau, song cuối cùng đều hướng về mục đích nhân sinhcủa triết học - Con người phải được hoàn thiện về phẩm chất và trí tuệ

* Phạm trù “cái đẹp” trong Mỹ học thời kỳ Trung cổ, Phục hưng

và Khai sáng

Thời kỳ Trung cổ

Mỹ học thời Trung cổ bắt đầu vào thế kỷ III và kết thúc vào cuối thế kỷ

Trang 25

XIII, nó hình thành trong sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Châu Âu, từ

sự phản kháng có tổ chức của tầng lớp nô lệ Những cuộc nổi dậy liên tục xảy

ra và lần lượt bị thất bại, do vậy niềm tin vào bản thân con người bị mất dần

và cùng với nó, niềm tin vào tôn giáo từng bước được củng cố

Ở thời kỳ Trung cổ, chỉ những gì cần thiết đối với tôn giáo mới có điềukiện phát triển, còn những gì không có lợi cho tôn giáo đều bị kiềm chế Vìvậy, thành tựu văn hóa cao nhất thời kỳ này có thể coi là sự hoàn chỉnh các bộkinh Kitô giáo và các phong cách kiến trúc chính: phong cách Bigiăngxtanh(pha trộn nhà thờ và lâu đài như nhà thờ Xan Sôphi, Xan Vuzal), phong cáchRômanh (pha trộn nhà thờ và pháo đài như nhà thờ Voócmơ, thành phốCátxatson), phong cách gôtích (nhà thờ Rôma) Trong tình hình ấy, tư tưởng

mỹ học chính thống không thể là nô lệ cho tư tưởng tôn giáo

Nhà tư tưởng điển hình có nhiều quan điểm mỹ học trong giai đoạn đầucủa thời kỳ Trung cổ là Ôguýtxtanh (354-430), vị giáo chủ, đồng thời là nhàvăn, triết gia nổi tiếng này là trụ cột của thần học Cơ đốc giáo Ông cho rằngtoàn bộ thế giới là do thượng đế sáng tạo ra và được nhận thức cũng bởithượng đế Mặc dù vậy, Ôguýtxtanh vẫn thấy được "cái đẹp" đơn lẻ như thânthể con người, sự rực rỡ của ánh sáng, vẻ đẹp của âm điệu, mùi thơm của cỏcây hoa lá được thượng đế sáng tạo mà đấng tối cao lại không đánh giá đúng.Ông đi đến kết luận rằng chỉ có thượng đế là vĩnh viễn, là vẻ đẹp tối cao, vẻđẹp tuyệt đối mà thôi Ôguýtxtanh khẳng định nguồn gốc khoái cảm nghệthuật không xuất phát từ bản thân nghệ thuật, không phải do nghệ thuật màtrong ý niệm về thượng đế của con người Ôguýtxtanh cho rằng chức năng cơbản của nghệ thuật phải là giáo dục lòng kính Chúa cho các tín đồ

Theo Augustine, cái Đẹp có tính hữu hình Sự hữu hình của cái Đẹptượng trưng cho sự thống nhất siêu hình học, cho sự phân bố nhịp nhàng các

sự vật, cho ý nghĩa của các sự vật Bản chất cái Đẹp là sự thống nhất cái

Trang 26

Thiện và cái chân thực nhưng được cảm nhận bằng cảm tính về nội dung tưtưởng thể hiện qua tính hữu hình của cái Đẹp Nhưng cái Đẹp không phải làcái siêu cảm giác được thể hiện vào tính hữu hình của sự vật do quá trình pháttriển tự nhiên, tất yếu từ bên trong mà là sự thâm nhập của nhịp điệu hòa vàothế giới tùy theo ý muốn của Chúa.

Cuối thời kỳ Trung cổ, Tômát Đacanh (1225-1274) nổi lên như nhàthần học lớn nhất Học thuyết của Tômát Đacanh giữ vai trò trụ cột cho hệ tưtưởng chính thống thời Trung cổ Tômát Đacanh thừa nhận đồ vật có thể trởthành khách thể thẩm mỹ trực tiếp của con người Tômát Đacanh coi nghệthuật là sự mô phỏng, sứ mệnh cơ bản của nghệ thuật là khả năng giúp conngười nhận thức được sự vật Cái đẹp chính là hình tượng phản ánh một cáchđầy đủ, trọn vẹn nhất của một sự vật, thậm chí trong trường hợp chính bảnthân sự vật ấy không đẹp

Trên cơ sở thần học, Tômát Đacanh đưa ra các quan niệm về cái Đẹp.Cái Đẹp của thế giới chỉ nhận thức được bằng cảm tính Cái Đẹp cao nhất đấy

là cái Đẹp của Chúa, mà muốn nhận thức nó, chỉ có cách là tự hòa mình vàoChúa Nhưng đồng thời ông cũng vạch ra rằng cái Đẹp có vị trí của nó trongnhững vật thuộc phạm vi giác quan vì “Cái Đẹp chính là sự nhận thức những

gì đem lại niềm thích thú” và bao gồm ba điều kiện: tính hoàn mỹ; tính tỷ lệ thích ứng hoặc điều hòa và tính sáng tỏ vì những đối tượng nào được tô điểm

bằng những màu sắc trong sáng là đẹp Tômát Đacanh có khuynh hướng tìmcái Đẹp ngay trong những vật thuộc phạm vi cảm giác Tính hỗn hợp của hệ

tư tưởng thời trung cổ do sự xâm nhập của tôn giáo vào nghệ thuật đã bó hẹpcác chủ đề tư tưởng nghệ thuật và buộc nghệ thuật phải chứng minh và luậngiải sự tồn tại của Chúa và vương quốc vĩnh hằng của Chúa là chân thực

Thời kỳ Phục hưng

Thông thường người ta chia ra ba giai đoạn trong sự phát triển của văn

Trang 27

hóa Phục hưng: giai đoạn đầu gắn với tên tuổi của Anbécti, Đônatenlô,Mazatiô, v.v, giai đoạn giữa nổi lên với các nghệ sĩ vĩ đại như Lêôna đơVanhxi, Raphaen, v.v, giai đoạn cuối bộc lộ sự khủng hoảng của chủ nghĩanhân đạo, tinh thần bi quan thể hiện qua sự nghiệp sáng tác của Sếchxpia,Xécvantéc.

Đặc điểm quan trọng nhất của tư tưởng mỹ học Phục hưng là sự gắn bóchặt chẽ với thực tiễn nghệ thuật Nó không phải là thứ tư tưởng mỹ học trừutượng mà là tư tưởng mỹ học cảm tính, thực tiễn Nó xuất phát từ đòi hỏi củathực tiễn và có sứ mệnh giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn

Lêôn Battixta Anbécti (1404-1472) coi con người là phần tốt nhất của

tự nhiên, có “yếu tố tối thượng và thần thánh, đẹp hơn tất cả những gì vôsinh” Ngoài khả năng học tập, trí thông minh, tính thánh thiện, Chúa còn đặtvào con người “tâm hồn tính điềm đạm, lòng dũng cảm, tính xấu hổ, khiêmtốn và những mong muốn vinh quang” Anbécti cho rằng, hạnh phúc không lệthuộc vào số mệnh mà phụ thuộc vào bản thân con người, thói xấu của conngười là sự dốt nát Ông khẳng định quan hệ chặt chẽ giữa lý luận và thựctiễn, đòi hỏi các nghệ sĩ phải vững cả tay nghề lẫn lý luận Về cái đẹp, ông cốgắng tìm ra cơ sở khách quan của nó là sự thống nhất hài hòa giữa các bộphận trong một chỉnh thể chung

Lêôna đơ Vanhxi (1452-1529), tác giả của nhiều kiệt tác hội họa LaGiôcông, Bữa tiệc ly biệt, Đức mẹ cầm hoa … người thiết kế nhà thờ SaintPierre Lêôna đơ Vanhxi chủ yếu bàn về hội họa, ông cho nó là loại hình nghệthuật cao nhất, vì nó chứa đựng tất cả mọi hình thức của cái đang tồn tại cũngnhư cái không tồn tại trong tự nhiên

Trong nghệ thuật hội họa của Lêôna đơ Vanhxi, con người và tự nhiênđược đặt vào vị trí trung tâm Lêôna đơ Vanhxi say sưa tìm kiếm nhữngphương pháp, phương tiện thể hiện mới để diễn tả sự phong phú, phức tạp củathế giới cảm tính

Trang 28

Lêôna đơ Vanhxi đặc biệt quan tâm đến quan hệ lý thuyết và thực tiễn,ông khẳng định: “Người ham mê thực tiễn mà thiếu khoa học chẳng khác nàothuyền trưởng đi tàu mà không có tay lái hoặc thiếu địa bàn” Ông coi trọng

vẻ đẹp tự nhiên và con người, khuyên các họa sĩ “rình và chớp lấy nó trongnhững khoảnh khắc mà nó bộc lộ ra một cách trọn vẹn Nghệ thuật là sự diễn

tả hiện thực, vẻ đẹp cuả thế giới hiện thực bộc lộ rõ nhất trong thiên nhiên và

vì vậy, con người cần phải học tập ở tự nhiên Theo ông, hội hoạ chỉ kháckhoa học ở chỗ nó tái hiện cái thế giới nhìn thấy, ánh sáng và hình dáng củatất cả các sự vật, trong khi đó khoa học “lặn sâu vào trong vật” mà không chú

ý đến “các chất của hình thức” Các nhà bác học lướt qua vẻ đẹp của sự sáng tạo tự nhiên, còn nghệ thuật phải khắc phục điều đó

Xécvantéc (1547-1616) sinh ra trong một gia đình tiểu quý tộc bố làthầy lang nghèo, bản thân phải kiếm sống chật vật Do vậy, ông có sự đồngcảm sâu sắc với các tầng lớp nhân dân

Xécvantéc từng viết thuê kịch cho các rạp hát và sáng tác thơ để sinhsống Nhưng tác phẩm gây chấn động dư luận, đóng góp vào di sản nghệ thuậtthế giới và mang lại vinh quang cho nhà văn chỉ đến cuối đời ông mới hoànthành, đó là Đông Kisốt Tác phẩm Đông Kisốt lên án hiện thực xã hội TâyBan Nha đương thời đầy những bất công, áp lực Ở tác phẩm Đông Kisốt cóthể thấy chủ nghĩa tư bản mới ra đời vừa nêu khát vọng giải phóng cá nhân,vừa vì đồng tiền mà chà đạp lên nhân phẩm con người, vùi dập ảo tưởng hiệp

sĩ cao thượng của Đông Kisốt cũng như của khát vọng Phục hưng về tự do,công bằng và nhân đạo

Như vậy, cái đẹp ở thời kỳ Phục hưng không chỉ là sự phục hồi lạinhững giá trị bị đánh mất từ thời cổ đại Hy Lạp-La Mã mà nó còn là một cáchtiếp cận mới Cái đẹp ở đây chính là giá trị trong sự sáng tạo những giá trị

Trang 29

mới Đẹp tức là biết vượt lên những cái cũ kỷ, lỗi thời; đẹp tức là khả năngsáng tạo và khơi gợi sự sáng tạo cái đẹp trong sự nhận thức mới về cái đẹp.

Thời kỳ Khai sáng

Thời kỳ Khai sáng thường được liên hệ chặt chẽ với cuộc Cách mạngkhoa học, do cả hai phong trào đều nhấn mạnh vào lý tính, khoa học hay sựhợp lý, trong khi phong trào Khai sáng còn tìm cách phát triển hiểu biết có hệthống về các quy luật tự nhiên và thần thánh Được nguồn cảm hứng từ cuộccách mạng tri trức khởi đầu bởi Galileo và Newton, trong một bầu không khíngày càng kém thiện cảm với quyền lực áp chế, trong những cuộc khám phácủa mình về cá nhân, xã hội và nhà nước, các nhà tư tưởng Khai sáng tin rằng

có thể áp dụng tư duy có hệ thống cho mọi lĩnh vực của hoạt động con người

và đưa nó vào trong phạm vi chính phủ Phong trào Khai sáng đi kèm các thời

kỳ cổ điển và baroque cao trong âm nhạc và thời kỳ tân cổ điển trong nghệthuật; thời hiện đại chú ý đến phong trào Khai sáng như là một trong những

mô hình trung tâm cho nhiều phong trào thời hiện đại

Nghệ thuật trong thời kỳ này được coi như vũ khí đấu tranh để khẳngđịnh vai trò của giai cấp tư sản, tuyên truyền cho những tư tưởng mới, chốnglại chế độ phong kiến, chống lại sự cuồng tín, kinh viện và những lý tưởngkhổ hạnh thời Trung cổ Triết học khai sáng là cơ sở lý luận cho xu hướngnghệ thuật đấu tranh vì tiến bộ xã hội, vì tự do của con người

Đêni Điđrô (1713-1784) là nhà duy vật điển hình của Triết học Khaisáng Pháp, nhà văn, nhà phê bình nghệ thuật Ông khẳng định mục đích chínhcủa nghệ thuật là phục vụ nhân dân, giáo dục đạo đức cho quần chúng nhândân, tố cáo cái xấu, cái ác, tố cáo sự suy đồi Muốn vậy, nghệ sĩ phải là ngườithầy trong xã hội, phải tham gia cuộc đấu tranh xã hội, phải tự rèn luyện đạođức cho mình, vì theo ông “nhạc cụ không thể phát ra những âm thanh dudương nếu bản thân nó bị hỏng” Để hoàn thành sứ mạng cao cả của mình

Trang 30

nghệ thuật phải có tính tư tưởng cao, phải thể hiện một nguyên tắc quan trọngnào đó của cuộc sống Điđrô cho rằng, tính tư tưởng cao gắn liền với nhiệm

vụ dân chủ hoá nghệ thuật, vì ông quan niệm nguồn gốc của đạo đức lànhmạnh chính là ở đẳng cấp thứ ba: nghệ thuật chỉ mang nội dung đạo đức khi

nó hướng các chủ đề vào cốt truyện vào đời sống nhân dân và chỉ khi ấy mới

có khả năng dẫn đường cho cuộc sống, mới là công cụ và phương tiện giáodục đạo đức và chính trị cho xã hội

Đứng trên lập trường duy vật, ông đưa ra luận điểm xuất phát “những gìgặp thường xuyên trong tự nhiên là hình mẫu đầu tiên cho nghệ thuật”, từ đócho rằng sự hài hoà của bức tranh đẹp nhất chẳng qua chỉ là sự bắt chướcvụng về tính hài hoà của tự nhiên, tài năng của hoạ sĩ phụ thuộc vào mức độkhắc phục sự khác biệt ấy vì thiên nhiên đẹp hơn nghệ thuật, ông cũng nhận rarằng không được bắt chước thiên nhiên thái quá kể cả sự tự nhiên đẹp, mà cần

có những giới hạn nhất định Mặc dù, có nhiều mâu thuẫn trong học tập lậpluận nhưng Điđrô đã xây dựng được lý thuyết nghệ thuật tình huống xã hội,đặt nền móng cho nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa

* Phạm trù “cái đẹp” trong Mỹ học Cổ điển Đức

Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX ở Tây Âu, đặc biệt là ở nước Anh,nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh với ngành công nghiệp dệt và

kỹ nghệ cơ khí phục vụ ngành dệt Vào khoảng thời gian này, nước Đức vẫn

là một quốc gia phong kiến lạc hậu Liên bang Đức chỉ tồn tại về hình thức,thực tế đất nước còn phân thành nhiều tiểu vương quốc tách biệt nhau Chế độquân chủ phong kiến thối nát, cản trở đất nước phát triển theo con đường tưbản chủ nghĩa

Sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở các nước khác chèn épsản xuất thủ công ở Đức Tình hình đó làm cho những người Đức tiên tiếnnồng nhiệt chào đón cách mạng Pháp Từ đó, một số nhà tư tưởng đã không đi

Trang 31

vào lĩnh vực chính trị trực tiếp, mà đi vào lĩnh vực triết học, không tiến hànhcách mạng mà chỉ tư duy về cách mạng, không công khai đấu tranh mà chỉ tưbiện thần bí duy tâm.

Đây là quê hương của nhiều nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ nổi tiếngnhư Hécđơ, Gớt, Sinlơ v.v Họ, một mặt, tiếp thu những di sản tư tưởng vàvăn hóa Đức truyền thống, kế thừa các quan niệm của Nicolai Kuzan, Lepnit,.v.v Mặt khác được cổ vũ to lớn của tư tưởng Khai sáng và văn hóa Pháp thế

kỷ XVIII Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) là động lực thức tỉnh giai cấp

tư sản Đức về mặt thực tiễn để đấu tranh cho một xã hội mới Thể hiệnnguyện vọng đó của giai cấp tư sản, các tác phẩm của Gớt, Sinlơ, Phíchtơ.v.v., đều toát lên một tinh thần phẫn nộ chống lại sự trì trệ và bất công của xãhội Đức thời đó

Kant (1724-1804) là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất của lịch

sử triết học trước Mác Ông là một trong những người sáng lập ra triết học cổđiển Đức Vấn đề trung tâm của mỹ học của Kant là vấn đề cái đẹp Song ôngkhông xác định cơ sở khách quan của cái đẹp mà chú trọng phân tích các điềukiện chủ quan để cảm nhận cái đẹp Ông tuyên bố: Không có khoa học về cáiđẹp mà chỉ có phán đoán về cái đẹp Với ông, cái đẹp không có khái niệm, nógắn với cảm xúc của từng người về đối tượng và như vậy nó không xác định.Cái đẹp theo Kant có ý nghĩa phổ biến, gây hứng thú cho tất cả mọi người.Tóm lại, theo Kant, cái đẹp gây thích thú một cách tất yếu cho tất cả mọingười, một cách vô tư, bằng hình thức thuần tuý của nó, còn tâm hồn thì đượcnâng lên

Con người với tư cách là sự thống nhất cả về hoạt động thực tiễn và lýluận, tức là bao hàm cả con người nhận thức và con người hoạt động thực tiễntác động vào “vật tự nó”, được Kant coi là chủ thể tiên nghiệm Đây là sự kết

Trang 32

tinh toàn bộ những giá trị của hoạt động con người cả về lý luận và thực tiễn,đồng thời là mục đích cuối cùng của triết học Kant khẳng định chỉ có con ngườimới có thể là lý tưởng của cái đẹp Con người không chỉ là mục đích của tựnhiên như những sinh vật khác mà con người còn là mục đích cuối cùng của giới

tự nhiên Hệ thống triết học-mỹ học của Kant mang tính nhân văn sâu sắc, nóhướng tới việc giải phóng cá nhân con người và tự do lý trí, mặc dù cách giảiquyết của ông còn mâu thuẫn và mờ nhạt, nặng nề về tư biện

Hêghen (1770-1831) là một trong những triết gia vĩ đại thời kỳ cổ điểnĐức và của nhân loại Theo Hêghen thì nghệ thuật, tôn giáo, triết học suy đếncùng đều có một nội dung, sự khác nhau chỉ ở trong hình thức phân giải vàcảm nhận nội dung ấy Hình thức đầu tiên và kém hoàn thiện nhất của sự tựphân giải ý niệm là hình thức nhận thức thẩm mỹ hay là nghệ thuật Đây làxuất phát điểm của mỹ học Hêghen

Toàn bộ hệ thống mỹ học của Hêghen có ba phần: 1 Học thuyết về cáiđẹp nói chung; 2 Học thuyết về những hình thái đặc biệt của nghệ thuật; 3.Học thuyết về những ngành nghệ thuật riêng biệt Hêghen quan niệm "cáiđẹp" là một sự thể hiện đặc biệt của ý niệm tuyệt đối dưới hình thức cụ thể,cảm tính Vì cái đẹp là ý niệm đẹp cho nên nó có trước tự nhiên, tự nhiên là ýniệm tha hoá mà thành Những dấu hiệu của vẻ đẹp trong tự nhiên là tính cânxứng, tính quy luật, sự hoà hợp Tuy nhiên, vẻ đẹp được biểu hiện ra trong tựnhiên chỉ là vẻ đẹp mờ nhạt, không bản chất, vẻ đẹp đầy đủ, ở mức độ caonhất phải ở trong nghệ thuật Cái đẹp trong nghệ thuật được Hêghen đồngnhất với lý tưởng, đó là sự kết hợp cân đối giữa nội dung và hình thức là yếu

tố căn bản để tạo ra cái đẹp Chính vì những quan niệm như thế nên Hêghenxác định rằng: “đối tượng của mỹ học là vương quốc rộng lớn của cái đẹp vàdùng một thuật ngữ thích hợp hơn cả đối với khoa học nàylà triết học về nghệthuật hay nói một cách chính xác hơn là triết học về mỹ thuật

Trang 33

Mỹ học cổ điển Đức mà

trong những nguồn gốc lý luận

Lênin sau này

đỉnh cao của nó là mỹ học Hêghen là một trực tiếp quan trọng nhất của mỹ học Mác-

1.1.2 Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thẩm mỹ

Các quan niệm triết học trước Mác về các đẹp đều không tránh khỏitính phiến diện ở mức độ này hay mức độ khác khi họ hoặc xác định nguồngốc của cái đẹp là ý niệm hay tinh thần tuyệt đối, hoặc xác định nguồn gốccủa cái đẹp từ cảm xúc chủ quan của cá nhân, hoặc tuyệt đối hoá tính kháchquan của vẻ đẹp, đồng nhất cái đẹp với những thuộc tính vật chất – vật lý củacác sự vật, hiện tượng

Để tránh khỏi nhược điểm mà các quan điểm khác đã mắc phải, mỹ họcMác – Lênin trước tiên xác định cái đẹp là một phạm trù mỹ học, mà khôngđồng nhất nó với các biểu hiện cụ thể đơn lẻ của nó là các vẻ đẹp sinh động,riêng lẻ, ngẫu nhiên, trong đời sống thường ngày

Mỹ học Mác – Lênin tiếp thu trên tinh thần phê phán các tư tưởng mỹ họctrong lịch sử Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đãkhẳng định nguồn gốc, bản chất của quan hệ thẩm mỹ: Quan hệ thẩm mỹ là kếtquả của quá trình hoạt động sản xuất vật chất và đấu tranh xã hội, nó chính làquá trình phát hiện, cảm thụ các thuộc tính thẩm mỹ của thế giới và sáng tạo ranhững giá trị thẩm mỹ trong đời sống văn hoá nghệ thuật của con người

Mỹ học Mác – Lênin một mặt khẳng định cơ sở khách quan của quan

hệ thẩm mỹ là các hiện tượng thẩm mỹ nảy sinh và tồn tại trong đời sống hiệnthực, mặt khác nhấn mạnh tính chủ động, tích cực của chủ thể thẩm mỹ trongmối quan hệ với khách thể thẩm mỹ

Mỹ học Mác – Lênin còn thừa nhận quan hệ thẩm mỹ mang bản chất xãhội, ở đó những vấn đề giai cấp, dân tộc, thời đại được phản ánh tương đốiđậm nét

Trang 34

Theo mỹ học Mác – Lênin cho rằng thẩm mĩ là phạm trù triết học nói

về cái đẹp khách quan của tự nhiên, xã hội và con người.

Trong số các phạm trù mỹ học, phạm trù cái đẹp giữ vị trí trung tâmđược thể hiện ở ba phương diện: trong cuộc sống thường ngày, trong lý luậnnghệ thuật và trong mỹ học Trong cuộc sống, với bản tính người của mình,con người “nhào nặn vật chất theo những quy luật của cái đẹp” (Mác) nghĩa làkhác với loài vật, con người sản xuất một cách vạn năng thoát khỏi nhu cầuthể xác, mang tính sinh vật của mình, sản xuất theo kích thước của mọi loài và

tự do đối lập với sản phẩm của mình Ngoài hoạt động sản xuất, trong cáchoạt động khác như tiêu dùng, giao tiếp, giải trí?

Mỹ học Mác – Lênin đã vạch ra bản chất của cái thẩm mỹ trong đờisống, trong nghệ thuật, đề ra nguyên tắc chung của việc chiếm lĩnh thế giới vềmặt thẩm mỹ, phát hiện các quy luật hoạt động thẩm mỹ của con người Cáiđẹp và cái xấu, cái bi và cái hài, cái cao cả và cái thấp hèn, cái anh hùng vàcái đê tiện – đó là những thuộc tính có thực của mọi sự vật, hiện tượng và tìnhhuống trong hiện thực, được cảm nhận bằng tình cảm thẩm mỹ và được biểuhiện trong những cảm xúc, thị hiếu thẩm mỹ

Mỹ học Mác – Lênin còn khẳng định cái đẹp là một giá trị, nguồn gốccủa cái đẹp là cuộc sống, là hiện thực xã hội với toàn bộ tính đa dạng của nó,

nó tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của riêng ai Vàcuộc sống cao hơn nghệ thuật, nhưng nghệ thuật là lĩnh vực tập trung mộtcách cô đọng cái đẹp của hiện thực, đồng thời cũng là công cụ để xã hội tácđộng đến những khía cạnh thầm kín và sâu xa trong tâm hồn con người, nghệthuật phản ánh chân thành cuộc sống đồng thời phê phán, đánh giá và làm lạicuộc sống theo lý tưởng thẩm mĩ của người nghệ sỹ, xây dựng một mô hình –hình tượng cao hơn cuộc sống Nghệ thuật chân chính kích thích “người nghệsỹ” trong mỗi con người, nghĩa là xây dựng trong mỗi con người sự nhạy cảm

Trang 35

về cái đẹp và lòng mong muốn đưa cái đẹp vào cuộc sống hiện thực Nghệthuật có khả năng mạnh mẽ thống nhất tình cảm, tư tưởng – ý chí của quầnchúng theo phương hướng của lý tưởng cách mạng.

Hoạt động thực tiễn của con người là cơ sở của quan hệ thẩm mĩ đốivới hiện thực Chính trong hoạt động mang tính xã hội này đã hình thành nênnăng lực sáng tạo theo quy luật cái đẹp và xem xét mọi sự vật, hiện tượng vớicái “độ thẩm mỹ” Nhờ đó con người đã tìm thấy trong thế giới tự nhiên, trongđời sống xã hội, trong nghệ thuật thẩm mỹ đa dạng

Cái đẹp là một giá trị, bằng hành động của chính mình thì con ngườimới nhận thức được giá trị đó

1.2 VẤN ĐỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ

1.2.1 Quan niệm về giáo dục thẩm mỹ

Trên phương diện là một bộ môn khoa học, giáo dục được hiểu là quátrình hoạt động có ý thức có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho conngười những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên và xãhội Như vậy, ngoại diên của khái niệm giáo dục không chỉ dừng lại ở nhữngtri thức về tự nhiên và xã hội, mà còn bồi dưỡng cho con người những kỹnăng, kỹ xảo cần thiết phục vụ đời sống con người

Giáo dục thẩm mỹ là bộ phận quan trọng trong giáo dục phổ thông ởnước ta Đã có rất nhiều quan điểm về giáo dục thẩm mỹ Có quan điểm chorằng giáo dục thẩm mỹ là giáo dục nghệ thuật, hiện nay quan điểm này đãđược khắc phục Tuy nhiên không phải vì thế mà đã phân biệt được đúng đắn,đầy đủ sự khác nhau giữa thẩm mỹ và nghệ thuật, dù cho cái thẩm mỹ có nộihàm rộng hơn cái nghệ thuật về cấp độ, nhưng sự phân biệt này trong một sốtrường hợp chỉ mang tính hình thức

Một số quan điểm lại cho rằng giáo dục thẩm mỹ là giáo dục cái đẹp,giáo dục con người biết cảm thụ, lĩnh hội và sáng tạo cái đẹp Quan điểm này

Trang 36

dường như bó hẹp rất nhiều nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ bởi vì trong nộihàm của giáo dục thẩm mỹ thì ngoài cái đẹp còn có cái bi, cái hài, cái cao cả,cái thấp hèn…Bên cạnh đó có quan điểm lại cho rằng giáo dục thẩm mỹ làgiáo dục con người phát triển toàn diện và hài hòa Quan điểm này đã nhầmlẫn giữa nội dung bản chất của giáo dục thẩm mỹ với mục đích, mục tiêu củagiáo dục thẩm mỹ và không phân biệt được tính đặc trưng cá biệt của giáo dụcthẩm mỹ với các lĩnh vực giáo dục khác.

Từ những phân tích trên đây, có thể đưa ra định nghĩa về khái niệm

giáo dục thẩm mỹ như sau: giáo dục thẩm mỹ là một quá trình làm hình thành

và phát triển nhân cách xã hội về mặt thẩm mỹ, trong đó con người có năng lực nhận thức, ý thức đúng đắn đối với đời sống thẩm mỹ của xã hội đồng thời có khả năng tiếp nhận và sáng tạo cuộc sống theo quy luật của cái đẹp.

Ngay từ thời xa xưa, khi bước đầu hình thành phát triển ý thức thẩm mỹ thìcon người đã biết thưởng thức tiếp nhận, tạo ra cái đẹp Con người vừa hoạtđộng thẩm mỹ, vừa giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ cận kề, song do trình độnhận thức thẩm mỹ còn thấp kém, hoạt động giáo dục thẩm mỹ ở giai đoạnnày mang nặng ý nghĩa tự phát, kinh nghiệm và thường gắn liền với nhữngtôn giáo nguyên thủy

Hoạt động thực tiễn của con người là cơ sở của quan hệ thẩm mĩ đối vớihiện thực Chính trong hoạt động mang tính xã hội này đã hình thành nênnăng lực sáng tạo theo quy luật cái đẹp và xem xét mọi sự vật, hiện tượng vớicái “độ thẩm mỹ” Nhờ đó con người đã tìm thấy trong thế giới tự nhiên, trongđời sống xã hội, trong nghệ thuật cái thẩm mĩ đa dạng

Cái đẹp là một giá trị, bằng hành động của chính mình con người mớinhận thức được cái giá trị đó Nhưng học sinh - thế hệ đang lớn không tự lớnlên giữa môi trường, nó chỉ có thể lĩnh hội, chiếm lĩnh và thể hiện được cáiđẹp khi có vai trò trung gian của người lớn - giáo dục

Trang 37

Các luận điểm cơ bản của mỹ học Mác – Lênin đã chỉ rõ vai trò vôcùng lớn của giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ Đồng thời là chỗ dựa về mặt lýluận, là điểm xuất phát để xây dựng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phươngpháp, hình thức tổ chức giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.

1.2.2 Vai trò của giáo dục thẩm mỹ

Giáo dục thẩm mĩ là quá trình hình thành cho học sinh năng lực nhận

thức, thưởng ngoạn, đánh giá, sáng tạo và hành động theo cái đẹp Vì vậy

giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trong của nền giáo dục phổ thông, đó

là quá trình hoạt động chung của nhà giáo dục và người được giáo dục nhằmhình thành và phát triển ở người được giáo dục những quan hệ thẩm mỹ đúngđắn với hiện thực bằng cách thông qua các phương tiện thẩm mỹ, đặc biệt làphương tiện nghệ thuật nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện hài hoàcho người được giáo dục

Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trung học phổ thông giúp cho từng họcsinh có sự nhận thức đúng đắn để định hướng hoạt động của mình như Mác-

Ăngghen đã nói: Con người khác con ong ở chỗ trước khi xây một ngôi nhà thì người thợ đã hình dung, tưởng tượng những gì mình cần làm và ngôi nhà

đó rồi.

Mỹ học Mác - Lênin là khoa học nghiên cứu sự vận động của cái đẹp và

các hình thức tồn tại khác nhau của cái đẹp Mác đã khẳng định rằng “trong bất cứ một ngành sản xuất vật chất nào, con người cũng đều sáng tạo theo quy luật của cái đẹp” Ở đâu có cuộc sống của con người là ở đó có cái đẹp.

Cái đẹp đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc, nâng đỡ con người trong mọi khókhăn, tiếp thêm sức mạnh để con người vượt qua thử thách

Thẩm mĩ có ý nghĩa rất lớn trong đời sống con người Nhu cầu thẩm mĩ

là một trong những nhu cầu quan trọng của đời sống xã hội Mỗi con ngườiđều có xu hướng vươn tới cái đẹp hoàn hảo, mong muốn cho cuộc sống của

Trang 38

mình ngày càng tốt hơn Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu thẩm mĩ càngcao và con người càng sáng tạo ra nhiều giá trị thẩm mĩ mới.

Cái đẹp thâm nhập vào cuộc sống của con người và tạo nên thị hiếu

thẩm mĩ Thị hiếu thẩm mĩ là sở thích của con người, là cái “gout” trong

thưởng thức và nó lan tỏa từ người này qua người khác, từ nơi này đến nơi kiatạo thành một làn sóng thị hiếu: Thị hiếu thời trang, thị hiếu nghệ thuật, âmnhạc, sân khấu, du lịch và thị hiếu tiêu dùng Thị hiếu thay đổi theo thời gian,không gian, thị hiếu có tính lịch sử

Cuộc sống là sáng tạo, “mỗi con người là một nghệ sỹ” luôn tạo ra giátrị thẩm mỹ cho mình và cho xã hội Đó là một quy luật Nhờ có cái đẹp màcon người không mất niềm tin vào vào cuộc sống, vào chân lý, vào ngày mai.Cái đẹp luôn là khát khao vươn tới của con người Bao giờ cái đẹp cũng đượccoi là tiêu chuẩn quan trọng nhất, phổ biến nhất, là điểm tựa trung tâm để conngười đánh giá đời sống về mặt thẩm mỹ

Trong công tác giáo dục học sinh, nhà trường rất coi trọng nội dunggiáo dục thẩm mĩ, coi đó là một bộ phận không thể thiếu được của quá trìnhgiáo dục toàn diện Con người có trí tuệ thông minh, có sức khỏe cường tráng,nếu thiếu óc thẩm mỹ vẫn không được coi là con người toàn diện trong một xãhội hiện đại Óc thẩm mỹ có vai trò to lớn trong nhận thức và trong lao độngsáng tạo của con người

Giáo dục thẩm mỹ trở nên hết sức quan trọng vì nó có tác động mạnhđến trí tuệ, đến tình cảm đạo đức, đến quá trình hình thành những nét đẹptrong hành vi, thói quen của học sinh, đến khả năng sáng tạo – một phẩm chấtcực kỳ quý báu của con người hiện đại Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh cónhiều lợi ích thiết thực Một trong những lợi ích lớn nhất là định hướng thẩm

mỹ cho học sinh, để các em nhận ra đâu là cái đẹp, đâu là cái bản thân mìnhhướng tới, thay vì để trào lưu, số đông lôi cuốn

Trang 39

Giáo dục thẩm mỹ đúng cách còn làm cho người học tôn trọng và hiểucác nền văn hóa, các giá trị khác nhau của xã hội đa dạng, không cảm thấy kỳthị với các biểu hiện văn hóa khác nhau, không tự ti với bản sắc văn hóa thuộcnhóm thiểu số của mình, không tự đại với một nền văn hóa có nhiều sản phẩmđại diện.

Với những kiến thức cụ thể trong quá trình giáo dục thẩm mỹ, như thếnào là cái bi, cái hài, sự chuyển biến của các phạm trù đó, cách bố cục, phốimàu, luật viễn cận của một bức tranh, bức ảnh, các đặc trưng về nghệ thuậtcủa các nền văn minh, cũng góp phần đắc lực cho học sinh có thể cảm thụđược cái đẹp nói chung và các sản phẩm nghệ thuật nói riêng

Giáo dục thẩm mỹ là vấn đề rất quan trọng và cần thiết trong việc hìnhthành nhân cách của học sinh Thông qua giáo dục thẩm mỹ, học sinh hiểuđược cái hay, cái đẹp của cuộc sống, đồng thời có cách ứng xử tốt với ngườithân trong gia đình, với thầy cô, bạn bè và cộng đồng Con người có trí tuệthông minh, có sức khỏe cường tráng, nếu thiếu giáo dục thẩm mỹ vẫn khôngđược coi là con người toàn diện trong một xã hội hiện đại Giáo dục thẩm mỹ

có vai trò to lớn trong nhận thức và trong lao động sáng tạo của con người

Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trung học phổ thông lại càng đóng vaitrò quan trọng bởi họ là tương lai của đất nước, với một lực lượng đông đảo,đang trong giai đoạn phát triển cơ bản hoàn thiện về tâm hồn, thể chất, bướcđầu mang tính tự lập cao và hoạt động thực tiễn xã hội

Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trung học phổ thông bằng nội dung vàphương pháp không đúng đắn gây hậu quả cực kỳ tai hại, có thể ảnh hưởngđến tương lai của đất nước Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa ngày càngmạnh mẽ, các thế lực thù địch không từ bỏ ý định chống phá con đường đi lênchủ nghĩa xã hội ở nước ta thông qua diễn biến hòa bình nhất là trên mặt trậnvăn hóa- tư tưởng

Trang 40

Từ mục tiêu giáo dục đến nhận thức, thực tiễn giáo dục ở bậc THPTcho thấy một thực tế rằng, đa phần lứa tuổi học sinh THPT đều có ước muốn,khát khao chinh phục, khám phá, sáng tạo nên cái đẹp, chiếm lĩnh những giátrị thẩm mỹ Song, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận HS còn nhận thức, hànhđộng lệch lạc, phản thẩm mỹ, đi ngược lại mục tiêu giáo dục mà xã hội đanghướng tới Trong phạm vi giáo dục ở trường trung học phổ thông, giáo dụcthẩm mĩ có các nhiệm vụ sau đây:

Một là, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tri giác, cảm thụ, thưởng thứccái đẹp trong tự nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật

Hai là, bồi dưỡng cho học sinh năng lực đánh giá cái đẹp trong tự nhiên,

xã hội và nghệ thuật, nhận biết cái chân, thiện mỹ trong đời sống con người

Ba là, bồi dưỡng cho học sinh tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ làm saocho phù hợp với các giá trị văn hóa dân tộc và văn minh của thời đại

Bốn là, bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo cái đẹp trong cuộcsống hằng ngày, trong lao động, học tập và sinh hoạt tập thể: cái đẹp vật chất,cái đẹp tinh thần, cái đẹp nghệ thuật

Năm là, làm cho mỗi học sinh luôn hướng tới cái đẹp và hành độngtheo cái đẹp, quan trọng nhất là tu dưỡng đạo đức tạo cái đẹp trong phẩm giánhân cách

Như vậy, giáo dục thẩm mỹ có liên quan trực tiếp đến giáo dục vănhóa, thẩm mỹ là một bộ phận của văn hóa, trong văn hóa có thẩm mỹ, văn hóalấy thẩm mỹ làm trung tâm Giáo dục văn hóa và giáo dục thẩm mỹ gắn liềnvới nhau như hình với bóng không thể tách rời

Ngày đăng: 28/05/2019, 16:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[12]. Vũ Thị Kim Dung (2011), Sự biến đổi những chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Thị Kim Dung (2011), "Sự biến đổi những chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Tác giả: Vũ Thị Kim Dung
Năm: 2011
[13]. Đoàn Văn Đàm (2000), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục – đào tạo thanh niên ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn Văn Đàm (2000), "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục – đào tạo thanh niên ở nước ta hiện nay
Tác giả: Đoàn Văn Đàm
Năm: 2000
[14]. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng cộng sản Việt Nam (1987), "Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
[15]. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng cộng sản Việt Nam (1991), "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
[16]. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng cộng sản Việt Nam (1991), "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
[17]. Đảng cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ IV, Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng cộng sản Việt Nam (1993), "Văn kiện hội nghị lần thứ IV, Ban chấphành Trung ương khóa VII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1993
[18]. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng cộng sản Việt Nam (1998), "Văn kiện hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
[19]. Đảng cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ, khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng cộng sản Việt Nam (1994), "Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ, khóa VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1994
[20]. Đảng cộng sản Việt Nam (1995), Hội nghị của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng cộng sản Việt Nam (1995), "Hội nghị của Bộ Chính trị về một sốđịnh hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
[21]. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng cộng sản Việt Nam (1996), "Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
[23]. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
[24].Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX): Về văn hóa, xã hội, khoa học – kỹ thuật, giáo dục, đào tạo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX): Về văn hóa, xã hội, khoa học – kỹ thuật, giáo dục, đào tạo
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
[25]. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
[26].Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2016
[27]. Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) (2001), Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
[29]. Hà Minh Đức (1995), C. Mác – Ph. Ăngghen – Lênin và một số vấn đề lý luận nghệ thuật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: C. Mác – Ph. Ăngghen – Lênin và một số vấn đề lý luận nghệ thuật
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
[30]. Giáo trình mỹ học Mác – Lênin (2002), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, khoa Triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình mỹ học Mác – Lênin (2002)
Tác giả: Giáo trình mỹ học Mác – Lênin
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
[31]. Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam (2002) (hệ lý luận chính trị cao cấp), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng cộng sản ViệtNam (2002) (hệ lý luận chính trị cao cấp)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
[34].Nguyễn Hồng Hà (2001), Văn hóa truyền thống dân tộc với việc giáo dục thế hệ trẻ, Nxb Văn hóa – Thông tin và Viện văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa truyền thống dân tộc với việc giáo dục thế hệ trẻ
Tác giả: Nguyễn Hồng Hà
Nhà XB: Nxb Văn hóa – Thông tin và Viện văn hóa
Năm: 2001
[35]. Nguyễn Hồng Hà (2005), Môi trường văn hóa với việc xây dựng lối sống con người Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin và Viện văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường văn hóa với việc xây dựng lối sống"con người Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hồng Hà
Nhà XB: Nxb Văn hóa – Thông tin và Viện văn hóa
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w