1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác thẩm định dự cho vay khách hàng doanh nghiệp tại văn phòng khu vực bắc trung bộ ngân hàng TMCP sài gòn thương tín

117 60 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 3,39 MB

Nội dung

Trong công tác cấp tín dụng, công tác thẩm định cho vaykhách hàng là hoạt động nghiệp vụ có tính quan trọng để ra quyết định chovay một cách có hiệu quả đồng thời phải hạn chế thấp nhất

Trang 1

TẾ

-TRẦN VÂN NAM

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VĂN PHÒNG KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ - NGÂN HÀNG

Trang 2

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Trang 3

NHTM: Ngân hàng thương mại

Sacombank: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương TínSPDV: Sản phẩm dịch vụ

TSBĐ: Tài sản bảo đảm

TT/CVTĐ: Tổ trưởng/Chuyên viên thẩm định

Vietcombank: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamVietinbank: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt NamVPKV: Văn phòng khu vực

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 3

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

4 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 4

5 Bố cục đề tài 6

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9

1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9

1.1.1 Khái niệm cho vay doanh nghiệp 9

1.1.2 Phân loại cho vay doanh nghiệp 9

1.1.3 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp 12

1.1.4 Vai trò cho vay doanh nghiệp 12

1.2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP 14

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp 14 1.2.2 Nguyên nhân rủi ro tín dụng 14

1.2.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng 16

1.3 CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 17

1.3.1 Khái niệm công tác thẩm định cho vay của ngân hàng thương mại .17

1.3.2 Mục tiêu của công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 17

Trang 5

1.3.4 Các tiêu chí phản ánh kết quả công tác thẩm định cho vay kháchhàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 251.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định cho vay đối vớikhách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VĂN PHÒNG KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ - NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 34

2.1 GIỚI THIỆU VỀ VĂN PHÒNG KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ 342.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Văn phòng Khuvực Bắc Trung Bộ - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 342.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Văn phòng khu vực Bắc Trung Bộ 352.2 BỐI CẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG KHU VỰC BẮCTRUNG BỘ 362.2.1 Bối cảnh bên ngoài 362.2.2 Bối cảnh bên trong 402.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNGDOANH NGHIỆP TẠI VĂN PHÒNG KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ -NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 442.3.1 Mục tiêu công tác thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệpcủa Văn phòng khu vực Bắc Trung Bộ - Ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín 44

2.3.2 Quy trình thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp của Văn phòng

khu vực Bắc Trung Bộ - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 46

2.3.3 Nội dung thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp của Văn phòng

khu vực Bắc Trung Bộ - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 51

Trang 6

CHƯƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VĂN PHÒNG

KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ - NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 72

3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAYKHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VĂN PHÒNG KHU VỰC BẮCTRUNG BỘ - NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 723.1.1 Định hướng phát triển cho vay tại Khu vực Bắc Trung Bộ - Ngânhàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 723.1.2 Định hướng công tác cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Khuvực Bắc Trung Bộ - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 733.2 KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAYKHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VĂN PHÒNG KHU VỰC BẮCTRUNG BỘ - NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 74

Trang 7

3.2.2 Xây dựng tốt hệ thống và dữ liệu thông tin khách hàng vay vốn,thông tin thị trường, phục vụ công tác thẩm định khách hàng doanhnghiệp 753.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 773.2.4 Bổ sung tiêu chí, thay đổi nội dung thẩm định cho vay KHDN 803.2.5 Thường xuyên hệ thống hóa các văn bản luật, quy định, quy chếcủa ngành và cải tiến công tác triển khai văn bản 833.2.6 Tăng cường hoạt động kiểm soát tuân thủ điều kiện cấp tín dụng 833.3 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ KHÁC 853.3.1 Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 853.3.2 Khuyến nghị đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động cấp phát tín dụng luôn là một trong những hoạt động cốt lõicủa một ngân hàng Trong công tác cấp tín dụng, công tác thẩm định cho vaykhách hàng là hoạt động nghiệp vụ có tính quan trọng để ra quyết định chovay một cách có hiệu quả đồng thời phải hạn chế thấp nhất có thể các rủi roxảy ra liên quan đến hoạt động cấp phát tín dụng của ngân hàng

Tại các ngân hàng Việt Nam, công tác thẩm định được tổ chức thựchiện theo cơ cấu phân cấp Hội Sở - Chi nhánh Tuy nhiên, ngân hàng TMCPSài Gòn Thương Tín hiện là một trong số ít ngân hàng có tổ chức văn phòngkhu vực cho từng địa bàn hoạt động, trong đó ngoài việc thực hiện các chứcnăng hỗ trợ kinh doanh, kiểm tra kiểm soát, còn có nghiệp vụ thẩm định cấptín dụng tại Văn phòng khu vực

Việc thẩm định không tập trung toàn bộ tại Hội Sở mà được phân tầngthẩm định tại Văn phòng khu vực của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

là một cơ cấu tổ chức riêng có của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Cơ cấu thẩm định này có những ưu điểm là sâu sát khách hàng và địa bàn cấptín dụng, tạo sự linh hoạt trong công tác cấp phát tín dụng, tăng tính cạnhtranh lành mạnh trong hoạt động cấp phát tín dụng giữa các ngân hàng,…Nhưng mặt khác, qua quá trình hoạt động điều hành tại địa bàn khu vực BắcTrung Bộ cho thấy, việc thẩm định cho vay tại Văn phòng khu vực cũng cònnhững tồn tại nhất định có thể ảnh hưởng lâu dài trong công tác cấp tín dụng,quản lý, chăm sóc khách hàng vay của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến hiệuquả của công tác cấp tín dụng tại Khu vực Trong đó nổi lên một số vấn đề:

Trang 10

Về thiết lập hồ sơ tín dụng còn nhiều sai sót, thiếu sót dẫn đến thờigian thẩm định thường bị kéo dài ảnh hưởng nhất định đến chất lượng thẩmđịnh tín dụng hồ sơ doanh nghiệp vay vốn tại văn phòng khu vực.

Việc triển khai chưa chủ động trong công tác thẩm định tại văn phòngkhu vực Đơn vị thẩm định còn mang tính bị động cao khi phụ thuộc hồ sơcho vay từ chi nhánh đề xuất lên mà chưa có các giải pháp khắc phục kịpthời, do đó có những thời điểm phát sinh hồ sơ khá lớn ảnh hưởng đến tiến

độ và hiệu quả xử lý hồ sơ, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc kháchhàng của chi nhánh

Nội dung công tác thẩm định hiện chưa chú trọng đánh giá đến hiệuquả của việc tài trợ cho khách hàng, chưa xác định đầy đủ các yếu tố rủi roliên quan của phương án, dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng Trongkhi đó theo thông tư 39/2016/TT-NHNN ban hành quy chế cho vay của Ngânhàng nhà nước yêu cầu việc cấp tín dụng phải bảo đảm thêm nguyên tắc vềbảo vệ môi trường Thực tế cũng phát sinh trong quá trình hoạt động củakhách hàng có gây tác động xấu đến môi trường xã hội, do đó công tác đánhgiá tác động môi trường xã hội đối với hoạt động của khách hàng cũng là nộidung cần được quan tâm hơn, mang tính cấp bách hơn

Chất lượng thẩm định trong thời gian qua có sự giảm sút Cụ thể, thờigian thẩm định bình quân một hồ sơ có xu hướng tăng hơn các thời kỳ trước,trong khi kết quả thẩm định, rủi ro tín dụng trong thời gian qua lại xảy ra nhiềuhơn Nợ xấu KHDN tại khu vực Bắc Trung Bộ có dấu hiệu gia tăng trong mộtvài năm trở lại đây, ngoài ra một số khách hàng dư nợ lớn có thể chuyển nhóm

nợ trong thời gian sắp tới đều thuộc đối tượng khách hàng doanh nghiệp Vấn đềcho thấy công tác thẩm định đã chưa đánh giá hết được các rủi ro khi tài trợ tíndụng cho khách hàng cũng như công tác giám sát

Trang 11

kiểm tra các điều kiện cấp tín dụng theo yêu cầu của cấp phê duyệt chưa thật

sự sâu sát đối với từng hồ sơ tham mưu

Trong khi đó, trải qua thời gian gần 10 năm từ khi thành lập đi vào hoạtđộng đến nay, VPKV chưa có đánh giá một cách toàn diện công tác thẩmđịnh cho vay KHDN tại VPKV và cũng chưa từng có ai tiến hành nghiên cứucông tác này tại VPKV

Từ những vấn đề nêu trên đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trong hoạt độngcấp phát tín dụng, trong đó một trong những vấn đề lớn là công tác thẩm địnhcác hồ sơ doanh nghiệp có mức cấp lớn tại Sacombank khu vực Bắc Trung

Bộ Việc tìm hiểu toàn bộ các vấn đền liên quan đến công tác thẩm định tạiVPKV từ công tác tổ chức quản lý, quy trình xử lý hồ sơ, nội dung thẩm định,kết quả thực hiện công tác thẩm định nhằm kịp thời tìm ra các hạn chế cũngnhư nguyên nhân gây nên các hạn chế đó trong công tác thẩm định hiện tạicủa VPKV, từ đó khuyến nghị các giải pháp để hoàn thiện hơn công tác thẩmđịnh này Nhận thức được vấn đề, sau một thời gian làm việc tại Văn phòngkhu vực Bắc Trung Bộ - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, tác giả

quyết định chọn đề tài: Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Văn phòng khu vực Bắc Trung Bộ - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.

2 Mục tiêu của đề tài

Phân tích, đánh giá thực trạng công tác thẩm định cho vay đối vớikhách hàng doanh nghiệp tại Văn phòng khu vực Bắc Trung Bộ - Ngân hàngTMCP Sài Gòn Thương Tín và nhận diện những hạn chế, bất cập trong hoạtđộng này

Đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định trongcho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Văn phòng khu vực Bắc Trung

Bộ - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Trang 12

Câu hỏi nghiên cứu

- Những thành công và hạn chế trong công tác thẩm định cho vayKHDN tại Văn phòng khu vực Bắc Trung Bộ - Ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín là gì? Nguyên nhân của hạn chế đó?

- Văn phòng khu vực Bắc Trung Bộ - Ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín cần làm gì để hoàn thiện công tác thẩm định KHDN nhằm đảmbảo việc tài trợ cho vay đạt hiệu quả và tránh được hệ quả tiêu cực nợ xấu?

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn công tác thẩm định cho vay

khách hàng doanh nghiệp tại Văn phòng khu vực Bắc Trung Bộ - Ngân hàngTMCP Sài Gòn Thương Tín

Phạm vi nghiên cứu:

Nội dung: Công tác thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp

Không gian: Tại Văn phòng khu vực Bắc Trung Bộ - Ngân hàng TMCPSài Gòn Thương Tín

Thời gian: từ năm 2014 – 2016

Việc nghiên cứu phải giới hạn lại phạm vi để việc nghiên cứu đượcthực hiện tập trung hơn, thể hiện rõ vai trò trách nhiệm công việc của từngđơn vị trong tổ chức hệ thống ngân hàng Việc giới hạn này khiến đề tài chưaphản ảnh hết các mặt được và các mặt hạn chế trong hoạt động thẩm định củatoàn hệ thống Sacombank

4 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận: Đánh giá công tác thẩm định cho vay khách hàng

doanh nghiệp dựa trên:

Cơ sở lý thuyết của công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

Công tác thẩm định cho vay là công tác nghiệp vụ tham mưu cho cấp

Trang 13

có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng nên phải đảm bảo tính chính xác cao

và đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động cho vay

Công tác thẩm định cho vay là một trong những khâu quan trọng đầutiên để phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanhnghiệp của ngân hàng thương mại

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở tổng

hợp một số phương pháp như:

Phương pháp thống kê đơn giản: phương pháp so sánh số liệu qua các

thời kỳ và số liệu theo tỷ trọng, phương pháp thống kê mô tả số liệu, dữ liệuquá khứ, phương pháp diễn giải, phương pháp phân tích,…

Phương pháp chuyên gia: Thực hiện khảo sát trên 2 đối tượng:

Đối tượng trực tiếp thực hiện công tác thẩm định tín dụng Mục tiêukhảo sát đối tượng này để có nhìn nhận khách quan công tác nghiệp vụ nàyđang diễn ra như thế nào tại ngân hàng

Đối tượng không trực tiếp thực hiện công tác thẩm định tín dụng Mụctiêu khảo sát đối tượng này để đánh giá một cách khách quan sự cần thiết củahoạt động này tại ngân hàng, về ý nghĩa của hoạt động này, về tác động các

cơ chế chính sách quy định của pháp luật, của nội bộ ngân hàng có tác độngđến công tác thẩm định của ngân hàng

Phương pháp thu thập dữ liệu và thông tin:

Bên trong: Thông qua thu thập các báo cáo tài chính nội bộ của ngânhàng; thông qua công tác thảo luận, trao đổi nghiệp vụ giữa những người trựctiếp thực hiện hồ sơ cấp tín dụng (chuyên viên khách hàng doanh nghiệp, cấpquản lý trung gian như trưởng/phó phòng kinh doanh, trưởng/phó phònggiao dịch) với Tổ Thẩm định khu vực (đơn vị thực hiện chức năng thẩm địnhtín dụng)

Bên ngoài: giáo trình, sách, báo chí, tài liệu liên quan đến công tác

Trang 14

thẩm định cho vay, các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến doanhnghiệp, tín dụng, báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của cục thống kê,…

5 Bố cục đề tài

Mở đầu: Tổng quan

Gồm những nội dung: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đốitượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tổng quan tài liệunghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận về thẩm định cho vay khách hàng doanhnghiệp của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định cho vay khách hàng doanhnghiệp tại Văn phòng Khu vực Bắc Trung Bộ - Ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín

Chương 3 Khuyến nghị hoàn

hàng doanh nghiệp tại Văn phòng

TMCP Sài Gòn Thương Tín

thiện công tác thẩm định cho vay kháchKhu vực Bắc Trung Bộ - Ngân hàng

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã thu thập, tìm hiểu và tham

khảo một số bài báo khoa học, luận văn thạc sỹ đã được công bố có nội dungtương tự làm nền tảng cho quá trình hoàn thành luận văn lần này

Nhiều đề tài luận văn nghiên cứu trước đây có nhiều nội dung liênquan đến hoàn thiện công tác thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệpđược các tác giả nghiên cứu như Đồng Thị Kim Ngân (2014), Phạm VănMão (2014), Vi Văn Vinh (2015), Phan Thị Hiền (2016), Nguyễn Tấn Khoa(2016),…

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự ràng buộc của nhiềuquy định chính sách của pháp luật, thường thay đổi trong quá trình phát triểncủa bản thân doanh nghiệp và biến động trong quá trình phát triển của nền

Trang 15

kinh tế Vì vậy hoạt động cho vay KHDN của NHTM cũng chịu nhiều áp lựctrong công tác quản lý Theo đó, mỗi ngân hàng đều có những quy định riêngtrong công tác cho vay khách hàng doanh nghiệp để đảm bảo hài hòa giữa lợinhuận và rủi ro, tăng trưởng và phát triển Các đề tài nghiên cứu đều đã chỉ rađược những hạn chế nội tại của đơn vị nghiên cứu, mỗi đề tài có một gócnhìn tùy theo điều kiện kinh tế xã hội từng thời kỳ, từng địa bàn hoạt động,từng quy định nội bộ của mỗi ngân hàng nên khuyến nghị hoàn thiện cũng có

sự khác nhau của mỗi đề tài

Qua quá trình tìm hiểu tổng quan các tài liệu nghiên cứu, tác giả nhậnthấy có nhiều vấn đề, nội dung mà các tác giả trước chưa tìm hiểu để thựchiện nghiên cứu trong đề tài lần này Cụ thể:

Các đề tài trước đây như Đồng Thị Kim Ngân (2014), Phạm Văn Mão(2014), Vi Văn Vinh (2015), Phan Thị Hiền (2016), Nguyễn Tấn Khoa(2016) chỉ nghiên cứu hoàn thiện công tác thẩm định tại cấp cơ sở mà chưanghiên cứu sâu về công tác thẩm định hồ sơ vay vốn ở các đơn vị nghiệp vụhội sở như ở văn phòng miền hay hội sở

Các đề tài nghiên cứu về công tác thẩm định cho vay trước đây chưanghiên cứu đánh giá vấn đề lượng hóa hiệu quả cụ thể của việc tài trợ chovay khách hàng, đồng thời chưa thẩm định, dự báo đầy đủ các rủi ro trongviệc phân tích phương án kinh doanh, dự án đầu tư Công tác thẩm địnhlượng hóa được hiệu quả tài trợ và các rủi ro đi kèm để tham mưu cho cấpphê duyệt ra quyết định cho vay mang lại hiệu quả cao nhất, đồng thời hạnchế thấp nhất các rủi ro có thể phát sinh

Các đề tài trước đây chưa đề cập đến vấn đề thẩm định, đánh giá vềtác động môi trường xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp Theo thông

tư 39/2016/TT-NHNN ban hành quy chế cho vay của Ngân hàng nhà nướcyêu cầu việc cấp tín dụng phải bảo đảm thêm nguyên tắc về luật bảo vệ môi

Trang 16

trường Đồng thời thực tế thời gian gần đây cho thấy vấn đề ô nhiễm môitrường xã hội trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp là đáng quan tâm,

do đó thẩm định vấn đề về tác động môi trường xã hội khi tài trợ cho vaykhách hàng cũng là một yêu cầu cấp bách

Tại Văn phòng khu vực Bắc Trung Bộ của Ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín chưa từng thực hiện nghiên cứu hệ thống hóa lý luận và đánhgiá thực tiễn công tác thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp

Từ việc nhìn nhận những khoảng trống nói trên, đồng thời trên cơ sởnghiên cứu thêm từ các bài báo chuyên ngành về các nội dung liên quan đếncông tác thẩm định cho vay như Lê Minh (Tạp chí Tài chính số tháng 3, năm2014); Thạc sỹ Nguyễn Thị Quỳnh Trang (Tạp chí Tài Chính số tháng 6, năm2016); Thạc sỹ Nguyễn Thị Bích Thủy, Thạc sỹ Nguyễn Thị Hạnh Duyên(Tạp chí Tài chính số tháng 7, năm 2016), tác giả tiến hành thực hiện đề tàinghiên cứu các vấn đề để hoàn thiện công tác thẩm định cho vay khách hàngtại đơn vị tác giả công tác, để công tác thẩm định vừa đảm bảo mục tiêu tăngtrưởng, vừa mang lại chất lượng tín dụng cao hơn mà vẫn tiết kiệm được chiphí, nguồn lực

Các công trình nghiên cứu tương tự tại Sacombank: Hiện chưa cócông trình nghiên cứu, bài báo, đề tài khoa học, luận văn thạc sỹ tương tựnào thực hiện tại Sacombank khu vực Bắc Trung Bộ nói chung và tại Vănphòng khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng Việc nghiên cứu lần này để đánh giánhững mặt thành công, đồng thời phân tích những mặt chưa đạt, những hạnchế trong khâu thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp để từ đó đưa racác giải pháp hoàn thiện nhằm cải tiến, nâng cao hơn nữa công tác thẩm địnhcho vay doanh nghiệp tại Văn phòng khu vực Bắc Trung Bộ - Ngân hàngTMCP Sài Gòn Thương Tín

Trang 17

1.1.1 Khái niệm cho vay doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao,được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinhdoanh

Cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại là hình thức ngânhàng thương mại giao hoặc cam kết giao cho khách hàng doanh nghiệp mộtkhoản tiền để sử dụng vào mục đích kinh doanh trong một thời gian nhất địnhtheo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại có liên quan đến nhiềumặt, nhiều lĩnh vực hoạt động và nhiều đối tượng khách hàng khác nhau nêntổng hợp tất cả các rủi ro ngân hàng và khách hàng vay

1.1.2 Phân loại cho vay doanh nghiệp

a Phân loại theo thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo củangày tổ chức tín dụng giải ngân vốn vay cho khách hàng cho đến thời điểmkhách hàng trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đã theo thoả thuận của tổ chức tíndụng và khách hàng Theo đó thì cho vay có thể chia thành ba loại:

Cho vay ngắn hạn: là các khoản cho vay có thời hạn cho vay tối đa 01năm

Trang 18

Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 01năm và tối đa 05 năm.

Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 năm

b Phân loại theo phương thức cho vay

Phương thức cho vay là tổng hợp các cách tính toán cho vay, thu nợdựa vào tính chất và cách xác định đối tượng cho vay Việc áp dụng phươngthức cho vay nào là phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và nhu cầu vốn củađối tượng xin vay Quy định một số phương thức cho vay của NHTM là:

Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàngthực hiện thủ tục vay và ký kết thỏa thuận cho vay

Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai TCTD trở lên cùng thực hiện chovay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn

Cho vay lưu vụ: Là việc TCTD thực hiện cho vay đối với khách hàng

để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu

kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thuhoạch hàng năm

Cho vay theo hạn mức: TCTD xác định và thỏa thuận với khách hàngmột mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong khoảng một thời gian nhấtđịnh Trong hạn mức cho vay, TCTD thực hiện cho vay từng lần Một năm ítnhất một lần, TCTD xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thờigian duy trì mức dư nợ này

Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: TCTD cam kết đảm bảo sẵnsàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏathuận Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạnmức cho vay dự phòng nhưng không vượt quá một năm

Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: TCTC chấpthuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách

Trang 19

hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoảnthanh toán Mức thấu chi tối đa được duy trì một khoảng thời gian tối đa mộtnăm.

Cho vay quay vòng: TCTD và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vayđối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá một tháng,khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động trước cho chu kỳkinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vượt quá ba tháng

Cho vay tuần hoàn: TCTD và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vayngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện (i) đến thời hạn trả nợ, khách hàng

có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thêm một khoảng thời gian nhấtđịnh đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ gốc của khoản vay, (ii) tổngthời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu vàkhông vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh, (iii) tại thời điểm xem xétcho vay khách hàng không có nợ xấu tại các TCTD, (iv) trong quá trình chovay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các TCTD thì không được thựchiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận

Các phương thức cho vay khác kết hợp từ các phương thức cho vaynêu trên

c Phân loại theo hình thức bảo đảm

Bảo đảm tín dụng là thiết lập các cơ sở kinh tế và pháp lý tạo điều kiệncho ngân hàng thỏa mãn nhu cầu thu hồi tín dụng đã cấp trong trường hợpngười đi vay không trả nợ theo quy định Phân loại theo hình thức bảo đảm

có 2 hình thức là cho vay có bảo bảo đảm bằng tài sản và cho vay không cóbảo đảm bằng tài sản

Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: là hình thức cho vay dựa trên cơ sởngân hàng nắm giữ các tài sản thuộc sở hữu trực tiếp của người đi vay hoặcthuộc sở hữu của người bảo lãnh Các hình thức bảo đảm thường gặp là thế

Trang 20

chấp, cầm cố, ký quỹ, bảo lãnh Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngânhàng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai trong trường hợp xảy ra rủi ro khinguồn thu nợ thứ nhất từ hoạt động kinh doanh không đủ trả nợ Các tài sảnđảm bảo thường là giấy tờ có giá, hàng hoá, nhà cửa, đất đai, máy móc thiết

bị, phương tiện vận chuyển,…

Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: là hình thức cho vay không

có tài sản thế chấp, cầm cố, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thânkhách hàng Khách hàng là những khách hàng tốt, khả năng tài chính lànhmạnh, quản trị có hiệu quả, khi đó ngân hàng dựa vào uy tín của khách hàng

mà không cần nguồn thu nợ bổ sung

1.1.3 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp

Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng chiếm tỷtrọng thấp, tuy nhiên dư nợ cho vay doanh nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớntrong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng

Thông tin doanh nghiệp có độ tin cậy cao hơn khách hàng cá nhân, hộgia đình

Đối tượng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng rất đa dạng do doanhnghiệp hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau và nhiều ngành nghề khác nhau,trình độ quản lý, phát triển của doanh nghiệp không đồng đều

Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp thường lớn và thường xuyên trongkhi khả năng đáp ứng về tài sản bảo đảm cho khoản vay của DN có giới hạn

Chi phí tổ chức cho vay doanh nghiệp thường cao hơn đối với kháchhàng cá nhân, hộ gia đình

1.1.4 Vai trò cho vay doanh nghiệp

a Đối với nền kinh tế

Ngân hàng hiện đại ngày nay được ví như xương sống, mạch máu củanền kinh tế Hoạt động ngân hàng thương mại đa dạng, phức tạp và luôn thay

Trang 21

đổi theo sự biến động của nền kinh tế NHTM là kênh dẫn vốn từ các nguồnnhàn rỗi chưa sử dụng, các khoản tiết kiệm để cung ứng vốn cho hoạt độngđầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn cần một lượng vốn lớn

để duy trì hoạt động kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý cũng như mở rộngđầu tư sản xuất như chi phí mua máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hàng hóa,chi phí nhân công,… Bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng lànguồn vốn tài trợ quan trọng cho doanh nghiệp hoạt động Như vậy, ngânhàng có vai trò là người cung cấp vốn cho nền kinh tế, giúp doanh nghiệphoạt động thuận lợi, tạo nguồn thu nhập cho xã hội và chính phủ

b Đối với ngân hàng

Hoạt động cho vay là hoạt động nền tảng chiếm tỷ trọng lớn nhất tronghoạt động kinh doanh của ngân hàng, đóng góp thu nhập chủ yếu trong cơcấu nguồn thu của một ngân hàng Tất cả các ngân hàng thương mại hoạtđộng đều tập trung vào hoạt động cho vay, trong đó để bán chéo được các sảnphẩm dịch vụ ngân hàng như thanh toán quốc tế, thẻ, ngoại hối, chuyển tiền,

…để nâng cao thu nhập dịch vụ, nâng cao thương hiệu, uy tín trên thịtrường, do đó các ngân hàng luôn tập trung một nguồn lực lớn để cho vaykhách hàng doanh nghiệp

Mặc dù đem lại thu nhập lớn, nhưng rủi ro trong cho vay luôn là rủi rolớn nhất mà bất kể ngân hàng nào cũng gặp phải Rủi ro tín dụng xảy ra làmgiảm đáng kể lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí làm thua lỗ hoặc phá sản

c Đối với doanh nghiệp

Hoạt động cho vay doanh nghiệp là nguồn cung ứng vốn cho các doanhnghiệp, các tổ chức kinh tế bao gồm vốn cố định, vốn lưu động Nhờ đượccung ứng vốn mà các doanh nghiệp có điều kiện duy trì hoạt động, mở rộngsản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, sản phẩm,

Trang 22

gia tăng quy mô hoạt động và góp phần mang lợi lợi nhuận cao hơn chodoanh nghiệp Trong những trường hợp khó khăn, vốn cho vay của ngânhàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh,duy trì hoạt động tốt và ổn định hơn.

1.2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp

Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại

là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng,

do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụtheo cam kết

Điều này có nghĩa là các khoản thanh toán bao gồm cả gốc và lãi nhưcam kết có thể bị trì hoãn hoặc thậm chí không được hoàn trả như cam kết,hậu quả là gây ra ảnh hưởng trước mắt đến thu nhập, lợi nhuận của ngânhàng, nặng hơn là ảnh hưởng đến vấn đề an toàn của hệ thống ngân hàng vànền kinh tế

1.2.2 Nguyên nhân rủi ro tín dụng

Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay:

a Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân từ phía khách hàng: rủi ro xảy ra do trình độ quản lýdoanh nghiệp yếu kém dẫn đến sử dụng vốn vay không hiệu quả ảnh hưởngđến khả năng trả nợ, hoặc do doanh nghiệp thiếu thiện chí trong việc trả nợ

Nguyên nhân từ phía ngân hàng: rủi ro tín dụng phát sinh do trong quátrình phân tích, thẩm định không kỹ lưỡng dẫn đến sai lầm trong quyết địnhcho vay; hoặc do thiếu kiểm tra, kiểm soát tín dụng sau cho vay, doanh

Trang 23

nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích tài trợ, ngân hàng không pháthiện để ngăn chặn kịp thời.

Nguyên nhân làm phát sinh rủi ro do từ phía doanh nghiệp hay ngânhàng đều dẫn đến hậu quả là khách hàng không thực hiện đúng những camkết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc không trả được nợ vay Nhưvậy, trong quá trình thẩm định cần phân định rõ nguyên nhân có thể làm phátsinh rủi ro tín dụng sẽ giúp ngân hàng có biện pháp phòng ngừa rủi ro phùhợp

Các biểu hiện của rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanhnghiệp:

- Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích ban đầu;

- Khách hàng thanh toán nợ vay trễ hạn thường xuyên, trễ hạn nhiều ngày (=< 9 ngày);

-Khả năng thanh toán của khách hàng giảm sút, gia tăng nợ thương mại,

nợ vay ngân hàng, nợ thuế và các nghĩa vụ nợ đối với nhà nước, người laođộng, ;

- Các chỉ số thanh toán có dấu hiệu suy yếu, sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn;

- Giá bán hàng hóa giảm bất thường, các chi phí quản lý bán hàng tăngbất hợp lý, công nợ gia tăng;

- Cơ cấu vốn không hợp lý, mất cân đối tài chính;

- Sự thay đổi bất thường về tổ chức, ban lãnh đạo công ty, người laođông thiếu việc làm, giảm nhân công, bán tài sản, ;

- Doanh nghiệp trì hoãn nộp báo cáo tài chính hoặc không cung cấp được những thông tin mà ngân hàng yêu cầu;

- Doanh nghiệp không hợp tác với ngân hàng trong việc kiểm tra kiểm soát sau cho vay của ngân hàng

Trang 24

- Doanh nghiệp xin gia hạn nợ, chậm trễ trả lãi và không thanh toán nợ gốc đúng hạn đã cam kết với ngân hàng.

- Các chính sách quản lý của nhà nước ảnh hương trực tiếp đến hoạt động ngành hàng kinh doanh của khách hàng;…

b Nguyên nhân khách quan

Do sự biến động của môi trường kinh tế thế giới và trong nước

Những bất cập, hạn chế trong cơ chế, chính sách nhà nước

Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng chưa hoàn thiện

Nguyên nhân bất khả kháng (thiên tại, dịch bệnh,…)

1.2.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng

Đối với ngân hàng: Khi rủi ro xảy ra, ngân hàng không thu được vốn

tín dụng đã cấp và lãi cho vay (một phần hoặc toàn bộ), trong khi ngân hàngphải hoàn trả đầy đủ lãi và vốn cho các khoản tiền huy động đến hạn, điềunày làm cho ngân hàng bị mất cân đối thu chi, gia tăng chi phí do trích lập dựphòng rủi ro tín dụng và các chi phí khác liên quan đến việc xử lý khoản vay.Chi phí gia tăng khiến ngân hàng giảm sút lợi nhuận Trường hợp ngân hàngkhông đủ vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng có khả năng bị mấtthanh khoản và giảm sút khả năng thanh toán, điều này gây tổn thất về cả vậtchất và uy tín của ngân hàng, làm giảm khả năng tích lũy và sức cạnh tranhcủa ngân hàng

Đối với khách hàng: Rủi ro tín dụng xảy ra buộc ngân hàng phải áp

dụng các biện pháp thắt chặt tín dụng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốncũng như việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn Kháchhàng đối diện nguy cơ tài sản bị tịch thu, xử lý nợ, phát mãi Bên cạnh đó,lịch sử công ty nếu đã xảy ra rủi ro tín dụng cũng là một điều kiện bất lợi củadoanh nghiệp để tiếp cận với nguồn vốn tài trợ của ngân hàng, vực dậy lạihoạt động kinh doanh bị giảm sút khi xảy ra rủi ro tín dụng

Trang 25

Đối với nền kinh tế: Khi ngân hàng gặp rủi ro tín dụng với mức độ lớn,

nợ xấu nhiều sẽ ảnh hưởng đến người gửi tiền gây tâm lý hoang mang lo sợ,

có thể dẫn đến rút tiền khỏi hệ thống ngân hàng làm cho toàn bộ hệ thốngngân hàng bị khó khăn về thanh khoản Khủng hoảng thanh toán có thể xảy ra

và ảnh hưởng đến tình hình an ninh tiền tệ của hệ thống tài chính nên sẽ ảnhhưởng đến toàn bộ nền kinh tế Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng không được xử

lý kịp thời khiến ngân hàng tăng các chi phí dự phòng, quản lý dẫn đến không

có nguồn vốn giá rẻ để cung ứng cho nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến sự pháttriển của nền kinh tế bị chậm lại so với khả năng thị trường

1.3 CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1 Khái niệm công tác thẩm định cho vay của ngân hàng thương mại

Thẩm định cho vay là quá trình tổ chức thu thập và xử lý thông tinthông qua việc sử dụng các công cụ kỹ thuật và kỹ năng để phân tích đánh giákhách hàng một cách đầy đủ và tuân thủ các quy định của pháp luật nhằmlàm cơ sở ra quyết định cho vay

Công tác thẩm định cho vay là việc thẩm tra, so sánh, đánh giá mộtcách khách quan, khoa học, toàn diện các nội dung có liên quan để đánh giátính hợp lý, tính khả thi và mức độ hiệu quả của phương án sản xuất kinhdoanh/dự án đầu tư, từ đó đánh giá khả năng thu nợ, rủi ro và hiệu quả tài trợ

để ngân hàng ra quyết định cho vay hợp lý

1.3.2 Mục tiêu của công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

Đánh giá một cách trung thực khách quan những ưu nhược điểm, lợithế và khó khăn tồn tại của khách hàng trên nhiều phương diện khác nhau,làm căn cứ để quyết định tín dụng

Trang 26

Giúp ngân hàng ra quyết định cho vay đúng theo quy định pháp luậttrong hoạt động cấp tín dụng như luật các tổ chức tín dụng, quy chế cho vaycủa ngân hàng nhà nước, các quy định chuyên ngành,

Thẩm định tín dụng góp phần giúp kiểm soát, ngăn ngừa và hạn chế rủi

ro tín dụng

Thẩm định tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Tăng cường vai trò và trách nhiệm của nhân viên thẩm định đối vớihoạt động kinh doanh của ngân hàng

1.3.3 Nội dung cơ bản của thẩm định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp

Công tác thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàngthương mại là sự kết hợp đánh gía một cách chặt chẽ tất cả các vấn đề liênquan đến doanh nghiệp, từ pháp lý, tài chính, phương án/dự án kinh doanh,tài sản bảo đảm khoản vay Cụ thể nội dung công tác thẩm định cho vaykhách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại bao gồm:

a Thẩm định năng lực pháp lý của doanh nghiệp: Là việc thực hiện

thẩm tra, xác định tính chất đúng đắn, tính hợp lệ, hợp pháp của các văn bản,

hồ sơ pháp lý doanh nghiệp vay vốn Mục đích xem xét doanh nghiệp có đầy

đủ tư cách pháp nhân (ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân) theo quy định củapháp luật; xem xét điều lệ, quy chế tổ chức hoạt động của doanh nghiệp đểnắm rõ phương thức quản trị điều hành, xác định người đại diện theo phápluật…

Tài liệu thẩm định: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứngnhận đầu tư, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép xây dựng,các giấy tờ về ủy quyền vay vốn còn hiệu lực; biên bản họp hội đồng quảntrị/hội đồng thành viên về việc đồng ý vay vốn,

Trang 27

Dựa vào các nguồn tài liệu nên trên tiến hành kiểm tra và đánh giákhách hàng đủ điều kiện pháp lý theo quy định Lúc này, mới tiếp tục thựchiện các nội dung khác trong quy trình thẩm định.

Nếu quá trình thẩm định cho thấy khách hàng không đủ năng lực pháp

lý, thực hiện báo cáo người có thẩm quyền để từ chối khách hàng vay vốn

Nội dung thẩm định:

- Thẩm định tư cách pháp nhân: Làm rõ các nội dung tên doanh nghiệp,loại hình doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở giao dịch; ngành nghề kinh doanh; vốnđiều lệ, thành viên góp vốn/cổ đông; người đại diện pháp luật, trách nhiệmquyền hạn của người đại diện pháp luật (nếu có nhiều người đại diện phápluật);

- Các quy định trong điều lệ hoạt động của doanh nghiệp;

- Thẩm định năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của

cá nhân, người đại diện nhằm xác định những cá nhân đủ tư cách để giao dịch với ngân hàng;

- Thẩm định thời gian hoạt động của doanh nghiệp, các lần thay đổi đăng ký kinh doanh; thay đổi thành viên góp vốn,…

b Thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Trong điều kiện khách hàng vay vốn đã hoạt động sản xuất kinh

doanh thì ngân hàng cần thẩm định các sản phẩm dịch vụ chính hiện nay,đánh giá vị thế, danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường, thẩm định nănglực sản xuất hiện có, thị trường, đối tác cung cấp, thị trường đối tác tiêu thụ.Chính sách mua bán hàng, thanh toán với đối tác,…Các nội dung cần chú ý:

- Tư cách, uy tín của doanh nghiệp vay, của cá nhân chủ doanhnghiệp/lãnh đạo doanh nghiệp: Xem xét danh tiếng của công ty, thiện chí trả

nợ và lịch sử tín dụng của công ty; năng lực, kinh nghiệm, mối quan hệ cũng như uy tín của ban lãnh đạo doanh nghiệp như thế nào Khách hàng vay phải

Trang 28

có mục đích rõ ràng, đồng thời mục đích tín dụng phải phù hợp với chính sách hiện hành của ngân hàng và phù hợp với pháp luật.

- Đối thủ cạnh tranh: Xem xét đánh giá các đối thủ cạnh tranh trực tiếpcủa doanh nghiệp, các lợi thế và hạn chế của doanh nghiêp so với các đối thủ

- Cơ cấu tổ chức, quản lý của doanh nghiệp: Cách tổ chức các phòng ban, chức năng và quyền hạn của từng phòng ban, phương thức quản lý

- Máy móc thiết bị công nghệ: Đối với các doanh nghiệp sản xuất phảixem xét đến công nghệ sản xuất đang sử dụng thuộc loại công nghệ nào, máymóc thiết bị ra sao, có đáp ứng được đầy đủ các điều kiện hoạt động củakhách hàng hay không hay phải thuê ngoài hoạt động, doanh nghiệp có đầu

tư mới đối với loại tài sản này không

- Quan hệ vay vốn với TCTD

- Tác động môi trường xã hội: Thẩm định kỹ hoạt động của doanh

nghiệp tác động như thế nào đến môi trường xã hội Đây là một trong nhữngvấn đề cần được chú trọng khi yêu cầu về thẩm định môi trường xã hội khicho vay đang rất được chú trọng Tùy mức độ tác động khác nhau có thể xemxét cho vay, hạn chế cho vay hoặc ngưng cho vay khách hàng nếu hoạt độngảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xã hội

c Thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp: Mục đích để nắm

bắt tình hình tài chính, kinh doanh của khách hàng vay có lành mạnh,có khảnăng tài chính đảm bảo tốt cho khả năng trả nợ Việc thẩm định tài chính dựachủ yếu vào việc phân tích báo cáo tài chính khách hàng vay, bao gồm: Bảngcân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyểntiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính

Bảng cân đối kế toán: Các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán được phản

ánh dưới hình thái giá trị Số liệu thể hình hình tài chính của khách hàng tại mộtthời điểm nhất định, cho biết toàn bộ cơ cấu tài sản, nguồn vốn của

Trang 29

doanh nghiệp Căn cứ số liệu biến động đầu kỳ, cuối kỳ để đánh giá nhữngbiến động về tài sản và nguồn vốn giữa các kỳ kế toán, các chỉ tiêu, chỉ số tàichính công ty.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là báo cáo tổng hợp cho biết

tình hình kinh doanh của công ty trong những thời kỳ nhất định Hạn chế củabáo cáo thu nhập là kết quả thu nhập sẽ lệ thuộc vào nhiều quan điểm của kếtoán trong quá trình hoạch toán Đồng thời cũng do nguyên tắc kế toán về ghinhận doanh thu, theo đó doanh thu được ghi nhận khi nghiệp vụ mua bánhoàn thành tức là khi sở hữu hàng hóa có thể xảy ra vào một thời điểm khác,nhược điểm này có thể nhìn nhận rõ nét thông qua báo cáo lưu chuyển tiềntệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Là báo cáo tổng hợp phản ánh việc hình

thành và sử dụng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của công ty Mục đích báocáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo các khoản thu, chi tiền được phân loại theocác hoạt động Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúpngân hàng xác định lượng tiền do các hoạt động kinh doanh mang lại trong

kỳ và dự đoán các dòng tiền tương lai; đánh giá khả năng thanh toán nợ vay

và khả năng trả lãi cổ phần bằng tiền; chỉ ra mối liên hệ giữa lãi lỗ ròng vàviệc thay đổi tiền của doanh nghiệp

Bảng thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính

được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh chưa

có trong hệ thống báo cáo tài chính Đồng thời giải thích thêm một số chỉ tiêu

mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày, giải thích rõ ràng cụ thểnhư các thông tin về đặc điểm của khách hàng, chế độ kế toán áp dụng, tìnhhình và lý do biến động một số tài sản và nguồn vốn

Đánh giá các chỉ số tài chính chủ yếu:

Trang 30

- Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Đây là chỉ số rất quan trọng đốivới ngân hàng khi xem xét cho khách hàng vay vốn, chỉ số này cho biết khảnăng trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ đến hạn Để đánh giá khả năngthanh toán của khách hàng thường sử dụng các hệ số sau:

Khả năng thanh toán hiện thời (=Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn);

Khả năng thanh toán nhanh (= (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn);

- Mức độ độc lập về tài chính: Mức độ độc lập về tài chính cho thấy khảnăng tài chính của doanh nghiệp khi không có nguồn tài trợ từ bên ngoài Đểđánh giá mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp có thể căn cứ vào:

Hệ số tự tài trợ (=Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn);

Hệ số nợ trên tài sản (=Tổng nợ/Tổng tài sản);

Hệ số tài sản cố định (=Tài sản cố định/Vốn chủ sở hữu);

- Các chỉ tiêu hoạt động: Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp luôngắn liền với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Do đó cần phântích các chỉ tiêu phản ánh hoạt động của doanh nghiệp cần biết trình độ sửdụng các nguồn lực của doanh nghiệp có đạt kết quả cao nhất với chi phí bỏ

ra là ít nhất hay không Cụ thể:

Vòng quay tổng tài sản (=Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân) Vòng quay vốn ngắn hạn (=Doanh thu thuần/Tổng tài sản ngắn hạnbình quân)

Chu kỳ hàng tồn kho (= (Hàng tồn kho bình quân x 360)/Giá vốn hàngbán)

Kỳ thu tiền bình quân (= Các khoản phải thu bình quân x 360/Doanh thu thuần)

Thời gian thanh toán công nợ (= Các khoản phải trả bình quân x 360/ Giá vốn hàng bán)

Trang 31

- Chỉ tiêu khả năng sinh lời: Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quảhoạt động quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc đánh giá khảnăng sinh lợi dựa vào các chỉ số sau:

Tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu (ROS = Lợi nhuận sau thuế/Doanhthu thuần);

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tàisản);

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE (= Lợi nhuận sau thuế/Vốnchủ sở hữu)

d Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư và nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp: Mục đích để đánh giá khách hàng có khả

năng thực hiện phương án sản xuất kinh doanh/kế hoạch kinh doanh haykhông; dòng tiền dự kiến phát sinh trong tương lai, phương thức thực hiệnthế nào và hiệu quả ra sao Do đó, việc thẩm định phương án sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp là việc hết sức quan trọng đối với công tác cho vaycủa ngân hàng

Khi vay vốn, khách hàng phải lập và đưa cho ngân hàng phương ánsản xuất kinh doanh Trong đó chỉ rõ tình hình thị trường, dự báo doanh thu,ước lượng chi phí, ước lượng dòng tiền, lợi nhuận, đánh giá khả năng hoàntrả nợ vay gốc và lãi, phí liên quan

Đánh giá kế hoạch sản xuất kinh doanh/phương án kinh doanh hoặcphương án sử dụng vốn vay có phù hợp với nhu cầu thực tế của phương ánsản xuất kinh doanh Đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch và các điều kiệncần thiết để thực hiện phương án; các số liệu thu nhâp, chi phí, định mứckinh tế, kỹ thuật, thông số hoạt động,… có chính xác và hợp lý Yếu tố tácđộng bên ngoài ảnh hưởng đến phương án vay vốn

Trang 32

Phân tích ngành nghề về các yếu tố hiện tại và triển vọng trong tươnglai, phân tích thị trường và khả năng ổn định phát triển, đánh giá phươngdiện tổ chức quản lý của dự án Phân tích phương án, dự án trên các chỉ số cơbản về dòng tiền, tốc độ luân chuyển vốn, NPV, IRR, rủi ro về mặt tài chínhcủa dự án để xác định các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Từ đó, đánh giá nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp có phù hợp vớiphương án SXKD/dự án đầu tư không Tính toán chính xác nguồn trả nợ gốclãi của khách hàng, đánh giá nguồn thu nhập, khả năng trả nợ trong thời gianvay vốn Trong trường hợp khách hàng vay vốn nhiều nơi hoặc có nhiềukhoản nợ phải trả thì phải đánh giá ảnh hưởng của các nghĩa vụ tài chính đốivới các đối tác của khách hàng tới khả năng trả nợ của khách hàng

e Thẩm định tài sản bảo đảm cho khoản vay: Mục đích để xác định

tài sản có đúng chủ sở hữu, có tranh chấp, khi phát mãi có dễ bán không; giátrị thu về có đủ bù đắp nợ vay gốc lãi và các loại thuế, phí theo quy địnhkhông

Việc thẩm định tài sản bảo đảm thực hiện theo quy trình định giá vàquản lý tài sản đảm bảo của ngân hàng Một số nội dung cần lưu ý khi thẩmđịnh giá tài sản bảo đảm:

- Quyền sở hữu, quyền sử dụng quản lý TSBĐ của khách hàng vay vốn:

Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác và hợp pháp của hồ sơ pháp lý, giấy tờ sởhữu, tiêu chuẩn tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh Cần lưu ý các dấu hiệusữa chữa, mâu thuẫn, tính pháp lý của các loại giấy tờ ủy quyền, tính pháp lýtrong từng hợp đồng sở hữu tài sản…Khảo sát thực tế và kiểm chứng lạithông tin từ những nguồn khác nhau

- Tài sản hiện không có tranh chấp: Việc khẳng định TSBĐ hiện có

tranh chấp hay không là một vấn đề không đơn giản Vì vậy, ngoài việc xemxét thẩm định, cần yêu cầu khách hàng vay/bên bảo lãnh cam kết bằng văn

Trang 33

bản khẳng định tài sản hiện không có tranh chấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình.

- Tài sản được phép giao dịch hoặc giao dịch có điều kiện: Ngoài các tài

sản thông dụng, được mua bán tự do trên thị trường, không thuộc danh mụchàng hóa không được giao dịch hoặc giao dịch có điều kiện phải cẩn thận xem xét các loại tài sản có tính đặc biệt, chuyên dụng

- Tài sản dễ chuyển nhượng: Tính dễ chuyển nhượng, dễ mua bán tài sản bảo đảm cũng là một yếu tố cần được chú trọng khi thẩm định TSBĐ.

- Bảo hiểm tài sản: Đối với các tài sản phải mua bảo hiểm theo quy định

như phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị, nhà xưởng nhà kho, côngtrình xây dựng khác,…Trong đó lưu ý số tiền bảo hiểm, thời gian bảo hiểm,đơn vị nhận bảo hiểm, chuyển quyền nhận bảo hiểm, nội dung bảo hiểm cầnđược xem xét kỹ

- Kiểm tra tình trạng thực tế của TSBĐ: Kiểm tra thực tế tài sản có phù

hợp pháp lý tài sản hay không để có căn cứ định giá phù hợp

- Định giá tài sản đảm bảo phải đúng theo quy định: Căn cứ vào hóa

đơn, chứng từ, giá trị còn lại trên sổ sách sau khi đã trừ giá trị khấu hao, giá cảtheo thị trường, giá dự toán đầu tư được phê duyệt, các hợp đồng mua bán tàisản đó,…Trường hợp xét thấy việc định giá phức tạp, giá trị tài sản lớn, có thểthỏa thuận về việc thuê một tổ chức chuyên môn về định giá xác định

- Quản lý TSBĐ: Có thể do ngân hàng giữ hoặc giao cho doanh nghiệp

hoặc bên thứ ba dưới sự kiểm tra giám sát của ngân hàng

1.3.4 Các tiêu chí phản ánh kết quả công tác thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

Công tác thẩm định cho vay luôn phải đảm bảo mục tiêu hoạt độngkinh doanh của ngân hàng, cụ thể là hoạt động tín dụng được an toàn, ổn

Trang 34

định, chất lượng và phát triển Để đánh giá kết quả cho vay KHDN, ngânhàng dựa kết quả các tiêu chí về quy mô và chất lượng thẩm định, cụ thể:

a Quy mô công tác thẩm định

Để đánh giá quy mô công tác thẩm định cần xem xét số lượng hồ sơKHDN thẩm định, tốc độ tăng trưởng dư nợ các khoản vay để thể hiện khốilượng công việc thực hiện Cụ thể:

Số lượng hồ sơ thẩm định: Số lượng hồ sơ thẩm định được tính trên

tổng số hồ sơ được thẩm định, bao gồm cả các hồ sơ được phê duyệt đồng ýcho vay hay từ chối cấp tín dụng trong kỳ Dựa vào số lượng hồ sơ thẩm định

có thể thấy được khối lượng công việc xử lý của công tác thẩm định Sốlượng hồ sơ càng cao thể hiện quy mô thẩm định càng lớn và ngược lại

Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ: Tốc độ tăng trưởng dư nợ là tỷ

trọng dư nợ KHDN được thẩm định năm (t) so với dư nợ KHDN được thẩmđịnh năm (t-1), dư nợ tại thời điểm cuối năm, tính theo đơn vị % Dựa vào

dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHDN có thể thấy được ngânhàng đang mở rộng hay thu hẹp quy mô của hoạt động cho vay, mà hoạt độngthẩm định là một hoạt động quan trọng không thể thiếu trong công tác pháttriển tín dụng Do đó, qua tiêu chí dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ chothấy được quy mô của công tác thẩm định cho vay

b Chất lượng công tác thẩm định

Để đánh giá chất lượng công tác thẩm định cần xem xét thời gian thẩmđịnh có nhanh hay không, các khoản nợ có xảy ra rủi ro nợ xấu, nợ cơ cấu,các khoản trích lập dự phòng Cụ thể:

Thời gian thẩm định:

Thời gian thẩm định một hồ sơ KHDN được tính từ thời điểm tiếpnhận đầy đủ hồ sơ theo quy định đến khi ra quyết định cho vay Đây là mộttrong những tiêu chí quan trọng thể hiện chất lượng thẩm định cho vay khách

Trang 35

hàng Nếu thời gian thẩm định kéo dài quá lâu khiến cơ hội kinh doanh củadoanh nghiệp bị mất hoặc chậm trễ so với các đối thủ hoặc bị trì hoãn với đốitác thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bị giảm sút, ảnh hưởng đến hiệuquả tài trợ của ngân hàng cũng bị giảm Bên cạnh đó, trong điều kiện thịtrường cấp tín dụng giữa các ngân hàng cạnh trạnh gay gắt thì thời gian xử lý

hồ sơ là một trong những yếu tố thể hiện chất lượng dịch vụ của một ngânhàng Do đó thời gian thẩm định là một yếu tố quan trọng để đánh giá chấtlượng thẩm định

Tổng mức đóng góp của doanh nghiệp:

Tổng mức đóng góp của doanh nghiệp được tính trên tổng thu nhập lãithuần từ cho vay, thu từ huy động thông qua bán vốn cho hội sở, thu từ dịch

vụ và mua bán ngoại tệ của doanh nghiệp đóng góp cho ngân hàng Việc đánhgiá tổng mức đóng góp của các hồ sơ thẩm định cho vay khách hàng doanhnghiệp được duyệt sau một thời gian cấp tín dụng cho thấy hiệu quả của việctài trợ đối với các khách hàng Với mỗi hồ sơ cho vay được thẩm định đều cónhững yêu cầu nhất định về việc gia tăng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngânhàng tài trợ Do đó, mức đóng góp của các khách hàng vay cho ngân hàngtăng cao hơn qua các thời kỳ thẩm định chứng minh kết quả thẩm định đạthiệu quả tốt hơn

Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ trích dự phòng rủi ro:

Tỷ lệ nợ xấu = Tỷ lệ nợ quá hạn từ nhóm 3 đến nhóm 5/Tổng dư nợKHDN (Đơn vị tính %)

Theo quy định về phân loại nợ, nợ xấu là nợ quá hạn từ nhóm 3 đếnnhóm 5, trong đó nợ nhóm 3 là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nhóm 4 là nợ nghi ngờmất vốn, nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn Tỷ lệ nợ xấu của các kháchhàng doanh nghiệp đối với các hồ sơ thẩm định tại VPKV càng cao chứng tỏcông tác thẩm định hồ sơ còn nhiều thiếu sót, đánh giá chưa đầy đủ các rủi ro

Trang 36

phát sinh khi cấp tín dụng cho khách hàng, qua đó thể hiện chất lượng côngtác thẩm định còn thấp Ngược lại, tỷ lệ nợ xấu thấp cho thấy công tác thẩmđịnh hồ sơ vay vốn đã hạn chế được rủi ro, hoạt động của ngân hàng ổn định

và phát triển

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro = số tiền trích DPRR/tổng dư nợKHDN được thẩm định (Đơn vị tính %)

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro thể hiện số tiền mà ngân hàng đã tríchlập dự phòng rủi ro so với tổng dư nợ cho vay KHDN của ngân hàng Tỷ lệnày càng cao cho thấy nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng càng nhiều, chấtlượng các khoản cho vay tiêu dùng càng thấp và ngược lại

1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

a Nhân tố bên trong

Nguồn thông tin tín dụng phục vụ công tác thẩm định

Thông tín tín dụng là một trong những nhân tố quan trọng trong quátrình thẩm định cho vay Để đảm bảo cho chất lượng và hiệu quả của côngtác thẩm định, thông tin cần phải đảm bảo tính chính xác, tin cậy, cụ thể đểlàm cơ sở phân tích, đánh giá

Thông tin tín dụng đầy đủ giúp người thẩm định có thể phát hiện sớmcác khoản tín dụng có vấn đề, đánh giá đụng mức độ rủi ro của các khoản nợ,

dự báo khả năng một khoản tín dụng có vấn đề và có thể chuyển sang nợ xấu,không thu hồi được vốn cho ngân hàng

Do vậy, việc xây dựng hệ thống thu thập thông tin chính xác, toàn diệnluôn đặt ra một nhu cầu cấp thiết đối với công tác thẩm định nói riêng và đốivới hoạt động của TCTD nói chung Khi đã có nguồn thông tin, phương phápthu thập và xử lý cũng là một yếu tố quan trọng, cần lựa chọn nguồn thông

Trang 37

tin nào và xử lý theo phương pháp nào đều có vai trò quyết định dẫn đến kết

quả thẩm định.

Yếu tố con người thẩm định

Đội ngũ cán bộ thẩm định là chủ thể trực tiếp chi phối mọi hoạt trongquá trình thẩm định cho vay, trong đó quan trọng là cán bộ trực tiếp thẩmđịnh, sau đó là các cấp kiểm soát, phê duyệt như lãnh đạo phòng, tổ trưởng,giám đốc Trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ chuyênviên thẩm định sẽ quyết định tính chính xác, khách quan và chất lượng trongkết quả thẩm định

Về số lượng cán bộ thẩm định: Đối với mỗi TCTD đều có một cáchtính định biên chuyên viên thẩm định Việc định biên số lượng chuyên viênthẩm định phù hợp đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác thẩm định hồ sơ vayvốn một cách kịp thời, không bị ách tắc, chậm trễ do thiếu nhân sự sẽ gópphần nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Về chất lượng cán bộ thẩm định: Đội ngũ chuyên viên thẩm định cần

có kỹ năng nghiệp vụ, khả năng phân tích đầy đủ các nội dung thẩm định, lậpluận chính xác các vấn đề, về khả năng phát triển của khách hàng, các rủi ro

có thể xảy ra khi cho vay Đồng thời, một vấn đề quan trọng nữa là đạo đứcngười thẩm định phải trung thực, trách nhiệm nhằm hạn chế những rủi ro do

cố tính đưa thông tin sai lệch để cho vay khi khách hàng không đáp ứng đầy

đủ các điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng

Ngoài ra, quá trình thu thập, thiết lập hồ sơ tín dụng để cung cấp chođơn vị thực hiện chức năng thẩm định được đầy đủ, đúng theo quy định thìquá trình thẩm định hồ sơ cho vay khách hàng doanh nghiệp sẽ được xử lýtrôi chảy, chuyên nghiệp và chính xác hơn Do đó trong quá trình thu thập,thiết lập hồ sơ tín dụng, số lượng hồ sơ thẩm định cho vay doanh nghiệp bịthiếu sót, sai sót càng cao cho thấy chất lượng thẩm định còn hạn chế, tác

Trang 38

động làm tăng thời gian thẩm định một hồ sơ cho vay, ảnh hưởng tốn kém chiphí hoạt động ngân hàng và khả năng cạnh tranh của ngân hàng

Công tác tổ chức quản lý tín dụng: Bao gồm nhiều hoạt động liên quan

chặt chẽ với nhau, kết quả phụ thuộc nhiều vào việc tổ chức, điều hành, sựphối hợp giữa các bộ phận trong quá trình thẩm định Ngân hàng cần tổ chứcmột cơ cấu bộ máy quản lý đảm bảo khả năng tuân thủ chính sách, quy trìnhtín dụng, duy trì một quy trình thẩm định chất lượng, tối ưu hóa các cấp bậccán bộ và tận dụng chi phí nhân lực một cách hiệu quả, xác định rõ tráchnhiệm từng bộ phận, cá nhân và gắn với kết quả công việc Việc phân định, tổchức một cách hợp lý công việc thẩm định sẽ tránh được sự chồng chéo, pháthuy được những mặt mạnh, hạn chế được những mặt yếu của mỗi cá nhântrên cơ sở đó giảm bớt chi phí cũng như thời gian thẩm định

Tổ chức công tác thẩm định được xây dựng theo mô hình quản trị phânquyền dựa trên nguyên tắc điều hành tập trung Mô hình tổ chức thẩm địnhhướng tới quy trình thẩm định thống nhất và khoa học, xác định mức độ rủi

ro tín dụng có thể chịu được, duy trì một quy trình giám sát, kiểm tra côngtác thẩm định hợp lý, chặt chẽ

Như vậy, tổ chức thẩm định tín dụng khoa học sẽ góp phần khai tháctối đa mọi nguồn lực của ngân hàng, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụngtrong cho vay của ngân hàng

Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngân hàng

Cùng với sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ, các ngân hàngkhông ngừng hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin của mình Với các phầnmềm chuyên dùng cho ngành ngân hàng, chuyên viên thẩm định có thể truy cập

và xử lý một khối lượng lớn thông tin những vẫn tiết kiệm được thời gian,mang tính chất khách quan và giảm được rủi ro phát sinh qua công đoạn xử lýbằng tay Điều này đặc biệt có ý nghĩa với quá trình thẩm định cho vay

Trang 39

đối với các khách hàng doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI với các dự ánđầu tư, góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng.

Hoạt động kiểm soát tuân thủ

Hoạt động kiểm soát tuân thủ góp phần nâng cao ý thức tuân thủ cácquy định, điều kiện, yêu cầu của các cấp phê duyệt tín dụng Đối với mỗi hồ

sơ cho vay doanh nghiệp được duyệt đều có những yêu cầu điều kiện cụ thể,việc kiểm soát tính tuân thủ của các đơn vị thực thi nhằm đánh giá các điềukiện đưa ra khi thẩm định hồ sơ vay vốn có phù hợp với thực tế phát sinh củadoanh nghiệp không, hoặc do yếu tố chủ quan của người thực thi không thựchiện đầy đủ các điều kiện dẫn đến rủi ro tín dụng có thể xảy ra gây thiệt hạicho ngân hàng

b Nhân tố bên ngoài

Môi trường kinh tế chính trị xã hội: Nếu hoạt động của doanh nghiệptrong điều kiện kinh tế phát triển và tăng trưởng tốt, điều kiện lạm phát đượckiểm soát, lãi suất ít biến động, điều kiện chính trị xã hội ổn định,… sẽ tácđộng tích cực đến hoạt động kinh doanh của khách hàng Khách hàng có điềukiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, gia tăng khả năng trả nợ vay.Trong điều kiện ngược lại sẽ tác động tiêu cực đến doanh nghiệp và từ đóảnh hưởng đến ngân hàng

Môi trường pháp lý: Các yếu tố pháp lý là điều kiện đảm bảo cho hoạtđộng tín dụng của các NHTM Nếu môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh,thiếu đồng bộ sẽ gây khó khăn, bất lợi cho môi trường cho vay của cácNHTM và có ảnh hưởng, tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động thẩmđịnh tín dụng, góp phần làm hạn chế hoặc tăng thêm rủi ro trong các hoạtđộng tín dụng của NHTM

Yếu tố cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại: Sự cạnh tranh gaygắt giữa các TCTD cũng tác động đáng kể đến việc hoàn thiện công tác thẩm

Trang 40

định trong cho vay khách hàng doanh nghiệp Nếu hoạt động thẩm định chovay thực hiện chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro nhưng ngân hàng phải tốn kémnhiều công sức, chi phí, thời gian đòi hỏi khách hàng phải cung cấp bổ sungnhiều hồ sơ chứng từ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện phương án kinhdoanh, dự án đầu tư của khách hàng, từ đó gây phiền hà, mất lòng kháchhàng dẫn đến nguy cơ mất khách hàng Trong điều kiện đó, chuyên viên thẩmđịnh tín dụng phải chịu áp lực về việc thẩm định cho vay được chính xác, kịpthời mà vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Các nhân tố thuộc về khách hàng: Như vấn đề đạo đức, năng lực quản

lý, điều hành kinh doanh của lãnh đạo công ty là quan trọng, tác động đếnhiệu quả việc thẩm định cho vay khách hàng Bất kỳ thông tin nào của doanhnghiệp mà cố tình hay vô ý che dấu đối với chuyên viên thẩm định đều cóảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả thẩm định cho vay khách hàng

Ngày đăng: 28/05/2019, 16:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[12]. Đồng Thị Kim Ngân (2014), Hoàn thiện công tác cho vay hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Ngũ Hành Sơn, Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác cho vay hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Ngũ Hành Sơn
Tác giả: Đồng Thị Kim Ngân
Năm: 2014
[13]. TS. Nguyễn Hòa Nhân (2013), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2013
[14]. Ths. Nguyễn Thị Bích Thủy, Ths. Nguyễn Thị Hạnh Duyên (2016) “Chỉ tiêu đánh giá cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính (số tháng 7/2016) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉtiêu đánh giá cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính doanh nghiệp”,"Tạp chí Tài chính
[15]. Ths. Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2016), “Phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp hiện nay”, Tạp chí Tài Chính (số tháng 6/2016) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp hiện nay”, "Tạp chí Tài Chính
Tác giả: Ths. Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Năm: 2016
[16]. Vi Văn Vinh (2015), Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk
Tác giả: Vi Văn Vinh
Năm: 2015
[17]. Trang web: www.sacombank.com.vn [18]. Trang web: www.sbv.gov.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w