1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ)

129 186 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

Phát triển chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú ThọPhát triển chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú ThọPhát triển chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú ThọPhát triển chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú ThọPhát triển chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú ThọPhát triển chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú ThọPhát triển chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú ThọPhát triển chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú ThọPhát triển chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú ThọPhát triển chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú ThọPhát triển chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú ThọPhát triển chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú ThọPhát triển chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú ThọPhát triển chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú ThọPhát triển chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú Thọ

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Duy Dũng

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận văn nghiên cứu là công trình của riêng tôi, dựa trên cơ sở lý thuyết đã được học tập và qua tìm hiểu tình hình thực tiễn tại tỉnh Phú Thọ, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Nguyễn Duy Dũng

Những số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, các giải pháp đưa ra xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu, kinh nghiệm phù hợp với địa phương và chưa được sử dụng để bảo vệ bất cứ một luận văn nào

Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên

Việt Trì, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Đào Khánh Ly

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Phát triển chuỗi giá trị một số mặt

hàng nông sản của tỉnh Phú Thọ”, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã

nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ động viên của nhiều cá nhân, tập thể

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Duy Dũng - người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu của Nhà trường, của các thầy cô trong Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Thọ, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ, lãnh đạo một số huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết cho tôi để tôi hoàn thành luận văn

Tôi cũng xin được bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Đây là công trình nghiên cứu, là sự làm việc nghiêm túc của bản thân, song do khả năng và trình độ có hạn, chắc rằng luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, bạn bè và bạn đọc quan tâm tới đề tài

Xin chân thành cảm ơn!

Việt Trì, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Đào Khánh Ly

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Những đóng góp của luận văn 3

5 Cấu trúc của luận văn 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG NÔNG NGHIỆP 5

1.1 Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị 5

1.1.1 Chuỗi sản xuất - cung ứng 5

1.1.2 Chuỗi giá trị 5

1.2 Phân loại chuỗi giá trị trong ngành hàng nông nghiệp 8

1.2.1 Chuỗi giá trị nông sản giản đơn 8

1.2.2 Chuỗi giá trị nông sản mở rộng 9

1.3 Liên kết trong chuỗi giá trị 10

1.3.1 Các tác nhân tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị 10

1.3.2 Liên kết trong chuỗi giá trị 12

1.4 Nội dung trong phân tích chuỗi giá trị 13

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị ngành hàng nông nghiệp 18

1.5.1 Yếu tố nhận thức 18

1.5.2 Yếu tố khoa học công nghệ 19

Trang 6

1.5.3 Yếu tố vĩ mô 20

1.6 Cơ sở thực tiễn về chuỗi giá trị ở trong và ngoài nước 24

1.6.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về chuỗi giá trị trong ngành hàng nông nghiệp 24

1.6.2 Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước về chuỗi giá trị trong ngành hàng nông nghiệp 26

1.6.3 Một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 33

2.2 Phương pháp nghiên cứu 33

2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 33

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 33

2.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 35

2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu chuỗi giá trị 36

Chương 3 THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN CỦA TỈNH PHÚ THỌ 39

3.1 Khái quát về tỉnh Phú Thọ 39

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 39

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 41

3.1.3 Những thuận lợi, khó khăn đối với các mặt hàng nông sản của tỉnh Phú Thọ 44

3.1.4 Chính sách khuyến khích phát triển chuỗi giá trị của Nhà nước 47

3.2 Thực trạng chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú Thọ 50

3.2.1 Thực tiễn hình thành các chuỗi giá trị liên kết phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Phú Thọ 50

3.2.2 Những kết quả đã đạt được của sự phát triển chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú Thọ 53

Trang 7

3.3 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất

nông nghiệp 72

3.3.1 Yếu tố nhận thức 72

3.3.2 Yếu tố khoa học công nghệ 73

3.3.3 Yếu tố vĩ mô 74

3.4 Đánh giá về thực trạng chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú Thọ 76

3.4.1 Những thành công 76

3.4.2 Những tồn tại, hạn chế 79

3.4.3 Nguyên nhân 80

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 82

Chương 4 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ MẶT HÀNG NÔNG SẢN CỦA TỈNH PHÚ THỌ 83

4.1 Các quan điểm, định hướng phát triển chuỗi giá trị mặt hàng nông sản của tỉnh Phú Thọ 83

4.1.1 Quan điểm và định hướng phát triển chuỗi giá trị mặt hàng nông sản của tỉnh Phú Thọ 83

4.1.2 Quan điểm về phát triển chuỗi giá trị mặt hàng nông sản của cá nhân 87

4.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chuỗi giá trị mặt hàng nông sản của tỉnh Phú Thọ 88

4.2.1 Tạo lập môi trường thuận lợi cho nông dân và các chủ thể khác 88

4.2.3 Giải pháp đầu tư phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp 91

4.2.4 Giải pháp về hỗ trợ doanh nghiệp trong chuỗi giá trị nông nghiệp 92

4.2.5 Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị 93

4.2.6 Các giải pháp khác 93

Trang 8

4.3 Một số kiến nghị nhằm phát triển chuỗi giá trị mặt hàng nông sản của tỉnh

Phú Thọ 96

4.3.1 Đối với Trung ương 96

4.3.2 Đối với UBND tỉnh Phú Thọ 97

4.3.3 Đối với các xã, phường 100

KẾT LUẬN 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CP HTX

Cổ phần Hợp tác xã

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2 1 Phương pháp tính toán phân tích hiệu quả kinh tế của các tác tham

gia chuỗi giá trị 37

Bảng 3 1 Đất trồng cây nông nghiệp hàng năm của tỉnh Phú Thọ 54

Bảng 3.2 Phân tích kết quả kinh tế của tác nhân tham gia chuỗi giá trị rau cải ngọt an toàn vụ hè thu theo kênh thị trường 1 57

Bảng 3 3 Phân tích kết quả kinh tế của tác nhân tham gia chuỗi giá trị rau cải ngọt an toàn vụ hè thu theo kênh thị trường 4 58

Bảng 3 4 Đất cây công nghiệp lâu năm của tỉnh Phú Thọ 60

Bảng 3 5 Phân tích kết quả kinh tế của tác nhân tham gia chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ theo kênh thị trường 2 63

Bảng 3 6 Phân tích kết quả kinh tế của tác nhân tham gia chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ theo kênh thị trường 4 64

Bảng 3 7 Số liệu chăn nuôi gia cầm của tỉnh Phú Thọ 66

Bảng 3 8 Phân tích kết quả kinh tế của tác nhân tham gia chuỗi giá trị gà nhiều cựa tỉnh Phú Thọ theo kênh thị trường 1 69

Bảng 3 9 Phân tích kết quả kinh tế của tác nhân tham gia chuỗi giá trị gà nhiều cựa tỉnh Phú Thọ theo kênh thị trường 3 70

Bảng 3 10 Khó khăn khi tham gia chuỗi giá trị 80

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Chuỗi giá trị nông sản giản đơn 9

Hình 1.2 Chuỗi giá trị nông sản mở rộng 10

Hình 3.1 Sơ đồ tổng quan chuỗi giá trị rau an toàn của tỉnh Phú Thọ 55

Hình 3.2 Sơ đồ tổng quan chuỗi giá trị chè của tỉnh Phú Thọ 61

Hình 3.3 Sơ đồ tổng quan chuỗi giá trị gà nhiều cựa của tỉnh Phú Thọ 68

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài

Xây dựng, phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, đủ sức cạnh tranh trong hội nhập, đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao đời sống người dân là xác định mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Trên cả nước hiện có hơn 10 nghìn nông dân tham gia các mô hình trình diễn kỹ thuật và áp dụng các tiêu chuẩn vững bền cho một số nông sản với sự phối hợp cùng các tập đoàn đa quốc gia Nhiều nông dân sản xuất kinh doanh

đã gắn bó, phối hợp với nhau để xây dựng các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, hình thành mối liên kết theo chuỗi giá trị đã hỗ trợ và hướng dẫn nông dân kết nối với thị trường Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đồng thời tích cực đẩy mạnh hội nhập sâu, rộng vào nền kinh

tế thế giới Để đáp ứng được yêu cầu này, phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp được coi là chìa khóa cho sự thành công

Phú Thọ có vị trí là trung tâm vùng trung du miền núi phía Bắc; điều kiện

tự nhiên phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới; nguồn tài nguyên đất đai phong phú… là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp sản phẩm hàng hóa đa dạng Bên cạnh

đó, tỉnh cũng đã chủ động xây dựng, thực hiện các quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản; chiến lược phát triển nông nghiệp trọng điểm, chương trình nông thôn mới… Đến nay, kinh tế nông nghiệp của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng Cùng với việc phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung nhiều quy hoạch chuyên ngành, thời gian qua, thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, tỉnh

đã tập trung định hướng, xây dựng mô hình, đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật trên cây trồng chủ lực, theo hướng hình thành các vùng sản xuất chuyên canh gắn với thị trường Các cấp, các ngành đã đẩy mạnh huy động các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, chỉ đạo các địa phương tập trung đầu tư cho sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị mặt hàng

Trang 12

nông sản Do đó, các hình thức liên kết, hợp tác giữa các nhà khoa học, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng

Tuy nhiên, trong những năm qua, việc sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung còn gặp nhiều khó khăn, bất cập; việc phát triển chuỗi giá trị các mặt hàng nông sản còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; chất lượng nông sản thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và tính lỏng lẻo trong liên kết làm giảm giá trị và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của tỉnh Tăng cường mối liên kết theo chuỗi giá trị nông sản, mở rộng quy mô sản xuất là hướng đi góp phần khắc phục các nhược điểm của nông sản Phú Thọ Do đó, phát triển chuỗi giá trị mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là một yêu cầu cần thiết và quan trọng

Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển chuỗi

giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú Thọ” Thực hiện đề tài này,

những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị sẽ được soi sáng hơn, cũng như giải pháp phát triển chuỗi giá trị mặt hàng nông sản tại tỉnh Phú Thọ sẽ có thêm căn cứ để hoàn thiện, góp phần thiết thực vào việc phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ giai đoạn tới

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận thực tiễn và thực trạng

về chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú Thọ từ đó cung cấp những thông tin hữu ích trong việc hoạch định chính sách, hoạt động cần thiết

để phát triển chuỗi giá trị các mặt hàng nông sản của tỉnh Phú Thọ

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị

- Phân tích, đánh giá thực trạng chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú Thọ trong thời gian từ 2015 - 2017

Trang 13

- Để xuất được các giải pháp phù hợp và khả thi nhằm phát triển chuỗi giá trị mặt hàng nông sản của tỉnh Phú Thọ hiện nay và trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú Thọ bao gồm: rau

an toàn, chè, gà nhiều cựa

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Nghiên cứu từ năm 2015 - 2017, các đề xuất giải pháp giai đoạn 2019 - 2021, tầm nhìn đến năm 2030

- Về không gian: đề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

- Về nội dung: Đề tài tập trung làm rõ về chuỗi giá trị rau an toàn, chè,

gà nhiều cựa từ đó rút ra cái nhìn tổng thể về chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh Phú Thọ

4 Những đóng góp của luận văn

-Về mặt lý luận: Luận văn hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chuỗi giá trị nói chung

-Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích và chỉ rõ thực trạng về chuỗi giá trị của một số mặt hàng nông sản: rau an toàn, chè xanh, gà nhiều cựa; qua

đó chỉ rõ được những ưu, nhược điểm, nguyên nhân của thực trạng và rút ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng cơ chế, chính sách phát triển chuỗi giá trị mặt hàng nông sản của tỉnh Phú Thọ

- Đề xuất các giải pháp cơ bản, chủ yếu và khả thi nhằm xây dựng, phát triển hoàn thiện chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản phù hợp với điều kiện

cụ thể của địa phương

5 Cấu trúc của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn gồm 4 chương, cụ thể:

Trang 14

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị ngành hàng nông

nghiệp

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản của tỉnh

Phú Thọ

Chương 4: Giải pháp phát triển chuỗi giá trị mặt hàng nông sản của tỉnh

Phú Thọ

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ

NGÀNH HÀNG NÔNG NGHIỆP 1.1 Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị

1.1.1 Chuỗi sản xuất - cung ứng

Thuật ngữ chuỗi cung ứng sử dụng để mô tả các kênh phân phối hoặc kênh thị trường qua đó sản phẩm được chuyển tới tay người tiêu dùng Người nông dân ít khi bán trực tiếp sản phẩm của mình cho người tiêu dùng Sau khi rời khỏi trang trại, các sản phẩm thường được chuyển qua rất nhiều đại lý khác nhau (qua các kênh thị trường khác nhau) trước khi đến với người tiêu dùng cuối cùng Chuỗi sản xuất hoặc thị trường đề cập tới hệ thống bao gồm các tác nhân và tổ chức, quan hệ, chức năng và sản phẩm, tiền và dòng giá trị tạo nên

sự luân chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ từ người sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng Một chuỗi sản xuất được tạo nên từ các mối liên kết nội bộ là sản xuất nói chung, sau thu hoạch và chế biến, tiếp thị và tiêu dùng

1.1.2 Chuỗi giá trị

a Khái niệm chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị được GS Michael Porter, một chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu năng lực cạnh tranh nghiên cứu đầu tiên Ông đưa thuật ngữ này lần đầu tiên vào năm 1985 trong cuốn sách phân tích về lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage), khi khảo sát kỹ các hệ thống sản xuất, thương mại và dịch vụ đã đạt tới tầm ảnh hưởng rất lớn ở Mỹ và các quốc gia phát triển khác Theo đó “Chuỗi giá trị là tổng thể các hoạt động liên quan đến sản xuất

và tiêu thụ một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó Trong chuỗi giá trị diễn ra quá trình tương tác giữa các yếu tố cần và đủ để tạo ra một hoặc một nhóm sản phẩm và các hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm, nhóm sản phẩm đó theo một phương thức nhất định Giá trị tạo ra của chuỗi bao gồm tổng các giá trị tạo ra tại mỗi công đoạn của chuỗi”

Trang 16

Theo Kaplinsky và Morris (2001): Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động và có trách nhiệm tạo ra giá trị tối

đa trong toàn chuỗi

Trong chuỗi giá trị có “chức năng” của chuỗi và cũng được gọi là các

“khâu” trong chuỗi Các khâu chúng ta có thể mô tả cụ thể bằng các “hoạt động”

để thể hiện rõ công việc của các khâu Bên cạnh các chức năng của chuỗi giá trị chúng ta có các “tác nhân” Tác nhân là những người thực hiện các chức năng trong chuỗi, ví dụ như các nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất, người chăn nuôi, người vận chuyển hàng hóa… Bên cạnh các tác nhân trong chuỗi giá trị chúng ta còn có các “nhà hỗ trợ chuỗi giá trị” Nhiệm vụ của các nhà hỗ trợ chuỗi giá trị là giúp phát triển chuỗi bằng cách tạo điều kiện nâng cấp chuỗi giá trị

Chúng ta có thể hiểu khái niệm chuỗi giá trị theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Theo nghĩa rộng: chuỗi giá trị là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ…) để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ Chuỗi sản xuất rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô Kết quả của chuỗi có được khi sản phẩm đã được bán cho người tiêu dùng cuối cùng

Theo nghĩa hẹp: chuỗi giá trị là một khối liên kết dọc hoặc một mạng liên kết giữa một số tổ chức kinh doanh độc lập trong một chuỗi sản xuất Hay nói cách khác một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một đơn vị sản xuất để sản xuất ra một sản phẩm nhất định Tất cả các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng, mặt

Trang 17

khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho sản phẩm cuối cùng Liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp là hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Như vậy, khái niệm về chuỗi giá trị bao hàm cả tổ chức và điều phối, các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi Ngoài ra, chuỗi giá trị còn gắn liền với khái niệm quản trị vô cùng quan trọng đối với những nhà nghiên cứu quan tâm đến các khía cạnh của xã hội và môi trường trong phân tích chuỗi giá trị Bởi vậy, khi nghiên cứu chuỗi giá trị, đòi hỏi một phương pháp tiếp cận thấu đáo về những gì đang diễn ra giữa những người tham gia trong chuỗi, những gì liên kết họ với nhau, những thông tin nào được chia sẻ, quan hệ giữa họ được hình thành và phát triển như thế nào Qua

đó, giúp chúng ta xác định được những khó khăn của từng khâu trong chuỗi, để

từ đó có các giải pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường và phát triển bền vững

b Khái niệm phát triển chuỗi giá trị

Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng

Trang 18

dựng vùng nguyên liệu ổn định; hỗ trợ áp dụng kỹ thuật sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ; nâng cao năng lực sơ chế, chế biến và thương mại sản phẩm,…

c Nội dung của phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản

- Xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm tại địa phương; hỗ trợ hình thành các liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh với hợp tác xã và người dân

- Củng cố, nâng cấp liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm đã có tại các địa phương, trong đó ưu tiên tập trung xây dựng vùng nguyên liệu ổn định; hỗ trợ áp dụng kỹ thuật sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ; nâng cao năng lực sơ chế, chế biến và thương mại sản phẩm

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư những nội dung thiết yếu nhằm xây dựng mới hoặc củng cố liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị Tập trung nguồn vốn, hỗ trợ có trọng điểm, đúng nhu cầu và tránh dàn trải

- Cải thiện hệ thống sản xuất, nâng cao năng lực cho người sản xuất, liên kết giữa các bên liên quan trong chuỗi nhằm gia tăng giá trị sản phẩm/nâng cao thu nhập, đánh giá và tiếp cận thị trường, xây dựng và điều chỉnh chính sách giúp hình thành cũng như phát triển bền vững các liên kết của chuỗi giá trị nông sản…

1.2 Phân loại chuỗi giá trị trong ngành hàng nông nghiệp

Tùy theo mục đích mà xem xét mức độ chi tiết khi phân tích chuỗi giá trị Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn sẽ tìm hiểu hai loại chuỗi giá trị giản đơn và chuỗi giá trị mở rộng

1.2.1 Chuỗi giá trị nông sản giản đơn

Hoạt động trong các khâu cơ bản từ điểm khởi đầu sản xuất ra nông sản đến điểm kết thúc của sản phẩm, tức bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng (từ thiết kế - sản xuất, phân phối - tiêu dùng) Chẳng hạn, hộ nông dân

Trang 19

trồng rau xanh, sau khi thu hoạch, mang ra chợ bán trực tiếp cho người tiêu dùng Có thể trước khi đem ra bán, hộ nông dân sơ chế rau xanh của mình bằng cách nhặt bỏ rễ, lá sâu… và rửa qua bằng nước lã Trong chuỗi giá trị chỉ có sự tham gia của người nông dân - người sản xuất trực tiếp và người tiêu thụ nông sản cuối cùng

Hình 1.1 Chuỗi giá trị nông sản giản đơn 1.2.2 Chuỗi giá trị nông sản mở rộng

Chuỗi giá trị nông sản mở rộng là được chi tiết hóa hay chuyên môn hóa các hoạt động và các khâu trong chuỗi giá trị nông sản giản đơn Mức độ chi tiết, chuyên môn hóa càng cao thì thể hiện càng nhiều bên tham gia và có liên quan đến nhiều chuỗi giá trị khác nhau Cũng giống như chuỗi giá trị nông sản giản đơn, vấn đề ở đây là những hoạt động nào và thành phần nào của chuỗi được phối hợp và có khả năng tăng giá trị Quan trọng hơn là tác nhân nào đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi giá trị, giữ vai trò phối hợp và thúc đẩy hoạt động hiệu quả của toàn bộ chuỗi

Đầu vào sản xuất

Trang 20

Hình 1.2 Chuỗi giá trị nông sản mở rộng

1.3 Liên kết trong chuỗi giá trị

1.3.1 Các tác nhân tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị

Các nhân tố và các liên kết chính trong chuỗi giá trị cần được xác định

và làm rõ Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị được tạo ra bởi các liên kết giữa các tác nhân với nhau và ngay trong tác nhân (intra và inter actor) qua thấu kính của các vấn đề về quản trị, nâng cấp và phân phối

Tùy theo tính chất của sản phẩm (có thể tiêu dùng ngay hay phải qua sơ chế/chế biến), vị trí của người tiêu dùng cuối cùng trên thị trường (trong vùng hay ngoài vùng, trong nước hay ngoài nước) mà số lượng các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị của sản phẩm có sự khác nhau Ngoài ra cũng tùy tính chất của mỗi tác nhân chính trong chuỗi mà có yêu cầu các hoạt động hỗ trợ khác nhau, qua đó mức độ tham gia của các tác nhân này cũng khác nhau trong chuỗi giá trị nông sản Cùng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị thì vấn đề quan trọng là xác định những hoạt động,

Người thu gom

Người bán buôn

Người bán lẻ

Người thu gom

Người bán lẻ

Ng ười bán

lẻ

Sơ chế

Phân phối

Người thu gom

Người thu gom

Người tiêu dùng

Trang 21

thành phần nào của chuỗi cần được hay có thể phối hợp và gia tăng giá trị cho sản phẩm cuối cùng Điều quan trọng là phải xác định được ai đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi giá trị, ai sẽ phối hợp và thúc đẩy toàn bộ hoạt động của toàn chuỗi

Theo đó, trong chuỗi giá trị nông sản, sự tham gia trực tiếp vào chuỗi có thể ở công đoạn sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm thô (tươi sống), hoặc công đoạn chế biến bao gồm sơ chế và tinh chế nông sản Tham gia vào khâu sản xuất nông nghiệp thường là những hộ nông dân, các trang trại với quy

mô sản xuất rất khác nhau do điều kiện đất đai, nguồn nước và các điều kiện khác quyết định Tham gia vào công đoạn chế biến nông sản lại gồm nhiều hình thức khác, như chế biến thủ công, chế biến cơ giới, chế biến tự động hóa và kết hợp giữa thủ công và tự động hóa

Điều quan trọng là giá trị gia tăng được tạo ra ở hai nhóm công đoạn trên khác nhau, thường thì ở công đoạn sản xuất nông nghiệp chỉ tạo ra giá trị gia tăng rất thấp do năng suất của ngành nông nghiệp thấp hơn so với khu vực chế tạo, quá trình sản xuất với đối tượng là cây trồng, vật nuôi là những sinh vật sống có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng, lại chịu sự ảnh hưởng của khả năng sử dụng đất đai, nguồn nước cũng như ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu, thời tiết… nên có rất nhiều hạn chế

Ngoài ra, tại các nước đang phát triển như Việt Nam, quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ bé, tính chất sản xuất hàng hóa chưa cao, còn mang nặng tính

tự cấp tự túc, lao động thủ công là chính nên năng suất lao động thấp và hạn chế, hơn nữa, khả năng thay đổi công nghệ sản xuất rất khó khăn, khả năng đầu tư vào công nghệ mới rất hạn chế; nông dân thường sản xuất theo tập quán, kinh nghiệm từ xưa đến nay, truyền từ đời này sang đời khác, lạc hậu… nên ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của sản xuất và vị thế của nông dân trong đàm phán nói chung và tham gia vào chuỗi giá trị nông sản nói riêng

Trong khi đó, sở hữu công đoạn chế biến là những nhà đầu tư có vốn, có

Trang 22

mục đích kinh doanh vì lợi nhuận, họ giữ bí quyết chế biến, và sử dụng nó để mưu cầu lợi nhuận Một nhà chế biến có thể có mối quan hệ với nhiều hộ nông dân sản xuất, vì vậy họ thường mua bán với hộ nông dân theo nguyên lý “mua đứt, bán đoạn” Sự chia sẻ lợi ích giữa hai công đoạn sản xuất và chế biến là hết sức khó khăn và luôn ẩn chứa những mâu thuẫn, đôi khi nảy sinh quan hệ đối kháng, bất hợp tác

Sự hợp nhất giữa hai nhóm công đoạn nói trên tạo ra mối liên kết dọc

và là điều kiện tiên quyết của sự hình thành và phát triển chuỗi giá trị nông sản

Trong trường hợp chuỗi giá trị nông sản mang tính toàn cầu thì hai công đoạn này phải được tổ chức rất chặt chẽ để tạo nên mối liên kết dọc giữa sản xuất nông nghiệp với chế biến công nghiệp, điều này là vô cùng khó vì nhà chế biến thường không quan tâm tới sự hài lòng hay không của người nông dân đã cung cấp đầu vào sản phẩm cho mình Vì vậy, sự tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị nông sản ở công đoạn sản xuất nông nghiệp tuy không khó khăn, do không đòi hỏi nhiều vốn và kỹ thuật cao, nhưng gặp trở ngại lớn về khả năng liên kết với các tác nhân ở công đoạn chế biến, tức là liên kết giữa tầng lớp nông dân và các doanh nghiệp, nhà đầu tư

1.3.2 Liên kết trong chuỗi giá trị

Để triển khai và nhân rộng mô hình chuỗi giá trị được thành công và bền vững, các bên tham gia cần hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong liên kết chuỗi giá trị, việc phân chia lợi ích, chia sẻ rủi ro phải rõ ràng và phải có một chương trình hành động cụ thể, xác định mục tiêu dài hạn mong muốn đạt tới với sự tham gia của tất các bên là điều cần thiết

* Theo hình thức quản trị/liên kết chuỗi giá trị có thể chia chuỗi giá trị thành 5 loại chuỗi giá trị (Gereffi và các cộng sự, 2005) bao gồm:

- Chuỗi giá trị không liên kết hay được quản trị bằng quan hệ thị trường: Trong hình thức này, người mua và người bán giao dịch với nhau theo phương

Trang 23

thức mua bán trao tay, không xây dựng quan hệ hợp tác dài hạn Mối liên kết giữa các hoạt động trong chuỗi giá trị không lớn, thông tin trao đổi và kiến thức chia sẻ đơn giản và rõ ràng Giao dịch giữa các tác nhân dựa trên mức giá trên thị trường

- Mô-đun: là loại hình quản trị chuỗi dựa trên mối quan hệ giữa doanh nghiệp đứng đầu và các nhà cung ứng Mối quan hệ giữa các tác nhân trong hình thức này đặc trưng bởi tính chất bổ sung năng lực cốt lõi cho nhau Trong mô hình này, tiêu chuẩn và thông tin được sử dụng làm cơ chế điều phối

- Quan hệ (relational): Trong mô hình này, mối quan hệ giữa các tác nhân

là phụ thuộc lẫn nhau và bị ràng buộc bởi quan hệ xã hội Cơ chế điều phối chuỗi giá trị được sử dụng là danh tiếng và lòng tin

- Ràng buộc (captive): Trong mô hình này, doanh nghiệp dẫn đầu áp đặt quy định trong đó những doanh nghiệp khác trong chuỗi hoạt động Những doanh nghiệp này quy định tiêu chuẩn sản phẩm và quy trình sản xuất đối với nhà cung cấp và giám sát nhà cung cấp thực hiện những tiêu chuẩn này

- Nhất thể hóa dọc (hierachical): Mô hình quản trị này được đặc trưng bởi liên kết dọc (giao dịch diễn ra trong nội bộ một doanh nghiệp) Cơ chế quản trị mạng sản xuất nhất thể hóa dọc là kiểm soát của nhà quản lý đối với cấp dưới, hoặc từ trụ sở chính đối với các công ty con và chi nhánh

* Theo hình thức quản trị, chuỗi giá trị nông sản có thể được chia ra làm

3 chuỗi cơ bản: (i) Chuỗi không liên kết hay quản trị bằng quan hệ thị trường; (ii) Chuỗi giá trị có hợp đồng nông sản Các dạng hợp đồng bao gồm: hợp đồng thu mua, hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, hợp đồng đầu tư ; (iii) Chuỗi giá trị nhất thể hóa dọc trong đó các hoạt động từ sản xuất, chế biến, phân phối thuộc phạm vi hoạt động trong nội bộ 1 doanh nghiệp

1.4 Nội dung trong phân tích chuỗi giá trị

a Phân tích chuỗi giá trị

Phân tích chuỗi giá trị là một phương pháp có hệ thống nhằm nghiên cứu

Trang 24

sự phát triển của lợi thế cạnh tranh của một đối tượng nào đó; khi phân tích chuỗi giá trị cần chú ý đến hai yếu tố cấu thành quan trọng là các hoạt động khác nhau và các mối liên kết trong chuỗi giá trị

Nội dung của phân tích chuỗi giá trị được đề xuất sau đây kết hợp nhiều cách tiếp cận khác nhau bao gồm cách tiếp cận của dự án hợp tác giữa Bộ Thương mại của Việt Nam, GZT và Metro Vietnam Việc phân tích chuỗi giá trị bao gồm 4 bước như sau:

Bước 1: Lập sơ đồ chuỗi giá trị, bao gồm:

- Nhận diện các quá trình trong chuỗi giá trị

- Xác định các đối tượng tham gia các quá trình

- Xác định những sản phẩm/dịch vụ trong chuỗi giá trị

- Lập sơ đồ dòng luân chuyển sản phẩm/dịch vụ về mặt địa lý

- Xác định các hình thức liên kết và các sản phẩm/dịch vụ có liên quan

Bước 2: Phân tích các quá trình của chuỗi giá trị

- Doanh thu hay tổng giá trị đầu ra

- Giá trị gia tăng hay tổng giá trị đầu ra dòng

- Chi phí và lợi nhuận

Bước 3: Quản trị chuỗi giá trị nông sản

- Cơ cấu của các mối quan hệ và cơ chế điều phối tồn tại giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị

- Góc độ chính sách: xác định cách sắp xếp về thể chế nhằm cải thiện năng lực hoạt động của chuỗi, xóa bỏ các bóp méo trong phân phối và gia tăng giá trị gia tăng trong ngành

Trang 25

Bước 4: Rút ra các kết luận

Việc phân tích chuỗi giá trị để phục vụ một số mục đích đổi mới và nâng cấp chuỗi giá trị, tìm ra những khó khăn trong việc tham gia chuỗi giá trị và hướng giải quyết, xây dựng chiến lược hoạt động, tăng cường mức độ tham gia vào chuỗi giá trị,… Vì vậy, sau khi phân tích chuỗi giá trị người nghiên cứu cần rút ra những kết luận nhằm tạo cơ sở cho những giải pháp được đề xuất của mình

b ValueLinks - Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị

Giới thiệu phương pháp

ValueLinks là thuật ngữ để chỉ việc tập hợp có hệ thống các phương pháp thực tiễn nhằm theo dõi sự phát triển kinh tế từ quan điểm của chuỗi giá trị

ValueLinks là một khái niệm mở, nó bao hàm một phương pháp luận chung về thúc đẩy chuỗi giá trị ValueLink có tính thực tiễn cao Kiến thức được tổng hợp từ những bài học rút ra từ những quá trình phát triển nông thôn

và thúc đẩy khu vực tư nhân được GTZ1 hỗ trợ

Sau đây là một số đặc điểm của phương pháp luận ValueLinks:

Đề cập đến chuỗi giá trị như những hệ thống về kinh tế, thể chế và

xã hội

Hoàn toàn hướng vào hành động và việc thực hiện

Tạo ra tác động cộng hưởng bằng cách kết hợp giữa thúc đẩy chuỗi giá trị với các phương pháp tiếp cận phát triển kinh tế khác

Phân biệt rõ ràng giữa việc nâng cấp do các chủ thể trong chuỗi thực hiện

và vai trò những tổ chức hỗ trợ bên ngoài

Thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và các công ty tư

1 Viết tắt của Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức GTZ là một cơ quan hợp tác quốc tế thuộc Chính phủ CHLB Đức

có phạm vi hoạt động toàn cầu vì mục đích phát triển bền vững với nhiệm vụ hỗ trợ Chính phủ CHLB Đức trong việc thực hiện các mục tiêu về chính sách phát triển Từ năm 1993, GTZ đã và đang cùng với các cơ quan đối tác tại Việt Nam tích cực triển khai các dự án phát triển bền vững trong ba lĩnh vực ưu tiên: phát triển kinh tế bền vững và đào tạo nghề, chính sách môi trường, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển đô thị, và y tế

Trang 26

nhân (hợp tác công tư)

Sử dụng ngôn ngữ hình ảnh cụ thể tạo điều kiện cho sự hợp tác và trao đổi kinh nghiệm

Các giai đoạn của ValueLinks

Theo phương pháp luận ValueLinks cho quá trình phát triển chuỗi giá trị có nhiều giai đoạn, bao gồm lựa chọn ngành hoặc chuỗi giá trị, phân tích chuỗi giá trị, thiết kế chiến lược nâng cấp, thực hiện các hoạt động can thiệp, giám sát và đánh giá Nhìn chung, ValueLinks bao gồm 12 giai đoạn, được tổ chức theo chu kỳ của dự án2 Mỗi giai đoạn đều nêu cụ thể những nhiệm vụ mà các tổ chức kinh doanh và các tổ chức hỗ trợ thúc đẩy chuỗi giá trị cần phải thường xuyên thực hiện Bảng 1.1 dưới đây mô tả cụ thể các giai đoạn và các nhiệm vụ của nó

Bảng 1.1 Các giai đoạn của ValueLinks và nhiệm vụ của từng giai đoạn Các giai đoạn của

ValueLinks Các nhiệm vụ của ValueLinks

Giai đoạn 0

Quyết định có nên

tham gia vào việc thúc

đẩy chuỗi giá trị hay

(1.2) Tiến hành và hỗ trợ nghiên cứu thị trường (1.3) Đặt ưu tiên trong các chuỗi giá trị khác nhau

Giai đoạn 2

Phân tích chuỗi giá trị

(2.1) Lập bản đồ chuỗi giá trị (2.2) Lượng hoá và phân tích chi tiết chuỗi giá trị (2.3) Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị Giai đoạn 3 (3.1) Thống nhất về tầm nhìn và chiến lược

2 Cẩm nang ValueLinks, GTZ

Trang 27

Quyết định chiến lược

nâng cấp chuỗi giá trị

nâng cấp chuỗi giá trị (3.2) Phân tích các thuận lợi và khó khăn (3.3) Đặt ra các mục tiêu nâng cấp mang tính vận hành

(3.4) Xác định các chủ thể tham gia vào việc thực hiện chiến lược nâng cấp

(3.5) Dự báo về tác động của việc nâng cấp chuỗi

Giai đoạn 5

Tăng cường các liên

kết kinh tế tư nhân

(5.1) Làm trung gian cho hợp tác chiều dọc: ký kết hợp đồng giữa nhà cung cấp và người mua (5.2) Đẩy mạnh hợp tác chiều ngang giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị

(5.3) Môi giới kinh doanh Giai đoạn 6

Tham gia vào đối tác

nhà nước - tư nhân

(6.1) Khuyến khích các đối tác tư nhân tham gia vào công tác phát triển

(6.2) Ký kết các thoả thuận hợp tác công tư

Giai đoạn 7

Tăng cường các dịch

vụ trong các chuỗi giá trị

(7.1) Đánh giá các nhu cầu về dịch vụ và thị trường dịch vụ

(7.2) Tăng cường các thị trường dịch vụ và các thoả thuận tư nhân

(7.3) Cải thiện độ nhạy bén của các nhà cung cấp dịch vụ của nhà nước

(7.4) Sử dụng các dịch vụ hỗ trợ tạm thời một cách chiến lược

Giai đoạn 8 (8.1) Làm trung gian cho các thoả thuận tài trợ

Trang 28

Huy động vốn cho các

chuỗi giá trị

cho chuỗi giá trị (8.2) Cấp vốn công khai cho việc phát triển chuỗi

Giai đoạn 9

Đưa vào các tiêu

chuẩn về chất lượng sản

phẩm, sinh thái và xã hội

(9.1) Tạo điều kiện cho việc xây dựng các tiêu chuẩn

(9.2) Theo sát quá trình thực hiện các tiêu chuẩn

(9.3) Xây dựng năng lực cho việc kiểm chứng các tiêu chuẩn

Giai đoạn 10

Cải thiện môi trường

kinh doanh cho các

chuỗi giá trị

(10.1) Hỗ trợ cho các sáng kiến tư nhân nhằm khắc phục những khó khăn ở cấp vĩ mô

(10.2) Đẩy mạnh một chính sách nhất quán về thúc đẩy chuỗi giá trị

Giai đoạn 11

Theo dõi và quản lý

tác động

(11.1) Xây dựng những giả định về tác động của việc thúc đẩy chuỗi giá trị

(11.2) Kiểm chứng những giả định về tác động (11.3) Quản lý để đạt được những kết quả phát triển

(Nguồn: Cẩm nang ValueLinks – GTZ)

Như vậy, trong phạm vi đề tài này, phát triển chuỗi giá trị sẽ tiến hành các giai đoạn từ 0 cho đến 3 và dừng lại ở giai đoạn 3, giai đoạn 4 sẽ được tiếp hành ở các đề tài, dự án khác

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị ngành hàng nông nghiệp

1.5.1 Yếu tố nhận thức

Sự nhận thức về thế giới giúp con người có được định hướng phát triển những mối quan hệ có lợi và kìm hãm những mối quan hệ có hại Do đó, để phát triển mối liên kết giữa trong chuỗi giá trị, yếu tố nhận thức của các chủ thể

có ảnh hưởng quan trọng hàng đầu, mà trước hết là nhận thức một cách đầy đủ những lợi ích chuỗi giá trị mang lại Lợi ích ấy sẽ trở thành động lực thúc đẩy các chủ thể tham gia và duy trì liên kết chuỗi hiệu quả

Trang 29

Các chủ thể cần có sự nhận thức đúng đắn về việc phát triển chuỗi giá trị Trong đó, nhận thức của chủ thể nông dân mang ý nghĩa quyết định Bởi lẽ, nông dân là chủ thể trung tâm của mối liên kết chuỗi, song trình độ của đa số nông dân Việt Nam hiện nay còn ở mức thấp và mặt bằng chung thấp hơn tất

cả các chủ thể tham gia liên kết chuỗi khác Trình độ thấp khiến người nông dân chưa thoát được những tập quán sản xuất lạc hậu để tiếp cận với nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa khi hội nhập với kinh tế thế giới Trình độ thấp cũng

là nguyên nhân dẫn đến những đặc điểm khó thay đổi của nông dân như: rụt rè, thiếu chủ động trong việc tạo lập và xây dựng mối quan hệ liên kết; tùy tiện trong quá trình sản xuất và thiếu kỷ luật trong việc tuân thủ các quy định liên kết chuỗi Do đó, phát triển mối liên kết chuỗi giá trị giữa nông dân với các chủ thể đòi hỏi tất cả các chủ thể mà đặc biệt là người nông dân phải nâng cao trình

độ, chủ động trong liên kết, nâng cao ý thức pháp luật trong thực hiện liên kết,…

1.5.2 Yếu tố khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến những thay đổi về chất trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Có thể thấy công nghệ thông tin càng phát triển sẽ cho phép sự trao đổi qua lại thông tin thông suốt trên phạm vi toàn thế giới Dòng chảy thông tin là chính là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo liên kết giữa các mắt xích trong chuỗi trở lên chặt chẽ hơn, giúp hoạt động sản xuất phân phối trong toàn chuỗi được vận hành liên tục và hiệu quả Bên cạnh đó, Khoa học công nghệ (KHCN) phát triển sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các quốc gia nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, chuyển sang các công đoạn cao hơn trong chuỗi Ngày nay, để tham gia vào chuỗi giá trị, các quốc gia không thể chỉ ỷ lại vào lợi thế về tài nguyên sẵn có hay nguồn nhân lực rẻ mà cần thiết phải đáp ứng được những yêu cầu về công nghệ, chế biến Chính vì vậy, mỗi chủ thể tham gia mỗi mắt xích trong chuỗi cần phải tập trung đầu tư nghiên cứu và phát triển dần về KHCN để tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao đồng thời đảm bảo nâng cao vị trí của mình

Trang 30

trong chuỗi

Nhìn chung, việc đẩy mạnh phát triển KHCN của mỗi một công đoạn nào đó sẽ làm tăng giá trị gia tăng ở khâu đó, và từ đó sẽ làm tăng tổng giá trị sản phẩm Cùng với sự phát triển của KHCN, hệ thống mạng lưới thông tin thông suốt sẽ giúp cho hàng hóa, dịch vụ được lưu thông một cách xuyên suốt, nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ và đồng bộ giữa các mắt xích trong chuỗi giá trị Đây là yếu tố có vai trò quan trọng giúp đẩy mạnh việc phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp hướng tới mục tiêu tham gia chuỗi giá trị

toàn cầu

1.5.3 Yếu tố vĩ mô

1.5.3.1 Yếu tố môi trường pháp lý

Chuỗi giá trị được tạo thành bởi nhiều công đoạn, mắt xích gắn kết thành, mỗi công đoạn được đảm nhiệm bởi một chủ thể, công ty, doanh nghiệp hay cả một quốc giá khác nhau Chính vì thế, các chủ thể tham gia vào các công đoạn trong chuỗi không chỉ nằm ở một nước, một khu vực mà có thể bao gồm sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, công ty ở nhiều quốc gia hay châu lục khác nhau

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, ngày càng nhiều các hiệp định song phương, đa phương, khu vực và quốc tế được ký kết nhằm thúc đẩy và mở rộng các hoạt động thương mại quốc tế Việc các quốc gia tham gia vào các tổ chức thương mại cũng ngày càng phổ biến và trở thành xu hướng toàn cầu Một khi

đã tham gia vào các tổ chức thương mại, các thành viên phải tuân thủ thể chế của tổ chức, điều này sẽ có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất, từ đó có thể làm thay đổi các mắt xích trong chuỗi giá trị Chính vì vậy, việc nhà nước lựa chọn tham gia vào các tổ chức quốc tế, hay ký kết các hiệp định song phương

đa phương sẽ có thể mang lại những lợi thế và cả những thử thách đối với việc tham gia các chuỗi giá trị

Bên cạnh yếu tố quốc tế bên ngoài, việc điều chỉnh môi trường và chính sách trong nước cũng ảnh hưởng lớn đến việc tham gia chuỗi giá trị, trong dó Nhà nước cũng đóng vai trò rất quan trọng Thể chế chính sách của các nước

Trang 31

có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định và tạo lập các giá trị trong chuỗi cung ứng Chính sách và thể chế của Chính phủ có vai trò tối quan trọng trong việc tạo nên những lợi thế cạnh tranh vượt trội của một đất nước Những lợi thế này

có thể chưa xuất hiện ngay, nhưng về lâu dài đó chính là những mắt xích trọng yếu của chuỗi giá trị Nắm giữ được càng nhiều các mắt xích trọng yếu như thế

- nền kinh tế quốc dân mới có cơ hội để phát triển bền vững Vấn đề quan trọng

là Chính phủ sẽ lựa chọn chính sách nào và chính sách đó có phù hợp để thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp vươn lên chiếm lĩnh những mắt xích tạo giá trị cao hơn, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu hay không Tuy nhiên, ở nhiều nước đang và chậm phát triển, các cơ quan quản lý Nhà nước còn thờ ơ với vấn đề này, tư tưởng phó mặc cho doanh nghiệp tự lo đang rất thịnh hành

Hệ quả tất yếu của thái độ này là trình độ khoa học công nghệ thấp, chủ yếu chỉ đang thực hiện các công đoạn với giá trị gia tăng thấp nhất trong một chuỗi giá trị - đó là công đoạn sản xuất - gia công thuần túy

Do vậy, mỗi chủ thể khi tham gia vào chuỗi đều phải thích ứng với các yêu cầu về môi trường, thể chế, chính sách nhằm đưa được sản phẩm đến được khâu tiêu thụ hay đến tay người tiêu dùng cuối cùng

Những nước nào mà ở đó Chính phủ xây dựng được một hệ thống các chính sách, thể chế phù hợp và khuyến khích sự phát triển kinh tế, hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp về mọi mặt thì đó là điều kiện thuận lợi cho quốc

gia có cơ hội và động lực tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu

1.5.3.2 Yếu tố cơ sở hạ tầng

Nếu các yếu tố về môi trường pháp lý là “phần mềm” thì cơ sở hạ tầng được xem là “phần cứng” thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị giữa nông dân và các chủ thể khác Cơ sở hạ tầng trong sản xuất nông nghiệp bao gồm: hệ thống giao thông; hệ thống đèn chiếu sáng; hệ thống thủy lợi, tưới tiêu; hệ thống cảng hậu cần… Cơ sở hạ tầng càng phát triển, càng mang lại nhiều lợi ích cho việc tạo lập và phát triển liên kết giữa nông dân và các chủ thể:

Trang 32

- Hỗ trợ người nông dân mở rộng quy mô sản xuất khi được đáp ứng các điều kiện về cơ sở hạ tầng; đồng thời tạo điều kiện cho các yếu tố sản xuất khác phát huy vai trò của mình, nhờ vậy thúc đẩy sản xuất phát triển

- Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa nông thôn và thành thị, giữa địa phương này với địa phương khác, giữa đất nước này với đất nước khác, giúp người nông dân tiếp cận tốt hơn với thị trường các yếu tố đầu vào lẫn đầu ra

- Thu hút các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp với nông dân Bên cạnh đó, sự góp mặt của khu vực tư nhân cũng là cách để chia sẽ gánh nặng tài chính cho nhà nước trong

việc tiếp tục xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp

1.5.3.3 Yếu tố thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ là một trong 3 yếu tố cơ bản tạo nên chuỗi giá trị Về bản chất chuỗi giá trị là tập hợp các hoạt động được các chủ thể kinh tế thực hiện qua đó điều khiển các dòng sản xuất - kinh doanh chạy xuyên suốt từ thị trường cung ứng tới thị trường tiêu dùng với mục đích đáp ứng tối đa nhu cầu

và lợi nhuận Như vậy, nếu không có thị trường thì các hoạt động của chuỗi giá trị trở nên vô nghĩa, hay nói chính xác hơn thì sự xuất hiện của khách hàng chính là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển của chuỗi giá trị Khách hàng chính là trung tâm của quy trình phát triển chuỗi giá trị Nhu cầu của khách hàng là động lực để các công ty sản xuất ra những sản phẩm có độ

cá biệt cao hơn, tạo ra một cơ cấu phân công lao động mới và phức tạp hơn Ngày nay, với sự xuất hiện của những công ty có thương hiệu nổi tiếng, những nhà máy bán lẻ, mạng lưới siêu thị làm cho quá trình phân phối sản phẩm ngày càng được đẩy mạnh

Nhìn chung, các tỉnh khi định hướng tham gia vào chuỗi giá trị ngành nông nghiệp nếu biết xác định được lợi thế của mình tương ứng với công đoạn nào trong chuỗi, đồng thời xây dựng và phát triển các yếu tố về chính sách,

Trang 33

công nghệ và thị trường tốt sẽ trở thành tỉnh thành công trong chuỗi giá trị nông

nghiệp

Trang 34

1.6 Cơ sở thực tiễn về chuỗi giá trị ở trong và ngoài nước

1.6.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về chuỗi giá trị trong ngành hàng nông nghiệp

1.6.1.1 Kinh nghiệm liên kết thông qua hợp đồng ở Thái Lan (Chuỗi giá trị nông sản mở rộng)

Sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản mở rộng là hình thức khá thành công

trong sản xuất nông nghiệp ở Thái Lan Phổ biến nhất là mô hình tập trung, giữa một bên là doanh nghiệp chế biến và một bên là các trang trại Trong mô hình

này người nông dân chủ yếu sản xuất gia công cho doanh nghiệp chế biến Các doanh nghiệp chế biến đầu tư giống cây trồng, vật nuôi, cung cấp đầu vào, hướng

dẫn kỹ thuật và kiểm soát chất lượng Mô hình trang trại hạt nhân cũng được

nhiều doanh nghiệp kinh doanh trang trại ở Thái Lan thực hiện như Công ty CP trong sản xuất giống lúa và bắp, công ty Euro Asian Seeds, công ty Saha Farm… Hợp đồng miệng giữa nông dân và người mua gom, hợp tác xã và doanh nghiệp

ở địa phương cũng khá phổ biến ở Thái Lan Đây là mô hình phi chính thức

Nông dân trồng rau, hoa ở Đông Bắc Thái Lan chủ yếu dựa trên thỏa thuận

miệng với người mua để thực hiện sản xuất Đối với mô hình trung gian, hai

công ty chế biến rau quả ở Miền Bắc Thái Lan ký hợp đồng trực tiếp với người mua gom và mỗi người mua gom chịu trách nhiệm giám sát 200-250 nông dân

và được hưởng hoa hồng

Theo kinh nghiệm của Thái Lan, sản xuất theo chuỗi giá trị với mô hình tập trung và mô hình trang trại hạt nhân chỉ thực hiện đối với sản phẩm có yêu cầu về chất lượng cao và sản phẩm có tính độc quyền của người mua Mô hình phi chính thức, mô hình đa chủ thể và mô hình trung gian là những mô hình phù hợp với nền sản xuất nông nghiệp phân tán, lạc hậu; việc kinh doanh những sản phẩm này không có tính chuyên biệt hóa Đối với việc hình thành và phát triển chuỗi giá trị nhà nước đóng vai trò quan trọng giúp thúc đẩy, phối hợp, tín dụng và khuyến nông: Tổ chức chuỗi cung ứng rau & quả ở Thailand biểu hiện

Trang 35

tính khoa học và hợp lý thông qua sự hợp tác rất cao của Người Thái trong sản xuất – tiêu thụ - kinh doanh hoa quả ở các chợ đầu mối Chính phủ Thái có chính sách hợp lý, vận hành hiệu quả nhằm tạo thuận lợi cho kinh doanh, tiếp thị rau quả; Các loại nông sản luôn đổi mới về giống, mẫu mã, chất lượng, quy cách đóng gói và bao bì Nông dân Thái tiếp cận với thị trường rất dễ dàng; Công nghệ chế biến rất phát triển, tận dụng tất cả các phụ phẩm cho chế biến thành thành phẩm (vỏ bưởi, vỏ cam quýt, hạt bí ngô…), mang lại giá trị gia tăng cao cho sản phẩm

Các chính sách và phương thức quản lý minh bạch, phân công nhiệm vụ

rõ ràng giữa nhà quản lý và các doanh nghiệp, nông dân được tôn trọng và đối

xử bình đẳng trong kinh doanh;các sản phẩm làm ra tạo được niềm tin lớn cho người tiêu dùng Tại Việt Nam, hàng nông sản nhập khẩu từ Thái Lan cũng rất được ưa chuộng

1.6.1.2 Kinh nghiệm liên kết trong sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc (Chuỗi giá trị nông sản mở rộng)

Các hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc mới trở nên phổ biến và mang lại hiệu quả khả quan từ thập niên 1990 nhờ vào chính sách công nghiệp hóa nông nghiệp Bằng những chính sách hỗ trợ và khuyến khích sản xuất theo hợp đồng của Chính phủ và chính quyền địa phương như

hỗ trợ tín dụng, giảm thuế đã giúp cho ngành nông nghiệp nước này nâng cao thu nhập và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Việc liên kết trong chuỗi giá trị giữa nông dân và các chủ thể khác ở Trung Quốc bao gồm các hình thức: hợp đồng trực tiếp giữa nông dân và doanh nghiệp

có tiềm lực kinh tế lớn; giữa nông dân và người mua gom; giữa nông dân và chính quyền địa phương; và một số hình thức khác như tổ chức hợp tác của nông dân (Village cooperau an toànive organization) và hợp tác xã

Để thúc đẩy sản xuất theo hợp đồng, Chính phủ Trung Quốc đã lựa chọn

và chỉ định các doanh nghiệp trung ương hoặc địa phương có tiềm lực kinh tế, quy mô lớn, có kỹ thuật và công nghệ ký kết hợp đồng trực tiếp với nông dân

Trang 36

Ủy ban phối hợp phát triển công nghiệp hóa nông nghiệp quốc gia đưa ra tiêu chuẩn và giám sát việc thực hiện của các doanh nghiệp này Nhờ đó việc sản xuất theo hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao Tuy nhiên, hình thức hợp đồng giữa nông dân và người mua gom trung gian cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn và chủ yếu là hợp đồng miệng

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, liên kết chuỗi giá trị nông sản

mở rộng thành công còn tùy thuộc vào loại sản phẩm và thường liên quan nhiều đến những người mua có quy mô làm ăn lớn, chẳng hạn như công ty xuất khẩu hay các nhà máy chế biến lương thực Những đối tượng này cần một nguồn cung nguyên liệu đều đặn và những nguyên liệu đó phải đảm bảo về quy chuẩn chất lượng nhất định Do vậy, hình thức chuỗi giá trị nông sản mở rộng thường

ít thấy xuất hiện ở loại thực phẩm chính yếu, mà khá phổ biến trong hoạt động trồng trọt các cây công nghiệp (như mía, thuốc lá và cây chè), chăn nuôi gà, ở các trang trại bò sữa, làm vườn, đặc biệt là khi sản xuất cho đối tượng người tiêu dùng có thu nhập cao, những người sẵn sàng trả giá cao nhất cho chất lượng

và an toàn thực phẩm Và thực tế cho thấy, chuỗi giá trị nông nghiệp có thể giúp những nông hộ nhỏ tăng thu nhập và tiếp cận với các thị trường xuất khẩu cũng như các thị trường ở đô thị

1.6.2 Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước về chuỗi giá trị trong ngành hàng nông nghiệp

1.6.2.1 Kinh nghiệm liên kết sản xuất nông nghiệp thông qua mô hình liên kết bốn nhà ở tỉnh An Giang

An Giang có thể được xem là một trong những địa phương đi đầu trong việc xây dựng mô hình liên kết bốn nhà Ngay từ năm 2000, tỉnh An Giang đã mạnh dạn đưa ra chủ trương “liên kết bốn nhà” nhằm kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo, điểm hình như mô hình liên kết sản xuất lúa Nhật giữa Công ty Xuất Nhập khẩu An Giang (Angimex) và Công ty Kitoku của Nhật Bản với mục tiêu sản xuất lúa Nhật có giá cố định theo hợp đồng ngay từ đầu vụ Đầu năm 2003, Hiệp hội nuôi và chế biến thủy sản An Giang được thành lập, nhằm

Trang 37

mục đích hình thành cách làm ăn mới theo hướng gắn kết giữa người nuôi, nhà chế biến và tiêu thụ sản phẩm, kết hợp hài hòa các lợi ích hình thành chuỗi giá trị Vụ đông xuân năm 2004, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của tỉnh đã

ký hợp đồng bao tiêu hơn 45.000ha lúa chất lượng cao, Công ty Antesco ký kết hợp đồng bao tiêu bắp non với hộ nông dân

Mô hình liên kết bốn nhà trong sản xuất lúa ở An Giang đã thực hiện được liên kết “dọc” giữa nông dân - tổ hợp tác - doanh nghiệp theo chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng, giúp giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng và giá trị sản phẩm, đồng thời giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định, dồi dào để xây dựng sản phẩm chế biến Qua đó cũng đã hình thành liên kết “ngang” giữa nông dân - tổ hợp tác nông nghiệp, trong đó người nông dân cùng hợp tác để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, sản xuất theo hợp đồng với doanh nghiệp, nâng cao năng lực cho chính họ và góp phần thực hiện thành công chỉ tiêu nông thôn mới đối với tiêu chí hợp tác sản xuất

Kinh nghiệm thực hiện mô hình liên kết bốn nhà ở An Giang cho thấy thuận lợi cũng nhiều nhưng khó khăn cũng chẳng ít Thuận lợi chủ yếu của mô hình là: (i) Do đây là phương thức làm ăn mới và được chính quyền nhiều địa phương chú trọng thúc đẩy sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân như đề

ra các chính sách liên kết 4 nhà, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng và triển khai các đề án về tổ chức lại sản suất, gắn liền với chế biến và thị trường tiêu thụ; (ii) Nông dân được tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học

kỹ thuật trong sản xuất ngày càng nhiều hơn, nhanh hơn và sâu rộng hơn, giúp tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận; (iii) Nông dân tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, tạo thương hiệu cho nông sản địa phương, thị trường xuất khẩu ngày càng

mở rộng Bên cạnh đó, mô hình cũng bộc lộ nhiều khó khăn do mối liên kết giữa các chủ thể còn mang tính lỏng lẻo, mâu thuẫn về lợi ích kinh tế: (i) Nhà nước chưa làm tốt vai trò chủ đạo, chưa tạo ra được một hành lang pháp lý phù hợp; (ii) Nhà khoa học thiếu mạnh dạn, lúng túng trong việc xây dựng vai trò liên kết; (iii) Nhà doanh nghiệp thì sợ rủi ro, nhất là khi gặp rủi ro do thiên tai

Trang 38

hay các nguyên nhân bất khả kháng khác; (iv) Nông dân không tuân thủ hợp đồng thường xuyên diễn ra

1.6.2.2 Kinh nghiệm liên kết trong mô hình chuỗi giá trị ngành chè của tỉnh Thái Nguyên

Ngành chè là một ngành xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của tỉnh Thái Nguyên Phát triển ngành chè nói chung và phát triển LN chè nói riêng đã đem

về cho tỉnh Thái Nguyên một lượng ngoại tệ đáng kể, khối lượng và giá trị xuất khẩu liên tục tăng qua các năm Năm 2015 sản lượng chè xuất khẩu chè của tỉnh Thái Nguyên đạt 13.053 tấn, trong đó 13,68% sản lượng chè chế biến với sản phẩm là chè xanh đặc sản Giá chè xuất khẩu từ 1.500-1.700 USD/tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 25.364.000 USD, thị trường nhập khẩu chủ yếu là các nước Trung Đông, một số nước Châu Á như: Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Sản lượng tăng bình quân mỗi năm khoảng 1.225 tấn mỗi năm Theo Báo cáo của Hiệp hội LN tỉnh Thái Nguyên, tổng giá trị xuất khẩu chè của các làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chiếm khoảng 7% tổng sản lượng chè xanh đặc sản do hộ dân trong các LN sản xuất ra thông qua HTX và DN xuất khẩu

Sau khi có luật hợp tác xã, nhiều hợp tác xã được thành lập với mục tiêu nâng cao năng lực và hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho xã viên

và cuối cùng là cải thiện đời sống của họ Với sự giúp đỡ của chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức, nhiều hợp tác xã chè ở Thái Nguyên đã được thành lập Tham gia vào chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị ngành Chè ở Thái Nguyên hiện nay có 11 doanh nghiệp, 30 HTX, 50 làng nghề và hàng trăm tổ hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè với trên 60 ngàn hộ nông dân trồng chè Sự liên kết giữa các tác nhân trong chuối giá trị ngành Chè còn chưa chặt chẽ, dẫn đến người trồng chè chưa có sự chia sẻ thu nhập công bằng Thực tế trên địa bàn tỉnh cho thấy, sự liên kết giữa người trồng, chế biến chè là các hộ nông dân, hoặc Tổ hợp tác khá chặt chẽ với nhau

Trang 39

Các hợp tác xã tiến hành các hoạt động hỗ trợ xã viên, như tưới tiêu, làm đất, điện sinh hoạt, mua phân bón trả chậm cho nông dân, cung cấp tín dụng lãi suất thấp, tập huấn kỹ thuật, cung cấp thông tin về thị trường và tranh thủ nguồn lực hỗ trợ của các cá nhân, và tổ chức trong và ngoài nước Việc tiêu thụ sản phẩm cho xã viên được tiến hành theo phương thức là hợp tác xã ký hợp đồng với khách mua trước, sau đó huy động chè khô từ các thành viên Khách mua bán cho các điểm bán lẻ hoặc cho các công ty để đóng gói xuất khẩu Tuy nhiên, lượng sản phẩm tiêu thụ qua hợp tác xã còn rất hạn chế

Bên cạnh những hợp tác xã chính quy còn có các hình thức liên kết, hợp tác phi chính quy dưới các hình thức tổ, nhóm, câu lạc bộ Các hình thức này được thành lập chủ yếu là do có sự hỗ trợ của các chương trình dự án với mục tiêu giúp nông dân sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ, qua đó sẽ xây dựng thương hiệu và phát triển với quy mô lớn hơn

Các hộ trồng chè đã có sự kết nối, chia sẻ thông tin về: giống, phân bón, giá, chất lượng chè, thị trường tiêu thụ Tuy nhiên, sự liên kết giữa hộ nông dân trồng chè nói chung với các doanh nghiệp chế biến, công ty chè Thái Nguyên, các đại lý tiêu thụ chè hầu như không có, hoặc nếu có cũng rất ít và chưa thực

sự chặt chẽ, vẫn còn hiện tượng người trồng chè tự chế biến, tiêu thụ, doanh nghiệp có thu mua chè nguyên liệu nhưng chưa thường xuyên hoặc chưa thực

sự có liên kết chặt chẽ với người sản xuất Tình trạng trên dẫn đến sản phẩm chè tiêu thụ trên thị trường tuy đa dạng sản phẩm nhưng chất lượng chưa đồng đều.So với sản xuất chè thường, sản xuất chè an toàn, đặc biệt là chè hữu cơ phải tuân thủ quy trình kỹ thuật cao hơn, chi phí sản xuất trong nhiều trường hợp cao hơn, nhưng mẫu mã chè tươi không đẹp, năng suất thấp hơn Đặc biệt khi đem ra thị trường, người tiêu dùng không phân biệt được đâu là chè an toàn, chè hữu cơ, đâu là chè thường Giá bán nhiều khi ngang bằng hoặc thấp hơn chè thường (trong khi chè hữu cơ trên thế giới cao gấp khoảng 3 lần chè thường) Để tạo niềm tin cho người tiêu dùng, nhiều HTX đã phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để có được giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm Các

Trang 40

HTX cũng gặp khó khăn khi xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu sản phẩm của mình.

Theo kinh nghiệm được rút ra từ mô hình chuỗi giá trị ngành chè của tỉnh Thái nguyên, để tăng cường sự liên kết giữa nông dân với các chủ thể khác

và đảm bảo sự tham gia vào thị trường của tác nhân nhỏ trong chuỗi giá trị, chính sách của nhà nước nên tập trung vào các việc sau: (i) khuyến khích doanh nghiệp tư nhân mua hàng từ nông dân nhỏ; (ii) cung cấp dịch vụ hỗ trợ nông dân nhỏ như kỹ thuật, tiếp cận hệ thống chứng chỉ…; (iii) cung cấp tài chính trực tiếp hoặc hỗ trợ tiếp cận với dịch vụ tài chính; (iv) điều chỉnh các tiêu chuẩn chất lượng tư nhân để sao cho nông dân nhỏ có thể tham gia với chi phí vừa phải; (v) hỗ trợ quy hoạch sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất như đường giao thông, thủy lợi, hệ thống kho chứa, nhà máy chế biến

1.6.3 Một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ

Kinh nghiệm về chuỗi giá trị trong và ngoài nước cho thấy, việc gắn kết nông dân với thị trường cũng như tạo mối liên kết bền vững giữa nông dân và các chủ thể khác trong chuỗi giá trị nông nghiệp chỉ có thể được cải thiện khi có

sự chung tay, nỗ lực của tất cả các chủ thể tham gia, bao gồm: nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và bản thân người nông dân

Trước hết, cần có sự liên kết tự nguyện và chặt chẽ giữa các hộ nông dân

với nhau, hình thành các tổ nhóm hoặc hợp tác xã, nông trường, trang trại để có diện tích sản xuất quy mô lớn Đây là mắt xích liên kết đầu tiên làm cầu nối giữa nông dân với các chủ thể khác trong tiến trình liên kết chuỗi giá trị Một mặt, hỗ trợ cho việc học hỏi kinh nghiệm, áp dụng tiến bộ kỹ thuật Mặt khác, tạo thuận lợi cho việc xây dựng thương hiệu vì một khi có thương hiệu thì giá sản phẩm sẽ được cải thiện Các tổ chức nông dân này phải là một đối tác bình đẳng đủ lớn, đủ mạnh, độc lập bảo vệ quyền lợi kinh tế của nông dân trong chuỗi giá trị với doanh nghiệp, chính quyền địa phương quy hoạch vùng sản xuất, xây dựng liên kết dọc theo chuỗi ngành hàng với doanh nghiệp

Thứ hai, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân quyết định

Ngày đăng: 28/05/2019, 16:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bảo Trung (2009):“Phát triển thể chế giao dịch nông sản ở Việt Nam”, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển thể chế giao dịch nông sản ở Việt Nam”
Tác giả: Bảo Trung
Năm: 2009
4. Đặng Hiếu (2011), “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả liên kết "bốn nhà", Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, http://www.cpv.org.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả liên kết "bốn nhà
Tác giả: Đặng Hiếu
Năm: 2011
6. Đinh Thị Nga (2011), Chính sách kinh tế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách kinh tế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Tác giả: Đinh Thị Nga
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
Năm: 2011
7. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp nông dân nông thôn Việt Nam - Hôm nay và mai sau, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp nông dân nông thôn Việt Nam - Hôm nay và mai sau
Tác giả: Đặng Kim Sơn
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2008
8. Đinh Văn Thành, Kinh nghiệm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng nông sản, NXB Thanh Niên, Hà Nội 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng nông sản
Nhà XB: NXB Thanh Niên
9. Đinh Văn Thành, Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, NXB Công thương, Hà Nội 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Công thương
10. Hồ Quế Hậu (2008), “Xây dựng mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với hộ nông dân”, http://www.tapchicongnghiep.vn 11. Hồ Kỳ Minh (2012), “Phát triển một số vùng sản xuất nông nghiệp ứngdụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Hòa Vang”, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với hộ nông dân”", http://www.tapchicongnghiep.vn 11. Hồ Kỳ Minh (2012), “"Phát triển một số vùng sản xuất nông nghiệp ứng "dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Hòa Vang
Tác giả: Hồ Quế Hậu (2008), “Xây dựng mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với hộ nông dân”, http://www.tapchicongnghiep.vn 11. Hồ Kỳ Minh
Năm: 2012
15. Lưu Đức Khải (2004), Các cơ chế, chính sách thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các cơ chế, chính sách thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ cao
Tác giả: Lưu Đức Khải
Năm: 2004
19. Ngọc Lan, “Tâm lý của người nông dân Việt Nam: "Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực”, tạp chí Khoa học Xã hội số 3/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý của người nông dân Việt Nam: "Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực
20. Nguyễn Hồi Loan, “Một số đặc điểm tâm lý của người nông dân Việt Nam ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hội nhập kinh tế”, Tạp chí Tâm lý học số tháng 7/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm tâm lý của người nông dân Việt Nam ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hội nhập kinh tế”, Tạp chí "Tâm lý học
21. Nguyễn Văn Sánh, Nguyễn Duy Cần và Võ Hồng Tú - Trường Đại học Cần Thơ (2011), “Liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo:Trường hợp nghiên cứu ở tỉnh An Giang” - Tạp chí Khoa học 2011: 20a 220-229 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo: "Trường hợp nghiên cứu ở tỉnh An Giang” - Tạp chí Khoa học
Tác giả: Nguyễn Văn Sánh, Nguyễn Duy Cần và Võ Hồng Tú - Trường Đại học Cần Thơ
Năm: 2011
30. Phạm Đức Nghiệm, Quách Ngọc Ân, Vũ Ngọa Hiếu (2011), Đổi mới phương thức chuyển giao công nghệ phát triển nông, lâm nghiệp vùng tây nguyên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Đổi mới phương thức chuyển giao công nghệ phát triển nông, lâm nghiệp vùng tây nguyên
Tác giả: Phạm Đức Nghiệm, Quách Ngọc Ân, Vũ Ngọa Hiếu
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2011
38. Entwicklung und laendlicher Raum, 5/2005 - Hửffler, H và G. Maingi (2005), “Liên kết thành thị - nông thôn trong thực tiễn thúc đẩy các chuỗi giá trị nông nghiệp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên kết thành thị - nông thôn trong thực tiễn thúc đẩy các chuỗi giá trị nông nghiệp
Tác giả: Entwicklung und laendlicher Raum, 5/2005 - Hửffler, H và G. Maingi
Năm: 2005
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2003), Nghiên cứu nhu cầu nông dân Khác
3. Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ số 25/2008/CT-TTg ngày 25 tháng 08 năm 2008 về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng Khác
5. Đinh Phi Hổ, Lê Ngọc Uyển, Ths. Lê Thị Thanh Tùng (2009), Kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực tiễn Khác
12. Kế hoạch số 6026/KH- UBND ngày 27/12/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ về xây dựng chuỗi cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn Khác
16. Lưu Đức Khải (2009), Năng lực tham gia của hộ nông dân đối với sản xuất nông sản hàng hóa: cách tiếp cận từ chuỗi giá trị. Bộ kế hoạch và đầu tư Khác
17. Lương Xuân Quỳ - Nguyễn Thế Nhã - NXB Nông nghiệp (1999) Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn Khác
22. Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/06/2000 của Chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w