1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng

121 106 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 5,1 MB

Nội dung

Vì trẻ em bỏ học là một sự lãng phí về nguồn lực của quốc gia “ Bỏ học không chỉ là vấn đề chung của hệ thống giáo dục trong các nước phát triển mà còn do tác động của những yếu tố chính

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS Ninh Thị Thu Thủy

Đà Nẵng - Năm 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trịnh Thị Tố Trinh

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Cách tiếp cận, phương pháp và phạm vi nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa khoa học của đề tài 3

6 Kết cấu luận văn 3

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC VÀ TÌNH TRẠNG BỎ HỌC 6

1.1 KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC 6

1.1.1 Khái niệm giáo dục 6

1.1.2 Vai trò của giáo dục 7

1.2 BỎ HỌC VÀ NHỮNG HỆ LỤY CỦA TÌNH TRẠNG BỎ HỌC 11

1.2.1 Khái niệm bỏ học 11

1.2.2 Những hệ lụy của tình trạng bỏ học 12

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA TRẺ .14

1.3.1 Các nhân tố từ gia đình 14

1.3.2 Các nhân tố từ bản thân trẻ em 17

1.3.3 Các nhân tố từ nhà trường 20

1.3.4 Các nhân tố tự nhiên, xã hội 24

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 27

Trang 5

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 27

2.1.2 Điều kiện kinh tế 33

2.1.3 Điều kiện xã hội 38

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 40

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 41

2.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 44

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48

3.1 HỆ THỐNG GIÁO DỤC VÀ TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA TRẺ EM TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 48

3.1.1 Quy mô trường lớp, học sinh trên địa bàn huyện Hòa Vang 48

3.1.2 Tình hình chi ngân sách cho giáo dục của huyện Hòa Vang 49

3.1.3 Tình trạng bỏ học của trẻ em huyện Hòa Vang những năm qua.52 3.2 PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN BỎ HỌC CỦA TRẺ EM TẠI HUYỆN HÒA VANG 57

3.2.1 Nguyên nhân từ bản thân trẻ em 62

3.2.2 Nguyên nhân từ phía gia đình 64

3.2.3 Nguyên nhân từ phía nhà trường 71

3.2.4 Nguyên nhân từ các yếu tố tự nhiên, xã hội 76

3.2.5 Ý kiến của các bên vê giải pháp giảm tình trạng bỏ học của trẻ em .79

4.1 ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI, NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN 82

4.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện hòa Vang 82

4.1.2 Giải pháp cụ thể 83

4.2 TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC 87

4.2.1 Mục tiêu 87

Trang 6

4.2.2 Giải pháp cụ thể 88 4.3 ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO NGƯỜI DÂN VÀ TRẺ EM 91

KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

2.1 Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Hòa Vang

2011-2015

33

2.2 Đánh giá cơ sở vật chất nhà trường 43 2.3 Mô tả cách nhập, mã hóa và xử lý dữ liệu 45 3.1 Mạng lưới trường lớp năm học 2015-2016 48 3.2 Tổng dự toán thực hiện trong năm 2015 51 3.3 Tổng hợp tình hình học sinh bỏ học qua các năm học

từ 2009 – 2015

55

3.4 Các công trình đã triển khai xây dựng trong năm 2015 77

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số

hiệu

3.1 Tình trạng bỏ học của học sinh từ năm học 2009-2015 53 3.2 Tỉ lệ trẻ em bỏ học từ năm học 2009 -2015 56 3.3 Số lượng trẻ tham gia vào các cơ sở giáo dục khác, học

3.11 Quan điểm của cha mẹ về việc đi học của con trai và con

gái

68

3.12 Nguyên nhân cha mẹ có quan điểm việc con trai đi học quan

trọng hơn con gái

Trang 10

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Trang 11

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển, giáo dục

sẽ làm giảm khả năng thất nghiệp và làm tăng thu nhập của người dân Giáo dục còn là tiền đề cho sự phát triển nguồn nhân lực-động lực và nền tảng để phát triển kinh tế nhanh và bền vững Việt Nam đã đạt được những thành tựu trong việc phổ cập giáo dục tiểu học Tuy nhiên, hiện tượng học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông bỏ học lại là vấn đề đáng lo ngại và tồn tại hiện nay Vì trẻ em bỏ học là một sự lãng phí về nguồn lực của quốc gia “ Bỏ học không chỉ là vấn đề chung của hệ thống giáo dục trong các nước phát triển mà còn do tác động của những yếu tố chính sách, quan điểm của chính phủ cũng như thái độ của người dân trong những khung cảnh kinh tế văn hóa,

xã hội và chính trị cụ thể” (UNESSCO) Nó ảnh hưởng đến tương lai của các

em trong việc kiếm tìm những việc làm có thu nhập cao khi trưởng thành cũng như chất lượng cuộc sống của các em sau này

Theo báo cáo Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc thì Việt Nam, năm 2009 đã đạt được tỉ lệ trẻ em nhập học tiểu học là 97% Riêng

Đà Nẵng đạt 100% theo báo cáo 6 tháng cuối năm 2014 của thành phố Thế nhưng, theo Báo cáo giám sát toàn cầu Giáo dục cho mọi người năm 2008 thì Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có tỉ lệ trẻ em bỏ học cao nhất trên thế giới Vấn đề đặt ra là tại sao trẻ em lại bỏ học khi chưa hoàn thành cấp bậc học trung học cơ sở và trung học phổ thông

Hoà Vang là huyện ngoại thành duy nhất nằm trên phần đất liền của Đà Nẵng, nằm cách xa trung tâm thành phố và gồm có 11 xã Là vùng nông thôn duy nhất tại TP Đà Nẵng, huyện Hòa Vang có tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao so với mặt bằng chung của thành phố, và số lượng trẻ em bỏ học ở nơi đây còn

Trang 12

2 nhiều Xuất phát từ những cấp thiết ấy, em đã chọn đề tài “Nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế phát triển của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cở sở lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng bỏ học của trẻ em tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng thời gian vừa qua, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của trẻ em, nhằm đề xuất các giải pháp góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học tại địa phương trong thời gian tới

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Tình trạng bỏ học của trẻ em huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng hiện nay diễn ra như thế nào?

- Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bỏ học của trẻ em Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng?

- Biện pháp nào để khắc phục tình trạng bỏ học của trẻ em huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng?

4 Cách tiếp cận, phương pháp và phạm vi nghiên cứu

4.1 Cách tiếp cận

Đề tài tiếp cận nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng học sinh bỏ học của học sinh ở huyện Hòa Vang để từ đó đề xuất các chính sách tác động để giảm tình trạng này

Có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến hiệu quả giáo dục và các yếu tố

đó có thể phân loại thành 4 nhóm chính: cộng đồng và xã hội, nhà trường, gia đình và bản thân trẻ Tất cả những mối quan hệ này tương tác với nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tình trạng bỏ học ở trẻ em

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực trạng liên quan đến việc trẻ em bỏ học ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Trang 13

3 Đối tượng khảo sát:

- Nhóm 1: tập trung vào trẻ em bỏ học tại huyện Hòa Vang vào độ 12-18 tuổi

- Nhóm 2: cha mẹ của trẻ em bỏ học tại huyện Hòa Vang

- Nhóm 3: giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường tại huyện Hòa Vang

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: huyện Hòa Vang của Thành phố Đà Nẵng

+ Về thời gian: thu thập số liệu từ giai đoạn 2010 - 2015

4.3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu từ các báo cáo, website…

- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, đánh giá…

- Phương pháp điều tra, khảo sát: Xây dựng bảng câu hỏi; điều tra phỏng vấn để thu thập thông tin và xử lý kết quả điều tra

5 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả và không bị trùng lặp với các đề tài trước đây Những khảo sát riêng biệt về trẻ em bỏ học vẫn còn ít được thực hiện Vấn đề nghiên cứu mà luận văn lựa chọn là nghiên cứu những nhân tố tác động đến tình trạng trẻ em bỏ học ở huyện Hòa Vang, Đà Nẵng Có thể nói luận văn, là công trình xã hội học thực nghiệm đầu tiên nghiên cứu về vấn đề bỏ học của trẻ em, các yếu tố ảnh hưởng tại huyện Hòa Vang, thành phố

Đà Nẵng

- Đề tài luận văn sử dụng kết hợp số liệu thống kê với dữ liệu định lượng

và định tính để mô tả thực trạng của trẻ em ở tại huyện Hòa Vang trong giai đoạn vừa qua, đồng thời chỉ ra xu hướng nguyên nhân bỏ học của trẻ em

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính cứu của luận văn gồm 4 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục và tình trạng bỏ học

Trang 14

4

- Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu

- Chương 4: Hàm ý chính sách

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Các nghiên cứu có báo cáo đầy đủ bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt, từ năm 2000 cho đến 2015 về tình hình bỏ học của trẻ em lứa tuổi 11-18 ở Việt Nam đều được tác giả tìm hiểu Tài liệu sử dụng cho phân tích được thu thập thông qua công cụ tìm kiếm trên internet, thư viện của trường, cơ sở dữ liệu của các tạp chí khoa học chuyên ngành, các báo ra hàng ngày (gồm báo giấy

và báo mạng), các văn bản luật và chính sách của Chính phủ

Những công trình nghiên cứu trên đã hệ thống hóa những vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn về tình trạng bỏ học của trẻ em Các đề tài đã có những đóng góp nhất định trong hoạch định chính sách và giải pháp vấn nạn trẻ em bỏ học hiện nay, như:

- Luận văn "Các yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của trẻ em vùng Tây Bắc hiện nay" của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương (2012) Luận văn nghiên cứu phân tích các mối quan hệ và tác động qua lại của các yếu tố xã hội đến vấn đề trẻ em bỏ học qua các khái niệm như biến đổi xã hội, trình độ học vấn, gia đình, giới, xã hội hóa Từ đó, phân tích tình trạng bỏ học của trẻ em vùng Tây Bắc và các yếu tố ảnh hưởng đến việc trẻ em bỏ học vùng Tây Bắc

- Nghiên cứu tài liệu "Tình trạng bỏ học ở trẻ em Việt Nam từ 11-18 tuổi" của nhóm tác giả nghiên cứu Đặng Thị Hải Thơ (2010) Nghiên cứu hướng đến mục tiêu tìm hiểu nguyên nhân, và yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của trẻ em lứa tuổi 11-18 thông qua rà soát các tài liệu sẵn có Báo cáo này tổng kết những kết quả và khuyến nghị của các nghiên cứu, bài viết được thực hiện trong giai đoạn 2000-2010 liên quan đến chủ đề trẻ em bỏ học Nhóm nghiên cứu cũng tổng kết các sáng kiến giải quyết tình trạng trẻ em bỏ học và đưa ra

Trang 15

5 một số gợi mở định hướng cho các nghiên cứu trong tương lai

- Nghiên cứu khoa học "Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng

bỏ học ở khu vực nông thôn, thành phố Đà Nẵng" của tác giả Nguyễn Hạnh Thảo Nguyên (2008) Nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến trình trạng trẻ em bỏ học ở khu vực nông thôn dựa trên phần mềm SPSS, xây dựng

mô hình và phân tích hành vi, làm rõ nguyên nhân vì sao trẻ em bỏ học với biến phụ thuộc là số lớp mà học sinh bỏ học bằng phương pháp hồi quy tuyến tính

- Luận văn “ Các giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Kon Bảy, tỉnh Kon Tum” của tác giả

Lê Thị Bích Ngân, (2011) Luận văn đã dựa trên Nghiên cứu "Tình trạng bỏ học ở trẻ em Việt Nam từ 11-18 tuổi" của nhóm tác giả nghiên cứu Đặng Thị Hải Thơ (2010) để phân tích 4 nhóm nhân tố chính tác động đến tình trạng bỏ học của trẻ em là: gia đình, nhà trường, xã hội và bản thân trẻ Từ đó, đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số Đồng thời, đưa ra những kinh nghiệm khắc phục của Đồng Tháp, Sơn La, An Giang và cả Singapore để học hỏi, giải quyết

- Bên cạnh đó, Luận văn “ Các giải pháp giảm tình trạng trẻ em người đồng bào dân tộc thiểu số bỏ học tại khu vực nông thôn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai” của tác giả Phạm Đức Huệ, 2011 cũng đã xác định 4 nhóm nguyên nhân từ gia đình, xã hội, nhà trường, và bản thân trẻ và đưa ra các biện pháp khắc phục

- Đề tài “Nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và không bị trùng lặp với các đề tài trước đây

Trang 16

6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC VÀ TÌNH TRẠNG BỎ HỌC

1.1 KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC

1.1.1 Khái niệm giáo dục

Giáo dục theo nghĩa chung là sự hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có tổ chức thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà Giáo dục với người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người

Là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học

Giáo dục được hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình tác động có mục đích, có

hệ thống, liên tục của nhà sư phạm đến toàn bộ cuộc sống của học sinh để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách, là quá trình hình thành những

cơ sở khoa học của thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái

độ, những tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội,

kể cả việc phát triển và nâng cao thẻ lực

Giáo dục là quá trình hai mặt, mặt tác động của nhà sư phạm và mặt tiếp nhận của người được giáo dục Giáo dục là sự tác động và sự chuyển hóa từ yêu cầu bên ngoài, những yêu cầu của xã hội thành những phẩm chất bên trong bền vững của cá nhân Giáo dục được thực hiện trong nhà trường và cả ngoài xã hội với những hình thức đa dạng và phương pháp phong phú

Theo ông John Dewey (1859 – 1952), nhà triết học, nhà tâm lí học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ, ông cho rằng cá nhân con người không bao giờ vượt qua được quy luật của sự chết và cùng với sự chết thì những kiến

Trang 17

7 thức, kinh nghiệm mà cá nhân mang theo cũng sẽ biến mất Tuy nhiên, tồn tại

xã hội lại đòi hỏi phải những kiến thức, kinh nghiệm của con người phải vượt qua được sự khống chế của sự chết để duy trì tính liên tục của sự sống xã hội Giáo dục là “khả năng” của loài người để đảm bảo tồn tại xã hội Ngoài ra, ông John Dewey cũng cho rằng, xã hội không chỉ tồn tại nhờ truyền dạy, nhưng còn tồn tại chính trong quá trình truyền dạy ấy Như vậy, theo quan điểm của ông John Dewey, ông cũng đề cập đến việc truyền đạt, nhưng ông nói rõ hơn về mục tiêu cuối cùng của việc giáo dục, là dạy dỗ

1.1.2 Vai trò của giáo dục

a Giáo dục đối với tích lũy vốn con người

Trong từ điển kinh tế vốn (Capital) được định nghĩa là giá trị của tư bản hay hàng hóa đầu tư hay tài sản chính được sử dụng vào mục đích kinh doanh Theo nghĩa này vốn là vốn hữu hình hay vốn sản xuất Còn vốn con người cũng giống như vốn hữu hình, muốn có thì con người phải đầu tư để tích lũy thông qua giáo dục rèn luyện trong lao động, nó thuộc về mỗi người

và đem lại thu nhập cho con người sở hữu

Theo Nguyễn Văn Ngọc (2006) thì vốn con người – là khái niệm để chỉ toàn bộ hiểu biết của con người về phương thức tiến hành các hoạt động kinh

tế xã hội Như vậy, vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích lũy trong mỗi con người nhờ quá trình học tập, rèn luyện và lao động được, được sử dụng trong quá trình sản xuất đem tới cho con người lợi ích Vốn con người cũng hao mòn và phải tốn chi phí để đầu tư hình thành và

là nguồn vốn quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp và quốc gia

Trong điều kiện nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa, vốn hữu hình tuy còn giữ vai trò quan trọng nhưng không như trong giai đoạn công nghiệp hóa Thay vào đó vai trò của vốn vô hình – vốn con người ngày càng lớn hơn Vốn con người đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình

Trang 18

8 phát triển kinh tế:

- Các kỹ năng được tạo ra bởi giáo dục và đào tạo, vốn con người là yếu

tố của quá trình sản xuất kết hợp với vốn hữu hình và các lao động thô (không

có kỹ năng) để tạo ra sản phẩm

- Kiến thức để tạo ra sự sáng tạo, một yếu tố cơ bản của phát triển kinh

tế (Mincer, 1989) Người ta đã đưa yếu tố vốn con người như một yếu tố đầu vào để phân tích tăng trưởng kinh tế và đã chỉ ra ảnh hưởng tích cực của nguồn vốn này giống như vốn hữu hình nhưng mức độ ngày càng lớn hơn Tuy nhiên, nếu đầu tư cho hình thành vốn con người chưa tốt, không hiệu quả thì nguồn vốn này không tác động tích cực mà lại làm tăng trưởng (Bùi Quang Bình,2008) Theo cách tiếp cận thu nhập GDP của nền kinh tế bằng tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế, khi thu nhập của mọi người tăng lên cũng làm tăng chỉ tiêu này Borjas, George (2005) thông qua mô hình giáo dục chỉ ra ảnh hưởng tích cực của giáo dục tới thu nhập

b Giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế

Trong nhiều năm, sự mở rộng giáo dục đã thúc đẩy hoặc thậm chí quyết định tốc độ tăng trưởng (GNP) đã được coi là hiển nhiên Sự mở rộng và phát triển của giáo dục ở mọi cấp đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế tổng thể thông qua việc:

- Tạo ra một lực lượng lao động có năng suất cao hơn, có những hiểu biết và kỹ năng cao hơn

- Tạo ra nhiều việc làm và những cơ hội kiếm được thu nhập cho các giáo viên, những người làm việc trong các trường học, những người xây dựng, những nhà in sách giáo khoa, những nhà sản xuất quần áo đồng phục học sinh

- Tạo ra một tầng lớp những người lãnh đạo có học vấn để điền vào chỗ trống trong các công sở nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân và trong những

Trang 19

9 nghề khác

- Tạo ra một dạng đào tạo và giáo dục mà nó có thể thúc đẩy sự biết đọc, viết, tính toán và những kỹ năng cơ bản, đồng thời khuyến khích thái độ "hiện đại" trong các tầng lớp dân cư khác nhau Cho dù sự so sánh về chi phí – lợi ích xã hội của những phương án đầu tư khác nhau vào kinh tế có thể tạo ra sự tăng trưởng kinh tế còn lớn hơn nữa, nếu có thể tính toán được như vậy, thì cũng không nên làm giảm giá trị những đóng góp quan trọng, cả về mặt kinh

tế lẫn phi kinh tế, mà giáo dục có thể tạo ra và đã tạo ra cho sự tăng trưởng kinh tế tổng thể, vì rằng một lực lượng lao động có học vấn và kỹ năng là điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế là điều không thể phủ nhận

c Giáo dục với bất bình đẳng xã hội và nghèo đói

- Trong nhiều năm những nghiên cứu về kinh tế học của giáo dục ở cả những nước phát triển và những nước đang phát triển đều tập trung vào mối liên quan giữa giáo dục, năng suất lao động và sự tăng trưởng của sản phẩm

Vì mục tiêu của những năm 50, 60 là đạt đến mức tối đa tốc độ tăng tổng sản phẩm Do vậy, tác động của giáo dục đến phân phối thu nhập và xóa bỏ nạn nghèo đói đã hầu như bị bỏ qua

- Có hai lý do kinh tế cơ bản để người ta nghi ngờ rằng nhiều hệ thống giáo dục ở các nước đang phát triển có bản chất không công bằng theo nghĩa những sinh viên nghèo ít có khả năng học hết bất kỳ một chương trình giáo dục nào so với những sinh viên tương đối giàu Thứ nhất: Những chi phí cá nhân cho giáo dục tiểu học, đặc biệt là chi phí cơ hội của sức lao động của một đứa trẻ đối với những gia đình nghèo là cao hơn so với những học sinh giàu Thứ hai: Lợi ích mong đợi từ giáo dục tiểu học là thấp hơn đối với học sinh nghèo so với học sinh giàu

- Chi phí cao hơn và lợi ích mong đợi của việc đi học lại thấp hơn đối với người nghèo có nghĩa là tỷ suất lãi của gia đình trong việc đầu tư cho con

Trang 20

10

đi học đối với người nghèo là thấp hơn so với người giàu Trước hết, chi phí

cơ hội của sức lao động đối với những gia đình nghèo, có nghĩa là nếu trong vài năm đầu con cái họ đi học không phải mất tiền thì gia đình vẫn chịu những phí tổn Trẻ con ở tuổi tiểu vẫn cần cho công việc đồng áng của gia đình, mà thường là vào đúng thời gian mà chúng cần phải ở trường Nếu như một đứa trẻ không thể làm việc vì nó đang ở trường, thì gia đình nó sẽ hoặc là chịu mất một lượng sản phẩm để sinh sống hoặc là phải thuê một lao động khác để thay thế cho đứa trẻ vắng mặt Trong mọi trường hợp đó là một khoản phí tổn thực sự đối với một gia đình nghèo vì có một đứa trẻ khỏe mạnh đi học trong khi vẫn có những công việc phải làm ở ngoài đồng, một loại phí tổn không được thể hiện trong học phí, mà nó lại là ít đáng quan tâm hơn đối với những gia đình có thu nhập cao mà rất nhiều gia đình trong đó có thể sống ở thành phố

- Do những chi phí cơ hội cao hơn này, số học sinh đi học và chất lượng học tập cảu con em các gia đình nghèo có xu thế thấp hươn nhiều so với con

em của những gia đình tương đối giàu hơn Như vậy, mặc dù có hệ thống giáo dục tiểu học phổ cập và không mất tiền ở những nước đang phát triển, con em của các gia đình nghèo, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, ít khi có thể học hết được mấy năm học đầu tiên Chất lượng học hành tương đối kém của chúng có thể không liên quan đến sự thiếu khả năng nhận thức Ngược lại, điều đó chỉ có thể đơn thuần phản ánh những hoàn cảnh kinh tế khó khăn Vấn đề tài chính này đã loại bỏ bớt những người tương đối nghèo trong vài năm đầu đi học của họ lại thường được kết hợp với tiền học phí khá là đáng kể ở cấp trung học Ở các nước đang phát triển tiền học phí này trong một năm có thể tương đương với thu nhập bình quân đầu người trong cả nước

đó và do vậy đã ngăn cản những gia đình có thu nhập thấp Điều này đã tạo nên một hệ thống lựa chọn và vươn lên trong học tập nhưng không dựa trên

Trang 21

11 một tiêu chuẩn nào về tư chất, mà chỉ thuần túy dựa vào mức thu nhập của hộ gia đình

Bản chất bất bình đẳng của nhiều hệ thống giáo dục ở nhiều nước thuộc các nước đang phát triển còn đi xa hơn đến tận cấp đại học, tại đó Chính phủ

có thể trả toàn bổ học phí đồng thời cấp học bổng Về mặt lợi ích người nghèo cũng có thể vào thế bất lợi hơn so với người giàu Ngay cả khi nếu họ có thể học hết tiểu học thì người nghèo về cơ bản vẫn có những khó khăn hơn khi cạnh tranh xin việc làm ở nông thôn và thành phố, vì người giàu có hàng loạt các mối quan hệ và ảnh hưởng lớn hơn Nói cách khác khi học xong bất kỳ cấp học nào, những học sinh nghèo luôn có xu thế khó lựa chọn hơn vào các công việc đòi hỏi có chứng chỉ học tập so với các học sinh giàu Trong các nước thuộc các nước đang phát triển, sự phân chia thu nhập đặc trưng bởi " không công bằng đến cao độ", hệ thống giáo dục, đặc biệt tại các cấp trung học và cao hơn dường như có tác dụng làm tăng thêm sự bất công và duy trì nghèo đói Tuy nhiên, hậu quả này không phải do tự bản thân hệ giáo dục đó,

mà do cấu trúc thể chế và xã hội mà trong đó hệ thống này phải hoạt động

1.2 BỎ HỌC VÀ NHỮNG HỆ LỤY CỦA TÌNH TRẠNG BỎ HỌC 1.2.1 Khái niệm bỏ học

Bỏ học là những học sinh đang trong tuổi đi học nhưng đã không đến học ở bất cứ ở loại trường học nào Học sinh có trong danh sách của trường, nhưng tự ý nghỉ học quá 45 buổi (cộng dồn) tính đến thời điểm báo cáo Không tính học sinh chuyển trường

Học sinh bỏ học có ở bất kì cấp học nào, trong khi đó nền giáo dục của chúng ta đảm bảo cho tất cả mọi học sinh đang trong tuổi học đều được đến trường học tập

Giáo sư Đặng Vũ Hoạt cho rằng: Khác với lưu ban, bỏ học trong mọi trường hợp là “Hiện tượng không bình thường”

Trang 22

12 Theo Đặng Thành Hưng nhận xét bỏ học theo 2 mặt: Mặt hình thức và mặt bản chất: “ Về hình thức bỏ học cũng là sự sàng lọc sản phẩm…bỏ học có bản chất xã hội - sư phạm phức tạp hơn lưu ban” Tác giả cho rằng: “Bỏ học không phải là sự cố nhất thiết xảy ra, không phải thuộc tính cố hữu của dạy học” Vậy theo hai tác giả bỏ học là hiện tượng không nên có, cố gắng khắc phục mọi nguyên nhân để không nên có học sinh bỏ học

Vậy khái niệm bỏ học được hiểu ở từng giai đoạn phát triển xã hội khác nhau Trước đây bỏ học là hiện tượng không đáng ngại lắm, bây giờ vấn đề này là một vấn đề mà toàn xã hội đặc biệt quan tâm

Học sinh bỏ học đồng nghĩa với việc các em không đi học nữa, có học sinh bỏ học khi năm học mới bắt đầu, vào giữa năm học hay khi năm học gần kết thúc, có học sinh bỏ học một vài tiết, một vài ngày để đi chơi hay giải quyết công việc rồi quay lại trường học

Học sinh bỏ họ có thể chia ra làm hai loại: Bỏ học tích cực và bỏ học tiêu cực Bỏ học tích cực nghĩa là học sinh bỏ học để đi học nghề hoặc tiếp tục học bổ túc Còn bỏ học tiêu cực là học sinh bỏ học đi chơi la cà, ăn bám cha mẹ Học sinh bỏ học tiêu cực dễ bị ảnh hưởng các nhân tố xấu, gây ra các

tệ nạn xã hội

1.2.2 Những hệ lụy của tình trạng bỏ học

Thực tế cho thấy, Việc học sinh bỏ học có thể kéo theo nhiều hệ lụy cả trước mắt lẫn lâu dài, không chỉ đối với cá nhân, gia đình học sinh mà cả với nhà trường và xã hội Khi bỏ học, tâm trạng chán chường, mặc cảm luôn đè nặng khiến những học sinh này thường dễ bị kích động, lôi kéo Từ đó có thể hình thành nên một lượng thanh thiếu niên thất học, lêu lổng, dễ sa vào các thói hư tật xấu như bỏ nhà đi lang thang, gây gỗ, trộm cắp, kết bè phái Thậm chí một số trường hợp có thể sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật Vấn đề học sinh bỏ học, bỏ nhà qua đêm, quan hệ tình dục sớm, xâm hại

Trang 23

13

và bị xâm hại tình dục đã và đang là nỗi nhức nhối của không ít bậc phụ huynh, nhà trường và xã hội Những hệ lụy đáng tiếc thường nữ giới phải chịu nhiều hơn và sự quan tâm của gia đình luôn là điều quan trọng nhất Quan hệ tình dục sớm sẽ dẫn đến mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc gia đình về sau Sự lạm dụng tình dục sớm

sẽ làm trẻ vị thành niên tổn thương rất lớn về mặt tâm lý Các em thường sợ sệt, có thể dẫn đến trầm cảm, khả năng tập trung học tập và làm việc kém hơn; cũng có em có thái độ hung hăng muốn đập phá để trút những đau khổ, dằn vặt của mình Có nhiều trường hợp trẻ em đi lao động xa nhà bị mất tích, nghiện hút, vi phạm pháp luật và một số trường hợp bị xâm hại tình dục dẫn đến mang thai và phải gánh chịu hậu quả khôn lường về sức khỏe cũng như tâm sinh lý

Tình trạng “cò” lao động đưa học sinh bỏ học để đi làm là để đi làm thuê

ở các thành phố lớn, Những học sinh này được “cò” (do doanh nghiệp thuê)

về buôn làng dụ dỗ đi làm Cứ chiêu dụ được một em “cò” được trả công 1,5 triệu đồng nhưng giờ làm việc từ trên 13 tiếng/ ngày Ngoài ra, nhiều em vẫn dưới độ tuổi lao động, dễ bị bóc lột sức lao động từ các chủ doanh nghiệp

1-Tình hình trẻ em bỏ học đi làm xa nên không có được sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ của gia đình, do vậy, dễ bị tác động tiêu cực từ môi trường xung quanh, nguy cơ tiềm ẩn bị xâm hại (bị bắt cóc, xâm hại tình dục, bị ép buộc lao động cưỡng bức…) ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe, tinh thần Do thiếu sự hiểu biết về pháp luật, các em dễ tiêm nhiễm cái xấu, dẫn đến vi phạm pháp luật

Trang 24

14

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA TRẺ

1.3.1 Các nhân tố từ gia đình

a Kinh tế gia đình khó khăn

Sự phát triển không đồng đều giữa khu vực nông thôn và thành thị, chênh lệch mức sống và thu nhập là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vấn

đề trẻ em bỏ học Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2012, trong tổng số trẻ em lang thang có tới 82% ra đi từ các vùng nông thôn hoặc tập trung ở các vùng điều kiện tự nhiên không thuận lợi, kinh tế khó khăn Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn là lý do chủ yếu dẫn đến việc trẻ em lang thang kiếm sống (71,7% trẻ em lang thang ra đi vì kinh tế gia đình khó khăn )

b Do trình độ, nhận thức, quan điểm của cha hoặc mẹ thấp

Nhận thức chưa đầy đủ của cha mẹ về giá trị của giáo dục cũng được xem như là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ bỏ học của trẻ em (Giáo dục và Phát triển 2002, Harpham và CS 2003, Kabeer 2005) Một thành phần xã hội hiện nay coi giá trị đến từ giáo dục không bằng giá trị của làm ăn kinh tế “văn hay chữ tốt không bằng thằng dốt lắm tiền” Đồng thời, thực tế nhiều người tốt nghiệp đại học, cao đẳng chưa có việc làm càng làm cha mẹ và học sinh suy giảm niền tin vào giáo dục, làm họ phân vân giữa việc tiếp tục học hay bỏ học sớm để tìm việc làm Với những gia đình đang phải sống trong cảnh nghèo đói, sự khó khăn về kinh tế tác động đến suy nghĩ của cha mẹ học sinh, làm

họ chỉ có thể nghĩ cho tương lai gần và tập trung lo sinh kế, mà ít quan tâm đến giá trị của việc học hành ảnh hưởng đến tương lai sau này của con cái (Harpham và CS 2003; BLĐTBXH/UNICEF 2009, Diep Vuong và CS, Nguyen Thanh Binh, 2001) Với những cha mẹ người dân tộc thiểu số có trình độ học vấn thấp, cha mẹ ít nhắc nhở, hướng dẫn con học tập nên đa số các em thiếu chuyên cần, học kém dẫn đến chán nản và bỏ học Cha mẹ chỉ

Trang 25

15 cần cho con học nhận biết mặt chữ rồi sau đó bắt các em ở nhà phụ giúp lao động (Nguyễn Văn Luật, 2006; Pham Vu Kich, 2001) Nhận thức của gia đình về vai trò trách nhiệm của cha mẹ đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em còn hạn chế, việc quan tâm thường xuyên đến con cái chưa được nhiều; bản thân trẻ em chưa nhận thức đầy đủ về hậu quả lâu dài đối với việc bỏ nhà đi lang thang

“Quan điểm truyền thống của cha mẹ rằng việc cho con gái đi học hay không không quan trọng, và không kì vọng vào khả năng “hoàn vốn” khi đầu

tư học hành cho con gái, đã ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ nhập học và duy trì việc đến trường của trẻ em gái” (UNICEF, 2008:47) Nhận thức chưa đầy đủ về giá trị của giáo dục đặc biệt ảnh hưởng tới nhóm đối tượng trẻ em gái Quan điểm của phụ huynh và bản thân học sinh nữ về giá trị của giáo dục đối với con gái, kết hôn sớm, áp lực đến từ phía bạn bè, nhu cầu cần người lao động, phân biệt giới tính cũng là các lý do dẫn đến tình trạng bỏ học ở trẻ gái (UNICEF 2008, Nguyen Thanh Binh, 2001)

c Gia đình đông con

Gia đình đông con cũng một trong những nguyên nhân khiến các em phải bỏ học Việc chăm sóc trẻ khi đông con cũng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ biếng học, dẫn đến bỏ học Ngoài ra, các khoản chi phí học tập cho các em cũng là gánh nặng cho các bậc làm cha mẹ

d Gia đình không hạnh phúc

Bên cạnh đó các xung đột giữa vợ - chồng, giữa cha mẹ với con cái, đặc biệt giữa cha và con cái đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của trẻ em; thường các em có thể chán học, bỏ học, quan hệ với những trẻ chưa ngoan, dẫn đến các em rời xa gia đình, bỏ nhà đi lang thang, nghỉ học

Trẻ sống trong bầu không khí gia đình kém hạnh phúc, cha mẹ bất hòa,

ly hôn, có tình trạng bạo lực,… cũng gây ra sự căng thẳng tâm lý, dẫn đến

Trang 26

16 chán nản và bỏ học Hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu nào ở Việt Nam về tác động của việc cha mẹ ly hôn đến sự phát triển tính cách và kết quả học tập của trẻ “Những thống kê xã hội học cho thấy, trẻ em sống trong gia đình khiếm khuyết như bố mẹ ly dị, bố hoặc mẹ phạm tội, gia đình thường xuyên xảy ra xung đột, bố mẹ không quan tâm đến con cái, gia đình quá khó khăn… thường có ít cơ hội để học tập hơn các em sống trong gia đình không khiếm khuyết” (Nguyễn Diệu Quế, 2009)

e Trẻ phải lao động phụ giúp gia đình nên không có thời gian đi học

Trong hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, thiếu thốn thì việc huy động trẻ

em vào quá trình lao động vật chất trở thành một nhu cầu, đòi hỏi khách quan Dựa vào Lý thuyết xã hội học kinh tế thì nghèo đói và thiếu thốn vật chất là nguyên nhân chính của việc trẻ em phải lang thang tham gia lao động kiếm sống Quan niệm này giải thích được hiện tượng trẻ em bỏ học, lang thang phổ biến ở các nước đang phát triển, ở những khu vực nghèo nàn và lạc hậu

“Thậm chí nếu được học miễn phí, thì trẻ em nghèo vẫn phải lựa chọn để cân bằng giữa kiếm tiền và tri thức, bởi thời gian bỏ ra cho học tập cũng được tính vào chi phí cơ hội” (Dương Kim Hồng & Kenichi Ohno, 2005: 20) Dưới giác độ xã hội, các nhà xã hội học giải thích hiện tượng trẻ em bỏ học, lang thang bằng thuyết cấu trúc - chức năng và cho rằng nguồn gốc phát sinh trẻ em đi làm là có từ cơ chế phân công lao động xã hội Trong xã hội có những loại công việc đòi hỏi sức lực và sự tham gia của trẻ em Xã hội cần trẻ

em thực hiện những công việc mà người lớn không làm được hoặc có làm cũng không thể tốt bằng trẻ em Ví dụ công việc bán báo hàng ngày, đánh giày, thu gom và nhặt rác, bưng bê và dọn rửa cửa hàng … Những công việc

đó thường tập trung ở các đô thị lớn

Đô thị hóa là quy luật tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển, sự phát triển kinh tế không đồng đều giũa các vùng, sự

Trang 27

17 cách biệt lớn trong thu nhập giũa khu vực thành thị và nông thôn làm cho số lượng người di dân tự do (trong đó có trẻ em) từ nông thôn đến các đô thị sẽ ngày càng tăng Môi trường sinh thái bị huỷ hoại dẫn đến thiên tai thất thường (hạn hán kéo dài, bão lụt liên tiếp…) làm cuộc sống của nông dân trở nên nghèo khó và bấp bênh hơn Tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp dẫn đến một bộ phận trẻ em phải bỏ học, thất học đi lang thang kiếm sống Hầu hết, trẻ lang thang kèm luôn cả bỏ học và rất khó trở lại trường học và nếu đi học trở lại thì gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và dẫn đến việc lao động sớm

1.3.2 Các nhân tố từ bản thân trẻ em

a Trẻ chán học, học không vô

Ở trường thì thờ ơ với việc học, thường ngủ gục trong lớp Bài học không buồn chép, bài tập không chịu làm, không quan tâm gì về điểm số, điểm kém Vô cảm với những khiển trách, hình phạt của giáo viên Thường trốn học, cúp tiết, nghỉ học không lý do Là đầu mối gây ra những rắc rối trong lớp, lôi kéo những HS khác vi phạm theo mình Ở nhà thì bỏ bê việc học, chẳng lúc nào thấy học bài cũ, giải bài tập Vùi đầu vào những trò tiêu khiển trên các mạng xã hội, thích rủ rê, đàn đúm với bạn bè Thường viện nhiều lý do không chính đáng để được phụ huynh xin phép nghỉ học

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ không còn hứng thú đi học như: áp lực học tập quá nhiều, sức ép từ gia đình, học ganh đua cùng các bạn Trong

đó, có những nguyên nhân với người lớn tưởng đơn giản, nhưng với trẻ lại có thể khiến các em chán không muốn đi học

b Trẻ có sức khỏe kém, bệnh tật

Nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới WHO cho thấy chiến lược chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ở các nước phát triển và đang phát triển có sự khác nhau Các nước có nền y học phát triển tập trung nhiều vào chăm sóc sức khỏe ban đầu – chăm sóc sức khỏe chủ động, trong khi ở Việt Nam và các

Trang 28

18 nước đang phát triển thì lại khác, chăm sóc y tế là chủ yếu tập trung ở nhóm trẻ

đã có vấn đề về sức khỏe Ở nước ta ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng uống vitamin A thì việc thực hiện chăm sóc sức khỏe cho trẻ theo hướng chủ động và định kì là chưa được gia đình và xã hội quan tâm Các bà mẹ thường có thói quen tự mua thuốc chữa bệnh cho con, và chỉ đưa trẻ tới khám bác sỹ khi bệnh đã quá nặng Kết quả là ở các nước đang phát triển thì con người có khả năng chống chế lại bệnh tật, còn lại các nước đang phát triển thì tỷ vọng tử vong, tật nguyền cao

Ngày nay tình hình bệnh tật ở trẻ càng phức tạp đòi hỏi cha mẹ phải chủ động phòng tránh cho con Trước đây, trẻ em chủ yếu mắc các bệnh nhiễm khuẩn và thiếu dinh dưỡng thì hiện nay các bệnh nhiễm khuẩn có xu hướng giảm đi, các bệnh rối loạn chuyển hóa, trầm cảm, ung thư, bệnh dị ứng và các

dị tật bẩm sinh lại có chiều hướng gia tăng, nhất là tình trạng béo phì

Ngày nay chúng ta được làm quen với kiểm tra sức khỏe tổng quát dành cho người lớn nhưng vẫn còn thờ ơ với trẻ nhỏ Thực chất trong quá trình phát triển của trẻ, một vài sự rối loạn phát triển và bệnh tật sẽ xuất hiện ở những lứa tuổi nhất định nên rất cần khám theo thời định Ngay cả trong trường hợp mà lần khám trước cho kết quả khám bình thường, thì cha mẹ cũng không nên bỏ qua các lần khám sau Nhiều trẻ phải nghỉ học để điều trị bệnh, việc học trở nên dang dở dù có nhiều em rất ham học

Nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt (khuyết tật thể chất hoặc tâm thần, nhiễm HIV, có người thân nhiễm HIV hoặc vi phạm pháp luật, mồ côi, bị bỏ rơi,….) ngoài ít cơ hội tiếp cận với giáo dục hơn trẻ bình thường, thì đôi khi

vì mặc cảm với khuyết tật hoặc bệnh tật của mình, hoặc vì tình trạng bệnh tật hoặc yếu tố khuyết tật mà không đủ điều kiện và năng lực tiếp tục theo học (BLĐTBXH/UNICEF 2009)

Trang 29

19

c Trẻ ham chơi, không xác định được học để làm gì

Ở trường thì thờ ơ với việc học, thường ngủ gục trong lớp Bài học không buồn chép, bài tập không chịu làm, không quan tâm gì về điểm số, điểm kém Vô cảm với những khiển trách, hình phạt của giáo viên Thường trốn học, cúp tiết, nghỉ học không lý do Là đầu mối gây ra những rắc rối trong lớp, lôi kéo những HS khác vi phạm theo mình Ở nhà thì bỏ bê việc học, chẳng lúc nào thấy học bài cũ, giải bài tập Vùi đầu vào những trò tiêu khiển trên các mạng xã hội, thích rủ rê, đàn đúm với bạn bè Thường viện nhiều lý do không chính đáng để được phụ huynh xin phép nghỉ học Với những HS này, việc học là không quan trọng gì Họ không xác định phải học

vì cái gì Lớp học đối với họ là một địa ngục, ngoài lý do đến lớp để được gặp bạn bè cho đỡ nhớ, đỡ buồn Các em chưa có ý thức phòng ngừa hoặc còn tò

mò, muốn thử nghiệm, muốn thể hiện mình; chưa có các kỹ năng sống cần thiết để tự bảo vệ mình nên dễ bị rủ rê, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội

d Trẻ mặc cảm, tự ti, xấu hổ về năng lực hay gia đình nên nghỉ học nhiều, không theo kịp bài

Vì học yếu nên nản học, càng nản học thì lực học càng sa sút và càng sa sút thì càng chán học hơn Có rất nhiều trẻ vì học hành sa sút khiến cha mẹ hay cãi nhau, đều có tâm trạng chán học, không muốn đến trường, thậm chí là

sợ Các em tự ti về năng lực hạn chế của mình với bạn bè nên thường xuyên nghỉ học, không theo kịp bài dẫn đến bỏ học Có những trẻ hoàn toàn không

hề dốt, nhận thức tốt nhưng tự dưng có thể chán học chỉ vì cô giáo nói một câu nào đó vô tình chạm đến lòng tự ái, khiến các em mặc cảm

Trong văn hóa Việt Nam, cảm giác xấu hổ, hay “mất mặt” là một điều rất khó khăn đối với học sinh (Harpham và CS) ở lứa tuổi THCS và THPT Học sinh thường cảm thấy xấu hổ (với bạn bè, thầy cô) khi cha mẹ không đi họp phụ huynh hoặc không tham gia các ngày hội trường (ActionAid

Trang 30

20 International, 2004), đóng học phí muộn và bị thầy cô giáo nhắc nhở quá nhiều lần (Harpham và CS, 2003) và nếu sự việc tái diễn nhiều lần, học sinh

sẽ có xu hướng bỏ học

“Học sinh nữ thường không thích đến trường nếu ăn mặc xấu xí Không

có quần áo đẹp làm chúng cảm thấy xấu hổ và không muốn đến trường” (UNICEF, 2008)

1.3.3 Các nhân tố từ nhà trường

a Chi phí cho giáo dục đắt đỏ

Do khó khăn về kinh tế, cha mẹ không đủ điều kiện chi trả học phí và các khoản chi phí liên quan đến học tập Số liệu do Bộ GD&ĐT khảo sát trong 6 năm trở lại đây (2000- 2006) về đầu tư và cơ cấu tài chính cho giáo dục Việt Nam cho thấy cộng tất cả học phí và 5 khoản chi ngoài học phí (đóng góp cho trường lớp, mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập, học thêm, quần áo đồng phục) thành chi phí học tập thì chi phí học tập gấp 2.2 - 2.7 lần học phí Theo điều tra SAVY 2008, bỏ học vì không có tiền đóng học phí là nguyên nhân cao thứ 2 (chiếm 18%), sau nguyên nhân “phải làm việc cho gia đình” (chiếm 19%) Tại các tỉnh Sóc Trăng, Bình Thuận và Khánh Hòa, hoàn cảnh gia đình khó khăn là nguyên nhân của 35% số học sinh THCS bỏ học Khoảng gần một nửa học sinh bỏ học và 60% số học sinh chưa bao giờ đến trường nói các em không thể trả học phí và việc nhà quá nhiều (VASC, 1999) Thêm nữa, chi phí cho giáo dục trung học cao hơn đáng kể so với chi phí cho giáo dục tiểu học, và là gánh nặng không kham nổi đối với phần lớn cha mẹ của trẻ em nghèo (UNDP, 1998)

Có một thực tế chung là không một quốc gia nào trên thế giới có khả năng cung cấp cho toàn dân một nền GD miễn phí Thực tế này đòi hỏi phải

có chính sách huy động mọi nguồn lực từ trong dân cư trước hết là từ những gia đình có nhu cầu cho con em đi học Dựa trên các số liệu của Bộ GD-ĐT

Trang 31

21

và Tổng cục Thống kê, thì phần chi của người dân cho giáo dục chiếm hơn 40% trong tổng chi phí xã hội cho giáo dục, còn phần chi của ngân sách nhà nước chiếm khoảng 59% Theo dự thảo Nghị định Quy định cơ chế thu và sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2011-2012 trở đi, học phí sẽ được điều chỉnh tăng theo

tỷ lệ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân hàng năm do cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ thông báo Vậy với mức học phí như vậy thì chi phí cho học sinh trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ thay đổi ra sao, và chuyện chi phí cho việc học trước đây là một gánh nặng đối với các phụ huynh nói chung

và đối với các gia đình nghèo thì hiện nay sẽ ra sao, gánh nặng này tăng lên hay giảm đi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có các hình thức hỗ trợ cho học phí

và các quy định về khung học phí từ năm 2010 nhưng học phí như vậy thì tổng chi phí của học sinh ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ là bao nhiêu và Chi phí như vậy có làm giảm cơ hội tham gia học tập của các nhóm đối tượng khó khăn hay không Thực tế cho thấy vấn đề về chi phí và khả năng có thể trang trải được chi phí của một học sinh là một vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng

Đó là vì khả năng trang trải được các chi phí của các nhóm học sinh là khác nhau nên chính sách về học phí cũng như các chi phí khác tác động rất lớn đến người dân và toàn xã hội

Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh việc lựa chọn một trường học phù hợp với năng lực và sở thích thì vấn đề học phí và chi phí sinh hoạt cũng là một vấn đề đáng quan tâm đối với quý bậc phụ huynh và các em học sinh Thực tế cho thấy, có nhiều học sinh trúng tuyển vào các trường rồi mới ngỡ ra rằng điều kiện kinh tế của gia đình không đủ để theo học

b Giáo viên chưa quan tâm đến hoàn cảnh của trẻ

Nghề giáo là một trong số những nghề cao quý trong xã hội Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có quan điểm giống nhau về nghề dạy học Hiểu về

Trang 32

22 nghề giáo để có cái nhìn toàn diện, khách quan hơn là một yêu cầu không chỉ với những người trong ngành mà còn với toàn xã hội Đặc biệt với những người đang và sẽ có ý định lựa chọn con đường làm “kỹ sư tâm hồn” cho thế

hệ trẻ thì công việc này càng trở nên quan trọng

Nghề giáo là một nghề rất vất vả và cần rất nhiều hy sinh trong lặng lẽ Nghề giáo chỉ nhàn hạ với những người thầy không có trách nhiệm với nghề Ngoài giờ dạy chính khóa, giáo viên về nhà còn phải soạn giáo án, chấm bài, ghi sổ sách, những công việc tốn thời gian nhất Nghề giáo viên là một nghề cao quý, nhưng nghề cao quý không có nghĩa là nghề có thu nhập cao Đồng lương không cao khiến nhiều giáo viên không thiết tha với công việc Vì vậy, trẻ em đang trong giai đoạn trưởng thành, nhưng chưa thật sự nhận được quan tâm đúng lúc của gia đình và giáo viên chủ nhiệm Vì những tác động tiêu cực

từ xã hội, gia đình, với cái nhìn thiển cẩn của trẻ, cũng khiến các em bỏ bê việc học

c Chương trình học nhiều, thời gian tiếp thu bài trên trường lại ngắn, trẻ không tiếp thu kịp

Chương trình giáo dục không thiết thực, nặng tính hàn lâm, ít phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ (Giáo dục và Phát triển, 2002; Kabeer 2005; VietnamNet Bridge 2009), đơn điệu nghèo nàn và ít các hoạt động ngoại khóa (UNICEF, 2008) là một trong những nguyên nhân muốn bỏ học Cải cách chương trình giáo dục tuy đã được thực hiện khá nhiều lần, nhưng

đa phần chưa mang lại hiệu quả như mong muốn

Có một nghịch lý: Một mặt, cả giáo viên và học sinh đều than là chương trình giáo dục của ta quá nặng nề, thậm chí ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của trẻ Song mặt khác, những gì thu nhận được trong trường học lại không

đủ để trang bị cho các em vốn kiến thức, vốn nhận thức để vào đời

Trang 33

23 Các em phải học quá nhiều môn, trong đó có nhiều môn nặng về lý thuyết như lịch sử, địa lý, văn học, giáo dục công dân Do chương trình giảng dạy nặng về kiến thức, thời gian giang dạy trên lớp ngắn làm cho số học sinh yếu, kém không theo kịp nội dung giảng dạy trên lớp

Môi trường học vẫn bị trói buộc trong bốn bức tường của lớp học, khiến

cả giáo viên lẫn học sinh trở thành những người xử lý kiến thức thụ động Các chương trình học ngoại khoá, tìm hiểu thực tế v.v ít hoặc không được đưa vào giảng dạy Phương pháp đó làm học sinh ù lì, thui chột dần khả năng sáng tạo Việc thiếu hụt các chương trình ngoại khoá nhằm tăng cường các kỹ năng sống khiến các em bị hổng về mặt này, gây nhiều hậu quả khó lường Đơn cử, việc không chú trọng phổ cập các kiến thức về tình dục lành mạnh khiến các em tự tìm tòi thông tin qua các kênh không chính thống, gây hậu quả tiêu cực Hệ quả là học sinh xao lãng việc học và bỏ học

d Trường còn thiếu cơ sở vật chất, tổ chức, quản lý trường lớp kém

Khoảng 80% giáo viên hiện nay đáp ứng được với đổi mới phương pháp giảng dạy Việc thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi rất lớn sự tương thích về cơ sở vật chất và trang thiết

bị dạy học Thực tế cho thấy ở những cơ sở có điều kiện nay đủ về vật chất, trang thiết bị, cùng với sự đồng bộ về đội ngũ, chất lượng dạy - học rất cao kể

từ khi thực hiện phương pháp mới, chương trình mới Còn ngược lại, không ít nơi đã gặp hệ quả chẳng mấy đẹp

Sự chưa đồng đều về cơ sở vật chất trường lớp là một thực tế có tính lịch

sử khách quan

Kèm theo đó, là tổ chức quản lý trường lớp yếu kém, khiến các học sinh

vì sự bốc đồng của tuổi trẻ mà dẫn đến hiềm khích, đánh nhau trong trường học, hay rủ rê, sa ngã vào các tệ nạn Các yếu tố trên là một trong những nguyên nhân khiến các em dẫn đến nghỉ học

Trang 34

24

e Hiện tượng tiêu cực: giáo viên “đè”

Có những nguyên nhân là do một số giáo viên còn ít hiểu về tâm lý học sinh cho nên chưa tạo được môi trường thân thiện trong giao tiếp ứng xử, ví

dụ, giáo viên nghiêm khắc có thể mắng một hai câu, nhưng, với một số trẻ đang ở tuổi trưởng thành, điều đó có thể trở thành một cú sốc tâm lý thực sự, các em cảm thấy cách cư xử của giáo viên như thế là quá đáng, khiến các em tức tối và không muốn đi học Ngoài ra, là do công tác chủ nhiệm của một số giáo viên còn yếu, chưa nhiệt tình Giáo viên chủ nhiệm chưa quan tâm tìm hiểu hoàn cảnh cuộc sống các học sinh của mình Bên cạnh đó, có một số giáo viên vì các lý do cá nhân hay do chương trình học trên trường nặng, các em không theo bài kịp đã tổ chức các lớp học dạy thêm, học thêm, nhưng, do nhiều em vì điều kiện khó khăn, hay nhác học đã không tham gia, đã xảy đến hiện tượng thiên vị điểm số, xảy ra các trường hợp ganh đua nhau trong học tập không lành mạnh, nhiều em ghét nhau, hay bức xúc Là nguyên nhân khách quan dẫn đến sự chán học của trẻ em

1.3.4 Các nhân tố tự nhiên, xã hội

a Khoảng cách từ nhà đến trường xa

Khoảng cách từ nhà đến trường cũng là yếu tố khách quan dẫn đến tình trạng nghỉ học của trẻ em hiện nay Khoảng cách đến trường quá xa xôi, sự nguy hiểm đến tính mạng của học sinh và giáo viên ở một số thời điểm đặc biệt trong năm (mùa mưa lũ, sạt lở đường hoặc ngập nước), cách thức đến trường phức tạp (phải qua nhiều lần chuyển đổi phương tiện xe đạp, xe đò, xuồng máy, đi bộ mới đến được trường học,… (Oxfam Anh 1998; Kabeer 2005; BYT/ TCTK/ WHO/ UNICEF 2005; UNICEF 2008; VietnamNet Bridge 2009; Pham Vu Kich 2001, Nguyen Thanh Binh 2001) “Nhiều trường hợp học sinh bỏ học vì gia đình nghèo, hoặc phải rất vất vả mới đến được trường học “Học sinh phải trải qua quãng đường xa và đối mặt với nhiều nguy hiểm

Trang 35

25 trên đường đến trường và tại khu vực trường học trong mùa mưa lũ làm gia tăng con số bỏ học” (UNICEF, 2008:41) “Học sinh phải trèo nhiều đồi núi và đi thuyền mới đến được trường học…Ở nhiều xã thì không có trường THCS, nên nếu các em muốn học thì phải đi rất xa”

b Quan điểm đầu tư cho giáo dục chưa đúng mức

Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ về giáo dục bao gồm các mục tiêu nhỏ hơn tập trung vào tăng tỉ lệ nhập học trên toàn thế giới, xóa mù chữ, duy trì sĩ

số học sinh đi học, đảm bảo công bằng giới trong giáo dục Tuy các mục tiêu thiên niên kỉ đã đạt được một số thành công đáng kể, nó vẫn còn một số hạn chế Tại Việt Nam, việc toàn bộ ngành giáo dục mới chỉ tập trung vào số lượng học sinh nhập học, gọi theo cách khác là “được xóa mù chữ” Trong nhiều năm, hệ thống giáo dục của Việt Nam bận chạy theo thành tích, đánh giá học sinh không đúng thực chất, tình trạng “ngồi nhầm lớp” rất phổ biến ở khắp các địa phương trong cả nước Nay khi hệ thống giáo dục được đổi mới, các trường thực hiện rà soát lại chất lượng học sinh, thì tình trạng nhiều em mất căn bản, học yếu làm tăng con số học sinh chán học dẫn đến bỏ học (Bộ GD&ĐT, 2008)

Ngày nay, khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sức mạnh của một quốc gia, thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển xã hội Các nước chậm tiến muốn phát triển nhanh phải hết sức quan tâm đến giáo dục và đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển Trong giáo dục, vấn đề nổi lên hàng đầu là giáo viên Giáo viên là nhân

tố quyết định chất lượng của giáo dục Ở đây vấn đề giáo viên được đặt ra dưới góc độ năng lực, phẩm chất, điều kiện sống, điều kiện làm việc, quan niệm của xã hội đối với nghề dạy học và thái độ đối với giáo viên

Nhiều nước, trong đó có cả những nước đang phát triển, đã quan tâm đặc

Trang 36

26 biệt đến đầu tư cho giáo dục Trong nhiều thập kỉ liền, họ đã đầu tư khoảng trên dưới 20% ngân sách hàng năm cho phát triển giáo dục Trong những năm gần đây, Nhà nước Việt Nam đã chú trọng tăng tỷ lệ đầu tư cho giáo dục Tuy nhiên, tỷ lệ đó vẫn ở mức dưới 10% ngân sách hàng năm, là còn thấp và chưa đủ đảm bảo cho nền giáo dục cất cánh Ngân sách nhà nước thì có hạn, mà những vấn đề bức xúc giải quyết ngay thì lại nhiều, cho nên dù muốn hay không, nhà nước cũng không thể dồn nhiều kinh phí ngay cho giáo dục

c Chính sách của nhà nước, hỗ trợ học phí cho học sinh nghèo chưa đúng mức tạo tâm lý ỷ lại, không nỗ lực học tập

Cơ chế, chính sách cho học sinh nghèo, học sinh vùng khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng miền núi, học sinh vùng biển, hải đảo còn chưa có tính khích lệ Ví dụ: chính sách chỉ hỗ trợ thực phẩm cho học sinh tiểu học, mà không dành cho học sinh mầm non và THCS tại các vùng miền núi, như Mường Tè (Sơn La), cộng với tình trạng kinh tế nghèo nàn, nhiều bậc cha mẹ đã lựa chọn cho con bỏ học sau khi hoàn thành cấp tiểu học, vừa để tiết kiệm chi phí thực phẩm cho các em mang đến trường, vừa có thêm người phụ giúp lao động cho gia đình (CWS, 2009)

Vai trò của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội tham gia phát triển

sự nghiệp giáo dục chưa được phát huy đúng mức, công tác xã hội hóa giáo dục còn lúng túng, thiếu cơ chế phối hợp, dẫn đến việc huy động trẻ em bỏ học đi học lại còn nhiều khó khăn, bất cập Nhiều em có tâm lý ỷ lại vào sự

hỗ trợ của nhà nước , không nỗ lực phấn đấu, học tập

Trang 37

27

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

· Phía Bắc giáp huyện Phú Lộc - tỉnh Thừa Thiên - Huế

· Phía Đông giáp các quận của TP Đà Nẵng (trừ quận Sơn Trà, bao gồm các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ)

· Phía Tây giáp huyện Nam Đông – tỉnh Thừa Thiên – Huế và huyện Đông Giang – tỉnh Quảng Nam

· Phía Nam giáp huyện Đại Lộc và thị xã Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam Toàn huyện có diện tích đất tự nhiên là 736.91 km² Trong đó, đất nông nghiệp là 599.73 km², chiếm 81,38% Dân số là 120,698 người, mật độ trung bình 164 người/km² (số liệu thống kê tháng 12/2011) Gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó, Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Tiến là 3 xã đồng bằng, Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Sơn, Hòa Liên là các xã trung du và 3 xã miền núi là Hòa Phú, Hòa Ninh, Hòa Bắc

Huyện Hòa Vang là huyện nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng, diện tích đất tự nhiên là 73.488 ha (chiếm 74,8% diện tích của thành phố Đà Nẵng), Trong đó Đất nông nghiệp 65.316 ha, đất phi nông nghiệp 7.271 ha và đất chưa sử dụng 901,7 ha Toàn huyện có 11 xã với 119 thôn, trong đó có 3

Trang 38

28

xã đồng bằng, 4 xã trung du, 4 xã miền núi [Số liệu năm 2014]

b Địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng

+ Về địa hình, Hoà Vang có địa hình rộng trên cả ba vùng miền núi, trung du và đồng bằng, đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế và xã hội của huyện, có nhiều tiềm năng và thế mạnh cho sự tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho huyện phải vượt qua - Vùng núi và núi cao phân bổ hầu hết ở các xã phía Tây Bắc, trong đó có 4 xã miền núi là Hoà Bắc, Hoà Ninh, Hoà Phú và Hoà Liên với diện tích 56.476,8 ha, bằng 79,84% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, đa số đồi núi có độ cao từ 400m đến 500 m, cao nhất là đỉnh núi Bà Nà (1487m) Đất đai có nguồn gốc chủ yếu đá biến chất, đất đỏ vàng… ở đây tập trung nhiều rừng đầu nguồn, có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của huyện và thành phố - Vùng trung du phân bổ tiếp giáp giữa vùng núi và đồng bằng với diện tích 11.171 ha chiếm 15,79%, hầu hết là đồi núi thấp xen kẽ với những cánh đồng nhỏ hẹp, bao gồm các xã Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Nhơn và Hoà Sơn ở đây phần lớn đất bị xói mòn, bên cạnh đó có một số diện tích được bồi đắp bởi lớp phù sa mới và phù sa ven suối bồi tụ hằng năm - Vùng đồng bằng hẹp, tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 2 đến dưới 10m, đất chủ yếu được bồi đắp bởi phù sa ven sông mang lại hằng năm do lũ lụt ngập lớn, gồm các xã Hoà Phước, Hoà Châu và Hoà Tiến, có 25 tổng diện tích tự nhiên 3087.2 ha, chiếm tỷ lệ 4,36%, nhưng dân số lại tập trung chiếm

33 % của toàn Huyện

+ Về khí hậu: Hoà Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, có một mùa mưa và một mùa khô, thỉnh thoảng có đợt rét mùa đông nhưng không rét đậm và kéo dài Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,6 0C, độ ẩm tương đối trung bình là 82%, lượng mưa trung bình 1870mm Hướng gió thịnh hành xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 2 là gió mùa Đông Bắc, hướng gió

Trang 39

29 chính từ tháng 5 đến tháng 7 là gió mùa Đông Nam và Tây Nam Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, trồng rừng Tuy nhiên, do địa hình dốc, lượng mưa thường tập trung vào tháng 10 và 11 nên lũ lụt thường xuất hiện trong thời gian này hàng năm, gây ngập úng các vùng thấp Lũ quét lịch sử chưa từng thấy đã xuất hiện năm

1999 tại các điểm Hoà Phú, Hoà Ninh, Hoà Phong, Hoà Bắc và Hoà Liên ngay trong thời gian mưa lớn, lũ lên rất nhanh nhưng rút lại rất chậm, mực nước trên báo động cấp 3 duy trì trong nhiều ngày Ngoài ra trên địa bàn huyện còn chịu ảnh hưởng của bão, bình quân hàng năm từ 1 đến 2 cơn bão, đặc biệt cơn bão số 6 năm 2006 vừa qua là cơn bão lịch sử từ trước đến nay

mà nhân dân Hoà Vang chịu nhiều thất thoát, làm sập nhà và tốc mái hơn 90% nhà dân và các công trình, cơ quan, trường học Tổng thiệt hại ước tính

702 tỷ đồng Về kinh tế có gia đình và xã phải mất vài ba năm mới khôi phục lại được

+ Về nguồn nước, Hoà Vang có 3 con sông chính là: Sông Cu Đê, Sông Yên (là nhánh của sông Thu Bồn), Sông Tuý Loan (nhánh của sông A.Vương), sông Bầu Sấu, Sông Vĩnh Điện, Sông Quá Giáng và nhiều ao hồ Phần lớn nguồn nước và chất lượng nước các sông đáp ứng được nhu cầu kinh tế và sinh hoạt của nhân dân trong huyện Tuy nhiên, vào tháng 5 và 6 của mùa khô các sông này bị nhiễm mặn do thuỷ triều có nơi đến 5% như tại

vị trí km5 sông Cu Đê

Về nước ngầm, qua khảo sát và điều tra của Đoàn địa chất 501 thuộc Liên Đoàn địa chất thuỷ văn Miền Nam, mạch nước ngầm ở Hoà Vang có trữ lượng lớn, mực nước ngầm cao Trong tương lai có thể sử dụng nguồn nước ngầm phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác Trên địa bàn huyện, tại Đồng Nghệ (Hoà Khương) có nguồn nước khoáng nóng rất lớn, nhưng chưa được khai thác với qui mô công nghiệp

Trang 40

30

c Nguồn tài nguyên

+ Về tài nguyên đất: Huyện Hoà Vang với nhiều loại đất như đã thống

kê trong bảng mà quan trọng nhất là nhóm đất phù sa thích hợp với thâm canh lúa trồng rau và hoa quả ở vùng đồng bằng, nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thích hợp cho cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản và chăn nuôi đai gia súc

và kết cấu đất vững chắc thuận lợi cho bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật

và các khu công nghiệp Trong tổng quĩ đất tự nhiên, đất sử dụng vào nông nghiệp chiếm 84,38%, đất phi nông nghiệp 8,89%, đất chưa sử dụng 6,73%

có khả năng sử dụng vào nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn tương đối lớn cần khai thác trong thời gian đến Đặc biệt, Hoà Vang là địa bàn diện tích đất rừng lớn, có khả năng phát triển kinh tế trang trại và mô hình VACR + Nguồn tài nguyên rừng phong phú, diện tích đất lâm nghiệp hiện có là 58.900 ha, trong đó đất rừng sản xuất gần 16.000 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 64%, ngoài vai trò phòng hộ, hệ sinh quyển và là "lá phổi xanh" cho Huyện và Thành phố Đà Nẵng - Đây cũng là lợi thế trong việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ du lịch

Hòa Vang là một huyện nông nghiệp, hàng năm cung cấp các mặt hàng nông sản cho thành phố Hòa Vang còn tập trung các dãy rừng phòng hộ cho thành phố Đà Nẵng Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển

du lịch Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà Đây là khu rừng có giá trị lớn

về đa dạng sinh học, nối liền với vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), rừng đặc dụng Nam Hải Vân và dãy rừng tự nhiên phía bắc và tây bắc tỉnh Quảng Nam, tạo nên một dãy rừng xanh độc nhất Việt Nam liên tục trải dài từ biển Đông đến biên giới Việt - Lào Rừng tự nhiên Bà Nà - Núi Chúa có kết cấu thành loài đặc trưng cho sự giao lưu giữa hai luồng thực vật phía bắc và

Ngày đăng: 28/05/2019, 15:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[4]. Huyện Hòa Vang, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thu chi ngân sách năm 2015 và kế hoạch phát triển giáo dục, dự toán thu chi ngân sách năm 2016. – Phòng Giáo dục và đào tạo, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thu chi ngân sách năm 2015 và kế hoạch phát triển giáo dục, dự toán thu chi ngân sách năm 2016. – Phòng Giáo dục và đào tạo
[6]. Phòng giáo dục đào tạo huyện Hòa Vang (2015), Báo cáo tình hình thu chi ngân sách cho giáo dục, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình thu chi ngân sách cho giáo dục
Tác giả: Phòng giáo dục đào tạo huyện Hòa Vang
Năm: 2015
[10]. Ủy ban Dân số (2001-2010), Gia đình và Trẻ em Việt Nam, Chương trình Hành động Quốc gia vì trẻ em Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình và Trẻ em Việt Nam
[11]. PGS.TS Bùi Quang Bình (2010), Giáo trình kinh tế phát triển, Trường đại học Kinh tế Đà Nẵng, Nhà xuất bản giáo dục, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế phát triển, Trường đại học Kinh tế Đà Nẵng
Tác giả: PGS.TS Bùi Quang Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2010
[12]. Nguyễn Thị Thanh Hương (2012), Các yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của trẻ em vùng Tây Bắc hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của trẻ em vùng Tây Bắc hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương
Năm: 2012
[13]. TS. Lê Văn Huy, Giới thiệu về SPSS, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu về SPSS
[14]. Phạm Đức Huệ (2011), Các giải pháp giảm tình trạng trẻ em người đồng bào dân tộc thiểu số bỏ học tại khu vực nông thôn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp giảm tình trạng trẻ em người đồng bào dân tộc thiểu số bỏ học tại khu vực nông thôn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Tác giả: Phạm Đức Huệ
Năm: 2011
[15]. Nguyễn Văn Luật (2006), Một số giải pháp quản lý nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở các trường Trung học cơ sở tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp quản lý nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở các trường Trung học cơ sở tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước
Tác giả: Nguyễn Văn Luật
Năm: 2006
[16]. Nguyễn Hạnh Thảo Nguyên (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học ở khu vực nông thôn, thành phố Đà Nẵng, Đề tài nghiên cứu khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học ở khu vực nông thôn, thành phố Đà Nẵng
Tác giả: Nguyễn Hạnh Thảo Nguyên
Năm: 2008
[17]. Lê Thị Bích Ngân (2011), Các giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Kon Bảy, tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Kon Bảy, tỉnh Kon Tum
Tác giả: Lê Thị Bích Ngân
Năm: 2011
[19]. Đặng Thị Hải Thơ (2010), Tình trạng bỏ học ở trẻ em Việt Nam từ 11-18 tuổi, Tài liệu.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng bỏ học ở trẻ em Việt Nam từ 11-18 tuổi
Tác giả: Đặng Thị Hải Thơ
Năm: 2010
[21]. Nguyen Thanh Binh, (2001), Gender Issues in Secondary Education’. Secondary Education Sector Master Plan (Volume III: Reports of International and Domestic Consultants) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gender Issues in Secondary Education’. "Secondary Education Sector Master Plan
Tác giả: Nguyen Thanh Binh
Năm: 2001
[23]. Harpham và CS. (December 12, 2003), Participatory Child Poverty Assessment in Rural Vietnam, Young Lives Project Sách, tạp chí
Tiêu đề: Participatory Child Poverty Assessment in Rural Vietnam
[24]. Pham Vu Kich (2001), Secondary Education in ethnic minority areas’. Secondary Education Sector Master Plan, (Volume III: Reports of International and Domestic Consultants) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Secondary Education in ethnic minority areas’. "Secondary Education Sector Master Plan
Tác giả: Pham Vu Kich
Năm: 2001
[25]. Kabeer (2005), N. Social exclusion: concepts, findings and implications for the MDGs, Institute of Development Studies.Websites Sách, tạp chí
Tiêu đề: N. Social exclusion: concepts, findings and implications for the MDGs
Tác giả: Kabeer
Năm: 2005
[1]. Bộ GD&ĐT (2003-2008), Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Khác
[2]. Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (2009-2010), Dự án Tiếp sức cho trẻ em khó khăn tiếp tục đến trường Khác
[3]. Huyện Hòa Vang đến năm 2020, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Khác
[5]. Plan tại Việt Nam (2007-2009), Dự án Phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em 2007-2009 Khác
[7]. SAVY (2008), Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w