Tuy nhiên, nhiều tài nguyên du lịch có giá trị caonhư tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử, làng nghề truyền thống, văn hóađặc sắc có tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch, đe
Trang 1NGUYỄN QUANG LÂM
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Đà Nẵng – Năm 2018
Trang 2NGUYỄN QUANG LÂM
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.01.05
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Bảo
Đà Nẵng – Năm 2018
Trang 42 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục đề tài 4
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 12
1.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 12
1.1.1 Một số khái niệm 12
1.1.2 Đặc điểm ngành du lịch 13
1.1.3 Ý nghĩa của phát triển du lịch đối với kinh tế - xã hội 17
1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 20
1.2.1 Gia tăng quy mô du lịch 20
1.2.2 Phát triển mới sản phẩm, loại hình du lịch 22
1.2.3 Mở rộng mạng lưới du lịch 23
1.2.4 Bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường 24
1.2.5 Gia tăng kết quả kinh tế - xã hội từ du lịch 26
1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 27
1.3.1 Nhóm nhân tố tự nhiên 27
1.3.2 Nhóm nhân tố xã hội 29
1.3.3 Nhóm nhân tố kinh tế 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN HÒA VANG GIAI ĐOAN 2013 ĐẾN 2017 33
2.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 33
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 33
2.1.2 Đặc điểm xã hội 37
2.1.3 Đặc điểm kinh tế 42
Trang 52.2.2 Thực trạng về sản phẩm, dịch vụ du lịch 49
2.2.3 Thực trạng về mạng lưới du lịch 54
2.2.4 Thực trạng về công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường 60
2.2.5 Thực trạng kết quả kinh tế - xã hội thu được từ du lịch 62
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN HÒA VANG 65 2.3.1 Thành công 65
2.3.2 Những mặt hạn chế 66
2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN HÒA VANG 70
3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 70
3.1.1 Bối cảnh phát triển du lịch quốc tế 70
3.1.2 Bối cảnh phát triển du lịch huyện Hòa Vang 71
3.1.3 Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển du lịch huyện Hòa Vang 72
3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN HÒA VANG 74
3.2.1 Giải pháp gia tăng quy mô du lịch 74
3.2.2 Giải pháp phát triển mới sản phẩm, loại hình du lịch 75
3.2.3 Giải pháp mở rộng mạng lưới du lịch 79
3.2.4 Giải pháp bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường 81
3.2.5 Giải pháp gia tăng kết quả kinh tế - xã hội thu được từ du lịch 82
3.2.6 Nhóm giải pháp khác 83
3.3 KIẾN NGHỊ 85
3.3.1 Đối với Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan 85
3.3.2 Đối với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng 86
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 87
Trang 6GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN (Bản sao)
KIỂM TRA HÌNH THỨC LUẬN VĂN
Trang 7Bảng 2.1 Dân số trung bình và mật độ dân số trên địa bàn huyện 38
từ năm 2013-2017Bảng 2.2 Nguồn lực lao động huyện Hòa Vang từ năm 2013-2017 39Bảng 2.3 Lực lượng lao động trên địa bàn huyện Hòa Vang giai 40
đoạn 2013-2017
Bảng 2.4 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Hòa Vang giai 42
đoạn năm 2013-2017 (giá thực tế)
Bảng 2.5 Cơ cấu kinh tế huyện Hòa Vang giai đoạn năm 2013- 44
2017
Bảng 2.6 Lượt khách và doanh thu du lịch huyện giai đoạn 2013- 47
2017
Bảng 2.7 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện (do 48
huyện quản lý) giai đoạn 2013-2017Bảng 2.8 Lao động trong ngành du lịch huyện năm 2013-2017 48Bảng 2.9 Lượt khách du lịch huyện Hòa Vang giai đoạn 2013-
2017Bảng 2.10 Danh mục di tích lịch sử, làng nghề trên địa bàn huyện 55Bảng 2.11 Tổng doanh thu du lịch huyện Hòa Vang giai đoạn 63
2013-2017
Bảng 2.12 Thu nhập bình quân đầu người huyện Hòa Vang giai 64
đoạn 2013-2017Bảng 2.13 Lao động có việc làm huyện Hòa Vang từ năm 2013-
2017
Trang 8Hình 2.2 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Hòa Vang giai 43
đoạn năm 2013-2017 (giá thực tế)
Hình 2.3 Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện 43
Hòa Vang giai đoạn năm 2013-2017 (giá thực tế)Hình 2.4 Cơ cấu giá trị sản xuất kinh tế các ngành năm 2017 44Hình 2.5 Lượt khách tham quan du lịch trên địa bàn huyện Hòa
Vang giai đoạn 2013-2017
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hòa Vang là huyện nông nghiệp, nằm bao bọc phía Tây thành phố ĐàNẵng, được thành lập vào ngày 23/01/1997 sau khi tách tỉnh Quảng Nam vàthành phố Đà Nẵng, diện tích đất tự nhiên 734,89 km2, chiếm 74,8% diện tíchthành phố Đà Nẵng, với địa hình đa dạng, tài nguyên thiên nhiên phong phú,đồng thời lưu giữ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc biệt quantrọng đối với cả nước, Hoà Vang là huyện rất giàu tiềm năng về du lịch, có vịtrí đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng ở khu vực phíaTây thành phố Đà Nẵng
Ngày nay, du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành nhu cầu quantrọng của mọi người Tiềm năng và thế mạnh du lịch Hoà Vang được thể hiện
rõ qua sức hấp dẫn của núi rừng, ao hồ, sông suối, gắn với hệ sinh thái rừngmang lại vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ Hòa Vang được coi là vùng quê giàu bảnsắc văn hóa, hệ thống di tích lịch sử và ẩm thực truyền thống phong phú.Những năm gần đây, du lịch Hòa Vang có bước phát triển đột phá, tạonhiều việc làm, cải thiện môi trường sống cho người dân, trở thành một trongnhững ngành quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, làm thay đổidiện mạo của Hòa Vang Tuy nhiên, nhiều tài nguyên du lịch có giá trị caonhư tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử, làng nghề truyền thống, văn hóađặc sắc có tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch, đem lại lợi ích kinh
tế, xã hội to lớn nhưng chưa được đầu tư khai thác; hiện vẫn tồn tại một sốđiểm du lịch hoạt động tự phát, quy mô nhỏ; một số điểm chưa thoát khỏi dulịch đại chúng của thập niên cuối thế kỷ 20; chưa hình thành những sản phẩmchủ lực; vệ sinh môi trường chưa được quản lý chặt chẽ; công tác quy hoạchphát triển du lịch triển khai chậm… Những hạn chế trên khiến du lịch HòaVang chưa phát huy tương xứng với tiềm năng, lợi thế của mình Chính vì
Trang 10vậy, việc nghiên cứu nhằm khai thác tài nguyên du lịch đúng đắn, hợp lýkhông những thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội cho địa phương mà còn bảo
vệ tài nguyên bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch huyện Hòa Vangtrong tương lai
Xuất phát từ tiềm năng thực tế mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này,cùng với di tích lịch sử, làng nghề, lễ hội văn hóa truyền thống còn lưu giữđến ngày nay, với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông, thêmvào đó tác giả là người bản địa, am hiểu một phần về vùng đất này và rất tâmhuyết đưa lý thuyết vào thực tiễn Với những lý do đó, tác giả chọn đề tài
“Phát triển du lịch trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng”
làm đề tài luận văn nghiên cứu tốt nghiệp của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Trên cơ sở lý luận về du lịch, phân tích thực trạng phát triển du lịch trênđịa bàn huyện Hòa Vang, đề ra giải pháp phát triển ngành du lịch huyện giaiđoạn từ nay đến năm 2020 chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷtrọng du lịch - dịch vụ trong GDP, đến năm 2030 du lịch trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn của huyện
2.2 Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch, luận văn đánh giá, phântích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Hòa Vang Trong đó nêubật những kết quả đạt được, nguyên nhân chính của những hạn chế, yếu kém;
từ đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch trên địa bàn huyện từnay đến năm 2020 tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại
- dịch vụ 55%, công nghiệp 33%, nông nghiệp 12%, tổng giá trị sản xuất tăngbình quân 11-12%/năm và tầm nhìn 2030
Trang 113 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển du lịch
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chủ yếu liên quan đến phát triển du lịch huyện Hòa Vang
- Không gian: Trên địa bàn huyện Hòa Vang
- Thời gian: Đánh giá thực trạng giai đoạn từ năm 2013 đến 2017, cácgiải pháp được đề xuất có ý nghĩa từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp gồm: Báo cáo tổng kết năm 2017của Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng; báo cáo tổng kết năm 2017 của huyệnHòa Vang; nghị quyết, quyết định, đề án, đề cương, kế hoạch, các văn bản liênquan của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Các thông tin khác được thuthập từ các văn bản quy phạm pháp luật, internet, báo chí, tạp chí chuyênngành du lịch
4.2 Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp lý thuyết: phân tích lý thuyết thành những mặt,những bộ phận, những mối quan hệ theo thời gian để nhận thức, phát hiện vàkhai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thôngtin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu Là phương pháp liên kết những mặt,những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành mộtchỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đềnghiên cứu.
- Phương pháp thống kê mô tả: thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, đốichiếu; So sánh các chỉ tiêu, dữ liệu ở các thời điểm, thời kỳ khác nhau Thông
Trang 12qua việc xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học trên excel, thấyđược sự thay đổi và mức độ đạt được của các hiện tượng, chỉ tiêu cần phântích trong công tác quản lý nguồn thu du lịch.
- Phương pháp so sánh: dùng để so sánh đối chiếu làm rõ sự khác biệthay những đặc trưng riêng của đối tượng nghiên cứu, từ đó giúp cho các đốitượng quan tâm có căn cứ đề ra quyết định lựa chọn
- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp điều tra qua đánh giá củacác chuyên gia du lịch, lựa chọn chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệmtrong lĩnh vực du lịch thuận lợi cho công tác điều tra như lãnh đạo, các bộphận chuyên môn thuộc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, huyện Hòa Vang vàcác chuyên gia khác nhằm trao đổi kinh nghiệm thực tiễn để nắm thông tin
- Phương pháp kế thừa: tổng hợp và kế thừa có chọn lọc những kết quảnghiên cứu của một số tác giả có công trình nghiên cứu liên quan đến pháttriển du lịch huyện Hòa Vang
5 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục nộidung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển du lịch Chương
2: Thực trạng phát triển du lịch tại huyện Hòa Vang Chương 3:
Một số giải pháp phát triển du lịch huyện Hòa Vang 6 Tổng
quan tài liệu nghiên cứu
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, vai trò, vị trí của du lịch trong phát triểnkinh tế - xã hội, thời gian qua đã có một số bài viết, công trình, đề tài nghiêncứu dưới nhiều góc độ khác nhau, tập trung nghiên cứu đưa ra các giải phápđịnh hướng phát triển, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế du lịch trên địa bànhuyện Hòa Vang, cụ thể:
Trang 13Khánh Hồng (2015), Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Hòa Vang.Ngày 20/6/2015 UBDN huyện Hòa Vang đã tổ chức hội thảo “Định hướngphát triển huyện Hòa Vang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Hội thảo
đã nêu lên những lợi thế của huyện có được từ tài nguyên thiên nhiên như núirừng Bà Nà, sông Cu Đê, sông Cẩm Lệ, nguồn nước khoáng nóng PhướcNhơn… huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị du lịch mà tiêu biểucác di tích cấp quốc gia như nhà thờ chư phái tộc Quá Giáng, đình Bồ Bản,đình Túy Loan, lăng mộ doanh nhân Đỗ Thúc Tịnh Hòa Vang có thể pháttriển một số nhóm sản phẩm du lịch như: (1) Du lịch nghỉ dưỡng núi, du lịchsinh thái, vui chơi giải trí cuối tuần ở Bà Nà, (2) Du lịch nghĩ dưỡng chữabệnh, đây là sản phẩm du lịch được nhiều thị trường ưa chuộng như Nhật Bản,Hàn Quốc, Úc, (3) Du lịch mạo hiểm, có thể phát triển nhóm sản phẩm du lịchmạo hiểm như đi trên dây, trượt Zipline, vượt thác ghềnh… Hội thảo đã nêulên tiềm năng, lợi thế du lịch của huyện tạo sự khác biệt đối với những dukhách khi đến Đà Nẵng và khu vực miền Trung
Trần Thị Thanh Thảo (2015), Du lịch Hòa Vang trên đà phát triển Tácgiả nhận định du lịch là bước đột phá cho phát triển kinh tế của huyện, HòaVang thích hợp phát triển du lịch sinh thái, là địa danh có nhiều di tích lịch sửvăn hoá cũng như lễ hội và làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hoálàng quê Việt Nam, cụ thể (1) Phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng gắn vớicảnh quan thiên nhiên, không gian văn hóa Cơ tu, (2) Phát triển du lịch thamquan các di tích văn hóa, lịch sử, (3) Phát triển du lịch tham quan vui chơi,giải trí, (4) Phát triển du lịch gắn với lễ hội như lễ hội đình làng Túy Loan, lễhội Cơ tu Đồng thời huyện đưa một số giải pháp sau: (1) Tiếp tục đẩy mạnhcông tác tuyên truyền, quảng bá, (2) Quy hoạch các làng nghề truyền thống:làng chiếu Cẩm Nê, đan đát Yến Nê, nghề rượu cần Phú Túc, làng bánh trángTúy Loan, bánh khô mè Quan Châu, (3) Kêu gọi đầu tư một số điểm du lịch
Trang 14mới như: Hồ Đồng Nghệ, làng Phú Túc, du lịch sinh thái cộng đồng làng TháiLai xã Hòa Nhơn, Làng Cẩm Nê xã Hòa Tiến; du lịch sinh thái hồ Hòa Trung,Khe Răm (Hòa Bắc), Hóc Khế (Hòa Phong), (4) Nâng cao chất lượng nguồnnhân lực du lịch, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để tạo điều kiện thuậnlợi cho phát triển du lịch.
Văn Sơn (2017), Đà nẵng chú ý phát triển du lịch sinh thái Qua đó, tácgiả đưa ra bằng chứng cụ thể: (1) Du lịch cộng đồng Cơtu tại hai thôn TàLang, Giàn Bí thuộc xã Hòa Bắc, nơi đây cảnh quan thiên nhiên còn hoang
sơ, chưa bị khai thác và thương mại hóa; tài nguyên du lịch nhân văn như ẩmthực dân tộc Cơtu, nghề truyền thống, nhà gươl, các lễ hội văn hóa, múa tungtung da dá (điệu múa của người Cơtu) mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, (2)Khu du lịch sinh thái Lái Thiêu xã Hòa Phú cách trung tâm thành phố khoảng40km ở gần điểm cuối cùng của xã Hòa Phú đang là điểm đến mới nổi Domới đi vào hoạt động nên các dịch vụ ở đây chưa nhiều, chủ yếu là tắm suối
và thăm vườn cây ăn trái Đến nay có gần 130 loại cây ăn trái, có cả nhữngloại cây hầu như rất ít thấy như cây chay, cây bứa, hồng, đào, cây thốt nốt…Sau hơn 10 năm, giờ đây, nhiều loại cây đã bắt đầu cho ra trái và đưa vào sửdụng với tên gọi khu du lịch sinh thái Lái Thiêu
Xác định được lợi thế và tiềm năng du lịch của địa phương, Đảng bộhuyện Hòa Vang đã ban hành Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XVI nhiệm
kỳ 2015-2020 xác định việc khai thác tiềm năng, lợi thế đẩy mạnh phát triển
du lịch trên địa bàn huyện là một trong những mục tiêu quan trọng và đưa ramột số giải pháp như quảng bá, quy hoạch, xúc tiến kêu gọi đầu tư, đào tạođội ngũ nguồn nhân lực
Đề án Phát triển du lịch và sản phẩm phục vụ du lịch huyện Hòa Vanggiai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 Đề án đánh giá thực trạng dulịch trên địa bàn như sau: Hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch có phát triển nhưng
Trang 15chưa đồng bộ; Nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng được cả về số lượng vàchất lượng; Sản phẩm còn đơn điệu, chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên
để phát triển du lịch Trên cơ sở đó xác định những tồn tại và hạn chế: Ngành
du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt tiềm năng du lịchsinh thái làng quê; Công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa theo kịp tốc độ
và xu hướng phát triển chung; Lực lượng lao động trong ngành du lịch còn ít,mang tính thời vụ, thiếu chuyên nghiệp; Chưa có sản phẩm du lịch hấp
Nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền, ban ngành, đoàn thể và một số bộphận cán bộ về du lịch chưa đầy đủ; Chính sách khuyến khích phát triển du lịch
và thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn;
ợc đào tạo cơ bản; Công tác tuyên truyền, quảng bá chưađược chú trọng Đây chính là lỗ hổng cần khắc phục Huyện đưa ra một sốgiải pháp như sau: (1) Xây dựng quy hoạch chi tiết tại các điểm, khu du lịch
và công bố rộng rãi, giám sát việc triển khai thực hiện, (2) Quản lý nhà nước,hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý của địa phương, (3) Đầu tư phát triển hạtầng kỹ thuật phục vụ du lịch, (4) Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, (5) Chútrọng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, (6) Đào tạo, đào tạo lại nguồn nhânlực, (7) Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch, (8) Giải pháp về cơ chế,chính sách, (9) Giải pháp về nguồn vốn, (10) Đảm bảo môi trường du lịch.Hiện nay, trước chủ trương từ Trung ương, địa phương cũng đã ban hànhmột số cơ chế, chính sách nhằm phát triển ngành du lịch trên địa bàn thànhphố nói chung, huyện Hòa Vang nói riêng, cụ thể:
Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017, trong đó nêu rõ một sốkhái niệm như: Du lịch, khách du lịch, hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch,sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, hướng dẫn viên du lịch, xúc tiến
Trang 16du lịch, phát triển du lịch bền vững và các loại hình du lịch như du lịch cộngđồng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa… trong đề tài được sử dụng rất nhiều.Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 16/10/2003 của Bộ chính trị về xây dựng
và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước đã xác định: “Đầu tư phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọncủa thành phố” và đầu năm 2017, Bộ chính trị ban hành Nghị quyết 08/NQ-
TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch phát triểntạo nền tảng để phát triển đột phá cho ngành, thúc đẩy và tạo cơ sở cho cácngành khác phát triển, mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế Định hướng như sau:(1) Tập trung phát triển du lịch vào chiều sâu, hình thành các sản phẩm dulịch mới, có sức cạnh tranh cao, (2) Nâng cao chất lượng dịch vụ theo hướngchuyên nghiệp, đảm bảo môi trường du lịch an ninh, an toàn, sạch đẹp, thânthiện và mang tính bền vững, (3) Phát triển đồng thời thị trường khách du lịchnội địa và quốc tế, (4) Đưa ra các mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 về lượtkhách, tổng thu, cơ sở lưu trú, tạo việc làm cho người lao động
Kế hoạch hành động số 10652/KH-UBND ngày 30/12/2017 của UBNDthành phố Đà Nẵng triển khai Nghị quyết 08-NQ/TU ngày 16/01/2017 của BộChính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Quyết định số 4662/QĐ-UBND ngày 25/8/2017 của UBND thành phố
Đà Nẵng về việc Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung củaQuyết định 676/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nông thônmới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện giai đoạn 2017-2020
Quyết định số 8373/QĐ-UB ngày 09/11/2015 của UBND thành phố ĐàNẵng về việc ban hành “Đề án phát triển Du lịch thành phố Đà Nẵng giaiđoạn 2016-2020”
- Nguyễn Văn Chiến (2013), Phát triển du lịch trên địa bàn huyện HòaVang Trên cơ sở lý luận về du lịch, thực trạng phát triển du lịch của huyện
Trang 17trên từ 2006-2011, những khó khăn, hạn chế, xác định nguyên nhân của nó, từ
đó đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch trên địa bàn huyệnHòa Vang đến năm 2020, cụ thể: (1) Giải pháp phát triển về số lượng cơ sở dulịch như xác định danh mục sản phẩm của địa phương, định hướng cho doanhnghiệp phát triển du lịch, (2) Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịchnhư thẩm định các hoạt động, các sản phẩm du lịch, tăng cường công tác phốihợp giữa các cấp, các ngành, tạo cơ chế quản lý đầu tư và môi trường thôngthoáng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giải pháp tạo điều kiện để phát triển
du lịch, (3) Các giải pháp tạo điều kiện để phát triển du lịch như giải pháp về
cơ sở vật chất, hạ tầng, cơ chế chính sách điều hành, giải pháp về quảng bá,đào tạo nguồn nhân lực, chính sách xã hội hóa hoạt động du lịch, (4) Nhậnthức của cộng đồng dân cư và du khách về du lịch
Đặng Phước Tiến (2013), Phát triển du lịch văn hóa huyện Hòa Vangthành phố Đà Nẵng Tác giả nêu lý luận về phát triển du lịch văn hóa, thựctrạng phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn huyện Hòa Vang và tập trung đưa
ra một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa huyện Hòa Vang như sau: (1)Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch văn hóa, xác định quy hoạch là mộttrong những nội dung quan trọng đầu tiên để phát triển du lịch văn hóa bềnvững, (2) Đa dạng hóa các loại hình du lịch văn hóa, (3) Nâng cao chất lượngdịch vụ, cơ sở lưu trú, (4) Tăng cường đầu tư và thu hút đầu tư phát triển dulịch văn hóa, (5) Đầu tư cơ sở hạ tầng, (6) Phát triển nguồn nhân lực phục vụ
du lịch văn hóa, (7) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động du lịch văn hóa,(8) Nâng cao nhận thức người dân và tạo môi trường văn minh, thân thiện Vĩnh Tuấn (2014), Phát triển du lịch sinh thái tại động Phong Nha - KẻBàng, Quảng Bình Trên cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch sinh tháitại động Phong Nha - Kẻ Bàng, tác giả đưa ra một số giải pháp như sau: (1)
Mở rộng quy mô du lịch sinh thái bằng cách đánh giá tiềm năng du lịch sinh
Trang 18thái, kêu gọi đầu tư, nâng cao nguồn nhân lực, chú trọng phân đoạn thịtrường, (2) Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái, (3) Mở rộng mạnglưới du lịch sinh thái, đẩy mạnh nghiên cứu, khảo sát các điểm du lịch tiềmnăng, chú trọng xúc tiến quảng bá ra nước ngoài, (4) Phát triển sản phẩm mới,
đa dạng hóa sản phẩm du lịch sinh thái, (5) Chú trọng công tác bảo tồn, bảo
vệ, tôn tạo tiềm năng du lịch sinh thái, có chính sách cụ thể cho đồng bào dântộc thiểu số, (6) Nâng cao mức độ tham gia của cộng đồng địa phương bằngcác chương trình khuyến khích cộn đồng tham gia vào hoạt động du lịch, bảotồn và phát triển các di sản, di tích, các giá trị văn hóa
Phạm Quốc Oai (2014), Phát triển bền vững du lịch tại thành phố ĐồngHới, tỉnh Quảng Bình Cũng như các đề tài khác, tác giả nêu lên một số vấn
đề lý luận về phát triển bền vững du lịch, đánh giá thực trạng về phát triển bềnvững du lịch tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình thời gian qua và đưa racác giải pháp để phát triển bền vững du lich thành phố Đồng Hới, tỉnh QuảngBình thời gian tới như: Lập quy hoạch tổng thể ngành du lịch trên cơ sở pháthuy những tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch; khuyến khích phát triểncác cơ sở kinh doanh du lịch bằng các chính sách thu hút đầu tư, khuyếnkhích nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch; tăng cườngđầu tư phát triển hạ tầng du lịch, huy động các nguồn vốn cho đầu tư cơ sở hạtầng du lịch như vốn ngân sách, ODA, viện trợ, NGO; ưu tiên đầu tư vào lĩnhvực du lịch di tích văn hóa, di tích lịch sử Ngoài ra, tác giả còn nêu lên một
số giải pháp phát triển bền vững du lịch về xã hội, nhằm mục tiêu đưa du lịchthành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình phát triển bền vững
Tóm lại, các bài viết, luận văn thạc sỹ, đề tài nêu trên được nghiên cứu
tại các địa phương khác nhau, ở góc độ khác nhau với những phương phápkhác nhau nhằm khai thác những tiềm năng, thế mạnh riêng của từng vùng.Trên cơ sở lý luận về phát triển du lịch, tác giả đánh giá thực trạng du lịch
Trang 19trên địa bàn huyện, phân tích những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của nhữngtồn tại và đề xuất những giải pháp nhằm định hướng phát triển du lịch cho địaphương trong thời gian đến Các quy định từ Trung ương đến địa phương banhành thời gian qua là cơ sở triển khai công tác đầu tư du lịch, nhưng đến nayvới nhiều lý do từ chủ quan như thiếu vốn, kinh nghiệm, chưa nghiên cứu cụthể lĩnh vực này, không dám mạo hiểm đến khách quan như cơ chế chính sáchchưa cụ thể, rõ ràng, thời gian xin chủ trương đầu tư, đất đai kéo dài, phức tạplàm cho nhà đầu tư chưa thật sự mặn mà đầu tư, từ lý thuyến đến thực tiễnvẫn là khoảng cách Du lịch Hòa Vang là điểm sáng không những của huyện
mà còn của thành phố Đà Nẵng, tiềm năng để phát triển du lịch rất đa dạng,phong phú, điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi nhưng chưa được đầu tư khaithác tương xứng Tuy nhiên, chưa có bất kỳ đề tài nào nghiên cứu phát triển
du lịch trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn
2018 đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Trang 20Hiện nay đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về du lịch như Tổ chức
Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), hội nghị LHQ về du lịch họptại Rome - Italia (21/8 - 5/9/1963), Bách khoa toàn thư, Luật Du lịch ViệtNam năm 2017… đều đưa ra những quan điểm về du lịch chưa thống nhất
Du lịch là hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần thamgia, tạo nên tổng thể phức tạp, nhiều mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhaugiữa khách du lịch, ngành du lịch và tài nguyên du lịch Chính vì vậy, để cóquan niệm đầy đủ cả góc độ kinh tế lẫn xã hội về du lịch, tác giả đứng trênquan điểm về du lịch theo Luật Du lịch Việt Nam 2017
Theo Điều 3, Luật Du lịch Việt Nam 2017: Du lịch là các hoạt động cóliên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trongthời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉdưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mụcđích hợp pháp khác
b Khách du lịch
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp
Trang 21đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến (Điều 3 Luật Du lịch Việt Nam
2017).
c Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giátrị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, điểm du lịch, khu dulịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên
du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa (Luật Du lịch Việt Nam 2017).
d Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài
nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch (Luật Du lịch Việt Nam
2017).
đ Khái niệm về phát triển du lịch
Phát triển du lịch là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên vànhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đếncác lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn vàtôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để pháttriển hoạt động du lịch trong tương lai, cho công tác bảo vệ môi trường và gópphần nâng cao mức sống cộng đồng địa phương
Trang 22người đặc biệt Vấn đề tài chính đầu tư, quảng bá hoặc hỗ trợ cho du lịch cầnđược đối xử công bằng đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnhvực du lịch, các tổ chức liên quan đến tài chính cần xã hội hóa, cần để tư nhântham gia, quản lý điều hành; Vệ sinh môi trường cũng được xem là yếu tố rấtnhạy cảm, như rác thải, nước thải không được thu gom, xử lý đúng quy trìnhlàm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến du khách, như nước thải đỗ trực tiếp
ra biển, gây phản cảm cho du khách; Phát huy vấn đề hợp tác công tư trongđầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch; Công tác thanh tra, kiểm tra của cácngành chức năng cần có sự liên kết, cần có kế hoạch rõ ràng, cụ thể, không đểdoanh nghiệp phải gánh chịu cảnh đón tiếp hết đoàn này đến đoàn khác, thậmchí trong cùng một đơn vị phải cử hai đoàn đến thanh tra, kiểm tra một doanhnghiệp trong một thời gian ngắn
Mặc khác, trong kinh doanh, doanh nghiệp cung cấp những cái mà thịtrường cần, nhưng nhu cầu thị trường thì đa dạng, phong phú, trong đó cónhững nhu cầu thiết thực hợp lý, bên cạnh đó cũng có những nhu cầu thuộc về
sở thích cá nhân, thậm chí pháp luật không cho phép, nhưng thiếu những dịch
vụ đó là mất đi một phần khách du lịch, như vậy các dịch vụ đó mặc nhiênhoạt động ngầm, hoạt động chui, vẫn tồn tại mà không công khai
b Tính thời vụ
Thời vụ du lịch được hiểu là những biến động lặp đi lặp lại hàng nămcủa cung và cầu các dịch vụ và hàng hóa du lịch dưới tác động của một sốnhân tố xác định Lượng du khách không đều giữa các tháng trong năm màbiến động mạnh theo mùa, sự biến thiên này diễn ra theo một trật tự phổ biến
và tương đối ổn định
Đặc điểm tính thời vụ trong du lịch: Tính thời vụ trong du lịch mang tínhphổ biến ở tất cả các nước và các vùng có hoạt động du lịch, nếu một vùngkinh doanh nhiều thể loại du lịch và đảm bảo hoạt động đều đặn trong các
Trang 23tháng của năm thì không tồn tại tính thời vụ trong du lịch tại vùng đó, tuynhiên trên thực tế thì rất khó xảy ra khả năng đó; Mỗi vùng, khu vực có thể cómột hoặc nhiều thời vụ du lịch, tùy thể loại mỗi nơi; Thời gian, cường độ thời
vụ du lịch không giống nhau đối với các thể loại du lịch khác nhau, du lịchchữa bệnh thường có mùa dài hơn du lịch biển (mùa hè), du lịch nghỉ núi(trượt tuyết) có mùa ngắn hơn và cường độ mạnh hơn do phụ thuộc thời tiết;Thời gian cũng như cường độ du lịch phụ thuộc mức độ phát triển, kinhnghiệm kinh doanh du lịch của các quốc gia, các điểm du lịch, phụ thuộc vào
cơ cấu của khách và cơ sở lưu trú
Quy luật thời vụ du lịch có vai trò quan trọng để các nhà hoạch địnhchiến lược cũng như doanh nghiệp lên kế hoạch phục vụ, cung ứng vật tư,hàng hóa dịch vụ, bố trí lực lượng lao động, kế hoạch đầu tư xây dựng mới,sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của tổ chức
và doanh nghiệp du lịch
Để hạn chế bất lợi của thời vụ du lịch cần phải xây dựng chương trìnhtoàn diện trong cả nước, ở các vùng du lịch, cụ thể: Xác định khả năng kéodài thời vụ du lịch; Nghiên cứu thị trường để xác định số lượng và thành phần
du khách triển vọng ngoài mùa du lịch chính; Nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp
du khách quanh năm cho cả nước, vùng và khu du lịch; Sử dụng linh hoạt,tích cực các động lực kinh tế như giảm giá, khuyến mãi, tính chủ động củacác tổ chức kinh doanh du lịch
Tính thời vụ du lịch tại Đà Nẵng rất rõ rệt, từ tháng 9 đến tháng 12thường ít khách trong khi mùa này là mùa cao điểm khách quốc tế đến ViệtNam, do đó để “kéo” khách đến với mình trong thời gian này bằng việc điềuchỉnh các sự kiện phù hợp với thời tiết để thu hút du khách như du lịch tâmlinh, du lịch hội thảo… đòi hỏi phải nghiên cứu những đối tượng nào thường
đi du lịch vào thời gian nào để có chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch
Trang 24c Tính tổng hợp
Biểu hiện rõ của tính tổng hợp trong du lịch ở chỗ nó kết hợp các loạidịch vụ do nhiều đơn vị cá nhân thuộc các ngành khác nhau cung cấp nhằmthỏa mãn các nhu cầu khác nhau của du khách; Không những sản phẩm vậtchất mà còn sản phẩm tinh thần, vừa bao gồm sản phẩm phi lao động, tàinguyên tự nhiên và hạ tầng phát triển, phục vụ du lịch
Khi nói đến du lịch ta thường nhắc tới những địa danh nổi tiếng, các tàinguyên du lịch, khu chơi giải trí, nói cách khác là nhắc tới việc tu bổ, xâydựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng ở đó, do vậy ngành du lịch cũng cần có sự thamgia của tín dụng ngân hàng; Ngành giao thông vận tải, lưu chuyển khách cũngđóng vai trò quan trọng trong phát triển ngành du lịch, nếu các công ty lữhành đảm bảo rút ngắn thời gian đi lại, tăng các điểm đến cho du khách baonhiêu thì càng tăng tính hấp dẫn cho người dân đi du lịch bấy nhiêu; Vấn đề
an toàn cho khách tham quan không chỉ ở các công ty vận tải mà còn do cảcác công ty bảo hiểm, y tế, an ninh chịu trách nhiệm Một khu du lịch tốt quantrọng là phải đảm bảo an ninh, không có dịch bệnh hay đại dịch nguy hiểm;Sản phẩm phục vụ khách du lịch là yếu tố tổng hợp thể hiện rõ nhất, khách đi
du lịch thường tìm hiểu, thưởng thức ẩm thực, đặc sản của vùng miền, bêncạnh đó còn tham quan mua sắm các sản phẩm đặc trưng làm quà hoặc sửdụng, để có được chuỗi sản phẩm phục vụ du khách đòi hỏi tổng hợp các yếu
tố liên quan, cấu thành nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng phục vụ du khách
Trang 25nghệ, xây dựng… phát triển theo Mặt khác giữa các vùng, địa phương cần có
sự kết nối với nhau, tránh đầu tư trùng lặp các sản phẩm dịch vụ du lịch, với
sự liên kết sẽ phát huy sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương, tạo
sự khác biệt, hấp dẫn cho du khách, việc này Tổng Cục du lịch cần địnhhướng quy hoạch phát triển loại hình, sản phẩm du lịch cho từng khu vực,nhằm khai thác hiệu quả lợi thế của từng địa phương Sự liên kết sẽ tạo rachuỗi sản phẩm dịch vụ đa dạng phong phú, hấp dẫn hơn Sự liên kết khôngnhững hạn chế ở phạm vi quốc gia mà vượt ra cả quốc tế
Để hoạt động lữ hành triển khai hiệu quả, ngoài việc liên kết chặc chẽgiữa các ngành nêu trên, một số lĩnh vực khác cũng cần quan tâm như vănhóa, bảo hiểm, y tế, giáo dục, quốc phòng… việc phối hợp giữa các ngànhmuốn đạt hiệu quả cao, cần phải xây dựng hệ thống văn bản quy phạm phápluật cụ thể, chặc chẽ, và hợp lý
1.1.3 Ý nghĩa của phát triển du lịch đối với kinh tế - xã hội
a Ngành du lịch phát triển sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh các ngành khác cùng phát triển.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, do đó hoạt động kinh doanh dulịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành như giao thông, tài chính, hàng không, nôngnghiệp, hải quan…, ở những vùng du lịch phát triển, do xuất hiện nhu cầu đilại, vận chuyển, thông tin liên lạc, ăn ở, lưu trú… của du khách nên các lĩnhvực này phát triển theo Mặt khác, sự phát triển du lịch tạo ra điều kiện đểkhách du lịch tìm hiểu thị trường, đối tác hợp tác đầu tư Thông qua du lịch,các ngành kinh tế khác phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch
vụ cho các ngành khác, thúc đẩy hoạt động thương mại và mang lại hiệu quảcao đối với sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địaphương
Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi
Trang 26tầng lớp nhân dân, mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếpkinh doanh du lịch mà còn gián tiếp đối với các ngành liên quan Du lịch pháttriển kích thích đầu tư như đầu tư vào cơ sở hạ tầng (đường sá, công viên),kiến trúc thượng tầng (nghệ thuật, lễ hội văn hóa…).
b Du lịch còn là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất trong nền kinh tế, đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước
Du lịch còn là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất trong nền kinh
tế, thể hiện rõ nhất ở chỗ, du lịch là ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hànghóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, lâm sản… theo giá bán
lẻ cao hơn giá bán buôn, mà không thông qua hàng rào thuế quan mậu dịchquốc tế Với hình thức xuất khẩu này đem lại lợi nhuận kinh tế cao, do tiếtkiệm đáng kể chi phí đóng gói, bao bì, bảo quản, thuế xuất nhập khẩu và cókhả năng thu hồi vốn nhanh
Du lịch có tác động trực tiếp đến nguồn thu ngoại tệ, đặc biệt từ kháchquốc tế, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc
tế Cùng với hàng không dân dụng, kiều hối, cung ứng tàu biển và các dịch vụthu ngoại tệ khác, du lịch quốc tế hàng năm đem lại cho các quốc gia nhiềungoại tệ Đây là vai trò trực tiếp nhất của du lịch đối với nền kinh tế
c Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhất là lao động địa phương, đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Đặc trưng của ngành du lịch là ngành dịch vụ, không thể cơ giới hóa nênđòi hỏi nhiều lao động Do vậy phát triển du lịch sẽ tạo thêm nhiều việc làmmới và tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho người địa phương Theo báo cáocủa Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, năm 2015 ngành du lịch và lữ hành
có tổng cộng 284 triệu lao động, đã tạo ra 7,2 triệu việc làm mới và đem lại7,2 nghìn tỷ USD cho GDP toàn cầu
Cũng theo báo cáo thường niên của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế
Trang 27giới công bố tháng 3 năm 2016, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP ViệtNam là 279.287 tỷ đồng (tương đương 6,6% GDP), tổng đóng góp của du lịchvào lĩnh vực việc làm toàn quốc hơn 6 triệu việc làm, trong đó số việc làmtrực tiếp do ngành du lịch tạo ra là 2,78 triệu, chiếm 5,2% tổng số việc làm.Qua đó càng thấy rõ vai trò to lớn của du lịch trong nền kinh tế, nó như mộtđòn bẩy trong vấn đề tạo việc làm cho người lao động.
d Du lịch quốc tế phát triển còn thúc đẩy quan hệ quốc tế phát triển
Du lịch là ngành mang yếu tố đối ngoại, không chỉ đơn thuần liên quanđến yếu tố khách quốc tế mà còn là mối quan hệ hợp tác giữa các nước, các tổchức về lĩnh vực phát triển du lịch Trong những năm đầu của thế kỷ XXI xuhướng toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển cho các quốc gia, các dântộc, du lịch không nằm ngoài phạm vi đó Trong xu thế chung đó du lịch ViệtNam cũng đã chủ động hội nhập và hợp tác với các quốc gia, các tổ chức dulịch trên thế giới
Tính đến hết năm 2015, du lịch Việt Nam đã ký kết 08 văn bản hợp tác
đa phương và 80 văn bản với các nước trong khu vực và các thị trường trọngđiểm như ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Tây BanNha Trên cơ sở đó hợp tác với các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Úc vàchâu Âu được đẩy mạnh Đây là nền tảng, định hướng cho việc mở rộng quan
hệ phát triển du lịch, tạo điều kiện cho hợp tác giữa các địa phương, giữa cáchiệp hội, các doanh nghiệp Thông qua mở rộng hợp tác quốc tế, du lịch ViệtNam đã thu hút được nhiều dự án đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài (FDI), gópphần đáp ứng yêu cầu về nguồn lực và cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự pháttriển Điều này giúp cho du lịch Việt Nam không chỉ tăng về nguồn lực pháttriển cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, mà còntranh thủ kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách từ các đối tác quốc tế
Trang 281.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.2.1 Gia tăng quy mô du lịch
Gia tăng quy mô du lịch là mở rộng về mọi mặt của ngành du lịch, làmtăng thêm quy mô phục vụ du lịch, gia tăng quy mô du lịch giúp ngành du lịchphát triển mạnh hơn, khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch, tạo thêm nhiều việclàm cho người lao động, nâng cao đời sống người dân, đóng góp nhiều hơncho xã hội
a Gia tăng giá trị kinh doanh ngành du lịch
Gia tăng quy mô du lịch được thể hiện trực tiếp qua việc gia tăng giá trịkinh doanh mà ngành du lịch thu lại sau một thời gian nhất định Quy mô dulịch được mở rộng sẽ gia tăng giá trị kinh doanh ngành du lịch đem lại
Gia tăng quy mô du lịch được biểu hiện qua tổng giá trị kinh doanhngành du lịch có được năm sau cao hơn năm trước
b Gia tăng các nguồn lực phục vụ du lịch
Quy mô du lịch được biểu hiện gián tiếp, từng mặt ở quy mô các nguồnlực phục vụ trong du lịch Nguồn lực phục vụ du lịch bao gồm nguồn nhânlực, tài chính và cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch Gia tăng quy mô du lịchđược thể hiện qua việc gia tăng nguồn lực du lịch, điều này có nghĩa quy mô
cụ thể từng nguồn lực gia tăng năm sau cao hơn, lớn hơn năm trước
- Gia tăng nguồn nhân lực làm du lịch:
Trong các nguồn lực phục vụ du lịch thì nguồn nhân lực là yếu tố quantrọng hàng đầu, con người luôn đóng vai trò then chốt cho mọi hoạt động.Trong ngành du lịch, nhân lực được xem là bộ phận quan trọng nhất cũng như
là đầu tiên thể hiện chất lượng của điểm, tuyến du lịch Chất lượng nguồnnhân lực là một trong những yếu tố hàng đầu quyết sự thành công hoặc thấtbại của khu, điểm du lịch thể hiện qua việc thu hút khách du lịch, uy tín, khảnăng cạnh tranh của điểm du lịch
Trang 29Gia tăng nguồn nhân lực được thể hiện ở cả hai nội dung về số lượng vàchất lượng lao động làm việc trong các hoạt động du lịch, kể cả trực tiếp vàgián tiếp phục vụ trong lĩnh vực du lịch Số lượng và trình độ lao động thểhiện qua khả năng đáp ứng nhu cầu, phục vụ khách hàng, trình độ ứng xửtrong quan hệ giao tiếp, giao lưu, kết nối quan hệ khách hàng.
- Gia tăng nguồn lực tài chính:
Nguồn lực tài chính ngành du lịch chính là nguồn vốn đầu tư cho du lịch
Để thu hút khách đến tham quan, du lịch cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngcho điểm, khu du lịch Muốn giữ chân khách cần đầu tư rất nhiều lĩnh vực liênquan, đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của khách hàng như thông tin liênlạc, mạng internet, điều kiện sinh hoạt, tôn tạo khu du lịch, đa dạng sản phẩm
du lịch, cũng như bảo đảm an toàn cho du khách Tất cả các khoản đầu tư đềuphải sử dụng nguồn lực tài chính
Cũng như các ngành kinh tế khác, vốn có vai trò quan trọng đối với sựphát triển của ngành du lịch Gia tăng nguồn lực tài chính của ngành du lịch làhuy động vốn đầu tư phát triển du lịch Mức tăng trưởng vốn hài hòa, hợp lý
sẽ đem lại sự gia tăng về quy mô du lịch, thu hút khách ngày càng tăng
- Gia tăng nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật
Bên cạnh lao động và vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện cơ bản củabất kỳ ngành kinh tế nào Đối với ngành du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật nhưmạng lưới giao thông, phương tiện vận chuyện, điện nước, hệ thống thông tinliên lạc, đầu tư vào các điểm, khu du lịch… đây cũng là nhu cầu khách hàng,quyết định sự thu hút khách tham quan, phản ánh trình độ phát triển du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư góp phần gia tăng quy mô du lịch,tạo sức hút, hấp dẫn du khách Nhiệm vụ chính của cơ sở vật chất kỹ thuật làphương tiện phục vụ ăn ngủ, sinh hoạt của khách Do đó, gia tăng nguồn lực
Trang 30cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thể hiện qua việc gia tăng số lượng cơ sở lưutrú và ăn uống, bên cạnh đó còn gia tăng tài sản cố định dài hạn và công trìnhkiến trúc đầu tư phục vụ du lịch.
c Gia tăng đơn vị kinh doanh du lịch
Cơ sở kinh doanh du lịch bao gồm các công ty du lịch, lữ hành, cơ sởdịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí… và các cơ sở kinhdoanh phục vụ du lịch khác
Quy mô du lịch của một địa phương thể hiện thông qua quy mô các cơ sởkinh doanh du lịch đang hoạt động trên địa phương đó Gia tăng đơn vị kinhdoanh du lịch tức là số lượng các đơn vị kinh doanh du lịch của một địa bàn,địa phương tăng lên năm sau nhiều hơn năm trước, thể hiện cụ thể là các cơ
sở hoạt động kinh doanh du lịch như nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giảitrí… kể cả việc tôn tạo các điểm, khu du lịch, nâng cấp cơ sở hoạt động kinhdoanh phục vụ du lịch
Gia tăng quy mô cơ sở kinh doanh du lịch tức là số lượng cơ sở kinhdoanh du lịch tăng lên qua thời gian nhất định, năm sau cao hơn năm trước
* Tiêu chí đánh giá gia tăng quy mô du lịch
- Tổng doanh thu ngành du lịch tăng thêm qua các năm
- Giá trị sản xuất ngành du lịch tăng thêm qua các năm
- Số lượng lao động ngành du lịch tăng lên qua các năm
- Số vốn đầu tư cho ngành du lịch tăng thêm qua các năm
- Số lượng các cơ sở kinh doanh, phục vụ du lịch tăng qua các năm
1.2.2 Phát triển mới sản phẩm, loại hình du lịch
Phát triển sản phẩm, loại hình du lịch mới có thể hiểu đơn giản là phát triển sản phẩm, dịch vụ mà trước đây chưa có
Xu hướng phát triển du lịch ngày càng mạnh mẽ trên thế giới đã thúc đẩy các quốc gia tằng cường cạnh tranh để chiếm thị phần Chính vì vậy các quốc
Trang 31gia, các khu du lịch cần chủ động nghiên cứu đưa ra các sản phẩm du lịch cóchất lượng cao nhằm thu hút khách tham quan Việc đưa ra sản phẩm mới,dịch vụ tốt có chất lượng, thu hút khách là nội dung cần nghiên cứu một cáchnghiêm túc để triển khai đưa vào vận hành khai thác.
Một địa phương hoặc khu du lịch nếu nghèo nàn sản phẩm, loại hình dulịch mà không có sản phẩm đặc trưng thì không thể thu hút khách tham quan.Điều này thực tiễn đã chứng minh, Hòa Vang có nhiều lợi thế, tuy nhiên việcđầu tư chưa xứng tầm là điểm đến của khách quốc tế Khu du lịch Bà Nà Hillsvới sự đầu tư lớn, đến nay đã đầu tư đưa vào vận hành đến 03 tuyến cáp treođạt 04 kỷ lục thế giới, sản phẩm phục vụ du lịch phong phú, mệnh danh là khuvui chơi giải trí hàng đầu thế giới, thiên nhiên ưu đãi, một ngày có bốn mùa,không khí mát mẽ trong lành, đã thu hút lượng khách tham quan du lịch rấtlớn, đặc biệt thời gian qua lượng khách quốc tế đến tham quan, nghĩ mát tăngcao Như vậy, chú trọng đầu tư đa dạng sản phẩm, loại hình du lịch góp phầngia tăng quy mô du lịch, thu hút sự quan tâm khách du lịch trong và ngoàinước, đây cũng chính là mục tiêu của doanh nghiệp cũng như định hướng pháttriển du lịch của huyện
* Tiêu chí đánh giá phát triển mới sản phẩm, loại hình du lịch
- Số lượng sản phẩm, dịch vụ mới tăng thêm hằng năm
- Tốc độ tăng thêm các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới
1.2.3 Mở rộng mạng lưới du lịch
Mở rộng mạng lưới du lịch là tăng các thành viên của mạng lưới, củng
cố mạng lưới hiện có, gia tăng chiếm lĩnh thị phần, thực chất là mở rộng địabàn hoạt động Mở rộng mạng lưới du lịch là phát triển đa dạng các sản phẩmphục vụ du lịch, tăng thêm các tuyến, địa điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh
du lịch, tạo sự liên kết giữa các điểm du lịch, các địa phương, các quốc giá.Mạng lưới du lịch mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan du
Trang 32lịch dễ dàng lựa chọn các sản phẩm du lịch.
Mục tiêu cuối cùng việc mở rộng mạng lưới du lịch nhằm khai thác tốtnhất tiềm năng, lợi thế du lịch đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho doanhnghiệp, địa phương, quốc gia đó
Việc mở rộng mạng lưới du lịch cần phải nghiên cứu thị trường khách dulịch một cách kỹ lưỡng thận trọng, thị trường du khách nào phù hợp hiện tạicần giữ lại, thị trường nào cần hướng tới trong tương lai, từ đó chủ động đưa
ra phương án chuẩn bị nguồn lực để triển khai, để khi mở rộng mạng lưới dulịch mới đảm bảo duy trì hoạt động ngay cả khi hiệu quả không cao hoặckhông hiệu quả trong thời gian đầu vận hành
Mở rộng mạng lưới du lịch không đơn thuần chỉ tăng lên về mặt sốlượng mà cả chất lượng, song song đó là các công tác liên quan cũng cần triểnkhai thực hiện đồng bộ như công tác quảng bá, sự tiện lợi mà du khách cóđược khi sử dụng sản phẩm, có như vậy thì việc mở rộng mạng lưới mới thuhút được du khách
* Tiêu chí đánh giá mở rộng mạng lưới du lịch
- Số lượng điểm du lịch tăng lên qua các năm
- Số lượng các tuyến, tour du lịch tăng thêm qua các năm
1.2.4 Bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và bảo vệ môi
trường a Bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, giá trị nhânvăn, công trình sáng tạo của con người được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu
du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các khu du lịch nhằm tạo ra
sự hấp dẫn du khách
Tài nguyên du lịch là nhân tố hết sức quan trọng để phát triển du lịch.Tuy nhiên, việc quản lý bảo vệ và khai thác các tài nguyên du lịch là vấn đềcần chú trọng đúng mức như trên cùng một khu vực, tài nguyên du lịch do các
Trang 33cơ quan quản lý khác nhau, như Sở Văn hóa và Thể thao quản lý di tích, divật, chính quyền địa phương quản lý theo chức năng hoặc có sư thâm gia quản
lý của các ngành khác, mỗi ngành, mỗi cấp lại có quan niệm khác nhau dẫnđến việc đầu tư, bảo vệ, giữ gìn cũng với các cách rất khác nhau Trách nhiệmbảo vệ giữ gìn các tài nguyên du lịch nếu không được phân công rõ ràng vàthiếu sự phối hợp giữa nhà chức trách với người khai thác, sử dụng sẽ dẫn đếntình trạng khai thác bừa bãi hoặc bỏ mặc cho các di tích xuống cấp
Tác động của điều kiện tự nhiên theo thời gian (thời tiết, khí hậu) và quátrình khai thác của con người, sự quá tải của số lượng khách tham quan tạimột thời điểm nào đó đã tạo nên những tác động nhất định làm huỷ hoại ditích, di vật như các vật dụng trang trí, các đồ thờ tự cũng như ảnh hưởng cảnhquan thiên nhiên Nếu công tác quản lý giám sát không chặt chẽ, điều này trởthành mối nguy cơ đe doạ sự xuống cấp của các di tích, di vật Vì vậy muốnduy trì, phát triển điểm du lịch một cách hiệu quả thì công tác bảo tồn, tôn tạotài nguyên du lịch cần chú trọng đúng mức, nhằm thu hút khách đến thamquan du lịch Việc này được thể hiện qua công tác quản lý, giám sát của các
cơ quan chức năng và ý thức của người khai thác
b Bảo vệ môi trường
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) xếp Việt Nam đứng thứ sáu trongdanh sách các quốc gia tăng trưởng du lịch mạnh nhất năm 2017 Ngành dulịch Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế -
xã hội Tuy nhiên, đi đôi với việc gia tăng lượng khách đã tạo sức ép rất lớnđến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn Cùng với sự gia tăng
về lượng khách, thì các chất thải từ hoạt động du lịch ngày một tăng nhanh,nhất là ở các vùng trọng điểm phát triển du lịch; đa dạng sinh học, cảnh quannhiều khu vực bị xâm hại nghiêm trọng Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tếthế giới (Báo cáo Năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2017), nhiều chỉ
Trang 34số môi trường của Việt Nam được đánh giá thấp như: mức độ bền vững vềmôi trường, quy định lỏng lẻo về môi trường, mức độ chất thải, nạn phá rừng,hạn chế về xử lý nước…
Để ngành du lịch phát triển bền vững, hướng đến mục tiêu là ngành kinh
tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, khu vực, côngtác đầu tư phát triển du lịch phải gắn liền với công tác bảo vệ môi trường, baogồm công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết vềmôi trường, hướng đến các đối tượng liên quan như khách du lịch, nhân viêntrong ngành du lịch, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư Đồng thờicác cơ quan quản lý môi trường cần có chế tài rõ ràng, minh bạch và triểnkhai thực hiện nghiêm túc nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Nội dung bảo vệ môi trường du lịch được quy định tại Luật Du lịch
2017, tuy nhiên để quy định đi vào thực tiễn thì các cơ quan từ trung ươngđến địa phương cần triển khai đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương
1.2.5 Gia tăng kết quả kinh tế - xã hội từ du lịch
Thể hiện sự đóng góp của ngành du lịch vào kết quả phát triển kinh tế
-xã hội, môi trường chung:
- Tăng cơ hội việc làm cho dân cư: thể hiện tăng lên về số lượng ngườitham gia lao động trong ngành du lịch kể cả trực tiếp và gián tiếp Lao độngtăng gián tiếp thể hiện qua các ngành nghề khác tạo ra sản phẩm phục vụ nhucầu du lịch như chế biến lương thực, thực phẩm, quà lưu niệm, các sản phẩmtiểu thủ công nghiệp… phục vụ du khách Tăng cơ hội việc làm góp phầngiảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập
- Tăng thu nhập cho người lao động: tăng thu nhập cho người lao độngtrong các lĩnh vực liên quan du lịch, nâng cao đời sống người dân địa phương,góp phần xóa đói giảm nghèo, nhất là dân cư địa phương tham gia làm du lịchnhư du lịch cộng đồng Du lịch phát triển kéo theo hạ tầng phát triển như
Trang 35đường xá, y tế, văn hóa, văn minh xã hội… từ đó người dân nơi địa phương
có ngành du lịch phát triển cũng được hưởng lợi
- Nâng cao nhận thức về du lịch, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái: dulịch phát triển, đặc biệt thể hiện rõ nhất là du lịch cộng đồng, thông qua dulịch người dân nhận thức được rằng tài nguyên du lịch như thắng cảnh thiênnhiên, di tích lịch sử, làng nghề truyền thống hoặc sản phẩm đặc trưng… làcủa toàn xã hội mà họ là chủ thể sở hữu những giá trị đó, là người trực tiếphưởng lợi, tác động lớn đến cuộc sống của họ Từ đó người dân nhận thấy tầmquan trọng của du lịch, dần dần người dân thay đổi nhận thức về du lịch, ýthức bảo vệ tài nguyên du lịch
- Mang lại lợi ích về mặt tinh thần cho người dân địa phương: Nơi nào
du lịch phát triển, nơi đó có nhiều khách đến, người bản địa có cơ hội tiếp xúcvới nhiều nền văn hóa khác nhau, ngôn ngữ khách nhau, phong cách, thái độcũng như cách ăn mặc, trang điểm khác nhau và họ học được nhiều điều từ dukhách Sự giao thoa của các nền văn hóa giúp người dân tiếp cận và chọn lọcnhững tinh hoa của cuộc sống, làm cho đời sống tinh thần người dân thêm đadạng, phong phú
1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.3.1 Nhóm nhân tố tự nhiên
Tự nhiên được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với ngành du lịch.Điều kiện tự nhiên mà thuận lợi để phát triển ngành du lịch thì được gọi là tàinguyên du lịch, thế nhưng khi những điều kiện tự nhiên, khí hậu trở thành vậtcản trở hay có tác động xấu đến ngành du lịch thì nó bị coi là hiểm họa, khôngnhững ngành du lịch phải gánh chịu mà rất nhiều ngành khác trong nền kinh
tế cũng phải chịu hậu quả Vấn đề tự nhiên rất quan trọng đối với ngành dulịch từ xưa đến nay, tâm lý khách đi du lịch chính là để ngắm cảnh, thụ hưởng,
để nghĩ ngơi, thư giản, tìm nơi dưỡng bệnh hay đơn giản chỉ tìm một
Trang 36nơi yên bình Các yếu tố tự nhiên cụ thể như sau:
Vị trí địa lý: thể hiện lợi thế so sánh về địa lý, kinh tế, xã hội… ảnhhưởng đến điều kiện phát triển du lịch Vị trí thuận lợi như gần trung tâmthành phố, thị trấn, khu dân cư văn minh, các khu thương mại dịch vụ, vị tríthuận lợi về giao thông như đường hàng không, đường thủy, đường bộ… làđiều kiện tốt cho đầu tư phát triển du lịch
Địa hình: tạo ra các cảnh quan thiên nhiên, các dạng địa hình chứa đựngcác tài nguyên du lịch thiên nhiên mà con người có thể khai thác du lịch, hoặccải tạo chúng phục vụ mục đích của mình Địa hình thuận lợi là điều kiện cầncho việc đầu tư, phát triển du lịch và ngược lại
Thủy văn: tài nguyên nước phục vụ cho du lịch như khe suối, đầm hồ,các điểm nước khoáng cũng là điều kiện, là tài nguyên để khai thác du lịch.Sinh vật: gồm khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở hệ sinh thái đặc thù Ngàynay, khi mà diện tích rừng ngày càng thu hẹp, môi trường nước sông, nướcbiển bị ô nhiễm cùng với việc khai thác tận diệt của con người, hệ sinh vậtngày càng cạn kiệt có nguy cơ hủy hoại hệ sinh thái, hậu quả lâu dài của nókhông thể lường trước được Chính vì vậy chúng ta cần phải bảo tồn thiênnhiên một cách bền vững
Khí hậu: tài nguyên khí hậu thích hợp sức khỏe con người, tài nguyênkhí hậu phục vụ chữa bệnh, nghĩ dưỡng, du lịch, thể thao, giải trí… ở nhữngvùng có khí hậu mát mẻ, ôn hòa sẽ thu hút khách tham quan du lịch hơn sovới những vùng khắt nghiệt
Ngày nay, biến đổi khí hậu tác động mạnh đến sự phát triển kinh xã hội,trong đó có ngành du lịch Chịu tác động của biến đổi khí hậu, ở vùng thấpthấp thì bị nước dâng, ngập lụt làm cho hạ tầng du lịch hư hỏng, vùng núi caothì bị mưa lũ và sạt lỡ đất đe dọa, biến đổi khí hậu gây ra bão lụt, nóng lạnhbất thường, sự bùng phát dịch bệnh, khủng hoảng thảm thực vật… sẽ làm
Trang 37giảm thu nhập, làm giảm khả năng đi du lịch của dân cư, thị trường du lịch sẽ
bị xáo trộn Chính vì vậy, các cơ quan chức năng cần chú trọng trong công tácquy hoạch, giảm thiểu tác động của thiên nhiên, biến đổi khí hậu, nhằm ổnđịnh ngành kinh tế mũi nhọn này
1.3.2 Nhóm nhân tố xã hội
- Tài nguyên du lịch nhân văn: Tài nguyên nhân văn của huyện khá đadạng, phong phú, với các loại hình khác nhau, đặc biệt là di tích lịch sử vănhóa, trong đó có 05 di tích lịch sử cấp quốc gia, 21 di tích lịch sử cấp Thànhphố và 09 di tích lịch sử đang được bảo vệ, cùng các làng nghề truyền thống.Tài nguyên phục vụ du lịch hoặc có thể khai thác du lịch thì có tác độngtích cực, là cơ sở nền tản cho việc đầu tư khai thác của ngành du lịch Songsong việc khai thác tài nguyên là những vấn đề phát sinh như bảo tồn, tôn tạotài nguyên, các vấn đề kinh tế, cơ chế chính sách, môi trường xã hội
- Môi trường chính trị, xã hội: các tệ nạn xã hội thường đi liền với sựtăng trưởng của các quốc gia, bao gồm cả các nước phát triển và đang pháttriển Trên thực tế du lịch thường bị coi là nguyên nhân của vấn đề này, không
ít tài liệu tập trung phản ánh khía cạnh tiêu cực của nó Nhiều tài liệu đã ghinhận những thiệt hại về mặt xã hội do du lịch gây ra, đặc biệt là những thayđổi tiêu cực tại địa phương về trang phục, các hành vi chuẩn mực, phong tụctruyền thống, suy giảm các giá trị văn hóa, xuyên tạc lịch sử… những thay đổinày thường được coi là hậu quả của một tác nhân hành động, tức là khi cộngđồng địa phương bắt chước những hành vi và các đặc điểm phi bản địa khác,khách du lịch bị coi là thủ phạm chính của những diễn tiến tiêu cực về mặt xãhội và ngành du lịch phải đương đầu với những lời chỉ trích
Môi trường chính trị, xã hội ổn định an toàn sẽ tạo môi trường thuận lợi
và cảm giác an toàn, thoải mái cho du khách, bao gồm cả việc kiểm soát tệnạn xã hội, dịch bệnh và ngay cả với khách đi du lịch với mục đích xấu
Trang 38Ngày nay, du lịch đã phát triển đến phạm vi toàn cầu, chúng ta đã tíchlũy được nhiều thông tin, kinh nghiệm về tác động tiêu cực của phát triển dulịch đối với xã hội Tác động về mặt xã hội của du lịch không phải là hiệntượng độc lập mà luôn chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, văn hóa, môitrường trong cộng đồng dân cư Việc kiểm soát những tác động xã hội của dulịch không chỉ là trách nhiệm của riêng cấp chính quyền mà tập hợp gồmnhiều ngành, cần có sự phối hợp trong hành động Cần xây dựng chiến lượcquản lý nhằm kìm hãm và hạn chế những hiện tượng bị coi là tác động tiêucực đối với xã hội.
1.3.3 Nhóm nhân tố kinh tế
- Trình độ phát triển kinh tế:
Trình độ phát triển kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị cơ
sở vật chất kỹ thuật, cung cấp hàng hóa dịch vụ, bảo đảm cho du lịch pháttriển Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làmxuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu đó thành hiện thực
Thu nhập là yếu tố quan trọng có tính quyết định đến nhu cầu đi du lịch,khi thu nhập của người dân càng cao thì họ có nhu cầu đi du lịch càng nhiều
và ngược lại Vì vậy ở các nước có nền kinh tế phát triển người ta đi du lịchnhiều hơn, họ có thể thực hiện nhiều chuyến đi du lịch trong một năm, điềunày thấy rõ tác động mạnh của yếu tố thu nhập đến du lịch
Tỷ giá hối đoái cũng tác động khá lớn đến nhu cầu đi du lịch Nơi nàođồng tiền bị mất giá so với đồng tiền thông dụng, có khả năng chuyển đổi caonhư USD, EURO thì sẽ làm tăng nhu cầu đi du lịch tới những nơi đó và ngượclại
Du lịch là ngành tổng hợp, cần khối lượng lớn hàng hóa, dịch vụ đi kèm,
do đó, sự phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, công nghiệp chếbiến… có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch
Trang 39- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội:
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹthuật liên quan, phục vụ du lịch như điện, nước sinh hoạt, xử lý rác thải, nướcthải, giao thông, thông tin liên lạc, kết nối internet, wifi, truyền hình cáp… tạo
ra sản phẩm dịch vụ, hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách Trình độphát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là điều kiện, đồng thời thể hiện trình
độ phát triển du lịch của một đất nước
Cơ sở hạ tầng xã hội được xem là những yếu tố đảm bảo điều kiện chungcho việc phát triển du lịch, là tiền đề, đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế,trong đó có du lịch Cơ sở hạ tầng xã hội cụ thể như hành chính, y tế, giáodục, văn hóa, thể dục thể thao, dịch vụ thương mại, cây xanh công viên và cáccông trình khác được tổ chức cân đối và liên kết với nhau trong không gian đôthị, thể hiện trình độ phát triển kinh tế xã hội của vùng, đất nước đó
Trang 40KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh vàchiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia Việt Nam nóichung, Hòa Vang nói riêng được biết đến với các danh lam thắng cảnh nổitiếng được thế giới biết đến Khai thác tốt tiềm năng sẵn có, với chiến lượcphát triển bền vững, kết hợp khai thác với bảo tồn, bảo vệ môi trường, đẩymạnh phát triển du lịch đã và đang thực sự trở thành hướng đi hiệu quả để dulịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh huyện Hòa Vang, góp phầntích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội