Fukuzawa Yukichi 1835 - 1901 là nhà tư tưởng cấp tiến trong xã hội Nhật Bản cuối thế kỷ XIX, người mở đầu cho sự nghiệp hiện đại hóa giáo dục, làm nền tảng cho những bước nhảy vọt của đấ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐINH QUANG TRUNG
TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA FUKUZAWA YUKICHI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐÀ NẴNG – NĂM 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐINH QUANG TRUNG
TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA FUKUZAWA YUKICHI
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Người hường dẫn khoa học: PGS.TS LÊ HỮU ÁI
ĐÀ NẴNG – NĂM 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả
Đinh Quang Trung
Trang 4MỤC LỤC
1
1
2
3
3
3
3
CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG VỀ GIÁO DỤC CỦA FUKUZAWA YUKICHI 7
1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề văn hóa tư tưởng 7
1.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội 7
1.1.2 Tiền đề 24
1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của Fukuzawa Yukichi 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 50
CHƯƠNG 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG
VỀ GIÁO DỤC CỦA FUKUZAWA YUKICHI 51
2.1 Mục đích của giáo dục 51
2.2 Nội dung giáo dục 62
2.2.1 Phê phán thói “hư học” cụ thể là Hán học vốn đang là nền tảng giáo dục của Nhật Bản 62
2.2.2 Thiết lập một nền giáo dục thực dụng 66
2.2.3 Tiếp thu có chọn lọc văn minh phương Tây trên cơ sở đề cao chủ nghĩa quôc gia 71
2.3 Phương pháp giáo dục 76
2.4 Ả ục của Fukuzawa Yukichi đối với xã hội Nhật Bản 80
Trang 52.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi
trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay ở nước ta 96
2.5.1 Thực trạng giáo dục Việt Nam thời gian qua 96
98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 115
KẾ 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
Trang 6Trong những năm gần đây mối quan hệ giao lưu giữa Việt Nam và Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu tốt đẹp Việc nghiên cứu, tìm hiểu lẫn nhau giữa hai quốc gia cũng ngày càng được chú trọng Đặc biệt, sự đi lên kỳ diệu của Nhật Bản bằng bản lĩnh dân tộc để trở thành một siêu cường kinh tế, tiếp thu văn minh phương Tây để hiện đại hóa đất nước mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc luôn là đề tài hấp dẫn, thu hút sự quan tâm đối với các nhà nghiên cứu của Việt Nam
ột nhà
tư tưởng như vậy
Fukuzawa Yukichi (1835 - 1901) là nhà tư tưởng cấp tiến trong xã hội Nhật Bản cuối thế kỷ XIX, người mở đầu cho sự nghiệp hiện đại hóa giáo dục, làm nền tảng cho những bước nhảy vọt của đất nước nhằm bắt kịp các nước phương Tây với tốc độ thần kỳ Vớ ế, nhạy cảm với thực trạng đất nước, lại được chứng kiến những biến chuyển sâu sắc trong giai đoạn giao thời từ chế độ phong kiến tiến lên xây dựng đất nước hiện đại
đã làm nảy sinh ở Fuzukawa Yukichi những tư tưởng cải cách sâu sắc, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, đời sống xã hội v.v Những
tư tưởng duy tân của ông, nhất là những tư tưởng về giáo dục được thể hiện
Trang 7trong hàng loạt các tác phẩm mà ông đã viết và cho công bố trong suốt thời kỳ
từ năm 1866 đến năm 1899 mà điển hình là: “Tây dương sự tình” (1866 - 1870), “Khuyến học”(1872 - 1876), “Thoát Á luận” (1885), “Phúc ông tự truyện” (1899) v.v Với những công lao đóng góp cho nước nhà, người Nhật tôn vinh ông là “Voltaire của Nhật Bản”, người đem lại linh hồn, động lực và
sự hậ ần cho công cuộc Duy tân của chính phủ Minh Trị
ật BảXIX -
tưởng c của Fukuzawa Yukichi
- , tìm hiểu nhữ ủ yếu trong tư tưởng về giáo dục của Fukuzawa Yukichi Từ đó nhận xét, đánh giá về những tiến bộ và hạn chế trong tư tưởng của ông về giáo dục, thấy được sự ảnh hưởng của những tư tưởng đó trong xã hội Nhật Bản đương thời, đồng thờ
Trang 8-phân tích – tổng hợp, lịch sử - lôgíc, đối chiếu so sánh…
Nhật Bản từ lâu đã là đối tượng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới Ở Việt Nam, việc nghiên cứu Nhật Bản đã được thực hiện với những ghi chép về các sự kiện liên quan đến hai nước trong thư tịch cổ, những công trình nghiên cứu và dịch thuật giới thiệu về lịch sử, văn hóa Nhật Bản
Đề cập tới vấn đề tư tưởng duy tân về giáo dục của Nhật Bản, nhất là tư tưởng của Fukuzawa Yukichi, có hai công trình tiêu biểu Trước hết phải kể
đến chuyên khảo “Nhật Bản tư tưởng sử” 2 tập của Ishida Kazuyoshi Công
trình này nghiên cứu rất căn bản những dòng tư tưởng của Nhật Bản từ khởi
Trang 9nguyên đến thời kỳ hiện đại, trong đó có đề cập đến tư tưởng của Phúc Trạch
Dụ Cát Tuy nhiên, công trình trên đều chưa đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu nội dung tư tưởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi
Ở nước ta, do nhiều nguyên nhân, việc đi sâu tìm hiểu về lĩnh vực này còn hạn chế, chủ yếu là những chuyên khảo trình bày hết sức khái quát, chưa mang tính hệ thống
Công cuộc duy tân Minh Trị diễn ra đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của đất nước Nhật Bản Những thành tựu to lớn mà đất nước này đạt được đã thu hút sự say mê nghiên cứu của đông đảo giới nghiên cứu trong và ngoài nước về hầu hết các lĩnh vực của cuộc cải cách Trong đó, liên quan tới đề tài
luận văn có một số công trình nghiên cứu: Công trình “Nhựt Bổn duy tân 30 năm” của Đào Trinh Nhất Ở công trình này tác giả đã đề cập đến nhiều lĩnh
vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục và có đề cập đến Fukuzawa Yukichi Công
trình “Fukuzawa Yukichi và Nguyễn Trường Tộ tư tưởng cải cách giáo dục”
của Nguyễn Tiến Lực, trong cuốn sách này, tác giả tiến hành so sánh những điểm tương đồng và khác biệt trong tư tưởng về giáo dục của hai ông Luận
án Tiến sĩ của Đặng Xuân Kháng “Cải cách giáo dục và những tác động chủ yếu đối với sự phạt triển kinh tế - xã hội Nhật Bản” Luận án nghiên cứu một
trong những lĩnh vực cải cách quan trọng của chính phủ Minh Trị - cải cách giáo dục - về phương pháp, nộ ững tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi chỉ được nghiên cứu ở mức độ nhất định mà chưa tập
trung luận giải kỹ lưỡng Công trình “Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX” do Vũ Dương Ninh chủ biên, có đề
cập đến hai nội dụng: Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản 1868 - 1921 và cải cách giáo dục ở Nhật Bản thời kỳ Minh Trị duy tân Các công trình trên đã đề cập đến nội dung của công cuộc cải cách giáo dục, chỉ ra sự tác động, ảnh hưởng của nó đối với xã hội Nhật Bản
Trang 10Cuốn sách có nhan đề “Nhật Bản trên đường cải cách” của Dương Phú
Hiệp và Phạm Hồng Thái đem đến cho độc giả cái nhìn toàn diện về cuộc cải cách trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại và an ninh ở Nhật Bản Tuy nhiên, công trình này chủ yếu nghiên cứu cải cách trong thời kỳ hiện đại (từ năm 1945 đến nay) Đáng
chú ý là cuốn sách nổi tiếng “Society and Education in Japan” (Xã hội và
giáo dục ở Nhật Bản) xuất bản năm 1982 của tác giả Herbert Passin Công trình này đã nghiên cứu và chỉ ra vai trò quan trọng của giáo dục giúp nước Nhật từ một nước kém phát triển vươn lên trở thành một quốc gia hùng mạnh Giáo dục là chìa khóa để đưa đất nước Nhật Bản đạt được những thành tựu vĩ đại Tác giả trên cở sở so sánh hai giai đoạn trước và sau Minh Trị duy tân để làm rõ vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục Hơn thế, công trình này còn trích dẫn được nguồn tư liệu quý giá, về các tác phẩm nổi tiếng của các học giả từ thời kỳ Tokugawa đến thời hiện đại (sau thế chiến thứ 2)
Bên cạnh đó, cũng có một số tác phẩm viết về giáo dục Nhật Bản đã
được dịch sang tiếng Việt Đáng kể là cuốn “Giáo dục Nhật Bản” (2001) và
“Hiện đại hóa giáo dục Nhật Bản” (2002) của Hội Thông tin Giáo dục Quốc
tế Hai công trình này đã nêu lên được những vấn đề căn bản về lịch sử giáo dục, của việc cải cách nền giáo dục Nhật Bản, trước hết là cải cách về mặt tư tưởng và hệ thống, sau đó mới đem vận dụng vào thực tiễn; nghiên cứu vai trò của trường tư thục trong việc đào tạo năng lực toàn diện cho các thế hệ học sinh Do vậy, hai cuốn sách này cũng chỉ đề cập đến Fukuzawa Yukichi ở một chừng mực nhất định
Đặc biệt, trong cuốn “Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới” do công ty sách Alpha dịch, Fukuzawa Yukichi đã được
UNESCO đánh giá là một trong 12 nhà giáo dục tiêu biểu trên thế giới Ở công trình này, Fukuzawa Yukichi được nhắc đến khái quát về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng giáo dục của ông Tuy nhiên, cuốn sách này cũng chưa tìm
Trang 11hiểu, đi sâu và làm rõ được nội dung tư tưởng giáo dục khá đồ sộ, tư tưởng -
có thể khẳng định là quan trọng nhất của Fukuzawa Yukichi
Liên quan trực tiếp tới đề tài nghiên cứa là bài tham luận tại Hội thảo
khoa học quốc tế “Tư tưởng giáo dục khai sáng của Fukuzawa Yukichi trong tác phẩm “Khuyến học” của tác giả Nguyễn Việt Phương Tác giả đã làm rõ
được một số nội dung quan trọng trong tư tưởng của Fukuzawa Yukichi về
giáo dục trong tác phẩm “Khuyến học” như chủ trương xây dựng nền thực
học trên nền tảng khoa học hiện đại phương Tây, giáo dục tinh thần khoa học phương Tây để khơi dậy tính cách độc lập, sáng tạo của quốc dân Nhật Bản v.v Tuy nhiên, bài tham luận cũng chỉ được khái quát một số tư tưởng chủ
yếu được thể hiện trong phạm vi tác phẩm “Khuyến học” là chủ yếu, song
bên cạnh đó nó còn được thể hiện trong một số tác phẩm khác của ông
Trang 12CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG
VỀ GIÁO DỤC CỦA FUKUZAWA YUKICHI
1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề văn hóa - tư tưởng
Công cuộc duy tân nửa sau thế kỷ XIX là một trong những sự kiện quan
trọng nhất trong lịch sử Nhật Bản,
Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, làm cho đất nước thoát khỏi số phận nước thuộc địa Minh Trị duy tân đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa khiến nền kinh tế Nhật Bản phát triển kỳ diệu trong 30 năm cuối
của thế kỷ XIX và đưa đất nước này trở thành một nước “
về giáo dục nói riêng
1.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội
Sau gần 2 thế kỷ theo đuổi chính sách đóng cửa đất nước, còn gọi là
chính sách “Tỏa quốc”
Trang 13
-xuyên phải đối mặt với những áp lực chính t
Tây Là những quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự; nhận thấy vị trí
[35 iêu bài “vì lợi ích chung của nhân loại”
chỉ huy của Matthew C Perry tiến vào vịnh Tokyo mang t
pháp, họ lại bị kẹt vào thế “tiến thoái lưỡng nan”
“H hữu nghị” với Mỹ,
Trang 14thương mại với các quốc gia trên thế giới
Như vậy, thay thế cho vị trí
của Nhật Bản Việc đồng ý mở cửa, ký kết các hiệp ước thương mại với các nước phương Tây của chính quyền Edo, rõ ràng đã gây ra nhiều hậu qu
Tây trong thế bị động “ có tính
quyền Edo nhằm bảo vệ an ninh quốc gia,
” [59, tr.61]
Hơn nữa, nó còn giúp cho Nhật Bản tái hòa nhập với những
nhận thức rõ hơn về sự lạc hậu của mình với thế giới, từ đó thôi thúc họ quyết tâm đi tới cải cách, đưa đất nước sang một diện mạo mới
Có thể khẳng định rằng, đặc trưng căn bản của chế độ kinh tế Nhật Bản thời Edo là cơ chế tự chủ của mỗi lãnh địa Theo sự phân chia này, Mạc Phủ
là lãnh chúa giữ phần đất đai lớn nhất, các lãnh chúa ngoại phiên gồm thân
phiên (shimpan), phổ đại (fudai) và ngoại phiên (tozama daimyo)
của các
chính quyền trung ương Sức mạnh kinh tế của các lãnh chúa này “
tiên phong trong phong trào cải cách” [82, tr.64]
nghiệp tự nhiên, chính quyền Edo đã có một số chính sách tích cực khuyến
Trang 15mại hóa Kết quả là nó đã tạo ra một chu trình mới cho
biệt, ở nhiều nơi nông dân không sản xuất nông nghiệp nữa mà chuyển sang làm hàng thủ công hay chế biến những sản phẩm nổi tiếng của địa phương Mối liên hệ giữa các thành phần kinh tế trong bản thân mỗi làng và giữa từng làng với liên làng, giữa các làng nông nghiệp, làng thủ công nghiệp và làng buôn với nhau không ng
Trang 16thôn Chế độ
thành những đơn vị kinh tế độc lập
ruộng đất hoặc phải bán cho địa chủ, thương nhân và trở thành tá điền Do bị
đưa nông dân thoát ra khỏi cảnh khốn cùng bởi sự áp bức mới và những bất
ổn xã hội Không còn lựa chọn nào khác, họ phải đứng lên chống lại chính
quyền Theo thống kê, “
Trang 17trường trong nước, nghành sản xuất tơ lụa ở Nhật Bản đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ, chất lượng và số lượng của mặt hàng này không ngừng được nâng cao Từ sau năm 1858, thực hiện “Hiệp ước hữu nghị, thương mại
và hàng hải” với Mỹ, tơ lụa trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất ở Nhật
Bản, đạt giá trị ngang với tổng ngân sách hàng năm và được coi “là di sản lớn nhất của thời kỳ Edo để lại cho thời đại ngày nay”
Điều đáng chú ý là từ các cơ sở sản xuất, công trường thủ công, không ít chủ hàng đã mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác như khai mỏ, luyện kim, vận tải, thương mại, ngân hàng Trường hợp Mitsui là một ví dụ Gia đình này vốn làm nghề nấu rượu sake ở tỉnh Ise, sau đó mở thêm hiệu cầm đồ
và cho vay nặng lãi Chuyển về Edo kinh doanh năm 1673 rồi trở thành viên chức ngân hàng của Mạc Phủ năm 1691 và là đại diện tài chính của nhiều lãnh chúa
Một đặc điểm nữa cũng phải lưu tâm là phần lớn các tập đoàn tư bản công nghiệp nắm giữ mạch máu then chốt ở Nhật Bản sau này đều nguồn gốc
từ thương mại Những nhà kinh doanh lớn đầu tiên dưới thời Tokugawa chính
là tầng lớp Samurai Họ được chính quyền trung ương và địa phương giao cho quản lý, phụ trách các nghành sản xuất, buôn bán, thuế quan Nhờ tích lũy kinh nghiệm và lợi nhuận, những công chức hành chính này dần dần trở thành thương nhân Các thương nhân đó là chỗ dựa tin cậy cho quan lại phong kiến trong chính quyền khi cần nguồn tài chính Ngược lại, họ luôn được chính quyền nâng đỡ, che chở về chính trị, tạo điều kiện sản xuất, kinh doanh Nhưng sau khi Nhật Bản “đóng cửa” đất nước, phương thức kinh doanh của các thương nhân – quan lại bắt đầu tỏ ra xơ cứng không còn đáp ứng được sự chuyển biến mau lẹ của những hình thức vận động mới của trong đời sống kinh tế Những người trong số đó đành phải từ bỏ địa vị vốn có của mình cho
đội ngũ doanh thương – tư sản mới xuất thân từ tầng lớp “hèn hạ” như những
Trang 18người sản xuất, những thị dân (chonin) v.v Loại thương nhân mới này tổ chức phường hội buôn bán của mình rất chặt chẽ, nhưng năng động, dễ thích ứng được với biến động của thị trường Hoạt động của các phường buôn đều
do những người cầm đầu thâu tóm, điều hành Qua quá trình cạnh tranh, những phường hội có ưu thế đã từng bước chuyển thành các tập đoàn kinh doanh lớn Thế lực của họ không chỉ bó hẹp trong cộng đồng buôn bán mà còn có ảnh hượng đến cả đời sống chính trị ở Nhật Bản lúc đó Các thương nhân lớn ở Osaka, Edo chính là những người quyết định giá cả, tỷ giá hối đoái trong cả nước
toán tiện lợi cũng theo đó mà xuất hiện Sự tham gia của các chủ ngân hàng, thương nhân lớn vào ban điều hành với sự phối hợp quản lý của chính quyền trung ương trong hệ thống ngân hàng đầu tiên quan trọng này đã góp phần giữ cân bằng thị trường tiền tệ, ổn định sản xuất, tạo ra mạch máu lưu thông kinh
tế trên toàn quốc Điều này đã đánh dấu sự phát triển tương đối cao so với các nước khác trong khu vực cùng thời
Quá trình tập trung một tỷ lệ lớn dân số vào sống trong các thành thị đã kích thích sức mua và nhu cầu tiêu dùn
trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa, thành thị đã góp phần trọng yếu trong việc tạo ra diện mạo phát triển mới trong đời sống xã hội Nhật Bản Mặc dù chưa hội đủ những điều kiện để có thể trở thành những thực thể phát triển độc lập như các thành thị Tây Âu trung đại nhưng nhiều thành thị Nhật Bản với
Trang 19vai trò chủ đạo của kinh tế công - thương nghiệp đã chứa đựng những đặc tính phát triển khác xa các thành thị châu Á cùng thời
nhiều kinh nghiệm quý báu cho Nhật Bản không những trong lĩnh vực kinh tế
mà còn ở các vấn đề chính trị và đặc biệt trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền dân tộc Quyết định mở
khối lượng lớn với những mặt hàng “đặc sản” của Nhật Bản như: trà, tơ lụa v.v Nhưng mặt khác, Nhật Bản đã phải đương đầu với n
Hơn nữa, giai đoạn này Nhật Bản cũng chứng kiến sự lạm phát kinh tế ở mức cao chưa từng
ai trò độc tôn và không đơn thuần
thương mại
i lượng sản phẩm phong phú, đồng thời nó còn kích thích nhu cầu tiêu dùng và
mở rộng thị trường Tất cả những yếu tố đó đã tạo ra năng lực tập trung cho quá trình tích tụ tư bản Điểm đặc biệt của thời kỳ này là, các thành tố kinh tế mang đặc trưng tư bản
“ coi là một trong
Trang 20những “ ” ch mạngMinh Trị” [36, tr.64]
Trang 21sống nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển một nền kinh tế hiện đại ở giai đoạn sau này
Tóm lại, những biến chuyển kinh tế nêu trên không khỏi gây ra chấn
động xã hội Sự phân chia các giai tầng xã hội thành: sĩ, nông, công, thương của chính quyền Tokugawa nhằm ổn định chính trị, khẳng định địa vị, bổn phận của tầng lớp người cũng không thể nào ngăn cản được khuynh hướng phân hóa tự nhiên Những người theo triết lý Khổng giáo dù đề cao nghề nông, tính cần kiệm… như là giá trị đạo đức quý đến đâu thì cũng không thể quay lưng trước sức cuốn hút của đồng tiền Xã hội Nhật Bản ở thời kỳ Tokugawa tuy vẫn mang tính chất nông nghiệp phong kiến, nhưng đã chứa đựng lòng nó những tiền đề kinh tế tư bản chủ nghĩa Vì vậy, trong quá trình vận động của thiết chế chính trị - kinh tế ở thời kỳ này chúng ta luôn thấy những biểu hiện rõ nét của đặc tính đó
Từ cu
(chonin) là tên gọi của 2 đẳng cấp là thợ thủ
coi là có nguồn gốc cao quý, nắm giữ vai trò thống trị xã hội Việc phân chia
xã hội thành đẳng cấp như vậy nhằm mục đích ổn định chính trị, kh
kinh tế - xã hội đã dẫn tới sự phân hóa giữa các đẳng cấp, làm đảo lộn trật tự
xã hội, gia tăng mâu thuẫn
Sự phát triển của một nền kinh tế thương mại tất yếu kéo theo sự thay
đổi của các tầng lớp xã hội mà lớn nhất có lẽ là tầng lớp võ sĩ (samurai)
Trang 22(daimyo)
Từ chỗ là những
sức mạnh của đồng tiền Mặc dù, nhi
một tăng của họ Không ít lãnh chúa, kể cả những lãnh chúa có thế lực cũng phải nhờ cậy đến nguồn tài chính của các thương nhân giàu có và mặc nhiên
họ ngày càng phụ thuộc vào các thương nhân đó
Để xây dựng một chính quyền phong kiến tập trung và đủ sức mạnh đảm đương những công việc phức tạp nảy sinh trong điều kiện xã hội mới, một bộ phận võ sĩ đã trở thành những viên chức hành chính chuyên nghiệp
Trang 23tiến và sự kính trọng trong xã hội Đầu thời đại này, sự sun
khi nền kinh tế thương nghiệp phát triển, tầng lớp võ sĩ do vẫn dựa vào nông nghiệp t
xuyên sống trong cảnh thiếu thốn, nợ nần Do nghèo túng, họ đã nhận con của các gia đình thương nhân làm con nuôi để đ
có cơ hội tiến thân Để hạn chế tình trạng bần cùng hóa của tầng lớp võ sĩ,
v.v nhưng hầu như không đem lại kết quả Đến cuối thời kỳ Tokugawa, nguồn lực tài chính của nhà nước trở nên suy yếu rõ rệt, không
sức mạnh kinh tế đất nước Và sau này chính họ, cùng với võ sĩ cấp tiến là một trong những lực lượng tiên phong lật đổ chế độ phong kiến ở Nhật Bản
Trang 24khiến cho
qua các hình phạt khác nhau Các làng phái đóng thuế cho Mạc Phủ và các phiên với mức 40 hoặc 50%, số thuế này không chỉ để phục vụ cho chính phủ mà còn phục vụ cho toàn bộ tầng lớp võ sĩ tới 7% dân số Hình thức tổ chức như thế đã tạo ra một xã hội ổn địn
giáo dục để rồi sau đó bộ phận này trở thành xương sống của giới lãnh đạo cấp trung gian và tầng lớp trung lưu ngày càng quan trọng ở
vấn đề nghiêm trọng của thời hiện đại
Bước sang thế kỷ XVIII, sự biến đổi về tính chất của nền kinh tế được thể hiện rất rõ trong cấu trúc làng xã khi mà quan hệ giữa địa chủ (hay lãnh chúa) và tá điền đã thay đổi so với thời kỳ trước Lúc này, họ chia thành nhiều đơn vị tổ chức nhỏ (không hoàn toàn phụ thuộc vào một chủ đất) để tự kiếm sống bằng nhiều việc như: cày cấy, làm thuê cho các thương nhân, thợ thủ công ở thành phố, bán các sản phẩm thủ công tự sản xuất bằng các nguyên liệu địa phương Rõ ràng, quan hệ giữa địa chủ, lãnh chúa với nông dân dần
Trang 25dần không còn mang nặng mối quan hệ gia đình nữa bởi người nông dân hoàn toàn trở thành người làm thuê khi không có tài sản gì đáng kể ngoài sức lao động của chính mình
Khi có thiên tai, dịch bệnh thì nông dân nghèo là những nạn nhân trước tiên phải gánh chịu và không còn cách nào khác họ phải bỏ làng đi kiếm ăn và không ít người bị lưu manh hóa Một nghịch lý là cho dù tổng sản phẩm nông nghiệp tăng nhưng lợi ích chỉ đến với một số ít tầng lớp có đặc quyền, đặc lợi còn sự nghèo khổ trút lên vai hầu hết giai cấp nông dân Tuy nhiên, khi chống lại những sai lầm trong hệ thống quản lý ruộng đất của chính quyền thì nông dân nghèo lại là lực lượng chính mà các gia đình giàu có cần phải liên kết Thợ thủ công, thương nhân và nông dân là bộ phận đông đảo nhất trong
cơ cấu cư dân thành thị song thợ thủ công và thương nhân là tầng lớp có vai trò chủ thể trong kết cấu kinh tế - xã hội đô thị Do sự phát triển kinh tế và việc các đô thị hình thành, lớn mạnh nhanh chóng đã làm phong phú tầng lớp thợ thủ công Một loạt các phường hội thợ thủ công ra đời để liên kết sản xuất
và bảo vệ quyền lợi của nhau Tầng lớp thương nhân bị xếp hàng thân phận thấp nhất trong xã hội vì họ là người không trực tiếp sản xuất Những năm tháng hòa bình, ổn định là điều kiện và môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, do đó tầng lớp thương nhân ngày càng gia tăng Vì đều là cư dân đô thị cho nên sự phân biệt giữa hai tầng lớp công - thương nhiều khi không rõ nét nên họ được gọi chung là Chonin, chiếm khoảng 6-7% dân số Hàng năm
họ phải nộp một khoản thuế nhất định theo nghề và được qui ra tiền vàng, bạc, đồng nộp cho chính quyền hoặc lãnh chúa để làm nguồn kinh phí cho quân sự và xây dựng
Nhìn chung, chính quyền phong kiến đề ra các biện pháp khác nhau nhằm duy trì sự lãnh đạo tối cao đối với mọi tầng lớp trong xã hội Sự phân tầng xã hội được duy trì chặt chẽ bởi giai cấp là vấn đề cha truyền con nối
Trang 26không thể thay đổi Chính vì vậy, điều đó càng làm cho ranh giới cách biệt giữa tầng lớp võ sĩ lãnh đạo đất nước với ba giai tầng sau là nông, công, thương ngày càng rõ nét và điều tất yếu xảy ra là sự phân hóa giàu - nghèo, địa vị sang - hèn, quyền lực - nghĩa vụ trở nên sâu sắc hơn
Sự phát triển sản xuất trong quá trình đô thị hóa nhanh cùng với nhu cầu ngày càng tăng của cuộc sống đã tạo điều kiện cho giới thương nhân mở rộng các hoạt động của mình Theo sự phân chia đẳng cấp xã hội, thương nhân không được coi trọng song sự phát triển của nền kinh tế đã khiến họ dần cải thiện được vị trí của mình và trở thành những người làm chủ kinh tế Với vị thế như vậy cho nên nhiều tầng lớp trong xã hội phụ thuộc vào họ và ngày càng nắm được nhiều quyền lực trong tay Hệ quả là hầu hết các lãnh chúa đều trở thành con nợ của họ và ngay cả tầng lớp võ sĩ cũng không tránh khỏi kết cục như lãnh chúa Những người thuộc tầng lớp võ sĩ giờ đây không thể
áp đặt ý muốn của mình lên tầng lớp thương nhân được nữa vì họ đã và đang phụ thuộc về mặt kinh tế đối với tầng lớp này Sự thật là thế lực nào nắm quyền về kinh tế thì cũng có thể điều khiển được các hoạt động khác trong xã hội, bởi vậy, tầng lớp thương nhân lớn mạnh là dấu hiệu báo trước cho một sự thay đổi trật tự địa vị của các tầng lớp xã hội Cùng với sự phát triển toàn diện của xã hội, đặc biệt là kinh tế đã làm cho vai trò của tầng lớp võ sĩ không còn như trước nữa Thật vậy, sự giàu lên của tầng lớp thương nhân ngày càng nhanh thì những tầng lớp chỉ sống dựa vào đồng lương, bổng lộc như quí tộc - quan liêu cho thấy rõ mức sống của họ đã giảm sút đi rất nhiều Trái lại, quá trình lớn mạnh của tầng lớp thương nhân thành thị không chỉ tạo cho họ ưu thế về mặt kinh tế mà còn đưa họ lên vị trí cao trong xã hội Không chỉ vậy, tầng lớp này cũng có ảnh hưởng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và văn học thời kỳ Edo Như vậy, thợ thủ công và thương nhân không phải là khối thuần nhất mà bao gồm nhiều nghề nghiệp, với khả năng kinh tế khác nhau,
Trang 27qua đó có cả sự khác nhau về vai trò của họ trong tổ chức sản xuất và kinh doanh Tuy nhiên, những tầng lớp này, đặc biệt là tầng lớp thương nhân ngày càng lớn mạnh và có vai trò quan trọng trong việc làm biến đổi đời sống xã hội phong kiến Nhật Bản ở giai đoạn cuối cùng của chế độ Tokugawa
thương nhân dần
phóng Giai cấp tư sản manh nha dần từ th
Tây, Trung Quốc và Việt Nam “ Đó là sự yếu ớt, ý chí chiến đấu kém của giai cấp tư sản vừa manh nha Đó là vai trò ngày càng lớn của các tầng lớp
võ sĩ tư sản hóa mà vẫn trung thành với võ sĩ đạo Nếu giai cấp tư sản có vai trò là nền tảng không nhỏ thì các tầng lớp võ sĩ đạo đang
công cuộc duy tân thời Minh Trị” [32, tr.41]
Như vậy, trải qua thời kỳ Edo đã dần hình thành nên những yếu tố của xã hội tư bản trong lòng xã hội phong kiế
công, thương nghiệp, đó là sự manh nha của thị trường dân tộc, là sự xuất hiện của các
giai cấp
tư sản vừa manh nha Đ
với võ sĩ đạo
Trang 28c hiểm họa phương Tây đã thúc đẩy toàn bộ các đẳng cấp xã hội tham gia vào trào lưu cải cách, lật đổ chế độ Mạc Phủ Trong khi nông dân và thợ thủ công còn chưa đủ sức và lực lượng vươn lên nắm ngọn cờ lãnh đạo, giới thương nhân, đặc biệt là thương nhân tài chính có quyền lợi gắn chặt với chế độ còn do dự
thì “các samurai với ý thức dân tộc và tinh thần hiệp sĩ đã đóng vai trò quan trọng nhất” [50, tr.32], vùng lên chôn vùi chế độ phong kiến, lập nên nhà
nước tư sản đầu tiên ở châu Á
Tóm lại, trên những nét chung nhất, cơ cấu xã hội thời Edo là: Thiên
hoàng, Tướng quân, quí tộc - quan liêu và bình dân Với cấu trúc này, Thiên hoàng về nguyên tắc là người đứng đầu đất nước, có quyền uy tuyệt đối, song trên thực tế, Tướng quân về danh nghĩa đứng sau Thiên hoàng nhưng lại nắm quyền lãnh đạo đất nước Xét cụ thể hơn, Thiên hoàng nắm quyền ở Kyoto đại diện cho triều đình còn Tướng quân nắm quyền lực ở Edo và các địa phương khác Tập trung xung quanh Thiên hoàng và Tướng quân là tầng lớp quí tộc - quan liêu để tạo nên hai hệ thống chính quyền cùng song song tồn tại Tầng lớp dưới đông đảo nhất là bình dân sinh sống hầu hết ở nông thôn (làng, thái ấp, lãnh địa) còn một phần ở các đô thị đang hình thành và ngày càng phát triển nhanh chóng Ngoài ra, dưới đáy của bậc thang xã hội là tầng lớp nô tỳ, nông nô, kẻ lang thang chịu thân phận thấp hèn nhất trong xã hội nhưng số lượng không nhiều Cũng cần phải kể đến giới tăng lữ (những người theo Phật giáo, Thần đạo, Nho giáo ) cũng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Tuy nhiên, tăng lữ không phải là những đẳng cấp thuần nhất mà
là một tầng lớp dọc kết nối từ tầng lớp bình dân tới tầng lớp trên
Với cơ cấu xã hội trên có thể thấy được quan hệ trong thang bậc đẳng cấp phong kiến đã hình thành rõ nét Nhìn từ góc độ xã hội, cấu trúc giai cấp thực tế chỉ gồm hai bộ phận là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị Giai cấp
Trang 29thống trị là Thiên hoàng, Tướng quân cùng toàn bộ hệ thống quan liêu nhà nước từ trung ương đến địa phương Còn giai cấp bị trị là bình dân hay nói cách khác là toàn bộ số dân còn lại vừa là thần dân vừa bị bóc lột
Ngoài hai chiều cấu trúc chính là giai cấp và đẳng cấp, xã hội Nhật Bản thời kỳ này còn tồn tại những dạng thức khác nhau của cơ cấu xã hội và một trong số đó là cấu trúc thứ bậc nghề nghiệp sĩ, nông, công, thương Đến thời Tokugawa, cấu trúc này đã được xác lập rất rõ nét và có ý nghĩa quan trọng trên bình diện toàn xã hội Điểm đặc biệt trong quan niệm về “tứ dân” này là bậc “sĩ” tức tầng lớp võ sĩ (Samurai) đã hình thành và phát triển từ thời Cổ đại của Nhật Bản
Chính vì lẽ đó, võ sĩ là tầng lớp có vai trò rất quan trọng không chỉ trong
cơ cấu xã hội mà còn trong tiến trình lịch sử hình thành, tồn tại, phát triển và diệt vong của chế độ phong kiến của Nhật Bản Liên quan đến tầng lớp võ sĩ
là sự xuất hiện của chế độ Nhiếp chính và lãnh chúa phong kiến lớn (Daimyo) Hầu hết các Tướng quân và lãnh chúa lớn đều thuộc tầng lớp võ sĩ,
do đó có vị thế quan trọng trong cơ cấu xã hội là đương nhiên Và, cùng với
sự tồn tại của hai hệ thống chính quyền thì sự phát triển rồi suy tàn của tầng lớp võ sĩ để nhường chỗ cho sự vươn lên của tầng lớp thương nhân đã tạo nên những nét đặc trưng trong cơ cấu xã hội Nhật Bản thời kỳ này Đây thật sự là những cơ sở xã hội quan trọng khi Nhật Bản bước vào thời Cận đại (1868 - 1945), giai đoạn mở đầu của quá trình phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa ở quốc gia này
1.1.2 Tiền đề văn hóa
-Có thể khăng định rằng, tiề
Trang 30à thời kỳ phát triển, đan xen của đồng th
cư vào các thành thị đã tạo nên một môi trường xã hội mới cho sự phát triển
đa dạng về văn hóa với những đặc điểm, chuẩn mực, thang bậc giá trị riêng Mặc dù nông dân là tầng
phong trong nền văn hóa Cũng chính tại đây đã xuất hiện tầng lớp geisha
tường
Sự phát triển một số ngành kinh tế và quá trình tập trung dân cư vào các thành thị, thị trấn đã tạo nên một môi trường xã hội mới cho sự phát triển đa dạng về văn hóa Không bị ràng buộc bởi những lễ giáo đạo đức phong kiến, cộng đồng thị dân với vị thế kinh tế - xã hội của mình đã tự xây dựng một lối sống mới theo những tiêu chí riêng: năng động, phóng đạt, tạo nên dòng văn hóa thị dân đầy sức sống ở Nhật Bản
Dựa trên bộ Tự trị thông giám của Trung Quốc đời Tống, Hayashi Razan
(Lâm La Sơn, 1583-1657) cùng con là Hayashi Shunsai (Lâm Xuân Tế,
1618-1680), đã biên soạn bộ biên niên sử Honcho tsugan (Bản triều thông giám)
gồm 300 cuốn, hoàn thành năm 1671 Trước đó, năm 1643 Shusan đã xuất
bản bộ Kanei Keizu cũng gồm 300 cuốn ghi lại lịch sử tất cả những dòng họ
lớn ở Nhật Bản Hayashi là một gia tộc có truyền thống Nho học ở Nhật Bản Bản thân Hayashi Shunsai đã được Ieyasu mời làm cố vấn và là người được giao trách nhiệm truyền bá tư tưởng Nho giáo ở Nhật Bản Sau khi ông qua đời, những người trong dòng họ Hayashi đã kế thừa nhau cương vị đứng đầu
trường Shoheico, trung tâm nghiên cứu giảng dạy Nho học lớn nhất ở Nhật
Bản
Trang 31Trong khuynh hướng muốn tìm về với giá trị truyền thống và lòng tự tôn dân tộc, giới tri thức Nho học Nhật Bản đã tập trung nhiều công sức để biên soạn một số công trình sử học lớn Năm 1657, bộ lịch sử Dai Nihon shi (Đại
Nhật Bản sử) đã được Tokugawa Mitsukuni (1628-1770), lãnh chúa Han Mito
chỉ đạo biên soạn Đây là một bộ sử lớn có giá trị đặc biệt về nghiên cứu Nhật Bản Đến năm 1720 những người biên soạn mới viết song 250 cuốn và phải mãi năm 1906 thì 147 cuốn còn lại mới hoàn thành Ngoài ra các trí thức nổi tiếng như Arai Hakuseki (Tân Tỉnh Bạch Thạch, 1657-1725), Iida Tadahiko (1816-1861), Rai Sanyo (1780-1832)… cũng đã biên soạn một số sách lịch sử
có giá trị khác
Về văn hóa, Edo là thời kì mà môi trường xã hội đã tạo nên cho đẳng cấp bình dân những điều kiện cần thiết để có thể phát triển sáng tạo những đặc trưng văn hóa của mình Như vậy, bên cạnh dòng văn hóa quý tộc và văn hóa võ sĩ vẫn được duy trì, phát triển thì văn hóa bình dân mà tiêu biểu là văn hóa thị dân có nhiều biểu hiện phát triển nổi bật, để lại những dấu ấn sâu đậm trong văn hóa Nhật Bản thời Edo
Với vị trí là một đẳng cấp lãnh đạo, nắm giữ quyền lực về chính trị và kinh tế, trên một số phương diện, dòng văn hóa của đẳng cấp võ sĩ thời Edo vẫn kế thừa nhiều thành tựu văn hóa truyền thống Trong điều kiện xã hội mới, dòng văn hóa này có khuynh hướng trở nên hoành tráng, lộng lẫy có phần xa lạ với lối sống giản dị, khổ hạnh vốn có của giới võ sĩ
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu từ giai đoạ
này cũng xuất hiện nhiều trường phái Các tác
ỹ nữ nổi tiếng Nhờ kỹ thuật ấn loát rất phát triển trong thời
Trang 32phố Có thể nói, những đóng góp của các nghệ sĩ đã làm phong phú thêm đời sống tinh thần, hình thành nét văn hóa đặc thù của Nhật Bản Thông qua các cuộc tranh luận giữa những dòng tư t
Nhật Bản đã quyết tâm thực hiện thành công chủ trương cải cách và sớm trở thành quốc gia hùng mạnh trong khu vực cũng như trên thế giới
Bên cạnh những nét văn hóa đặc sắc, chế độ giáo dục ở Nhật Bản thời kỳ Tokuga
Trung Hoa Có thế thấy rõ một đặc điểm nổi bật của giáo dục thời kỳ này là
sự phân biệt đẳng cấp rất rõ rệt Thông qua giáo dục, chính quyền Tokugawa
muốn khẳng định địa vị của từng giai tần
chế độ giáo dục ưu đãi dành riêng cho tầng lớp
võ sĩ -
giáo dục, chính quyền Tokugawa muốn khẳng định địa vị của từng giai tầng, cá nhân trong trật tự xã hội Vì vậy, cho từng đẳng cấp khác nhau Chế đ
“thượng đẳng” nên ngay từ
thuở ấu thơ, trong các gia đình võ sĩ, trẻ em
quân sự Vì lẽ đó, có nhà nghiên cứu đã coi chế độ giáo dục của tầng lớp võ sĩ
hành chính, quan liêu thế lực, những người đã từ bỏ chiến trường để theo đuổi bút nghiên” [91, tr.8] Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa Nhật Bản và Trung Quốc là, ở Nhật Bản không có cơ chế trọng dụng nhân tài qua khoa cử
Khi cần bổ khuyết một cương vị n
Trang 33chỉ áp dụng cơ chế tiến cử,
chừng mực nhất định Cơ chế giáo dục đó, một mặt vừa góp phần đảm bảo cho sự phát triển ổn định, mặt khác nó cũng làm sâu sắc thêm tính chất đẳng cấp của cơ chế chính trị lấy sự trung thành làm chuẩn mực đã ngày càng trở nên xơ cứng, lạc hậu và cuối cùng trở thành lực lượng cản trở sự phát triển của xã hội
Nhìn chung, cho đến thời kỳ Tokugawa, Nhật Bản đã duy trì một chế độ
giáo dục “khép kín” Cơ hội giáo dục chủ yếu chỉ dành cho con em của các
gia đình “thế gia vọng tộc” Giáo dục đã góp phần duy trì địa vị của Hoàng tộc và các lãnh chúa phong kiến, đồng thời nó cũng cản trở, nếu không muốn
nói là căn bản triệt tiêu khả năng của nhưng tầng lớp “thấp hèn”
học vấn, ngõ hầu có thể tiến thân thay đổi địa vị của mình
Tuy nhiên, năm 1740 đã đánh dấu một sự chuyên biến quan trọng trong lịch sử giáo dục Nhật Bản, trong sự nhận thức của chính quyền khi Tokugawa Yoshimune (1677-1751) chính thức cho phép giảng dạy m
đất nước để tự vệ dần dần nhận thấy sự lạc hậu so với thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây Như một lẽ tất yếu, để duy tân thì không thể tự cô lập Đây
là biện p
“xứ sở hoa anh đào” đã mở cửa với thái độ tích cực, nhanh chóng nắm bắt mô hình phát triển tiên tiến, những thành tựu khoa học kỹ
Trang 34thuật phương Tây, đưa Nhật Bản hòa nhập vào sự phát triển chung của nhân loại
nhận ra tầm quan trọng của giáo dục Với họ, giáo dục không bao hàm phương diện phát triển tâm trí của những ng
cuộc sống hiện đại hơn mà đào tạo những công dân am hiểu kỹ thuật nhằm
xây dựng một quốc gia hùng mạnh “Giáo dục chủ yếu là một lợi khí của nhà nước, rèn luyện những thần dân đáng tin cậy có thể dùng như những bánh xe
có hiệu quả kỹ thuật trong guồng máy phức tạp của một quốc gia gia hiện đại” [62, tr.152] Với tư chất thông minh và khả năng phán xét sắc sảo đã
giúp ông nhận ra sự lạc hậu của hệ thống lý luận mà Nho giáo là chủ đạo Cũng chính vì lẽ đó, ông không có ý định trở thành nhà Hán học, nghiên cứu thứ
nội dung đào tạo Trong điều kiện xã hội Nhật Bản có nhiều biến chuyển sâu sắc, giáo
sự xuất hiện của hàng loạt thành thị cũng góp phần thúc đẩy quá trình hiện
, nhất là những thương nhân giàu có đã cho con đi học và đặc biệt họ rất coi trọng các mô
Trang 35trường do lãnh chúa hay Mạc Phủ quản lý
Edo, nhưng phát triến nhất là vào thế kỷ XIX
thậm chí cả một sô môn về khoa học kỹ thuật phương Tây, tiếng Anh, tiếng
Hà Lan Từ năm 1781 đến năm 1871,
năm 1803 Từ năm 1803 đến năm 1843, có 3050 trường và từ năm 1844 đến
1867 là 6691 trường, đưa tổng số lên đến 11302 trường vào cuối thời kỳ Edo
[62, tr.14]
Với họ, những tri thức thiết yếu về văn hóa và kỹ năng tính toán là hết sức cần thiết
Trang 36thương mại và việc mở rộng thị trường Tri thức và sự hiểu biết là điều cần phải có để có thể giành thắng lợi trên thương trường
Việc mở rộng phạm vi giáo dục ra tất cả c
từ đẳng cấp bình dân Vào cuối thời kỳ Tokugawa, đội ngũ giáo viên giảng dạy trong các trường terakoya có nguồn gốc rất khác nhau Những giáo viên xuất thân từ “
Như vậy, giáo dục và môi trường văn hóa Nhật Bản thời kỳ Edo không những góp phần nâng cao trình độ dân trí, xây dựng ý thức dân tộc mạnh m
ngày càng bắt nhịp với lối tư duy của một xã hội công nghiệp hiện đại, nhấn mạnh đến vai trò của cá nhân
tộc cộng đồng theo kiể
phong phú thêm kho tàng tri thức của Nhật Bản
Trang 37nhiều trào lưu, ư
cách có chọn lọc Trong điều kiện xã hội mới, Khổng giáo đã cải biến hài hòa
với tinh thần khởi nguyên của Thần đạo “Người Nhật rất hoan nghinh Nho giáo, Phật giáo truyền vào xứ họ, là vì họ thấy tôn chỉ đại cương của hai giáo
ấy không xa khác gì tôn chỉ Thần giáo của họ xưa nay, nghĩa là đều dạy người ta về những đạo lý trung quân ái quốc, nhơn nghĩa, liêm sỉ như nhau”
quyền lực giữa các lãnh chúa, nạn “hạ khắc thượng” (bề tôi giết chủ) hết sức
trầm trọng Quyền lực quốc gia nằm trong tay Mạc Phủ nhưng danh phận không rõ ràng nên
để xã hội Nhật Bản tồn tại và vận hành Điều này cho thấy sự khác biệt căn bản giữa Nho giáo ở Trung Quốc và Nhật Bản, thậm chí với các nước ảnh hưởng của Nho giáo như Triều Tiên, Việt Nam v.v Trong khi ở Trung Quốc Nho giáo mang tính toàn nhân loại thì ở Nhật Bản lại mang tính dân tộc rõ
nét Có thể khẳng định rằng, chính “tính dân tộc”
mình mau lẹ vào thế giới hiện đại
Trang 38Cùng với sự phát triển ấy, vào cuối thời kỳ này, do nhiều nguyên nhân
và động lực xã hội khác nhau, Nhật Bản chứng kiến sự nở rộ của nhiều trào lưu tư tưởng và học thuật như: Cổ học (Kogaku), Quốc học (Kokugaku), Khai quốc học (Kaikoku), Hà Lan học (Rangaku), Tây dương học (Seiyogaku) v.v
Edo đã phá vỡ thế độc tôn của nền văn hóa Trung Hoa mà ảnh hưởng mạnh
mẽ nhất là Nho giáo Trong khi Q
thuật đề cao những giá trị cổ sơ, thấm đượm tinh thần Nhật Bản thì Khai quốc học, đặc biệt là Hà Lan học là những trường phái học thuật thể hiện triết lý, ước nguyện của nhiều tầng lớp xã hội muốn duy tân đất nước theo mô thức phương Tây Chính những điều kiện này là một trong những nguyên nhân thúc đẩy và dẫn tới thành công trong công cuộc thực hiện cải cách mở cửa với thế giới
Trang 39sâu tìm hiểu cặn kẽ những cơ sở lý luận và thực tiễn ở mỗi học phái Chủ nghĩa duy lý
công nghiệp hiện đại, coi trọng
“níu kéo”
cộng đồng truyền thống
Song song với sự xuất hiện của c
trung quân Những quy định dành cho các võ sĩ mà tầng lớp võ sĩ ngà
(Bushido)
Học thuyết Nho giáo và đạo đức phong kiến lỗi thời mất dần hiệu năng vận dụng, song nhiều nhà tư tưởng thời đó vẫn bổ sung những yếu tố khác của
quan tâm đến trực giác đạo đức cá nhân
-sâu sắc tới giới lãnh đạo của chính quyền Tokugawa
Trang 40dân tộc và sự phục hưng
tâm hơn đến văn học nước nhà thời cổ đại Đặc biệt, Motoori Norinaga, một học giả thuộc trường phái Quốc học, đã bình giải thành công pho biên niên sử
đầu tiên của Nhật Bản là “Cổ sự ký”
tiế “quốc học” đã ủng hộ mạnh mẽ việc trở lại cai trị của Thiên hoàng Đây cũng là nguyên nhân cơ bản thúc đẩy phong trào khôi phục lại địa vị của Thiên hoàng ở giai đoạn sau
Quá trình phát triển tư tưởng Nhật Bản trở nên sôi
-nước, học hỏi phương Tây Họ nhận ra rằng, chính sách biệt lập nhằm duy trì
hệ thống phong ki
, trừ những sách tuyên truyền cho nhà thờ Ki T
nhỏ các học giả có điều kiện nghiên cứu sâu sắc nhữ
Từ đây, thay vì các môn học kinh điển, họ chú tâm nhiều hơn đến các môn như: chế tạo súng, y học, luyện kim, vẽ bản đồ v.v Đến cuối thế
kỷ XVIII, xuất hiện phong trào “Lan học” với mục đích học tập, tiếp thu khoa học kỹ thuật phương Tây Rõ ràng “Mặc dù còn nghèo nàn nhưng những nhận thức của họ hồi đầu thế kỷ