MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...31 1.3.1.. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2015
Tác giả
LÊ THỊ THÚY HẰNG
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
2.1 Bảng tình hình sử dụng nguồn vốn của NH TMCP Đông 43
2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của NH TMCP 40
Đông Á – CN Đà Nẵng
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu của luận văn: 2
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu: 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.1.1 Khái niệm thẩm định tín dụng của ngân hàng thương mại 7
1.1.3 Nội dung thẩm định tín dụng của ngân hàng thương mại 8
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 20
1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng của NHTM 20
1.2.2 Mục đích và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng của NHTM 20
1.2.3 Phương pháp phân tích 21
1.2.4 Nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng 23
Trang 71.3 MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG THẨM ĐỊNH
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 31
1.3.1 Nhân tố chủ quan 31
1.3.2 Nhân tố khách quan 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 36
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 36
2.1.1 Quá trình phát triển 36
2.1.2 Các kênh giao dịch 37
2.1.3 Các cổ đông pháp nhân lớn 37
2.1.4 Công ty thành viên 38
2.1.5 Công nghệ 38
2.1.6 Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đà Nẵng. 38
2.1.7 Cơ cấu tổ chức 39
2.1.8 Sản phẩm dịch vụ 40
2.1.9 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2012- 2014 42
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 47
2.2.1 Nội dung thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đông Á 47
Trang 82.2.2 Thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong
thẩm định tín dụng tại ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Đà Nẵng 63
2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 70
2.3.1 Kết quả đạt được: 70
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 76
CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 77
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 77
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG. 78
3.2.1 Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng 78
3.2.2 Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm ngặt quy trình phân tích tài chính của khách hàng doanh nghiệp vay vốn 81
3.2.3 Phân loại, quản lý khách hàng theo nhóm, ngành nghề kinh doanh cũng như quy mô của khách hàng 82
3.2.4 Hoàn thiện công tác thu thập thông tin và nâng cao chất lượng thông tin 82
3.2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định 84
Trang 93.2.6 Giải pháp về trang thiết bị, công nghệ ngân hàng 86
3.2.7 Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát 87
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 87
3.3.1 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 87
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Đông Á – Hội sở 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 90
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, đất nước đang trên đà phát triển đã tạo điều kiện đầu tư chonhiều dự án thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề và mọi lĩnh vực.Song việc đảm bảo nguồn vốn đang là một bài toán khó cho các nhà đầu tư.Đối với những dự án đầu tư lớn đòi hỏi lượng vốn đầu tư phải lớn hơn nhiều
so với vốn tự có của nhà đầu tư thì các nhà đầu tư đã tìm các nguồn tài chính
hỗ trợ từ bên ngoài Trong đó, nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại làrất quan trọng
Đối với các ngân hàng thương mại hoạt động cho vay khách hàngdoanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của ngân hàng Tuy nhiên,
đó cũng là một hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro Vì vậy, để đảm bảo ngân hàng
có thể thu hồi được cả gốc và lãi vay thì công tác phân tích tài chính trongthẩm định tín dụng là hết sức quan trọng Nó có tính quyết định tới chất lượngcho vay của ngân hàng, tới tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu và ảnh hưởng tới thu nhập
và hoạt động của ngân hàng
Các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng thương mại cổ phầnĐông Á nói riêng đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích tàichính doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng nên đã, đang và sẽ đưa ra nhữngđịnh hướng nhằm hoàn thiện công tác này Tuy nhiên, không thể tránh khỏinhững vấn đề bất cập và khó khăn còn tồn tại
Nhận thức được vấn đề này, tôi quyết định chọn đề tài: “ Hoàn thiện côngtác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tạingân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản về công tác phân tích tài chínhkhách hàng doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng ở ngân hàng thương mại
Trang 11- Phân tích đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàngdoanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chinhánh Đà Nẵng.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả côngtác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng ởngân hàng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về phân tích tài chínhkhách hàng doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng và thực trạng công tác nàytại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Đà Nẵng
- Phạm vi nghiên cứu:
Công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm địnhtín dụng tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Đà Nẵng
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: nghiên cứu cơ sở lý luận về phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp: thu thập, so sánh và phântích các số liệu, thông tin liên quan đến thực trạng về công tác phân tích tàichính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại ngân hàngthương mại Dựa vào việc thu thập dữ liệu thứ cấp tôi có thể đưa ra nhữngthực trạng về công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong quytrình thẩm định tín dụng tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Đà Nẵng
5 Kết cấu của luận văn:
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệptrong thẩm định tín dụng của ngân hàng thương mại
Trang 12- Chương 2: Thực trạng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệptrong thẩm định tín dụng tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Đà Nẵng.
- Chương 3: Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanhnghiệp trong thẩm định tín dụng tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh
Đà Nẵng
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
Để nội dung luận văn được hoàn thiện và bám sát với đề tài, tác giả đãthu thập các tài liệu về các công trình nghiên cứu trước đây của các tác giảkhác nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu của mình Sau đây là nội dungtham khảo một số tài liệu nghiên cứu:
- Đề tài “ Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động chovay tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” do học viên Đỗ Thị Nhung thựchiện là một đề tài thực tiễn vừa mang tầm vĩ mô đã đưa ra các giải pháp, chínhsách hiệu quả giúp các nhà quản lý nâng cao chất lượng thẩm định nói chung.Mặc khác, xây dựng một quy trình thẩm định có hiệu quả, các nội dung cụ thểcần thực hiện và các nghiệp vụ cần thiết khi tiến hành xem xét món vay đốivới cán bộ tín dụng Tác giả của đề tài này đã dựa trên phương pháp luận củachủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với việc sử dụng phương pháp thống
kê, so sánh, phân tích, nhận xét Như vậy, với đề tài này tác giả đã đưa ra cácgiải pháp nhằm giúp cho công tác phân tích tài chính khách hàng doanhnghiệp trong thẩm định tín tại ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Đà Nẵng đạtđược chất lượng, hạn chế những rủi ro trong cho vay cũng như hoàn thiện hơnnữa nghiệp vụ thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp Đây là điểm màtác giả đã kế thừa
- Luận văn của tác giả Trần Thị Như Lai với đề tài “ Hoàn thiện côngtác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay tại ngân hàng Ngoại ThươngQuảng Nam” năm 2008 Đề tài này chủ yếu làm rõ vấn đề thẩm định tài chính
Trang 13trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, đánh giá về thực trạngcông tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay của ngân hàng Ngoạithương Quảng Nam, qua đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chếtrong công tác thẩm định tài chính và nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế
đó Sau đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác thẩmđịnh tài chính trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Các phương pháp sửdụng trong quá trình thực tiễn đề tài này là: Phương pháp thống kê, phươngpháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu và một số phươngpháp khác để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu Nội dung phân tích của luận vănchủ yếu thiên về phân tích báo cáo tài chính của dự án và chủ đầu tư để từ đóđưa ra các giải pháp hoàn thiện Vì vậy, mà các giải pháp trong luận văn nàychưa bao quát và đầy đủ, đồng thời các phương pháp phân tích được sử dụngcòn thông thường, đơn giản, chưa có phương pháp cụ thể đối với từng nộidung
- Luận văn của tác giả Trần Thị Xuân Lan với đề tài: “ Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay tín dụng tại ngân hàng Nam Việt chi nhánh Đà Nẵng” năm 2012 Đề tài đã đưa ra cơ sở lý luận về phân tích báo tài chính doanh nghiệp vay tín dụng tại ngân hàng thương mại Từ đó,thông qua phân tích và đánh giá thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay tín dụng tại ngân hàng, tác giả đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay tín dụng tại ngân hàng Nam Việt – Chi nhánh Đà Nẵng nhằm nâng cao hiệu quả công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay tín dụng tại Ngân hàng Nam Việt – Chi nhánh Đà Nẵng Tuy nhiên nội dung phân tích của đề tài còn đơn giản, các phương pháp sử dụng chưa cụ thể, rõ ràng Đề tài chỉ tập trung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp mà chưa chỉ ra rõ quy trình thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn thực tế tại ngân hàng Nam
Trang 14Việt Vì vậy mà các giải pháp đưa ra chưa mang tính thực tế và có tính ứngdụng đối với ngân hàng.
- Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang ( 2008) : “ Hoàn thiệncông tác thẩm định cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ngãi” Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng
Trong phần cơ sở lý luận tác giả đã trình bày khá chi tiết về cấu trúc tàichính, hiệu quả hoạt động và rủi ro doanh nghiệp Trên cơ sở lý luận đó, tác giả đã làm rõ những vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh vàrủi ro doanh nghiệp đến quyết định cho vay của ngân hàng và cũng là cơ sở
để đánh giá thực trạng công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng Qua việc phân tích thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng, các giải pháp đề ra có tính thực tiễn và có khả năng áp dụng vào thực tế để hoàn thiện công tác thẩm định Tuy nhiên hạn chế của luận văn là tác giả chưa đưa ra được các nhân tố bên trong, nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc hoàn thiện công tác tín dụng và những giải pháp mà ngân hàng đã thực hiện trong thời gian về thẩm định cũng như
những giải pháp mang lại chưa cao
Có thể nói đề tài “ Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàngdoanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chinhánh Đà Nẵng” mà tác giả lựa chọn là một chủ đề có ý nghĩa thực tiễn, chưa
có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chinhánh Đà Nẵng, đồng thời phù hợp với tình hình nhức nhối hiện nay mà cácngân hàng thương mại đang quan tâm đó là tìm giải pháp tháo gỡ tỷ lệ nợ xấutrong hoạt động tín dụng đang ngày càng tăng cao Và một trong nhữngnguyên nhân là do công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
Trang 15trong thẩm định tín dụng chưa thực sự phát huy vai trò quan trọng trong việc
ra quyết định tín dụng tại ngân hàng Qua nghiên cứu của mình, tác giả đãphân tích thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệptrong thẩm định tín dụng , tìm ra những điểm bất cập, những tồn tại trong quytrình thẩm định tín dụng, từ đó đề xuất một số giải pháp và có kiến nghị phùhợp để công tác thẩm định phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng một cáchđúng đắn và chính xác nhất, giảm thiểu rủi ro và góp phần đem lại lợi nhuậntốt cho Chi nhánh
Trang 16CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP TRONG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm thẩm định tín dụng của ngân hàng thương mại
Thẩm định tín dụng là quá trình tổ chức thu thập và xử lý thông tinthông qua việc sử dụng kỹ thuật để phân tích, đánh giá khách hàng một cáchđầy đủ và tuân thủ quy định pháp luật nhằm làm cơ sở đưa ra quyết định cấptín dụng
Mục đích và ý nghĩa của thẩm định tín dụng của ngân hàng thương mại
a Ý nghĩa:
Việc thẩm định tín dụng trước khi cấp vốn cho khách hàng có ý nghĩa:
- Hạn chế rủi ro tín dụng: Đây là vấn đề mà Ngân hàng quan tâm hàngđầu Khi tổn thất xảy ra, trước hết thu nhập của Ngân hàng giảm sút,dẫn đến
tỷ suất lợi tức và thị giá cổ phiếu Ngân hàng giảm,ảnh hưởng đến khả năngthanh khoản của Ngân hàng
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng
- Hạn chế rủi ro đạo đức trong kinh doanh Ngân hàng
- Ổn định thị trường tài chính
b Mục đích:
- Đánh giá trung thực, khách quan mọi hoạt động của khách hàng
- Xác định số tiền, thời hạn cấp tín dụng, dự kiến tiến độ giải ngân, mứcthu nợ hợp lý và điều kiện cụ thể cho từng loại sản phẩm vay một cách hợp lý
- Đánh giá chính xác nguồn trả nợ
Trang 17- Là cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng.
- Dự trù những khả năng có thể dẫn đến những rủi ro khách hàng
không đủ khả năng trả nợ
Hoạt động cho vay là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tíndụng của NHTM,là nguồn mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng nhưngtiềm ẩn rất nhiều rủi ro Do đó công tác thẩm định tín dụng trước khi cấp vốncho khách hàng là thực sự cần thiết.Mỗi hồ sơ vay vốn đều phải tuân thủ cácthủ tục và đầy đủ giấy tờ cần thiết trong đó có phương án sản xuất kinh doanhhoặc dự án đầu tư Quá trình thẩm định sẽ giúp ngân hàng tính toán và dự báođược hiệu quả của phương án và dự án mang lại cho ngân hàng, kháchhàng,góp phần phát triển kinh tế đất nước.Từ đó Ngân hàng sẽ có quyết địnhcho vay,đầu tư đúng đắn,mang lại hiệu quả cao.Nếu công tác thẩm định tíndụng kém sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đếnhoạt động an toàn của ngân hàng, mất uy tín cho ngân hàng…và có thể làmngân hàng lâm vào tình trạng phá sản
Như vậy thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay thực sự cần thiết
và có ý nghĩa quan trọng đối với NHTM Một Ngân hàng hoạt động an toànvới các khoản vay có chất lượng sẽ thu hút được khách hàng, nâng cao khảnăng cạnh tranh của ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới
1.1.3 Nội dung thẩm định tín dụng của ngân hàng thương mại
Mục tiêu của thẩm định tín dụng là cung cấp thông tin để quyết địnhcho vay và giảm xác suất sai lầm dựa trên cơ sở đánh giá đúng thực chất củaphương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư và ước lượng hay kiểm soátrủi ro ảnh hưởng tới khả năng thu hồi nợ khi cho vay Khả năng thu hồi nợvay phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Tư cách của khách hàng vay vốn
- Tình hình tài chính của khách hàng
Trang 18- Tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư.
- Tài sản đảm bảo nợ vay
- Khả năng quản lý và kiểm soát rủi ro
Do đó, để đảm bảo được mục tiêu thu hồi nợ, thẩm định tín dụng cần tập trung vào các nội dung chính sau:
a Thẩm định khách hàng vay vốn
Đánh giá tư cách pháp nhân, tính chất hợp pháp và mức độ tin cậy đối với những thủ tục vay mà khách hàng phải tuân thủ
- Thẩm định điều kiện vay vốn:
Theo quy chế cho vay của các TCTD, khách hàng muốn vay vốn ngân hàng phải thỏa mãn các điều kiện vay bao gồm:
+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
+ Có mục đích vay vốn hợp pháp
+Có khả năng tài chính đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết.+ Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án khả thi và có hiệu quả
+ Thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay theo qui định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam
- Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay vốn:
Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho TCTD giấy đề nghị vayvốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn Khách hàngphải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của cáctài liệu gửi cho TCTD Thông thường bộ hồ sơ vay vốn gồm có:
+ Giấy đề nghị vay vốn
+ Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng
+ Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư
Trang 19+ Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất.
+ Các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo
+ Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết
Thẩm định hồ sơ vay vốn là xem xét tính chân thực và mức độ tin cậy của những tài liệu khách hàng cung cấp cho ngân hàng khi làm hồ sơ vay vốn
b Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp
* Thẩm định mức độ tin cậy của các BCTC của doanh nghiệp
- Các loại báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng: +Các tài liệu, BCTC hàng năm bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáothu nhập, báo cáo lưu chuyển tiền tệ Ngoài các tài liệu này, ngân hàng cầnphải yêu cầu khách hàng cung cấp bảng thuyết minh các thông tin trên bảngcân đối kế toán và báo cáo thu nhập Các tài liệu này cần phải được kiểm toánhoặc ít nhất đã được cơ quan thuế thông qua
+ Các BCTC bổ sung bao gồm: Các BCTC hàng năm thường rất cũ sovới thời điểm phân tích để cho vay nên thường không đầy đủ Vì vậy, cần phảiyêu cầu khách hàng cung cấp BCTC bổ sung để hiện hành hóa tình hình tàichính của doanh nghiệp Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp hoạt động cótính thời vụ thì Ngân hàng cần phải yêu cầu cung cấp thêm BCTC ở giai đoạncuối của thời kì cao điểm Bởi vì, tại thời điểm này, việc đánh giá rủi ro thựchiện được dễ dàng, tồn kho ở mức thấp nhất, khoảng cho vay của khách hàngcũng không nhiều
Các BCTC phụ thuộc khá lớn vào đặc điểm hoạt động kinh doanh tạithời điểm lập Do vậy, việc tìm hiểu các tình hình trung gian cần phải đượcthực hiện thận trọng bởi tùy theo thời kì thành lập chúng, các thông tin thuthập được có thể làm người đọc không nhận rõ và dễ sai lầm, đồng thời,những so sánh chỉ có thể thực hiện hiệu quả trên những tình hình kế tiếp được
Trang 20thành lập ở thời điểm tương tự Việc so sánh với những tài liệu tổng hợp vàothời điểm cuối năm chỉ có thể là một sự đánh lừa.
- Mức độ tin cậy của BCTC doanh nghiệp:
Điều quan trọng là phải kiểm tra tính chính xác của BCTC của kháchhàng vay vốn trước khi bắt tay vào phân tích chúng Các BCTC, kể cả nhữngbáo cáo đã kiểm toán, nhiều khi không chỉ được mô tả theo hướng tích cực, códụng ý mà còn có thể vô tình bị sai lệch Việc kiểm tra bao gồm việc xem xétcác nguồn số liệu, dữ liệu do doanh nghiệp lập, chế độ kế toán áp dụng, tínhchính xác của các số liệu và được thực hiện như sau:
+ Đối với việc kiểm tra bảng cân đối kế toán: Nhân viên thẩm định cần phải xác minh rõ một số thông tin sau:
(5) Nguyên tắc về kế toán chi phí như chi phí vốn, chi phí sửa chữa có được xem xét không ?
(6) Kiểm tra thận trọng về giá trị của TSCĐ vô hình
(7) Liệu doanh nghiệp có đầu tư vào công ty nào hoạt động kém hiệu quả không ?
Về nguồn vốn:
Trang 21(1) Liệu có những hóa đơn mua thiết bị và hóa đơn phi hoạt động khác
có được phân biệt trong khoản phải trả không ?
(2) Liệu những khoản ứng trước hay đặt cọc đã được nhận hay được thu Khoản mục này có bao gồm những khoản vay ngân hàng không ?
(3)Những khoản chi phí trả trước hay chi phí tích dồn có được hạch toán.(4) Các khoản dự phòng cần thiết có được phân bổ đầy đủ Đâu là
những khoản rút tiền từ những khoản dự phòng đó
+ Đối với việc kiểm tra báo cáo thu nhập:
(1) Liệu những tài khoản, thu bán hàng, chi phí mua, chi phí bán hàng
và chi phí hành chính chung cũng như thu nhập, chi phí hoạt động được phânloại và phân bổ chính xác không ? Kiểm tra chi tiết của từng khoản mục này
(2) Liệu có những tăng giảm đột biến về doanh thu cho các khoản mua
từ các công ty con Kiểm tra lại chi tiết đằng sau sự tăng giảm của các khoảnphải thu từ công ty con
(3) Kiểm tra cẩn thận những chi tiết đằng sau những khoản thu nhập, chi phí hoạt động
(4) Kiểm tra những chi tiết của những khoản thu nhập, lỗ bất thường,nhất là những khoản có giá trị lớn Đối với các khoản lỗ từ việc bán TSCĐhữu hình cần phải được xác nhận
(5) Liệu có những thay đổi nào trong nguyên tắc hạch toán kế toánhoặc trong phương pháp kế toán như đánh giá hàng tồn kho, khấu hao, dựphòng Kiểm tra lại nguyên nhân của mọi thay đổi trên
* Thẩm định khả năng tài chính:
- Phân tích các khoản mục chủ yếu trên các BCTC
Đối với khách hàng, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ giúp cho khách hàng yên tâm trả được nợ khi đến hạn, do đó giữ được uy tín cũng như
Trang 22những cam kết đã thỏa thuận Đối với ngân hàng, khả năng tài chính giúpngân hàng yên tâm hơn về khả năng trả nợ của kháh hàng.
Tuy nhiên, do nhiều lí do khách quan cũng như chủ quan, bản thân kháchhàng không đánh giá được chính xác khả năng tài chính của mình Do vậy, thẩmđịnh khả năng tài chính của khách hàng là cần thiết Để làm điều này, khi làm thủtục vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp các BCTC của các kỳ gần nhất
Số liệu trong những báo cáo tài chính này bao gồm cả con số tuyệt đối và sốtương đối (tỷ lệ phần trăm trên tổng tài sản đối với bảng cân đối kế toán hoặc tỷ
lệ phần trăm trên tổng doanh thu đối với báo cáo thu nhập) Số tương đối phảnánh một cách rõ ràng hơn số tuyệt đối về xu hướng tài chính quan trọng đã vàđang diễn ra của doanh nghiệp vay vốn và giúp nhà phân tích có thể so sánh vớidoanh nghiệp khác hay so sánh với bình quân ngành
+ Đối với bảng cân đối kế toán: khi phân tích, ngân hàng thường tậptrung làm rõ cả số tuyệt đối và số tương đối vào các khoản mục chủ yếu nhưtiền mặt, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu, hàng tồn kho, giá trị còn lạicủa TSCĐ, các tài sản khác hay các khoản phải trả người bán, nợ ngắn hạn,thuế phải nộp, tổng nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, phải trả khác và vốn chủ sở hữu.Qua việc phân tích các khoản mục trên bảng cân đối kế toán sẽ giúp ngânhàng thấy sự thay đổi về cơ cấu đầu tư vào các loại tài sản và cơ cấu huy độngcác nguồn tài trợ của doanh nghiệp vay vốn như thế nào Từ đó, nắm bắt đượcphần nào xu hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gianđến cũng như mức độ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp này
+ Đối với báo cáo thu nhập: ngân hàng thường tập trung vào một sốkhoản mục chủ yếu như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí khấu hao,chi phí quản lý, chi phí lao động, chi phí khác, chi phí trả lãi vay, chi phí hànhchính, lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh, thu nhập trước thuế, thuế thunhập, thu nhập sau thuế Qua việc phân tích báo cáo thu nhập sẽ giúp ngân
Trang 23hàng thấy được mức độ ổn định trong các hoạt động và hiệu quả của các chínhsách mà doanh nghiệp áp dụng, khả năng kiểm soát chi phí và tăng cường thunhập (đây chính là nguồn thu nhập chủ yếu dùng để trả nợ ngân hàng) cũngnhư nguyên nhân thay đổi về tình hình chi phí, thu nhập và lợi nhuận củadoanh nghiệp vay vốn.
+ Đối với báo cáo lưu chuyển tiền tệ: ngân hàng tập trung phân tích cácdòng tiền đi vào và đi ra của ba hoạt động chính là hoạt động kinh doanh, hoạtđộng đầu tư và hoạt động tài chính Qua việc phân tích các khoản mục của báocáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp ngân hàng thấy được nguyên nhân thay đổi về tìnhhình tài sản, nguồn vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp vay vốn
Mỗi một khoản mục đều có một cách tiếp cận phân tích, đặt ra các câuhỏi đánh giá khác nhau nhưng đều đi đến mục tiêu chung là làm rõ số liệuđích của các khoản mục này và sự biến động của các khoản mục đó ra sao.Việc phân tích sự thay đổi của các khoản mục này sẽ giúp ngân hàng xác địnhđược các vấn đề đang phát sinh nhằm đưa ra quyết định hợp tác hay rút luihoặc có biện pháp bảo vệ nhằm khoản cho vay của mình
- Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu:
Thông tin từ các bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập thường được
bổ sung bởi việc phân tích các hệ số tài chính Bằng cách chọn lọc cẩn thậncác khoản mục từ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của doanh nghiệp,ngân hàng có thể thấy rõ những vấn đề quan trọng của khách hàng như hiệuquả về việc sử dụng các nguồn lực, khả năng kiểm soát chi phí, khả năng tiêuthụ sản phẩm, khả năng trang trải các chi phí tài chính, khả năng thanh toán,khả năng sinh lợi, Các hệ số tài chính chủ yếu thường được ngân hàng chútrọng phân tích bao gồm:
+ Về khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp vay vốn
Trang 24Chất lượng quản lý của doanh nghiệp thường được đánh giá thông quakhả năng kiểm soát chi phí và tăng cường thu nhập, đây chính là nguồn thunhập chủ yếu dùng để trả nợ ngân hàng Vì vậy, các ngân hàng thường đánhgiá khả năng kiểm soát chi phí thông qua hệ thống các chỉ tiêu sau:
· Tiền công, tiền lương/Doanh thu thuần
· Chi phí hành chính/Doanh thu thuần
· Chi phí quản lý/Doanh thu thuần
· Chi phí khấu hao/Doanh thu thuần
· Các khoản thuế/Doanh thu thuần
· Giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần
Khi đánh giá các chỉ tiêu này, ngân hàng cần phải giải đáp những nghivấn về chất lượng quản lý của doanh nghiệp và triển vọng thu nhập trongtương lai, đồng thời, ngân hàng cũng cần phải nhận được những phân tích cótính thuyết phục từ phía khách hàng rằng tình hình chi phí và thu nhập trongtương lai của khách hàng sẽ có những tiến triển tốt
+ Về hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp vay vốn:
Các chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng các loại tài sản củadoanh nghiệp như TSCĐ, tài sản lưu động hay toàn bộ tài sản nói chung củamột doanh nghiệp Việc xem xét các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất hoạt động sẽrất cần thiết cho ngân hàng Thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu này, ngânhàng sẽ có cái nhìn rõ hơn về khả năng quản lý, khả năng kiểm soát chi phí vàtạo ra doanh thu như thế nào, mức độ hiệu suất của việc sử dụng các loại tàisản của doanh nghiệp để tạo ra doanh thu và dòng tiền mặt cũng như quá trìnhchu chuyển thành tiền mặt của các loại tài sản hàng tồn kho, khoản phải thuđược tiến hành hiệu quả ở mức độ nào Các ngân hàng thường đánh giá khảnăng hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống các chỉ tiêu sau:
· Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân
Trang 25· Doanh thu thuần/Tổng tài sản
· Doanh thu thuần/Giá trị còn lại của TSCĐ
· Doanh thu thuần/Khoản phải thu bình quân
· Doanh thu thuần/ vốn lưu động bình quân
+ Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp vay vốn:
Để tạo ra tiền mặt đủ thanh toán nợ vay, doanh nghiệp cần phải bánđược nhiều hàng hoá, cung ứng nhiều dịch vụ Ngân hàng thường xác địnhmức độ chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấpthông qua việc phân tích các chỉ tiêu như:
· Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần
· Tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên (GPM)
GPM = (Doanh thu thuần - giá vốn hàng bán)/Doanh thu thuần
· Tỷ lệ lợi nhuận cận biên (NPM)
NPM = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
+ Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp vay vốn:
Lợi nhuận là kết quả của hàng loạt chính sách và quyết định của doanhnghiệp Các chỉ tiêu cho thấy hiệu quả cuối cùng trong cách điều hành, quản
lý của doanh nghiệp Ngân hàng thường xem xét cả thu nhập trước thuế và thunhập sau thuế so với các doanh nghiệp trong cùng ngành để thấy được đáp sốsau cùng về hiệu năng quản trị doanh nghiệp trước khi ra quyết định hợp táchay rút lui Các chỉ tiêu ngân hàng thường dùng là:
· Mức sinh lợi trên tài sản = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)/ Tổngtài sản bình quân
· Mức sinh lợi trên vốn chủ = Lợi nhuận sau thuế )/ Vốn chủ sở hữu bình quân
+ Khả năng hoàn trả lãi của doanh nghiệp vay vốn:
Trang 26Khả năng hoàn trả: các chỉ tiêu này phản ánh mức độ lợi nhuận màdoanh nghiệp tạo ra để đảm bảo khả trả lãi vay ngân hàng như thế nào Chỉtiêu này thể hiện sự bảo vệ đối với các chủ nợ ngân hàng trên cơ sở các khoảnthu của doanh nghiệp Ngân hàng hy vọng người vay tiền có thể tạo ra cáckhoản thu nhập lớn hơn chi phí của khoản nợ Các chỉ tiêu quan trọng thườngdùng đánh giá khả năng hoàn trả nợ là:
Tỷ lệ hoàn trả lãi = Thu nhập trước lãi và thuế/Lãi phải trả
+ Khả năng thanh toán của doanh nghiệp vay vốn:
Các ngân hàng đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi trong trạng tháithanh khoản của khách hàng, bởi các khoản nợ thường bắt nguồn từ sự chuyểnđổi thành tiền của các tài sản lưu động Khả năng thanh khoản của khách hànggiảm sẽ làm tăng khả năng ngân hàng phải giải quyết các tài sản khác củakhách hàng để thu hồi nợ Quá trình này thường mất nhiều thời gian và tốnkém chi phí nhưng kết quả không chắc chắn Vì vậy, ngân hàng rất quan tâmđến các chỉ tiêu phản ảnh khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi quyếtđịnh tài trợ Nhóm chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn củamột doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu sau:
Khả năng thanh toán của người đi vay phản ánh khả năng của họ trongviệc tạo ra tiền mặt một cách kịp thời khi cần với chi phí hợp lý Ngân hàngđánh giá khả năng trả tiền vay đúng hạn qua các chỉ tiêu:
· Khả năng thanh toán hiện hành: Chỉ tiêu này là thước đo khảnăng có thể trả nợ của doanh nghiệp, nó chỉ ra phạm vi, quy mô mà các yêucầu của các chủ nợ có thể được trang trải bằng tài sản lưu động, là loại tài sản
có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian tương ứng với thời hạn trả nợ.Hay nói cách khác, để trang trải nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp phải sử dụngbao nhiêu tài sản lưu động Công thức tính tỷ lệ thanh toán hiện hành:
Tỷ lệ thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/Các khoản nợ ngắn hạn
Trang 27· Khả năng thanh toán nhanh: Trên thực tế, có những doanh nghiệp
có quy mô hàng tồn kho nhỏ, dễ dàng thu lại số tiền bán hàng của mình thườnghoạt động an toàn hơn các doanh nghiệp có cùng khả năng thanh toán hiện hànhnhưng quy mô hàng tồn kho lớn và bán chịu sản phẩm nhiều Vì vậy, để đánh giáchính xác hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp, người ta sử dụng chỉ tiêu
bổ sung là khả năng thanh toán nhanh Công thức tính:
Tỷ lệ thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động-Hàng tồn kho)/Các khoản
nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động ròng = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn thường xuyên ( dài hạn ) – TS dài hạn+ Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp vay vốn:
Bất kỳ ngân hàng nào khi cho vay cũng đều quan tâm đến quy mô nợhiện có của các doanh nghiệp bên cạnh các khoản vay mà họ yêu cầu Phântích hệ số nợ sẽ giúp ngân hàng đo lường sự góp vốn của chủ doanh nghiệp,qua đó để có cơ sở tin tưởng có sự đảm bảo bảo cho món nợ vay như thế nào.Nếu chủ doanh nghiệp chỉ góp một tỷ lệ nhỏ thì rủi ro trong kinh doanh chủyếu do các chủ nợ gánh chịu, trong đó có ngân hàng Đòn bẩy tài chính đề cậpđến việc sử dụng nợ với hy vọng người vay tiền có thể tạo ra các khoản thunhập lớn hơn chi phí của khoản nợ Các chỉ tiêu quan trọng thường dùng đánhgiá trạng thái tín dụng và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệpbao gồm:
Tỷ suất nợ = Các khoản nợ phải trả/Tổng tài sản
Tỷ suất nợ dài hạn = Các khoản nợ dài hạn/Tổng nợ dài hạn và vốn chủ
sở hữu
Tỷ số nợ trên doanh thu = Các khoản nợ phải trả/Tổng doanh thu
+ Các khoản phải trả bất thường của doanh nghiệp vay vốn:
Trang 28Các khoản phải trả bất thường này thường không xuất hiện trên bảngcân đối kế toán của khách hàng nhưng ngân hàng cần phải biết như các khoảnbảo hành và bảo đảm sản phẩm của doanh nghiệp, các vụ kiện chưa giải quyết,các khoản nợ lương hưu sẽ phải trả trong tương lai của doanh nghiệp, thuếchưa nộp, những quy định hạn chế Các khoản phải trả bất thường này có thểchuyển thành các quyền đòi hỏi thực sự về tài chính đối với doanh nghiệp, nólàm giảm các quỹ hiện có dành trả nợ cho ngân hàng Cách tốt nhất là ngânhàng nên hỏi khách hàng về những quyền đòi hỏi tiềm năng gây bất lợi chodoanh nghiệp để sau đó theo dõi, điều tra, kiểm tra những ghi chép của toà án,những thông báo trên các phương tiên thông tin.
- Phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo nguồn và sử dụng nguồn
dự tính của doanh nghiệp vay vốn
Khoản vay sẽ được hoàn trả bằng thu nhập mà doanh nghiệp tạo ra đượctrong tương lại Vì vậy, việc xem xét số liệu quá khứ về nguồn vốn và sử dụngvốn của doanh nghiệp là khá quan trọng trong việc dự báo, song cũng cần phảiđặc biệt chú trọng đến việc dự báo nguồn vốn và sử dụng vốn cũng như các điềukiện tài chính của doanh nghiệp trong tương lai Việc phân tích phân tích bảngcân đối kế toán và báo cáo nguồn và sử dụng nguồn dự tính của doanh nghiệpvay vốn sẽ giúp ngân hàng nhận biết được khả năng sinh lợi, nhu cầu vay, khảnăng trả nợ và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai Tuy nhiên,vấn đề mà ngân hàng cần quan tâm trong việc phân tích các báo cáo tài chính dựtoán là tính khả thi của các báo cáo dự toán này Vì vậy, ngân hàng thường yêucầu khách hàng chuẩn bị các số liệu về dự tính và sau đó ngân hàng sẽ chuẩn bịtài liệu dự tính của riêng họ để so sánh, đối chiếu Cách tốt nhất để ngân hàng đốichiếu, kiểm chứng các số liệu dự tính đó là đánh giá tính khả thi của các chínhsách, mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra như khả năng tăng doanh thu, lợi nhuận,khả năng tiết giảm các loại chi phí
Trang 29cũng như các biện pháp tăng giảm lưu chuyển hàng tồn kho, khoản phải thu
và khả năng tác dụng của khoản vốn vay đến những mục tiêu này như thế nào.
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng của NHTM
Phân tích tài chính doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng đối vớiNHTM là việc sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công
cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và thông tin khác về quản lý nhằmđánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ vàchất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó
Phân tích tài chính doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại cácNHTM thực chất là việc xem xét đánh giá kết quả tình hình sản xuất kinhdoanh, khả năng hoàn trả vốn vay, giá trị tài sản, công nợ…của doanh nghiệpthông qua các số liệu trên báo cáo tài chính Nhằm giúp cho các NHTM nắmđược thực trạng tài chính và an ninh tài chính, dự đoán được chính xác các chỉtiêu tài chính trong tương lai cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thểgặp phải Qua đó, các NHTM đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ
1.2.2 Mục đích và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng của NHTM
Phân tích tài chính là một quá trình phân tích và giải thích các báo cáotài chính một cách có hệ thống và logic, nhằm sử dụng làm cơ sở cho việc raquyết định đối với những NHTM Các quyết định nên cho vay hay từ chối phụthuộc rất lớn vào các kết quả phân tích tài chính có chất lượng
Trang 30Mục đích của việc phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại các ngân hàng là:
- Việc phân tích tài chính là nhằm để hiểu rõ được các con số hoặc đểnắm chắc các con số, tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính nhưu làmột phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính Như vậy, ngân hàng cóthể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan
hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu
- Do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc raquyết định, là cơ sở hợp lý cho việc dự đoán trong tương lai Do đó, mỗi ngânhàng sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích tài chính nhằm cố gắng đưa rađánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của doanh nghiệp, dựa trênphân tích tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất vềkhả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai
1.2.3 Phương pháp phân tích
a Phương pháp so sánh
Là phương pháp mà nhà phân tích sẽ so sánh các chỉ tiêu (là giá trịtương đối hoặc tuyệt đối) với nhau theo một nguyên tắc nhất định để từ đóđánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp
Nội dung so sánh gồm:
- So sánh theo thời gian để so sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thựchiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp,thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biệnpháp khắc phục trong kỳ tới So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch đểthấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp
- So sánh theo ngành giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình củangành để thấy tình hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng xấuhay tốt, được hay chưa được so với doanh nghiệp cùng ngành
Trang 31- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng tổng số ở mỗibản báo cáo và qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại mục, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc so sánh.
- So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối
và số tuơng đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán kế tiếp
Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp so sánh cần đảm bảo 2 điều kiện sau: Một là, phải xác định rõ “ gốc so sánh’’ và “ kỳ phân tích’’
Hai là, các chỉ tiêu so sánh ( hoặc là các trị số của chỉ tiêu so sánh) phảiđảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau Muốn vậy chúng phải thốngnhất với nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán, thời gian tính toán
b Phương pháp tỷ số
Phương pháp tỷ số là phương pháp sử dụng các tỷ số để phân tích, các
tỷ số được thiết lập bởi so sánh chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác Các tỷ số tàichính được phân thành các nhóm tỷ số đặc trưng, phản ứng những nội dung
cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp Thông thường gồm nhóm
tỷ số về khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời Mỗinhóm tỷ số lại bao gồm nhiều tỷ số phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạtđộng tài chính Trong mỗi trường hợp, tùy theo giác độ phân tích, người phântích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu của mình
Phương pháp tỷ số giúp các nhà phân tích khai thác một cách có hiệuquả những số liệu thu thập được và phân tích có hệ thống hàng loạt tỷ số theochuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn Ngày nay với sự phát triểncủa công nghệ thông tin cho phép tích lũy, lưu trữ số liệu và tính toán các tỷ
số một cách nhanh chóng đồng thời các nguồn thông tin kế toán và tài chínhđược cải tiến, cung cấp đầy đủ hơn khiến cho phương pháp tỷ số trở thànhmột phương pháp có tính hiện thực cao
Trang 32Về nguyên tắc với phương pháp tỷ số cần xác định được các ngưỡng sosánh Để đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệp cần so sánh các
tỷ số của doanh nghiệp với tỷ số tham chiếu Chính vì vậy mà cần phải kếthợp với phương pháp so sánh khi tiến hành phân tích
c Phương pháp DUPONT
Là phương pháp tách một tỷ số tổng hợp thành tích của chuỗi các tỷ số
có mối liên hệ với nhau Điều đó cho phép phân tích những ảnh hưởng củacác tỷ số thành phần đối với tỷ số tổng hợp Với phương pháp này, nhà phântích tìm ra được các mối liên hệ giữa các tỷ số tính toán được
1.2.4 Nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng
a Phân tích các hệ số tài chính chủ yếu
* Phân tích về khả năng thanh toán của khách hàng
Đây là nhóm chỉ số cho biết khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối vớicác khoản nợ ngắn hạn Đây là nhóm chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâmnhư các nhà đầu tư, người cho vay, người cung cấp nguyên vật liệu… Họ luônđặt câu hỏi: hiện doanh nghiệp có đủ khả năng trả các món nợ tới hạn haykhông ? Gồm có các chỉ số sau:
- Hệ số thanh toán hiện hành:
Tài sản ngắn hạn
Hệ số thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạnTrong đó, tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễchuyển nhượng, các khoản phải thu và dự trữ Nợ ngắn hạn bao gồm cáckhoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, cáckhoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn củadoanh nghiệp cao hay thấp
Trang 33+ Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán của doanhnghiệp càng tốt Tuy nhiên, khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng kém vìdoanh nghiệp phải đánh đổi giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lời.
+ Ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp thì sẽ trở thành nguyên nhân cho cácvấn đề rắc rối về dòng tiền mặt Thông thường chỉ số về khả năng thanh toánhiện hành bằng 2 được coi là hợp lý và được đa số chủ nợ chấp nhận
- Hệ số thanh toán nhanh : hệ số khả năng thanh toán hiện hành chưabộc lộ hết khả năng thanh toán của doanh nghiệp Các nhà đầu tư, các nhà chovay luôn đặt ra câu hỏi: Nếu tất cả các khoản nợ ngắn hạn được yêu cầu thanhtoán ngay thì khả năng tài chính của doanh nghiệp có đáp ứng được không?Nghiên cứu khả năng thanh toán nhanh sẽ trả lời câu hỏi này
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạnĐây là quan hệ giữa tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi nhanh thànhtiền với các khoản nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này thể hiện khả năng về tiền mặt và cácloại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn
+ Nếu hệ số thanh toán nhanh < 0,5 thì doanh nghiệp nhất định sẽ gặp khó khắn trong việc thanh toán nợ
+ Nếu 0,5 < hệ số thanh toán nhanh < 1 thì doanh nghiệp sẽ thanh toán
nợ bình thường
Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều
* Phân tích cơ cấu tài chính của khách hàng
Các doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn theo xu hướng hợp lý( kết cấu tối ưu) Nhưng kết cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư Vì vậynghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, tỷ suất tự tài trợ sẽ cung cấp chongân hàng một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp
Trang 34Thông thường, các chủ nợ thích tỷ số nợ vừa phải vì tỷ số này càngthấp thì khoản nợ càng được bảo đảm trong trường hợp doanh nghiệp bị phásản Trong khi đó, các chủ doanh nghiệp lại thích tỷ số này cao vì họ mún lợinhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp Song tỷsuất nợ quá cao sẽ làm cho doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năngthanh toán.
- Tỷ suất tự tài trợ:
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốnChỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đang có nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm
+ Nếu tỷ suất này cao tức là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp lớn Doanhnghiệp có tính độc lập về tài chính không bị sức ép của các chủ nợ Do vậy,doanh nghiệp dễ dàng thu hút các nhà đầu tư để tiếp tục phát triển kinh doanh
+ Nếu tỷ suất này thấp tức là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ít Đồngnghĩa với việc doanh nghiệp có các khoản nợ phải trả lớn Tình trạng này của
Trang 35doanh nghiệp sẽ tạo ra sự không an toàn đối với các nhà đầu tư khi quyết địnhđầu tư Vì vậy, doanh nghiệp muốn thu hút vốn từ các nhà đầu tư thì còn phảiphụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Khi phân tích tính tự chủ về tài chính cần sử dụng số liệu trung bìnhngành hoặc các số liệu định mức mà ngân hàng quy định đối vói doanhnghiệp Những số liệu này là cơ sở để ngân hàng giải quyết các vấn đề nợ củadoanh nghiệp: nên gia tăng các khoản vay nợ hay vốn chủ sở hữu và mức giatăng tối đa là bao nhiêu
- Nợ phải trả/ Nguồn vốn chủ sở hữu: Đánh giá hệ số này như thế nào
là hợp lí còn phụ thuộc vào quan điểm đánh giá và môi trường kinh doanh củamỗi doanh nghiệp hoạt động
* Phân tích hoạt động của khách hàng
Các chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của mộtdoanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanhdưới các tài sản khác nhau Gồm các chỉ số sau:
- Vòng luân chuyển vốn lưu động: Vốn lưu động của doanh nghiệpluôn vận động qua các hình thái khác nhau Đầu tiên là vốn bằng tiền – vốn
dự trữ sản xuất – vốn sản xuất – vốn trong thanh toán và quay trở lại vốn bằngtiền Khi thu được tiền kết thúc một vòng luân chuyển Vốn lưu động luânchuyển càng nhanh chứng tỏ việc sử dụng vốn ở doanh nghiệp càng có hiệuquả và ngược lại
Doanh thu thuần
Số vòng luân chuyển vốn lưu động =
Số dư bình quân về vốn lưu độngChỉ tiêu này cho thấy số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ phântích hay một đồng vốn lưu động bỏ ra thì đảm nhiệm bao nhiêu đồng doanhthu thuần Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn lưu động quay càng nhanh Đó
Trang 36là kết quả của việc quản lý vốn hợp lý trong các khâu dự trữ, tiêu thụ và thanhtoán, tạo tiền đề cho tình hình tài chính lành mạnh.
- Số vòng luân chuyển hàng tồn kho: hàng tồn kho là tài sản dự trữ vớimục đích đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành thường xuyên,liên tục và đáp ứng nhu cầu của thị trường
Giá vốn hàng bán
Số vòng luân chuyển hàng tồn kho =
Số dư hàng tồn kho bình quânChỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa trị giá hàng hóa đã bán ra vớihàng dự trữ trong kho Chỉ tiêu cho biết bình quân trong kỳ hàng tồn kho quayđược mấy vòng Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồnkho càng nhanh, số ngày hàng lưu kho càng giảm và hiệu quả sử dụng vốnđược nâng cao và ngược lại
- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:
360
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho =
Số vòng quay hàng tồn khoChỉ tiêu này phản ánh độ dài của thời gian dự trữ hàng hóa
- Số vòng luân chuyển các khoản phải thu: Các khoản phải thu là một
bộ phận vốn lưu động lưu lại trong giai đoạn thanh toán
Doanh thu thuần
Số vòng quay khoản phải thu =
Số dư bình quân các khoản phải thu
của khách hàngChỉ tiêu này cho biết tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiềnmặt Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tiền thu được về quỹ càng nhanh, kỳ thutiền càng ngắn và ngược lại
Trang 37* Phân tích khả năng sinh lời
Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh trong một kỳ nhất định, là đáp số sau cùng của hiệu quả kinh doanh vàcòn là một luận cứ quan trọng để CBTD đưa ra các quyết định cung cấp tíndụng Gồm các chỉ số sau:
- Hệ số sinh lợi của doanh thu ( ROS):
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu thuầnChỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kết quả của doanhnghiệp, một bên là lợi nhuận, một bên là doanh thu Chỉ tiêu này cho biếttrong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (lợinhuận sau thuế) Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả của doanh nghiệpcàng lớn
- Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu ( ROE ):
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu bình quânChỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận của doanh nghiệp vớivốn chủ sở hữu, vốn thực có của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết bìnhquân 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra vào kinh doanh thu được bao nhiêu đồnglợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao phản ánh khả năng sinh lời vốn chủ
sở hữu càng lớn
- Hệ số sinh lời của tài sản ( ROA):
Lợi nhuận trước thuế
của tài sản Tổng tài sản bình quân
Trang 38Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa mối quan hệ giữa lợi nhuận sovới tài sản bình quân Chỉ tiêu này cho biết bình quân 100 đồng tài sản thamgia vào quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế( hoặc lợi nhuận sau thuế) Chỉ tiêu này càng cao phản ánh khả năng sinh lờitài sản càng lớn.
b Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Trên góc độ ngân hàng, khi xem xét hiệu quả quản lý của doanh nghiệp,ngân hàng cần phải phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong mối quan hệ vớicác báo cáo tài chính khác
Kết quả phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho biết được sự vậnđộng của dòng tiền trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính củadoanh nghiệp, lượng tiền bình quân trong kỳ Điều này sẽ giúp ngân hàng tínhtoán được thời gian doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn và thời điểm doanhnghiệp có thể trả nợ
Dòng tiền lưu chuyển trong 3 loại hoạt động như sau:
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền phát sinh từcác hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt độngkhác không phải hoạt động đầu tư hay tài chính Bao gồm: Tiền chi trả chongười cung cấp hàng hóa, dịch vụ, người lao động về lương thưởng, trả hộ vềtiền bảo hiểm xã hội, nộp thuế thu nhập và chi phí khác phục vụ sản xuất kinhdoanh: lãi vay, tiền công tác phí, tiền bồi thường…; Và các khoản tiền thuđược từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và các hoạt động khác
Dòng tiền ròng từ = Thu từ hoạt động sản - Chi từ hoạt động sảnhoạt động kinh doanh xuất kinh doanh xuất kinh doanh
Nếu dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh > = 0 : điều đó thể hiệntiền thu bán hàng lớn hơn chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ: doanhnghiệp làm ăn có hiệu quả Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương
Trang 39sẽ duy trì hoạt động của doanh nghiệp được liên tục, từ đó kéo theo các hoạtđộng khác như đầu tư, tài trợ Mặt khác, dòng tiền từ hoạt động kinh doanhđược xem như một khoản chủ yếu để đo lường tính linh hoạt của tài sản.
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: là luồng tiền phát sinh liên quanđến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, bao gồm: Đầu tư cơ sở vật chất, kỹthuật cho doanh nghiệp: mua sắm, xây dựng tài sản cố định: chi tiền để muasắm, xây dựng, thu về từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ Hay đầu tư vào các đơn
vị khác như: góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán và thu hồi các khoảnvốn đầu tư, thu lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận được chia
Dòng tiền ròng từ = Thu từ hoạt động - Chi từ hoạt động
+ Nếu dòng tiền ròng từ hoạt động đầu tư >= 0 : do thu lãi đầu tư, thutiền bán TSCĐ, thu hồi đầu tư không hiệu quả, tăng vốn chủ sở hữu, tìmnguồn hoạt động bên ngoài
+ Nếu dòng tiền ròng từ hoạt động đầu tư < 0 : ngân hàng phải xemxét nguồn vốn để đầu tư bởi doanh nghiệp mới đầu tư vào tài sản hay đầu tư
ra ngoài doanh nghiệp Nếu không phải đầu tư từ vốn chủ sở hữu hay vốn dàihạn thì chứng tỏ doanh nghiệp đầu tư bằng vốn ngắn hạn, điều này ẩn chứanhiều rủi ro tín dụng
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: là luồng tiền phát sinh từ cáchoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô, kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốnvay của doanh nghiệp Bao gồm: tiền thu do phát hành cổ phiếu, nhận gópvốn của chủ sở hữu hoặc đi vay ngắn và dài hạn; tiền chi trả vốn góp của chủ
sở hữu, trả gốc nợ vay và chi trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu
Dòng tiền ròng từ = Thu từ hoạt động - Chi từ hoạt động
hoạt động tài chính tài chính tài chính
Trang 40+ Nếu dòng tiền ròng từ hoạt động tài chính >= 0 : do tăng vay vốn, góp thêm vốn.
+ Nếu dòng tiền ròng từ hoạt động tài chính < 0 : do trả lãi, chủ sở hữurút vốn
Như vậy, thông qua việc phân tích báo cáo tài chính khách hàng, cácNHTM có thể biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp, các dự án đầu
tư của doanh nghiệp có khả thi và mang lại hiệu quả trong tương lại không.Bên cạnh đó các NHTM cũng quan tâm tới số lượng tiền và các tài sản khác
có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánh với nợ ngắn hạn đề biếtđược khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp Và vốn chủ sở hữu cũng
là điều mà các NHTM chú ý vì đó là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợpdoanh nghiệp gặp rủi ro Để từ đó các NHTM đánh giá được khả năng trả nợcủa doanh nghiệp Tuy nhiên, việc phân tích báo cáo tài chính khách hàngdoanh nghiệp của ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn Nó còn phụ thuộcvào nhiều nhân tố khác
1.3 MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1 Nhân tố chủ quan
- Trình độ cán bộ phân tích: Có được thông tin phù hợp và chính xácnhưng tập hợp và xử lý thông tin đó như thế nào để đưa lại kết quả phân tíchtài chính có chất lượng cao là một điều không hề đơn giản Nó còn phụ thuộcrất nhiều vào trình độ của cán bộ phân tích Từ các thông tin thu thập được,các cán bộ phân tích phải tính toán các chỉ tiêu, thiết lập các bảng biểu Tuynhiên, đó chỉ là những con số và nếu chúng đứng riêng lẻ thì tự chúng sẽkhông nói lên điều gì Nhiệm vụ của người phân tích là phải gắn kết, tạo lậpmối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn