Kết quả chung đạt được

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới tại xã Trung Môn – huyện Yên Sơn - Tỉnh Tuyên Quang Giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 52)

- Sau hơn 3 năm hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới đã làm

thay đổi một cách căn bản diện mạo nông thôn, nếp sống, nếp nghĩ. Giúp người dân biết áp dụng KH-KT vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi,… làm cho cả đời sống vật chất và tinh thần của người dân đều được nâng cao, bộ mặt làng xã đã có sự thay đổi rõ rệt, cảnh quan môi trường được bảo vệ.

- Ban chỉ đạo, quản lý XDNTM đã được hoàn thiện và đi vào hoạt động ổn định, sự vào cuộc mạnh mẽ của các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội cũng tạo chuyển biến tích cực trongg quá trình thực hiện chương trình, công tác tuyên truyền được triển khai sâu rộng.

4.3.2. Mt s tác đông ca ch trương xây dng nông thôn mi ti xã Trung Môn

4.3.2.1. Tác động về kinh tế

-Tác động của chủ trương đến tăng trưởng kinh tế

Bảng 4.7. Tác động của chủ trương đến phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2011 2013

Tổng giá trị sản xuất Triệu đồng 2110,1 2302,2 2455,7 Thu nhập BQ/người/năm Triệu đồng 9,6 11,2 13 Lương thực BQ/người/năm kg 360,3 402,0 420,5

(Nguồn: UBND xã Trung Môn)

+ Tác động đến sản xuất nông nghiệp:

Trong giai đoạn 2011 – 2013 luôn chú trọng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong xã hình thành 1 số vùng chuyên canh như trồng hoa ở xóm 14, trồng dưa ở xóm 5, chăn nuôi thủy sản ở xóm 1, 2, 3.

Chủ trương XDNTM đã góp phần đưa thu nhập bình quân cũng như lương thực bình quân đầu người tăng đều trong giai đoạn 2011 – 2013.

4.3.2.2. Tác động về xã hội

- Học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT. Trung học bổ túc, học

nghề đạt 100%. Đạt tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế tăng từ 43,1% năm 2011 lên 75% năm 2013.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo của xã trong các năm 2011 – 2013 cũng đã tăng từ 39% lên 45,5%.

4.3.2.3. Tác động về môi trường

Trong chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM thì tiêu chí về Môi trường là một trong các tiêu chí khó đạt chuẩn nhất, không chỉ với Trung Môn mà còn với nhiều địa phương khác. Tuy nhiên trong giai đoạn thực hiện chương trình XDNTM Trung Môn cũng đã đạt được một số kết quả nất định. - Có 1748 hộ có nhà tắm đạt tiêu chuẩn chiếm 80% và 1059 hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh

- 657 hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh. Các công trình vệ sinh cơ bản đã có hệ thông xử lý nước thải, chất thải để đảm bảo sức khỏe và vệ sinh môi trường

- Không có cơ sở nào thải ra chất thải, rác thải làm suy giảm môi trường.

4.4. Phân tích thuận lợ và khó khăn trong công tác xây dựng nông thôn mới tại xã Trung Môn mới tại xã Trung Môn

4.4.1. Thun li.

- Xã Trung Môn có vị trí thuận lợi, nằm sát với trung tâm huyện lỵ Yên Sơn và Thành phố Tuyên Quang nên tiềm năng phát triển dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp là rất lớn.

- Diện tích ao hồ trên địa bàn xã rộng, ngành chăn nuôi thuỷ sản bước đầu đã được thị trường chấp nhận nên đây là một lợi thế lớn để xã Trung Môn phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

- Nguồn lao động dồi dào, cần cù, sáng tạo, nhận thức về pháp luật, về tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân đã được nâng lên thông qua các chương trình đào tạo tập huấn. Thực hiện Nghị định 121/CP và Nghị định

114/CP của Chính phủ, cán bộ xã đã được kiện toàn, sắp xếp phù hợp với năng lực trình độ chuyên môn.

4.4.2. Khó khăn.

- Giao thông nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội...

- Lao động chưa được đào tạo nghề, lao động chủ yếu là thủ công năng suất thấp, giá thành sản phẩm cao và chưa sản xuất theo tiêu chuẩn sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Hầu hết các thôn đều có nhà văn hoá nhưng chưa đạt chuẩn, cơ sở vật chất cho nhà văn hoá, khu thể thao còn hạn chế. Cơ sở vật chất của trường học các cấp chưa đạt chuẩn Quốc gia.

4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình xây dựng mô hình nông thôn mới. thôn mới.

4.5.1. Phương thc thc hin.

Chương trình XDNTM của tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc nhà nước hỗ trợ, nhân dân cùng làm. Trong đó, tỷ lệ kinh phí thực hiện cho các chỉ tiêu kế hoạch trong đề án phải cần đến sự đóng góp của người dân, của cộng đồng dân cư, Nhà nước hỗ trợ làm động lực thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.

Sử dụng tối đa lao động địa phương để thực hiện các nội dung của mô hình để vừa giải quyết được việc làm, vừa tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trong xã.

4.5.2. Mt s gii pháp c th.

4.5.2.1. Về chính sách.

- Chính sách đào tạo nghề cho nông dân; hỗ trợ nông dân chuyển đổi nghề; khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; thúc đẩy các hoạt động về xúc tiến thương mại và hội nhập; Các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn khác của tỉnh.

- Chính sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng nông thôn; đất đai; thuế; thị trường...

4.5.2.2. Về tuyên truyền, vận động.

- Chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chương trình xây dựng nông thôn mới để nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, mục đích về chương trình xây dựng nông thôn mới, từ đó tiến hành vận động người dân chủ động tham gia tổ chức thực hiện.

- Thực hiện tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Phát thanh, truyền hình, tờ rơi, sinh hoạt câu lạc bộ… làm thay đổi nhận thức, trách nhiệm của mỗi người dân để khơi dậy phong trào tự thân vận động cải thiện điều kiện sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ môi trường sống, xây dựng tổ chức cộng đồng, giữ vững an ninh, trật tự xã hội.

- Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân để hiểu rõ chủ trương của đảng, chính sách và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, tích cực tham gia cùng chính quyền các cấp thực hiện phát triển nông thôn mới.

4.5.2.3. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Tập huấn cho người dân và cán bộ xã, thôn về yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Đảm bảo cho người dân và chính quyền cơ sở tự lập kế hoạch phát triển (trên cơ sở quy hoạch và tiêu chí xây dựng nông thôn mới) và tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả, bao gồm:

- Chuẩn hoá, sàng lọc, bồi dưỡng và đưa đi đào tạo cán bộ cấp xã để đảm bảo đến 2015 cán bộ các xã xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn và có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới.

- Đào tạo, kiến thức quản lý cho cán bộ HTX, chủ trang trại.

- Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân gồm: Xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình khuyến nông - lâm - ngư; mô hình cơ giới hoá trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch để người dân tham quan học tập kinh nghiệm.

- Tổ chức đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động có nhu cầu chuyển đổi nghề ngay tại xã. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nông sang nghề khác cho những lao động gặp khó khăn.

4.5.2.4. Huy động các nguồn lực cho xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới:

+ Ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương lồng ghép từ các Chương trình, các Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội; ngân sách địa phương), sự đóng góp của người dân và cộng đồng; các nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp; vốn vay...

+ Các ban, ngành, đoàn thể (đặc biệt là các ngành: Giao thông vận tải, Giáo dục-Đào tạo, Y tế, Văn hoá-Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và PTNT, Điện, Lao động thương binh và xã hội, Xây dựng, Thông tin và tuyên truyền, Bưu chính viễn thông, ...) trên cơ sở quy hoạch, dự án được UBND tỉnh, Trung ương phê duyệt và phân bổ kế hoạch vốn hàng năm để bố trí, lồng ghép kinh phí đầu tư, hỗ trợ cho xã Trung Môn xây dựng đạt các tiêu chí liên quan đến ngành, đơn vị mình.

- Chính sách hỗ trợ ngân sách:

Để phát triển bền vững về nguyên tắc phải coi nguồn vốn nội lực là chính, tuy nhiên trong bối cảnh tích luỹ từ phía người dân còn hạn chế như hiện nay thì sự hỗ trợ của Nhà nước là rất cần thiết tạo động lực thúc đẩy tiến độ xây dựng nông thôn mới (đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn).

- Huy động các nguồn lực sẵn có trong nhân dân, tổ chức:

+ Tuỳ theo điều kiện và khả năng của mỗi hộ gia đình, mỗi thôn để xây dựng cơ chế đóng góp phù hợp bằng sức người, sức của, phát huy tối đa tính sáng tạo và sự tham gia đóng góp của người dân, của doanh nghiệp tại địa phương.

+ Việc tham gia đóng góp và thực hiện được cụ thể cho mỗi loại hạng mục công trình, chỉ tiêu đảm bảo công bằng, minh bạch và được bàn bạc thống nhất với toàn thể nhân dân, do nhân dân tự đề xuất, có sự tư vấn, hướng dẫn của Ban phát triển thôn, cán bộ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới của xã.

4.5.2.5. Văn hóa, xã hội và môi trường.

- Để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo: Liên kết với một số trường dạy nghề mở lớp đào tạo tại xã các nghề như: Quản lý điện, cơ khí, chăn nuôi, thú y... Thông báo cho các nhà trường tuyển sinh số lao động trẻ để đào tạo nghề nhằm cung cấp lao động có trình độ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, cụm công nghiệp của xã.

- Xây dựng đời sống văn hoá phong phú, lành mạnh:

- Bổ sung các tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới về văn hoá vào Hương ước của các thôn.

- Tuyên truyền, phổ biến luật bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân.

- Đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền lựa trọn các doanh nghiệp về đầu tư, xây dựng sản xuất kinh doanh trên địa bàn chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường trước mắt cũng như lâu dài.

- Bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc hồ chứa thuộc các công trình thuỷ lợi và trồng mới rừng để đảm bảo nguồn sinh thuỷ cho phục vụ cho sản xuất, môi trường lâu dài.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM xã Trung môn còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên trong 19 tiêu chí thì đã có 10 tiêu chí đạt tiêu chuẩn nông thôn mới đó là:

+ Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch + Tiêu chí 3: Thuỷ lợi

+ Tiêu chí 4: Điện + Tiêu chí 8: Bưu điện

+ Tiêu chí 11: Tỷ lệ hộ nghèo

+ Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất + Tiêu chí 14: Giáo dục

+ Tiêu chí 15: Y tế + Tiêu chí 16: Văn hoá

+ Tiêu chí 19: An ninh trật tự xã hội. - Còn 9 tiêu chí chưa đạt được đó là: + Tiêu chí 2: Hệ thống giao thông.

+ Tiêu chí 5: Trường học.

+ Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa. + Tiêu chí 7: Chợ nông thôn.

+ Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư. + Tiêu chí 10: Thu nhập.

+ Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động. + Tiêu chí 17: Môi trường.

+ Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh.

5.2. Kiến nghị

- Chương trình XDNTM đã được triển khai và mở rộng ở tất cả các xã trong tỉnh và cả nước và trở thành một chương trình mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng các xã đạt tiêu chí là xã nông thôn mới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay các bước thực hiện chương trình nên thực hiện như sau:

1. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về XDNTM để cán bộ và người dân hiểu rõ được chủ trương, quan điểm, nội dung và thành quả của việc xây dựng nông thôn mới đem lại lợi ích cho chính người dân để mọi người chủ động, tự giác tham gia; đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của xã.

2. Chương trình XDNTM là chương trình đầu tư xây dựng tổng thể cần phải có nguồn đầu tư lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cũng như đầu tư phát triển kinh tế. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM huyện bổ sung xã Trung Môn làm xã điểm thực hiện xây dựng nông thôn mới của tỉnh, hỗ trợ kinh phí để xã thực hiện các tiêu chí còn lại, đảm bảo đạt chuẩn xã nông thôn mới đến năm 2015..

3. Hiện nay việc thực hiện XDNTM ở xã theo 19 tiêu chí đã được chính phủ quy định còn gặp nhiều khăn, có những tiêu chí chỉ cần thời gian ngắn là làm được ngay nhưng có những tiêu chí làm trong khoảng thời gian dài chưa chắc đã làm được (tiêu chí thu nhập, môi trường); có tiêu chí không sát với thực tiễn của người dân. Đề nghị Chính phủ xem xét điều kiện thực tế của từng địa phương điều chỉnh thay đổi tiêu chí cho phù hợp với thực tế của từng địa phương; không áp dụng cứng nhắc 19 tiêu chí cho tất cả các vùng miền trong cả nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BCH Trung ương Đảng (2008), Nhị quyết số 26 – NQ/TƯ “Về nông

nghiệp, nông dân, nông thôn”.

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009), thông tư Số: 54/2009/TT – BNNPTNT “

về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ”.

3. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 21/2009/TT – BXDngày 30 tháng 6 năm

2009 về việc Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy

hoạch xây dựng nông thôn mới.

4. Báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới xã Trung Môn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang ba năm thực hiện (2011 – 2013)

5. Đề án xây dựng nông thôn mới xã Trung Môn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang năm 2012.

6. Nguyễn Đình Thi (2011), Bài giảng Quy hoạch phát triển nông thôn, Đại

học Nông Lâm Thái Nguyên.

7. Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Văn Tâm (2007), Bài giảng nguyên lý phát

triển nông thôn, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

8. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 49/QĐ – TTg ngày 16/4/2009 của thủ

tướng chính phủ vê việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn

mới. Kèm theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí

áp dụng riêng cho từng vùng của Việt Nam

9. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ – TTg về phê duyệt

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn

2010 – 2020.

10.Tạp chí cộng sản (2014), kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số

nước trên thế giới.

http://giongvtnnconmnghecao.com.vn/Tin-Tuc/946_781/Kinh-nghiem-xay- dung-nong-thon-moi-o-mot-so-nuoc-tren-the-gioi.htm

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới tại xã Trung Môn – huyện Yên Sơn - Tỉnh Tuyên Quang Giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)