Tiến hành đánh giá phân tích tổng hợp số liệu từ phương pháp thống kê và phương pháp điều tra. Ngoài ra phương pháp so sánh kết hợp với những lý luận khoa học để làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu.
Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện chương trình nông thôn mới.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lí
X Trung M«n, huyÖn Yªn S¬n, tØnh Tuyªn Quang lµ x c¸ch trung t©m
huyệnYªn S¬n kho¶ng 7 Km vÒ phÝa Nam, c¸ch Thµnh phè Tuyªn Quang kho¶ng 7 Km vÒ phÝa T©y B¾c gi¸p víi c¸c x Ch©n s¬n, Kim Phó, L¨ng
Qu¸n, Th¾ng Qu©n vµ Thµnh phè Tuyªn Quang. Địa giới hành chÝnh được x¸c
định như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Thắng Quân. + Phía Nam giáp xã Kim Phú.
+ Phía Đông giáp Thành phố Tuyên Quang. + Phía Tây giáp xã Chân Sơn.
4.1.1.2 Đặc điểm địa hình
- Địa hình của xã tương đối đa dạng, phía Tây và phía Nam là dãy đồi bát úp xen lẫn những chân ruộng lúa (có độ cao trung bình từ 50 – 80m so với mực nước biển). Phía đông địa hình bằng phẳng tập trung chủ yếu là đất nông nghiệp trồng lúa, màu (có độ cao trung bình từ 20 – 30 m). Phía Bắc địa hình cao hơn chủ yếu là đất khu dân cư và các công trình xây dựng công cộng (có độ cao trung bình từ 30 – 40 m.
4.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất
Trên cơ sở khảo sát thực địa và phân tích mẫu, cho thấy tính chất đất trên địa bàn xã có các loại đất chủ yếu sau:
+ Đất phù xa không được bồi hàng năm ( P): Chiếm khoảng 15% diện
tích tự nhiên, phân bố ở phía Đông của xã. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, độ dày tầng đất trên 120 cm loại đất này được sử dụng để trồng các loại cây ngắn ngày và các cây màu hàng năm khác.
+ Đất nâu vàng trên phù xa cổ ( Fp): Chiếm khoảng 18% diện tích tự
nhiên phân bố ở phía Bắc của xã. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, độ dày tầng đất trên 120 cm.
+ Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất ( Fs): Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của xã khoảng 60%. Đất được hình thành trên đá mẹ phiến thạch mica, có thành phần cơ giới pha cát, độ dày tầng đất trên 120cm, loại đất này thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày ( chè ) và các loại cây ăn quả. Khu vực đồi núi có độ dốc > 250 cần được bảo vệ rừng và trồng rừng là chính.
- Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của Trung Môn được cung cấp chủ yếu từ các con sông, suối chảy qua xã và nước mưa tự nhiên (Lượng mưa
hàng năm khoảng 1.600 - 1.800 mm). Nguồn nước mặt của xã chịu ảnh
hưởng theo mùa, lượng nước rồi dào vào các tháng 7 và 8 hàng năm. Về cơ bản nguồn nước cũng đã đáp ứng được cho yêu cầu của người dân trong hoạt động sinh hoạt.
Nguồn nước mặt của xã còn được chứa ở các hệ thống ao hồ có diện tích là 110,99 ha, chiếm 9,30 % diện tích tự nhiên.
Nguồn nước ngầm: tuy chưa có số liệu điều tra, thăm dò khảo sát cụ thể song qua thực tế sử dụng cho thấy nguồn nước ngầm của xã tượng đối dồi dào cơ bản đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân trong xã.
4.1.2 . Điều kiện kinh tế.
4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế:
Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phát huy những thành tựu đạt được, trong nhiệm kỳ qua Ban chấp hành Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong xã vượt qua những khó khăn, thử thách, khai thác, có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả toàn diệ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XX. Đời sống vật chất tinh thần của người dân tiếp tục được nâng cao. Tổng thu ngân sách năm 2005 đạt 1.559.178.000 đồng, tăng 10% so với năm 2000 đạt 126% so với Nghị quyết Đại hội đề ra.
4.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của xã trong những năm qua đã có sự chuyển dịch tương đối tích cực theo hướng tăng dần cơ cấu giá trị sản xuất của khu vực kinh tế Công nghiệp và Dịch vụ - Thương mại, giảm dần cơ cấu sản xuất của khu vức
kinh tế Nông nghiệp. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm và chưa rõ nét, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của xã. Sản xuất Nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu của xã với tỷ trọng chiếm trên 80%.
4.1.2.3 Dân số, lao động và việc làm.
Bảng 4.1 tình hình dân số và việc làm của xã qua một số năm
Chỉ tiêu Đơn vị tính năm 2011 năm 2012 Năm 2013 Tổng số khẩu Người 8.149 8.542 8.729
Số khẩu nông nghiệp Người 6.367 6.528 6.589
Số khẩu phi nông nghiệp Người 1.782 2.014 2.140
Tổng số lao động Người 4.082 4.128 4.183
Lao động nông nghiệp Người 2.857 2.903 2.921
Lao động phi nông nghiệp Người 1.225 1.225 1.262
(nguồn: UBND xã Trung Môn)
Theo số liệu thống kê, đến 31/12/2013, dân số của xã có 8.149 người, chiếm 4,35% dân số trong toàn huyện với 2.164 hộ gia đình (quy mô hộ là 3,77 ng/hộ ). Mật độ dân số của xã năm 2010 là 683 ng/km2, cao gấp 4,41 lần so với mức bình quân chung của huyện.
Với lực lượng lao động dồi dào tạo điều kiện thuận lợi đối với các ngành kinh tế có yêu cầu lao động phổ thông trình độ thấp, song khó khăn cho việc phát triển với những ngành kinh tế đòi hỏi trình độ công nghệ cao.
4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của xã Trung Môn. -Thuận lợi: -Thuận lợi:
Trung Môn có vị trí địa lý thuận lợi, giáp với Thành phố Tuyên Quang
và Trung tâm huyện lỵ Yên Sơn. Xã có tuyến giao thông Quốc lộ 2 đi qua địa bàn, có nguồn lao động dồi dào. Đây là những tiềm năng và nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của xã cũng được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, lý luận.
-Khó khăn:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã chưa cao, cơ cấu ngành thương mại dịch vụ, công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm tỷ lệ không đáng kể, sản xuất vẫn mang tính thuần nông. Hiệu quả sử dụng đất chưa cao, chưa có quy hoạch
rõ ràng. Sức cạnh tranh kinh tế yếu chưa có chiến lược thu hút thị trường. Lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ kỹ thuật còn kém.
4.2. Thực trạng nông thôn xã Trung Môn so với bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới nông thôn mới
4.2.1. Thực trạng nông thôn và so sánh với bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở xã Trung Môn mới ở xã Trung Môn
4.2.1.1 Quan điểm về xây dựng nông thôn mới ở xã Trung Môn
- Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm phát triển nông thôn bền vững:
Đặc điểm địa hình là tỉnh đồi núi dốc, cần có quy hoạch xây dựng nông thôn, chế độ canh tác phát triển hợp lý. Xây dựng nông thôn mới không chỉ nhanh chóng hoàn thành các tiêu chí mà còn phải đảm bảo lợi ích lâu dài, xây dựng phát triển hiện tại không làm ảnh hưởng xấu đến các cơ hội phát triển trong tương lai, mà chỉ tạo điều kiện cho tương lai ngày càng phát triển.
- Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm vừa hiện đại vừa giữ gìn được
bản sắc dân tộc:
Xã Trung Môn có nhiều dân tộc cùng sinh sống, bản sắc văn hóa, sản xuất nông lâm nghiệp rất đa dạng phong phú từ lâu đời vì vậy khi xây dựng nông thôn mới, phải đặc biệt quan tâm đến tính hiện đại, đáp ứng yêu cầu của văn minh nông thôn, nhưng vẫn phải giữ gìn được những truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc.
- Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm phát triển toàn diện:
Xây dựng nông thôn mới phải trên quan điểm phát triển toàn diện, đồng bộ, nhằm nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương mà phát triển nông thôn đồng đều về công nghiệp, nông lâm nghiệp, du lịch và dịch vụ; phát triển khu dân cư với quy hoạch đô thị nông thôn, phát triển các loại hình kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, HTX và doanh nghiệp; phát triển các thành phần kinh tế: kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước, kinh tế có vố đầu tư nước ngoài. -Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm phát huy lợi thế của địa phương:
Mỗi địa phương có những lợi thế riêng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội để phát triển nông thôn mới không phải dập khuôn mô hình hoàn toàn
giống nhau. Lợi thế được xác định là: phát triển nghề trồng cây hạt dẻ; phát triển loại sản phẩm đặc trưng, phát triển loại hình kinh tế phù hợp.
- Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm phát huy mọi nguồn lực. Xây dựng nông thôn mới là một công việc rất khó khăn, đối với địa phương có điều kiện khó khăn, cơ sở hạ tầng nghèo, trình độ dân trí thấp thì càng khó khăn hơn, đòi hỏi có nguồn lực rất lớn mới phát triển nhanh được. Vì vậy xây dựng nông thôn mới nói chung và ở xã Trung Môn nói riêng cần phải huy động mọi nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội và phát huy tính tích cực cần cù, sáng tạo của nhân dân để rút ngắn thời gian, xây dựng với tốc độ nhanh nhất.
- Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm kế thừa các thành tựu đã đạt được: Xã Trung Môn cũng có một số ưu điểm đã đạt được như các địa phương khác, hầu hết các xã có các tiêu chí về điện nông thôn, bảo hiểm y tế nông thôn, các công trình thủy lợi, vấn đề môi trường an ninh nông thôn là những tiêu chí khó nhưng nhiều xã đã đạt. Vì vậy xây dựng nông thôn mới Trung Môn phải kế thừa và hoàn thiện những thành tựu đã đạt được, tránh lãng phí, để tập trung nguồn lực cho những tiêu chí khác nhằm nhanh chóng xây dựng thành công nông thôn mới.
4.2.1.2 Thực trạng nông thôn và so sánh với bộ tiêu chí xây dựng nông thôn
mới ở xã Trung Môn.
* Thực trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch của xã.
Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực trạng quy hoạch của xã.
- Công tác xây dựng đề án và công tác lập quy hoạch được chỉ đạo thực hiện song song. Kết quả: Năm 2012, đề án được phê duyệt tại Quyết định số:736/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 của Ủy ban nhân dân huyện.
Thực trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch của xã được thể hiện qua bảng số 4.2:
Bảng số 4.2: Thực trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch so với bộ tiêu chí của xã Trung Môn năm 2013
(Nguồn: UBND xã Trung Môn)
Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ là xác định nhu cầu sử dụng đất cho bố trí vùng sản xuất và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ sản xuất hàng hoá nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ;
* Thực trạng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của xã
Cơ sở hạ tầng của xã chưa được hoàn thiện hoàn hiện; Thực trạng hạ tầng kinh tế - xã hội của xã được thể hiện qua bảng số 4.3 như sau:
TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Thực trạng Tiêu chí NTM So sánh % Chênh lệch Mức độđạt (%) 1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 1.1.Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, dịch vụ. Đã được quy hoạch Có quy hoạch được duyệt Đạt Đạt 1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường theo chuẩn mới
Đã có quy hoạch Có quy hoạch được duyệt Đạt Đạt 1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang
các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp Đã có quy hoạch Có quy hoạch được duyệt Đạt Đạt
Bảng 4.3: Thực trạng hạ tầng kinh tế - xã hội so với bộ tiêu chí của xã Trung Môn năm 2013 TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Thực trạng Tiêu chí NTM So sánh % Chênh lệch Mức độđạt (%) 22 Giao thông
2.1. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo
cấp kỹ thuật của Bộ GTVT 11,69/11, 84(km) 100% Chưa đạt (98,7 %) 2.2. Tỷ lệ km đường trục thôn được cứng
hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ
GTVT 15,5/20,3 (km) 50% Đạt (76,4%) 2.3. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa.
20,93/30, 41(km) 100% (50% cứng hóa) Đạt (68,83%) 2.4. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng
được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện
0,75/11,0 (km) 50% Chưa đạt (6,83%) 33 Thủy lợi 3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh Đạt Đạt Đạt 3.2. Tỷ lệ km trên mương do xã quản lý
được kiên cố hóa 91,94 % 50%
Đạt (91,94) 4 Điện 4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện Công xuất các biến thếđã đủ Đạt Đạt 100% 4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn 100% 95% Đạt 5 Trường học Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia Có 2 trường mầm non, Tiểu học đạt 70% Chưa đạt
(Nguồn: UBND xã Trung Môn)
•Nhận xét:
Tiêu chí 2: Về giao thông
- Đường Quốc lộ, tỉnh lộ: Tuyến quốc lộ 2 chạy qua địa bàn xã, tổng chiều dài 3,5km, chiều rộng nền đường 8m, chiều rộng mặt đường 10m, trải nhựa toàn bộ.
- Đường liên xã: có 1 tuyến đường liên xã Trung Môn – Chân Sơn, tổng chiều dài 1,3km, chiều rộng nền đường 5m, giải cấp phối.
- Đường trục xã: có 6 tuyến, tổng chiều dài 12,8 km. Trong đó: Bê tông 1,34km, chiều rộng mặt đường 3m, nền đường 4m; Giải cấp phối 2,7km( tuyến từ hồ Số 5 đến hồ Ngòi Là, thuộc dự án đường giao thông nông thôn 3);
chuẩn)
6
Cơ sở
vật chất văn hóa
6.2. Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL
NVH xã
đang hoạt
động tốt
Đạt Đạt
6.3. Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể
thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL
Chưa thôn nào có nhà văn hóa đạt chuẩn 100% Chưa đạt 0% 7 Chợ NT Chợ chưa đạt chuẩn của Bộ Xây dựng Chợđạt chuẩn Đạt Đạt 8 Bưu điện 8.1. Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông Đạt Đạt Đạt 100% 8.2. Có Internet đến thôn 17/17 thôn có Internet Đạt Đạt 9 Nhà ở dân cư 9.1. Nhà tạm, dột nát 112 hộ Không Chưa đạt (7,7%) 9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ởđạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng 2030/219 8 hộ 75% Đạt 92,3%
- Đường trục thôn: tổng chiều dài 21.25 km, trong đó gồm 2,65km đường bê tông( mặt đường 3m, nền đường 4m), 16,45 km đường đất.
- Đường ngõ xóm: tổng chiều dài 18.07 km, trong đó bê tông hoá 1,39 km, chiều rộng mặt đường 3m, nền đường 4m, đường đất 16,01 km, nền đường 4 m.
- Đường nội đồng: tổng chiều dài 17,87km, toàn bộ là đường đất.
Như vậy đến nay toàn bộ hệ thống giao thông trên địa bàn của xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới.
Tiêu chí 3: Thủy lợi
a) Hệ thống công trình thuỷ lợi:
- Các công trình: Hồ chứa, đập xây, Trạm bơm do HTX quản lý: Có 6