Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới tại xã Trung Môn – huyện Yên Sơn - Tỉnh Tuyên Quang Giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 28)

Trước hết đã thúc đẩy chuyển đổi yếu tố sản xuất nông nghiệp. Việc cho phép giao dịch đất đai đã khiến thị trường này ra đời và trở nên sôi động, có ảnh hưởng sâu sắc đối với việc phát triển kinh tế thị trường và tiến trình đô thị hóa. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã thúc đẩy chuyển dịch sức lao động ở nông thôn, một số nông dân sau khi chuyển nhượng hoặc cho thuê đất đã chuyển sang làm trong ngành nghề thứ hai hoặc thứ ba, ngành công nghiệp xây dựng hoặc dịch vụ thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển đa dạng. Ngoài ra còn có rất nhiều nông dân tới các thành phố tìm việc làm, cung cấp sức lao động dồi dào cho tiến trình công nghiệp hóa ở Việt Nam.

Hai là, thúc đẩy phát triển thị trường tín dụng ở nông thôn. Thông qua các cơ cấu tài chính ở nông thôn cung cấp cho nông dân những khoản vay ưu đãi là biện pháp quan trọng để Việt Nam thực hiện kế hoạch xóa đói giảm nghèo. Vốn vay ưu đãi từ ngân hàng chủ yếu là các khoản tiền nhỏ, dưới 10 triệu đồng thì không cần thế chấp; nếu cần xin vay khoản lớn hơn, có thể thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Thế chấp đất trở thành nguồn đảm bảo quan trọng khiến thị trường tín dụng ở nông thôn Việt Nam phát triển tương đối mạnh, đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ người nghèo và phát triển nông thôn.

Ba là, thúc đẩy hoạt động quy mô hóa nông nghiệp. Chính phủ Việt Nam khuyến khích và hỗ trợ nông dân thông qua biện pháp trao đổi đất đai với nhau để giải quyết vấn đề đất đai quá phân tán do chế độ khoán sản mang lại, thông qua các phương thức chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất hợp pháp đã chấn chỉnh, dồn dịch nguồn tài nguyên đất, thực hiện liên kết và liên doanh. Chủ trang trại áp dụng phương thức liên doanh với người thầu khoán đất hoặc mua quyền sử dụng đất của nông dân và nhận thầu đất hoang

đồi núi trọc, thực hiện kinh doanh trên nhiều mảnh đất, thuê nhân công với số lượng khác nhau, đưa sản phẩm trực tiếp ra thị trường.

Cần phải tăng cường quản lý, bảo vệ lợi ích nông dân trong đổi mới

Trong quá trình đô thị hóa nông thôn và thương mại hóa đất đai, do chính sách pháp luật không kiện toàn, quản lý không hoàn thiện và do nạn tham nhũng, những vấn đề nảy sinh trong quản lý và sử dụng đất đai ở nông thôn Việt Nam từng một thời tương đối tập trung, nông dân liên tục khiếu kiện kêu oan, các vụ khiếu kiện như vậy chiếm tới 60% tổng số các vụ khiếu kiện trong cả nước, thậm chí lúc nào cũng có thể xảy ra các sự kiện tập thể quy mô lớn do sự xúi giục của các thế lực thù địch, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình ổn định chính trị xã hội.

Đẩy mạnh kiểm tra xử lý những vi phạm liên quan đất đai. Tập trung giải quyết những vụ khiếu kiện tố cáo liên quan đến đất đai còn tồn tại trước đây, xử lý nghiêm túc những hành vi bắt ép nông dân, chiếm đoạt đất của nông dân. Chính phủ lập ra chức danh Kiểm sát viên chuyên trách về đất đai để kiểm tra tình hình chính quyền các cấp quản lý đất đai và các tổ chức, cá nhân thi hành chính sách pháp luật liên quan, khi phát hiện hành vi vi phạm. Kiểm sát viên được xử lý theo quyền hạn hoặc kiến nghị với các ngành chức năng của nhà nước để xử lý. Đã có những quy định xử phạt cụ thể đối với những công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cu

- Người dân tại xã Trung Môn – huyện Yên Sơn - Tỉnh Tuyên Quang. - Cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở, các tổ chức đoàn thể ở địa phương. - Các hoạt động xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

3.1.2. Phm vi nghiên cu

Phạm vi không gian: Xã Trung Môn – huyện Yên Sơn - Tỉnh Tuyên Quang.

3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện

3.2.1. Địa đim nghiên cu:

Xã Trung Môn - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang

3.2.2. Thi gian thc hin đề tài:

Tháng 6 năm 2014 - tháng 8 năm 2014.

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Điu kin t nhiên và điu kin kinh tế - xã hi ca xã Trung Môn- huyn Yên Sơn - tnh Tuyên Quang

3.3.2. Thc trng nông thôn xã Trung Môn so vi b tiêu chí nông thôn mi. 3.3.3. Phân tích thun li và khó khăn trong công tác xây dng nông thôn mi ca xã Trung Môn - Yên Sơn - Tuyên Quang giai đon 2011 - 2013 3.3.4. Gii pháp nâng cao hiu qu mô hình xây dng nông thôn mi ti xã Trung môn - Yên Sơn - Tuyên Quang

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Điu tra thu thp s liu

3.4.1.1. Số liệu thứ cấp

Số liêu đã được công bố của tổng cục thống kê, cơ quan quản lý nhà

nước, các cơ quan nghiên cứu, số liệu thống kê các năm 2011 - 2013 của xã Trung Môn - huyện Yên Sơn - tỉnh tuyên Quang.

3.4.1.2. Số liệu sơ cấp

Điều tra, phỏng vấn thu thập tại xã Trung Môn - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang theo các phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA-Rapid Rural Appraisal): Mô tả các nhóm tiếp cận và các phương pháp nhằm giúp cho người dân có thể chia sẻ và phát huy các kinh nghiệm sông cũng như giúp họ biết phân tích các điều kiện để lập và thực hiện kế hoạch.

-Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA- Patiparoty Rulral Appraisal): Đây là phương pháp có thể giúp chơ người dân có thể chia sẻ, thảo luận, củng cố và phân tích kiến thức hiểu biết của họ về cuộc sống, điều kiện nông thôn, cũng như lập kế hoạch, thực hiện giám sát và đánh giá. Phương pháp này giúp cho người dân tham gia tìm hiểu cộng đồng của họ chứ không phải chỉ cán bộ.

-Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng công cụ quan sát, phỏng vấn các tác nhân liên quan vào các quá trình phát triển cộng đồng, bao gồm cả phỏng vấn theo bộ câu hỏi phiếu điều tra, câu hỏi định lượng và câu hỏi mở.

3.4.2. Phương pháp tng hp thông tin, phân tích, so sánh và đánh giá

Tiến hành đánh giá phân tích tổng hợp số liệu từ phương pháp thống kê và phương pháp điều tra. Ngoài ra phương pháp so sánh kết hợp với những lý luận khoa học để làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu.

Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện chương trình nông thôn mới.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lí

X Trung M«n, huyÖn Yªn S¬n, tØnh Tuyªn Quang lµ x c¸ch trung t©m

huyệnYªn S¬n kho¶ng 7 Km vÒ phÝa Nam, c¸ch Thµnh phè Tuyªn Quang kho¶ng 7 Km vÒ phÝa T©y B¾c gi¸p víi c¸c x Ch©n s¬n, Kim Phó, L¨ng

Qu¸n, Th¾ng Qu©n vµ Thµnh phè Tuyªn Quang. Địa giới hành chÝnh được x¸c

định như sau:

+ Phía Bắc giáp xã Thắng Quân. + Phía Nam giáp xã Kim Phú.

+ Phía Đông giáp Thành phố Tuyên Quang. + Phía Tây giáp xã Chân Sơn.

4.1.1.2 Đặc điểm địa hình

- Địa hình của xã tương đối đa dạng, phía Tây và phía Nam là dãy đồi bát úp xen lẫn những chân ruộng lúa (có độ cao trung bình từ 50 – 80m so với mực nước biển). Phía đông địa hình bằng phẳng tập trung chủ yếu là đất nông nghiệp trồng lúa, màu (có độ cao trung bình từ 20 – 30 m). Phía Bắc địa hình cao hơn chủ yếu là đất khu dân cư và các công trình xây dựng công cộng (có độ cao trung bình từ 30 – 40 m.

4.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất

Trên cơ sở khảo sát thực địa và phân tích mẫu, cho thấy tính chất đất trên địa bàn xã có các loại đất chủ yếu sau:

+ Đất phù xa không được bồi hàng năm ( P): Chiếm khoảng 15% diện

tích tự nhiên, phân bố ở phía Đông của xã. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, độ dày tầng đất trên 120 cm loại đất này được sử dụng để trồng các loại cây ngắn ngày và các cây màu hàng năm khác.

+ Đất nâu vàng trên phù xa cổ ( Fp): Chiếm khoảng 18% diện tích tự

nhiên phân bố ở phía Bắc của xã. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, độ dày tầng đất trên 120 cm.

+ Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất ( Fs): Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của xã khoảng 60%. Đất được hình thành trên đá mẹ phiến thạch mica, có thành phần cơ giới pha cát, độ dày tầng đất trên 120cm, loại đất này thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày ( chè ) và các loại cây ăn quả. Khu vực đồi núi có độ dốc > 250 cần được bảo vệ rừng và trồng rừng là chính.

- Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của Trung Môn được cung cấp chủ yếu từ các con sông, suối chảy qua xã và nước mưa tự nhiên (Lượng mưa

hàng năm khoảng 1.600 - 1.800 mm). Nguồn nước mặt của xã chịu ảnh

hưởng theo mùa, lượng nước rồi dào vào các tháng 7 và 8 hàng năm. Về cơ bản nguồn nước cũng đã đáp ứng được cho yêu cầu của người dân trong hoạt động sinh hoạt.

Nguồn nước mặt của xã còn được chứa ở các hệ thống ao hồ có diện tích là 110,99 ha, chiếm 9,30 % diện tích tự nhiên.

Nguồn nước ngầm: tuy chưa có số liệu điều tra, thăm dò khảo sát cụ thể song qua thực tế sử dụng cho thấy nguồn nước ngầm của xã tượng đối dồi dào cơ bản đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân trong xã.

4.1.2 . Điu kin kinh tế.

4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế:

Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phát huy những thành tựu đạt được, trong nhiệm kỳ qua Ban chấp hành Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong xã vượt qua những khó khăn, thử thách, khai thác, có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả toàn diệ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XX. Đời sống vật chất tinh thần của người dân tiếp tục được nâng cao. Tổng thu ngân sách năm 2005 đạt 1.559.178.000 đồng, tăng 10% so với năm 2000 đạt 126% so với Nghị quyết Đại hội đề ra.

4.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của xã trong những năm qua đã có sự chuyển dịch tương đối tích cực theo hướng tăng dần cơ cấu giá trị sản xuất của khu vực kinh tế Công nghiệp và Dịch vụ - Thương mại, giảm dần cơ cấu sản xuất của khu vức

kinh tế Nông nghiệp. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm và chưa rõ nét, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của xã. Sản xuất Nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu của xã với tỷ trọng chiếm trên 80%.

4.1.2.3 Dân số, lao động và việc làm.

Bảng 4.1 tình hình dân số và việc làm của xã qua một số năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính năm 2011 năm 2012 Năm 2013 Tổng số khẩu Người 8.149 8.542 8.729

Số khẩu nông nghiệp Người 6.367 6.528 6.589

Số khẩu phi nông nghiệp Người 1.782 2.014 2.140

Tổng số lao động Người 4.082 4.128 4.183

Lao động nông nghiệp Người 2.857 2.903 2.921

Lao động phi nông nghiệp Người 1.225 1.225 1.262

(nguồn: UBND xã Trung Môn)

Theo số liệu thống kê, đến 31/12/2013, dân số của xã có 8.149 người, chiếm 4,35% dân số trong toàn huyện với 2.164 hộ gia đình (quy mô hộ là 3,77 ng/hộ ). Mật độ dân số của xã năm 2010 là 683 ng/km2, cao gấp 4,41 lần so với mức bình quân chung của huyện.

Với lực lượng lao động dồi dào tạo điều kiện thuận lợi đối với các ngành kinh tế có yêu cầu lao động phổ thông trình độ thấp, song khó khăn cho việc phát triển với những ngành kinh tế đòi hỏi trình độ công nghệ cao.

4.1.3. Nhng thun li và khó khăn ca xã Trung Môn. -Thun li: -Thun li:

Trung Môn có vị trí địa lý thuận lợi, giáp với Thành phố Tuyên Quang

và Trung tâm huyện lỵ Yên Sơn. Xã có tuyến giao thông Quốc lộ 2 đi qua địa bàn, có nguồn lao động dồi dào. Đây là những tiềm năng và nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của xã cũng được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, lý luận.

-Khó khăn:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã chưa cao, cơ cấu ngành thương mại dịch vụ, công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm tỷ lệ không đáng kể, sản xuất vẫn mang tính thuần nông. Hiệu quả sử dụng đất chưa cao, chưa có quy hoạch

rõ ràng. Sức cạnh tranh kinh tế yếu chưa có chiến lược thu hút thị trường. Lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ kỹ thuật còn kém.

4.2. Thực trạng nông thôn xã Trung Môn so với bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới nông thôn mới

4.2.1. Thc trng nông thôn và so sánh vi b tiêu chí xây dng nông thôn mi xã Trung Môn mi xã Trung Môn

4.2.1.1 Quan điểm về xây dựng nông thôn mới ở xã Trung Môn

- Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm phát triển nông thôn bền vững:

Đặc điểm địa hình là tỉnh đồi núi dốc, cần có quy hoạch xây dựng nông thôn, chế độ canh tác phát triển hợp lý. Xây dựng nông thôn mới không chỉ nhanh chóng hoàn thành các tiêu chí mà còn phải đảm bảo lợi ích lâu dài, xây dựng phát triển hiện tại không làm ảnh hưởng xấu đến các cơ hội phát triển trong tương lai, mà chỉ tạo điều kiện cho tương lai ngày càng phát triển.

- Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm vừa hiện đại vừa giữ gìn được

bản sắc dân tộc:

Xã Trung Môn có nhiều dân tộc cùng sinh sống, bản sắc văn hóa, sản xuất nông lâm nghiệp rất đa dạng phong phú từ lâu đời vì vậy khi xây dựng nông thôn mới, phải đặc biệt quan tâm đến tính hiện đại, đáp ứng yêu cầu của văn minh nông thôn, nhưng vẫn phải giữ gìn được những truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc.

- Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm phát triển toàn diện:

Xây dựng nông thôn mới phải trên quan điểm phát triển toàn diện, đồng bộ, nhằm nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương mà phát triển nông thôn đồng đều về công nghiệp, nông lâm nghiệp, du lịch và dịch vụ; phát triển khu dân cư với quy hoạch đô thị nông thôn, phát triển các loại hình kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, HTX và doanh nghiệp; phát triển các thành phần kinh tế: kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước, kinh tế có vố đầu tư nước ngoài. -Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm phát huy lợi thế của địa phương:

Mỗi địa phương có những lợi thế riêng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội để phát triển nông thôn mới không phải dập khuôn mô hình hoàn toàn

giống nhau. Lợi thế được xác định là: phát triển nghề trồng cây hạt dẻ; phát triển loại sản phẩm đặc trưng, phát triển loại hình kinh tế phù hợp.

- Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm phát huy mọi nguồn lực. Xây dựng nông thôn mới là một công việc rất khó khăn, đối với địa phương có điều kiện khó khăn, cơ sở hạ tầng nghèo, trình độ dân trí thấp thì

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới tại xã Trung Môn – huyện Yên Sơn - Tỉnh Tuyên Quang Giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)