Vai trò của giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu...17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN ICD GIA THỤY.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kếtluận nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và xuất phát từtình hình thực tế của đơn vị thực tập
Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Tác giả luận văn:
Trương Thị Tuấn Anh
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁM SÁT HẢI QUAN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU 4
1 1 Một số nhận thức cơ bản về hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu 4
1.1.1 Khái niệm hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu 4
1.1.3 Các loại hàng hóa được phép nhập khẩu chuyển cửa khẩu 5
1.1.4.Yêu cầu quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu 6
1.2 Một số vấn đề chung về giám sát hải quan đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu 7
1.2.1 Khái niệm của giám sát hải quan 7
1.2.2 Đặc điểm giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu 7
1.2.3 Nội dung giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu 8
1.2.3.1 Thời gian giám sát và đối tượng chịu sự giám sát 8
1.2.6 Nguyên tắc giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu 17
1.2.7 Vai trò của giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN ICD GIA THỤY 21
2.1 Giới thiệu chung về Chi cục Hải quan Gia Thụy 21
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển và phát triển của Chi cục Hải quan Gia Thụy 21
Trang 32.1.2 Cơ cấu, tổ chức 212.1.3 Chức năng 222.1.4 Nhiệm vụ 222.2 Tình hình hoạt động của Chi cục Hải quan ICD Gia Thụy trong giai đoạn2012- 2014 232.3 Thực trạng giám sát Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửakhẩu tại Chi cục Hải quan Gia Thụy 282.3.1 Cơ sở pháp lý Chi cục hải quan Gia Thụy giám sát hải quan đối vớihàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu 282.3.2 Các loại hàng chuyển cửa khẩu tại chi cục Hải quan ICD Gia Thụy 292.3.3 Các biện pháp đang sử dụng để giám sát hàng hóa nhập khẩu chuyểncửa khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Thụy 302.3.4 Kết quả giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu của chicục Hải quan ICD Gia Thụy 322.4 Đánh giá giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại chicục Hải quan ICD Gia Thụy 372.4.1 Đánh giá chung về thực trạng giám sát hải quan đối với hàng hóa nhậpkhẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục Hải quan ICD Gia Thụy 372.4.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến giám sát hải quan đối với hàng hóa nhậpkhẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục Hải quan ICD Gia Thụy 382.4.2.1 Nhân tố tích cực 38CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM SÁT HẢI QUANĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU TẠI CHICỤC HẢI QUAN ICD GIA THỤY 433.1 Mục tiêu hoạt động của Chi cục Hải quan ICD Gia Thụy 433.1.1 Mục tiêu chung của chi cục Hải quan ICD Gia Thụy 43
Trang 43.1.2 Mục tiêu giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửakhẩu 443.2 Phương hướng hoạt động của Chi cục Hải quan ICD Gia Thụy trong thờigian tới 443.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát hải quan đối với hàng hóa nhậpkhẩu chuyển cửa khẩu 463.3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản hướng dẫn giám sát hảiquan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu 463.3.2 Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật hiện đại phục
vụ giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu 473.3.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức vững vàng về chính trị, giỏi về chuyênmôn giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu 483.3.4 Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãngphí, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng trong giám sát hải quan đối vớihàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu 503.3.6 Tăng cường sự phối hợp giữa ngành hải quan và các ban, ngành liênquan thực hiện giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửakhẩu đạt hiệu quả 523.3.7 Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro trong giám sát hải quan đối với hànghóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu 523.4.1 Với Tổng cục hải quan Việt Nam và cục hải quan Hà Nội 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số liệu về tờ khai và kim ngạch xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải
quan Gia Thụy (từ năm 2012-2014) 24
Bảng 2.2 Kết quả công tác thu thuế xuât khẩu, nhập khẩu 26
Bảng 2.3 Kết quả thu thuế xuất nhập khẩu năm 2014 27
Bảng 2.4 Số liệu tờ khai theo hệ thống thông quan điện tử 33
Bảng 2.5 Kết quả điều tra chống buôn lậu và xử lý 34
Bảng 2.6 Tổng hợp số liệu về hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu 36
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện hội nhập, toàn cầu hóa của nền kinh tế hiện naymang lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế nước ta, đồng thời cũng manglại nhiều thách thức ( lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam ngày càngtăng và nhiều chủng loại), đòi hỏi sự quản lý có hiệu quả của ngành Tại ViệtNam, vai trò của Hải quan rất quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho hoạtđộng xuất nhập khẩu góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế, thực hiện chiếnlược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Đồng thời là công cụ của Đảng
và Nhà nước để bảo vệ an ninh kinh tế, an ninh quốc gia, ổn định chính trị vàtrật tự an toàn xã hội Vì vậy, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩuvào Việt Nam là hết sức cần thiết trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay Với lịch sử hình thành và phát triển lâu dài của mình, Chi cục Hảiquan Gia Thụy đã và đang cố gắng tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước vềHải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luậtmột cách tốt nhất Chi cục đã đạt được nhiều kết quả trong quá trình hiện đạihóa thủ tục Hải quan và hiện đại hóa ngành Hải quan Rất nhiều biện pháp đãđược chi cục áp dụng triển khai, các quy trình thủ tục Hải quan luôn được cảitiến cho minh bạch, đơn giản hơn, thuận tiện hơn, tạo điều kiện cho hoạt độngthương mại, xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ
Trong quá trình thực tập tại Chi cục Hải quan Gia Thụy, nhận thứcđược tầm quan trọng của giám sát hải quan đối với hàng nhập khẩu chuyểncửa khẩu nên em đã chọn đề tài ‘Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhậpkhẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Thụy’’ Giám sát Hải quan lànghiệp vụ quan trọng nhất của ngành Hải quan ở các Cảng nội địa, góp phầnquản lý tốt hàng hóa nhập khẩu và đảm bảo nguồn thu thuế cho ngân sáchNhà nước Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Trang 8hiện nay tồn tại nhiều vấn đề nghiên cứu và hoàn thiện Em muốn chọn đề tàinày mong muốn được đi sâu nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp nâng caohiệu quả giám sát Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu tạiChi cục Hải quan Gia Thụy.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Giám sát Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩuchuyển cửa khẩu
Phạm vi nghiên cứu: Giám sát Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩuchuyển cửa khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Thụy từ năm 2012- 2014
4.Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn được sử dụng nhiều phương phápkhác nhau để làm rõ nội dung Trong đó:
Chương 1: Sử dụng phương pháp tổng hợp, duy vật biện chứng, hệthống hóa
Chương 2: Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp phântích để tổng hợp về lý luận
Chương 3: Sử dụng phương pháp phân tích thực trạng nhằm đưa ra cácgiải pháp nâng cao hiệu quả giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩuchuyển cửa khẩu
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảngbiểu, sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
Trang 9Chương 1: Những vấn đề chung về giám sát hải quan đối với hàng hóanhập khẩu chuyển cửa khẩu.
Chương 2: Thực trạng giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩuchuyển cửa khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Thụy thời gian qua
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát hải quan đốivới hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Thụytrong thời gian tới
Trang 10CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁM SÁT HẢI QUAN HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU
1 1 Một số nhận thức cơ bản về hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu
1.1.1 Khái niệm hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Theo Luật Hải quan: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh baogồm các động sản (là hàng hóa,hành lí,ngoại hối ,tiền Việt Nam,phương tiệnvận tải, kim khí quý,đá quý, cổ vật, văn hóa phẩm, bưu phẩm, các tài sảnkhác) có mã số và tên gọi theo quy định của pháp luật được xuất khẩu, nhậpkhẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan
Loại hình chuyển cửa khẩu là việc hàng hóa, phương tiện xuất nhậpkhẩu đang chịu sự giám sát của hải quan từ cửa khẩu này đến một của khẩukhác hoặc địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài của khẩu; từ địa điểm làm thủtục hải quan ngoài cửa khẩu này đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửakhẩu khác
Hàng hóa chuyển cửa khẩu bao gồm: Hàng hóa xuất khẩu chuyển cửakhẩu và hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hóa nhập khẩu đangchịu sự kiểm tra,giám sát hải quan,được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địađiểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa (ICD), địa điểm làm thủ tục hải quan ngoàicửa khẩu, cửa khẩu khác, không phải cửa khẩu nhập hàng hóa, địa điểm kiểmtra hàng hóa thuộc Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu
Trang 111.1.2 Đặc điểm của hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu có các đặc điểm cơ bản sau:
- Hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hóa nhập khẩu mà cửa khẩunhập hàng hóa và địa điểm làm thủ tục hải quan là khác nhau
- Hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu được niêm phong và do các phươngtiện vận tải vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quanngoài cửa khẩu
- Hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quanhải quan
1.1.3 Các loại hàng hóa được phép nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Theo quy định của pháp luật Hải quan Việt Nam hiện nay không phải tất
cả các hàng hóa nhập khẩu đều được chuyển cửa khẩu mà chỉ một số hànghóa nhập khẩu được chuyển cửa khẩu để làm thủ tục Hải quan Cụ thể hànghóa nhập khẩu được chuyển cửa khẩu gồm:
Thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu để xây dựng nhà máy, công trìnhđược đưa về địa điểm kiểm tra hàng hoá ở nội địa là chân công trình hoặc khocủa công trình;
Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, phụ tùng sản xuất được đưa về địa điểmlàm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hoá ở nội địa nơi
có nhà máy, cơ sở sản xuất;
Hàng hoá nhập khẩu của nhiều chủ hàng có chung một vận tải đơn đượcđưa về địa điểm kiểm tra hàng hoá ở nội địa;
Hàng hoá tạm nhập để dự hội chợ, triển lãm được chuyển từ cửa khẩunhập về địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm; hàng hoá dự hội chợ, triển lãmtái xuất được chuyển từ địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm ra cửa khẩu xuất;Hàng hoá nhập khẩu vào cửa hàng miễn thuế được chuyển cửa khẩu về cửahàng miễn thuế
Trang 12Hàng hoá nhập khẩu đưa vào kho ngoại quan được phép chuyển từ cửakhẩu nhập về kho ngoại quan; hàng hoá gửi kho ngoại quan xuất khẩu đượcchuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất;
Hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuấtđược chuyển từ cửa khẩu nhập về khu chế xuất; hàng hoá xuất khẩu củadoanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất được chuyển từ khu chế xuất ra cửakhẩu xuất
1.1.4.Yêu cầu quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu là mộtkhâu tác nghiệp quan trọng trong giám sát và quản lý Hải quan Hàng hóanhập khẩu chuyển cửa khẩu là những mặt hàng kinh doanh đã có giấy phépnhập khẩu nhưng chưa làm xong thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan tỉnh,thành phố có cửa khẩu nhập khẩu mà chuyển đến Chi cục Hải quan, tỉnhthành phố khác để kiểm tra thu thuế và kết thúc thủ tục hải quan
Do tính chất gián đoạn thủ tục hải quan về không gian và thời gian, việcquản lý Hải quan về không gian và thời gian, việc quản lý hải quan hàng hóachuyển cửa khẩu chính là quản lý khâu chuyển tiếp giữa hai quá trình thủ tụchải quan Việc quản lý tốt hàng chuyển cửa khẩu giúp cho công tác hải quanđối với hàng hóa nhập khẩu được tiến hành thông suốt, thuận lợi và đảm bảođúng, đủ, chính xác qui trình thủ tục hải quan
Đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Hàng hóa phải được chứa trong container hoặc phải được chứa trong cácloại phương tiện, xe chuyên dùng đáp ứng được yêu cầu niêm phong hải quan
- Đối với lô hàng không thể niêm phong được( hàng siêu trường, siêutrọng ) thì Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu nhập phải thông báo chi tiết
Trang 13cho Chi cục trưởng hải quan ngoài cửa khẩu biết về tình hình hàng hóa vậnchuyển không niêm phong.
- Hàng hóa chuyển cửa khẩu phải đảm bảo nguyên trạng, đi đúng tuyếnđường, đúng thời gian ghi trong hồ sơ hải quan
- Chủ hàng chịu trách nhiệm đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hóa,niêm phong hải quan
1.2 Một số vấn đề chung về giám sát hải quan đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu
1.2.1 Khái niệm của giám sát hải quan
- Theo luật hải quan sửa đổi: Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ
do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sựtuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vậnchuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vậntải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan
- Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu làbiện pháp mang tính chất nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm
sự nguyên trạng của hàng hóa của hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu từcửa khẩu nhập đến Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu
1.2.2 Đặc điểm giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu có cácđặc điểm cơ bản sau:
- Giám sát hải quan luôn gắn liền với nhiệm vụ của hải quan, hỗ trợ tốtcho hoạt động hải quan và là một khâu không thể tách rời trong quy trìnhnghiệp vụ hải quan
Trang 14- Giám sát hải quan đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu được thựchiện từ khi hàng hóa đến cửa khẩu nhập và trong quá trình vận chuyển hànghóa từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan cho đến khi hàng hóađược thông quan.
- Việc giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập đếnđịa điểm làm thủ tục hải quan do hải quan tại cửa khẩu nhập tiến hành Cơquan hải quan tại địa điểm làm thủ tục hải quan chịu trách nhiệm giám sáthàng hóa cho đến khi hàng hóa được thông quan
1.2.3 Nội dung giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu
1.2.3.1 Thời gian giám sát và đối tượng chịu sự giám sát
- Thời gian giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyểncửa khẩu: từ khi hàng hoá nhập khẩu tới địa bàn hoạt động hải quan tạicửa khẩu nhập, vận chuyển đến địa điểm làm thủ tục hải quan cho đến khiđược thông quan;
- Đối tượng chịu sự giám sát hải quan
+ Hàng hóa đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu nhưng chưa thựcxuất khẩu;
+ Hàng hóa đã làm xong thủ tục hải quan nhập khẩu nhưng chưađược thông quan;
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan được lưutrong kho, bãi thuộc phạm vi địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan;
+ Hàng hoá, phương tiện vận tải quá cảnh;
+ Hàng hoá, phương tiện vận tải chuyển cửa khẩu
+ Hàng hóa phương tiện vận tải chuyển cảng
Trong các đối tượng chịu sự giám sát trên thì hàng hóa nhập khẩuchuyển cửa khẩu cũng chịu sự giám sát của cán bộ công chức hải quan
Trang 151.2.3.1 Trách nhiệm của các bên trong giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định:
a Trách nhiệm của người khai hải quan
- Đối với hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan hoặc giải phóng hànghoặc đưa hàng về bảo quản hoặc đưa hàng về địa điểm kiểm tra hoặc hoặchàng hóa đã được phê duyệt vận chuyển độc lập hoặc hàng hóa nhập khẩuđược miễn thuế, không chịu thuế, có số tiền thuế phải nộp bằng không hoặcđược ân hạn thuế 275 ngày do Chi cục Hải quan cửa khẩu kiểm tra thực tế(kiểm hóa hộ) theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai: Cungcấp thông tin số tờ khai hải quan, danh sách container theo mẫu số 29/DSCT/GSQL Phụ lục V (đối với hàng hóa vận chuyển bằng container) hoặc danhsách hàng hóa theo mẫu số 30/DSHH/GSQL Phụ lục V (đối với hàng hóakhác) hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển cho doanh nghiệp kinhdoanh cảng, kho, bãi tại khu vực cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không quốc
tế, kho hàng không kéo dài hoặc cho cơ quan hải quan tại khu vực cửa khẩuđường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, ga đường sắt liên vận quốc tế.Người khai hải quan thực hiện in danh sách container, danh sách hàng hóatrên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: http://www.customs.gov.vn) hoặc hệthống khai của người khai hải quan Trường hợp có sự thay đổi danh sáchcontainer, danh sách hàng hóa so với nội dung khai trên tờ khai hải quan khingười khai hải quan nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập, người khai hải quan in hoặc
đề nghị công chức hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu in danh sách container,danh sách hàng hóa từ Hệ thống
- Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực cảng, cửa khẩu thuộcdiện phải niêm phong hải quan
+ Xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan thực hiện niêm phong
Trang 16+ Bàn giao hàng hóa cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vậnchuyển đến để làm tiếp thủ tục hải quan theo quy định.
+ Bảo quản nguyên trạng hàng hóa và niêm phong hải quan theo quyđịnh hiện hành
- Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng chưa có Hệ thốngcông nghệ thông tin đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định để quản lý, giám sáthàng hóa nhập khẩu đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi thìngười khai hải quan cung cấp thông tin số tờ khai, danh sách container, danhsách hàng hóa cho cơ quan hải quan
b Trách nhiệm doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi
- Kiểm tra thông tin trạng thái tờ khai hải quan trên Hệ thống trên cơ sởthông tin do người khai hải quan cung cấp chỉ cho phép đưa hàng hóa ra khỏikhu vực giám sát khi:
+ Hàng hóa đã được cơ quan hải quan quyết định thông quan hoặc giảiphóng hàng hoặc đưa về bảo quản hoặc đưa về địa điểm kiểm tra hàng hóahoặc cơ quan hải quan cho phép đưa hàng qua khu vực giám sát đối với hànghóa nhập khẩu được miễn thuế, không chịu thuế, có số tiền thuế phải nộpbằng không hoặc được ân hạn thuế 275 ngày do Chi cục Hải quan cửa khẩukiểm tra thực tế (kiểm hóa hộ) theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký
tờ khai
+ Số lượng container, số hiệu container hoặc lượng hàng rời, hàng lỏng đưa
ra khỏi khu vực giám sát hải quan phù hợp với thông tin trên tờ khai hải quan
- Trường hợp hàng hóa không kiểm tra thông tin trạng thái tờ khai hảiquan trên Hệ thống trên cơ sở thông tin do người khai hải quan cung cấp thìthông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi quản lý cảng, kho, bãi hoặc Chi cụcHải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để xử lý
- Xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống
Trang 17- Phối hợp với cơ quan hải quan giám sát hàng hóa tại cổng cảng và nơihàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát.
c Trách nhiệm của cơ quan hải quan
- Thực hiện các quy định trong Nghị định số 08/2015/NĐ-CP
- Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực giám sát tại cửa khẩuđường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, đường sắt liên vận quốc tế: Chicục Hải quan cửa khẩu có trách nhiệm kiểm tra thông tin do người khai hảiquan hoặc người vận chuyển cung cấp và thông tin trên Hệ thống để giám sáthàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan; xác nhận hàngqua khu vực giám sát trên Hệ thống
Đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường hàngkhông, kho hàng không kéo dài, sau khi xác nhận hàng qua khu vực giám sáttrên hệ thống, công chức hải quan xác nhận trên danh sách container hoặcdanh sách hàng hóa và giao người khai hải quan chuyển cho doanh nghiệpkinh doanh kho, bãi, cảng để cho phép hàng hóa qua khu vực giám sát.Trường hợp sử dụng tờ khai vận chuyển độc lập, trên cơ sở thông báo phêduyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan cung cấp, công chức hảiquan xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên hệ thống, ký tên, đóng dấucông chức trên trang đầu của thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển vàgiao người khai hải quan chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng
để cho phép hàng hóa qua khu vực giám sát
- Đối với các trường hợp phải niêm phong hải quan
+ Kiểm tra tình trạng bên ngoài của hàng hóa, đối chiếu số hiệucontainer, niêm phong của người vận chuyển với thông tin tờ khai hải quantrên Hệ thống để thực hiện niêm phong hải quan
+ Lập biên bản bàn giao gửi Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vậnchuyển đến để làm tiếp thủ tục hải quan theo quy định
Trang 18+ Trường hợp nếu là hàng rời, hàng cồng kềnh, hàng siêu trường, siêutrọng không thể niêm phong được, công chức hải quan ghi rõ tên hàng, sốlượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) trên biên bản bàn giao hoặcchụp ảnh nguyên trạng hàng hóa gửi kèm biên bản bàn giao.
1.2.4.Quy trình giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu
1.2.4.1 Trường hợp lô hàng nhập khẩu được miễm kiểm tra thực tế hàng hóa
- Công việc của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu
Đối với hàng hóa phải lấy mẫu:
+ Lập phiếu lấy mẫu 02 bản
+ Giao chủ hàng 01 phiếu lấy mẫu cùng 01 Đơn đã ghi ý kiến đề nghị Chi cụcHải quan cửa khẩu lấy mẫu để chuyển cho Chi cục Hải quan cửa khẩu
+ Lưu 01 phiếu lấy mẫu và 01 Đơn cùng hồ sơ lô hàng
Đối với lô hàng không phải lấy mẫu:
+ Giao 01 Đơn cho chủ hàng chuyển cho Chi cục Hải quan cửa khẩu đểthực hiện thủ tục thông quan theo quy định
+ Lưu 01 Đơn cùng bộ hồ sơ hải quan
Xử lý các vướng mắc, vi phạm có liên quan đến lô hàng nhập khẩu doChi cục Hải quan cửa khẩu nhập chuyển lại (nếu có)
- Công việc của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập
+ Tiếp nhận Đơn và phiếu lấy mẫu do người khai hải quan chuyển đến(đối với hàng hóa phải lấy mẫu)
+ Thực hiện lấy mẫu theo quy định, phù hợp với từng loại hình;
+ Thông quan hàng hóa ngay theo quy định;
+ Cập nhật vào sổ theo dõi hoặc nhập máy hàng hóa nhập khẩu chuyểncửa khẩu theo hướng dẫn
Trang 19+ Lưu 01 Đơn.
1.2.4.2 Trường hợp lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hóa tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu
- Công việc của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu:
+ Niêm phong hồ sơ hải quan gồm: 01 Đơn có ý kiến xác nhận của lãnhđạo Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu; 01 tờ khai hàng hóa nhập khẩu (bảnlưu người khai hải quan), giao người khai hải quan chuyển cho Chi cục Hảiquan cửa khẩu nhập để làm thủ tục chuyển cửa khẩu cho lô hàng
+ Lưu 01 Đơn cùng hồ sơ lô hàng;
+ Đối với hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng điều kiện niêm phong hảiquan (hàng siêu trường, siêu trọng …) và không thể kiểm tra thực tế tại cửakhẩu nhập (hàng có yêu cầu bảo quản đặc biệt ….) thì Chi cục Hải quan ngoàicửa khẩu phối hợp với người khai hải quan để xác định hàng hóa nhập khẩukhông đáp ứng điều kiện niêm phong hải quan Căn cứ để xác định là tênhàng, tính chất, chủng loại hàng hóa và quy cách đóng gói do doanh nghiệpkhai trên tờ khai hải quan, vận tải đơn (B/L), phiếu đóng gói (P/L) … Ghi kếtquả xác định vào Đơn và đề nghị Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập giao hànghóa cho người khai hải quan chịu trách nhiệm vận chuyển về địa điểm kiểmtra ghi trong Đơn
- Công việc của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập:
+ Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ hải quan với lô hàng;
+ Niêm phong hồ sơ hải quan;
+ Niêm phong hàng hóa nhập khẩu theo quy định Đối với hàng hóakhông đáp ứng điều kiện niêm phong hải thì ghi rõ tình trạng hàng hóa vàobiên bản bàn giao
Riêng đối với những lô hàng nhỏ, lẻ của nhiều tờ khai cùng vận chuyển
về một địa điểm ngoài cửa khẩu mà doanh nghiệp có văn bản đề nghị được
Trang 20ghép và vận chuyển chung một container/một phương tiện vận tải thì lãnh đạoChi cục Hải quan cửa khẩu nhập chấp nhận, niêm phong và ghi rõ trong biênbản bàn giao.
+ Lập Biên bản bàn giao hàng hóa chuyển cửa khẩu: 02 bản,
Giao người khai hải quan 01 bản kèm hồ sơ hải quan đã được niêmphong để chuyển cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, lưu 01 bản;
+ Cung cấp các thông tin cần lưu ý về lô hàng đối với mặt hàng trọngđiểm, doanh nghiệp trọng điểm; lô hàng có nghi vấn về giá, mã số, thuế suất
… cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu biết (nếu có);
+ Kiểm tra, đối chiếu và xác nhận Bảng thống kê Biên bản bàn giao doChi cục Hải quan ngoài cửa khẩu fax đến hàng tuần với thực tế các lô hàng đãlàm thủ tục chuyển cửa khẩu ghi trong sổ theo dõi Nếu phát hiện có sai lệchthì phối hợp với Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu để cùng xác minh, làm rõ;+ Lưu 01 Đơn;
+ Cập nhập vào sổ hoặc nhập máy theo dõi hàng chuyển cửa khẩu
- Công việc tiếp theo của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu:
+ Tiếp nhận hồ sơ lô hàng, kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan;kiểm tra thực tế và thông quan hàng hóa theo quy định
+ Thông báo bằng văn bản cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập biết kếtquả kiểm tra theo các thông tin do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập lưu ý (nếu có);+ Ký xác nhận Biên bản bàn giao và lưu; lập Bảng thống kê Biên bảnbàn giao và fax cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập theo quy định
1.2.5 Các phương thức giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Các phương thức giám sát hải quan Để bảo đảm sự nguyên trạng của hànghóa, phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan , Nghị định số154/2005/NĐ-CP quy định các phương thức giám sát hải quan như sau:
Trang 21- Niêm phong hải quan
- Giám sát trực tiếp của công chức hải quan;
- Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật;
Không áp dụng phương thức giám sát trực tiếp của công chức hải quanđối với hàng hoá được lưu giữ, vận chuyển ở ngoài phạm vi, địa bàn hoạtđộng của cơ quan hải quan, trừ trường hợp cần thiết do Tổng cục trưởng Tổngcục Hải quan quy định
Ngoài các phương thức giám sát như Luật hiện hành; bổ sung phươngpháp kiểm tra hồ sơ hải quan, sổ sách, chứng từ liên quan đến hàng hóa,phương tiện vận tải vào, ra các khu vực tập kết, lưu giữ hàng hóa của thươngnhân kinh doanh kho bãi, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu
Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro để cơ quan hải quan quyết địnhphương thức giám sát phù hợp
Nội dung của từng phương pháp:
Thứ nhất: Niêm phong hải quan:
- Niêm phong hải quan, bao gồm: niêm phong bằng giấy niêm phong hảiquan, bằng dây hoặc bằng kẹp chì
+ Hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu
+ Hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng được dỡ xuống cửa khẩu nhập vàxếp lên phương tiện vận tải khác để vận chuyển đến cảng đích
+Hàng hóa xuất khẩu được kiểm tra tại địa điểm ngoài cửa khẩu vậnchuyển ra cửa khẩu xuất
+Hàng hóa xuất khẩu do hải quan cửa khẩu xuất kiểm tra thực tế hàng hóa Hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu thực chất là việc bàn giao giám sáthàng hóa nhập khẩu của Chi cục hải quan cửa khẩu nhập và Chi cục hải quanngoài cửa khẩu
Thứ hai: Giám sát bằng phương tiện kĩ thuật:
Trang 22Khoa học công nghệ phát triển,để giảm tải sự quá tải cho cơ quan hảiquan, nâng cao hoạt động của hải quan nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và
để dễ dàng chia sẻ thông tin giữa các cơ quan hải quan với các đơn vị có liênquan, việc áp dụng phương tiện kĩ thuật để giám sát hải quan được sử dụngnhiều hơn
Hiện nay, các phương pháp giám sát kĩ thuật chủ yếu mà hải quan thếgiới sử dụng gồm:
+ Giám sát bằng gương
+ Giám sát bằng máy đếm
+ Giám sát bằng camera
+ Giám sát bằng máy soi
+ Giám sát bằng chip điện tử
+ Sử dụng thiết bị đọc mã vạch
+ Nhập số tờ khai vào hệ thống
Thứ ba: Giám sát trực tiếp của công chức hải quan:
+ Giám sát trực tiếp của công chức hải quan là biện pháp giám sát truyềnthống nhất để thực hiện nhiệm vụ giám sát hải quan.Tùy từng loại hình hànghóa mà công chức hải quan thực hiện nhiệm vụ giám sát khác nhau
+ Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở khu vực của khẩu biên giới.+ Đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu ,Công chức hải quan có thểthực hiện phương thức giám sát áp tải hàng hóa, phương tiện trên đường điđảm bảo đi đúng tuyến đường ,đúng thời gian quy định
Không áp dụng phương thức giám sát trực tiếp của công chức hải
quan đối với hàng hóa được lưu trữ, vận chuyển ở ngoài phạm vi, địa bàn hoạtđộng của cơ quan hải quan, trừ trường hợp cần thiết do Tổng cục trưởng Tổngcục Hải quan quy định
Trang 23Thứ tư: kiểm tra hồ sơ hải quan, sổ sách, chứng từ liên quan đến hàng
hóa, phương tiện vận tải vào, ra các khu vực tập kết, lưu giữ hàng hóa của
thương nhân kinh doanh kho bãi, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu.
1.2.6 Nguyên tắc giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Do đặc thù của hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu cửa khẩu nhập vàcửa khẩu làm thủ tục hải quan là khác nhau Để đảm bảo tính nguyên trạngcủa hàng hóa từ cửa khẩu nhập về chi cục hải quan ngoài cửa khẩu làm thủtục hải quanthì hoạt động giám sát Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩuchuyển cửa khẩu phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản về giám sát hải quannói chung Cụ thể gồm năm nguyên tắc:
- Giám sát hải quan với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu được thực hiệntrong thời gian từ khi hàng hóa đến cửa khẩu nhập được vận chuyển đến địađiểm làm thủ tục hải quan cho đến khi hàng hóa được thông quan
- Việc giám sát hải quan với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu phải đượcthực hiện bình đẳng không phân biệt xuất xứ, quốc tịch,
- Giám sát hải quan với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu được tiếnhành công khai,minh bạch
- Các quy định liên quan đến hoạt động giám sát phải đảm bảo tính nhấtquán, hợp pháp và theo hướng phù hợp với xu hướng hiện đại hóa Hải quan
- Thực hiện nhất quán các quy định về giám sát hải quan với hàng nhậpkhẩu chuyển cửa khẩu, tạo thuận lợi cho lưu thông thương mại quốc tế
1.2.7 Vai trò của giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Với sự gia tăng của hàng hóa nhập khẩu, đa dạng về loại hình và chủng loạigây không ít khó khăn cho ngành hải quan trong công tác kiểm tra, giám sát và
Trang 24thông quan nhanh hàng hóa Do vậy, nghiệp vụ giám sát hải quan đối với hànghóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu giữ vai trò rất quan trọng và cụ thể là:
- Giúp cơ quan hải quan thực hiện chức năng quản lý Nhà Nước về hảiquan đối với loại hình nhập khẩu chuyển cửa khẩu
- Giúp cơ quan hải quan phát hiện được các hành vi gian lận thương mại,trốn lậu thuế, buôn lậu Qua đó phục vụ tốt cho công tác điều tra chống buônlậu (Chức năng kiểm soát hải quan) của cơ quan hải quan
- Góp phần thực hiện chính sách mặt hàng, chính sách quản lý xuất nhậpkhẩu hàng hoá, chính sách thuế
- Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật hải quannói riêng của người khai hải quan
- Xác minh tính chính xác, trung thực của chứng từ thuộc hồ sơ hải quan
và tính chính xác giữa hồ sơ và thực tế hàng hoá
- Đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hoá, phương tiện vận tải đangthuộc đối tượng quản lý hải quan
-Giúp cơ quan hải quan thực hiện tốt công tác phòng chống buôn lậu,gian lận thương mại
1.3 Sự cần thiết của giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Xuất phát từ vai trò của giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩuchuyển cửa khẩu nêu trên và hoạt động thực tiễn của hàng hóa nhập khẩu thìnghiệp vụ giám sát hải quan là cần thiết và quan trọng cần đặt lên hàng đầucủa ngành hải quan nói chung và các cảng nội địa nói riêng ( chủ yếu là hànghóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu) Bên cạnh đó, với sự hội nhập kinh tế, làthành viên của WTO, nền kinh tế của Việt Nam ngày càng có sự phát triểnnhanh chóng, thu hút nhiều vốn nước ngoài vào các khu công nghiệp Đứngtrước sự kiện này, nền kinh tế Việt Nam đã, đang và sẽ đối diện với những
Trang 25thách thức vô cùng lớn lao để có thể hòa nhập cũng như vươn lên trong nềnkinh tế thế giới đang trở nên ngày càng khắc nghiệt như hiện nay Tham giahội nhập, giao lưu thương mại quốc tế khiến hoạt động xuất nhập khẩu nước
ta không ngừng gia tăng Các loại hình xuất nhập khẩu cũng trở nên đa dạng
về cả chủng loại và mặt hàng xuất nhập khẩu
Trước tình hình đó, cơ quan Hải quan các cấp phải có sự nỗ lực tronghoạt động của mình nhằm tạo thuận lợi cho phát triển giao lưu thương mạiquốc tế Chủ trương “ Thông quan nhanh chóng, quản lí chặt chẽ với hànghóa xuất nhập khẩu” được cơ quan hải quan ưu tiên chú trọng hàng đầu Đểthực hiện được mục tiêu đó, trong những năm qua ngành hải quan đã nỗ lựcphấn đấu đổi mới công tác, cải cách thủ tục, qui chế, qui trình nghiệp vụ, thựchiện qui trình thủ tục một cửa, một chiều, tiến hành hiện đại hóa hải quan,chấn chỉnh tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, củng cố xâydựng lực lượng trong sạch vững mạnh Với sự gia tăng hàng hóa xuất nhậpkhẩu thì hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu cũng gia tăng nhanh chóng VàThông thường hàng hóa khi nhập khẩu từ nước ngoài vào lãnh thổ của ViệtNam phải làm thủ tục hải quan ngay tại cửa khẩu biên giới, tuy nhiên để tạothuận lợi, giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu đồng thời tránhtrường hợp ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu biên giới, Nhà nước đã có chủtrương cho phép thành lập các địa điểm thông quan ngoài cửa khẩu ở một sốđịa phương Việc thông quan với loại hình hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩutạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp (do doanh nghiệp không cần phải tới tậncửa khẩu nhập hàng để làm thủ tục hải quan) nhưng cũng nhiều doanh nghiệplợi dụng loại hình này để gian lận thương mại,trốn thuế, lậu thuế Để có thểquản lý tốt với loại hàng này đòi hỏi phải có một qui trình thủ tục hải quanhoàn chỉnh đặc biệt là công tác giám sát hải quan ( nhiệm vụ chủ yếu của Chicục hải quan ngoài cửa khẩu) vừa tạo thông thoáng cho hoạt động xuất nhập
Trang 26khẩu, vừa bảo đảm yêu cầu quản lý chặt chẽ Trước tình hình trên thì ngànhhải quan cần có hoạt động “ giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩuchuyển cửa khẩu’’ một cách thống nhất và hiệu quả.
Trang 27
Tên đơn vị thực tâp: Chi cục Hải quan Gia Thụy.
Địa chỉ: 41 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Chi cục Hải quản Gia Thụy được thành lập theo yêu cầu phát triểncủa nề kinh tế nước ta trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triểnmạnh mẽ của phương thức vận tải quốc tế
Chi cục hải quan Gia Thụy là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan Tp HàNội, được thành lập theo quyết định số 312/QĐ/TCHQ- TCCB ngày04/04/1996 Khi mới thành lập có tên là: Hải quan Gia Thụy Đơn vị tại khuvực Cảng ICD( Cảng có diện tích là 9920 m2, kho hàng là 1080 m2, bãicontainer) thuộc địa bàn xã Gia Thụy- Gia Lâm- Hà Nội
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2002, Hải quan Gia Thụy được đổi tên làChi cục Hải quan Gia Thụy theo quyết định số 4364/QĐ –TCHQ- TCCBngày 16/12/2001 Chi cục Hải quan Gia Thụy hoạt động theo đặc thù củaCảng biển và có điểm riêng là quản lý một số doanh nghiệp trong khu vựcSoài Đồng
Trang 28Chi cục Hải quan Gia Thụy là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan thành phố
Hà Nội, có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý Nhà nước vềhải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức thực hiện pháp luật
về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chốngbuôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biêngiới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan
2.1.4 Nhiệm vụ
- Thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tảixuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật
- Thực hiện Pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu; đảm bảo thu đúng, thu đủ và vượt chỉ tiêu vào ngân sách nhànước
Nhằm phấn đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu thu ngân sách, Chi cục Hải quanGia Thụy đã thường xuyên đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp để giải quyếtkhó khăn, vướng mắc; kịp thời đề ra biện pháp tăng thu phù hợp trên cơ sởthường xuyên rà soát, phân tích số liệu tăng, giảm Thực hiện nguyên tắc thuđúng, thu đủ, và kịp thời vào NSNN
- Triển khai thành công Hệ thống VNACCS/VCIS
Trang 29Chi cục hải quan ICD Gia Thụy đã thực hiện vận hành Hệ thốngVNACCS/VCIS ổn định, thông suốt, góp phần nâng cao năng lực quản lý của
cơ quan hải quan, tiết giảm thủ tục, chi phí của DN
Xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Hảiquan, ngay từ khi có chủ trương của Cục Hải quan Hà Nội, Chi cục hải quanGia Thụy đã chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, từ việc rà soát, chuẩn bị hạtầng kỹ thuật; bố trí, sắp xếp con người đến việc đào tạo, tập huấn cho cán bộcông chức (CBCC) và doanh nghiệp
- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chốngbuôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bànhoạt động Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyểntrái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của CụcHải quan theo quy định của pháp luật
- Thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật
2.2 Tình hình hoạt động của Chi cục Hải quan ICD Gia Thụy trong giai đoạn 2012- 2014.
2.2.1 Tình hình thực hiện thủ tục Hải quan
Trong những năm vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Cục Hải quanThành phố Hà Nội, Chi cục Hải quan Gia Thụy đã tích cực thực hiện tốt cảicách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng công công việc.Do vậy, Vớinhững kết quả đạt được thì kim ngạch xuất nhập khẩu tại địa bàn Gia Thụyluôn tăng nhanh, số thuế thu nộp ngân sách của Hải quan Gia Thụy đều vượtchỉ tiêu được giao.Chi cục Hải quan Gia Thụy đã góp phần quan trọng vàoviệc thúc đẩy xuất nhập khẩu, đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội của Gia Thụy
và các vùng lân cận nói riêng và của thành phố Hà Nội nói chung
Qua thống kê của Phòng Tổng hợp- Chi cục Hải quan Gia Thụy có thểkhái quát về tình hình thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục như sau:
Trang 30Bảng 2.1: Số liệu về tờ khai và kim ngạch xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải
quan Gia Thụy (từ năm 2012-2014)
Tờ khai
Trị giá ( triệu USD)
Tờ khai Trị giá
(triệu USD)
Tờ khai Trị giá
(triệu USD)
2012 8.478 390,092 8.980 400,364 17.458 790,456
2013 9.728 333,403 9.250 463,944 18.978 797,347
2014 12.258 450,298 24.074 624,925 36.332 1075,223
( Nguồn: Phòng tổng hợp- Chi cục Hải quan Gia Thụy)
Trong 3 năm 2012, 2013, 2014 tình hình thực hiện thủ tục hải quan có sựbiến động sau:
Tổng số tờ khai làm thủ tục Hải quan tăng dần qua các năm Năm 2013tăng 1520 tờ khai so với năm 2012 (18.978/17.458), số lượng tờ khai nhậpkhẩu và tờ khai xuất khẩu có sự tăng đều Đến năm 2014 tổng số tờ khai tănglên nhanh chóng gần gấp 2 lần so với năm 2013 (36.332/18.978) Sự tăng lênnày do sự tăng nhanh của số tờ khai nhập năm 2013 là 9.250 thì năm 2014 là24.074 ( gấp 2,6 lần so với năm 2013) và sự tăng lên vừa của tờ khai xuấtkhẩu ( năm 2014 tăng 2530 tờ khai so với năm 2013) Với sự tăng lên của số
tờ khai nhập và số tờ khai xuất chứng tỏ hoạt động xuất nhập khẩu của nước
ta ngày càng có sự giao thoa phát triển với các nước trên thế giới Các tờ khainhập khẩu chủ yếu là các nguyên liệu nhập về phục vụ cho khu chế xuất, giacông còn các tờ khai xuất khẩu là các sản phẩm đã hoàn thiện và được xuất lạicho nước đặt gia công hoặc là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong nướcxuất ra nước ngoài Cùng với sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu thìcác ngành công nghiệp của ta càng ngày càng phát triển, kéo theo đó là kinh
tế nước ta được cải thiện rõ rệt Để đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra
Trang 31nhanh và thông thoáng trong khâu thủ tục và kiểm soát thì vai trò của côngchức hải quan trong khâu giám sát và kiểm sóat là rất lớn và vô cùng quantrọng trong phòng chống gian lận thương mại, buôn lậu và chống thất thuNSNN.
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đều tăng trong 3 năm từ2012- 2014
Cụ thể: năm 2012, tổng kim ngạch đạt 790.456 triệu USD, năm 2013tổng kim ngạch đạt 797.347 triệu USD tăng 6,891 triệu USD so với năm2012; năm 2014 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1075.223 triệu USD tiếptục tăng so với năm 2013 và tăng 277.876 triệu USD Sự tăng lên của kimngạch xuất nhập khẩu năm 2013 so với năm 2012 là do có sự tăng lên của kimngạch nhập khẩu tăng 63,58 triệu USD còn kim ngạch xuất khẩu lại có sự sụtgiảm, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu đạt 390,092 triệu USD giảm xuống còn333,403 triệu USD ( giảm 56,689 triệu USD) Sự tăng lên của kim ngạch xuấtnhập khẩu của năm 2014 là do sự tăng lên của cả kim ngạch xuất khẩu và kimngạch nhập khẩu, trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng 116,895 triệu USD vàkim ngạch nhập khẩu tăng 160,981 triệu USD
2.2.2 Công tác thu thuế
Thuế Hải quan là một nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước, vìvậy việc đảm bảo thu đủ, không để thất thu thuế là một nhiệm vụ quan trọngcủa toàn ngành Hải quan cũng như Chi cục Hải quan Gia Thụy Mỗi năm,toàn ngành Hải quan được Bộ Tài Chính giao chỉ tiêu thu thuế và từ đó cácCục, Chi cục cũng được Tổng cục Hải quan phân công nhiệm vụ để đảm bảothu đủ số thuế Chi cục Hải quan Gia Thụy luôn thực hiện nghiêm túc côngtác thu thuế Xuất nhập khẩu Đặc biệt, Chi cục đã có những biện pháp cụ thể
để tăng thu ngân sách, xây dựng kế hoạch thu đòi nợ thuế và triển khai thựchiện quyết liệt kế hoạch đề ra Chi cục hải quan luôn đi đầu trong vấn đề thu
Trang 32thuế, giảm nợ đọng Để có đươc kết quả này Chi cục đã thực hiện các giảipháp để tăng cường công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu
và giảm nợ đọng thuế Qua tổng hợp số liệu của 3 năm vừa qua có thể kháiquát tình hình công tác thu thuế như sau:
Bảng 2.2 Kết quả công tác thu thuế xuât khẩu, nhập khẩu
Năm Chỉ tiêu được giao( Tỷ đồng) Số thuế thu nộp NSNN( Tỷ đồng) Tỷ lệ đạt được(%)
(Nguồn: Phòng tổng hợp- Chi cục Hải quan Gia Thụy)
Trong 3 năm 2012, 2013, 2014 công tác thu thuế của Chi cục Hải quanGia Thụy có sự biến động sau: Năm 2012 chỉ tiêu đề ra là 1080 tỷ đồng, sốthuế thu nộp ngân sách đạt 1193 tỷ đồng tăng 113 tỷ đồng và vượt kế hoạch10,5% Năm 2013 chỉ tiêu thuế đề ra là 1450 tỷ đồng, số thuế thu nộp ngânsách đạt 1321,278 tỷ đồng giảm 128,722 tỷ đồng và đạt 91,1% so với chỉ tiêu
đề ra Năm 2014 chỉ tiêu đề ra là 1360 tỷ đồng, số thuế thu nộp ngân sách đạt1878,94 tỷ đồng tăng 518,94 tỷ đồng vượt kế hoạch đề ra là 38,16%
- Với những kết quả đạt được tiêu biểu của năm 2014, số thuế thu nộp NSNNđạt 1878,94 tỷ đồng, đạt 1878,94% kế hoạch được giao (1360 tỷ đồng) Kết quảthu thuế xuất nhập khẩu từ 01/01/2014 đến 31/12/2014 như sau: