1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và thẩm định giá việt nam AVA

97 200 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 509,95 KB

Nội dung

DANH MỤC BẢNG BIỂUBảng 1.1 Các thử nghiệm kiểm soát TSCĐ Bảng 1.2 Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ Bảng 2.1: Thông tin cơ bản về Công ty TNHH ABC Bảng 2.2 Bảng đánh giá rủi

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Hà Nội, tháng 5 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Ánh Tuyết

Trang 2

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Mục lục ii

Danh mục bảng biểu v

Danh mục chữ viết tắt vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4

1.1 Khái quát về khoản mục TSCĐ 4

1.1.1 Khái niệm về TSCĐ 4

1.1.2Đặc điểm của TSCĐ chi phối quá trình kiểm toán TSCĐ 5

1.1.3Kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ 6

1.2 Kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC 8

1.2.1Vai trò của kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC 8

1.2.2Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục TSCĐ 9

1.2.3Căn cứ kiểm toán khoản mục TSCĐ 10

1.2.4 Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ trong kiểm toán BCTC11 1.2.5Các rủi ro thường gặp trong kiểm toán khoản mục TSCĐ 13

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC 14

1.3.1Lập kế hoạch kiểm toán 14

1.3.2Thực hiện kiểm toán 17

1.3.3Kết thúc kiểm toán 25

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM 26

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA) 26

Trang 3

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 26

2.1.2 Các loại hình dịch vụ của công ty 26

2.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty 27

2.1.4 Quy trình chung kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán và hẩm định giá Việt Nam 29

2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam 30

2.2.1Tiếp cận khách hàng 30

2.2.2Lập kế hoạch kiểm toán 30

2.2.3Thực hiện kiểm toán 41

2.2.4Kết thúc kiểm toán 68

CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM 71

3.1 Đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam AVA thực hiện 71

3.1.1 Ưu điểm của quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam AVA 71

3.1.2Những hạn chế tồn tại trong quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty AVA 73

3.1.3Nguyên nhân của thực trạng quy trình kiểm toán tại công ty AVA 76

3.1.4 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty AVA 76

Trang 4

3.2Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm

định giá Việt Nam 80

3.2.1 Định hướng phát triển của công ty Và Thẩm định giá Việt Nam trong thời gian tới 80

3.2.2 Sự cần thiết phải thực hiện các định hướng phát triển trong tương lai 81

3.3 Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Và Thẩm định giá Việt Nam 81

3.3.1 Nguyên tắc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định 81 3.3.2 Yêu cầu hoàn thiện qui trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định 82

3.4 Giải pháp hoàn thiện qui trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty TNHH Kiểm toán Và Thẩm định giá Việt Nam 83

3.5 Điều kiện thực hiện giải pháp 87

3.5.1 Về phía cơ quan nhà nước 87

3.5.2 Về phía hiệp hội nghề nghiệp 87

3.5.3 Về phía Công ty TNHH Kiểm toán Và Thẩm định giá Việt Nam 87

3.5.4 Về phía KTV ……… 89

3.5.5 Về phía khách hàng 88

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Các thử nghiệm kiểm soát TSCĐ

Bảng 1.2 Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ

Bảng 2.1: Thông tin cơ bản về Công ty TNHH ABC

Bảng 2.2 Bảng đánh giá rủi ro kiểm soát đối với Công ty ABC

Bảng 2.3.Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty ABC

Bảng 2.4.Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty AVA thực hiện Bảng 2.5: Bảng đánh giá HTKSNB đối với TSCĐ

Bảng 2.6.Phân tích biến động TSCĐ

Bảng 2.7 Tổng hợp tăng giảm TSCĐ hữu hình

Bảng 2.8 Tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ vô hình

Bảng 2.9 Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ hữu hình

Bảng 2.10.Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ vô hình

Bảng 2.11 Kiểm tra chi tiết giảm TSCĐ hữu hình

Bảng 2.12 Kiểm tra thời gian khấu hao đăng ký với Cục thuế TP Hà Nội

Bảng 2.13 Kiểm tra việc tính toán khấu hao TSCĐ

Bảng 2.14 Kiểm tra việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ

Bảng 2.15 Kiểm tra điều chỉnh giảm TSCĐ theo quy định của TT45/2013/TT - BTC Bảng 2.16 Tổng hợp các vấn đề kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty ABC

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AVA

HTKSNB

Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam

Hệ thống Kiểm soát nội bộ

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay khái niệm “Kiểm toán” không còn quá mới mẻ tại Việt Nam.Cùngvới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, lĩnh vực kiểm toán đã và đang khôngngừng phát triển và được công nhận như là một nhân tố không thể thiếu trong nềnkinh tế hội nhập Kiểm toán độc lập chính thức thành lập tại Việt Nam vào năm

1991 với sự ra đời của các công ty chuyên về dịch vụ kế toán và kiểm toán, trong đó

có AVA được thành lập vào ngày 10/10/2006 So với thế giới, kiểm toán Việt Namcòn rất non trẻ nhưng đã và đang trở thành một ngành kinh tế độc lập đầy triển vọngcủa nước ta, một công cụ đắc lực giúp quản lý nhà nước, ngành có đóng góp quantrọng vào sự thịnh vượng nói chung của nền kinh tế quốc dân

Kiểm toán Báo cáo tài chính là sự tổng hợp kết quả kiểm toán nhiều chu kỳ khácnhau, trên cơ sở đó đưa ra các kết luận về sự trung thực và hợp lý của BCTC trêncác khía cạnh trọng yếu Với tính chất vốn có của tài sản cố định (TSCĐ) là bộ phậnquan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững cho các doanh nghiệp, có mối quan

hệ mật thiết với các khoản mục khác trên báo cáo tài chính Việc phát hiện ra các saiphạm liên quan đến TSCĐ, cùng những bất cập trong quản lý và sử dụng TSCĐ sẽgiúp KTV đưa ra được ý kiến phù hợp cung cấp tới các bên liên quan Vì vậy kiểmtoán khoản mục TSCĐ là được đánh giá là một trong những khâu quan trọng củacuộc kiểm toán

Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục TSCĐ, trong thờigian thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam AVA, bêncạnh tìm hiểu chung về hoạt động kiểm toán của công ty, em đã đi sâu tìm hiểucông tác kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công tyAVA thực hiện Nhận thấy quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty cònnhiều hạn chế tồn tại như thiếu sót về chương trình kiểm toán, về kỹ năng trình độchuyên môn của các KTV hay hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty còn yếu

kém…Trên cơ sở đó, em đã chọn đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản

Trang 8

mục TSCĐ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam AVA cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báocáo tài chính và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mụcTài sản cố định tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA), từ

đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán do AVA cung cấp Ðể thực hiệnmục đích trên, luận văn tập trung vào các mục đích cụ thể sau:

- Hệ thống hóa về mặt lý luận đối với quy trình kiểm toán tài sản cố địnhtrong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập

- Làm rõ thực trạng cũng như hệ thống và phân tích có cơ sở khoa học trình

tự, thủ tục các bước tiến hành kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tàichính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam

- Trên cơ sở khảo sát thực tế, nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục tàisản cố định trong thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểmtoán và Thẩm định giá Việt Nam, luận văn đi vào đánh giá thực trạng kiểm toán tàisản cố định, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán tàisản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Thẩm địnhgiá Việt Nam (AVA)

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Ðề tài nghiên cứu về lý luận và thực tiễn quy trình kiểm toán khoản mục Tàisản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán vàThẩm định giá Việt Nam (AVA)

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung vào quy trình kiểm toán khoản mụcTài sản cố định kiểm toán Báo cáo tài chính và Thẩm định giá Việt Nam thực hiện,dựa trên cơ sở khảo sát tình hình kiểm toán báo cáo tài chính cùng với nghiên cứuquy trình kiểm toán tài sản cố định tại một số khách hàng được thực hiện bởi Công

ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam

Trang 9

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài này làthu thập, tổng hợp số liệu thực tế từ các cuộc kiểm toán, thực hiện phân tích, sosánh trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn

5 Nội dung kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết thúc, nội dung luận văn được trình bày thành 3chương chính sau:

Chương 1: Lý luận chung về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính.

Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá Việt NAm.

Chương 3: Nhận xét và một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam.

Tuy đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu đề tài nhưng do hạn chế về mặtthời gian và kiến thức nên Luận văn tốt nghiệp của em chắc chắn không tránh khỏinhững thiếu sót, em kính mong nhận được sự chỉ bảo của các Thầy và các anh chịtrong Công ty để Luận văn có giá trị hơn về mặt lý luận và thực tiễn

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ths Đỗ Thị Thoa và Ban Giám đốccùng các anh chị trong Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA) đã tậntình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Ánh Tuyết

Trang 10

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN

CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 Khái quát về khoản mục TSCĐ

1.1.1 Khái niệm về TSCĐ

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi doanh nghiệp đều cần có cácyếu tố đầu vào bao gồm tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Tàisản cố định là một bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động.TSCĐ là tài sản có giá trịxác định, do doanh nghiệp nắm giữ để sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặccho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ theo quy địnhcủa Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy định liên quan theo từng thời kỳ

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 – TSCĐ hữu hình và số 04 - TSCĐ vô hìnhquy định các tài sản được ghi nhận là TSCĐ khi và chỉ khi chúng thỏa mãn đồngthời cả bốn (4) tiêu chuẩn sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

Vào mỗi thời kỳ tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội mà tiêu chuẩn ghinhận TSCĐ về mặt giá trị có sự thay đổi Ví dụ như theo quy định của TT203/2009/

TT – BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tiêu chuẩn giá trị của việcghi nhận TSCĐ là nguyên giá tài sản từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.Sau đó, TT45/2013/TT – BCT của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 25/4/2013 đã thayđổi quy định về tiêu chuẩn này là từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên.Việc thay đổi này là tất yếu nhằm đảm bảo các thông tin tài chính về tài sản của

Trang 11

doanh nghiệp được phân loại và trình bày phù hợp với thực trạng thay đổi của nềnkinh tế Có nhiều cách phân loại TSCĐ nhưng phổ biến nhất là hai cách phân loạitheo hình thái vật chất và theo quyền sở hữu.

Xét theo hình thái biểu hiện: TSCĐ được phân thành TSCĐ hữu hình và

TSCĐ vô hình

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03- TSCĐ hữu hình: “TSCĐ hữu hình

là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạtđộng sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.” Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04- TSCĐ vô hình: “TSCĐ vô hình lànhững tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanhnghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho cácđối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.”

Xét theo quyền sở hữu: TSCĐ phân thành TSCĐ tự có và thuê ngoài.

TSCĐ tự có là các TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp, gồm các TSCĐđược xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp,nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ đượcbiếu tặng

TSCĐ thuê ngoài là tài sản đi thuê để sử dụng trong thời gian nhất định theohợp đồng thuê tài sản Tuỳ hợp đồng thuê chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐthuê hoạt động Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giaophần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê Quyền sởhữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê Thuê hoạt động là thuê tàisản không phải thuê tài chính

1.1.2 Đặc điểm của TSCĐ chi phối quá trình kiểm toán TSCĐ

Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có hệ thống cácTSCĐ khác nhau, tuy nhiên nhìn chung chúng đều có một số đặc điểm cơ bản vàchủ yếu chi phối đến quá trình kiểm toán TSCĐ

Trang 12

Thứ nhất, các TSCĐ thường có giá trị lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng tàisản của doanh nghiệp Nó phản ánh năng lực sản xuất và trình độ ứng dụng khoahọc kỹ thuật vào hoạt động của doanh nghiệp Vì vậy, TSCĐ luôn được các doanhnghiệp chú trọng trong công tác theo dõi quản lý, đầu tư mua sắm và sử dụng vàkiểm toán TSCĐ thường đóng một vai trò quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán Báocáo tài chính

Thứ hai, TSCĐ có thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp và bị hao mòn trong quá trình sử dụng, bao gồm

cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình Giá trị của chúng được chuyển dịch dầnvào giá thành sản xuất sản phẩm và chi phí hoạt động của doanh nghiệp Vì vậy,việc lựa chọn và áp dụng một phương pháp khấu hao TSCĐ là nhân tố chủ yếuquyết định đến hiệu quả quản lý, sử dụng và thu hồi vốn cố định, đồng thời chínhsách khấu hao TSCĐ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ trung thực, hợp lý củacác thông tin được trình bày trên BCTC

Hơn nữa, trong quá trình sử dụng, ngoài việc sử dụng công suất TSCĐ mộtcách hợp lý nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất, thu hồi vốn nhanh phục vụ chomục đích tái đầu tư thì doanh nghiệp cũng phải thường xuyên tiến hành sửa chữa,cải tạo, nâng cấp TSCĐ và điều đó có thể ảnh hưởng đến các thông tin liên quanđến TSCĐ trên các BCTC

1.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ

VSA số 315 – Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểubiết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị có nêu khái niệm vềKSNB, “Kiểm soát nội bộ: Là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cánhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý vềkhả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáotài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định

có liên quan” Các doanh nghiệp dù hoạt động trong bất cứ ngành nghề nào với quy

mô và hình thức sở hữu ra sao thì đều cần thiết kế và vận hành các quy chế về

Trang 13

KSNB đối với mọi hoạt động trong doanh nghiệp nói chung và đối với các nghiệp

vụ TSCĐ nói riêng Hoạt động KSNB nhằm đảm bảo cho các bước công việc trongquá trình xử lý các nghiệp vụ TSCĐ được thực hiện đúng đắn và có hiệu quả

Quy định và kiểm tra việc thực hiện quy định vềthẩm quyền và trình tự phê duyệt các nghiệp vụ

Quy định và kiểm tra việc thực hiện các quy định về:

- Có đầy đủ chứng từ tài liệu liên quan đến nghiệp vụ như: kế hoạch mua sắm, hợp đồng mua, biên bản giao nhận, thanh lý hợp đồng, hóa đơn mua hàng, hóa đơn lắp đặt, biên bản bàn giao đưa vào sử dụng,… Đồng thời các chứng từ này phải hợp pháp, hợp lệ.

- Nội dung và trách nhiệm phê chuẩn đầu tư, mua sắm, điều chuyển, thanh lý, nhượng bán, sửa chữa TSCĐ.

- Đánh số chứng từ: quyết định mua sắm, đầu tư TSCĐ; thẻ TSCĐ; biên bản bàn giao đưa vào sử dụng; quyết định thanh lý TSCĐ.

vụ (nguyên giá, giá trị khấu hao, giá trị hao mòn lũy kế, giá trị còn lại) phải đảm bảo đúng đắn, hợp lý

- Kiểm soát chính sách kế toán của đơn vị áp dụng cho TSCĐ.

- Kiểm tra, so sánh số liệu trên hóa đơn với số trên hợp đồng, kế hoạch đã được phê duyệt.

- Đối chiếu thời gian khấu hao đang áp dụng với khung khấu hao do Bộ Tài chính quy định.

- Kiểm tra việc sử dụng tỷ giá để quy đổi đối với các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ.

Quy định và kiểm tra việc thực hiện các quy định về:

- Chính sách phân loại TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản lý và sử dụng tài sản của đơn vị.

- Có đầy đủ các quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp vụ có liên quan đến TSCĐ từ các sổ kế toán chi tiêt đến các sổ kế toán tổng hợp.

Đảm bảo cho Nghiệp vụ phát sinh - Mỗi bộ hồ sơ liên quan tới TSCĐ đều phải

Trang 14

được đánh số và quản lý theo dõi chặt chẽ.

- Kiểm tra tính phù hợp ngày phát sinhnghiệp vụ với ngày ghi sổ nghiệp vụ

Kiểm tra kết quả tính toán tổng hợp, so sánh

số liệu tổng hợp từ các sổ chi tiết và các chứng

từ kế toán liên quan như bảng tính và phân bổkhấu hao với số liệu trên sổ tổng hợp

1.2 Kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC

1.2.1 Vai trò của kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC

TSCĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của đơn vị, đặc biệt

là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuấtphản ánh tình trạng trang thiết

bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp Điều này khiến cho khoản mục TSCĐtrở thành một khoản mục quan trọng khi tiến hành Kiểm toán Báo cáo tài chính.Mặt khác, do chi phí hình thành TSCĐ rất lớn và khả năng quay vòng vốn chậm nênviệc Kiểm toán khoản mục TSCĐ sẽ giúp cho KTV đánh giá được tính kinh tế vàtính hiệu quả của việc đầu tư cho TSCĐ từ đó đưa ra được định hướng đầu tư vànguồn sử dụng để đầu tư vào TSCĐ một cách hiệu quả nhất

Đồng thời Kiểm toán khoản mục TSCĐ sẽ góp phần phát hiện ra các sai sóttrong việc xác định nguyên giá TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao, chi phí nâng cấp,sửa chữa TSCĐ Những sai sót trong việc tính chi phí này thường dẫn đến những saisót trọng yếu trên Báo cáo tài chính Chẳng hạn như việc trích khấu hao TSCĐ vàochi phí thường bị trích cao hơn (hoặc thấp hơn) thực tế, từ đó tác động lan tỏa đến chỉtiêu chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp Hay như việc ghi nhận TSCĐ những tàisản không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ không chỉ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu nguyên giá,hao mòn lũy kế và giá trị còn lại của TSCĐ trên Bảng cân đối kế toán mà còn làm sailệch chi phí khấu hao phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, từ đó cũngtác động đến các chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC Tức là nếu không thực hiện kiểm toánkhoản mục TSCĐ thì kiểm toán viên sẽ không thực hiện được mục tiêu tổng thể củacuộc kiểm toán BCTC

Trang 15

Các thông tin tài chính chủ yếu liên quan đến TSCĐ bao gồm: các thông tin vềnguyên giá, hao mòn lũy kế, giá trị còn lại và chi phí khấu hao trong kỳ tính vào cácchi phí sản xuất kinh doanh từ đó tác động đến các chỉ tiêu lợi nhuận trình bày trongcác BCTC hàng năm của đơn vị.

1.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục TSCĐ

Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 ban hành kèm theo thông tư số214/2012/TT – BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính đã nêu rõ mục tiêu tổng thểcủa kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán BCTC là:

* Đối với các nghiệp vụ về Tài sản cố định

- Sự phát sinh: Tất cả các nghiệp vụ về TSCĐ được ghi sổ trong kỳ là phátsinh thực tế, không có các nghiệp vụ ghi khống;

- Tính toán, đánh giá: Đảm bảo các nghiệp vụ về TSCĐ được xác định theođúng nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành và được tính toán đúng đắn không cósai sót gì;

- Đầy đủ: Các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ đểu được phản ánh, theodõi đầy đủ trên các sổ kế toán;

- Đúng đắn: Các nghiệp vụ TSCĐ đều được phân loại đúng đắn theo qui địnhcủa các chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan và qui định đặc thù của doanh nghiệp.Các nghiệp vụ này được hạch toán đúng trình tự và phương pháp kế toán;

- Đúng kỳ: Các nghiệp vụ TSCĐ đều được hạch toán đúng kỳ phát sinh theonguyên tắc kế toán dồn tích…

* Đối với số dư tài khoản Tài sản cố định

- Sự hiện hữu: Tất cả TSCĐ được trình bày trên Báo cáo tài chính là phải tồntại thực tế tại thời điểm báo cáo Số liệu trên báo cáo phải khớp đúng với số liệukiểm kê thực tế của doanh nghiệp;

- Quyền và nghĩa vụ: Toàn bộ TSCĐ được báo cáo phải thuộc quyền sở hữucủa doanh nghiệp, đối với TSCĐ thuê tài chính phải thuộc quyền kiểm soát lâu dàicủa doanh nghiệp;

Trang 16

- Đánh giá: Số dư của TSCĐ phải được đánh giá theo qui định của chuẩn mực,chế độ kế toán và qui định của doanh nghiệp;

- Tính toán: Việc xác định số dư TSCĐ là đúng đắn không có sai sót;

- Đầy đủ: Toàn bộ TSCĐ được trình bày đầy đủ, không bỏ sót trên báo cáo;

- Đúng đắn: TSCĐ phải được phân loại đúng đắn để trình bày trên Báo cáo tàichính;

- Cộng dồn: Số liệu lũy kế tính dồn trên các sổ chi tiết TSCĐ được xác địnhđúng đắn Việc kết chuyển số liệu từ sổ chi tiết sang sổ kế toán tổng hợp và sổ cáikhông có sai sót;

- Báo cáo: Các số liệu TSCĐ trên Báo cáo tài chính được xác định theo đúngqui định của chuẩn mực, chế độ kế toán và không có sai sót

1.2.3 Căn cứ kiểm toán khoản mục TSCĐ

Để thực hiện được các mục tiêu trên, khi kiểm toán khoản mục TSCĐ kiểmtoán viên cần thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp căn cứ vào cácnguồn tài liệu chủ yếu sau:

- Các quy định, nội quy, quy chế của doanh nghiệp liên quan đến việc đầu tư,mua sắm, tiếp nhận, quản lý, sử dụng, thanh lý và nhượng bán TSCĐ;

- Hệ thống các báo cáo chi tiết và tổng hợp có liên quan như Bảng cân đối kếtoán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ, Bảngtổng hợp TSCĐ điều chỉnh giảm theo thông tư 45/2013/TT – BTC,

- Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan như sổ tàikhoản 211, 212, 213, 214, các sổ thu tiền , chi tiền, sổ TK chi phí,

- Các chứng từ kế toán như hóa đơn mua TSCĐ, chứng từ vận chuyển, biênbản bàn giao đưa TSCĐ vào sử dụng, phiếu chi, giấy báo nợ, biên bản thanh lý,

- Các tài liệu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng, giảm, sửa chữa TSCĐnhư: hợp đồng mua bán, biên bản thanh lý hợp đồng, quyết định đầu tư, kế hoạchthanh lý, kế hoạch sửa chữa,

Trang 17

1.2.4 Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ trong kiểm toán BCTC

Mục tiêu khảo sát KSNB đối với TSCĐ

Khi tiến hành kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC, thông thường

để có cơ sở xác định phạm vi triển khai các thử nghiệm cơ bản, kiểm toán viên cầnthực hiện khảo sát về KSNB đối với khoản mục này của đơn vị được kiểm toán

Mục tiêu tổng thể của khảo sát KSNB là để hiểu rõ cơ cấu KSNB đối vớikhoản mục TSCĐ và đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát Mục tiêu cụ thể của bướccông việc này là nhằm khảo sát về sự hiện hữu, tính đầy đủ, phù hợp của các quychế KSNB về TSCĐ, và về tính thường xuyên, liên tục, hiệu quả và hiệu lực trongthực hiện các quy chế này

Nội dung khảo sát KSNB đối với TSCĐ

Để đạt được mục tiêu trên, kiểm toán viên cần thực hiện khảo sát KSNB đốivới TSCĐ theo ba nội dung chủ yếu, bao gồm:

- Khảo sát về mặt thiết kế chính sách kiểm soát, các quy định về KSNB Tức

là khảo sát xem đơn vị được kiểm toán có xây dựng và ban hành các quy địnhKSNB về TSCĐ hay không, như quy định về chức năng nhiệm vụ của cá nhân, bộphận tiếp nhận TSCĐ, quản lý TSCĐ, quy định về trình tự xét duyệt đầu tư muasắm TSCĐ, quy định về thẩm quyền phê duyệt thanh lý TSCĐ,… Đồng thời kiểmtoán viên cần đánh giá về sự đầy đủ của các quy định KSNB đối với các công việcliên quan đến các nghiệp vụ TSCĐ, đánh giá tính chặt chẽ và phù hợp của các quychế KSNB đối với đặc điểm TSCĐ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh củađơn vị

- Khảo sát về mặt vận hành các quy chế KSNB, tức là khảo sát xem thực tế,các quy định về KSNB đã được xây dựng và ban hành có được áp dụng trong quátrình hoạt động của đơn vị hay không, việc áp dụng có thực sự hiệu quả, thườngxuyên, liên tục hay không

- Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB, baogồm nguyên tắc bất kiêm nhiệm, phân công phân nhiệm và phê chuẩn ủy quyền

Thủ tục khảo sát

Trang 18

Các thủ tục thường được áp dụng để thực hiện khảo sát KSNB đối với cáckhoản mục trên BCTC nói chung cũng như khoản mục TSCĐ nói riêng gồm: thuthập và nghiên cứu quy chế KSNB do đơn vị ban hành, quan sát, phỏng vấn, yêucầu thực hiện lại và kiểm tra dấu vết kiểm soát còn lưu lại trên hồ sơ chứng từ Cụthể như sau:

- Thu thập, nghiên cứu các tài liệu, văn bản quy định về KSNB có liên quanđến TSCĐ, như: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân hay bộphận trong việc lập và xét duyệt kế hoạch tăng, sửa chữa, thanh lý TSCĐ, Quy định

về trình tự và trách nhiệm của các cá nhân trong việc tiếp nhận TSCĐ, quản lý và sửdụng TSCĐ, Quy định về trách nhiệm của cá nhân ghi chép sổ sách kế toán vềTSCĐ,… Thực hiện thủ tục này kiểm toán viên sẽ khảo sát được mặt thiết kế vàmột phần về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB

- Quan sát quá trình vận hành của hệ thống KSNB Kiểm toán viên có thểquan sát quá trình tiếp nhận TSCĐ;việc sử dụng và bảo quản TSCĐ; việc kế toánTSCĐ kiểm soát hồ sơ khi ghi nhận nghiệp vụ TSCĐ hay quan sát quá trình kiểm

kê TSCĐ của đơn vị;…

- Phỏng vấn các cá nhân có trách nhiệm với việc xây dựng và duy trì sự hoạtđộng của hệ thống KSNB, như phỏng vấn phòng kế hoạch (phòng vật tư, trang bị)

về trình tự lập và phê duyệt kế hoạch tăng, giảm, sửa chữa TSCĐ; phỏng vấn bảo vệ

về việc thực hiện các quy định bảo vệ vật chất đối với TSCĐ; phỏng vấn tổ trưởngcác tổ sản xuất về trình tự thủ tục khi tiếp nhận TSCĐ mới hay khi có TSCĐ hỏnghóc;…

- Kiểm tra dấu vết kiểm soát còn lưu lại trên hồ sơ chứng từ như dấu, chữ kýcủa người phê chuẩn trên hợp đồng, người bán hàng, người tiếp nhận TSCĐ,…

- Yêu cầu cá nhân có trách nhiệm duy trì sự hoạt động của hệ thống thực hiệnlại một số công việc như yêu cầu kế toán TSCĐ tính toán lại giá trị nguyên giáTSCĐ qua quá trình lắp đặt, chạy thử; thực hiện lại nghiệp vụ ghi nhận nguyên giáTSCĐ tăng do nhập khẩu;…

Đối với từng nội dung khảo sát, kiểm toán viên vận dụng kết hợp linh hoạt cácthủ tục trên Để khảo sát mặt thiết kế hệ thống KSNB, kiểm toán viên chủ yếu sửdụng thủ tục thu thập và nghiên cứu các văn bản, tài liệu KSNB cuả khách hàng Để

Trang 19

khảo sát mặt vận hành, kiểm toán viên thực hiện kết hợp các thủ tục quan sát, phỏngvấn, yêu cầu thực hiện lại và kiểm tra dấu vết kiểm soát còn lưu lại trên chứng từ.Đồng thời khi thực hiện kết hợp các thủ tục đó, kiểm toán viên cũng thu thập đượccác cơ sở để đánh giá về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt độngKSNB.

1.2.5 Các rủi ro thường gặp trong kiểm toán khoản mục TSCĐ

Xuất phát từ đặc điểm của chính TSCĐ, tính chất phức tạp của công tác kếtoán và các yêu cầu trong quản lý TSCĐ, hay do trình độ của người làm kế toán cònhạn chế, kiểm toán khoản mục TSCĐ thường gặp một số rủi ro chủ yếu sau:

Gian lận

- Lập hóa đơn giả, sửa chữa chứng từ nhằm ghi tăng nguyên giá TSCĐ,tăng chiphí sửa chữa TSCĐ nhằm mục đích biển thủ công quỹ

- Cố tình không ghi khoản thanh lý TSCĐ nhằm chiếm đoạt khoản này

- Sai phạm trong việc thực hiện các thủ tục phê duyệt,mua sắm TSCĐ như: phêduyệt mua sắm vượt quá thẩm quyền, không tổ chức đấu thầu hoặc chào hàng cạnhtranh với những TSCĐ bắt buộc, thực hiện sai các thủ tục trong việc đấu thầu

- Áp dụng sai chế độ kế toán, ví dụ như trích khấu hao cho TSCĐ đã khấu haohết, không trích khấu hao cho TSCĐ không sử dụng

Sai sót

- Trích khấu hao những TSCĐ phúc lợi vào chi phí kinh doanh

- Nhầm giữa sửa chữa lớn và nâng cấp TSCĐ

- Ghi chép TSCĐ thành công cụ dụng cụ hoặc ngược lại

- Ghi chép các TSCĐ vô hình ( nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy tính, bảnquyền…) vào chi phí trả trước hoặc ngược lại

- Sai sót do trùng lặp

- Sai sót do quên ghi chép…

Trang 20

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC

Một cuộc kiểm toán thông thường được thực hiện qua 3 giai đoạn: lập kế hoạchkiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán Việc thực hiện kiểm toán khoảnmục TSCĐ trong kiểm toán BCTC cũng cần đảm bảo qua cả 3 giai đoạn đó

.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Sau khi chấp nhận khách hàng, kiểm toán viên và công ty kiểm toán bắt đầuthực hiện quá trình kiểm toán với khâu đầu tiên là lập kế hoạch kiểm toán Lập kếhoạch kiểm toán là quá trình nhằm xác định phương hướng, phạm vi và các thủ tụckiểm toán chủ yếu áp dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Theo Chuẩn mựckiểm toán Việt Nam số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán, ban hành kèm theo thông tư

số 214/2012/TT – BTC ngày 06/12/2012 của Bộ tài chính, giai đoạn lập kế hoạchkiểm toán bao gồm 3 nội dung là thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro, thiết kế các thủtục kiểm toán tiếp theo ở cấp độ cơ sở dẫn liệu và thiết kế các thủ tục kiểm toán bắtbuộc khác để đảm bảo cuộc kiểm toán tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

1.3.1.1 Thu thập thông tin về đơn vị khách hàng

Đối với kiểm toán khoản mục TSCĐ, những thông tin mà KTV cần thu thậpbao gồm:

Hiểu biết chung về nền kinh tế bao gồm các yếu tố kinh tế chung, các yếu

tố ngành nghề và các yếu tố pháp lý có liên quan tới khoản mục TSCĐ Các yếu tốnày ảnh hưởng tất yếu đến việc mở rộng hay thu hẹp quy mô TSCĐ

Hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán Thông tin về kháchhàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại hay dịch vụ, thuộc khối ngànhcông nghiệp nặng hay công nghiệp nhẹ,… là cơ sở đánh giá tỷ trọng TSCĐ trêntổng giá trị tài sản là cao hay thấp; cũng như đặc trưng cơ bản về TSCĐ của đơn vịđược kiểm toán Thông tin về cơ cấu tổ chức của khách hàng như có nhiều chinhánh, công ty con trong và ngoài nước là cơ sở đánh giá về việc theo dõi các tàisản điều động, điều chuyển nội bộ Kết hợp các thông tin này với các thông tinchung về nền kinh tế, kiểm toán viên có thể đánh giá sơ bộ ban đầu các rủi ro tiềmtàng xảy ra đối với khoản mục TSCĐ

Trang 21

Hiểu biết về hệ thống kế toán TSCĐ và hệ thống KSNB về TSCĐ của đơn

vị được kiểm toán trên cả ba phương diện thiết kế, vận hành và duy trì: chính sách

kế toán về TSCĐ mà đơn vị áp dụng và lý do thay đổi (nếu có); ảnh hưởng của cácchính sách mới về kế toán và quản lý TSCĐ đối với đơn vị; tính hiện hữu, hiệu quả,hiệu lực, thường xuyên và liên tục trong tổ chức hoạt động của hệ thống kế toán vàkiểm soát nội bộ đối với TSCĐ; …Kết quả của việc tìm hiểu hệ thống KSNB này sẽgiúp kiểm toán viên có cơ sở để đánh giá rủi ro kiểm soát Việc thiết kế, vận hành

và duy trì hiệu quả một hệ thống KSNB về TSCĐ sẽ là cơ sở đề kiểm toán viên thuhẹp phạm vi áp dụng các thủ tục kiểm toán chi tiết

Các thông tin này được thu thập chủ yếu từ BGĐ và những người chịu tráchnhiệm về lập và trình bày BCTC Tuy nhiên, kiểm toán viên cũng có thể phỏng vấncác cá nhân khác để thu thập thêm các thông tin hoặc các quan điểm khác nhằmđánh giá rủi ro một cách khách quan hơn Ví dụ như việc phỏng vấn trực tiếp các cánhân ở bộ phận sử dụng TSCĐ giúp kiểm toán viên có được thông tin về thực tếquản lý và sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp có đúng với quy định, quy chế đã đề rakhông Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng có thể phỏng vấn luật sư của đơn vị đểthu thập thông tin về các tranh chấp hiện có liên quan đến các tài sản như quyền sử

dụng đất, tài sản đem đi cầm cố, thế chấp,…

1.3.1.2 Thủ tục phân tích

Căn cứ vào các thông tin thu thập đượcvà kinh nghiệm nghề nghiệp, kiểm toánviên thực hiện thủ tục phân tích Thủ tục phân tích sử dụng trong giai đoạn lập kếhoạch kiểm toán liên quan đến cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính.Các thông tin phi tài chính về môi trường kinh doanh thuận lợi hay bất lợi,chính sách của Nhà nước về quản lý TSCĐ thay đổi, khoa học công nghệ ứng dụngtrong ngành thay đổi nhanh,… là các yếu tố tác động đương nhiên dẫn đến sự thayđổi về quy mô và tỷ trọng TSCĐ Ngược lại, các thông tin phi tài chính về sức épcủa hội đồng quản trị, khó khăn trong vay vốn sản xuất, đơn vị có kế hoạch niêmyết chứng khoán trên sàn,… là những nhân tố bất thường, dễ là nguyên nhân dẫnđến những gian lận trong công bố thông tin về TSCĐ Việc phân tích thông tin phi

Trang 22

tài chính giúp kiểm toán viên loại trừ được những biến động hợp lý khi phân tíchthông tin tài chính.

Đối với các thông tin tài chính, kiểm toán viên thường sử dụng hai kỹ thuậtphân tích chủ yếu là phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất

Phân tích xu hướng là việc so sánh nguyên giá, giá trị khấu hao trong kỳcủa các loại TSCĐ kỳ này với kỳ trước, lập các bảng kê tăng giảm TSCĐ cuối kỳ sovới đầu kỳ

Phân tích tỷ suất là việc so sánh tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu trênBCTC Đối với khoản mục TSCĐ, kiểm toán viên có thể tính toán và phân tích một

số chỉ tiêu như tỷ suất tài trợ, tỷ suất đầu tư, so sánh giữa tổng nguyên giá với tổnggiá trị sản lượng,…

Kết quả phân tích chỉ cung cấp những thông tin ban đầu về khả năng xảy ra saiphạm chứ không thể là bằng chứng thích hợp và đầy đủ cho sai phạm của đơn vị

1.3.1.3 Xác định mức trọng yếu ban đầu

Để xác định mức trọng yếu tổng thể, trước tiên kiểm toán viên cần lựa chọnmột tiêu chí phù hợp và sử dụng xét đoán chuyên môn để xác định tỷ lệ phần trăm(%) cho tiêu chí đã lựa chọn Có nhiều tiêu chí để lựa chọn như lợi nhuận kế toántrước thuế, lợi nhuận ròng, doanh thu, tổng tài sản, nợ dài hạn,…Tùy thuộc vào quy

mô, đặc điểm kinh doanh, đặc điểm sở hữu của từng khách hàng mà việc lựa chọntiêu chí làm căn cứ cho việc xác định mức trọng yếu tổng thể được vận dụng linhhoạt Ví dụ như đối với một khách hàng là công ty niêm yết thì tiêu chí thường đượclựa chọn là lợi nhuần ròng sau thuế, còn đối với khách hàng là một đơn vị hoạt độngcông ích có sử dụng tài sản công thì tài sản có thể là tiêu chí thích hợp

Trong thực tế việc xét đoán tính trọng yếu là một vấn đề nhạy cảm phụ thuộcrất nhiều vào bản thân mỗi KTV về tính chủ quan và khả năng xét đoán nghềnghiệp

Căn cứ vào kết quả của kết quả thủ tục đánh giá rủi ro, kiểm toán viên dựkiến nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cho kiểm toán khoảnmục TSCĐ

Trang 23

1.3.1.4 Thiết kế chương trình kiểm toán cho kiểm toán khoản mục TSCĐ

Sau khi thực hiện các công việc trên KTV phải xây dựng một chương trìnhkiểm toán cụ thể cho cuộc kiểm toán

Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toáncần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũngnhư dự kiến về các tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập Trọng tâmcủa chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thiết thực hiện đối với từngkhoản mục hay bộ phận được kiểm toán

Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ phải tuân theo chươngtrình kiểm toán đã được thiết kế dưới sự giám sát của trưởng nhóm kiểm toán Tuynhiên chương trình kiểm toán cũng có thể được thay đổi trong quá trình kiểm toánnếu xảy ra các sự kiện ngoài dự kiến, thông tin do kiểm toán viên thu thập được có

sự khác biệt lớn so với thông tin sử dụng để lập kế hoạch kiểm toán hoặc bằngchứng kiểm toán thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết có thểmâu thuẫn với bằng chứng kiểm toán thu thập được từ việc thực hiện các thửnghiệm kiểm soát

.3.2 Thực hiện kiểm toán

1.3.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu HTKSNB đượcđánh giá là có hiệu lực Khi đó, các thử nghiệm kiểm soát được triển khai nhằm thuthập các bằng chứng kiểm toán về thiết kế và về hoạt động của HTKSNB Chuẩnmực kiểm toán Việt Nam số 500 qui định: “Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra

để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệucủa HTKT và HTKSNB”

Bảng 1.1 Các thử nghiệm kiểm soát TSCĐ

Quá trình KSNB chủ yếu Các thử nghiệm kiểm soát

Trang 24

phận này với bộ phận ghi sổ.

- Sự có thật của công văn xin đề nghị mua

TSCĐ, công văn duyệt mua, hợp đồng

mua, biên bản giao nhận TSCĐ đưa vào sử

dụng và thẻ TSCĐ

- Các chứng từ thanh lý nhượng bán TSCĐ

được huỷ bỏ, tránh việc sử dụng lại

với bộ phận bảo quản TSCĐ.

- Kiểm tra chứng từ, sự luân chuyển chứng từ và dấu hiệucủa KSNB

- Kiểm tra dấu hiệu của sự huỷ bỏ

2 Tính

đầy đủ

Mỗi TSCĐ có một bộ hồ sơ, được ghi chép

từ khi mua nhận TSCĐ về đơn vị cho tới

khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ Việc ghi

chép, tính nguyên giá TSCĐ đều dựa trên

cơ sở chứng từ hợp lệ nêu trên

Kiểm tra tính đầy đủ của chứng từ có liên quan đến TSCĐ

3.Quyền

và nghĩa

vụ

TSCĐ thuộc sở hữu của đơn vị được ghi

chép vào khoản mục TSCĐ, được doanh

nghiệp quản lý và sử dụng Những TSCĐ

không thuộc quyền sở hữu của doanh

nghiệp thì được ghi chép ngoài Bảng cân

đối tài sản

Kết hợp giữa việc kiểm tra vật chất với việc kiểm tra chứng từ, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu tài sản

4

Sự phê

chuẩn

Phê chuẩn các nghiệp vụ tăng, giảm trích

khấu hao TSCĐ được phân cấp đối với các

nhà quản lý của doanh nghiệp

- Phỏng vấn những người liên quan

- Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn

5 Tính

chính

xác

Tất cả các chứng từ có liên quan tới việc

mua, thanh lý TSCĐ ở đơn vị đều đựơc

phòng kế toán tập hợp và tính toán đúng

đắn Việc cộng sổ chi tiết và sổ tổng hợp

TSCĐ là chính xác và được kiểm tra đầy

đủ

- Xem xét dấu hiệu kiểm tra của HTKSNB

- Cộng lại một số chứng từ phát sinh của TSCĐ

6 Tính

kịp thời

Việc ghi sổ và cộng sổ TSCĐ được thực

hiện kịp thời ngay khi có nghiệp vụ phát

sinh và đáp ứng yêu cầu lập Báo cáo kế

toán của doanh nghiệp

Kiểm tra tính đầy đủ và kịp thời của việc ghi chép

Trang 25

7 Phân

loại và

trình bày

- Doanh nghiệp có qui định về việc phân

loại chi tiết TSCĐ phù hợp với yêu cầu

quản lý

- Các qui định về trình tự ghi sổ các nghiệp

vụ liên quan đến TSCĐ từ sổ chi tiết đến sổ

tổng hợp

- Phỏng vấn những người có trách nhiệm để tìm hiểu qui định phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp

- Kiểm tra hệ thống tài khoản và sự phân loại sổ sách kế toán

- Xem xét trình tự ghi sổ và dấu hiệu của KSNB

.3.2.2 Khảo sát cơ bản đối với khoản mục TSCĐ

a Thủ tục phân tích, đánh giá tổng quát

Thủ tục phân tích nhằm mục tiêu phát hiện những dấu hiệu bất thường từ đó

có thể xét đoán khả năng có thể có của các sai phạm đối với nghiệp vụ có liên quan.Các kỹ thuật chủ yếu có thể sử dụng để phân tích bao gồm :

 Kỹ thuật phân tích ngang:

- So sánh nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại của các loại TSCĐhiện có của đơn vị với các kỳ trước;

- So sánh tổng chi phí khấu hao TSCĐ (hoặc từng loại TSCĐ) với các kỳtrước;

- Lập bảng kê tăng, giảm từng loại TSCĐ với các kỳ trước;

- So sánh tổng chi phí sửa chữa lớn kỳ này với kỳ trước;

 Kỹ thuật phân tích dọc:

- So sánh tỉ lệ khấu hao bình quân của kỳ này với các kỳ trước nhằm nhậnđịnh, tìm các sai sót có thể xảy ra khi ghi sổ khấu hao lũy kế;

- So sánh hệ số hao mòn bình quân của từng loại TSCĐ với các kỳ trước;

- So sánh tỷ suất giữa tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ với tổng nguyêngiá TSCĐ;

b Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư

Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ

Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ có ý nghĩa quan trọngđối với quá trình kiểm toán TSCĐ Việc phản ánh đúng đắn các nghiệp vụ này cótác động và ảnh hưởng lâu dài đến các BCTC của đơn vị

Trang 26

Việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ theo các mục tiêu kiểm toán

cụ thể có thể được thực hiện theo các thủ tục sau :

Bảng 1.2 Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ

Mục tiêu kiểm

toán Các khảo sát nghiệp vụ thông thường

Những vấn đề cần lưu ý

- Đánh giá tính hợp lý của việc phê chuẩn giá mua,bán của các TSCĐ tăng giảm trong kỳ …

- KTV phải cóhiểu biết sâu sắc

về hoạt động sảnxuất kinh doanh

và tình hình thực

tế của doanhnghiệp

- Có thể kết hợp kiểm tra các chứng từ, tài liệu vớikiểm tra vật chất thực tế TSCĐ

- Kiểm tra quá trình mua sắm, các chứng từ tài liệuliên quan đến việc mua sắm TSCĐ, các chi phí vậnchuyển, lắp đặt, chạy thử…

- Các thử nghiệmnày sẽ được thựchiện ở quy mô tương đối lớn khi

hệ thống KSNB của đơn vị được đánh giá là yếu (Rủi ro kiểm soátcao)

- Đối chiếu số liệu trên các chứng từ pháp lý liênquan đến tăng, giảm TSCĐ (hóa đơn, hợp đồng thuê

TS, các chứng từ vận chuyển, lắp đặt, biên bản giaonhận…)

- Tính toán lại nguyên giá TSCĐ trên cơ sở chứng từ

đã kiểm tra

- Phải nắm vữngcác nguyên tắcquy định về đánhgiá TSCĐ ;

- Mức độ khảosát phụ thuộcvào việc đánhgiá hệ thốngKSNB

- Chọn mẫu các nghiệp vụ TSCĐ để kiểm tra việcphân loại, xem xét các bút toán ghi sổ và các sổ kếtoán

- Mục tiêu nàythường kết hợpkhi kiểm toántính đầy đủ vàviệc tính toán,đánh giá TSCĐ

- Kiểm tra các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ để pháthiện các trường hợp quên ghi sổ TSCĐ, hoặc ghinhận TSCĐ thành các khoản khác (chi phí trả trước,chi phí XDCB…)

- Đây là mộttrong các mụctiêu quan trọngnhất của kiểmtoán TSCĐ

Trang 27

- Kiểm tra đối chiếu ngày, tháng các chứng từ tăng,giảm TSCĐ với ngày tháng ghi sổ các nghiệp vụ này(Đặc biệt đối với các nghiệp vụ phát sinh cuối cácniên độ kế toán và đầu niên độ sau)

- Cộng tổng các bảng kê tăng, giảm TSCĐ trong kỳ;

- Đối chiếu số liệu giữa các sổ chi tiết, sổ tổng hợp,các bảng kê với nhau và với sổ cái tổng hợp

- Đối chiếu số liệu trên các sổ kế toán TSCĐ với kếtquả kiểm kê TSCĐ

Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ thường được kết hợp vớiquá trình kiểm tra chi tiết số dư của các khoản TSCĐ Quy mô các khảo sát nghiệp

vụ TSCĐ phụ thuộc vào tính trọng yếu, mức độ rủi ro kiểm soát của đơn vị màKTV đã đánh giá cũng như kinh nghiệm và kết quả kiểm toán các niên độ trước.Khi kiểm toán chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ KTV cũng cần lưu ý tới đặcđiểm của từng loại TSCĐ để có thể xác định được khả năng sai sót và thực hiện cácthủ tục kiểm tra một cách phù hợp

Kiểm tra chi tiết về số dư tài khoản TSCĐ

Việc kiểm toán số dư cuối kỳ của tài khoản TSCĐ được thực hiện trên cơ sởkết quả kiểm toán số dư đầu kỳ và kết quả kiểm toán các nghiệp vụ tăng, giảmTSCĐ trong kỳ

Với số dư đầu kỳ: Việc xem xét số dư đầu kỳ của TSCĐ được tiến hành tùy

thuộc vào doanh nghiệp được tiến hành kiểm toán lần đầu hay lần thứ hai trở đi

- Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi chính công ty kiểm toánđang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm nay và số dư đầu kỳ đã được xácđịnh là đúng thì KTV không cần thiết phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác KTV phảixem xét báo cáo kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán năm trước đặc biệt là vấn

đề liên quan đến TSCĐ Nếu có thể tin cậy được KTV cũng có thể chấp nhận kếtquả kiểm toán năm trước mà không cần thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.Trong các trường hợp này KTV chỉ cần kiểm tra đảm bảo số dư cuối năm tài chínhtrước được kết chuyển chính xác và được phân loại một cách phù hợp

Trang 28

- Nếu BCTC chưa được kiểm toán năm trước hoặc việc kiểm toán năm trướcđược thực hiện bởi công ty kiểm toán khác mà KTV không tin tưởng vào kết quả kiểmtoán hoặc báo cáo kiểm toán không chấp nhận toàn phần đối với số dư TSCĐ thì KTVphải xem xét đến các nguyên nhân không chấp nhận toàn phần của KTV năm trước.Trong các trường hợp này KTV phải áp dụng thủ tục kiểm toán bổ sung: Kiểm tra cácchứng từ chứng minh cho số dư đầu năm, chọn mẫu các TSCĐ để kiểm tra sự tồn tạithực tế của các tài sản, xem xét kết quả kiểm kê TSCĐ của doanh nghiệp, kiểm tratình trạng thế chấp TSCĐ (đặc biệt là thế chấp bằng giấy tờ sở hữu TSCĐ).

Với số dư cuối kỳ : Được xác nhận trên cơ sở kết quả kiểm toán số dư đầu

kỳ và nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ trong kỳ KTV cũng cần căn cứ vào kết quả kiểm

kê cuối kỳ để chứng minh sự hiện hữu của chúng

c Kiểm toán chi phí khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ

Kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ

Mục tiêu cơ bản của kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ là xem xét quá trìnhtính toán đánh giá xác định và phân bổ mức khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sửdụng có hợp lý và đảm bảo tính nhất quán hay không Mục tiêu này được cụ thể hóanhư sau:

- Đảm bảo chính sách khấu hao đang áp dụng hợp lý và nhất quán

- Việc tính toán mức khấu hao TSCĐ được thực hiện chính xác

- Việc phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tượng được thực hiện một cáchhợp lý và nhất quán giữa các kỳ

Để đạt được các mục tiêu kiểm toán trên, KTV có thể thực hiện các thủ tục kiểm toán chủ yếu sau:

- Tiến hành phân tích sơ bộ chi phí khấu hao

+ So sánh tỷ lệ chi phí khấu hao bình quân, tổng chi phí khấu hao, tỷ trọng chiphí khấu hao trong toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này với các kỳ trước Khi

so sánh nếu phát sinh các biến động bất thường, KTV cần phải tìm hiểu nguyênnhân và giải thích được các biến động đó

Trang 29

- Thu thập trao đổi để có hiểu biết về chính sách khấu hao mà doanh nghiệpđang áp dụng Tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá tính phù hợp nếu chính sách khấuhao của doanh nghiệp có sự thay đổi so với kỳ trước.

- Kiểm tra việc tính khấu hao của doanh nghiệp

+ KTV kiểm tra lại căn cứ tính khấu hao

+ Chọn mẫu một số TSCĐ tiến hành tính toán lại mức khấu hao

+ So sánh số liệu trên bảng tính khấu hao, Bảng đăng ký khấu hao TSCĐ, Sổchi tiết hao mòn TSCĐ, Sổ chi tiết chi phí, Sổ cái tài khoản hao mòn TSCĐ…

+ Kiểm tra các trường hợp đã khấu hao hết mà doanh nghiệp vẫn đang sửdụng;

+ Kiểm tra việc trích hoặc thôi trích khấu hao với các TSCĐ tăng, giảm trong

kỳ, các khoản chi phí nâng cấp cải tạo được hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ trong

kỳ, các phần tháo dỡ làm giảm nguyên giá TSCĐ trong kỳ;

+ Kiểm tra việc hạch toán chi phí khấu hao trên sổ và tài khoản có liên quan

- Kiểm tra việc phân bổ khấu hao cho các đối tượng:

+ Xem xét chính sách phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tượng, đánh giátính hợp lý của các chính sách này

+ Kiểm tra lại độ tin cậy của các tiêu chuẩn phân bổ chi phí khấu hao màdoanh nghiệp xác định

+ Tính toán lại các khoản phân bổ

+ Kiểm tra lại việc hạch toán chi phí khấu hao phân bổ cho các đối tượng trêncác Sổ chi tiết chi phí và Sổ chi tiết tính giá thành có liên quan

Kiểm toán giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ

+ Kiểm tra việc ghi giảm giá trị hao mòn TSCĐ với các nghiệp vụ giảm TSCĐtrong kỳ

+ Tính toán lại giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ

+ So sánh số liệu trên các sổ kế toán chi tiết và Sổ cái các tài khoản hao mònTSCĐ…

d Kiểm toán các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của TSCĐ

Trang 30

Các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ bao gồm: các khoảnchi phí sửachữa, nâng cấp, cải tạo…đối với TSCĐ Mục tiêu kiểm toán quan trọngnhất đối với khoản chi phí này là đảm bảo các khoản chi phí phát sinh thực tế, phùhợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp; các khoản chi phí này phải được hạchtoán đầy đủ và đúng các trình tự phương pháp kế toán theo quy định của các Chuẩnmực, chế độ kế toán liên quan Các thủ tục mà KTV thường áp dụng trong trườnghợp này là:

- Lập các bảng kê chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu liên quan đến TSCĐphát sinh trong kỳ

- So sánh các khoản chi phí phát sinh với các kỳ trước để đánh giá biến độngcủa các khoản phí tổn phát sinh

- Đánh giá sự hợp lý của các khoản phí tổn phát sinh trong kỳ với tình hìnhthực tế của doanh nghiệp

- Kiểm tra sự phát sinh thực tế của các khoản chi phí để loại bỏ khả năng hạchtoán khốngcác khoản chi phí sửa chữa nhằm hợp lý hóa các khoản chi phí khác

- Trong trường hợp các khoản phí tổn này phát sinh lớn và doanhnghiệp đã có

kế hoạch trước cần:

+ So sánh các phí tổn thực tế phát sinh với các kế hoạch và dự toán chi phí đãđược lập để xem xét sự biến động và các chênh lệch chi phí thực tế với dự toán vàtìm hiểu nguyên nhân của các chênh lệch này

+ Nếu doanh nghiệp có trích trước chi phí cần kiểm tra cơ sở pháp lí của việctrích trước; quá trình trích trước và hạch toán chi phí trích trước vào chi phí các kỳkinh doanh trước; việc xử lý chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí trích trướccủa doanh nghiệp

+ Kiểm tra các tài liệu liên quan và tài liệu quyết toán các khoản chi phí liênquan

1.3.3 Kết thúc kiểm toán

Sau khi đã thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát và khảo sát liên quan đến

số liệu kế toán TSCĐ, KTV phải tổng hợp kết quả kiểm toán cho phần hành này.Công việc này được dựa trên kết quả các khảo sát đã được thực hiện với nhữngbằng chứng đã thu thập được Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐ thường được thể

Trang 31

hiện dưới hình thức một “Bản tổng hợp kết quả kiểm toán” hay “Biên bản kiểmtoán”

Các nội dung chủ yếu thể hiện trong tổng hợp kết quả kiểm toán thường gồm:

 Các sai phạm phát hiện khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tàikhoản và đánh giá mức độ của sai phạm

 Nguyên nhân của sai lệch (nếu có) và các bút toán điều chỉnh sai phạm

 Kết luận về mục tiêu kiểm toán (đã đạt được hay chưa)

 Ý kiến của KTV về sai phạm và hạn chế của kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ

 Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán lần sau (nếu có)

Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐ là một căn cứ quan trọng cho KTV tổnghợp lập Báo cáo kiểm toán

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM

TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA)

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA) được Bộ Tàichính Việt Nam và Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp Giấy phép hành nghề, Giấyphép thành lập vào ngày 10/10/2006 và hoạt động theo mô hình Công ty TNHH 2thành viên trở lên trong lĩnh vực Kiểm toán - Kế toán, định giá tài sản, tư vấn tài

chính - kế toán và quản lý tại Việt Nam Tổng số cán bộ nhân viên của AVA gồm

145 người, chia làm 11 phòng ban và 1 văn phòng đại diện, 1 chi nhánh

Tên kinh doanh: Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam

Tên viết tắt: AVA CO., LTD

Đăng kí kinh doanh số: 0102028384 ngày 10/10/2006, sửa đổi bổ sung ngày27/02/2007 tại Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội

Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Auditing And Valuation Company Limited

Trang 32

Trụ sở chính: Số 160 Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

Địa chỉ giao dịch: Tầng 14, tòa nhà SUDICO, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình

1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: (+84 4) 3 868 9566/88

Fax: (+84 4) 3 868 248

Email: ava@kiemtoanava.com.vn

Website: www.kiemtoanava.com.vn

Công ty có văn phòng đại diện ở Tp Vinh – Nghệ An Chi nhánh: Quảng Ninh

2.1.2 Các loại hình dịch vụ của công ty

Công ty cung cấp cho khách hàng nhiều loại hình dịch vụ có giá trị cao như:

Dịch vụ kiểm toán

Dịch vụ kế toán

Dịch vụ tư vấn

Dịch vụ xác định giá trị Doanh nghiệp và Tư vấn TNHH hoá

Dịch vụ Đào tạo & Hỗ trợ tuyển dụng

Dịch vụ Công nghệ thông tin

Khách hàng của công ty liên tục phát triển rất đa dạng, với trên 300 kháchhàng thường xuyên bao gồm ở tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong tất

cả cá ngành nghề và lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế

2.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty

AVA gồm 145 thành viên, chia thành 11 phòng ban, 1 văn phòng đại diện và 1 chi nhánh Quảng Ninh

Tại AVA, hoạt động kiểm soát chất lượng được thực hiện qua cả 3 cấp: Tổnggiám đốc, Phó tổng giám đốc, Trưởng phòng kiểm toán giám sát, theo dõi chặt chẽcác diễn biến, sự kiện phát sinh trong suốt quá trình tiến hành cuộc kiểm toán, từkhâu lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán đến kết thúc kiểm toán

Trang 33

Phó TGĐNgô Quang Tiến

Văn phòng đại diện Nghệ An

Phòng NV4KTBCTC

Phòng NV3KTBCTC

Phòng NV5KTBCTC

Phó TGĐBùi Đức Vinh

Phòng NV6KTBCTC

Phòng

Kế toán

Phòng Hành chính

Phó TGĐ PhạmThị Hường

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

Tổng Giám Đốc Nguyễn Minh Hải

Phó TGĐNguyễn BảoTrung

Phòng NV7KTBCTC

PhòngNV8KTBCTC

Phòng NV9 KTBCTC

Chi nhánhQuảng Ninh

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY AVA

Trang 34

2.1.4 Quy trình chung kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam

Quy trình kiểm toán chung của AVA được thể hiện qua 5 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Khảo sát, tìm hiểu và chấp nhận khách hàng

Tìm hiểu sơ bộ thông tin khách hàng và đưa ra mức phí kiểm toán phù hợp

Thực hiện soạn thảo và kí kết hợp đồng kiểm toán

Trưởng phòng nghiệp vụ sắp xếp KTV thực hiện kiểm toán

Giai đoạn 2: Lập kế hoạch kiểm toán

Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Thứ hai, đánh giá trọng yếu và rủi ro (mức rủi ro mong muốn <5%)

Giai đoạn 3: Chứng kiến kiểm kế (nếu có)

Chuẩn bị kiểm kê

Chứng kiến kiểm kê

Kết thúc và lập báo cáo kiểm kê

Giai đoạn 4: Thực hiện kiểm toán

Rà soát đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ

Rà soát, đánh giá việc tuân thủ pháp luật

Kiểm toán báo cáo tài chính

Thực hiện các thủ tục phân tích

Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh, kiểm tra chi tiết số dư

Giai đoạn 5: Kết thúc kiểm toán

Họp tổng kết, trao đổi kiến nghị, thống nhất số liệu kiểm toán

Phát hành Báo cáo Kiểm toán

2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam.

Trang 35

Tuân thủ theo các quy định của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, quy trìnhkiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng do công tyAVA thực hiện trải qua 3 giai đoạn cơ bản là: lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán vàtổng hợp kết quả kiểm toán.

Để tìm hiểu về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC docông ty AVA thực hiện, em xin trình bày quá trình thực hiện kiểm toán TSCĐ đối vớikhách hàng là Công ty TNHH ABC ( là khách hàng thường niên) do công ty AVA đãthực hiện cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2015

2.2.1 Tiếp cận khách hàng

Công ty TNHH ABC là khách hàng thường niên của AVA, đã được AVA thựchiện kiểm toán BCTC cho các năm tài chính 2013 và 2014 Đến năm 2015, căn cứvào thư mời kiểm toán của Công ty ABC với mục đích nộp BCTC đã được kiểmtoán cho Cục Tài chính của Bộ Quốc Phòng (cơ quan quản lý Công ty ABC), thảoluận với Công ty ABC và đánh giá ban đầu các thay đổi đáng kể trong nhân sựBGĐ, nhân sự kế toán, hoạt động sản xuất kinh doanh, của Công ty ABC, Công tyAVA đã chấp nhận duy trì khách hàng và thực hiện ký kết hợp đồng kiểm toán vềviệc cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC năm 2015, trong đó xác định các nội dung

về nhiệm vụ của các bên, thời gian dự tính thực hiện và mức phí kiểm toán

2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán

Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, BGĐ công ty AVA thông báo chochủ nhiệm kiểm toán để sắp xếp, lên kế hoạch thực hiện cuộc kiểm toán

2.2.2.1 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng

ABC là khách hàng truyền thống nên những thông tin chung về hoạt động kinhdoanh đã được lưu trong hồ sơ pháp lý Đối với kiểm toán BCTC năm 2015, KTVchỉ tập trung thu thập thêm thông tin về những thay đổi trong năm tài chính đó nhưnhững thay đổi về BGĐ, về nhân sự kế toán, việc mở rộng thêm một số ngành nghềkinh doanh, quy mô hoạt động kinh tế hay những thay đổi về chính sách…

Bảng 2.1: Thông tin cơ bản về Công ty TNHH ABC

Trang 36

Người thưc hiện: D Ngày Người soát xét: Ngày

THÔNG TIN KHÁCH HÀNG

Tên giao dịch đầy đủ: Công ty TNHH ABC

Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Trụ sở công ty: Số …, đường Láng , quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Công ty ABC được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh số 00152 do Ủy ban kế hoạch (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp ngày06/02/1998, thay đổi lần 2 vào ngày 15/11/2006 Theo giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh lần đầu, công ty có tên là Công ty ABC, là doanh nghiệp nhà nước Saukhi thay đổi giấy phép kinh doanh, công ty có tên là Công ty TNHH ABC và làcông ty TNHH 100% vốn nhà nước

Vốn điều lệ là 100.000.000.000 VND (một trăm tỷ đồng)

Theo giấy phép kinh doanh lần 2, các lĩnh vực ABC đăng ký và được phép hoạtđộng bao gồm:

 Xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, công trình ngầm;

 Xây dựng các công trình phục vụ an ninh biên giới;

 Xây dựng công trình hạ tầng đô thị;

 Tư vấn, khảo sát, thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện;

 Rà phá bom mìn

Công ty ABC hiện hoạt động trong tất cả các lĩnh vực trên

Qua thực hiện phỏng vấn trao đổi với khách hàng, KTV thu thập được thôngtin về một số thay đổi đáng kể trong hoạt động của ABC trong năm tài chính 2015như sau:

Tổng giám đốc tiền nhiệm của Công ty đã nghỉ hưu vào tháng 10/2015.Hiện tại, Phó tổng giám đốc đang giữ quyền Tổng giám đốc

Năm 2015, Công ty được Bộ Quốc Phòng giao nhiệm vụ mở rộng quy môsản xuất kinh doanh thêm 5% so với năm 2014

Kết luận: Qua tìm hiểu sơ bộ các thông tin về hoạt động của Công ty ABC,

kiểm toán viên nhận thấy một số rủi ro trong kiểm toán khoản mục TSCĐ sau:

TSCĐ của đơn vị được kiểm toán chủ yếu là máy móc thiết bị dùng trongngành xây dựng, thường gồm nhiều bộ phận cấu thành Do vậy, nếu kế toán TSCĐ

Trang 37

không hiểu biết về các bộ phận của máy móc thiết bị thì có thể dẫn tới việc khôngtheo dõi, hạch toán riêng biệt các bộ phận của một TSCĐ có thời gian sử dụng hữuích khác nhau.

Các TSCĐ của Công ty ABC phân tán rải rác ở các công trình xây dựng dẫnđến khó khăn trong kiểm soát thường xuyên TSCĐ về mặt hiện vật

Việc Công ty ABC được giao chỉ tiêu mở rộng sản xuất kinh doanh trongnăm 2015 có thể là sức ép đối với BGĐ, dẫn đến sai phạm hạch toán tăng nguyêngiá TSCĐ so với thực tế

Tìm hiểu chính sách kế toán của Công ty

Qua phỏng vấn BGĐ và nhân sự phòng kế toán kết hợp với việc thu thập cácvăn bản quy định về tổ chức công tác kế toán của khách hàng, kiểm toán viên cóđược thông tin về hệ thống kế toán phần hành TSCĐ của Công ty ABC như sau:

 Về hình thức kế toán

Công ty ABC áp dụng hình thức Nhật ký chung trong hạch toán kế toán

Về chính sách kế toán TSCĐ

Đơn vị tiền tệ kế toán: Việt Nam Đồng

Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm

Công ty áp dụng Luật kế toán năm 2003 của Quốc hội nước CHXHCN ViệtNam, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 – TSCĐ hữu hình, số 04 – TSCĐ vô hình

và số 06 – Thuê tài sản, Chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và cácthông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán của Bộ Tài Chính và thông tư số45/2013/TT – BTC ban hành ngày 25/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

15/2006/QĐ-Về nhân sự kế toán TSCĐ

Công ty bố trí một kế toán viên phụ trách hạch toán kế toán các nghiệp vụ về TSCĐ

và một kế toán tổng hợp giám sát công việc của kế toán TSCĐ

Kết luận: Căn cứ vào các thông tin trên, kiểm toán viên có thể tin tưởng vào hệ

thống kế toán phần hành TSCĐ tại đơn vị khách hàng

2.2.2.2 Tìm hiểu hệ thống KSNB khoản mục TSCĐ

ABC là khách hàng lâu năm của AVA nên KTV dựa vào nguồn cung cấp thông

Trang 38

tin chủ yếu từ Hồ sơ kiểm toán năm trước kết hợp với những thay đổi mà KTV thuthập được trong năm tài chính hiện hành như những thay đổi về loại hình kinhdoanh, thay đổi trong chính sách bán hàng, hay những sự thay đổi lớn trong bộ máy

kế toán… Nhờ đó công việc về đánh giá hệ thống KSNB sẽ diễn ra nhanh chóng vàhiệu quả hơn

Bảng 2.2 Bảng đánh giá rủi ro kiểm soát đối với Công ty ABC

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM

Tên khách hàng: Công ty TNHH ABC

1 Có thực hiện kiểm kê theo đúng qui định hay không? Có

2 Có mang TSCĐ đi thế chấp vay vốn không? Có

3 Tất cả TSCĐ có được ghi sổ đúng giá gốc hay không? Có

4 Khách hàng có theo rõi riêng những TSCĐ chờ thanh lý

không?

5 Hệ thống thẻ TSCĐ có được duy trì không? Có

6 Ngoài kế toán có bộ phận nào theo dõi và quản lý TSCĐ

không?

Không

7 Khấu hao có được tính theo qui định hiện hành không? Có

8 Việc tính khấu hao có nhất quán với năm trước? Có

9 Thủ tục thanh lý có theo quy định không? Có

10 Khách hàng có mua bảo hiểm không? Không

Kết luận:

HTKSNB: Tốt  Bình thường □ Không tốt □

RRKS: Thấp□ Trung bình  Cao □

Trang 39

2.2.2.3 Thực hiện thủ tục phân tích

Trưởng nhóm kiểm toán thu thập Báo cáo tài chính của khách hàng năm kiểmtoán và lập bảng phân tích tình hình biến động của các chỉ tiêu cả về số tiền và tỷtrọng để đánh giá khái quát tính hợp lý chung của xu hướng biến động và các quan

hệ kinh tế đồng thời xác định phạm vi và mức độ áp dụng các thủ tục kiểm toánkhác

Bảng 2.3.Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty ABC

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM

Tên khách hàng: Công ty TNHH ABC

Ngày khóa sổ: 31/12/2015

Nội dung: Phân tích cơ cấu TSCĐ

Tên Ngày

Người thực hiện T

1/10 Người soát xét 1 D

3/10 Người soát xét 2 H

4/10 Tham chiếu

Kết luận: Qua Bảng phân tích cơ cấu tài sản nhận thấy tài sản của Công ty ABC

thấy: TSCĐ tăng mạnh cả về tỷ trọng lẫn quy mô Với một công ty chuyên về xây

Chỉ tiêu Cuốikỳ trọng % Tỷ Đầu kỳ Tỷ

trọng % Chênh lệch

Số tiền

Tỷ lệ

%

Tỷ trọn g II.

86,081,287,3

10 42

% 6%

Trang 40

dựng như Công ty ABC thì việc TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn là hợp lý.

2.2.2.4 Xác định mức trọng yếu và rủi ro

Công ty tiến hành xác định mức trọng yếu thông qua một trong các chỉ tiêu:Doanh thu, Lợi nhuận kế toán sau thuế, Vốn đầu tư của chủ sở hữu, hay chỉ tiêuTổng Tài sản Thường thì đối với khách hàng là công ty TNHH niêm yết trên sànchứng khoán thì chỉ tiêu được quan tâm là chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế, còn đối vớiCông ty TNHH thì trưởng nhóm kiểm toán chọn chỉ tiêu Doanh thu để xác địnhmức trọng yếu

Với kinh nghiệm kiểm toán của mình và tuân theo hướng dẫn của VACPA,Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam có tài liệu hướng dẫn đánhgiá tính trọng yếu trong kiểm toán như sau:

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM

Tên khách hàng: Công ty TNHH ABC

Ngày khóa sổ: 31/12/2015

Nội dung: Bảng đánh giá trọng yếu

T n Ngày

Người thực hiện T

1/10 Người soát xét 1 D

3/10 Người soát xét 2 H

4/10 Tham chiếu

Chỉ tiêu

Kế hoạch Thực tế

Tiêu chí được sử dụng

để ước tính mức trọng yếu

Doanh thu

Ngày đăng: 22/05/2019, 19:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w