1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẬN DỤNG CHUẨN mực kế TOÁN CÔNG QUỐC tế NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác HẠCH TOÁN kế TOÁN tài sản cồ ĐỊNH TRONG KHU vực HÀNH CHÍNH sự NGHIỆP ở VIỆT NAM

138 301 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 291,58 KB

Nội dung

1.1.2 TSCĐ trong khu vực HCSN Khu vực HCSN bao gồm hai bộ phận cấu thành chính là cơ quan hành chính vàđơn vị dự nghiệp công lập.Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận hợp thành của bộmá

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ

VIỆT NAM NĂM 2014-2015

VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ NHẰM HOÀN

THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỒ ĐỊNH TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

Ở VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành khoa học: KD1

Trang 2

Hà Nội, 3 /2015

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT

Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Phượng Nữ

Dân tộc: Kinh

Lớp: CQ 50/23.02 Nữ Năm thứ 3 /Số năm đào tạo: 3/4 Ngành học: Tài chính công

Người hướng dẫn: TS Ngô Thanh Hoàng

Ths Ngô Thị Thùy Quyên

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH 3 1

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 3

1.1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 3

1.1.1 Tài sản, khu vực công và tài sản trong khu vực công 3

1.1.2 TSCĐ trong khu vực HCSN 6

1.2 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 20

1.2.1 Ipsas 13: Thuê Tài Sản 20

1.2.2 Ipsas 16: Bất Động Sản Đầu Tư 23

1.2.3 Ipsas 17: Bất Động Sản – Nhà Xưởng – Thiết Bị 25

1.2.4 Ipsas 31: Tài Sản Vô Hình 27

CHƯƠNG 2: 30

ĐÁNH GIÁ KẾ TOÁN TSCĐ TẠI KHU VỰC HCSN Ở VIỆT NAM 30

2.1.1 Giai đoạn 1945-1975 30

2.1.2 Giai đoạn 1976-1990 35

2.1.4 Giai đoạn từ khi có luật kế toán đến nay. 38

2.2 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN HÀNH 38

2.2.1 Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp 38

2.2.4.Nhận xét chung 49

2.3 ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA KẾ TOÁN TSCĐ KHU VỰC HCSN TẠI VIỆT NAM 50

2.3.1 Đánh giá công tác kế toán TSCĐ khu vực HCSN giai đoạn từ 1945-1995 50

2.3.2 Đánh giá kế toán TSCĐ khu vực HCSN giai đoạn 1996-2004 50

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

STT Từ viết tắt Ý nghĩa từ viết tắt

9 TC/QĐ/CĐKT Tài chính/Quyết định/Chế độ kế toán

11 CMKTCQT Chuẩn mực kế toán công quốc tế

12 IPSAS 01 Chuẩn mực kế toán quốc tế số 1

19 QĐ 19/2006/QĐ-BTC Quyết định 19 năm 2006 của Bộ Tài Chính

25 GTTS (ĐGL) Giá trị tài sản (đánh giá lại)

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH 4

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 3

1.1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 3

1.1.1 Tài sản, khu vực công và tài sản trong khu vực công 3

1.1.2 TSCĐ trong khu vực HCSN 6

Sơ đồ 1.1 Phân loại TSCĐ trong khu vực HCSN theo công dụng của TS 9

Sơ đồ 1.2 Phân loại TSCĐ trong khu vực HCSN theo phân cấp quản lý 9

Sơ đồ 1.3 Phân loại TSCĐ trong khu vực HCSN theo đối tượng sử dụng TS 10

1.2 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 20

1.2.1 Ipsas 13: Thuê Tài Sản 20

1.2.2 Ipsas 16: Bất Động Sản Đầu Tư 23

1.2.3 Ipsas 17: Bất Động Sản – Nhà Xưởng – Thiết Bị 25

1.2.4 Ipsas 31: Tài Sản Vô Hình 27

CHƯƠNG 2: 30

ĐÁNH GIÁ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNHTẠI KHU VỰC HCSN Ở VIỆT NAM 30

2.1.1 Giai đoạn 1945-1975 30

2.1.2 Giai đoạn 1976-1990 35

Bảng 2.1: Hệ thống tài khoản giai đoạn 1991-1997 37

Bảng 2.2: Hệ thống chứng từ giai đoạn từ 1991-1997 37

Bảng 2.3: Hệ thống sổ kế toán sử dụng giai đoạn từ 1991-1997 38

2.1.4 Giai đoạn từ khi có luật kế toán đến nay. 38

2.2 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KHU VỰC HCSN Ở VIỆT NAM HIỆN HÀNH 38

2.2.1 Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp 38

Bảng 2.4: Hệ thống chứng từ hiện nay 39

Bảng 2.5: Hệ thống tài khoản hiện nay 39

2.2.4.Nhận xét chung 49

Trang 7

2.3 ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA KẾ TOÁN TSCĐ KHU VỰC HCSN TẠI VIỆT NAM 50

2.3.1 Đánh giá công tác kế toán TSCĐ khu vực HCSN giai đoạn từ 1945-1995 50

2.3.2 Đánh giá kế toán TSCĐ khu vực HCSN giai đoạn 1996-2004 50

Sơ đồ 2.7: Kế toán TSCĐ tăng do mua sắm 55

Sơ đồ2.8: Kế toán TSCĐ tăng do cấp trên cấp 56

Sơ đồ 2.9: Kế toán TSCĐ giảm do thanh lý, nhượng bán 57

Sơ đồ 2.10: Kế toán TSCĐ giảm do phát hiện thiếu 59

Sơ đồ 2.11: Kế toán hao mòn TSCĐ 60

Sơ đồ 2.13: Kế toán TSCĐ tăng do được tài trợ, biếu tặng 64

Sơ đồ 2.14 Hạch toán TSCĐ 65

theo phương thức mua sắm tập trung ở cấp trên 65

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CMKTCQT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ở VIỆT NAM 70

3.1 ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI 70

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 71

3.2.1 Xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán công tại Việt Nam kiện toàn, đồng bộ. 71

Sơ đồ 3.1 Quy trình xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam 73

3.2.2 Hoàn thiện hệ thống thông tin trong quản lý TSC, tiến tới hoàn thiện mô hình Tổng kế toán Nhà nước. 73

3.2.3 Chỉnh sửa, bổ sung chính sách quản lý TSCĐ 74

3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 75

3.4 LỘ TRÌNH THỰC HIỆN 75

3.5 VẬN DỤNG CMKTCQT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ Ở VN 77

3.5.1 Về điều kiện ghi nhận 77

3.5.2 Về xác định giá trị ghi sổ, định giá TSCĐ 78

3.5.3 Phương pháp ghi chép 80

Sơ đồ 3.2 Hạch toán kế toán TSCĐ theo chế độ Kế toán HCSN 80

Sơ đồ 3.3 Giải pháp xác định chi phí khấu hao TSCĐ 81

KẾT LUẬN 83

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH

Sơ đồ 1.1 Phân loại TSCĐ trong khu vực HCSN theo công dụng của TS 9

Sơ đồ 1.2 Phân loại TSCĐ trong khu vực HCSN theo phân cấp quản lý 9

Sơ đồ 1.3 Phân loại TSCĐ trong khu vực HCSN theo đối tượng sử dụng TS 10

Bảng 2.3 Hệ thống sổ kế toán sử dụng giai đoạn từ 1991-1997 38

Biểu 2.6 Quy trình thu thập xử lý và cung cấp thông tin tài sản công 52

Sơ đồ 2.14 Hạch toán TSCĐ theo phương thức mua sắm tập trung ở cấp trên 65

Sơ đồ 2.15 Hạch toán TSCĐ theo phương thức mua sắm tập trung ở cấp dưới 66

Sơ đồ 3.1 Quy trình xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam 73

Sơ đồ 3.2 Hạch toán kế toán TSCĐ theo chế độ Kế toán HCSN 80

Trang 9

LỜI NÓI ĐẦU 1.Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu của mọi nền kinh tế ViệtNam cũng không nằm ngoài xu thế chung này Thế nhưng quá trình hội nhập đâu chỉ

có cơ hội mà còn có nhiều thử thách và khó khăn buộc chúng ta phải kiên trì và nỗ lựcvượt qua.Một trong những thử thách của quá trình hội nhập là việc hoàn thiện hệthốngchuẩn mực kế toán để có thể hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán củaViệt Nam bắt nhịp kịp với sự hội nhập kế toán ở các nước có nền kinh tế phát triển vàquan trọng hơn là tạo môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế, quốc tế và khu vực.Các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay đang được xây dựng trên cơ sở các chuẩnmực kế toán quốc tế để tạo điều kiện cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của ViệtNam được dễ dàng hơn Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của Việt Namnói chung và đặc thù các đơn vị công lập đơn vị sự nghiệp nói riêng mà việc áp dụngtoàn bộ các chuẩn mực kế toán quốc tế vào thực tiễn ở Việt Nam là chưa thể thực hiệnđược nên tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có chế độ kế toán công về TSCĐ Chính vìthế mà cần phải xây dựng hệ thống chuẩn mực phù hợp với tình hình thực tế hiện naycủa Việt Nam Đứng trước vấn đề cấp thiết đó, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tìm hiểuchế độ kế toán quốc tế và thực trạng hạch toán TSCĐ trong khu vực HCSN tại ViệtNam hiện nay để tìm ra hướng đi hướng hạch toán đúng đắn phù hợp nhất.Chúng tôimong những ý kiến và kết quảnghiên cứu của mình có thể góp phần xây dựng nênchuẩn mực kế toán tài sản cố định khu vực công nói chung tại Việt Nam

2.Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài “Vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế nhằm hoàn thiện công táchạch toán kế toán TSCĐ trong khu vực HCSNở Việt Nam” gồm các mục đích như sau:Mục đích thứ nhất là xem xét các chuẩn mực quốc tế liên quan đến công cụ quản

lý tài sản cố định mà trong yếu là các CMKTQT

Trang 10

Mục đích thứ hai là nghiên cứu phương hướng quản lý tài sản cố định ở ViệtNam hiện nay trong bối cảnh cải cách quản lý Tài chính công, những khác biệt của chế

độ kế toán hạch toán TSCĐ ở Việt Nam so với chuẩn mực kế toán công quốc tế, rút rađược những vấn đề mà cần bổ sung, sửa đổi trong các chế độ kế toán Việt Nam để từ

đó xây dựng hệ thống các chuẩn mực kế toán tài sản khu vực công Việt Nam phục vụcho mục đích quản lí và hội nhập kinh tế

Mục đích thứ ba là đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sảncông, đặc biệt là công cụ kế toán

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

-Những lý luận chung về tài sản, tài sản cố định khu vực HCSN, và các chuẩn mực kếtoán quốc tế liên quan đến hạch toán tài sản cố định

-Đánh giá thực trạngkế toán TSCĐ tại khu vực HCSN ở Việt Nam

-Nghiên cứu đưa ra giải pháp để hoàn thiện công tác hạch toán tài sản cố định tại khuvực HCSN hiện nay, góp ý kiến cho công tác xây dựng chế độ kế toán TSCĐ khu vựcHCSN

Trang 11

4 Các phương pháp nghiên cứu và thực hiện

Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử

để nghiên cứu các vấn đề một cách vừa ở tính toàn diện vừa ở tính cụ thể, đảm bảotính logic của vấn đề nghiên cứu

Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp qui nạp, diễngiải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh để phân tích vấn

đề, so sánh, đánh giá và rút ra vấn đề

5 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài nghiên cứu gồm 3 phần đó là:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về quản lý Tài sản cố định trong khu vực Hành chính sự nghiệp và Chuẩn mực kế toán công quốc tế về Tài sản cố định Chương 2: Đánh giá kế toán TSCĐ tại khu HCSN ở Việt Nam

Chương 3: Giải pháp vận dụng CMKTCQT nhằm hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ ở Việt Nam

Trang 12

1.1.1.1 Tài sản

Tài sản là một khái niệm quen thuộc tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại cónhiều cách hiểu khác nhau Theo từ điển Black’s Law Dictionary: “Tài sản là một từđược sử dụng chung để chỉ mọi thứ thuộc quyền sở hữu, hoặc hữu hình hoặc vô hình,hoặc bất động sản hoặc động sản”

Theo khái niệm này, thì thuật ngữ “tài sản” được nhấn mạnh vào các quyềnđược gắn liền với vật, được thiết lập trên vật của người sở hữu.Tuy nhiên, nếu sử dụngkhái niệm này chúng ta phải định nghĩa tài sản thông qua khái niệm quyền sở hữutrong khi bản thân khái niệm về quyền sở hữu hiện nay vẫn chưa được giải quyết mộtcách triệt để, thậm chí còn là phái sinh từ khái niệm tài sản

Cũng có quan điểm cho rằng, tài sản là của cải vật chất tồn tại dưới dạng cụ thể,được con người sử dụng và được nhận biết bằng giác quan tiếp xúc như giường, tủ,bàn ghế, xe mô tô, tờ tiền… Như vậy, theo quan điểm này thì chỉ những gì thuộc vềthế giới vật chất, hiện đang tồn tại và chúng ta có thể cầm, nắm được thì mới được coi

là tài sản Do đó, quyền tài sản không được coi là tài sản

Theo đoạn 6 của Chuẩn mực kế toán quốc tế số 1 (IPSAS 01) – Trình bày báo cáo tài chính thì khái niệm “tài sản” được định nghĩa là “nguồn lực được kiểm soát bởi

đơn vị như là kết quả của các sự kiện trong quá khứ và từ các lợi ích kinh tế trongtương lai hoặc lợi ích tiềm tàng mà đơn vị có thể thu được”

Như vậy, theo khái niệm này thì tài sản được coi là một “nguồn lực”, có khảnăng cung cấp lợi ích kinh tế trong tương lai, được đơn vị kế toán cụ thể kiểm soát và

là kết quả của nghiệp vụ quá khứ

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, các tác giả thống nhất sử dụng khái niệm

về tài sản như trong định nghĩa của chuẩn mực kế toán công quốc tế số 01 vì: kháiniệm này phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế, phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Trang 13

Việt Nam, hơn nữa nội dung khái niệm này đã bao trùm cả các khái niệm khác đã trìnhbày ở trên.

1.1.1.2 Khu vực công

Từ khi Nhà nước ra đời, nền kinh tế - xã hội đã được phân chia thành hai khuvực là khu vực công và khu vực tư Trong đó, khu vực tư là khu vực phản ánh các hoạtđộng về kinh tế xã hội do tư nhân quyết đinh; còn khu vực công là khu vực phản ánhtình hình hoạt động về kinh tế, xã hội, chính trị do Nhà nước quyết định Có thể nói,việc phân biệt giữa hai khu vực trong nền kinh tế hoàn toàn dựa vào tính chất sở hữu

và quyền lực chính trị

Cho đến nay thì thuật ngữ“khu vực công” vẫn chưa tìm được định nghĩa thốngnhất, ở mỗi quốc gia và tổ chức lại có cách hiểu khác nhau Hiện nay tồn tại hai kháiniệm về khu vực công như sau:

Khái niệm 1: Khu vực công là khu vực Nhà nước/Chính Phủ (gồm cả trungương và địa phương)

Khái niệm 2: Theo Joseph E Stiglitz (nhà kinh tế học người Mỹ, giáo sưTrường đại học Columbia), một cơ quan hay đơn vị được xếp vào khu vực công khi cóhai đặc điểm sau:

Về phương diện lãnh đạo: trong một chế độ dân chủ, những người chịu tráchnhiệm lãnh đạo các cơ quan công lập đều được công chúng bầu ra hoặc được chỉ định(trực tiếp hoặc gián tiếp) Đặc điểm này hàm ý rằng, hoạt động của khu vực công phảiphục vụ cho đại đa số lợi ích cộng đồng tức là khu vực công là khu vực phi lợi nhuận

Về quyền lực hoạt động: các đơn vị trong khu vực công được giao 1 số quyền hạnnhất định có tính chất bắt buộc, cưỡng chế mà các cơ quan tư nhân không thể có được

Trang 14

Vì vậy, khu vực công theo khái niệm này được hiểu theo nghĩa rộng hơn, cónghĩa khu vực công bao gồm: hệ thống cơ quan quyền lực (Hành pháp, tư pháp, lậppháp) và hệ thống các đơn vị kinh tế nhà nước (Các doanh nghiệp công ích nhà nước

và các đơn vị dịch vụ công)

Trong điều kiện Việt Nam, khái niệm về khu vực công được hiểu theo nghĩahẹp – tức là khái niệm số 1 và trong phạm vi của nghiên cứu, các tác giả cũng sẽ trìnhbày các vấn đề liên quan đến khu vực công theo hướng hiểu của khái niệm này

1.1.1.3 Tài sản công

Một quốc gia muốn tồn tại và phát triển một cách độc lập, không bị lệ thuộc thìđiều tiên quyết quan trọng là phải có được nguồn nội lực đủ mạnh chính là tài sản quốcgia Có những quốc gia được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nguồn tài sản phong phú, cónhững quốc gia nhờ bàn tay và khối óc của con người để đã và đang tự tạo ra các tàisản Dưới góc độ của một quốc gia, những tài sản thuộc quyền sở hữu của một haymột nhóm thành viên trong cộng đồng quốc gia, hoặc thuộc sở hữu nhà nước được gọi

là tài sản công

Tại các nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước là đại diện cho ý chí và quyền lợi củanhân dân, tài sản công thuộc quyền sở hữu của Nhà nước cũng chính là tài sản củacộng đồng, mang tính chất toàn dân Do đó khái niệm tài sản công và tài sản nhà nướcđược hiểu đồng nhất

Ở Việt Nam, Điều 17 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ,nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời,phần vốn do Nhà nước đầu tư vào xí nghiệp, công trình thuộc các ngành, lĩnh vựckinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninhcùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước đều thuộc sở hữutoàn dân”

Điều 200 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà

Trang 15

nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông, hồ, nguồn nước, tàinguyên trong lòng đất, nguồn lợi từ nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùngtrời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộccác ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốcphòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định"

Từ những căn cứ pháp luật hiện hành, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về tài sảncông như sau:

Tài sản công là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước, tàisản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật như: đất đai,rừng tự nhiên, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên

ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời

Xuất phát từ khái niệm khu vực công tại Việt Nam được hiểu gần như trùng vớikhái niệm khu vực Nhà nước Trong khu vực này thì khu vực HCSN là thành phầnquan trọng, bao quát rộng.Bên cạnh đó, TSCĐ là một chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn, chiếm

tỉ trọng áp đảo trong tổng giá trị tài sản ở khu vực công tại Việt Nam Vì vậy, trọnggiới hạn nghiên cứu cho phép, các tác giả chỉ tập trung phân tích TSCĐ trong khu vựcHCSN

1.1.2 TSCĐ trong khu vực HCSN

Khu vực HCSN bao gồm hai bộ phận cấu thành chính là cơ quan hành chính vàđơn vị dự nghiệp công lập.Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận hợp thành của bộmáy nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.Đơn vị sự nghiệp công lập là một phần của khu vực công, là cơ quan được Nhà nướcthành lập để thực hiện các hoạt động sự nghiệp như giáo dục, y tế, văn hoá thể thao,truyền hình, nghiên cứu có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì các đơn vịnày cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, các công trìnhnghiên cứu khoa học cơ bản phục vụ kinh tế xã hội phát triển, đồng thời các đơn vịnày còn cung cấp cho xã hội các dịch vụ công trong lĩnh vực y tế, văn hoá, thể thao,

Trang 16

Hiện nay, trước yêu cầu đòi hỏi khách quan của công tác quản lý thì các ĐVSNcông lập đã được tách ra khỏi CQHC nhà nước vì hai loại tổ chức này có sự khác nhau

Tài sản cố định trong cơ quan hành chính sự nghiệp là những tài sản thỏa mãnđược các yêu cầu quy định về thời gian sử dụng và giá trị cụ thể, được Nhà nước giaocho cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp công, các đơn vị lực lượng vũ trang (củaNhà nước), tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức khác (gọi chung là

cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp) trực tiếp quản lý, sử dụng phục vụ cho việcthực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị

Tựu chung lại, TSCĐ trong khu vực HCSN là một loại nguồn lực do các CQHC,ĐVSN và các tổ chức quản lý; tạo ra dịch vụ công phục vụ nhân dân, đáp ứng cho cácnhiệm vụ công; quản lý theo cơ chế công (quy định bởi Hiến pháp, Luật và các vănbản dưới Luật) và theo quan điểm đạo đức công (phi lợi nhuận, bình đẳng, ổn định,hiệu quả)

1.1.2.1 Đặc điểm TSCĐ trong khu vực hành chính sự nghiệp

Thứ nhất, TSCĐ trong khu vực HCSN là phương tiện vật chất căn bản giúp chohoạt động của tổ chức bộ máy nhà nước được trôi chảy, thông suốt hiệu quả, đảm bảocho sự chỉ đạo điều hành và quản lý nhà nước đối với nền kinh tế - xã hội của đất nước

Trang 17

Thứ hai, quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản có sự tách rời, nghĩa là quyền sởhữu tài sản thuộc về Nhà nước, còn quyền khai thác sử dụng được thực hiện bởi từng

cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp

Thứ ba,trong quá trình sử dụng tài sản, mọi đối tượng sử dụng phải chịu sự kiểmtra, thanh tra, giám sát và tuân thủ theo kế hoạch và định hướng của chủ sở hữu tài sản

1.1.2.2 Phân loại TSCĐ trong khu vực HCSN

Để nhận biết và từ đó định ra các biện pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả vớitừng loại tài sản, tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp có thể phân loại theo cáctiêu thức chủ yếu sau:

a,Phân loại theo nguồn gốc hình thành

Theo cách phân loại này, TSCĐ trong khu vực hành chính sự nghiệp gồm:

Một là,những TSCĐ do Nhà nước trực tiếp tiếp quản từ các thế hệ trước: Lịch sử

phát triển của xã hội loài người đã cho thấy, một trong những nhiệm vụ đầu tiên củamọi Nhà nước lúc mới ra đời, đó là việc tước đoạt, tiếp nhận để xác lập quyền chiếm

Trang 18

Dưới hình thái hiện vật, tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp là toàn bộ nhà, đấtthuộc trụ sở làm việc (công sở), cơ sở hoạt động sự nghiệp, kho tàng, trường học, bệnhviện, phương tiện đi lại, máy móc, trang thiết bị làm việc, của các cơ quan, tổ chứcthuộc bộ máy chính quyền cũ Nhà nước phải thực hiện bố trí sử dụng ngay cơ sở vậtchất mới tiếp quản được, để phục vụ cho hoạt động của bộ máy chính quyền nhànước.Dưới hình thức giao cho từng cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy chính quyền củamình sử dụng làm cơ sở hoạt động, để thực thi các nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hộicủa đất nước Về quy mô, khối lượng tài sản tiếp quản được nhiều hay ít tuỳ thuộc vàotình hình phát triển kinh tế xã hội của những thời kỳ trước đó Ở Việt nam, do phải trảiqua thời gian dài bị áp bức, nô dịch, kinh tế xã hội kém phát triển, nên khối lượng tàisản mà Nhà nước ta tiếp quản được của chế độ cũ là rất ít.

Hai là,những TSCĐ do Nhà nước trực tiếp đầu tư, mua sắm bằng quỹ tiền tệ tập

trung của nhà nước Chúng ta đều biết rằng, củng cố, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuậtcủa đất nước được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, lâu dài và liên tục đối vớimọi nhà nước.Ở hoàn cảnh của Việt nam thì nhiệm vụ này càng trở lên bức thiết.Củng

cố cơ sở vật chất hiện có, tăng cường đầu tư, mua sắm mới tài sản công khu vực hànhchính sự nghiệp là nhiệm vụ đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, liên tục suốt từ ngàythành lập nước đến nay.Nhờ đó, hiệu quả hoạt động quản lý kinh tế - xã hội của các cơquan, tổ chức bộ máy nhà nước được cải thiện đáng kể Trên thực tế trong suốt nhữngnăm qua, mặc dù Ngân sách Nhà nước hết sức eo hẹp, nhưng nhà nước vẫn liên tục ưutiên bố trí một khoản kính phí không nhỏ để đầu tư xây dựng mới, mua sắm mới máymóc trang thiết bị làm việc cho các cơ quan hành chính sự nghiệp Đặc biệt trong giaiđoạn 1995 – 2005, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chi ngân sáchnhà nước cho đầu tư xây dựng mới trụ sở, mua sắm mới tài sản liên tục được nhà nước

ưu tiên Nhờ đó, tỷ trọng khối lượng TSCĐ ngày càng lớn, giữ vai trò quyết định vàchiếm vị trí chủ đạo trong tổng tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp

Ba là, những TSCĐ mà Nhà nước trưng mua, trưng dụng được từ các nguồn khác

nhau Ở Việt Nam gọi là tài sản xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định củapháp luật Bao gồm Tài sản vi phạm pháp luật bị tịch thu sung quỹ nhà nước; Tài sản

Trang 19

trong và ngoài nước hiến, tặng, viện trợ không hoàn lại đựợc xác lâp quyền sở hữu củanhà nước theo quy định của pháp luật Loại tài sản này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổngtài sản nhà nước khu vực hành chính sự nghiệp.

b,,Phân loại theo công dụng của tài sản

Sơ đồ 1.1 Phân loại TSCĐ trong khu vực HCSN theo công dụng của TS

Ứng với sơ đồ 1.1 TSCĐ trong khu vực HCSN được chia thành 3 loại, trong đó:

- Trụ sở làm việc: Khuôn viên đất, nhà công sở

- Phương tiện đi lại: Xe ô tô (xe dưới 16 chỗ; xe chở khách; ô tô tải; các xechuyên dụng: xe phòng dịch, chống lụt bão, xe hộ đê), xe máy, xuồng, cano

- Máy móc, thiết bị, tài sản khác: là tất cả các trang thiết bị phục vụ cho hoạtđộng và quản lý hoạt động của CQNN và ĐVSN,các loại tài sản khác

c,Theo phân cấp quản lý

TSCĐ trong khu vực HCSN

TSCĐ trong khu vực HCSN

TSC do Chính Phủ quản lý TSC do UBND cấp tỉnh quản lý

TSC do UBND cấp huyện quản lý TSC do UBND cấp xã quản lý

TSCĐ trong khu vực HCSN

Trang 20

Sơ đồ 1.2 Phân loại TSCĐ trong khu vực HCSN theo phân cấp quản lý

Theo phân cấp quản lý như sơ đồ 1.2 thì TSCĐ trong khu vực HCSN bao gồm:

- TSCĐ do Chính Phủ quản lý: bao gồm TSCĐ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ,cơquan Chính Phủ, cơ quan khác do TW quản lý

- TSCĐ do UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW quản lý: bao gồm TSCĐcủa CQNN, ĐVSN và các tổ chức thuộc cấp tỉnh quản lý

- TSCĐ do UBND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quản lý:bao gồm TSCĐ của CQNN và ĐVSN, các tổ chức thuộc cấp huyện quản lý

- TSCĐ do UBND cấp xã, phường, thị trấn quản lý: TSCĐ của CQNN, ĐVSN và

tổ chức thuộc cấp xã quản lý

d,Theo đối tượng sử dụng tài sản

Sơ đồ 1.3 Phân loại TSCĐ trong khu vực HCSN theo đối tượng sử dụng TS

Theo sơ đồ 1.3 thì:

Cách phân loại này chia TSCĐ trong khu vực hành chính sự nghiệp thành:

TSCĐ dùng cho hoạt động của

CQHC TSCĐ dùng cho hoạt động của ĐVSN

TSCĐ dùng cho hoạt động của các

tổ chức TSCĐ mà Nhà nước chưa giao cho ai sử dụng

TSCĐ trong khu vực HCSN

Trang 21

Một là, TSCĐ dùng cho hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, gồm

nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, nhà công vụ, phương tiện đi lại vận tải, máy móc, thiết

bị và các tài sản khác trực tiếp phục vụ hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước

Là cơ quan công quyền nên các cơ quan hành chính nhà nước được ngân sách nhànước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động, kể cả kinh phí mua sắm, sửa chữa tài sản sửdụng phục vụ hoạt động.Về nguyên tắc, các cơ quan hành chính nhà nước được bìnhđẳng sử dụng tài sản phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao Việc sử dụng tài sảncủa các cơ quan này phải tuân thủ theo chế độ, chính sách quản lý chung của nhà nướcnhư chế độ về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản, chế độ về báo cáo tình hình sửdụng tài sản, chế độ về mua sắm, bán thanh lý tài sản đồng thời phải chịu sự kiểmtra, giám sát của nhà nước trong suốt quá trình sử dụng Nhà nước quản lý toàn diệnđối với tài sản do cơ quan hành chính nhà nước sử dụng, ở tất cả các khâu theo vòngđời tồn tại của tài sản gồm: Đầu tư, mua sắm; bố trí sử dụng, mục đích sử dụng,chuyển đổi công năng, thanh lý tài sản,…Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, cơ quanhành chính nhà nước còn phải thực hiện việc báo cáo thống kê, kiểm kê định kỳ hoặcđột xuất tình hình tài sản của đơn vị theo yêu cầu quản lý của nhà nước Về nguồnkinh phí mua sắm, TSCĐ sử dụng cho cơ quan hành chính nhà nước chỉ có một nguồnduy nhất đó là ngân sách nhà nước.Trong quá trình sử dụng, giá trị hao mòn của nhữngtài sản này được xem là yếu tố chi phí tiêu dùng công

Hai là, TSCĐ dùng cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp là những tài sản mà

nhà nước giao cho các đơn vị sự nghiệp trực tiếp sử dụng để thực hiện các mục tiêu sựnghiệp phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước Loại này gồm, đất, nhà, côngtrình xây dựng và vật kiến trúc thuộc cơ sở hoạt động của đơn vị sự nghiệp như:trường học, bệnh viện, nhà thi đấu thể thao, nhà văn hóa, phòng thí nghiệm, nhà kho,sân bãi, trạm trại nghiên cứu, ; Máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây truyềncông nghệ; Phương tiện vận tải, thiết bị truyền thông ; Thiết bị, dụng cụ đo lường,kiểm tra chất lượng, và các tài sản khác phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp ỞViệt nam hiện nay, có 3 loại hình đơn vị sự nghiệp gồm: (i) Đơn vị sự nghiệp tự bảođảm toàn bộ kinh phí hoạt động; (ii) Đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước bảođảm được một phần kinh phí hoạt động; (iii) Đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà

Trang 22

tài sản chuyên dùng, sử dụng mang tính đặc thù ở từng ngành, từng lĩnh vực hoạtđộng.Theo chế độ hiện hành, kinh phí đầu tư mua sắm tài sản của đơn vị sự nghiệp cóthể có nhiều nguồn khác nhau như: nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu sự nghiệpcủa đơn vị hoặc các nguồn huy động khác do đơn vị sự nghiệp trực tiếp huy động vàchịu trách nhiệm trước pháp luật Do đó, các đơn vị sự nghiệp có quyền tự chủ cao hơncác cơ quan hành chính nhà nước trong việc sử dụng tài sản, nhất là những tài sản màđơn vị mua sắm bằng nguồn kinh phí không thuộc ngân sách nhà nước Bên cạnh đó,theo chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực sự nghiệp, nhà nước đã áp dụngthực hiện cơ chế khoán chi cho các đơn vị sự nghiệp Đơn vị được quyền tự quyết định

và tự chịu trách nhiệm về quyết định sử dụng, khai thác tài sản, quyết định đầu tư muasắm tài sản, thanh lý tài sản phục vụ đổi mới dây truyền công nghệ của đơn vị theo nhucầu hoạt động của mình Quá trình sử dụng, giá trị của tài sản giảm dần.Phần giá trịgiảm dần đó được xem là yếu tố chi phí để tạo ra các sản phẩm dịch vụ công, một yếu

tố cấu thành nên giá thành sản phẩm dịch vụ đó

Ba là, TSCĐ dùng cho hoạt động của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã

hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (gọi tắt là tổ chức) trực tiếp sử dụng phục

vụ cho hoạt động của tổ chức, bao gồm: nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, máy móc trangthiết bị làm việc, Những tài sản này có thể là toàn bộ hoặc chỉ là một phần trong tổng sốtài sản mà tổ chức đang quản lý sử dụng

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 228 Bộ Luật dân sự năm 2005 thì quyền sởhữu tài sản của các tổ chức đã được quy định: "Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhànước giao cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức

xã hội - nghề nghiệp để quản lý và sử dụng thì không thuộc sở hữu của các tổ chứcđó”Nghĩa là nhà nước vẫn thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với những TSCĐ này.Quá trình sử dụng những TSCĐ ở các tổ chức vẫn phải tuân thủ theo chế độ quản lýthống nhất của nhà nước

Bốn là, TSCĐ mà nhà nước chưa giao cho đối tượng nào sử dụng, gồm: tài sản

dự trữ nhà nước, tài sản mà nhà nước thu hồi từ các cơ quan, đơn vị vi phạm chế độ

Trang 23

quản lý sử dụng do nhà nước quy định Pháp luật hiện hành giao cho cơ quan tài chínhnhà nước các cấp tạm thời quản lý.

e, Theo hạch toán kế toán

Theo hạch toán kế toán, TSCĐ trong khu vực HCSN được chia làm hai loại làTSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình

TSCĐ hữu hình là những tài sản được biểu hiện bằng hình thái vật chất cụ thể,thỏa mãn được các yêu cầu về mặt thời gian và giá trị theo quy định,có kết cấu độc lập,hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thựchiện một hay một số chức năng nhất định toán như nhà cửa, máy móc, thiết bị

TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, có thời gian sử dụnglớn hơn một kì kế toán như các phần mềm quản lý, bằng sáng chế, quyền sở hữu trítuệ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu về mặt thời gian và giá trị

1.1.2.3 Vai trò của TSCĐ khu vực hành chính sự nghiệp

TSCĐ trong khu vực hành chính sự nghiệp là một bộ phận của tài sản quốc gia,

là tiềm lực phát triển đất nước Vai trò của TSCĐ khu vực hành chính sự nghiệp có thểđược xem xét dưới nhiều khía cạnh: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáodục, Nhưng trong khuôn khổ bài viết, các tác giả chỉ xin đề cập đến vai trò kinh tếcủa nó Theo đó TSCĐ khu vực hành chính sự nghiệp có những vai trò chủ yếu sau:

TSCĐ trong khu vực hành chính sự nghiệp là tài sản vật chất, của cải của đất nước, là tiền đề, yếu tố vật chất để Nhà nước tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra.

Như đã trình bày ở trên, TSCĐ khu vực hành chính sự nghiệp bao gồm: nhà, đấtthuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp; Phương tiện

đi lại, vận tải; Máy móc, trang thiết bị, phục vụ hoạt động của từng cơ quan, đơn vị

Trang 24

nói rộng hơn đây là môi trường và là điều kiện đảm bảo sự tồn vong cho một chế độ xãhội Thực tiễn lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy hầu hết các nhà nước bị sụp đổkhi không còn kiểm soát được quyền lực công, trong đó có quyền lực về tài sản công.Thông qua cuộc cách mạng xã hội, quyền lực công chuyển dịch sang tay nhà nướcmới Nhà nước mới ra đời tiếp quản và sử dụng ngay toàn bộ cơ sở vật chất của nhànước tiền nhiệm làm cơ sở sinh tồn của mình.Trên nền tảng vật chất này, nhà nướctriển khai các hoạt động thuộc chức năng của mình để kiểm soát, quản lý kinh tế-xãhội của đất nước.Mọi hoạt động của các cơ quan đơn vị từ trung ương đến cơ sở, gắnliền với việc sử dụng TSCĐ Với phạm vi rộng lớn, phong phú về chủng loại, đa dạng

về công dụng, TSCĐ trong khu vực hành chính sự nghiệp trực tiếp giúp cho hoạtđộng của toàn bộ bộ máy nhà nước thực hiện được trôi chảy liên tục và thông suốt.Công năng của từng tài sản liên tục phát huy tác dụng góp phần làm nên thành quảhoạt động của nhà nước Trụ sở làm việc chính là nơi hiện diện của chính quyền nhànước, nơi làm việc hàng ngày của các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước -nơi diễn ra cácgiao dịch của nhà nước với dân chúng, nơi quyền lực của nhà nước được thực thi, Nếu không có trụ sở làm việc thì nhà nước không thể triển khai thực hiện được cáchoạt động của mình, theo đó quyền lực nhà nước cũng không thể thực hiện được

Trong quá trình hoạt động, nhiệm vụ không ngừng củng cố, xây dựng và pháttriển cơ sở vật chất kỹ thuât được xem là nhiệm vụ sống còn, có tính qui luật đối vớimọi Nhà nước.Tiêu chí về mức độ hiện đại, tiện ích, quy mô về TSCĐ được coi lànhân tố đánh giá như sức mạnh, hiệu quả hoạt động của một nhà nước Có thể nói rằngNhà nước khó có thể hoàn thành nhiệm vụ quản lý, phát triển kinh tế - xã hội, quốcphòng an ninh, của đất nước khi chỉ có trong tay một nguồn lực công là cơ sở vậtchất nghèo nàn, lạc hậu Với ý nghĩa đó, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của nhànước thì bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cải cách tổ chức bộ máy,cải cách thủ tục hành chính, khuôn khổ pháp lý thì Nhà nước còn phải không ngừngđầu tư phát triển TSCĐ cả về qui mô, số lượng và chất lượng theo hướng ngày cànghiện đại, tiên tiến

Việc khai thác, sử dụng TSCĐ trong khu vực hành chính sự nghiệp có tác dụng kích

Trang 25

Sự phát triển xã hội, chủ yếu do 3 yếu tố: Lao động, tri thức và quản lý, trong đóvai trò quản lý Nhà nước ngày một tăng Bởi lẽ, một mặt quản lý là tổ chức lao đông;mặt khác, quản lý là phải tạo ra khả năng phát triển tri thức Điều quan trọng của quản

lý Nhà nước là sự kết hợp tri thức với lao động để hoàn thiện quản lý hơn nữa và thúcđẩy xã hội phát triển Vì vậy, quản lý nhà nước biểu hiện trước hết ở chính những tácđộng có ý thức vào các quá trình phá triển xã hội, vào ý thức con người, buộc mọingười phải suy nghĩ và hành động theo một hướng và các mục tiêu đã định

Nhà nước thực hiện chức năng kinh tế thông qua các hoạt động nhằm đảm bảocho quá trình sản xuất xã hội được tiến hành bình thường, hướng quá trình sản xuất xãhội tới những mục tiêu đã định trước Cùng với việc phải xây dựng, hoàn thiện cơ chếkinh tế theo hướng thúc đẩy, giải phóng mọi nguồn lực tập trung cho sản xuất ra củacải vật chất để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thì hoạt động của bộ máy nhà nướcphải được đổi mới, cải cách theo hướng gọn nhẹ, hiệu lực và hiệu quả, thông suốt từtrung ương đến cơ sở Với vai trò là nền tảng vật chất đảm bảo cho nhà nước hoạtđộng, tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp giữ vị trí hết sức quan trọng Mộtmặt, TSCĐ là phương tiện để truyền tải thông tin, sự lãnh đạo điều hành quản lý kinh

tế - xã hội của nhà nước, đồng thời là công cụ để thực hiện ý chí của nhà nước trongkiểm tra, kiểm soát duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theonhững mục tiêu đã định trước Mặt khác, chúng ta đều đã biết rằng quá trình sản xuất

xã hội chỉ có thể diễn ra được bình thường khi có sự quản lý thường xuyên, liên tụccủa nhà nước.Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế hiện nay thì tác động của hoạt độngquản lý nhà nước đối với quá trình sản xuất xã hội của một quốc gia càng lớn hơn baogiờ hết.Thực tiễn cho thấy, khi hoạt động quản lý nhà nước kém hiệu quả, đặc biệt ởnhững nước xảy ra mất ổn định về chính trị thì ngay lập tực nền kinh tế rơi vào suythoái, thậm chí khủng hoảng.Trong khi mọi hoạt động của nhà nước phải dựa trên cơ

sở vật chất kỹ thuật của mình, trong đó tài TSCĐ với vai trò là phương tiện để hoạtđộng Với ý nghĩa đó, có thể khẳng định: TSCĐ trong khu vực hành chính sự nghiệp làyếu tố cấu thành của quá trình sản xuất xã hội

Ngoài ra, TSCĐ trong khu vực hành chính sự nghiệp còn là nhân tố quan trọng

Trang 26

vụ công với chất lượng cao cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Nước ta là nước nông nghiệp tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước với yêucầu phải rút ngắn thời gian, phải có bước nhảy vọt về công nghệ.Vấn đề này, Đảng đãkhẳng định, chiến lược phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là khâu độtphá để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Để phát triển các hoạt độngnày có nhiều yếu tố, trong đó TSCĐ là điều kiện vật chất quan trọng để đào tạo conngười có tri thức, có năng lực khoa học, công nghệ và các sản phẩm khoa học côngnghệ phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cụ thể là:

TSCĐ trong đơn vị sự nghiệp là điều kiện vật chất để đào tạo con người có tri thức, có năng lực khoa học và công nghệ cao Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá với

thời gian ngắn, chúng ta phải “đi tắt”, “đón đầu” để nắm bắt và vận dụng được nhữngthành tựu mới nhất của cách mạng khoa học, công nghệ thế giới Muốn vậy, chúng taphải có con người có tri thức, có năng lực khoa học để tiếp cận khoa học, công nghệthế giới, đồng thời có lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật

TSCĐ trong đơn vị sự nghiệp là điều kiện vật chất để nâng cao thể chất và tinh thần cho con người lao động Con người lao động hiện nay không chỉ cần có tri thức, trình độ

khoa học kỹ thuật mà còn phải có thể chất cường tráng, có hiểu biết về văn hoá, tinh thầnyêu nước Để tạo cho con người đạt các yêu cầu này, Nhà nước phải đầu tư, mua sắm cáctài sản công trang bị cho các hoạt động sự nghiệp y tế, thể thao, văn hoá

1.1.3 Những vấn đề cơ bản về quản lý TSCĐ trong khu vực HCSN

1.1.3.1 Quản lý TSCĐ trong khu vực HCSN

Quản lý TSCĐ trong khu vực HCSN nói cách khác chính là sự quản lý của Nhànước và các cơ quan, đơn vị Nhà nước nhằm mục đích để TSCĐ trong đơn vị HCSNđược sử dụng, đầu tư, xây mới hay cả tạo một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất Việcquản lý này được biểu hiện thông qua sự tác động có tổ chức và các hình thức phápquyền của bộ máy Nhà nước lên TSCĐ trong đơn vị HCSN

Trang 27

Mục tiêu quản lý TSCĐ trong khu vực HCSN

-Đảm bảo tiết kiệm, khai thác sử dụng triệt để và hiệu quả TSCĐ, tránh lãng phí.-Sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ mà Nhà nước quy định

Đúng mục đích: Không sử dụng TSCĐ vào việc riêng, TSCĐ được Nhà nướcgiao để thực hiện nhiệm vụ gì thì chỉ được phép sử dụng nhằm phục vụ hoàn thànhnhiệm vụ đó

Đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ: Nhà nước chính là đại diện chủ sở hữu củaTSCĐ, do đó việc sử dụng và quản lý TSCĐ của các cơ quan đơn vị trong khu vựcHCSN phải theo định hướng, ý chí của Nhà nước Mặt khác, cơ quan đơn vị HCSN chỉ

là đối tượng trực tiếp quản lý, tiếp nhận và sử dụng TSCĐ chứ không có quyền sở hữuTSCĐ.TSCĐ được phân bổ diện rộng trên mọi miền đất nước, mức độ phân bổ khôngđồng đều mà phụ thuộc vào quy mô chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, mỗi đơn vịlại có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý tài chính – tài sản đặc thù Do đó, nhà nước phải

tổ chức xây dựng cơ chế, chính sách chế độ, tiêu chuẩn định mức quản lý và sử dụngTSCĐ hài hòa, phù hợp, toàn diện

- Không ngừng hiện đại hóa trang thiết bị TSCĐ gắn liền với hiện đại hóa đất nước

1.1.3.3 Nguyên tắc quản lý TSCĐ trong khu vực HCSN

-Mọi TSCĐ đều được Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng

-Quản lý nhà nước về TSCĐ được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp

rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữacác cơ quan nhà nước

-TSCĐ phải được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định

Trang 28

-TSCĐ phải được hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định củapháp luật Việc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê, liêndoanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác được thực hiện theo cơchếthị trường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

-TSCĐ được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ theo chế độ quy định

-Việc quản lý, sử dụng TSCĐ được thực hiện công khai,minh bạch; mọi hành vi

vi phạm chế độ quản lý, sử dụng TSCĐ phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theoquy định của pháp luật

-Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển, khai thác và bảo vệ TSCĐ, thực hiệnhiện đại hóa công tác quản lý TSCĐ và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, sử dụngtài sản nhà nước

1.1.3.4 Các khâu quản lý TSCĐ trong khu vực HCSN

Nội dung của cơ chế quản lý TSCĐ trong khu vực HCSN được diễn ra trong 3khâu xuyên suốt vòng đời của tài sản, đó là:

- Quá trình hình thành TSCĐ

- Khai thác, sử dụng TSCĐ

- Kết thúc sử dụng TSCĐ

a,Quản lý quá trình hình thành TSCĐ trong khu vực HCSN

-Khi đơn vị được thành lập, cùng với quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, cơquan được cấp một số tài sản ban đầu nhất định để làm công sở và phương tiện làmviệc bao gồm: đất đai, nhà cửa, phương tiện đi lại phươngtiện làm việc…Cơ quan đơn

Trang 29

sản được cấp, cơ quan đơn vị có kế hoạch mua sắm tài sản ban đầu từ nguồn ngân sách

cơ quan Những tài sản này được quản lý theo quy chế do cơ quan xây dựngtrên cơ sởchế độ của Nhà nước và đặc thù hoạt động của cơ quan Quy chế này được thảo luậndân chủ, công khai

Từng loại tài sản được giao cho các đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếpphụ trách quản lý, khai thác sử dụng cần được công bố công khaicho tất cả công chứctrong cơ quan biết để thực hiện kiểm tra, giám sát

-Việc mua sắm bổ sung TSCĐ

Tài sản cơ quan được mua sắm bổ sung, hằng năm đều thực hiện thông qua kếhoạch hằng năm.Theo quy trình kế hoạch, các đơn vị trong cơ quan lập dự trù đề nghịmua sắm Cơ quan tập hợp dự trù của các đơn vị đưa vào kế hoạch ngân sách hằng năm

Căn cứ vào kế hoạch ngân sách để tổ chức mua sắm tài sản của cơ quan Trong công tác quản lý cần chú ý là chỉ được mua sắm tài sản đã được ghi vào kếhoạch.Tuyệt đối không thực hiện các nhu cầu ngoài kế hoạch Trừ các trường hợpđược cấp chủ quản bổ sung, các tổ chức quốc tế tài trợ, có quà biếu, tặng…

b,Quản lý quá trình khai thác, sử dụng, bảo quản TSCĐ

- Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị với tư cách là người trực tiếp được Nhà nướcgiao TSCĐ để sử dụng:

Phải sử dụng tài sản phục vụ cho hoạt động đúng theo chức năng và nhiệm vụđược Nhà nước giao

Phải sử dụng tài sản đúng tiêu chuẩn định mức do Nhà nước quy định, đảm bảotiết kiệm hiệu quả

Trang 30

Trách nhiệm đi liền với quyền được sử dụng TS: Thực hiện nghiêm chỉnh cáccông việc như lập hồ sơ tài sản, hạch toán kế toán, báo cáo về tình hình sử dụng tàisản, công khai chính sách sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản

- Đối với Nhà nước với tư cách chủ sở hữu TSCĐ:

Kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng TS tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức

Ra quyết định điều chuyển TS từ nơi thừa đến nơi thiếu

+ Thanh lý theo hình thức bán đấu giá Thường được áp dụng đối với các tài sản

có giá trị lớn như máy móc, thiết bị phương tiện vận tải được đổi mới kỹ thuật

+ Thanh lý theo hình thức quy định giá Thường được áp dụng đối với các tài sản

có giá trị thấp, đã khấu hao hết song còn sử dụng được Hình thức thanh lý này thườngđược cán bộ công chức trong nội bộ cơ quan

Trang 31

Dù hình thức nào cũng phải được công bố và thực hiện công khai.Đồng thời phảituân thủ nghiêm ngặt chế độ quản lý tài chính Ở đây tránh tình trạng đặc quyền, đặclợi của một số cán bộ lãnh đạo cơ quan khi thanh lý tài sản.

-Quyết định tiêu huỷ tài sản (đối với những tài sản PL quy định phải tiêu huỷ) 1.1.3.5 Các công cụ quản lý TSCĐ trong khu vực HCSN hiện nay

Nhà nước là chủ thể quản lý, để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, Nhà nước phảitiến hành sử dụng kết hợp các công cụ lên đối tượng quản lý là TSCĐ trong khu vựcHCSN TSCĐ trong khu vực HCSN đa dạng, phong phú đòi hỏi Nhà nước phải có hệthống công cụ phù hợp bao gồm:

- Công cụ pháp luật : bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các văn

bản hướng dẫn thi hành luật, cũng như các quy định, chế tài nhằm điều chỉnh mối quan

hệ giữa tài sản và các đối tượng sử dụng tài sản Là công cụ có tính pháp lý cao nhấtnên tác động của công cụ này trong việc thực hiện mục tiêu quản lý cũng mạnh mẽ vàbao quát nhất trong phạm vi quốc gia Đặc điểm của công cụ này là hiệu lực thường có

độ trễ và việc ban hành và sử dụng thường trong thời gian dài nên khi ban hành phảixem xét điều kiện lịch sử về kinh tế, chính trị - xã hội trong và ngoài nước; mụcđích, vai trò đặt ra cho văn bản quy phạm pháp luật trong giai đoạn lịch sử đó cũngnhư tiến hành đánh giá tác động của văn bản pháp luật thật khoa học và chính xác.-Công cụ tiêu chuẩn định mức sử dụng:

Với công tác quản lý tài chính công nói chung cũng như quản lý tài sản công nóiriêng, định mức sử dụng chính là những chế độ, tiêu chuẩn làm mức trần và sàn đểthực hiện chi tiêu, sử dụng và kiểm soát chi tiêu Xét đến bối cảnh quản lý tài chínhtheo đầu vào, cũng như quỹ tài chính còn eo hẹp, trình độ quản lý đang trong quá trìnhhoàn thiện thì tiêu chuẩn định mức sử dụng vẫn là bộ công cụ đắc lực trong quản lý tàisản công ở khu vực HCSN với đặc trưng dễ hiểu, dễ sử dụng, khả năng định hướng tốt

Trang 32

- Công cụ thông tin (báo cáo):

Được coi là sản phẩm đầu ra của kế toán, cũng là công cụ hữu ích nhất để đánhgiá được tình hình tài chính củađơn vị Thông tin được đưa ra càng tích hợp, phạm vitrình bày của báo cáo càng rộng sẽ giúp cho việc quản lý chính và tài sản của toàn bộkhu vực công dễ dàng, tạo điều kiện xử lý thông tin bằng công nghệ từ đó tăng năngsuất lao động, tiết kiệm chi phí

- Công cụ kiểm tra, thanh tra và giám sát cộng đồng đối với việc sử dụng, mua sắm

- Công cụ kế toán:

Kế toán là một bộ phận cấu thành nên hệ thống công cụ quản lý nền kinh tế quốcdân Ngay nay, kế toán đã được xác định là một mặt của hoạt động kinh tế nên kế toánmang ý nghĩa là công cụ đo lường, thu thập, xử lý và đưa ra thông tin hữu ích cho việcquản lý và ra các quyết sách Trong công tác quản lý tài sản ở khu vực HCSN, kế toáncòn là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ tình hình mua sắm và sử dụng tài sản, cungcấp thông tin chính xác, công khai, minh bạch

Do đó, yêu cầu trong công tác kế toán trong đơn vị HCSN hiện nay cần đảm bảođược tính thống nhất giữa kế toán và yêu cầu quản lý TSCĐ của đơn vị; Đảm bảo sựthống nhất về nội dung, phương pháp của kế toán với các chế độ kế toán hiện hành củaNhà nước; Đảm bảo sự phù hợp với đặc thù của đơn vị

Trang 33

1.2 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Chuẩn mực kế toán công là các CMKT áp dụng cho lĩnh vực công.CMKT công

bao gồm những quy định có tính nguyên tắc, mực thước làm cơ sở để các cấp chínhquyền nhà nước và các tổ chức công tổ chức công tác kế toán, lập và trình bày báo cáotài chính Chuẩn mực kế toán công vừa bao gồm các quy định chung mang tính phápquy như các nguyên tắc, phương pháp kế toán, vừa bao gồm các quy định mang tínhhướng dẫn, giải thích

Hệ thống CMKTCQT có quy định về TSCĐ liên quan đến các chuẩn mực:-IPSAS 13: Thuê Tài Sản

-IPSAS 16: Bất động sản đầu tư

-IPSAS 17: Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị

-IPSAS 31: Tài sản vô hình

Phạm vi chung của CMKTC:

- Áp dụng cho đơn vị công: TW, Khu vực, Địa phương và các đơn vị chỉ định

- Không áp dụng chuẩn mực cho đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước, là cácđơn vị có đặc điểm sau:

+ Là đơn vị có thẩm quyền ký hợp đồng dưới tên của đơn vị

+ Được giao các quyền về quản lý và tài chính để thực hiện các hoạt động kinh doanh

Trang 34

+ Bán hàng hóa và dịch vụ cho các đơn vị, cá nhân khác để kiếm lợi nhuận hoặc

bù đắp chi phí

+ Không phụ thuộc vào nguồn tài trợ của chính phủ để hoạt động (ngoại trừ việcmua các sản phẩm trong các giao dịch trao đổi ngang giá)

+ Chịu sự quản lý của một đơn vị công

1.2.1 Ipsas 13: Thuê Tài Sản

a,Vấn đề đặt ra

Thuê tài sản: Là sự thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên chothuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định

để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần

IPSAS quy định những chính sách kế toán và cách trình bày thông tin kế toán

phù hợp đối với bên thuê và bên cho thuê tài sản về thuê tài chính và thuê hoạt động b,Phạm vi áp dụng

-Chuẩn mực IPSAS 13 được áp dụng cho các hợp đồng thuê mà bên cho thuêchuyển giao quyền sử dụng tài sản sang bên cho bên thuê trong một thời gian đã thỏathuận và bên cho thuê nhận được tiền thanh toán

c,Hạch toán kế toán

-Sự phân biệt rạch ròi giữa hai hợp đồng: thuê tài chính và thuê hoạt động

Thuê tài chính là hợp đồng thuê tài sản chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế

gắn liền với quyền sở hữu tài sản Quyền sở hữu có thể chuyển hoặc không

Thuê hoạt động là hợp đồng thuê chuyển giao ít rủi ro và lợi ích kinh tế gắn với quyền

Trang 35

sở hữu tài sản Nói cách khác, thuê tài sảnlà những thỏa thuận cho thuê không phảithuê tài chính.

-Căn cứ phân loại thuê tài sản dựa vào rủi ro và lợi ích kinh tế mà tài sản mang lại

Việc kế toán bên đi thuê:

Bên thuê ghi nhận tài sản thuê dưới dạng thuê tài chính là tài sản và các nghĩa

vụ thuê liên quan là nợ phải trả, cụ thể:

+ Khi bắt đầu thuê, tài sản và nợ phải trả được ghi nhận theo cùng một số tiền

+ Chi phí trực tiếp ban đầu phát sinh liên quan đến hoạt động cho thuê được vốnhóa vào tài sản

+ Thanh toán tiền thuê bao gồm chi phí tài chính và giảm nợ tồn đọng

+ Phía tài chính phải là một tỷ lệ lãi suất định kỳ không đổi trên số dư nợ còn lạicủa từng kỳ

+ Khấu hao được công nhận theo IPSAS 17

Đối với thuê hoạt động, các khoản thanh toán hợp đồng thuê hoạt động (trừ cácchi phí dịch vụ như chi bảo hiểm, bão dưỡng) được ghi nhận là chi phí trên cơ sở phân

bổ theo đường thẳng trong suốt thời gian thuê

Việc kế toán bên cho thuê:

Bên cho thuê trình bày tài sản trong báo cáo tài chính là một khoản phải thu, cụ thể:

−Số phải thu được ghi theo giá trị đầu tư thuần

Trang 36

−Việc công nhận thu nhập tài chính dựa trên sơ đồ phản ánh tỷ lệ thu nhập định

kỳ không đổi từ khoản đầu tư thuần

−Chi phí trực tiếp ban đầu có thể được ghi nhận ngay là chi phí hoặc phân bổngay hoặc phân bổ vào thu nhập tài chính trong thời hạn thuê

Một tài sản cho thuê hoạt động được phân loại theo tính chất của tài sản Tài sảnnày được kế toán như sau:

−Khấu hao được công nhận theo IPSAS 17

−Thu nhập cho thuê được công nhận theo phương pháp tuyến tính trong thời hạnthuê, trừ khi phương pháp hệ thống thích hợp hơn

−Chi phí trực tiếp ban đầu có thể được công nhận ngày hoặc chuyển vào thunhập cho thuê trong thời hạn thuê

Các giao dịch bán và cho thuê lại

- Nếu giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính thì phần lợi nhuận thuđược giữa chênh lệch giá bán so với giá trị còn lại không được ghi nhận là thu nhập

mà phải chuyển về sau và khấu hao dần trong thời gian thuê

- Lãi/lỗ từ tài sản cho thuê hoạt động, ký kết tại mức giá thực tế, được công nhậnngay Những giao dịch thấp hơn hoặc cao hơn giá trị thực tế được ghi như sau:

- Nếu giá trị thực thấp hơn số mang sang của tài sản, số lỗ bằng với số chênh lệchthì được công nhận ngay

- Nếu giá bán cao hơn giá trị thực tế, phần cao hơn giá trị thực tế phải được

chuyển về sau và trừ dần trong thời hạn thuê

Trang 37

- Nếu giá bán thấp hơn giá trị thực tế thì bất kỳ khoản lỗ/lãi nào cũng được công

nhận ngay trừ khi lỗ được bù bằng khoản thanh toán tiền thuê về sau, thấp hơn giáthịtrường; trong trường hợp này số lỗ phải được chuyển về sau và trừ dần theo tỷ lệvới khoản thanh toán tiền thuê

d, Công bố

Với người đi thuê:

- Thuê tài chính

Tài sản: số mang sang của từng loại tài sản

Nợ: tổng số tiền thuê tối thiểu được cân đối với giá trị hiện tại của các khoản nợthuê trong ba mức định kỳ

Diễn giải khái quát vềnhững thoảthuận thuê quan trọng

Số tiền thanh toán thuê lại tối thiểu trong tương lai dự tính thu được dưới hìnhthức thuê lại không thể huỷ bỏ vào ngày lập bảng tổng kết tài sản

Tiền thuê bất thường được công nhận vào thu nhập trong kỳ

-Thuê hoạt động

+Diễn giải khái quát về những thoả thuận thuê quan trọng + Tiền thuê và thuê lạiđươc công nhận vào thu nhập của kỳ hiện tại, tách biệt tiền thuê tối thiểu, tiền thuê bấtthường và tiền thuê lại

+ Các khoản tiền thuê tối thiểu không thể huỷ bỏ trong tương lai theo ba mứcthời gian

Trang 38

+ Khoản thanh toán tiền thuê lại tối thiểu về sau dự tính sẽ được nhận như nhữngkhoản thuê lại không thểhuỷbỏvào ngày lập bảng tổng kết tài sản

Với bên cho thuê

-Thuê tài chính

+ Tổng số đầu tư gộp cân đối theo giá trịhiện tại của tiền thuê tối thiểu cóthểnhận được trong ba mức thời gian

+ Thu nhập tài chính chưa thu được

+ Mức tích luỹcho phép đối với các khoản phải thu không thểthu hồi được

+ Tiền thuê bất thường được công nhận vào thu nhập

+ Diễn giải khái quát vềcác thoảthuận thuê quan trọng

+ Giá trị còn lại không được đảm bảo

-Thuê hoạt động

+ Thông tin trên Bảng tổng kết tài sản cho từngloại tài sản là sốgộp mang sang,khấu hao tích luỹ và tổn thất giảm giá trị tích luỹ

+ Thông tin trong báo cáo thu nhập cho từngloại tài sản là phí khấu hao, tổn thất

do giảm giá trị được công nhận và các khoản ghi đảo

+ Diễn giải khát quát về các thoả thuận thuê quan trọng

Trang 39

+ Tổng số tiền thuê tối thiểu trong tương lai dưới hình thức thuê hoạt động khôngthể huỷ bỏ trong ba mức thời gian

+ Tổng số tiền thuê bất thường được công nhận trong thu nhập

-Về giao dịch bán và cho thuê lại: yêu cầu nội dung công bố như nhau đối vớingười cho thuê và đi thuê

1.2.2 Ipsas 16: Bất Động Sản Đầu Tư

- Sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mụcđích quản lý; hoặc

- Bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường

c, Hạch toán kế toán

Ghi nhận

Trang 40

- Đơn vị chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai dịch vụ tiềm tàng từbất động sản đầu tư; và

- Nguyên giá hoặc giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư có thể được xác địnhmột cách đáng tin cậy

Xác định giá trị ban đầu

- Bất động sản đầu tư phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá.

- Nguyên giá bất động sản đầu tư bao gồm cả chi phí giao dịch liên quan trực tiếp

ban đầu

- Bất động sản đầu tư được mua với giá bằng không hoặc theo giá danh nghĩa,

nguyên giá của bất động sản đầu tư chính là giá trị hợp lý tại ngày mua

Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu

- Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận tăng nguyên giá nếu

chi phí này có khả năng chắc chắn làm cho bất động sản đầu tư tạo ra lợi ích kinh tếtrong tương lai hoặc dịch vụ tiềm năng nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá tronglần đánh giá gần nhất

- Chi phí đó sử dụng để nâng cấp tài sản, kéo dài thời gian hữu ích của tài sản và

tăng hiệu quả hoạt động hơn mức được đánh giá ban đầu

Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu

- Theo giá trị hợp lý:

Ngày đăng: 22/05/2019, 19:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w