1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền tại CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại – DU LỊCH hà LAN

114 166 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 2,34 MB

Nội dung

- Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh Kể cả hoạt động đầu tư xâydựng cơ bản của doanh nghiệp SXKD vừa có hoạt động đầu tư XDCB cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền gửi ngoạ

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực, khách quan xuất phát từ tình hìnhthực tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn

Ngô Quang Minh

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC VIẾT TẮT v

DANH MỤC SƠ ĐỒ vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 5

LÍ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 5

1.1 Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền: 5

1.1.1 Khái niệm vốn bằng tiền: 5

1.1.2 Đặc điểm của vốn bằng tiền: 6

1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền và nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền: 7

1.2 Kế toán tiền mặt: 8

1.2.1 Nguyên tắc chế độ lưu thông tiền mặt: 8

1.2.2 Kế toán tiền mặt: 9

1.3 Kế toán tiền gửi Ngân hàng: 14

1.3.1 Chứng từ dùng để hạch toán tiền gửi Ngân hàng: 14

1.3.2 TK sử dụng và nguyên tắc hạch toán: 14

1.3.3 Trình tự hạch toán tiền gửi tại Ngân hàng: 17

1.4 Kế toán tiền đang chuyển: 17

1.4.1 Chứng từ sử dụng: 18

1.4.2 TK sử dụng: 18

1.4.3 Trình tự hạch toán: 19

1.5 Kế toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: 19

1.5.1 Nguyên tắc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ: 20

1.5.2 Chênh lệch TGHĐ và nguyên tắc xử lý chênh lệch TGHĐ: 21

1.5.3 Các PP xác định tỷ giá ghi trên sổ kế toán: 23

Trang 3

1.5.4 Kế toán thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trong kỳ:

24

1.5.5 Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ và xử lý chênh lệch TGHĐ cuối năm tài chính: 25

1.5.6 Hình thức kế toán trên máy vi tính 32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI – DU LỊCH HÀ LAN 34

2.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần thương mại và du lịch Hà Lan: 34

2.1.1 Vị trí và đặc điểm : 34

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại và du lịch Hà Lan: 36

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần TM&DL Hà Lan: 41

2.1.4 Hình thức tổ chức công tác kế toán của Công ty 46

2.2 Các thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán Vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Thương mại – Du lịch Hà Lan 51

2.2.1 Kế toán tiền mặt tại Công ty Cổ phần TM&DL Hà Lan 51

+ Sổ quỹ tiền mặt: Mẫu số S05a – DNN 52

+ Chứng từ ghi sổ Mẫu số S02a – DNN 52

2.2.2 Hạch toán tiền gửi ngân hàngtại Công ty Cổ Phần TM&DL Hà Lan 76

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CP TM&DL HÀ LAN 94

3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán Vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần TM&DL Hà Lan 94

3.1.1 Ưu điểm 95

3.1.2 Nhược điểm 98

Trang 4

3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại Công

ty Cổ Phần TM&DL Hà Lan 99

KẾT LUẬN 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Doanh thu các năm 40

Bảng 2.2:Trích sổ quỹ tiền mặt 69

Bảng 2.3: Trích sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt 71

Bảng 2.4:Trích Chứng từ ghi sổ CTGS13/134 72

Bảng2.5:Trích chứng từ ghi sổ CTGS13/135 73

Bảng 2.6:Trích sổ đăng kí chứng từĐơn vị: Cty CPTM và DL Hà Lan ……

74

Bảng 2.7 Trích sổ cái TK 111 75

Bảng 2.8:Trích chứng từ ghi sổ CTGS13/137 86

Bảng 2.9:Trích chứng từ ghi sổ CTGS13/138 87

Bảng 2.10:Trích sổ đăng kí chứng từ 88

Bảng 2.11:Trích sổ tiền gửi ngân hàng 89

Bảng 2.12:Trích sổ phụ khách hàng 90

Bảng 2.13:Trích sổ cái TK112 91

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ trình tự kế toán các khoản thu chi tiền mặt bằng tiền Việt

Nam 14

Sơ đồ 1.2:Sơ đồ trình tự kế các khoản thu chi TGNH bằng tiền Việt Nam 17 Sơ đồ 1.3Sơ đồ trình tự kế toán tiền đang chuyển 19

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ trình tự kế toán thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trong kỳ 25

Sơ đồ 1.5:Sơ đồ xử lý chênh lệch tỷ giá vào cuối năm tài chính : 32

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty CP TM & DL Hà Lan 45

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 47

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của chuyên đề.

Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩaquyết định tới các bước tiếp theo trong quá trình sản xuất kinh doanh của một

DN Vốn bằng tiền của DN là một yếu tố rất quan trọng tại một thời điểmnhất định, nó chỉ phản ánh và có ý nghĩa như một hình thái biểu hiện của vốnlưu động, nhưng sự vận động của vốn bằng tiền được xem là hình ảnh trungtâm của quá trình sản xuất kinh doanh – phản ánh năng lực tài chính của DN

Với sự hiện diện của vốn bằng tiền tuy là bề nổi nhưng nó lại phản ánhtrung thực và chính xác nhất tình hình tài chính của DN Điều này giải thíchtại sao một DN làm ăn có lợi nhuận cao nhưng vẫn phá sản.Tức là DN đó cólợi nhuận chứ không có tiền, mà mọi hoạt động của DN thì không thể không

sử dụng đến tiền Như vậy tiền là vấn đề được quan tâm hàng đầu, vần đềsống còn cùa bất cứ DN nào

Như đã trình bày ở trên, ta thấy được tầm quan trọng của vốn bằng tiền:

là nhu cầu tất yếu để doanh nghiệp hoạt động, là thông tin cần thiết cho nhàquản lý tài chính, là một trong những chỉ tiêu quan trọng để lãnh đạo đánhgiá được tình hình tài chính cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Thương

mại và Du lịch Hà Lan em đã chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu của chuyên đề.

- Nhằm nghiên cứu sâu và chi tiết hơn một số vấn đề về lý luận hạchtoán kế toán Vốn bằng tiền

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác hạch toán kế toán Vốn bằngtiền tại Công ty, từ đó tìm ra những mặt mạnh cũng như những vấn đề còn tồn

Trang 9

tại Đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hoàn thiện hơn công tác hạch toán

kế toán Vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Hà Lan

- Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số vốn hiện có và tình hình biếnđộng của các loại vốn bằng tiền để có biện pháp quản lý thích hợp nhất, đảmbảo cho doanh nghiệp được hoạt động thuận lợi và có kết quả kinh doanh tốt

3 Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề.

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Thương mại

và Du lịch Hà Lan

- Phạm vi về thời gian: Số liệu phân tích chủ yếu được sử dụng nghiêncứu là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh các khoản thu và chi của doanh nghiệptrong tháng 12 năm 2013

- Phạm vi về nội dung: Chuyên đề nghiên cứu trong phạm vi công táchạch toán và tổ chức công tác kế toán Vốn bằng tiền tại đơn vị

4 PP nghiên cứu chuyên đề.

Để việc nghiên cứu các đề tài khoa học có được kết quả chính xác nhấtthì yếu tố quyết định là phải biết sử dụng đúng và biết kết hợp một cách hợp

lý các PP nghiên cứu khác nhau.Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề kếtoán Vốn bằng tiền, em đã sử dụng các PP nghiên cứu sau:

* PP duy vật biện chứng:

PP này yêu cầu nghiên cứu, xem xét các hiện tượng một cách không côlập mà phải xem xét mối quan hệ của nó không phải trong tình trạng tĩnh màtrong sự phát triển, trong sự chuyển biến từ lượng sang chất trong sự đấutranh giữa các mặt với nhau, giữa cái cũ và cái mới, giữa lạc hậu và tiến bộ.Đồng thời phải nghiên cứu nó trong mối quan hệ lý luận thực tiễn

* PP hạch toán kế toán:

- PP chứng từ kế toán: Là PP được sử dụng để phản ánh các hoạt động(nghiệp vụ) kinh tế phát sinh và thực sự hình thành theo thời gian và địa điểm

Trang 10

phát sinh hoạt động đó vào các bản chứng từ kế toán phục vụ cho công tác kếtoán và công tác quản lý Hình thức biểu hiện là hệ thống các văn bản chứng

từ kế toán và chu trình luân chuyển chứng từ kế toán

- PP TK kế toán: Là PP kế toán được sử dụng để phân loại đối tượng

kế toán (từ đối tượng chung của kế toán thành các đối tượng kế toán cụ thể),ghi chép, phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thốngtình hình thực hiện và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể nhằmcung cấp thông tin có hệ thống về hoạt động kinh tế, chính trị của đơn vị.Phục vụ cho lãnh đạo, quản lý kế toán, tài chính của đơn vị và để lập đượcbáo cáo kế toán định kỳ Hình thức biểu hiện là các TK kế toán và cách ghichép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên TK kế toán

* PP điều tra thống kê:

Sử dụng PP đăng ký gián tiếp trong thống kê là việc điều tra, thu thậptài liệu thông qua bản viết của đơn vị điều tra qua đối thoại hoặc chứng từ, sổsách, văn bản sẵn có

* PP phân tích hoạt động kinh tế:

Vận dụng các khoa học và nhận thức khoa học kinh tế, khoa học quản

lý để phân tích làm rõ bản chất của hiện tượng kinh tế được nghiên cứu

5 Bố cục của chuyên đề.

*Chương I: Lý luận chung về hạch toán kế toán Vốn bằng tiền

*Chương II: Thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán Vốn bằng

tiền tại Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Hà Lan

*Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chứccông tác hạch toán kế toán Vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Thương mại và

Du lịch Hà Lan

Vì thời gian thực tập có hạn và do còn thiếu kinh nghiệm nên có thể báocáo này của em còn chưa được tốt Rất mong được thầy cô giáo và quý Công

Trang 11

ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Hà Lan góp ý kiến để báo cáo được hoànthiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn GS.TS Ngô Thế Chi cùngtập thể nhân viên phòng kế toán - tài chính của Công ty đã giúp đỡ em đểhoàn thành báo cáo này

Trang 12

CHƯƠNG 1

LÍ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 1.1 Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền:

1.1.1 Khái niệm vốn bằng tiền:

Vốn bằng tiền là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh thuộc tàisản lưu động của doanh nghiệp, được hình thành trong quá trình bán hàng vàcác quan hệ thanh toán

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền đến với các doanhnghiệp là loại vốn rất cần thiết không thể thiếu được, đặc biệt trong điều kiệnđổi mới cơ chế quản lý và tự chủ về tài chính thì vốn bằng tiền càng có vị tríquan trọng thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và đạt hiệu quả kinh tếcao Vốn bằng tiền là loại vốn có tính lưu động nhanh chóng vào mọi khâucủa quá trình sản xuất Trong điều kiện hiện nay doanh nghiệp càng phải có

kế hoạch hoá cao việc thu, chi tiền mặt, việc thanh toán qua ngân hàng, khôngnhững đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mà còn tiếtkiệm được vốn lưu động, tăng thu nhập cho hoạt động tài chính, góp phầnquay vòng nhanh vốn lưu động

Theo hình thức tồn tại vốn bằng tiền của doanh nghiệp được chia thành:

- Tiền Việt Nam: Đây là các loại giấy bạc do Ngân hàng Nhà nước Việt Namphát hành và được sử dụng làm phương tiện giao dịch chính thức đối với toàn

bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Ngoại tệ: Đây là các loại giấy bạc không phải do Ngân hàng Nhà nước ViệtNam phát hành nhưng được phép lưu hành chính thức trên thị trường ViệtNam như các đồng: Đô la Mỹ (USD), bảng Anh (GBP), phrăng Pháp (FFr),Yên Nhật (JPY), Đô la Hồng Kông (HKD), Mác Đức (DM)

Trang 13

- Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Là tiền thực chất, tuy nhiên được lưu trữ chủyếu là vì mục tiêu an toàn hoặc một mục đích bất thường khác chứ không phải

vì mục đích thanh toán trong kinh doanh

Nếu phân loại theo trạng thái tồn tại, vốn bằng tiền của doanh nghiệpbao gồm:

- Tiền tại quỹ: Gồm giấy bạc Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đáquý, ngân phiếu hiện đang được giữ tại két của doanh nghiệp để phục vụ nhucầu chi tiêu trực tiếp hàng ngày trong sản xuất kinh doanh

- Tiền gửi Ngân hàng: Là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đáquý mà doanh nghiệp đang gửi tại TK của doanh nghiệp tại Ngân hàng

- Tiền đang chuyển: Là tiền đang trong quá trình vận động để hoàn thànhchức năng phương tiện thanh toán hoặc đang trong quá trình vận động từtrạng thái này sang trạng thái khác

1.1.2 Đặc điểm của vốn bằng tiền:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền vừa được sử dụng đểđáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắmvật tư, hàng hoá sản xuất kinh doanh, vừa là kết quả của việc mua bán hoặcthu hồi các khoản nợ Chính vì vậy, quy mô vốn bằng tiền là loại vốn đòi hỏidoanh nghiệp phải quản lý hết sức chặt chẽ vì vốn bằng tiền có tính luânchuyển cao nên nó là đối tượng của sự gian lận và ăn cắp Vì thế trong quátrình hạch toán vốn bằng tiền, các thủ tục nhằm bảo vệ vốn bằng tiền khỏi sự

ăn cắp hoặc lạm dụng là rất quan trọng, nó đòi hỏi việc sử dụng vốn bằng tiềncần phải tuân thủ các nguyên tắc, chế độ quản lý tiền tệ thống nhất của Nhànước Chẳng hạn tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp dùng để chi tiêu hàngngày không được vượt quá mức tồn quỹ mà doanh nghiệp và Ngân hàng đãthoả thuận theo hợp đồng thương mại, khi có tiền thu bán hàng phải nộp ngaycho Ngân hàng

Trang 14

1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền và nguyên tắc hạch toán vốn

bằng tiền:

* Kế toán phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Phản ánh chính xác, kịp thời những khoản thu chi và tình hình còn lại củatừng loại vốn bằng tiền, kiểm tra và quản lý nghiêm ngặt việc quản lý các loạivốn bằng tiền nhằm đảm bảo an toàn cho tiền tệ, phát hiện và ngăn ngừa cáchiện tượng tham ô và lợi dụng tiền mặt trong kinh doanh

- Giám sát tình hình thực hiện kế toán thu chi các loại vốn bằng tiền, kiểm traviệc chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý vốn bằng tiền, đảm bảo chi tiêutiết kiệm và có hiệu quả

*Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc, chế độ quản lý tiền

tệ của Nhà nước sau đây:

- Sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gialà_đ, ký hiệu quốc tế là_VNĐ) (Điều 11- Luật kế toán)

- Trong trường hợp nghiệp vụ kế toán phát sinh là ngoại tệ phải ghitheo nguyên tệ và đồng Việt Nam theo TGHĐ thực tế hoặc quy đổi theoTGHĐ do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh, trừtrường hợp pháp luật có quy định khác Đối với loại ngoại tệ không có TGHĐvới đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có TGHĐ vớiđồng Việt Nam (Điều 11-Luật kế toán)

- Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì được chọn một loạingoại tệ do Bộ tài chính quy định làm đơn vị tiền tệ để kế toán, nhưng khi sửdụng tại Việt Nam phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo TGHĐ do Ngân hàngnhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khóa sổ lập báo cáo tài chính, trừtrường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 11-Luật kế toán)

- Các loại vàng bạc, đá quý, kim khí quý phải được đánh giá bằng tiền

tệ tại thời điểm phát sinh theo giá thực tế (nhập, xuất), ngoài ra phải theo dõi

Trang 15

chi tiết số lượng, trọng lượng, quy cách và phẩm chất của từng loại Giá nhậpvào trong kỳ được tính theo giá thực tế, còn giá xuất có thể được tính theomột trong những PP sau:

+ PP bình quân gia quyền

+ PP nhập trước, xuất trước

+ PP nhập sau, xuất trước

1.2.1 Nguyên tắc chế độ lưu thông tiền mặt:

Việc quản lý tiền mặt phải dựa trên nguyên tắc chế độ và thể lệ của Nhà

nước đã ban hành, phải quản lý chặt chẽ cả hai mặt thu chi và tập trung nguồntiền vào Ngân hàng Nhà nước nhằm điều hòa tiền tệ trong lưu thông, tránhlạm phát và bội chi ngân sách, kế toán đơn vị phải thực hiện những nguyêntắc sau:

- Nhà nước quy định Ngân hàng là cơ quan duy nhất để phụ trách quản

lý tiền mặt Các xí nghiệp cơ quan phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độthể lệ quản lý tiền mặt của Nhà nước

- Các xí nghiệp, các tổ chức kế toán và các cơ quan đều phải mở TK tạiNgân hàng để gửi tiền nhàn rỗi vào hoạt động

Trang 16

- Mọi khoản thu bằng tiền mặt bất cứ từ nguồn thu nào đều phải nộp hếtvào Ngân hàng trừ trường hợp Ngân hàng cho phép tọa chi như các đơn vị ở

xa Ngân hàng nhất thiết phải thanh toán qua Ngân hàng Nghiêm cấm các đơn

vị cho thuê, cho mượn TK

1.2.2 Kế toán tiền mặt:

- Mỗi doanh nghiệp đều có một lượng tiền mặt tại quỹ để phục vụ chonhu cầu chi tiêu trực tiếp hàng ngày trong sản xuất kinh doanh Thông thườngtiền giữ tại doanh nghiệp bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, ngân phiếu, vàngbạc, kim loại quý đá quý

- Để hạch toán chính xác tiền mặt, tiền mặt của doanh nghiệp được tậptrung tại quỹ Mọi nghiệp vụ có liên quan đến thu, chi tiền mặt, quản lý vàbảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện Pháp lệnh kếtoán, thống kê nghiêm cấm thủ quỹ không được trực tiếp mua, bán hàng hoá,vật tư, kiêm nhiệm công việc tiếp liệu hoặc tiếp nhiệm công việc kế toán

- Mức tồn quỹ phải được tính toán theo định mức hợp lý để giúp doanhnghiệp có thể:

+ Tránh được các rủi ro thanh toán ngay, phải gia hạn thanh toán nên bịphạt hoặc trả lãi cao hơn

+ Không làm mất khả năng mua chịu từ các nhà cung cấp

+ Tận dụng được các cơ hội kinh doanh có lợi nhuận cao cho doanhnghiệp

- Quy định về trách nhiệm của thủ quỹ:

+ Thủ quỹ chịu trách nhiệm mọi khoản thu, chi tiền

+ Thu, chi phải có chứng từ và chữ ký của kế toán trưởng và thủ trưởng.+ Thủ quỹ không kiêm nhiệm công tác khác

+ Thủ quỹ theo dõi sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ

Trang 17

1.2.2.1 Chứng từ sử dụng để hạch toán tiền mặt:

- Phiếu thu.

- Phiếu chi

- Bảng kê vàng bạc đá quý, kim khí quý

- Các chứng từ kèm theo: Hóa đơn giá trị gia tăng, Giấy đề nghị tạmứng, Giấy thanh toán tạm ứng, Phiếu nhập kho…

Để việc lập Phiếu thu - Phiếu chi hợp pháp, theo đúng chế độ kế toán,người đứng đầu bộ phận kế toán của Công ty cần phải quy định các chứng từtương ứng kèm theo để những yêu cầu thanh toán không phù hợp sẽ được nhậnbiết và xử lý kịp thời Các kế toán viên mặc nhiên căn cứ vào đó mà áp dụng

* Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán thu - chi tiền mặt:

- Bộ phận kế toán tiền tiếp nhận đề nghị thu - chi: chứng từ kèm theo yêucầu chi tiền có thể là giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, hóa đơn,hợp đồng…Chứng từ kèm theo yêu cầu thu tiền có thể là giấy thanh toán tiềntạm ứng, hóa đơn, hợp đồng, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản góp vốn…

- Kế toán tiền mặt đối chiếu các chứng từ và đề nghị thu - chi, đảm bảotính hợp lý, hợp lệ (đầy đủ phê duyệt của phụ trách bộ phận liên quan và tuânthủ các quy định, quy chế tài chính của Công ty), sau đó chuyển cho kế toántrưởng xem xét

- Kế toán trưởng kiểm tra lại rồi ký vào đề nghị thanh toán và các chứng

từ liên quan

- Phê duyệt của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc: căn cứ vào các quy định

và quy chế tài chính, quy định về hạn mức phê duyệt của Công ty, Giám đốchoặc Phó Giám đốc được ủy quyền xem xét phê duyệt đề nghị thu - chi Các

đề nghị chi, mua sắm không hợp lý, hợp lệ sẽ bị từ chối hoặc yêu cầu làm rõhoặc bổ sung các chứng từ liên quan

Trang 18

- Lập chứng từ thu - chi: kế toán tiền mặt lập phiếu thu, phiếu chi Saukhi lập xong chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt.

- Ký duyệt chứng từ thu - chi: kế toán trưởng ký vào phiếu thu, phiếu chi

- Thực hiện thu - chi tiền: khi nhận được phiếu thu hoặc phiếu chi do kếtoán lập kèm theo chứng từ gốc, thủ quỹ phải:

+ Kiểm tra số tiền trên phiếu thu, phiếu chi với chứng từ gốc

+ Kiểm tra nội dung ghi trên phiếu thu, phiếu chi có phù hợp với chứng

+ Số tồn quỹ cuối ngày phải khớp đúng với số dư cuối ngày trên sổ quỹ

1.2.2.2 TK sử dụng và nguyên tắc hạch toán:

TK để sử dụng để hạch toán tiền mặt tại quỹ là TK 111 “Tiền mặt”.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK này bao gồm:

- Nội dung: TK 111 dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm và tồn quỹ tiềnmặt

- Kết cấu:

Trang 19

Nợ TK 111 Có

Các khoản tiền mặt tăng:

+ Thu tiền nhập quỹ

+ Số tiền mặt thừa phát hiện khi

kiểm kê

+ Chênh lệch tăng do đánh giá lại

ngoại tệ

Số tiền tồn quỹ

Các khoản tiền mặt giảm:

+ Chi tiền từ quỹ

+ Số tiền mặt thiếu phát hiện khi kiểm kê

+ Chênh lệch giảm do đánh giá lạingoại tệ

TK 111 gồm 3 TK cấp 2

+ TK 1111 “ Tiền Việt Nam” phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiềnViệt Nam

tệ tại doanh nghiệp quy đổi ra đồng Việt Nam

bạc, kim khí quý, đá quý nhập, xuất, tồn quỹ theo giá mua thực tế

TK 111 là các phiếu chi

Nguyên tắc hạch toán tiền mặt tại quỹ trên TK 111:

- Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ thực tếnhập, xuất quỹ tiền mặt Đối với khoản tiền thu được (chuyển nộp ngay vàoNgân hàng (không qua quỹ tiền mặt của đơn vị) thì không ghi vào bên Nợ TK

111 “Tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ TK 113 “Tiền đang chuyển”

- Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹtại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền củađơn vị

Trang 20

- Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và

có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theoqui định của chế độ chứng từ kế toán Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnhnhập quỹ, xuất quỹ đính kèm

- Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt,ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh của các khoản thu, chi,xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm

- Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt Hàngngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu sổquỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt Nếu có chênh lệch kế toán và thủ quỹ phảikiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch

- Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt phải quy đổingoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tếphát sinh, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngânhàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinhnghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán

Tiền mặt bằng ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệtrên TK 007 “Nguyên tệ các loại” (TK ngoài bảng cân đối kế toán)

- Đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở TK tiền mặt chỉ ápdụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng bạc, kim khí quý,

đá quý Việc nhập, xuất được hạch toán như các loại hàng tồn kho, khi sửdụng để thanh toán, chi trả được hạch toán như ngoại tệ

Trang 21

1.2.2.3 Kế toán khoản thu chi bằng tiền Việt Nam:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ trình tự kế toán các khoản thu chi tiền mặt bằng tiền

Việt Nam

TK511,515,131,

TK 152,211,331,334,112,121,621,642,144…

1.3 Kế toán tiền gửi Ngân hàng:

Tiền gửi là số tiền mà doanh nghiệp gửi tại các ngân hàng, kho bạc Nhànước hoặc các Công ty tài chính bao gồm: tiền Việt Nam, các loại ngoại tệ,vàng bạc đá quý…

1.3.1 Chứng từ dùng để hạch toán tiền gửi Ngân hàng:

- Các giấy báo Có, báo Nợ, bản sao kê của Ngân hàng.

- Các chứng từ khác: Séc chuyển khoản, séc định mức, séc bảo chi, uỷnhiệm chi, uỷ nhiệm thu

1.3.2 TK sử dụng và nguyên tắc hạch toán:

Hạch toán tiền gửi Ngân hàng (TGNH) được thực hiện trên TK

112-TGNH Kết cấu và nội dung của TK này như sau:

- Nội dung: TK 112 dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm và hiện

có về các khoản tiền gửi của doanh nghiệp

- Kết cấu:

Trang 22

Nợ TK 112 CóCác khoản TGNH tăng:

+Các khoản tiền VN, ngoại tệ,

vàng bạc…đã gửi vào ngân

* Nguyên tắc hạch toán trên TK 112-TGNH:

- Căn cứ để hạch toán trên TK 112-TGNH là các giấy báo Có, giấy báoNợ hoặc bản sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (ủy nhiệm chi,

ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi…)

- Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểmtra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo Nếu có sự chênh lệch giữa số liệutrên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từcủa Ngân hàng thì đơn vị phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu,xác minh và xử lý kịp thời Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân

Trang 23

chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ,báo Có hoặc bản sao kê Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 “Phảithu khác” (1388) (Nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng)hoặc ghi vào bên Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” (3388) (Nếu số liệucủa kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng) Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra,đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ.

- Ở những đơn vị có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc không tổ chức kếtoán riêng, có thể mở TK chuyên thu, chuyên chi hoặc mở TK thanh toán phùhợp để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán Kế toán phải mở sổ chi tiếttheo từng loại tiền gửi (Đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại)

- Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng TK ở Ngân hàng

để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu

- Trường hợp gửi tiền vào Ngân hàng bằng ngoại tệ thì phải được quyđổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bìnhquân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ViệtNam công bố tại thời điểm phát sinh (Sau đây gọi tắt là tỷ giá giao dịchBQLNH) Trường hợp mua ngoại tệ gửi vào Ngân hàng thì được phản ánhtheo tỷ giá mua thực tế phải trả

Trường hợp rút tiền gửi Ngân hàng bằng ngoại tệ thì được quy đổi raĐồng Việt Nam theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán TK 1122 theo mộttrong các PP: Bình quân gia quyền; Nhập trước, xuất trước; Nhập sau, xuấttrước; Giá thực tế đích danh

- Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh (Kể cả hoạt động đầu tư xâydựng cơ bản của doanh nghiệp SXKD vừa có hoạt động đầu tư XDCB) cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền gửi ngoại tệ nếu có phát sinhchênh lệch TGHĐ thì các khoản chênh lệch này được hạch toán vào bên Có

Trang 24

TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” (Lãi tỷ giá) hoặc vào bên Nợ

TK 635 “Chi phí tài chính” (Lỗ tỷ giá)

1.3.3 Trình tự hạch toán tiền gửi tại Ngân hàng:

Sơ đồ 1.2:Sơ đồ trình tự kế các khoản thu chi TGNH bằng tiền Việt Nam

1.4 Kế toán tiền đang chuyển:

Tiền đang chuyển là các khoản tiền của doanh nghiệp đã xuất khỏi quỹ,

nộp vào Ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc gửi vào bưu điện để chuyển vàoNgân hàng hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ TK của Ngân hàng để trả chođơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo có của Ngân hàng, chứng từ củabưu điện

Tiền đang chuyển bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ đang ở trong cáctrường hợp sau:

- Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng cho Ngân hàng

- Chuyển tiền qua bưu điện trả cho các đơn vị khác

- Thu tiền bán hàng nộp thuế ngay cho kho bạc ( giao tiền tay ba giữa doanhnghiệp với người mua hàng và kho bạc nhà nước)

Trang 25

- Tiền doanh nghiệp đã lưu ý cho các hình thức thanh toán séc bảo chi, sécđịnh mức, séc chuyển tiền

1.4.1 Chứng từ sử dụng:

3 - Giấy báo nộp tiền, bảng kê nộp séc

- Các chứng từ gốc kèm theo khác như: séc các loại, uỷ nhiệm chi, uỷnhiệm thu

1.4.2 TK sử dụng:

Việc hạch toán tiền đang chuyển được thực hện trên TK 113- “Tiền

đang chuyển” Nội dung và kết cấu của TK này:

Bên Nợ: các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, séc đã nộp vào ngân hàng,gửi qua bưu điện và số chênh lệch tăng tỷ giá ngoại tệ cuối kỳ do đánh giá lại

Bên Có: số kết chuyển vào TK 112 hoặc các TK liên quan và số chênhlệch giảm tỷ giá ngoại tệ cuối kỳ do đánh giá lại số dư ngoại tệ

Dư nợ : Các khoản tiền còn đang chuyển

Chuyển TM, thu tiền bán hàng, thu

nợ…chuyển vào NH, kho bạc nhưng chưa nhận được giấy báo

Có.

Khi nhận được giấy báo Có.

Trang 26

Làm thủ tục chuyển tiền từ TKNH

để trả cho đơn vị khác nhưng chưa

nhận được giấy báo Nợ

Khi nhận được giấy báo Nợ hoặc chứng từ bưu điện

TK 111

Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận

được chứng từ của bưu điện

1.5 Kế toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:

- Các khoản mục tiền tệ: Là tiền và các khoản tương đương tiền hiện

có, các khoản nợ phải thu, hoặc nợ phải trả bằng một lượng tiền cố định

- Các khoản mục phi tiền tệ: là các khoản mục không phải là các khoảnmục tiền tệ (chi phí, doanh thu, vật tư, TSCĐ…)

1.5.1 Nguyên tắc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ:

- Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phảithực hiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thốngnhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán(Sau khi được chấp thuận của Bộ Tài chính) Việc quy đổi đồng ngoại tệ rađồng Việt Nam, hoặc ra đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán vềnguyên tắc doanh nghiệp phải căn cứ vào TGHĐ tại ngày giao dịch là tỷ giágiao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giỏ giao dịch bìnhquân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ViệtNam công bố để ghi sổ kế toán

Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiếtcác TK: Tiền mặt, Tiền gửi Ngân hàng, Tiền đang chuyển, các khoản phải thu,

Trang 27

các khoản phải trả và TK 007 “Ngoại tệ các loại” (TK ngoài Bảng Cân đối kếtoán).

- Đối với TK thuộc loại doanh thu, hàng tồn kho, TSCĐ, chi phí sảnxuất, kinh doanh, chi phí khác, bên Nợ các TK vốn bằng tiền, Nợ phải thu,bên Có các TK Nợ phải trả khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệphải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chínhthức sử dụng trong kế toán theo TGHĐ tại ngày giao dịch (Là tỷ giá giao dịchthực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tếphát sinh)

- Đối với bên Có của các TK vốn bằng tiền, khi phát sinh các nghiệp vụkinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặcbằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kếtoán (Theo một trong các PP: tỷ giá đích danh; tỷ giá bình quân gia quyền, tỷgiá nhập trước, xuất trước; tỷ giá nhập sau, xuất trước)

- Đối với bên Nợ của các TK Nợ phải trả, hoặc bên Có của các TK Nợphải thu, khi phát sinh cách nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ

kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụngtrong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán

- Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mụctiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệliên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuốinăm tài chính

- Trường hợp mua, bán ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì hạch toántheo tỷ giá thực tế mua, bán

1.5.2 Chênh lệch TGHĐ và nguyên tắc xử lý chênh lệch TGHĐ:

1.5.2.1 Chênh lệch TGHĐ:

Trang 28

Chênh lệch TGHĐ là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặcquy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo TGHĐkhác nhau.

Chênh lệch TGHĐ chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:

- Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinhbằng ngoại tệ trong kỳ (Chênh lệch TGHĐ đó thực hiện); Chênh lệch TGHĐthực tế phát sinh trong kỳ (Chênh lệch TGHĐ đó thực hiện) ở doanh nghiệpbao gồm:

+ Chênh lệch TGHĐ thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tưXDCB (giai đoạn trước hoạt động);

+ Chênh lệch TGHĐ thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động kinhdoanh, kể cả của hoạt động đầu tư XDCB của doanh nghiệp sản xuất, kinhdoanh vừa có hoạt động đầu tư XDCB

- Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuốinăm tài chính

Chênh lệch TGHĐ phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cógốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính bao gồm:

+ Chênh lệch TGHĐ ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại củacác khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến giai đoạn đầu tư XDCB(Giai đoạn trước hoạt động);

+ Chênh lệch TGHĐ ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại củacác khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến hoạt động kinh doanh

Đối với doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hốiđoái thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theoTGHĐ thực tế phát sinh Doanh nghiệp không đuợc đánh giá lại các khoảnvay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đó sử dụng cụng cụ tài chính để dự phòng rủi

ro hối đoái

Trang 29

1.5.2.2 Nguyên tắc xử lý chênh lệch TGHĐ:

- Xử lý chênh lệch TGHĐ phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh giá lạicuối kỳ của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (Của doanhnghiệp SXKD vừa có hoạt động đầu tư XDCB):

+ Toàn bộ chênh lệch TGHĐ phát sinh trong kỳ và chênh lệch TGHĐphát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tàichính được ghi nhận ngay vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tàichính trong kỳ

+ Doanh nghiệp không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên lãichênh lệch TGHĐ đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ

có gốc ngoại tệ

- Xử lý chênh lệch TGHĐ phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh giálại cuối kỳ của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) như sau:

+ Trong giai đoạn đầu tư XDCB, khoản chênh lệch TGHĐ đó thực hiện

và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính đối với các khoản mụctiền tệ có gốc ngoại tệ phản ánh luỹ kế trên Bảng cân đối kế toán (chỉ tiêu

“Chênh lệch TGHĐ”)

+ Khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng, toàn bộ chênh lệch hối đoáithực tế phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (Lỗ hoặc lãi TGHĐ) khôngtính vào trị giá TSCĐ mà kết chuyển toàn bộ một lần (nếu nhỏ) vào chi phí tàichính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính của năm tài chính có TSCĐ và cáctài sản đầu tư hoàn thành bàn giao đưa vào hoạt động hoặc phân bổ tối đa là 5năm (Nếu lớn, kể từ khi công trình hoàn thành đưa vào hoạt động)

- Chênh lệch TGHĐ phát sinh do chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạtđộng ở nước ngoài không thể tách rời với hoạt động doanh nghiệp báo cáođược ghi nhận ngay vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chínhtrong kỳ

Trang 30

1.5.3 Các PP xác định tỷ giá ghi trên sổ kế toán:

- Căn cứ để xác định tỷ giá xuất ngoại tệ: là các tỷ giá nhập của các lầnnhập ngoại tệ

- PP xác định tỷ giá xuất ngoại tệ: có 4 PP

* PP giá thực tế đích danh:

Tỷ giá xuất = Tỷ giá nhập của chính số ngoại tệ thuộc từng lần nhập đó

* PP nhập trước-xuất trước:

Tỷ giá xuất = Tỷ giá nhập với giả thiết ngoại tệ nào nhập trước thì

được xuất trước

=> ngoại tệ tồn cuối kỳ được tính theo tỷ giá của những lần nhập cuối cùng

* PP nhập sau-xuất trước:

Tỷ giá xuất = Tỷ giá nhập với giả thiết ngoại tệ nào nhập sau thì được xuất trước

=> ngoại tệ tồn cuối kỳ được tính theo tỷ giá của những lần nhập đầu tiên

* PP bình quân gia quyền cả kỳ:

Tỷ giá

bình quân

gia quyền

=Ngoại tệ đầu kỳ quy đổi + Ngoại tệ nhập quy đổi

SL ngoại tệ tồn đầu kỳ + SL ngoại tệ nhập trong kỳ

Ngoại

tệ xuất = SL ngoại tệ xuất x tỷ giá bình quân gia quyền quy đổi

1.5.4 Kế toán thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trong kỳ: 1.5.4.1 Chứng từ kế toán sử dụng:

Các chứng từ kế toán sử dụng: là các chứng từ liên quan đến kế toán vốnbằng tiền như:

- Phiếu thu, phiếu chi

- Giấy báo Có, giấy báo Nợ của ngân hàng.

- Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản, bảng sao kê của ngân hàng

Trang 31

- Các chứng từ kèm theo: Hóa đơn GTGT, giấy nộp tiền, giấy thanh toántạm ứng…

1.5.4.2 Nội dung và kết cấu TK sử dụng:

- TK 111(2), 112(2), 113(2): phản ánh tình hình tăng, giảm, hiện có củangoại tệ tại quỹ, tại ngân hàng và đang chuyển quy đổi theo đồng Việt Nam

- TK 007 - “Nguyên tệ các loại”: phản ánh số nguyên tệ tăng, giảm và hiện

có trong kỳ

Kết cấu: Bên Nợ: phản ánh số nguyên tệ thu vào

Bên Có: phản ánh số nguyên tệ xuất ra

Số dư bên Nợ: phản ánh số nguyên tệ tồn cuối kỳ

- TK 515, 635: phản ánh lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá trong kỳ

TGXQ

TG lúc nhận

nợ Xuất ngoại tệ để trả nợ

TK 007

Trang 32

1.5.5 Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ và xử lý chênh lệch TGHĐ cuối

năm tài chính:

1.5.5.1 Nguyên tắc:

- Theo VAS 10, chênh lệch TGHĐ phát sinh khi đánh giá lại các khoản

mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính sẽ được ghi nhận là thu nhậphoặc chi phí trong năm tài chính

- Theo TT179/2012/TT-BTC, cuối kỳ kế toán năm, doanh nghiệp phảiquy đổi số dư các khoản mục tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, cáckhoản nợ phải thu, nợ phải trả) có gốc ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giágiao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhànước Việt Nam công bố tại thời điểm lập BCTC Khoản chênh lệch giữa tỷ giásau khi quy đổi với tỷ giá đang hạch toán trên sổ kế toán được xử lý như sau:

+ Đối với chênh lệch TGHĐ phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuốinăm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn (1 nămtrở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập BCTC thì không hạch toán vàochi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên BCTC, đầu năm sau ghi bút toánngược lại để xóa số dư

+ Đối với chênh lệch TGHĐ phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuốinăm của các khoản nợ dài hạn (trên 1 năm) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lậpBCTC thì sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau:

Trường hợp chênh lệch tăng được hạch toán vào thu nhập tài chínhtrong năm

Trường hợp chênh lệch giảm được hạch toán vào chi phí tài chính trongnăm

1.5.5.2 Kết cấu và nội dung của TK 413-Chênh lệch TGHĐ:

* Nội dung: Tài khoản 413 dùng để phản ánh số chênh lệch TGHĐ phát

sinh trong hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) và chênh lệch

Trang 33

TGHĐ do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tàichính và tình hình xử lý số chênh lệch TGHĐ đó.

* Kết cấu:

Bên Nợ:

- Chênh lệch TGHĐ do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại

tệ (Lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt độngđầu tư XDCB (Doanh nghiệp SXKD có cả hoạt động đầu tư XDCB)

- Chênh lệch TGHĐ phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốcngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động)

- Kết chuyển số chênh lệch TGHĐ do đánh giá lại các khoản mục tiền

tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (Lãi tỷ giá) của hoạt động kinh doanhvào doanh thu hoạt động tài chính;

- Kết chuyển toàn bộ số chênh lệch TGHĐ phát sinh và đánh giá lại cáckhoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB(Khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB) vào doanh thu hoạt động tài chính hoặcdoanh thu chưa thực hiện (Nếu phải phân bổ dần)

Bên Có:

- Chênh lệch TGHĐ do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại

tệ (Lãi tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt độngđầu tư XDCB (Doanh nghiệp SXKD có cả hoạt động đầu tư XDCB);

- Chênh lệch TGHĐ phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cógốc ngoại tệ (Lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động)

- Kết chuyển số chênh lệch TGHĐ do đánh giá lại các khoản mục tiền

tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanhvào chi phí tài chính

- Kết chuyển toàn bộ số chênh lệch TGHĐ phát sinh, hoặc đánh giá lạicác khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB

Trang 34

(khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB) vào chi phí tài chính hoặc vào chi phítrả trước dài hạn (Nếu phải phân bổ dần).

TK 413 “Chênh lệch TGHĐ” có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có

Số dư bên Nợ:

Số chênh lệch TGHĐ phát sinh hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ

có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạtđộng, chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm cuối năm tài chính

Số dư bên Có:

Số chênh lệch TGHĐ phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cógốc ngoại tệ (Lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạtđộng, chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm cuối năm tài chính

TK 413 - Chênh lệch TGHĐ, có 2 TK cấp 2:

- TK 4131 - Chênh lệch TGHĐ đánh giá lại cuối năm tài chớnh: Phản

ánh số chênh lệch TGHĐ do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại

tệ (Lãi, lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạtđộng đầu tư XDCB (Doanh nghiệp SXKD có hoạt động đầu tư XDCB)

- TK 4132 - Chênh lệch TGHĐ trong giai đoạn đầu tư XDCB: Phản

ánh số chênh lệch TGHĐ phát sinh và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại cuốinăm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi, lỗ tỷ giá) củahoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động)

1.5.5.3 Kế toán chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu

tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động).

- Khi mua ngoài vật tư, thiết bị, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ, khối lượngxây dựng, lắp đặt do người bán hoặc bên nhận thầu bàn giao:

+ Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch bằng ngoại tệthanh toán bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ TK 151, 152, 211, 213, 241, (TGHĐ ngày giao dịch)

Trang 35

Nợ TK 413 - Chênh lệch TGHĐ (4132) (Lỗ TGHĐ)

Có TK 111 (1112), 112 (1122)(Tỷ giá ghi sổ kế toán)

+ Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá trong giao dịch bằng ngoại tệthanh toán bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ TK 151, 152, 211, 213, 241, (TGHĐ ngày giao dịch)

Có TK 111 (1112), 112 (1122)(Tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá ghi sổ kế toán)

+ Nếu phát sinh lãi TGHĐ trong giao dịch thanh toán nợ phải trả bằngngoại tệ, ghi:

Nợ TK 311, 315, 331, 336, 341, 342, (Tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 413 - Chênh lệch TGHĐ (4132) (Lãi TGHĐ)

- Hàng năm, chênh lệch tỷ giá đó thực hiện phát sinh trong hoạt động đầu

tư xây dựng cơ bản (Giai đoạn trước hoạt động) được phản ánh luỹ kế trên TK

413 - “Chênh lệch TGHĐ” (4132) cho đến khi hoàn thành đầu tư XDCB

- Kết thúc hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động), kếtchuyển chênh lệch TGHĐ đó thực hiện (Theo số thuần sau khi bù trừ số phátsinh bên Nợ và bên Có TK 4132) của hoạt động đầu tư (Giai đoạn trước hoạtđộng) trên TK 413 “Chênh lệch TGHĐ” (TK 4132) tính ngay (nếu nhỏ) vàochi phí tài chính, hoặc kết chuyển (nếu lớn) sang TK 242 - “Chi phí trả trước

Trang 36

dài hạn” (Nếu lỗ tỷ giá) hoặc tính ngay (nếu nhỏ) vào doanh thu hoạt động tàichính, hoặc kết chuyển (nếu lớn) sang TK 3387 “Doanh thu chưa thực hiện”(Nếu lãi tỷ giá) để phân bổ trong thời gian tối đa là 5 năm:

+ Trường hợp phát sinh lãi TGHĐ, ghi:

+ Trường hợp phát sinh lỗ TGHĐ, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu ghi ngay vào chi phí tài chính)Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Nếu phải phân bổ dần)

Cú TK 413 - Chênh lệch TGHĐ (4132)

- Xử lý chênh lệch TGHĐ đó thực hiện (Lỗ hoặc lãi tỷ giá) trong giaiđoạn đầu tư XDCB được luỹ kế đến thời điểm quyết toán bàn giao TSCĐ đưavào sử dụng cho hoạt động SXKD:

+ Trường hợp lỗ TGHĐ phải phân bổ dần, định kỳ khi phân bổ chênhlệch lỗ TGHĐ đó thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB vào chiphí tài chính của năm tài chính khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB bàn giaođưa TSCĐ vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ TGHĐ)

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

+ Trường hợp lãi TGHĐ phải phân bổ dần, định kỳ khi phân bổ chênhlệch lãi TGHĐ đó thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB vàodoanh thu tài chính của năm tài chính khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCBbàn giao đưa TSCĐ vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

Trang 37

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi TGHĐ).

1.5.5.4 Kế toán chênh lệch TGHĐ phát sinh do đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:

* Kế toán chênh lệch TGHĐ phát sinh do đánh giá lại cuối năm tàichính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:

Ở thời điểm cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại cáckhoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ chínhthức sử dụng trong kế toán) theo TGHĐ giao dịch bình quân trên thị trườngngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuốinăm tài chính, có thể phát sinh chênh lệch TGHĐ (Lãi hoặc lỗ) Doanh nghiệpphải chi tiết khoản chênh lệch TGHĐ phát sinh do đánh giá lại các khoản mụctiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (Giai đoạn trướchoạt động - TK 4132) và của hoạt động kinh doanh (TK 4131):

- Nếu phát sinh lãi TGHĐ, ghi:

+Kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch TGHĐ đánh giá lại cuối năm tàichính của hoạt động kinh doanh (Theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh

Trang 38

bên Nợ và bên có của TK 4131) vào chi phí tài chính (Nếu lỗ TGHĐ), hoặcdoanh thu hoạt động tài chính (Nếu lãi TGHĐ) để xác định kết quả hoạt độngkinh doanh:

● Kết chuyển lãi TGHĐ đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thuhoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch TGHĐ (4131)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu lãi TGHĐ)

● Kết chuyển lỗ TGHĐ đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tàichính, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu lỗ TGHĐ)

Đánh giá lại ngoại

tệ vào cuối năm (CL tăng )

Đánh giá lại ngoại

tệ vào cuối năm (CL giảm)

1.5.6 Hình thức kế toán trên máy vi tính.

1.5.6.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính.

Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kếtoán trên máy vi tính Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc củamột trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy địnhtrên đây Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán,nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định

Trang 39

Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toánđược thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kêtoán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in

ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy đinh về

sổ ké toán ghi bằng tay

Sơ đồ 1.6 : Sơ đồ hình thức kế toán trên máy vi tính

Trang 40

Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày:

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm:

Đối chiếu, kiểm tra:

PHẦN MỀM KẾ TOÁN

Ngày đăng: 22/05/2019, 19:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w