1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp tăng cường quản trị vốn cố định ở Công ty TNHH MTV in Tài chính

97 77 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 192,81 KB

Nội dung

Thông thường có những cách phân loạichủ yếu sau: * Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làm 3 loại: -

Trang 1

Giáo viên hướng dẫn: ThS.Mai Khánh Vân

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực

tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Trần Tuấn Nghĩa

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ

ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH

1.1 Vốn cố định của doanh nghiệp 11

1.1.1 Khái niệm tài sản cố định và vốn cố định trong DN 11

1.1.1.1 Tài sản cố định của doanh nghiệp 11

1.1.1.2 Vốn cố định của doanh nghiệp .24

1.1.2 Đặc điểm chu chuyển vốn cố định của DN 25

1.2 Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp 26

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn cố định của doanh nghiệp 26

1.2.2 Công tác quản lý, sử dụng VCĐ của công ty 27

1.2.3 Nội dung quản trị vốn cố định của DN 29

1.2.4 Mô hình tài trợ vốn 32

1.2.5 Các chỉ tiêu đánh tình hình quản trị vốn cố định của DN 34

1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn cố định của DN 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY IN TÀI CHÍNH 2.1 Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty in Tài chính 41

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty in Tài chính 41

2.1.1.1 Vài nét về công ty In Tài chính 41

Trang 4

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty In tài chính 41

2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 43

2.1.2.1 Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và bộ máy kế toán của Công ty In Tài chính 43

2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 46

2.1.2.3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 47

2.1.2.4 Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 48

2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty in Tài chính 49

2.1.3.1 Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của công ty trong thời gian qua 49

2.1.3.2 Khái quát kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty .51

2.2 Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty In Tài chính trong thời gian qua 60

2.2.1 Tình hình tài sản cố định và vốn cố định của công ty 60

2.2.2 Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty in Tài chính 62

2.2.2.1 Phân tích cơ cấu TSCĐ của công ty in Tài chính 62

2.2.2.2 Phân tích tình hình đầu tư đổi mới TSCĐ 66

2.2.2.3 Phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ 68

2.2.2.4 Tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ của công ty in Tài chính 71

2.2.2.5 Tình hình khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ 73

2.2.2.6 Đánh giá mô hình tài trợ vốn của công ty 75

2.2.2.7 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ và VCĐ 77

2.2.3 Đánh giá chung về công tác quản trị vốn cố định của Công ty 80

Trang 5

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU

QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY IN TÀI CHÍNH

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty in Tài chính trong

thời gian tới 84

3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định ở Công ty in Tài chính 85

3.2.1 Đầu tư đồng bộ hơn vào TSCĐ 86

3.2.2 Tăng cường đầu tư, đổi mới kết hợp với sửa chữa máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ 87

3.2.3 Nâng cao trình độ và tay nghề của đội ngũ công nhân, bố trí lao động tại các phân xưởng một cách hợp lý 91

3.2.4 Đánh giá lại TSCĐ 92

3.2.5 Kết hợp các các phương pháp khấu hao 93

3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp 94 KẾT LUẬN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

LNST : Lợi nhuận sau thuế

LNTT : Lợi nhuận trước thuế

DTT : Doanh thu thuần

GVHB : Giá vốn hàng bán

TC : Tài chính

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

Trang 7

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty in Tài chính

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty in Tài chính

Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Hình 1.1: Mô hình tài trợ thứ nhất

Hình 1.2: Mô hình tài trợ thứ hai

Hình 1.3: Mô hình tài trợ thứ ba

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012- 2013

Bảng 2.2: Khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty Bảng 2.3: Hệ số khả năng thanh toán

Bảng 2.4: Hệ số khả năng sinh lời của công ty

Bảng 2.5: Cơ cầu vốn cố định của công ty

Bảng 2.6: Cơ cấu tài sản cố định của công ty

Bảng 2.7: Tình hình biến động tài sản cố định của công ty

Bảng 2.8: Tình hình kĩ thuật của tài sản cố định

Bảng 2.9: Tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty

Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty

LỜI NÓI ĐẦU

Trang 8

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày này, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, mục đíchcủa các doanh nghiệp Nhà nước không còn là hoàn thành kế hoạch được giao màphải tự hạch toán kinh doanh của mình theo phương thức “lời ăn, lỗ chịu” Cácdoanh nghiệp luôn phải không ngừng cố gắng để hòa nhập và thích ứng với môitrường mới đầy cạnh tranh Doanh nghiệp muốn tồn tại thì không có cách nàokhác là phải huy động mọi nguồn lực sẵn có của mình kết hợp với các nguồn lựcbên ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh để sao cho có hiệu quả cao nhất.Một trong các nguồn lực đó là VCĐ Trình độ quản lý, sử dụng vốn ởmỗi doanh nghiệp là tiêu chí để đánh giá doanh nghiệp nào làm ăn có hiệuquả, doanh nghiệp nào làm ăn thua lỗ Vốn được quản lý tốt sẽ phát huy khảnăng sinh lời, đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp

Hơn nữa, VCĐ thường là bộ phận chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn kinhdoanh của các doanh nghiệp sản xuất VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó quản lý, sử dụng có hiệu quả VCĐ

sẽ là “đòn bẩy” nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Để tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của VCĐ và các biện pháp nângcao hiệu quả sử dụng VCĐ, trong quá trình thực tập tại Công ty in Tài chính,

em đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề này và phát triển thành đề tài nghiên cứu:

“Các giải pháp tăng cường quản trị vốn cố định ở Công ty TNHH MTV

in Tài chính”

2 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các vấn đề về vốn cốđịnh, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố địnhcủa doanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, thông qua cácchỉ tiêu đánh giá thực trạng và hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp tạiCông ty in Tài chính

Trang 9

số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại đơn vịtrong thời gian tới

4 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Nghiên cứu về vốn kinh doanh và biện pháp nhằm nângcao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty in Tài chính tại địa chỉ Ngõ

115, phố Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu giấy, Hà Nội

Về thời gian: Năm 2012 - 2013

Về nguồn số liệu: Các số liệu được lấy từ báo cáo tài chính năm 2013 và2012

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh,thống kê, tổng hợp số liệu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu thế biến độngcủa các chỉ tiêu và các phương pháp khác: Phân tích nhân tố, phương pháp sốchênh lệch…

6 Kết cấu đề tài

Nội dung chuyên đề gồm 3 chương:

Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về VCĐ

Chương II: Thực trạng về quản lý, sử dụng VCĐ và hiệu quả sử dụngVCĐ ở Công ty in Tài chính

Trang 10

Chương III: Một số giải pháp tài chính chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả

sử dụng VCĐ ở Công ty in Tài chính

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do còn hạn chế về kiến thức và thờigian nghiên cứu nên chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót và hạnchế Em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy cô và các cô chútrong phòng tài vụ của Công ty in Tài chính

CHƯƠNG 1

Trang 11

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ QUẢN

TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Vốn cố định của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm tài sản cố định và vốn cố định trong DN

1.1.1.1 Tài sản cố định của doanh nghiệp

I Khái niệm - đặc điểm TSCĐ của doanh nghiệp

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bộ phận quan trọng nhất, thườngchiếm tỉ trọng lớn nhất là các TSCĐ Đó là những tư liệu lao động chủ yếuđược sử dụng một cách trực tiếp (máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công

cụ quản lý) hay gián tiếp (nhà xưởng, công trình kiến trúc, các khoản chi phíđầu tư mua sắm TSCĐ vô hình, )

Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ đối với mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ khônggiống nhau ở nước ta, theo thông tư số 45/2013/TT – BTC ban hành ngày15/4/2013, TSCĐ của doanh nghiệp phải thỏa mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩnsau:

a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tàisản đó;

b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

Trang 12

c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn qui định trên được coi lànhững công cụ lao động nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động củadoanh nghiệp Tuy nhiên, trong thực tế việc xem xét tiêu chuẩn và nhận biếtTSCĐ của doanh nghiệp là phức tạp hơn nhiều

Tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một

hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thựchiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phậnnào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết vớinhau, trong mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếuthiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạtđộng chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phảiquản lý riêng từng bộ phận tài sản, thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏamãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình độclập (ví dụ, đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn, hoặc cây thỏa mãnđồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình)

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thỏa mãn đồng thời

cả ba điều kiện qui định trên, mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì đượccoi là TSCĐ vô hình

Từ những nội dung trình bày ở trên có thể định nghĩa TSCĐ như sau:

“TSCĐ là tài sản của doanh nghiệp mà đặc điểm của nó là tham gia vào

nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị TSCĐ chuyển dịch dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm tạo ra”

* Đặc điểm của TSCĐ:

Trang 13

- TSCĐ có thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuấtkinh doanh, phát huy năng lực sản xuất trong một thời gian dài.

- Trong quá trình sử dụng, TSCĐ giữ nguyên hình thái vật đặc tính sửdụng ban đầu Giá trị TSCĐ chuyển dịch dần dần từng phần theo mức độ haomòn giá trị sản phẩm mà nó tạo ra

- Sau nhiều chu kỳ kinh doanh mới cần đổi mới TSCĐ (khi TSCĐ đã hếtthời gian sử dụng hoặc không phát huy hiệu quả kinh tế)

II Phân loại TSCĐ.

Để quản lý TSCĐ một cách khoa học và hợp lý, người ta phân chiaTSCĐ theo những tiêu thức nhất định Thông thường có những cách phân loạichủ yếu sau:

* Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làm 3 loại:

- Tài sản cố định hữu hình: Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình

thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồmnhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năngnhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vàonhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưnhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị

- Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất,

thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cốđịnh vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liênquan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh,bằng sáng chế, bản quyền tác giả

- Tài sản cố định thuê tài chính: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp

thuê của công ty cho thuê tài chính Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê đượcquyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã

Trang 14

thoả thuận trong hợp đồng thuê tài chính Tổng số tiền thuê một loại tài sảnquy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị củatài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng

Mọi hợp đồng thuê tài sản cố định nếu không thoả mãn các quy định trênđược coi là tài sản cố định thuê hoạt động

Cách phân loại này giúp cho người quản lý có cách nhìn tổng thể về cơcấu đầu tư về TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính của doanhnghiệp Là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng, lựa chọn cácquyết định đầu tư dài hạn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư phù hợp và có hiệuquả nhất đối với doanh nghiệp

* Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng.

Căn cứ tình hình sử dụng, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành cácloại:

* Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng.

Căn cứ vào mục đích sử dụng, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thànhcác loại:

- TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: Là những TSCĐ dùng tronghoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụcủa doanh nghiệp

- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng

Trang 15

- TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước

Cách phân loại này giúp người quản lý thấy được cơ cấu TSCĐ theomục đích sử dụng Từ đó, xác định trọng tâm quản lý TSCĐ, có biện phápquản lý thích hợp đối với mỗi loại nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐcủa doanh nghiệp

* Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế.

Căn cứ vào công dụng kinh tế, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp đượcchia thành các loại:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: Là những TSCĐ của doanh nghiệp được hìnhthành sau quá trình thi công xây dựng như nhà xưởng, trụ sở làm việc, đườngxá,

- Máy móc thiết bị: Là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nh máy móc đơn lẻ, thiết bị độnglực, dây chuyền công nghệ,

- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Là các loại phương tiện vận tải

nh phương tiện đường sắt, đường thủy, đường ống và các thiết bị truyềndẫn,

- Thiết bị dụng cụ quản lý: Là những thiết bị, dụng cụ dùng trong côngtác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nh máy vi tính, thiết bịđiện tử, máy hút bụi,

- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm: Là các vườncây lâu năm như vườn chè, vườn cây ăn quả, súc vật làm việc hoặc cho sảnphẩm như đàn voi, đàn bò,

- Các loại TSCĐ khác: Là toàn bộ các loại TSCĐ khác chưa liệt kê vàonăm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật,

Cách phân loại này giúp người quản lý biết kết cấu TSCĐ theo côngdụng kinh tế Từ đó, người quản lý đánh giá được trọng tâm quản lý, trình độ

Trang 16

cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp và để có định hướng đầu tư vàoTSCĐ, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp Mặt khác, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc quản lý và thực hiện khấu hao TSCĐ.

Mỗi cách phân loại trên đây cho phép đánh giá, xem xét kết cấu TSCĐcủa doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữanguyên giá của một loại TSCĐ nào đó so với tổng nguyên giá các loại TSCĐcủa doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định

Kết cấu TSCĐ giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khácnhau hoặc thậm chí trong cùng một ngành sản xuất cũng không hoàn toàngiống nhau Sự khác biệt hoặc biến động của kết cấu TSCĐ của doanh nghiệptrong các thời kỳ khác nhau chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như qui mô sảnxuất, khả năng thu hút vốn đầu tư, khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường,trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất Tuy nhiên đối với cácdoanh nghiệp, việc phân loại và phân tích tình hình kết cấu TSCĐ là một việtlàm cần thiết giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kết cấu TSCĐ sao cho

có lợi nhất cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp

III Khấu hao tài sản cố định

đó là sự giảm sút về công dụng hay các tính năng kĩ thuật của TSCĐ trongquá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa Muồn khôi phụclại giá trị sử dụng, phải tiến hành thay thế, sửa chữa Về giá trị, đó là sự giảm

Trang 17

dần về giá trị của TSCĐ cùng với quá trình chuyển dịch dần từng phần giá trịhao mòn của nó vào giá trị sản phẩm.

Nguyên nhân của hao mòn hữu hình trước hết là do các yếu tố liên quanđến quá trình sử dụng TSCĐ như thời gian và cường độ sử dụng và bảodưỡng, sửa chữa TSCĐ Tiếp đến là các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên vàđiều kiện sử dụng TSCĐ như thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm không khí, tải trọng,tác động của hóa chất… Ngoài ra, chất lượng nguên vật liệu, trình độ kỹthuât công nghệ chế tạo TSCĐ cũng ảnh hưởng rất lớn đến mức độ hao mònhữu hình của TSCĐ trong quá trình sử dụng

Hao mòn vô hình: Là sự giảm sút thuần túy về giá trị của TSCĐ, biểuhiện ở sự giảm sút giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoahọc - kĩ thuật và công nghệ sản xuất Do tiến độ khoa học – kĩ thuật và côngnghệ sản xuất làm cho TSCĐ cũ bị mất giá so với TSCĐ mới Hao mòn vôhình cũng xảy ra khi sản phẩm bị chấm dứt chu kỳ sống của nó trên thị trườngnên những TSCĐ dùng để chế tạo các sản phẩm đó cũng không còn được tiếptục sử dụng

Nguyên nhân của hao mòn vố hình là sự phát triển không ngừng của tiến

bộ khoa hoc – kỹ thuật và công nghệ sản xuất Do đó, biện pháp chủ yếu đểhạn chế hao mòn vô hình là các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới,ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa hoc – kỹ thuật, công nghệ vàosản xuất của doanh nghiệp

Về mặt kinh tế, hao mòn TSCĐ dù xây ra dưới hình thức nào cũng là sựtổn thất giá trị TSCĐ của doanh nghiệp Vì thế trong quá trình sử dụng, cácdoanh nghiệp phải chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế, giảm thiểutối đa những tổn thất do hao mòn TSCĐ như: Nâng cao hiệu quả sử dụngTSCĐ; thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, định kỳTSCĐ để tránh các hư hỏng bất thường TSCĐ, gây thiết hại về ngừng sảnxuất; ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ

Trang 18

vào sản xuất của doanh nghiệp Đồng thời, khi TSCĐ đã hết thời gian sử dụnghoặc xét thấy việc sử dụng TSCĐ cũ không còn kinh tế thì phải mạnh dạnthay thế, đổi mới để nâng cao hiệu ủa sử dụng TSCĐ và vốn cố định củadoanh nghiệp.

* Khấu hao TSCĐ

Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thuhồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụnghữu ích của TSCĐ

Mục đích của khấu hao là nhằm bù đắp các hao mòn TSCĐ và thu hồi sốvốn cố định đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ

Về mặt kinh tế, khấu hao TSCĐ được coi là một khoản chi phí sản xuất kinhdoanh và được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ Tuy nhien, khác với cácloại chi phí khác, khấu hao là khoản chi phí được phân bổ nhằm thu hồi vốnđầu tư ứng trước để hình thành TSCĐ, vì thế không tạo nên dòng tiền mặt chi

ra trong kỳ Số tiền khấu thu hồi được tích lũy lại hình thành nên quỹ khấuhao TSCĐ của doanh nghiệp Quỹ khấu hao này được dùng để tái sản xuấtgiản đơn hoặc mở rộng các TSCĐ của doanh nghiệp khi hết thời hạn sử dụng.Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng số tiềnkhấu hao một cách linh hoạt, hiệu quả nhưng phải đảm bảo hoàn trả đúng hạn

Số tiền khấu hao này khi doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư để tái sản xuât giảnđơn hoặc mở rộng TSCĐ của doanh nghiệp

Về nguyên tắc, việc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ haomòn của TSCĐ và thu hồi đầy đủ số vốn cố định đầu tư ban đầu vào TSCĐ.Điều này không chỉ đảm bảo tính chính xác của chi phí khấu hao trong giáthành sản phẩm, đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, mà còn góp phần bảo toàn được vốn cố định, đáp ứng yếu cầu thaythế, đổi mới hoặc nâng cấp TSCĐ của doanh nghiệp

* Các phương pháp khấu hao TSCĐ

Trang 19

Khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp có thể được thực hiện theonhiều cách khác nhau Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm và điềukiện áp dụng riêng Việc lưạ chọn đúng đắn phương pháp khấu hao TSCĐ làmột nội dung chủ yế, quan trọng trong quản lý vốn cố định của doanh nghiệp.Thông thường có các phương pháp khấu hao chủ yếu sau:

a Phương pháp khấu hao đường thẳng

Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng một cách phổbiến để tính khấu hao các loại TSCĐ trong doanh nghiệp

Theo phương pháp này, mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được tínhbình quân trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ

Công thức xác định như sau:

Mức khấu hao hàng năm x 100%

Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao = 1/T x 100%

Nếu doanh nghiệp tính khấu hao theo tháng thì lấy mức khấu hao hàngnăm hoặc tỷ lệ khấu hao hàng năm chia cho 12 tháng để xác định mức khấuhao và tỷ lệ khấu hao theo tháng

Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các khoản phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra

để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sửdụng Tùy thuộc vào nguồn gốc, phương thức hình thành TSCĐ mà nguyêngiá TSCĐ có cách xác định cụ thể Trường hợp TSCĐ hình thành do mua sắmthì nguyên giá bao gồm giá mua thực tế phải trả, chi phí vận chuyển, lắp đặt,chạy thử, thuế phí không bồi hoàn và lãi vay vốn đầu tư TSCĐ phát sinh trongquá trình hình thành TSCĐ Đối với TSCĐ doanh nghiệp tự xây dựng hoặc

Trang 20

TSCĐ vô hình, nguyên giá là tổng giá trị thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra đểxây dựng TSCĐ hoặc đầu tư để có TSCĐ vô hình đó Đối với TSCĐ đã qua

sử dụng, nguyên giá là giá trị còn lại hoặc nguyên giá xác định lại của TSCĐcần phải khấu hao

Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ là thời gian sử dụng dự tính cònđem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp Thông thường được xác định dựatrên tuổi thọ kỹ thuật và tuổi thọ kinh tế của TSCĐ Đây là một công việc kháphức tạp, đòi hỏi phải xem xét đầy đủ các yếu tố về mặt thiết kế kỹ thuật –công nghệ chế tạo, về tính chất kinh tế hoặc hiệu quả trong việc sử dụngTSCĐ để xác định cho phù hợp, hạn chế các ảnh hưởng bất lợi của hao mòn

vô hình

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ có thể được xác định riêng cho từng TSCĐ, từngnhóm, loại TSCĐ hoặc cho toàn bộ các loại TSCĐ của doanh nghiệp Phươngpháp tính tỷ lệ khấu hao bình quân cho toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp đượctính theo phương pháp bình quân gia quyền đối với toàn bộ TSCĐ của doanhnghiệp Tuy nhiên, khi xác định tỷ lệ khấu hao phải luôn đảm bảo sự thốngnhất về phạm vi tính toán giữa tử số và mẫu số của các chỉ tiêu

Việc tính tỷ lệ khấu hao bình quân cho toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp

là cơ sở để doanh nghiệp dự kiến tổng mức khấu hao TSCĐ trong công táclập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp

Phương pháp khấu hao theo đường thẳng có ưu điểm là tính toán đơngiản; chi phí khấu hao được phân bổ vào giá thành sản phẩm ổn định nênkhông gây đột biến về giá thành; cho phép doanh nghiệp dự kiến trước đượcthời hạn thu hồi đủ vốn đầu tư vào các loại TSCĐ Tuy nhiên phương phápnày không thật phù hợp với các loại TSCĐ hoạt động có tính chất thời vụ,không đều đặn giữa các thời kỳ trong năm; do số vốn được thu hồi bình quânnên số vốn thu hồi chậm sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình

b Phương pháp khấu hao nhanh

Trang 21

Thực chất của phương pháp khấu hao nhanh là đẩy nhanh việc thu hồivốn trong những năm đầu sử dụng TSCĐ Khấu hao nhanh có thể thực hiệntheo2 phương pháp là khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao theo tổng sốthứ tự năm sử dụng.

+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằngcách lấy giá trị còn lại của TSCĐ phải tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu haonhanh Công thức tính toán như sau:

MKHt = GCt x TKHđ

Trong đó:

MKHt: Mức khấu hao năm t

GCt: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ t

TKHđ: Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ

t: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ (t=1–›n)

Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao bìnhquân nhân với hệ số điều chỉnh khấu hao nhanh Theo kinh nghiệm thực tế ởcác nước, hệ số điều chỉnh thường xác định là 1,5 nếu TSCĐ có thời hạn sửdụng từ 4 năm trở xuống; là 2,0 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng từ trên 4 nămđến dưới 6 năm; là 2,5 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm

+ Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng

Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm được xác định bằngnguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao của từng năm.Công thức tính như sau:

MKHt = NGKH x TKHt

Trong đó:

MKHt : Mức khấu hao năm t

NGKH : Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao

TKHt : Tỷ lệ khấu hao của năm thứ t cần tính khấu hao

Trang 22

Tỷ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao có thể tính theo 2 cách:

- Cách 1: Lấy số năm sử dụng còn lại của TSCĐ cho đến khi hết thời hạn

sử dụng chia tổng số thứ tự năm sử dụng

- Cách 2: Áp dụng công thức sau:

TKHt =

2(T-t+1)T(T+1)

Trong đó:

TKHt : Tỷ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao

T: Thời hạn sử dụng TSCĐ (năm)

t: Thời điêm (năm t) cần tính khấu hao

Phương pháp khấu hao nhanh có ưu điểm cơ bản là giúp cho doanh nghiệpnhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình, tạo láchắn thuế từ khấu hao cho doanh nghiệp ( làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệpphải nộp) Tuy nhiên khấu hao nhanh cũng làm cho chi phí kinh doanh trongnhững năm đầu tăng cao, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đếncác chỉ tiêu tài chính, nhất là các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, ảnh hưởng đến giá

cổ phiếu của công ty trên thị trường Việc tính toán khấu hao cũng phức tạp hơn

do phải tính lại hàng năm và trong một mức độ nhất định làm cho chi phí khấuhao không hoàn toàn phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ trong quá trình sửdụng

c Phương pháp khấu hao theo sản lượng

Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằngcách lấy sản lượng dự kiến sản xuất hàng năm nhân với mức trích khấu haotính cho một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành

Công thức tính như sau:

MKHt = QSPt x MKHsp

Trang 23

Trong đó:

MKHt : Mức khấu hao TSCĐ ở năm t

QSPt : Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm t

MKHsp : Mức khấu hao đơn vị sản phẩm

Mức khấu hao đơn vị sản phẩm được tính bằng cách lấy nguyên giáTSCĐ phải tính khấu hao chia cho số lượng ( hoặc khối lượng) sản phẩm sảnxuất theo công suất thiết kế trong suốt thời gian hoạt động hữu ích của TSCĐ.Trường hợp tính khấu hao theo sản lượng từng tháng thì lấy số lượng ( hoặckhối lượng) sản phẩm sản xuất trong tháng nhân với mức khấu hao bình quâncho 1 đơn vị sản phẩm

Phương pháp khấu hao theo sản lượng thích hợp với những TSCĐ hoạtđộng có tính chất thời vụ trong năm và có liên quan trực tiếp đến việc sảnxuất sản phẩm Do khấu hao được tính theo khối lượng sản phẩm hoặc côngviệc thực tế thực hiện nên phản ánh hợp lý hơn mức độ hao mòn của TSCĐvào giá trị sản phẩm Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi việc thống kê khốilượng sản phẩm, công việc do TSCĐ thực hiên trong kỳ phải được rõ ràng,đầy đủ

Tóm lại, mỗi phương pháp khấu hao đều có những ưu, nhược điểm riêng.

Hiện tại các doanh nghiệp được phép chủ động lựa chòn phương pháp khấuhao thích hợp với doanh nghiệp mình và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếpquản lý và phải thực hiện nhất quán trogn suốt quá trình sử dụng TSCĐ.Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp thay đổi 1 lần phương pháp trích khấu haotrong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuếquản lý trực tiếp

1.1.1.2 Vốn cố định của doanh nghiệp.

* Khái niệm - đặc điểm VCĐ.

Trang 24

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắpđặt các TSCĐ của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền Đểhình thành các TSCĐ hữu hình và vô hình đáp ứng cho hoạt động sản xuấtkinh doanh, doanh nghiệp phải ứng trước một lượng vốn tiền tệ để đầu tư vàocác TSCĐ đó gọi là VCĐ của doanh nghiệp hay là vốn đầu tư ứng trướcTSCĐ của doanh nghiệp Sở dĩ gọi là “vốn đầu tư ứng trước” vì số vốn nàynếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi mà doanh nghiệp sẽ thu hồi lạiđược sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa do TSCĐ tạo ra sau nhiều chu

kỳ sản xuất

Hơn nữa, VCĐ là vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng cácTSCĐ nên qui mô của VCĐ lớn hay nhỏ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trình độtrang bị kỹ thuật công nghệ, tính đồng bộ của TSCĐ và năng lực sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Ngược lại, những đặc điểm kinh tế của TSCĐtrong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuầnhoàn và chu chuyển của VCĐ

Ta có thể đưa ra khái niệm VCĐ như sau:

“VCĐ của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về

TSCĐ mà đặc điểm của nó là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng hoặc cần đổi mới”.

* Nguồn hình thành vốn cố định

Vốn vay từ ngân sách Nhà nước cấp: Đó là nguồn vốn được hình thành

từ quỹ ngân sách nhà nước và được dùng vào mục đích phát triển kinh tế cấpcho các doanh nghiệp nhà nước

Nguồn vốn tự bổ sung: Là nguồn vốn trích từ lợi nhuận sau thuế từ quỹđầu tư phát triển, bổ sung

Trang 25

Nguồn vốn tín dụng: Là khoản vốn mà doanh nghiệp có thể vay dài hạncủa các ngân hàng thương mại, hoặc các tổ chức tài chính trung gian kháchoặc huy động công nhân viên đóng góp.

Nếu được nhà nước cấp phép, còn có nguồn vốn liên doanh liên kết: Lànguồn vốn góp theo tỷ lệ của nhà đầu tư để cùng kinh doanh và chia lợi nhuậntheo số vốn góp

Tóm lại, nguồn vốn cố định là một bộ phận của nguồn vốn kinh doanh

mà doanh nghiệp huy động được qua các nguồn vốn khác nhau

1.1.2 Đặc điểm chu chuyển vốn cố định của DN

Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định luôn bị chi phối bởi các đặc điểmkinh tế - kỹ thuật của TSCĐ trong doanh nghiệp Do TSCĐ của doanh nghiệpđược sử dụng trong nhiều năm, tuy hình thái vật chất và đặc tính sử dụng banđầu không thay đổi nhưng giá trị của nó lại bị hao mòn và được chuyển dịchdần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra nên vốn cố đinh cũng cónhững đặc điểm cơ bản:

- VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Đặc điểm này của VCĐ xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ là thời gian sử dụnglâu dài, có giá trị lớn và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh

- VCĐ được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuấttheo mức độ hao mòn của TSCĐ Khi tham gia vào quá trình sản xuất, TSCĐ

bị hao mòn, bị giảm dần giá trị sử dụng và giá trị VCĐ được tách ra làm hai

bộ phận: Vốn khấu hao tăng dần và giá trị còn lại TSCĐ giảm dần Sở dĩ giátrị còn lại TSCĐ giảm dần do đặc điểm TSCĐ trong quá trình sử dụng vẫn giữnguyên hình thái vật chất, đặc tính sử dụng ban đầu, giá trị TSCĐ chuyển dịchdần từng phần theo mức độ hao mòn giá trị sản phẩm mà nó tạo ra

- VCĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau nhiều chu kỳ sản xuất khi màTSCĐ hết thời gian sử dụng hoặc cần đổi mới Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần

Trang 26

vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần dần tăng lên, song phần vốnđầu tư ban đầu vào TSCĐ lại dần giảm xuống cho đến khi TSCĐ hết thời gian

sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuấtthì VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển

Những đặc điểm luân chuyển trên đây của VCĐ không chỉ chi phối đếnnội dung, biện pháp quản lý sử dụng vốn cố định, mà còn đòi hỏi việc quản

lý, sử dụng vốn cố định phải luôn gắn liền với việc quản lý, sử dụng hình tháihiện vật của nó là các TSCĐ của doanh nghiệp

1.2 Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn cố định của doanh nghiệp

a Khái niệm quản trị vốn cố định

Quản lí vốn cố định là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành,kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn cố định trong sản xuất kinh doanh củadoanh nghiêp Do đó vốn cố định là giá trị được biểu hiện bằng tiền củatoàn bộ tài sản cố định trong doanh nghiệp, vì vậy việc quản lí tốt tài sản cốđịnh như: khấu hao, lập kế hoạch khấu hao, bảo toàn và phát triển vốn… sẽgiúp cho doanh nghiệp có kế hoạch quản lí tốt hơn nguồn vốn

b Vai trò quản trị vốn cố định

Trong cơ cấu vốn kinh doanh của tổ chức, chu kì vận động của vốn cốđịnh thường dài hơn và vốn cố định thường chiếm một tỉ trọng lớn, do vậyquản lí vốn cố định là một trong những nội dung có vai trò quan trọngtrong công tác quản lí của doanh nghiệp Nó quyết định tới tốc độ tăngtrưởng, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của một tổ chức Dovậy doanh nghiệp cần phải chú ý thực hiện tốt công tác quản lí vốn cố định

c Mục tiêu quản lí vốn cố định

- Tạo lập và sử dụng tốt nguồn vốn

- Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Trang 27

- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn cố định

- Bảo đảm an toàn và nâng cao năng suất người lao động

- Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

- Nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp

1.2.2 Công tác quản lý và sử dụng vốn cố định

Quản trị vốn cố định là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinhdoanh của các doanh nghiệp Điều đó không chỉ ở chỗ vốn cố định thườngchiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có ýnghĩa quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn do việc sửdụng vốn cố định thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi vốnchậm và dễ gặp rủi ro

VCĐ của doanh nghiệp có thể sử dụng cho các hoạt động đầu tư dài hạn

và kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp Để quản lý và sử dụng cóhiệu quả VCĐ của doanh nghiệp thì phải quản lý tốt cả hai hoạt động này.Đặc biệt là đối với hoạt động kinh doanh thường xuyên, doanh nghiệp cầnthực hiện các biện pháp để không chỉ bảo toàn mà còn tăng VCĐ của doanhnghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh

Bảo toàn VCĐ là duy trì và giữ vững được sức mua của đồng vốn banđầu đầu tư vào TSCĐ để khi kết thúc một vòng tuần hoàn của VCĐ thì vốnđược tái lập ít nhất cũng có thể tái đầu tư năng lực sử dụng ban đầu củaTSCĐ

Xuất phát từ đặc điểm luân chuyển VCĐ, để quản lý tốt VCĐ phải quản

lý trên cả hai nội dung sau:

- Thứ nhất, quản lý về hiện vật Bảo toàn VCĐ về mặt hiện vật là quản lý

và sử dụng có hiệu quả các TSCĐ hiện có của doanh nghiệp Và điều quantrọng là duy trì thường xuyên và nâng cao năng lực sản xuất của TSCĐ Đểquản lý tốt VCĐ, trước hết doanh nghiệp cần huy động TSCĐ vào hoạt động

Trang 28

sản xuất kinh doanh, tức là trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp phải quản

lý chặt chẽ không làm mất mát TSCĐ, thực hiện đúng qui chế sử dụng, bảodưỡng sửa chữa TSCĐ nhằm duy trì, nâng cao năng lực hoạt động của TSCĐ,không để TSCĐ hư hỏng trước thời hạn qui định Ngoài ra, doanh nghiệp cầnphân loại TSCĐ, mọi TSCĐ của doanh nghiệp phải có hồ sơ theo dõi quản lýriêng, cuối mỗi năm tài chính doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ,mọi trường hợp thừa thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và

có biện pháp xử lý

- Thứ hai, quản lý về giá trị Bảo toàn VCĐ về mặt giá trị là phải duy trìđược giá trị thực (sức mua) của VCĐ ở thời điểm hiện tại so thời điểm bỏ vốnđầu tư ban đầu bất kể sự biến động của giá cả, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái,ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật Trong trường hợp doanh nghiệpkhông chỉ duy trì được sức mua của vốn mà còn mở rộng quy mô vốn đầu tưban đầu thì doanh nghiệp đã tăng được VCĐ của mình Để quản lý VCĐ vềmặt giá trị, thì doanh nghiệp cần quản lý vốn khấu hao và xác định giá trị cònlại của TSCĐ Trước hết, quản lý vốn khấu hao, doanh nghiệp cần làm tốtcông tác khấu hao TSCĐ (như lập kế hoạch khấu hao, các phương pháp khấuhao thích hợp) và quản lý quỹ khấu hao TSCĐ Ngoài ra, doanh nghiệp phảixác định đúng giá trị còn lại của TSCĐ tạo điều kiện xác định chính xác VCĐcủa doanh nghiệp và theo dõi sự biến động của VCĐ để từ đó duy trì, giữvững sức mua của đồng vốn

1.2.3 Nội dung quản trị vốn cố định của DN

Quản trị vốn cố định có thể khái quát thành ba nội dung cơ bản là: khaithác tạo lập vốn, quản lý sử dụng vốn và phân cấp quản lý, sử dụng vốn cố địnhtrong doanh nghiệp

a Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghiệp

Để dự báo các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ các doanh nghiệp có thể dựavào các căn cứ sau đây:

Trang 29

- Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao

để đầu tư mua sắm TSCĐ hiện tại và các năm tiếp theo

- Khả năng ký kết các hợp đồng liên doanh với các doanh nghiệp khác

- Khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại hoặcphát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường vốn

- Các dự án đầu TSCĐ tiền khả thi và khả thi đã được cấp có thẩm quyềnphê duyệt

Qua đó, doanh nghiệp có thể huy động vốn đầu tư vào tài sản cố định từnhiều nguồn khác nhau, nhưng mỗi nguồn vốn đều có ưu nhược điểm và điềukiện thực hiện khác nhau, chi phí sử dụng khác nhau Vì thế, trong khai thác, tạolập nguồn vốn cố định, các doanh nghiệp vừa phải chú ý đa dạng hóa các nguồntài trợ, cân nhắc kỹ ưu, nhược điểm của từng nguồn vốn để lựa chọn cơ cấunguồn vốn tài trợ vốn cố định hợp lý và có lợi nhất cho doanh nghiệp Nhữngđịnh hướng cơ bản cho việc khai thác, tạo lập nguồn vốn cố định là phải đảmbảo khả năng tự chủ của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, hạn chế vàphân tán rủi ro, phát huy tối đa những ưu điểm của từng nguồn vốn được huyđộng Điều này không chỉ đòi hỏi ở sự năng động, nhạy bén của từng doanhnghiệp mà còn ở việc đổi mới các chính sách, cơ chế tài chính của Nhà nước ởtầm vĩ mô để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể khai thác, tạo lập nhữngnguồn vốn cần thiết

Đồng thời doanh nghiệp cũng cần xác định được kết cấu tài sản cố định đểđầu tư vào từng tài sản hợp lý

b Quản lý sử dụng vốn cố định

Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt động đầu

tư dài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các TSCĐ hữu hình và vô hình) và cáchoạt động kinh doanh thường xuyên sản xuất các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ)của doanh nghiệp

Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ nguyên hình

Trang 30

thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quan trọng hơn là duytrì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó Điều đó có nghĩa là trongquá trình sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mátTSCĐ, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng nhằm duy trì và nâng caonăng lực hoạt động của TSCĐ, không để TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn quyđịnh

Để bảo toàn và phát triển vốn cố định của doanh nghiệp cần đánh giá đúngcác nguyên nhân dẫn đến tình trạng không bảo toàn được vốn để có biện pháp

xử lý thích hợp Có thể nêu ra một số

biện pháp chủ yếu sau đây:

- Phải đánh giá đúng giá trị của TSCĐ tạo điều kiện phản ánh chính xáctình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn Điều chỉnh kịpthời giá trị của TSCĐ để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao,không để mất vốn cố định

Thông thường có 3 phương pháp đánh giá chủ yếu:

+ Đánh giá TSCĐ theo giá nguyên thuỷ (nguyên giá)

+ Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục

+ Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại

- Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp

- Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất

- Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng TSCĐ

- Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi rotrong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân kháchquan như: Mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước chi phí

dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính

- Đối với doanh nghiệp Nhà nước, ngoài biện pháp trên cần thực hiện tốtqui chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn cố định đối với các doanhnghiệp Đây là một biện pháp cần thiết để tạo căn cứ pháp lý ràng buộc trách

Trang 31

nhiệm quản lý vốn giữa các cơ quan nhà nước đại diện cho quyền sở hữu vàtrách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệuquả

c Phân cấp quản lý vốn cố định

Theo quy chế hiện hành các doanh nghiệp Nhà nước được quyền:

- Chủ động trong sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyêntắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nếu sử dụng vốn, quỹ khác với mụcđích sử dụng đã quy định cho các loại vốn, quỹ đó thì phải theo nguyên tắc cóhoàn trả

- Thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển vốnkinh doanh có hiệu quả hơn

- Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuêhoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để nâng caohiệu suất sử dụng, tăng thu nhập song phải theo dõi, thu hồi tài sản cho thuêkhi hết hạn Các tài sản cho thuê hoạt động doanh nghiệp vẫn phải trích khấuhao theo chế độ quy định

- Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụngcủa mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụngtheo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật

- Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về

kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp có hiệu quả hơn Được quyền thanh lý những TSCĐ đã lạc hậu

mà không thể nhượng bán được hoặc đã hư hỏng không có khả năng phục hồi Riêng đối với các TSCĐ quan trọng muốn thanh lý phải được phép của

cơ quan ra quyết định thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất hoặctiền thuê đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo các quy định của pháp luậthiện hành

Trang 32

1.2.4 Mô hình tài trợ vốn

♦ Mô hình tài trợ thứ nhất: toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ nhất:

Hình 1.1- Mô hình tài trợ thứ nhất

Lợi ích của mô hình này:

+ Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ

an toàn cao

+ Giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn

Hạn chế của mô hình này:

+ Chưa tạo được sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn vì “vốn nàonguồn đó”, tuy tính chắc chắn được đảm bảo song kém linh hoạt (trong thực

tế, có khi gặp khó khăn trong tiêu thụ, doanh nghiệp phải tạm thời giảm bớtquy mô kinh doanh nhưng vẫn phải duy trì một lượng vốn lưu động thườngxuyên khá lớn)

♦ Mô hình tài trợ thứ hai: toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một

phần của TSLĐ tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời còn lại được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời.

Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ hai:

Nguồn vốn thường xuyên TSCĐ

Trang 33

Hình 1.2- Mô hình tài trợ thứ hai

Lợi ích của mô hình này:

- Đây là mô hình tài trợ có mức độ an toàn cao nhất, rủi ro trong thanhtoán khi áp dụng mô hình này là thấp nhất

Hạn chế của mô hình này:

- Do sử dụng nguồn vốn thường xuyên tài trợ cho hầu hết TSLĐ nên chiphí sử dụng vốn cao, đôi khi cả trong những lúc không có nhu cầu thực sự

- Tính linh hoạt trong việc đầu tư vốn thấp nhất trong các mô hình tài trợ

♦ Mô hình tài trợ thứ ba: toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường

xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn lại một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ ba như sau

Giá trị

TSLĐ thường xuyên

TSLĐ tạm thời

Nguồn vốn tạm thời

Nguồn vốn thường xuyên TSCĐ

Trang 34

Hình 1.3- Mô hình tài trợ thứ ba

Lợi ích của mô hình này:

- Chi phí sử dụng vốn được hạ thấp do sử dụng nhiều nguồn vốn ngắn

hạn

- Tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn cao nhất trong các mô hình tàitrợ

Hạn chế của mô hình này:

- Do sử dụng nhiều nguồn vốn tạm thời nên khả năng gặp rủi ro trongthanh toán cao nhất trong các mô hình tài trợ

1.2.5 Các chỉ tiêu đánh tình hình quản trị vốn cố định của DN

Để đánh giá tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ và vốn cố định người tathường sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:

+ Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp:

Phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng sốgiá trị TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá Chỉ tiêu này giúp chodoanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ởdoanh nghiệp

+ Hệ số trang bị TSCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh: Giá trị TSCĐ bình quân trang bị cho một côngnhân trực tiếp sản xuất Hệ số này càng lớn phản ánh mức độ trang bị TSCĐcho công nhân trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.Công thức tính như sau:

Hệ số trang bị

Nguyên giá TSCĐ trực tiếp sản xuất bình quân trong kỳ

Số lượng công nhân viên trực tiếp sản xuất+ Tỷ suất đầu tư TSCĐ

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sảncủa doanh nghiệp, tức là trong một đồng giá trị tài sản của doanh nghiệp có

Trang 35

bao nhiêu đồng được đầu tư vào TSCĐ Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ doanhnghiệp đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ.

Công thức tính như sau:

Tỷ suất đầu tư

Giá trị còn lại của TSCĐ bình quân

Tổng tài sản bình quân+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được baonhiên đồng doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ bình quân được tính theophương pháp bình quan giữa nguyên giá TSCĐ cuối kỳ và đầu kỳ

Công thức tính như sau:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Doanh thu thuầnNguyên giá TSCĐ bình quân+ Hiệu suất sử dụng VCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ tạo rađược bao nhiêu đồng doanh thu thuần Vốn cố định sử dụng trong kỳ là phầngiá trị còn lại của nguyên giá TSCĐ Vốn cố định bình quân được tính theophương pháp bình quân số học giữa cuối kỳ và đầu kỳ

Công thức tính như sau:

Hiệu suất sử dụng VCĐ =

Doanh thu thuầnVốn cố định bình quân+ Hệ số hao mòn TSCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, qua đó cũng gián tiếpphản ánh năng lực còn lại của TSCĐ và số vốn cố định còn phải tiếp tục thuhồi ở tại thời điêm đánh giá Hệ số này càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ đã gần hếtthời hạn sử dụng , vốn cố định cũng sắp thu hồi hết

Công thức tính như sau:

Hệ số hao mòn TSCĐ = Số khấu hao lũy kế của TSCĐ

Trang 36

Nguyên giá TSCĐ+ Hàm lượng VCĐ:

Chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, nóphản ánh để thực hiện được một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần bỏ

ra bao nhiêu đồng vốn cố định Hàm lượng vốn cố định càng tháp thì hiệu quả

sử dụng vốn cố định càng cao và ngược lại

Công thức tính như sau:

Vốn cố định bình quânDoanh thu thuần+ Tỷ suất lợi nhuận VCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳtạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế Chỉ tiêu này là thước đođánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động.Công thức tính như sau:

Tỷ suất lợi nhuận

bó mật thiết với nhau Từ đó, mới đưa ra được nhận xét, đánh giá chính xácđối với công tác quản lý và sử dụng VCĐ cũng như TSCĐ của doanh nghiệp

1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn cố định của DN

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều muốn sửdụng có hiệu quả vốn kinh doanh nói chung và VCĐ nói riêng Tuy nhiên,hiệu quả sử dụng VCĐ có đạt được như mong muốn hay không là phụ thuộcvào nhiều nhân tố Có các nhân tố khách quan như: Lạm phát nền kinh tế, sựtiến bộ của khoa học kỹ thuật, rủi ro bất ngờ trong kinh doanh, ; cũng có cả

Trang 37

nhân tố chủ quan như: trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp, nhân tốkhấu hao và sử dụng quỹ khấu hao, Để quản lý, sử dụng có hiệu quả VCĐthì các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cần đánh giá đúng các nguyênnhân này để có biện pháp xử lý thích hợp Có thể phân tích một số nguyênnhân cơ bản sau đây:

* Nhân tố khách quan:

- Tác động của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật:

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệntượng hao mòn vô hình TSCĐ của doanh nghiệp Khoa học kỹ thuật càngphát triển thì hao mòn vô hình TSCĐ càng lớn Các doanh nghiệp sẽ phải chú

ý thường xuyên đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật từ đó có biện phápđối phó với tình trạng này

- Những rủi ro trong kinh doanh:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng có thể gặpnhững rủi ro do thiên tai mang lại như: lũ lụt, động đất, ; cũng có thể do nềnkinh tế mang lại như do có lạm phát, thiểu phát, Điều này có thể làm chodoanh nghiệp thất thoát một lượng vốn lớn, tức là làm giảm sút hiệu quả sửdụng VCĐ của doanh nghiệp

* Nhân tố chủ quan:

- Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp:

Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp luôn là yếu tố tiền đề choviệc xem xét hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và VCĐ nói riêng.Nếu bộ máy quản lý của doanh nghiệp làm việc có hiệu quả sẽ khiến cho côngviệc kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra nhịp nhàng, đồng bộ Ngược lại bộmáy quản lý kém hiệu quả, chồng chéo, cồng kềnh có thể là nguyên nhân củahàng loạt các sai sót ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Khâu mua sắm TSCĐ ban đầu:

Trang 38

Do đặc tính của TSCĐ là giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài nên mộtkhi đã quyết định đầu tư TSCĐ là phải xem xét tính toán thật kỹ lưỡng Bởivậy, ngay từ khâu lựa chọn đầu tư đã quyết định đến hiệu quả sử dụng VCĐ.Ngược lại, doanh nghiệp sẽ phải trả một giá đắt cho sự lựa chọn thiếu chínhxác của mình Nếu ở mức độ nhẹ, doanh nghiệp sẽ bị giảm sút hiệu quả kinhdoanh, nguy hiểm hơn có thể dẫn doanh nghiệp đến bờ vực của sự phá sản.

- Lựa chọn phương pháp khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao:

Khấu hao TSCĐ là việc chuyển dịch phần giá trị hao mòn của TSCĐtrong quá trình sử dụng vào giá trị sản phẩm sản xuất ra theo các phương pháptính toán thích hợp

Bộ phận giá trị hao mòn được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm đượccoi là một yếu tố chi phí sản xuất sản phẩm được biểu hiện ra dưới hình thứctiền tệ gọi là tiền khấu hao TSCĐ Sau khi sản phẩm được tiêu thụ, số tiềnkhấu hao được tích lũy lại hình thành quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp.Quỹ khấu hao TSCĐ là một nguồn tài chính quan trọng để tái sản xuất giảnđơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ trong các doanh nghiệp Trên thực tế, khichưa có nhu cầu đầu tư mua sắm TSCĐ, các doanh nghiệp có thể sử dụng quỹnày để đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh của mình

Về nguyên tắc, việc tính khấu hao TSCĐ phải phù hợp với mức hao mòncủa TSCĐ và đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu Để làm đượcđiều này, các doanh nghiệp phải xác định cho mình một phương pháp khấuhao phù hợp Nếu lựa chọn phương pháp khấu hao không thích hợp có thể dẫnđến tình trạng: Một là, nếu khấu hao quá thấp so với hao mòn thực tế củaTSCĐ sẽ dẫn đến hiện tượng VCĐ bị ăn mòn, như vậy là không bảo toànđược VCĐ; hai là, nếu tiền khấu hao quá cao so với hao mòn thực tế sẽ độigiá thành lên cao, doanh nghiệp tăng giá bán có thể dẫn đến tình trạng ứ đọnghàng hóa, ứ đọng vốn do sản phẩm không có đủ khả năng cạnh tranh về giá

Trang 39

Do đó, lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp có ý nghĩa quan trọngtrong việc bảo toàn VCĐ Đồng thời, sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao cũng làbiện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Ngoài các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VCĐ đã phân tích ởtrên, còn có các nhân tố khác nữa ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VCĐ củadoanh nghiệp như: Các chính sách vĩ mô của Nhà nước qua mỗi thời kỳ, hiệntượng lợi dụng những sơ hở trong chế độ quản lý tài chính của Nhà nước làmthất thoát vốn lớn qua nhượng bán TSCĐ, rao vốn, ứng với mỗi một nhân tốảnh hưởng, doanh nghiệp cần phân tích để tìm ra các giải pháp thích hợptương ứng nhằm quản lý và sử dụng tốt nhất VCĐ của doanh nghiệp mình

Qua chương 1, ta có thể hiểu được những lý luận chung về vốn cố định,cách thức đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp và sự cầnthiết cũng như mục tiêu của việc quản trị vốn cố định Và để hiểu rõ về nộidụng quản trị vốn cố định cũng như đưa ra các biện pháp hiệu quả nhằm tăngtường quản trị vốn cố định, ta đi sâu vào nghiên cứu thực tế dựa trên số liệubáo cáo tài chính của Công ty in Tài chính trong 2 năm gần đây 2012- 2013

Trang 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY IN TÀI CHÍNH.

2.1 Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty in Tài chính

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty in Tài chính

2.1.1.1 Vài nét về công ty In Tài chính

Công ty In Tài chính là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ TàiChính được thành lập theo quyết định số 925/TC/TCCB do Bộ trưởng Bộ Tàichính ký ngày 17/8/1985

Một số thông tin khái quát:

Ngày đăng: 22/05/2019, 09:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w