1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và ứng dụng phần mềm vilis trong công tác quản lý đất đai tại xã đa phước hội – huyện mỏ cày nam – tỉnh bến tre

106 456 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 2,71 MB

Nội dung

- Nhóm dữ liệu về thửa đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính củathửa đất;- Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệuthuộc tính của nhà ở và

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC HÌNH ẢNH iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CSDL ĐỊA CHÍNH 3

1.1 Khái quát cơ sở dữ liệu địa chính 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Các văn bản và các quy định về cơ sở dữ liệu địa chính 3

1.1.2.1 Một số khái niệm 3

1.1.2.2 Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệu địa chính 4

1.1.2.3 Siêu dữ liệu địa chính 6

1.1.2.4 Chất lượng dữ liệu địa chính 7

1.1.2.5 Trao đổi, phân phối dữ liệu và siêu dữ liệu địa chính 8

1.1.3 Xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính 8

1.1.3.1 Nguyên tắc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính 8

1.1.3.2 Trách nhiệm xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính 9

1.1.3.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 10

1.1.3.4 Cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính 10

1.1.3.5 Quản lý cơ sở dữ liệu địa chính 12

1.1.3.6 Khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính 13

CHƯƠNG 2: PHẦN MỀM XÂY DỰNG CSDL ĐỊA CHÍNH 15

2.1 Yêu cầu đối với phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 15

2.2 Giới thiệu một số phần mềm 15

2.2.1 Hệ thống thông tin đất đai ViLis 15

2.2.1.1 Giới thiệu chung về phần mềm ViLis 15

i

Trang 2

2.2.1.2 Chức năng của phần mềm ViLis 16

2.2.1.3 Nền tảng công nghệ 18

2.2.1.4 Khả năng triển khai 19

2.2.1.5 Các phân hệ của phiên bản ViLIS 2.0 21

2.2.2 Phần mềm ELIS 22

2.2.2.1 Giới thiệu phần mềm ELIS 22

2.2.2.2 Chức năng của phần mềm ELIS 22

2.2.3 Hệ thống thông tin đất đai-TMV.LIS 23

2.2.3.1 Giới thiệu phần mềm TMV.LIS 23

2.2.3.2 Chức năng của phần mềm TMV.LIS 24

3.1 Quy trình 27

3.1.1 Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính gắn với trường hợp 1: 27

3.1.2 Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính gắn với trường hợp 2: 31

3.1.3 Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính gắn với trường hợp 3: 34

3.2 Giới thiệu chung về khu vực nghiên cứu 36

3.2.1 Điều kiện tự nhiên 36

3.2.1.1 Vị trí địa lý 36

3.2.1.2 Đặc điểm địa hình 36

3.2.1.3 Về khí hậu, thời tiết 37

3.2.2 Đặc điểm dân cư, kinh tế, văn hóa - xã hội. 37

3.2.2.1 Dân cư 37

3.2.2.2 Kinh tế 37

3.2.2.3 Giao thông 37

3.2.2.4 Văn hóa – Xã hội 37

3.3 Quá trình thực hiện 38

3.3.1 Xây dựng cơ sở dữ liêụ trên phần mềm ViLis 38

3.3.1.1 Chuyển BĐĐC từ TMV.MAP sang ViLis 38

3.3.1.2 Thực hiện trên phần mềm chuyển đổi GIS2VILIS 46

3.3.1.3 Đăng nhập hệ thống phần mềm VILIS 49

ii

Trang 3

3.3.2 Quá trình kê khai đăng ký ban đầu 54

3.3.3 Một số tính năng khác của CSDL địa chính 65

3.3.3.1 Lập biểu 01_02_03_12a_13b 65

3.3.3.2 Tạo sổ địa chính 66

3.3.3.3 Tạo sổ mục kê 68

3.3.3.4 Quá trình đăng ký biến động đất đai. 69

3.3.3.5 Các chức năng biến động bản đồ. 72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76

1.Kết luận 76

2.Kiến nghị 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

PHỤ LỤC 79

iii

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

iv

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VILIS VietNam Land Information System

ELIS Environment and Land Information System – Hệ

thống thông tin đất đai và môi trường

GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HSĐC Hồ sơ địa chính

BĐĐC Bản đồ địa chính

CSDL Cơ sở dữ liệu BTNMT Bộ tài nguyên môi trường

XML eXtensible Markup Language

SEMLA (Strengthening Environment Managament and Land

Administration )

GIS Hệ thống thông tin địa lý

v

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặcbiệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bốdân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng… Đất đaiđóng một vai trò quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòngcủa mỗi quốc gia

Chính vì vậy, công tác quản lý nguồn thông tin đất đai là một trong nhữnglĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược của mỗi quốc gia

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là yêu cầu cơ bản để xây dựng hệ thốngquản lý đất đai Trong nhiều năm qua, các địa phương đã quan tâm, tổ chức triểnkhai ở nhiều địa bàn Một số tỉnh đã cơ bản xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và đã

tổ chức quản lý, vận hành phục vụ yêu cầu khai thác sử dụng rất hiệu quả và đượccập nhật biến động thường xuyên ở các cấp tỉnh, huyện Tuy nhiên, nhiều địaphương còn lại việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mới chỉ dừng lại ở việc lậpbản đồ địa chính và hồ sơ địa chính dạng số cho riêng từng xã ở một địa bàn màchưa được kết nối, xây dựng thành cơ sở dữ liệu địa chính hoàn chỉnh nên chưađược khai thác sử dụng hiệu quả và không cập nhật biến động thường xuyên.Nguyên nhân chủ yếu là do sự nhận thức về cơ sở dữ liệu địa chính chưa đầy đủ,việc đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở các địa phương chưa đồng bộ và cácbước thực hiện chưa phù hợp

Xuất phát từ đó em đã chọn đề tài: “Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và ứng dụng phần mềm ViLis trong công tác quản lý đất đai tại xã Đa Phước Hội - huyện Mỏ Cày Nam - tỉnh Bến Tre”.

2 Mục đích của đề tài

Trang 7

Nghiên cứu đặc điểm tính năng của phần mềm ViLis 2.0 để đưa ra quy trìnhxây dựng và quản lý CSDL địa chính bằng ViLis 2.0, đồng thời đánh giá tính khảthi, sự phù hợp của phần mềm này đối với yêu cầu của công tác quản lý đất đaitrong thời gian tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam, quytrình xây dựng và quản lý CSDL địa chính bằng ViLis 2.0

Phạm vi nghiên cứu: xã Đa Phước Hội, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre

4 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quan về CSDL địa chính, quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệuđịa chính

- Nghiên cứu phần mềm ViLis 2.0, việc xây dựng và quản lý CSDL trên ViLis 2.0

- Nghiên cứu quy trình xây dựng và quản lý CSDL từ nguồn dữ liệu bản đồ và

hồ sơ địa chính đã có bằng phần mềm ViLis

- Khảo sát, thu thập, phân tích dữ liệu, thực nghiệm xây dựng và quản lý cơ sở

dữ liệu địa chính tại xã Đa Phước Hội, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre bằng phầnmềm ViLis 2.0

- Đánh giá tính khả thi, sự phù hợp của phần mềm đối với công tác xây dựng vàquản lý CSDL địa chính theo chuẩn được ban hành

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 8

Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Các thông tin, số liệu về tình hình sử

dụng đất thu thập được qua các năm Được xử lý phân tích và thể hiện thông quacác bảng thống kê, đồ thị để so sánh, đánh giá và rút ra kết luận cần thiết

Phương pháp chuyên gia: Nội dung nghiên cứu của đề tài liên quan đến nhiều lĩnhvực chuyên môn sâu nên đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của các chuyên gia chuyên ngành

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được xem xét và áp dụng vào thực tiễn sảnxuất, phục vụ cho công tác xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính theo Quyđịnh kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính, góp phần hoàn thiện và hiện đại hóa hệthống cơ sở dữ liệu địa chính Việt Nam trong thời gian tới

7 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài có bố cục 3 chương

Chương 1: Tổng Quan về CSDL địa chính

Chương 2: Phần mềm xây dựng CSDL địa chính

Chương 3: Quy trình xây dựng CSDL địa chính và thực nghiệm công tác xây dựng CSDL địa chính

Trang 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CSDL ĐỊA CHÍNH 1.1 Khái quát cơ sở dữ liệu địa chính

1.1.1 Khái niệm

Là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính, dữ liệu quy họach sửdụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được sắp xếp, tổ chức đểtruy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử

1.1.2 Các văn bản và các quy định về cơ sở dữ liệu địa chính

1.1.2.1 Một số khái niệm

Hệ thống thông tin địa chính: là hệ thống bao gồm cơ sở dữ liệu địa chính,

phần cứng, phần mềm và mạng máy tính được liên kết theo mô hình xác định

Dữ liệu địa chính: là dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa

chính và các dữ liệu khác có liên quan

Cơ sở dữ liệu địa chính: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính.

Dữ liệu không gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất, nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi; hệthống đường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới, địa giới;

dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về đường chỉ giới và mốc giới quyhoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quyhoạch khác, chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình

Dữ liệu thuộc tính địa chính: là dữ liệu về người quản lý đất, người sử dụng

đất, chủ sở hữu nhà ở và các giá trị tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân

có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữliệu thuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình

Trang 10

trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về quyền

và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệugiao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Siêu dữ liệu (metadata): là các thông tin mô tả về dữ liệu

Cấu trúc dữ liệu: là cách tổ chức dữ liệu trong máy tính thể hiện sự phân cấp,

liên kết của các nhóm dữ liệu

Kiểu thông tin của dữ liệu: là tên, kiểu giá trị và độ dài trường thông tin của

dữ liệu

Hệ VN-2000: Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.

XML (eXtensible Markup Language): là ngôn ngữ định dạng mở rộng có khả

năng mô tả nhiều loại dữ liệu khác nhau bằng một ngôn ngữ thống nhất và được sửdụng để chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin

GML (Geography Markup Language): là một dạng mã hóa của ngôn ngữ

XML để thể hiện nội dung các thông tin địa lý

1.1.2.2 Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệu địa chính

Dữ liệu địa chính bao gồm các nhóm dữ liệu sau đây:

- Nhóm dữ liệu về người: gồm dữ liệu người quản lý đất đai, nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất, người có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất;

Trang 11

- Nhóm dữ liệu về thửa đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính củathửa đất;

- Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệuthuộc tính của nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Nhóm dữ liệu về quyền: gồm dữ liệu thuộc tính về tình trạng sử dụng củathửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hạn chế quyền và nghĩa vụ trong sửdụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giao dịch về đất đai, nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất;

- Nhóm dữ liệu về thủy hệ: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về

hệ thống thủy văn và hệ thống thủy lợi;

- Nhóm dữ liệu về giao thông: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính

về hệ thống đường giao thông;

- Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới: gồm dữ liệu không gian và dữ liệuthuộc tính về mốc và đường biên giới quốc gia, mốc và đường địa giới hành chínhcác cấp;

- Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú: gồm dữ liệu không gian và dữ liệuthuộc tính về vị trí, tên của các đối tượng địa danh sơn văn, thuỷ văn, dân cư, biểnđảo và các ghi chú khác;

- Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao: gồm dữ liệu không gian

và dữ liệu thuộc tính về điểm khống chế tọa độ và độ cao trên thực địa phục vụ đo

vẽ lập bản đồ địa chính;

Trang 12

- Nhóm dữ liệu về quy hoạch: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính

về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quyhoạch giao thông và các loại quy hoạch khác; chỉ giới hành lang an toàn bảo vệcông trình

Cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệu địa chính: Mỗi nhóm thông tin xácđịnh ở trên được thể hiện cụ thể thông qua cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệusau:

CSDL Địa chính

Nhóm dữ liệu về giao thông

Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú

Nhóm dữ liệu về quy hoạch

Nhóm dữ liệu

về điểm khống chế toạ độ và

độ cao

Nhóm dữ liệu về thủy hệ

Hình 1.1: Các nhóm dữ liệu cấu thành CSDL Đất Đai

CSDL Đất Đai

Trang 13

Nhóm dữ liệu

về biên giới, địa giới

Nhóm dữ liệu

về quy hoạch

Nhóm dữ liệu về điểm khống chế toạ độ và độ cao

Trang 14

+ Nhóm thông tin mô tả về siêu dữ liệu địa chính gồm các thông tin kháiquát về siêu dữ liệu địa chính đó như đơn vị lập, ngày lập siêu dữ liệu;

+ Nhóm thông tin mô tả về hệ quy chiếu toạ độ gồm các thông tin về hệ quychiếu toạ độ được áp dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;

+ Nhóm thông tin mô tả về dữ liệu địa chính gồm các thông tin về hiện trạngcủa dữ liệu địa chính; mô hình dữ liệu không gian, thời gian được sử dụng để biểudiễn dữ liệu địa chính; thông tin về các loại từ khoá, chủ đề có trong dữ liệu địachính; thông tin về mức độ chi tiết của dữ liệu địa chính; thông tin về các đơn vị, tổchức liên quan đến quá trình xây dựng, quản lý, cung cấp dữ liệu địa chính; thôngtin về phạm vi không gian và thời gian của dữ liệu địa chính; thông tin về các ràngbuộc liên quan đến việc khai thác sử dụng dữ liệu địa chính;

+ Nhóm thông tin mô tả về chất lượng dữ liệu địa chính gồm các thông tin vềnguồn gốc dữ liệu; phạm vi, phương pháp, kết quả kiểm tra chất lượng dữ liệu địa chính;

+ Nhóm thông tin mô tả về cách thức trao đổi, phân phối dữ liệu địa chínhgồm các thông tin về phương thức, phương tiện, định dạng trao đổi, phân phối dữliệu địa chính

Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của siêu dữ liệu địa chính được quy địnhnhư sau:

Trang 15

Nhóm thông tin mô tả

về siêu dữ liệu địa chính

Nhóm thông tin mô

tả về dữ liệu địa chính

Nhóm thông tin mô tả

về chất lượng dữ liệu địa chính

Nhóm thông tin mô tả

Siêu dữ liệu địa chính

Hình 1.3: Các nhóm thông tin cấu thành siêu dữ liệu Địa chính

1.1.2.4 Chất lượng dữ liệu địa chính

- Việc đánh giá chất lượng dữ liệu địa chính được thực hiện theo quy định

về tiêu chí đánh giá chất lượng đối với bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính

- Các tiêu chí và phương pháp đánh giá chất lượng CSDL địa chính được ápdụng theo quy định tại Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 6 năm 2009

về việc hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính

- Nội dung và mô hình cấu trúc dữ liệu của CSDL địa chính được kiểm trachất lượng theo các hạng mục và mức quy định tại Phụ lục số IV ban hành kèm theoThông tư này

1.1.2.5 Trao đổi, phân phối dữ liệu và siêu dữ liệu địa chính

- Chuẩn định dạng dữ liệu sử dụng trong trao đổi, phân phối dữ liệu địachính được áp dụng theo ngôn ngữ định dạng địa lý (GML); chuẩn định dạng siêu

dữ liệu sử dụng trong trao đổi, phân phối siêu dữ liệu địa chính được áp dụng theongôn ngữ định dạng mở rộng (XML)

Trang 16

- Dữ liệu địa chính và siêu dữ liệu địa chính được trao đổi, phân phối dưới dạngtệp dữ liệu thông qua các các thiết bị lưu trữ dữ liệu và các dịch vụ truyền dữ liệu.

1.1.3 Xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính

1.1.3.1 Nguyên tắc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính

- Việc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng dữ liệu địa chínhphải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời và thực hiện theo quyđịnh hiện hành về thành lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn là đơn vị cơ bản để thành lập cơ sở

dữ liệu địa chính

- Cơ sở dữ liệu địa chính của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là tậphợp cơ sở dữ liệu địa chính của tất cả các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện; đốivới các huyện không có đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc thì cấp huyện là đơn vị

cơ bản để thành lập cơ sở dữ liệu địa chính

- Cơ sở dữ liệu địa chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tậphợp cơ sở dữ liệu địa chính của tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh

- Cơ sở dữ liệu địa chính cấp Trung ương là tổng hợp cơ sở dữ liệu địa chínhcủa tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh trên phạm vi cả nước Mức độ tổng hợp doTổng cục Quản lý đất đai quy định cụ thể sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý củatừng giai đoạn

1.1.3.2 Trách nhiệm xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính

Trang 17

- Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xây dựng,cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính cấp Trung ương.

- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện các công việc sauđây:

+ Tổ chức việc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữliệu địa chính trên địa bàn tỉnh;

+ Báo cáo với Tổng cục Quản lý đất đai theo định kỳ sáu (06) tháng một lần

về kết quả xây dựng, cập nhật và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính trên địabàn tỉnh

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh chịu trách nhiệm:

+ Thực hiện xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu địa chínhcấp tỉnh;

+ Cung cấp thông tin biến động đất đai đã cập nhật cho Văn phòng đăng kýquyền sử dụng đất cấp huyện để cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính cấp huyện;

+ Báo cáo với Sở Tài nguyên và Môi trường theo định kỳ hàng tháng về kết quảxây dựng, cập nhật và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn cấp tỉnh;

+ Phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và MôiTrường để xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện chịu trách nhiệm:

Trang 18

+ Thực hiện xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệuđịa chính cấp huyện;

+ Cung cấp thông tin biến động đất đai đã cập nhật cho Văn phòng đăng kýquyền sử dụng đất cấp tỉnh để cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính cấp tỉnh;

+ Cung cấp dữ liệu địa chính và các thông tin biến động đất đai cho Ủy bannhân dân cấp xã trên địa bàn phục vụ cho nhiệm vụ quản lý hiện trạng sử dụng đất đai

- Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về biến động

sử dụng đất đai thực tế trên địa bàn cấp xã cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụngđất cấp huyện để phục vụ cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính

1.1.3.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

- Dữ liệu không gian địa chính được xây dựng trên cơ sở thu nhận kết quảcủa quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính và các nguồn dữ liệu không gian địa chínhkhác có liên quan

- Dữ liệu thuộc tính địa chính được xây dựng trên cơ sở thu nhận kết quả đođạc lập bản đồ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính và các nguồn dữ liệu thuộc tính địa chínhkhác có liên quan

- Trường hợp cơ sở dữ liệu địa chính đã thành lập nhưng chưa phù hợp vớicác quy định kỹ thuật của Thông tư này thì phải tiến hành chuẩn hóa, chuyển đổicho phù hợp Việc chuẩn hóa, chuyển đổi cơ sở dữ liệu thực hiện theo quy định

1.1.3.4 Cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính

- Căn cứ để cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính

Trang 19

Việc cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụngđất các cấp được thực hiện dựa trên các hồ sơ đăng ký biến động về quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã hoàn thành.

- Trách nhiệm cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính tại mỗi cấp

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp chịu trách nhiệm cập nhậtthông tin biến động đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào cơ sở dữ liệuđịa chính thuộc phạm vi quản lý của cấp đó;

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra,cập nhật dữ liệu biến động đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cácVăn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện gửi lên vào cơ sở dữ liệu địachính cấp tỉnh;

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện chịu trách nhiệm cập nhật

dữ liệu biến động đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của Văn phòng đăng kýquyền sử dụng đất cấp tỉnh gửi xuống vào cơ sở dữ liệu địa chính cấp huyện

- Tổng hợp, đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu địa chính giữa các cấp

+ Tổng hợp dữ liệu địa chính từ cơ sở dữ liệu địa chính cấp tỉnh lên cơ sở dữliệu địa chính cấp Trung ương:

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh chịu trách nhiệm cung cấp dữ liệuđịa chính để xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính tổng hợp cấp Trung ương;

Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm thực hiện việc xây dựng và cập nhật

cơ sở dữ liệu địa chính tổng hợp cấp Trung ương;

Trang 20

+ Đồng bộ cơ sở dữ liệu địa chính giữa cấp tỉnh và cấp huyện:

Khi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện cập nhậtbiến động trong cơ sở dữ liệu địa chính thì dữ liệu biến động (dữ liệu địa chính số

và bản quét hồ sơ) được chuyển đồng thời cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụngđất cấp tỉnh để cập nhật vào cơ sở dữ liệu địa chính Văn phòng đăng ký quyền sửdụng đất cấp tỉnh phải kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu biến động trước khi cập nhậtchính thức vào cơ sở dữ liệu địa chính cấp tỉnh; trường hợp phát hiện có sai sót thìphải thông báo ngay cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện để chỉnhsửa ngay các sai sót đó

Khi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh thực hiện cập nhật biếnđộng trong cơ sở dữ liệu địa chính thì dữ liệu biến động (dữ liệu địa chính số và bảnquét hồ sơ) được chuyển đồng thời cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấphuyện để cập nhật vào cơ sở dữ liệu địa chính

- Kiểm tra việc cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính

+ Cơ quan tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra định

kỳ mỗi tháng một lần việc cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính của Văn phòng đăng kýquyền sử dụng đất trực thuộc;

+ Tổng cục Quản lý đất đai thực hiện kiểm tra định kỳ mỗi năm một lần việccập nhật cơ sở dữ liệu địa chính cấp Trung ương và cấp tỉnh

- Việc cập nhật biến động vào cơ sở dữ liệu địa chính và chuyển dữ liệu biếnđộng giữa các cấp phải được thực hiện ngay trong ngày hoàn tất thủ tục, hồ sơ đăng

ký đất đai

Trang 21

- Cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính do thành lập đơn vị hành chính mới hoặcđiều chỉnh địa giới hành chính:

+ Trường hợp thành lập đơn vị hành chính mới hoặc đổi tên đơn vị hànhchính cũ đối với cấp tỉnh và cấp huyện mà các đơn vị hành chính cấp xã không thayđổi thì chỉ thực hiện chỉnh sửa tên và mã đơn vị hành chính trong cơ sở dữ liệu địachính cấp huyện và cấp tỉnh có thay đổi;

+ Trường hợp thành lập đơn vị hành chính mới hoặc điều chỉnh địa giới hànhchính đối với cấp xã thì phải lập lại cơ sở dữ liệu địa chính cho đơn vị hành chínhcấp xã có thay đổi trên cơ sở phân chia và tích hợp lại các cơ sở dữ liệu địa chínhcủa các đơn vị hành chính cấp xã có liên quan đến việc thành lập mới hoặc điềuchỉnh địa giới hành chính;

+ Trường hợp điều chỉnh địa giới hành chính giữa các huyện thuộc một đơn

vị hành chính cấp tỉnh thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có liênquan thực hiện việc cung cấp và cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính cấp huyện thuộcphạm vi quản lý của mình

+ Trường hợp điều chỉnh địa giới hành chính giữa các tỉnh thì Văn phòngđăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh có liên quan có trách nhiệm cung cấp và cậpnhật cơ sở dữ liệu địa chính thuộc phạm vi quản lý của mình

1.1.3.5 Quản lý cơ sở dữ liệu địa chính

- Bảo đảm an toàn hệ thống thông tin địa chính

+ Tổng cục Quản lý đất đai chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn đối với hệthống thông tin địa chính ở Trung ương và phê duyệt giải pháp an toàn hệ thốngthông tin địa chính của cả nước;

Trang 22

+ Cơ quan tài nguyên và môi trường cấp tỉnh và cấp huyện có trách nhiệmbảo đảm an toàn đối với hệ thống thông tin địa chính cùng cấp;

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện có tráchnhiệm thực hiện các biện pháp quản lý, nghiệp vụ và kỹ thuật đối với hệ thốngthông tin địa chính thuộc phạm vi quản lý để đảm bảo tính sẵn sàng, chính xác, tincậy, an toàn, an ninh, bảo mật của dữ liệu địa chính; thực hiện kiểm tra định kỳ batháng một lần việc bảo đảm an toàn hệ thống thông tin địa chính thuộc phạm viquản lý;

+ Sao lưu cơ sở dữ liệu địa chính:

Cơ sở dữ liệu địa chính phải được lưu trữ một bản dự phòng đồng thời để cóthể khôi phục được cơ sở dữ liệu trong trường hợp xảy ra sự cố;

Bản lưu cơ sở dữ liệu địa chính phải được sao chép vào các thiết bị lưu trữtheo định kỳ hàng tháng và được lưu trữ vĩnh viễn

- Chế độ bảo mật dữ liệu: Việc in, sao, chụp, vận chuyển, giao nhận, truyềndẫn, lưu trữ, bảo quản, cung cấp, khai thác dữ liệu và các hoạt động khác có liênquan đến dữ liệu thuộc phạm vi bí mật Nhà nước, bí mật cá nhân phải tuân theo quyđịnh của pháp luật hiện hành

1.1.3.6 Khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính

- Việc cung cấp thông tin từ cơ sở dữ liệu địa chính được thực hiện dưới cáchình thức tra cứu thông tin trực tuyến hoặc theo phiếu yêu cầu cung cấp thông tin

- Thông tin được cung cấp từ cơ sở dữ liệu địa chính dưới dạng giấy hoặcdạng số bao gồm:

Trang 23

+ Trích lục thửa đất;

+ Trích sao Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai đối với từng thửa đất hoặc từngchủ sử dụng đất;

+ Thông tin tổng hợp từ các dữ liệu địa chính;

+ Thông tin bản đồ địa chính trực tuyến trên mạng;

+ Trích sao cơ sở dữ liệu địa chính theo khu vực

- Đối tượng được cung cấp dịch vụ thông tin từ cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm:

- Trách nhiệm cung cấp thông tin từ cơ sở dữ liệu địa chính:

+ Đơn vị có chức năng lưu trữ thông tin đất đai trực thuộc Tổng cục Quản lý đấtđai thực hiện cung cấp thông tin tổng hợp về dữ liệu địa chính trên phạm vi cả nước;

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh thực hiện cung cấp thông tin

về dữ liệu địa chính của địa phương theo quy định

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện cung cấp thôngtin về dữ liệu địa chính của địa phương theo hình thức và nội dung quy định

+ Các cơ quan cung cấp thông tin về dữ liệu địa chính phải chịu trách nhiệmđối với nội dung thông tin đã cung cấp và phải xác nhận bằng văn bản về độ tin cậycủa nội dung thông tin khi người sử dụng thông tin có yêu cầu

Trang 24

- Việc cung cấp dịch vụ thông tin đất đai trên mạng Internet:

Khuyến khích các cơ quan cung cấp thông tin về dữ liệu địa chính theo quyđịnh tại Điều này tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin trên mạng Internet

- Tổ chức và cá nhân khai thác thông tin địa chính phải nộp tiền sử dụng thôngtin và tiền dịch vụ cung cấp thông tin theo quy định

Trang 26

CHƯƠNG 2: PHẦN MỀM XÂY DỰNG CSDL ĐỊA CHÍNH

2.1 Yêu cầu đối với phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu địa chính cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Bảo đảm nhập liệu, quản lý, cập nhật được thuận tiện đối với toàn bộ dữ liệuđịa chính theo quy định của BTNMT;

- Bảo đảm yêu cầu bảo mật thông tin trong việc cập nhật, chỉnh lý dữ liệu địachính trên nguyên tắc chỉ được thể hiện tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

và chỉ do người được phân công thực hiện; đảm bảo việc phân cấp chặt chẽ đối vớiquyền truy cập thông tin trong cơ sở dữ liệu;

- Thể hiện thông tin đất đai theo hiện trạng và dễ dàng lưu trữ được thông tinbiến động về sử dụng đất trong lịch sử;

- Thuận tiện, nhanh chóng, chính xác trong việc khai thác các thông tin đất đaidưới các hình thức tra cứu trên mạng; trích lục bản đồ địa chính đối với từng thửađất; trích sao sổ địa chính, sổ mục kê đất đai đối với từng thửa đất hoặc từng chủ sửdụng đất; tổng hợp thông tin đất đai; sao thông tin đất đai vào thiết bị nhớ;

- Đảm bảo tính tương thích với các phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu khác,phần mềm ứng dụng đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam;

- Dễ sử dụng, phù hợp với thành lập BĐĐC

2.2 Giới thiệu một số phần mềm

Trang 27

Để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệuđịa chính thì hiện nay có 3 phần mềm đáp ứng các quy định đó là VILIS, ELIS vàTMVLis.

2.2.1 Hệ thống thông tin đất đai ViLis

2.2.1.1 Giới thiệu chung về phần mềm ViLis

Là một công cụ thực sự hiệu quả trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu đấtđai và tạo ra một môi trường mới, hiện đại cho các hoạt động của công tác quản lýđất đai ViLis (VietNam Land Information System) là sản phẩm của đề tài khoa họccấp nhà nước với tên gọi “Xây dựng mô hình quản lý cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh”của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

Phần mềm ViLis được xây dựng dựa trên nền tảng các thủ tục về kê khaiđăng ký, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(GCNQSDĐ) theo Thông Tư 1990/TT-TCĐC ngày 30 tháng 11 năm 2001 củaTổng cục Địa chính “Hướng dẫn đăng ký đất đai, lập HSĐC và cấp GCNQSDĐ”,nghị định thi hành luật đất đai số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 vềviệc thi hành luật đất đai và hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành

Phân hệ gồm 2 hệ thống chính:

- Hệ thống kê khai đăng ký và lập HSĐC

- Hệ thống đăng ký và quản lý biến động đất đai

Các hệ thống được xây dựng với chức năng giải quyết hầu hết các vấn đềtrong công tác quản lý đất đai hiện nay từ dữ liệu bản đồ đến HSĐC tạo sự thốngnhất từ trên xuống dưới ở các cấp quản lý

Trang 28

Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của từng địa phương, các chức năng và giao diệncủa hệ thống sẽ được sửa chữa và cập nhật cho phù hợp với hoạt động quản lý và sửdụng đất đai tại địa phương.

Theo kế hoạch phát triển phần mềm ViLIS, sau khi phát hành phiên bản phầnmềm ViLIS 1.0 (phiên bản chuẩn, chạy trên các máy đơn) và phiên bản 1.a (phiênbản chạy trên mạng thông tin), Trung Tâm Viễn Thám Quốc Gia đã tiến hành xâydựng phiên bản 2.0 của phần mềm ViLIS Hiện nay ViLIS phiên bản 2.0 đang tronggiai đoạn chạy thử nghiệm, kiểm tra (beta test) Phiên bản 2.0 của ViLIS được xâydựng dựa trên các phát triển mới nhất của công nghệ ArcGIS của hãng ESRI (HoaKỳ) và công nghệ thông tin như webGIS, C#.NET, ASP.NET

Phần mềm ViLis tạo ra một môi trường làm việc mới và hiện đại cho các mặtcủa công tác quản lý nhà nước về đất đai và là công cụ khai thác thông tin đất đaicho các mặt của công tác quản lý nhà nước về đất đai và là công cụ khai thác thôngtin đất đai phục vụ nhu cầu toàn xã hội

2.2.1.2 Chức năng của phần mềm ViLis

ViLis là một phần mềm hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu, cung cấp đầy đủnhững công cụ, chức năng để thực hiện các công tác nghiệp vụ chuyên môn của côngtác quản lý đất đai ViLis là một phần mềm bao gồm nhiều phần, mỗi phần bao gồmcác chức năng hỗ trợ một nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai

- Phần quản lý cơ sở dữ liệu đất đai: BĐĐC, HSĐC, bản đồ trực ảnh, bản vẽ

kỹ thuật…

- Phần đăng ký đất đai: quản lý hồ sơ, BĐĐC và kê khai đăng ký, in giấychứng nhận QSDĐ, cập nhật và quản lý biến động đất đai

Trang 29

- Phần hỗ trợ thống kê, kiểm kê đất đai, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụngđất từ BĐĐC.

- Phần quản lý nhà ở và in giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sửdụng đất ở

- Phần hiển thị, tra cứu và phân phối thông tin đất đai

- Phần quản lý các quá trình giao dịch đất đai, hồ sơ đất đai

- Các phần của ViLis đã cung cấp các chức năng giải quyết được nhiều vấn đềtrong công tác quản lý đất đai hiện nay, tạo sự thống nhất từ trên xuống dưới ở cáccấp quản lý ViLis liên tục được nâng cấp, cập nhật theo kịp các quy định mới trongcông tác quản lý đất đai ở Việt Nam hiện nay

Hình 2.1: Thiết kế tổng thể chức năng phần mềm ViLis

Trang 30

2.2.1.3 Nền tảng công nghệ

a Công nghệ nền

Phiên bản 2.0 của ViLIS được xây dựng dựa trên các phát triển mới nhất củacông nghệ ArcGIS của hãng ESRI (Hoa Kỳ) và công nghệ thông tin nhưwebGIS, NET, ASP.NET, PHP:

- Phiên bản ViLIS 2.0 xây dựng trên môi trường NET của Microsoft, có kiếntrúc rất mềm dẻo, linh hoạt, có thể dễ dàng mở rộng và hỗ trợ nhiều ứng dụng

- Phiên bản ViLIS 2.0 sử dụng chuẩn Unicode cho CSDL thuộc tính, hệ tọa độchuẩn VN2000 cho CSDL bản đồ

- Phiên bản ViLIS 2.0 có khả năng chạy độc lập (Desktop), chạy trên môitrường mạng khách/chủ (Client/Server) và một số mô đun trên nền Web

- Phiên bản ViLIS 2.0 có khả năng cho phép người sử dụng tự định nghĩa quytrình làm việc

- Phiên bản ViLIS 2.0 cho phép người sử dụng tự viết phần mở rộng đặc thù(Extension) nhúng tích hợp với sản phẩm đã được phân phối

- Phiên bản ViLIS 2.0 được cấu thành từ rất nhiều phân hệ đáp ứng được đặc thùcủa các địa phương trong lĩnh vực quản lý đất đai nói riêng và lĩnh vực GIS nói chung

b Công nghệ CSDL:

ViLIS 2.0 sử dụng công nghệ ánh xạ cơ sở dữ liệu đối tượng tới cơ sở dữ liệuquan hệ Công nghệ này cho phép thay đổi hệ quản trị CSDL nền mà không ảnhhưởng tới ứng dụng chạy trên nó Do đó ViLIS 2.0 có khả năng chạy trên nhiều hệquản trị cơ sở dữ liệu khác nhau: Oracle, SQL Server, MySQL, PostgreSQL và rấtphù hợp với nhu cầu triển khai ở các địa phương trên toàn quốc

c Công nghệ bản đồ:

ViLIS 2.0 sử dụng công nghệ bản đồ ArcGIS Engine của hãng ESRI lập trìnhtrên môi trường NET nên có khả năng triển khai trên các máy cài hệ điều hànhWindows, Linux

ArcGIS Engine là một bộ thư viện phát triển cho phép tạo các ứng dụng độclập ArcGIS Engine bao gồm tập lõi các thành phần công nghệ trong sản phẩmArcGIS Desktop do đó hỗ trợ đầy đủ các chức năng của một hệ thông tin địa lý

Trang 31

Giải pháp sử dụng công nghệ ArcGIS Engine kết hợp với các sản phẩm kháccủa ESRI (ví dụ như: ArcSDE, ArcGIS Server, ArcPad …) tạo thành một giải pháptoàn diện, dễ dàng triển khai, và mở rộng.

d Công nghệ bảo mật:

Phiên bản ViLIS 2.0 có khả năng bảo mật rất cao Các dữ liệu nhạy cảm đềuđược mã hóa bằng thuật toán RSA đảm bảo tính an toàn, không để lộ thông tin.Việc truy cập vào hệ thống được phân thành nhiều lớp kiểm tra do đó đảm bảo anninh mạng

Một số các thuật toán áp dụng trong phiên bản ViLIS 2.0:

- Mật khẩu mã hóa 1 chiều (hash password)

- Sử dụng chính sách mã hóa mật khẩu của Windows Server 2003, 2005(Password Policy)

- Sử dụng xác thực khi truy cập ViLIS Portal bằng phương pháp RSA Token

- Riêng phiên bản ViLIS 2.0 chạy với hệ quản trị Oracle được sử dụng thêmcông nghệ mã hóa dữ liệu trong suốt (Transparent Data Encryption)

2.2.1.4 Khả năng triển khai

a Phiên bản ViLIS 2.0 Express:

Phiên bản ViLIS 2.0 Express trên môi trường NET sử dụng công nghệ:

- Microsoft SQL Server 2005 Express Edition: Miễn phí

- ArcGIS Engine

Ưu điểm của phiên bản ViLIS 2.0 Express:

- Quản trị CSDL rất đơn giản linh động, khả năng triển khai lớn, giá thành thấp

- CSDL bản đồ và thuộc tính được lưu trong hệ quản trị CSDL SQL ServerExpress trên máy chủ đảm bảo tính thống nhất, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu

- ViLIS 2.0 có khả năng kết nối, hiển thị, chỉnh sửa trực tiếp CSDL bản đồ lưutrong SQL Express bằng công nghệ ArcGIS Engine không thông qua sản phẩmArcSDE do đó giảm tối đa giá thành triển khai

- Hiển thị bản đồ nhanh, xử lý bản đồ tập trung theo mô hình Client/Server,tuân theo chuẩn quốc tế

Một số hạn chế:

Trang 32

- Phụ thuộc giới hạn của bộ Microsoft SQL Server 2005 Express: giới hạnCSDL 4Gb, chỉ hỗ trợ 1 CPU, 1 Gb RAM

- Phụ thuộc khả năng kết nối ArcGIS Engine tới SQL Express: cho phép 3 truynhập đồng thời tới CSDL bản đồ trong đó chỉ cho phép 1 truy nhập có quyền chỉnhsửa bản đồ

Bản quyền phần mềm/thư viện kèm theo:

- ArcGIS Engine Runtime (bắt buộc)

- ArcGIS Engine 3D (tùy chọn)

- ArcGIS Engine Spatial (tùy chọn)

b Phiên bản ViLIS 2.0 Standard

Phiên bản ViLIS 2.0 Standard chạy trên nền các công nghệ:

- Microsoft SQL Server 2005

- ArcGIS Engine

- ArcSDE for Microsoft SQL Server

Ưu điểm của phiên bản ViLIS 2.0 Standard:

- Quản trị CSDL đơn giản, linh động, dễ triển khai, giá thành hợp lý

- CSDL bản đồ và thuộc tính được lưu trong hệ quản trị CSDL SQL Servertrên máy chủ đảm bảo tính thống nhất, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu

- Kết nối CSDL bản đồ thông qua công nghệ ArcSDE của hãng ESRI đảm bảokhả năng tác nghiệp đồng thời với khối lượng dữ liệu lớn

- Hiển thị, cập nhật bản đồ nhanh, xử lý tập trung theo mô hình Client/Server,tuân theo chuẩn quốc tế

Bản quyền phần mềm/thư viện kèm theo:

- Microsoft SQL Server 2005 (bắt buộc)

- ArcGIS Engine Runtime (bắt buộc)

- ArcGIS Engine 3D (tùy chọn)

- ArcGIS Engine Spatial (tùy chọn)

c Phiên bản ViLIS 2.0 Enterprise

Phiên bản ViLIS 2.0 Enterprise chạy trên nền các công nghệ:

- Oracle

- ArcGIS Engine

Trang 33

- ArcSDE for Oracle

Ưu điểm của phiên bản ViLIS 2.0 Enterprise:

- Quản lý CSDL lớn, đa dạng, phù hợp với các đơn vị quản lý dữ liệu thông tinđịa lý (GIS) hoặc triển khai cấp quốc gia

- CSDL bản đồ và thuộc tính được lưu trong hệ quản trị CSDL Oracle trênmáy chủ đảm bảo tính thống nhất, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu

- Kết nối CSDL bản đồ thông qua công nghệ ArcSDE của hãng ESRI đảm bảokhả năng tác nghiệp đồng thời với khối lượng dữ liệu lớn

- Hiển thị, cập nhật bản đồ nhanh, xử lý tập trung theo mô hình Client/Server,tuân theo chuẩn quốc tế

- CSDL được bảo mật tốt nhất bằng thuật toán Transparent Data Encryption.Một số hạn chế:

- Quản trị CSDL phức tạp, cần cán bộ quản trị hệ thống có trình đô cao

Bản quyền phần mềm/thư viện kèm theo:

- Oracle (bắt buộc)

- ArcGIS Engine Runtime (bắt buộc)

- ArcGIS Engine 3D (tùy chọn)

- ArcGIS Engine Spatial (tùy chọn)

2.2.1.5 Các phân hệ của phiên bản ViLIS 2.0

Phiên bản ViLIS 2.0 bao gồm các phân hệ sau:

- Phân hệ quản trị người sử dụng (ViLIS User Management)

- Phân hệ quản trị cơ sở dữ liệu (ViLIS Database Administration)

- Phân hệ quản trị danh mục (ViLIS Catalog Management)

- Phân hệ biên tập bản đồ (ViLIS Map Editor)

- Phân hệ tra cứu tìm kiếm (ViLIS Search)

- Phân hệ kê khai đăng ký QSD đất và tài sản trên đất(ViLIS ParcelRegistration)

- Phân hệ kê khai đăng ký quyền sở hữu nhà (ViLIS House Registration)

- Phân hệ hồ sơ địa chính (ViLIS Cadastral Document)

- Phân hệ quản lý kho hồ sơ địa chính (ViLIS Cadastral Store)

- Phân hệ biểu đồ thống kê (ViLIS Statistics Diagram)

Trang 34

- Phân hệ trợ giúp quy hoạch và đền bù giải tỏa ( ViLIS Land Planning)

- Phân hệ trợ giúp định giá đất ( ViLIS Land Value)

- Phân hệ quản lý bản đồ trong không gian ba chiều (ViLIS Scene 3D)

2.2.2 Phần mềm ELIS

2.2.2.1 Giới thiệu phần mềm ELIS

ELIS (Environment Land Information system) là một hệ thống thông tin tíchhợp về đất đai và tài nguyên môi trường

ELIS là một trong những sản phẩm của chương trình SEMLA (StrengtheningEnvironment Managament and Land Administration ) do Chính phủ Thụy Điển tàitrợ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, bản quyền thuộc về Cục Công nghệ thông tin

ELIS là một hệ thống phần mềm với rất nhiều phân hệ Trong đó, mỗi phân hệ

có những chức năng, mục tiêu hoạt động riêng Nhưng đều chạy trên một nền tảngcông nghệ và sử dụng một CSDL tập trung, thống nhất Nhờ thế, tất cả việc thôngtin về quy hoạch đất đai, tình trạng pháp lý, diện tích của thửa đất sẽ được kiểm tralập tức, đầy đủ, hệ thống chỉ với một yêu cầu Thời gian dành cho việc kiểm tra,thẩm định sẽ nhanh hơn hẳn các phần mềm về tra cứu, xây dựng CSDL đất đai đang

sử dụng Đồng thời, việc sử dụng hệ phần mềm ELIS sẽ cho phép người dân có thểtruy xuất dữ liệu trực tuyến về thửa đất, lô đất, dự án, công trình đang thi công, quyhoạch mà họ quan tâm

2.2.2.2 Chức năng của phần mềm ELIS

a Chức năng

- Quản lý, Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất theo thông tư 17/2009/TT-BTNMT ban hành ngày21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trang 35

- Thu thập dữ liệu (Data Capture) bao gồm dữ liệu hồ sơ (Thuộc tính) và dữliệu bản đồ (Đồ họa), nhằm phục vụ xây dựng CSDL các cấp từ cấp xã/phường đếncấp tỉnh/thành phố, tiến tới xây dựng CSDL đất đai cấp trung ương.

- Hỗ trợ công tác xử lý nội nghiệp (Sau đo đạc ngoại nghiệp) tại các vănphòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện và cấp tỉnh

b Các yêu cầu phi chức năng:

- Phần mềm được xây dựng trên công nghệ mã nguồn mở (Open Source),nhỏ gọn, dễ cài đặt và dễ sử dụng Đảm bảo tương thích với tất cả các máy tính tạicác địa điểm triển khai, tương thích với hệ điều hành thông dụng (Windows) vàkhông yêu cầu các phần mềm công nghệ nền có bản quyền

- Phù hợp với hiện trạng dữ liệu địa phương, cho phép có dữ liệu đến đâu thìquản lý đến đó Có dữ liệu hồ sơ (thuộc tính), không có dữ liệu bản đồ hoặc ngượclại Tuy nhiên, phần mềm hỗ trợ tốt nhất nếu có đầy đủ cả hai loại dữ liệu trên

2.2.3 Hệ thống thông tin đất đai-TMV.LIS

2.2.3.1 Giới thiệu phần mềm TMV.LIS

Hệ thống thông tin đất đai – là hệ thống thông tin được xây dựng để thu thập,lưu trữ, cập nhật, xử lý phân tích, tổng hợp và truy xuất các thông tin đất đai vàthông tin khác có liên quan đến đất đai

- TMV.LIS là một bộ giải pháp phần mềm Hệ thống thông tin đất đai toàndiện phục vụ xây dựng CSDL đất đai đến quản lý, cập nhật, khai thác CSDL đất đaicũng như tin học hóa các quy trình nghiệp vụ về quản lý đất đai

- TMV.LIS là phần mềm hệ thống thông tin đất đai (LIS) của Tổng công tyTài nguyên và Môi trường TMV.LIS đã được Cục CNTT thẩm định đề nghị Bộ Tài

Trang 36

nguyên và Môi trường cho phép áp dụng tại các địa phương để xây dựng và khaithác CSDL địa chính.

- TMV.LIS được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm phát triển nhiều năm củaTMV trong triển khai xây dựng bản đồ địa chính, đăng ký đất đai tại các địa phươngtrong cả nước TMV.LIS đã được triển khai và áp dụng thành công tại Thừa ThiênHuế từ năm 2007

- TMV.LIS là một hệ thống thông tin địa chính bao gồm các phân hệ sau:

+ Lis Admin: Phân hệ quản trị hệ thống

+ Lis.Parcel: Phân hệ tra cứu thông tin đất đai

+ Lis.Spatial: Phân hệ chỉnh lý biến động không gian

+ Lis.Register: Phân hệ đăng lý đất đai

+ Lis.Map: Phân hệ kết xuất biên tập bản đồ chuyên đề

+ Lis.Portal: Phân hệ cổng thông tin đất đai

- Lợi ích mang lại

+ TMV.LIS không chỉ đơn thuần cung cấp ứng dụng CNTT cho quản lý đấtđai mà quan tọng hơn là hình thành và đưa ra cách thức quản lý và làm việc mới,khoa học cho đất đai

+ Giảm thủ tục hành chính phức tạp, tiết kiệm chi phí văn phòng và các chiphí phát sinh không cần thiết

Trang 37

+ Tăng hiệu quả về mặt quản lý đối với ban giám đốc khi điều hành trungtâm Việc điều hành tốt ít thời gian hơn sẽ giúp giám đốc trung tâm tập trung vàocông việc quan trọng nhằm mang lại lợi cho nhân dân và cho cả trung tâm.

+ Tạo sự tin cậy cho người dân khi nộp hồ sơ tại trung tâm, việc quản trị dữliệu tập trung tạo tính nhất quán đồng bộ CSDL giữa các phòng ban, giúp thông tintrao đổi giữa các phòng ban được truyền tải nhanh chóng, chính xác

+ Hệ thống báo cáo tổng hợp dữ liệu được truy xuất nhanh, cung cấp tất cảcác thông tin theo như thông tư chính phủ ban hành

2.2.3.2 C hức năng của phần mềm TMV.LIS

- Phân hệ quản trị hệ thống

Quản trị phân quyền truy cập người dùng, hỗ trợ chức năng thêm mới, chỉnhsửa, xóa: người dùng, nhóm người dùng… Chức năng gán quyền cho từng ngườidùng Quản trị các danh mục, quy trình nghiệp vụ trong đăng ký đất đai Các danhmục trong hệ thống bao gồm:

+ Chức năng cập nhật, chỉnh sửa thông tin loại đối tượng sử dụng: chức năngcập nhật, chỉnh sửa thông tin từng loại mục đích sử dụng; chức năng xóa thông tinđối tượng khỏi danh mục; xuất danh mục ra file XML để lưu trữ cập nhật khi cầnhoặc để trao đổi giữa các hệ thống khác nhau…

+ Phân hệ cung cấp chức năng quản trị CSDL đăng ký đất đai của hệ thống:chức năng xuất dữ liệu ra file XML để lưu trữ dữ liệu, dùng để nhập dữ liệu vào hệthống Chức năng nhập dữ liệu từ file XML nhập dữ liệu từ file dữ liệu được xuất rabởi chương trình Xóa dữ liệu đăng ký trong CSDL thực hiện xóa toàn bộ dữ liệu cótrong CSDL đăng ký đất đai

Trang 38

+ Phân hệ cung cấp chức năng quản trị CSDL đất đai Phân hệ cung cấp chứcnăng quản trị CSDL tổng hợp Phân hệ cũng cung cấp chức năng theo dõi ngườidùng tương tác với hệ thống.

- Phân hệ tra cứu, kết xuất thông tin đất đai

+ Phân hệ này cung cấp nhiều chức năng tra cứu, tìm kiếm thông tin từ dữliệu không gian, phân hệ hỗ trợ tra cứu theo nhiều phạm vi (theo phường/xã, theo tờbản đồ, theo đường phố,…) và nhiều chủ đề (theo laoij đât, theo tình trạng cấp giấy)khác nhau Với chức năng tra cứu từ dữ liệu thuộc tính, phân hệ cung cấp nhiều tùychọn tìm kiếm rất hữu ích và hiểu thị kết quả một cách nhanh chóng

+ Tra cứu trực tiếp từ cửa sổ bản đồ, việc hiển thị từ thuộc tính sang khônggian (bản đồ), từ bản đồ sang thuộc tính linh hoạt thuận tiện

+ Kết quả tra cứu được kết xuất/in theo nhiều dạng khác nhau: trích lục bản

đồ thửa đất, hồ sơ kỹ thuật thửa đất, bản vẽ hiện trạng nhà đất, biên bản xác địnhranh giới, mốc giới, trích sao sổ địa chính, trích sao sổ mục kê, trích sao sổ cấpGCN, trích sao GCN, trích sao theo dõi biến động, tạo sổ địa chính, tạo sổ mục kê,tạo sổ cấp giấy, tạo sổ theo dõi biến động…

- Phân hệ kê khai đăng ký cấp GCN

+ Phân hệ này giúp giải quyết các công việc nghiệp vụ tại các văn phòngđăng ký nhà đất (cả cấp phòng và cấp sở) từ tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa,đến phân công, thẩm định hồ sơ, in ấn các loại giấy tờ, thông báo, tờ trình, in giấychứng nhận và kết quả cho người dân

Trang 39

+ Phân hệ hỗ trợ giải quyết tất cả các loại hồ sơ như: cấp mới, cấp đổi, cấplại, chuyển nhượng, chuyển mục đích, thế chấp… Phân hệ cũng hỗ trợ quản lý cácđơn ngăn chặn.

+ Phân hệ hỗ trợ nhiều chức năng thống kê, báo cáo như: thống kê tình hình cấpgiấy chứng nhận hàng tháng, thống kê tình hình biến động hàng tháng, thống kê tìnhhình tiếp nhận và thụ lý hồ sơ của các cán bộ văn phòng theo định kỳ…

+ Phân hệ cũng cung cấp chức năng tìm kiếm các hồ sơ đã trễ hẹn hoặc sắpđến ngày hẹn giúp lãnh đạo có thông tin để kịp thời điều chỉnh

- Phân hệ chỉnh lý biến động

+ Phân hệ này giúp giải quyết các công việc nghiệp vụ tại các văn phòngđăng ký nhà đất (cả cấp phòng và cấp sở) từ tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa,đến phân công, thẩm định hồ sơ, in ấn các loại giấy tờ, thông báo, tờ trình, in giấychứng nhận và trả kết quả cho người dân

+ Phân hệ hỗ tợ giải quyết tất cả các loại hồ sơ như: cấp mới, cấp đổi, cấp lại,chuyển nhượng, chuyển mục đích, thế chấp… Phân hệ cũng hỗ trợ quản lý các đơnngăn chặn

+ Phân hệ hỗ trợ nhiều chức năng thống kê, báo cáo như: thống kê tình hìnhcấp GCN hàng tháng, thống kê tình hình biến động hàng tháng, thống kê tình hìnhtiếp nhận và thụ lý hồ sơ của các cán bộ văn phòng theo định kỳ…

+ Phân hệ cũng cung cấp chức năng tìm kiếm các hồ sơ đã trễ hẹn hoặc sắpđến ngày hẹn giúp lãnh đạo có thông tin để kịp thời điều chỉnh

- Phân hệ kết xuất bản đồ chuyên đề từ CSDL địa chính

Trang 40

+ Phân hệ cung cấp chức năng kết xuất ra một số loại bản đồ chuyên đề từCSDL địa chính bất cứ khi nào cần Phân hệ hỗ trợ tạo và biên tập bản đồ địa chính

và bản đồ hiện trạng sử dụng đất

+ Phân hệ này hỗ trợ nhiều chức năng biên tập để tạo ra các loại bản đồchuyên đề theo đúng quy định của nhà nước

- Phân hệ cổng thông tin đất đai

+ Phân hệ này là nơi cung cấp thông tin liên quan đến địa chính cho người dân

+ Phân hệ hỗ trợ nhiều ứng dụng cung cấp thông tin cho người dân màkhông cần phải đến Văn phòng đăng ký như: tra cứ giá đất, tra cứu tình hình thụ lý,giải quyết hồ sơ của người dân, tra cứu tình trạng thế chấp, tình trạng ngăn chặn…Phân hệ hỗ trợ phân quyền sử dụng các chức năng này

- Các hệ thống khác trong cùng lĩnh vực

+ Phần mềm hỗ trợ thành lập bản đồ giá đất và CSDL giá đất-TMV.Value

+ Phần mềm kê khai, đăng ký cấp GCN, lập hồ sơ địa chính và dữ liệu đấtđai-TMV.Cadas

+ Phần mềm thành lập bản đồ địa chính số và dữ liệu không gian địa chínhTMV.Map

Ngày đăng: 22/05/2019, 06:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Khác
2. Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Thiết kế kỹ thuật Cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường, 2010 Khác
3. Tổng cục Quản lý đất đai. Thiết kế kỹ thuật cơ sở dữ liệu đất đai, 2010 Khác
4. Thông tư 04/2013/TT-BTNMT quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Khác
5. Thông tư 17/2010/TT- BTNMT quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w