1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHẦN mềm VILIS TRONG x y DỰNG cơ sở dữ LIỆU hồ sơ địa CHÍNH

109 122 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 14,33 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tàiKhái niệm về đất đai đã được nhiều nhà khoa học, tổ chức đưa ra và tạiHội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil năm 1993, kháiniệm đầy đủ nhất về đ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian thực tập khóa luận tốt nghiệp, lời đầu tiên em xin gửi lờicảm ơn chân thành tới những người đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên em trongquá trình thực hiên đề tài này

Trước hết em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Dương VânPhong người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trìnhthực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Em xin trân trọng cảm ơn những lời khuyên, định hướng quý báu củathầy cô giáo trong khoa Trắc địa Bản Đồ và Quản lý đất đai và Bộ môn ĐịaChính trong quá trình thực hiện đề tài

Cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên em trong quá trìnhthực hiện khóa luận tốt nghiệp

Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Diệu Linh

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích, yêu cầu nghiên cứu của đề tài 2

1.2.1 Mục đích nghiên cứu 2

1.2.2 Yêu cầu 2

Chương 2:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC 3

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH 3

2.1 Tổng quan về hồ sơ địa chính 3

2.1.1 Khái niệm về hồ sơ địa chính 3

2.1.2 Đặc điểm của hồ sơ địa chính 3

2.1.3 Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính 4

2.1.4 Nội dung của hồ sơ địa chính 5

2.1.5 Các tài liệu trong hồ sơ địa chính 6

2.2 Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính ở Việt Nam và thành phố Hà Nội 10

2.2.1 Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính tại Việt Nam 10

2.2.2 Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính tại Hà Nội 14

Chương 3:MỘT SỐ PHẦN MỀM SỬ DỤNG 16

TRONG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH .16 3.1 Phần mềm MicroStation 16

3.2 Phần mềm FAMIS 18

3.3 Phần mềm VILIS 19

Trang 3

Chương 4.:ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS 23

TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH 23

4.1 Khái quát chung 23

4.2 Các bước ứng dụng phần mềm VILIS 23

Chương 5:THỰC NGHIỆM 59

5.1.Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Cổ Loa 59

5.1.1 Điều kiện tự nhiên 59

5.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 61

5.1.3 Kinh tế - xã hội 63

5.1.4 Đánh giá chung 65

5.2 Xây dựng Cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính xã Cổ Loa 70

5.2.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính xã Cổ Loa 70

5.2.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính 78

5.3 Khai thác cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý hồ sơ địa chính 87

5.3.1 Biến động Giấy chứng nhận 87

5.3.2 Biến động giao dịch đảm bảo 90

5.3.3 Biến động hình dạng thửa đất 92

5.3.4 Biên tập hồ sơ địa chính 95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

Trang 4

DANH MỤC BẢNG Bảng 5.1: Thống kê hiện trạng sử dụng đất xã Cổ Loa 67 Bảng 5.2 Danh sách thửa đất biến động 71

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Giao diện nắn bản đồ IrasB Warp 72

Hình 2: Bản đồ sau khi tạo vùng 74

Hình 3: Giao diện sửa bảng nhãn thửa 75

Hình 4: Giao diện chuyển đổi dữ liệu FAMISVILIS 77

Hình 5: Kết quả chuyển dữ liệu 77

Hình 6: Đồng bộ dữ liệu 78

Hình 7: Giao diện đăng ký thông tin chủ sử dụng/sở hữu 79

Hình 8: Giao diện đăng ký thông tin thửa đất 80

Hình 9: Giao diện đăng ký thông tin nhà 81

Hình 10: Giao diện đăng ký nhiều chủ sử dụng/sở hữu 82

Hình 11: Giao diện đăng ký nhiều thửa đất 83

Hình 12: Giao diện tạo sơ đồ kỹ thuật thửa đất 84

Hình 13: Giao diện cấp giấy chứng nhận 85

Hình 14: Giao diện In giấy chứng nhận 86

Hình 15: Giao diện lấy sơ đồ thửa đất 87

Hình 16: Giao diện chuyển quyền trọn giấy 88

Hình 17: Giao diện cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận 89

Hình 18: Giao diện hủy bỏ, thu hồi giấy chứng nhận 89

5.3.2 Biến động giao dịch đảm bảo Error: Reference source not found Hình 19: Giao diện đăng ký thế chấp. 90

Hình 20: Giao diện thế chấp bổ sung 91

Hình 21: Giao diện xóa thế chấp 92

Hình 22: Giao diện tách thửa bản đồ 93

Hình 23: Giao diện tách thửa hồ sơ 94

Hình 24: Giao diện gộp thửa bản đồ 95

Hình 25: Giao diện gộp thửa hồ sơ 96

Hình 26: Tạo sổ mục kê 97

Hình 27: In sổ mục kê 97

Hình 28: Tạo sổ địa chính 98

Hình 29: In sổ địa chính 98

Hình 30: Tạo sổ biến động 99

Hình 31: In sổ biến động 99

Trang 7

Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Khái niệm về đất đai đã được nhiều nhà khoa học, tổ chức đưa ra và tạiHội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil năm 1993, kháiniệm đầy đủ nhất về đất đai được đưa ra và sử dụng phổ biến nhất hiện naylà: “ Đất đai là một diện tích cụ thể của trái đất bao gồm tất cả các cấu thànhcủa môi trường ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổnhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nướcngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định

cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại đểlại.”

Luật Đất đai 2003 của Việt Nam quy định: “ Đất đai là tài nguyên quốcgia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan tronghàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựngcác cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng ” Nhu cầu sử dụngđất của con người là vô cùng lớn, cùng với sự gia tăng dân số nhanh chóngkhiến cho nhu cầu ấy ngày càng trở nên gay gắt hơn Tuy nhiên, đất đai lại cóhạn và được coi là một nguồn tài nguyên khan hiếm Việc khai thác và sửdụng một cách hợp lí, có hiệu quả, tránh lãng phí đất đai là điều rất cần thiết.Luật đất đai Việt Nam cũng quy định rõ ràng: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân

do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai

Để phục vụ công tác quản lý đất đai, Nhà nước đã tiến hành lập bản đồđịa chính và hồ sơ địa chính Tuy nhiên, bản đồ địa chính và hồ sơ địa chínhcủa nước ta đang sử dụng hầu hết ở dạng giấy khiến cho việc tra cứu dữ liệu

và chỉnh lý thông tin khó khăn và dễ xảy ra sai sót, đỏi hỏi cách thức quản lýmới hiệu quả hơn

Hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng có những bước tiến xa hơn,công nghệ tin học đang được ứng dụng rộng rãi với nhiều những ưu điểm

Trang 8

vượt trội Việc ứng dụng công nghệ số vào quản lý đất đai là điều tất yếu vì

nó tạo ra một cách thức mới để lưu trữ thông tin, chỉnh lý số liệu một cáchnhanh chóng, hiệu quả, chính xác, kịp thời với sự thay đổi về sử dụng đất.Việc xây dựng hồ sơ địa chính dạng số có thể giúp cho công tác quản lý Nhànước về đất đai hiệu quả và chính xác hơn

Phần mềm ViLis là một phần mềm ứng dụng với giao diện dễ sử dụng,

có tính tương thích cao với các loại phần mềm khác, dữ liệu đầu vào đa dạng

và hiện đang được sử dụng trong công tác số hóa bản đồ và thành lập hồ sơđịa chính

1.2 Mục đích, yêu cầu nghiên cứu của đề tài.

- Bản đồ địa chính được chỉnh lý phù hợp với hiện trạng sử dụng đất

- Kết nối được cơ sở dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính phục vụcông tác quản lý đất đai chi tiết đến từng thửa đất

- Cơ sở dữ liệu phải được lưu trữ và xử lý một cách khoa học, đảm bảochính xác để xây dựng một hệ thống thông tin đất đai thống nhất, tổ chức hợp

lý, thuận tiện mang lại hiệu quả cao, phù hợp với các yêu cầu quản lý Nhànước về đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định

Trang 9

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH

2.1 Tổng quan về hồ sơ địa chính

2.1.1 Khái niệm về hồ sơ địa chính

Theo Luật Đất đai 2003, hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà

nước đối với việc sử dụng đất Một cách cụ thể, ta có thể hiểu hồ sơ địa chính

là hệ thống gồm các tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách,… chứa đựng nhữngthông tin về các mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội và pháp lý của đất đai cần thiếtcho việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai

Hồ sơ địa chính cung cấp thông tin cần thiết để Nhà nước thực hiệnchức năng của mình đối với đất đai với tư cách là chủ sở hữu

Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất của mỗi người sửdụng đất theo đơn vị hành chính cấp xã, gồm: bản đồ địa chính ( hoặc bản đồtrích đo địa chính), sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đấtđai và bản sao lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hồ sơ địa chính được thiết lập, cập nhật trong quá trình điều tra quacác thời kỳ khác nhau, bằng các phương pháp khác nhau: đo đạc lập bản đồđịa chính; đánh giá đất, phân hạng và định giá đất; đăng ký đất đai ban đầu,đăng ký biến động đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.[5]

2.1.2 Đặc điểm của hồ sơ địa chính

Trong công tác quản lý đất đai, hồ sơ địa chính có những đặc điểm sau:

- Chứa các thông tin về quá khứ

- Là bản chính, bản gốc của các văn bản

- Là sản phẩm phản ánh trực tiếp hoạt động của ngành địa chính ở các cấp

- Toàn bộ nội dung phương pháp để đạt được số lượng, tư liệu địa chínhđược tiến hành theo hệ thống cơ sở, huyện, tỉnh và trong cả nước

- Hồ sơ địa chính mang tính xã hội và tính kỷ luật cao

Trang 10

- Hồ sơ địa chính chứa đầy đủ và toàn diện về các mặt: Điều kiện tựnhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở pháp lý Những biến động trong quản lý và sửdụng đất được bổ sung thường xuyên.

- Hồ sơ địa chính mang tính nhân dân rõ rệt, mọi người dân, mọi cơquan, các tổ chức kinh tế - xã hội đều liên quan đến việc sử dụng đất và quantâm đến việc sử dụng đất

- Các tài liệu lưu trữ thông tin của các ngành khác thường không đượcphép thay đổi các thông tin trong bản gốc, còn trong hồ sơ địa chính thì cácthông tin luôn luôn biến động so với sổ gốc của nó Hồ sơ địa chính có giá trịthực tế kéo dài

2.1.3 Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính

Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn.Việc lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính thực hiện theo đúng trình tự, thủ tụchành chính quy định tại Chương XI của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày

29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ về thi hành Luật Đất đai

Hồ sơ địa chính phải bảo đảm tính thống nhất giữa bản đồ địa chính, sổđịa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai; thống nhất giữabản gốc và các bản sao; thống nhất giữa hồ sơ địa chính với giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất

Công tác lập Hồ sơ địa chính nhằm thiết lập cơ sở pháp lý đầy đủ để các

cơ quan quản lý thực hiện quản lý thường xuyên đối với đất đai Tạo điềukiện để Nhà nước nắm bắt đầy đủ, chính xác về diện tích, loại đất, chủ sửdụng của từng thửa đất Từ đó Nhà nước có cơ sở , biện pháp quản lý toàn bộđất đai, đồng thời tạo điều kiện để người lao động sử dụng đất yên tâm sửdụng phần diện tích được giao ổn định lâu dài, đầu tư cải tạo, tái sản xuất đạthiệu quả kinh tế cao

Trang 11

Việc lập hồ sơ địa chính ở 3 cấp xã, huyện, tỉnh là công việc lớn của cáccấp và của các ngành địa chính, việc bảo quản tài liệu để sử dụng lâu dài làvấn đề cực kỳ quan trọng mà từ trước tới nay chưa làm được.

Căn cứ vào tầm quan trọng của việc lập hồ sơ địa chính Ngày27/7/1995 tổng cục địa chính đã ra Quyết định số 499/QĐ – ĐC ban hànhmẫu sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai,… và gần đây làthông tư số 08/2007/TT – BTNMT về việc hướng dẫn thực hiện thống kê,kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và thông tư số09/2007/TT – BTNMT về việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính

2.1.4 Nội dung của hồ sơ địa chính

Hồ sơ địa chính thể hiện chi tiết đến từng thửa đất, nội dung bao gồmnhững thông tin về sử dụng đất, đó là các thông tin về điều kiệu tự nhiên,thông tin về kinh tế - xã hội, thông tin về cơ sở pháp lý

- Thông tin về điều kiện tự nhiên cho biết vị trí, hình dạng, kích thước,tọa độ, diện tích của từng thửa đất Các thông tin này được xác định bằngcác phương pháp đo đạc khác nhau và được thể hiện trên bản đồ địa chính

- Thông tin về kinh tế - xã hội gồm:

+ Thông tin về xã hội bao gồm các thông tin như tên chủ sử dụng đất,nguồn gốc sử dụng đất, phương thức sử dụng đất, quá trình chuyển quyền sửdụng đất, mục đích sử dụng đất, quá trình chuyển mục đích sử dụng đất

+ Thông tin về kinh tế bao gồm có: hạng đất, giá đất, quan hệ kinh tếgiữa Nhà nước và người sử dụng đất

- Thông tin về cơ sở pháp lý gồm: tên văn bản, số văn bản, cơ quan ký

và ban hành văn bản Các thông tin này là căn cứ xác định giá trị pháp lýcủa các loại tài liệu trong hồ sơ địa chính

Các tài liệu phục vụ thường xuyên cho công tác quản lý đất đai bao gồm:bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất

Trang 12

đai, sổ cấp giấy chứng nhận, bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở.

Bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến độngđất đai có các nội dung được lập và quản lý trên máy tính dưới dạng số đểphục vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh, cấp huyện được gọi là cơ sở dữ liệuđịa chính Ngoài ra còn được in trên giấy để phục vụ cho quản lý đất đai ởcấp xã

2.1.5 Các tài liệu trong hồ sơ địa chính

2.1.5.1 Bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng

chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được phêduyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập theo đơn vị hành chính xã, phường,thị trấn, được cơ quan thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lýđất đai cấp tỉnh xác nhận

Đây là một bộ phận cấu thành của hồ sơ địa chính Chúng có mối quan

hệ chặt chẽ không thể tách rời Bản đồ địa chính được dùng để xác định vị trí,hình thể, làm căn cứ khoa học cho việc xác định diện tích trong công tác đăng

ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Bản

đồ địa chính là tài liệu cơ bản để thực hiện thống kê đất đai, lập bản đồ hiệntrạng, thực hiện giao đất, thu hồi đất, thanh tra đất đai

Bản đồ địa chính được lập trước khi tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất

và hoàn thành sau khi được Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận Ranhgiới diện tích và mục đích của các thửa đất thể hiện trên bản đồ địa chính làđược xác nhận theo hiện trạng sử dụng đất Và trong quá trình thực hiện khicấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu có biến động thì cần phải cóchỉnh sửa bản đồ địa chính

Trang 13

2.1.5.2 Sổ mục kê đất đai

Sổ mục kê đất đai là sổ ghi về thửa đất, về đối tượng chiếm đất không

có ranh giới khép kín trên tờ bản đồ và các thông tin có liên quan đến quátrình sử dụng đất Sổ mục kê đất đai được lập để quản lý thửa đất, tra cứuthông tin về thửa đất và phục vụ thống kê, kiểm kê đất đai

Thông tin về thửa đất cần có thứ tự thửa đất, tên người sử dụng đất,người được giao đất để quản lý, diện tích được ghi bao gồm cả phần sử dụngchung và riêng, mục đích sử dụng và những ghi chú về thửa đất

Thông tin ghi trong sổ phù hợp với hiện trạng sử dụng đất Cần phảichỉnh sửa khi có thay đổi nội dung thông tin thửa đất sau khi cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất để sổ mục kê và giấy chứng nhận được thống nhất

Số thứ tự thửa đất được đánh theo nguyên tắc bản đồ địa chính và đượcghi vào sổ theo thứ tự tăng dần từ thửa thứ một đến thửa cuối cùng trên bản

đồ địa chính

Các loại đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa thì ghi theotừng loại đối tượng tăng dần từ đối tượng đầu tiên đến đối tượng cuối cùng

Sổ mục kê dạng bảng khoảng 200 trang, được lập chung cho các tờ bản

đồ địa chính theo trình tự thời gian lập Thông tin trên các tờ bản đồ được ghivào một phần gồm các trang liên tục trong sổ Khi ghi hết sổ thì lập quyểntiếp theo để ghi cho các tờ bản đồ còn lại, đảm bảo thông tin của mỗi tờ bản

đồ được ghi trọn trong một quyển Đối với mỗi phần của trang đầu được sửdụng để ghi thông tin về thửa đất theo thứ tự, tiếp theo để cách số lượng trang

đã ghi vào sổ cho tờ bản đồ Rồi ghi thông tin về các công trình theo tuyến,các đối tượng thủy văn theo tuyến các khu vực đất chưa sử dụng không córanh giới khép kín trên tờ bản đồ

Trường hợp trích đo địa chính hoặc sử dụng sơ đồ, bản đồ không phảibản đồ địa chính thì lập riêng sổ mục kê để ghi số thứ tự thửa đất theo sơ đồ

Trang 14

hoặc bản đồ Số thứ tự ghi vào sổ theo thông tin số hiệu tờ trích đo, số hiệu tờbản đồ.

2.1.5.3 Sổ địa chính

Sổ địa chính là sổ được lập theo đơn vị hành chính cấp xã để thể hiệnthông tin về người sử dụng đất và thông tin về sử dụng đất của người đó đốivới thửa đất đã cấp giấy chứng nhận

Sổ địa chính bao gồm các nội dung như:

Thông tin về thửa đất gồm có: Mã thửa, diện tích, số thứ tự tờ bản đồ,hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng,

số phát hành giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, số vào sổ

Thông tin về người sử dụng đất phải có đầy đủ các thông tin như họ, tên,

số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ đăng ký thường trú

Ghi trú thửa đất thể hiện giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tàichính chưa thực hiện, tình trạng đo đạc, hạn chế quyền sử dụng đất Trong sổđịa chính cũng thể hiện những biến động về người sử dụng đất thực hiệnquyền sử dụng đất

Sổ địa chính được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn với sốlượng 200 trang Mỗi trang sổ để đăng ký cho một chủ sử dụng gồm tất cảcác thửa đất thuộc quyền sử dụng của người đó; Nếu sử dụng nhiều thửa ghimột trang không hết thì ghi nhiều trang sổ; cuối trang ghi số trang tiếp theocủa người đó, đầu trang tiếp theo của người đó ghi số trang trước của người

đó, trường hợp trang tiếp theo ở quyển khác thị ghi thêm số hiệu quyển sauvào số trang

2.1.5.4 Sổ theo dõi biến động đất đai

Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ được lập để theo dõi các trường hợp

có thay đổi trong sử dụng đất gồm thay đổi kích thước và hình dạng thửa đất,người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sửdụng đất

Trang 15

Sổ theo dõi biến động đất đai bao gồm các nội dung cơ bản sau: Họ, tên,địa chỉ của người đăng ký biến động đất đai; thời điểm đăng ký biến động ghichính xác đến phút; mã thửa đất có biến động hoặc mã thửa đất mới được tạothành.

Sổ theo dõi biến động cũng được lập theo đơn vị hành chính xã,phường, thị trấn do văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất lập và các cán bộđịa chính lập và quản lý Sổ khoảng 200 trang, và việc ghi sổ được thực hiệnđối với tất cả các trường hợp đăng ký biến động về sử dụng đất đã đượcchỉnh lý trên sổ địa chính Các thông tin được ghi vào sổ theo thứ tự thời gianthực hiện đăng ký biến động

2.1.5.5 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác nhậnquyền sử dụng đất hợp pháp, được cấp cho người sử dụng để họ yên tâm chủđộng sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả cao nhất, và thực hiện các quyền,nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật

Nội dung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm các thông tin: Cấp cóthẩm quyền cấp giấy chứng nhận, tên chủ sử dụng, tổng diện tích sử dụng,địa chỉ thửa đất, số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, mục đích sử dụng, thờihạn sử dụng, số thứ tự cấp giấy chứng nhận, ngày tháng năm cấp giấy, ngàytháng năm thay đổi, số và nội dung quyết định thay đổi

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo một mẫu thống nhất trong cảnước đối với mọi loại đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Mọingười sử dụng đất đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm 4 trang và được cấp theotừng thửa gồm 2 bản: Một bản cấp cho người sử dụng đất, một bản lưu tạivăn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của cơ quan Tài nguyên và Môi trườngtrực thuộc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký

Trang 16

2.1.5.6 Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được lập để cơ quan cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất theo dõi việc xét duyệt cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất đến từng chủ sử dụng đất, theo dõi quản lý giấy chứngnhận quyền sử dụng đất đã cấp

Nội dung sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm thứ tự cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tên chủ sử dụng đất, nơi thường trú, sốphát hành giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ngày ký giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, ngày giao giấy chứng nhận, người nhận giấy chứng nhận

ký, ghi rõ họ tên

2.2 Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính ở Việt Nam và thành phố Hà Nội

2.2.1 Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính tại Việt Nam

Việc ứng dụng công nghệ hiện đại để thu thập, lưu trữ, xử lý, tích hợp

và cung cấp dữ liệu đất đai dạng số đã được nước ta bắt đầu từ những năm

1990 khi công nghệ đo đạc chuyển từ công nghệ Analog, với các máy đoquang cơ sang công nghệ số (digital) với việc ứng dụng công nghệ GPS vàtoàn đạc điện tử, ảnh hàng không và ảnh viễn thám dạng số Đất đai là tàinguyên hữu hạn, vì vậy việc sử dụng đất đai một các hợp lý vì sự phát triểnbền vững là đòi hỏi tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Vì vậy, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và hệ thống hồ sơ địachính là điều hết sức cần thiết Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thôngtin hiện nay thì ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng cơ sở dữliệu đất đai và hệ thống dữ liệu hồ sơ địa chính là điều tất yếu vì những ưuthế vượt trội của nó so với những phương pháp trước đây

Để đảm bảo việc tích hợp dữ liệu đồ họa về thửa đất với dữ liệu thuộctính về chủ sử dụng và hiện trạng sử dụng đất thì các nhà nghiên cứu, quản lý

và sản xuất tại Trung ương và địa phương đã kế thừa thành tựu của các hãng

Trang 17

phần mềm lớn trên thế giới và cho ra đời hàng loạt các phần mềm nội địanhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số như: FAMIS vàCaDDB, CICAD và CIDATA, CILIS, PLIS và sau này là ELIS, VILIS,eKLIS, VNLIS

Hệ thống phần mềm thông tin đất đai là một hệ thống được thiết kế baogồm nhiều modul liên kết với nhau để thực hiện các nhiệm vụ khác nhautrong công tác quản lý đất đai Hệ thống phần mềm thể hiện bằng các nhómchức năng của hệ thống và được thiết kế theo nguyên tắc:

- Là một hệ thống bao gồm nhiều modul, được chia thành các hệ thốngcon Mỗi hệ thống con bao gồm một nhóm các chức năng phù hợp với mộtdạng công việc trong công tác quản lý đất đai

- Hệ thống có tính phân cấp theo 3 mức: tỉnh, huyện, xã

Nhìn chung, phần mềm hệ thống thông tin đất đai chia thành các hệthống phần mềm con sau:

- Hệ thống quản lý điểm tọa độ, độ cao, độ cao cơ sở, lưới khống chế vàbản đồ địa chính

- Hệ thống quản lý hồ sơ địa chính và đăng ký, thống kê đất đai

- Hệ thống hỗ trợ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, phân hạng, đánhgiá, định giá đất

-Hệ thống hỗ trợ quản lý về thuế đất, giá trị đất và các công trình trên đất

- Hệ thống hỗ trợ công tác thanh tra đất đai, giải quyết tranh chấp vàkhiếu nại tố cáo về đất đai

Thông thường, hệ thống thông tin đất đai được thiết kế theo 4 phiên bảntương ứng với 4 cấp hành chính về quản lý đất đai

- Hệ thống thông tin đất đai cấp trung ương

- Hệ thống thông tin đất đai cấp tỉnh

- Hệ thống thông tin đất đai cấp huyện

- Hệ thống thông tin đất đai cấp xã

Trang 18

Những giải pháp này đã cung cấp cho các địa phương một công cụ hữuích, hỗ trợ tích cực để đẩy nhanh việc lập cơ sở dữ liệu địa chính số, hồ sơ địachính và bản đồ địa chính, góp phần đẩy nhanh tiến độ đăng ký đất đai, lập

hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Có thể nói hiện nay, việc ứng dụng công nghệ tin học để lập cơ sở dữliệu đất dai dạng số đã được ứng dụng ở 100% cơ quan tài nguyên môitrường cấp tỉnh và cấp huyện Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin

ở các cán bộ địa chính cấp xã còn rất hạn chế, đặc biệt đối với các xã vùngsâu, vùng xa, vùng núi đặc biệt khó khăn

Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 179/2004/QĐ-TTg

về việc phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tàinguyên và môi trường đến năm 2015 định hướng đến năm 2020 Quyết định

đã đưa ra 4 mục tiêu chủ yếu và 7 nhiệm vụ trọng tâm Trong đó, việc xâydựng cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và

hệ thống hồ sơ địa chính là một trong những nhiệm vụ cơ bản nhất

Ngày 27 tháng 8 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số1065/QĐ-TTg phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thôngtin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015, giao cho

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyềnthông hướng dẫn xây dựng hệ thống thông tin về tài nguyên và môi trường tại

cơ quan nhà nước các cấp Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường trao đổi,lưu trữ, xử lý văn bản điện tử trên toàn quốc Bảo đảm tận dụng triệt để hạtầng kỹ thuật được trang bị để trao đổi các văn bản điện tử giữa các cơ quannhà nước giảm văn bản giấy, tăng cường chia sẻ thông tin trong hoạt độngcủa cơ quan nhà nước, chuẩn hóa thông tin, xây dựng quy trình, chuẩn hóanội dung tích hợp thông tin từ cấp xã, huyện, tỉnh về các Bộ và Văn phòngChính phủ

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, việc xây dựng cơ sở dữ liệu địachính số đã được các tỉnh chú trọng đầu tư thích đáng, như Dự án xây dựng

cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính số tại Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh: BìnhDương, Long An, An Giang, Đồng Nai, Bình Thuận, Đà Nẵng, Bắc Ninh,

Trang 19

Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định Nhiều chương trình dự án về xây dựng cơ

sở dữ liêu đất đai đã được triển khai ở cấp Trung ương Các dự án điển hình

là xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai từ năm 2000 đến năm 2010 (sảnphẩm phần mềm của dự án này đã được sử dụng trên phạm vi toàn quốc với 3lần chỉnh sửa phù hợp với hệ thống biểu mẫu thống kê Đến thời điểm kiểm

kê đất đai 2010, toàn bộ các địa phương đã sử dụng phần mềm TK05 đểnhập, tổng hợp cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai nộp về Bộ), dự án xây dựng hệthống thông tin đất đai và môi trường đã xây dựng hệ thống ELIS, dự án xâydựng cơ sở dữ liệu tích hợp tài nguyên và môi trường và một số dự án khác.Trong quá trình triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu dạng số, Nhà nước tacũng đã nhận được sự giúp đỡ rất có hiệu quả của các tổ chức Quốc tế như:Chương trình CPLAR và Chương trình SEMLA của Thụy Điển, Chươngtrình nâng cấp đô thị do Hiệp hội các đô Thị Việt Nam và Hiệp hội đô thịCanada thực hiện Một giải pháp đồng bộ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địachính số đã được đề cập trong Dự án VLAP do Ngân hàng thế giới tài trợ vớitổng kinh phí (cả vốn vay và vốn đối ứng) lên tới 100 triệu USD.[9]

Mới đây nhất, theo Quyết định 1975/QĐ-TTg năm 2013, Thủ tướngChính phủ đã phê duyệt Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai”

Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao nhiệm vụ là cơ quan chủquản dự án Dự án được thực hiện từ nay tới năm 2018 Giai đoạn 1 ( tớitháng 12-2015) sẽ xây dựng hệ thống phần mềm phục vụ quản lý, cập nhật,khai thác cơ sở dữ liệu đất đai; xây dựng và tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai cho

3 huyện của 3 tỉnh đại diện 3 miền Bắc, Trung, Nam có đủ điều kiện cơ bản

đã hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, xây dựng hồ

sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tích hợp cơ sở dữliệu đất đai của 41 huyện điểm thuộc Dự án tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính

và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai; kết nối cơ sở dữ liệu đất đai với các ngành cónhu cầu, trước mắt ưu tiên các ngành: Ngành thuế, ngân hàng, xây dựng vàngành GTVT Kết thúc từng giai đoạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đánhgiá kết quả, sơ kết, tổng kết dự án để hoàn thiện hệ thống, triển khai hiệu quảvào năm 2020.[7]

Trang 20

Nhìn chung những kết quả đạt được là đáng khích lệ và đáp ứng đượcnhững đòi hỏi cấp bách của các địa phương trong công tác đăng ký đất đai,lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữutài sản khác gắn liền với đất, góp phần không nhỏ trong việc bình ổn xã hội,làm tăng thu cho ngân sách thông qua việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính vềđất đai Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu đất đai hiện nay mới chỉ giới hạn phục vụtrong ngành tài nguyên môi trường là chủ yếu và cũng chủ yếu do ngành tàinguyên và môi trường xây dựng Chính vì lẽ đó hiệu quả chưa cao và đôi khidẫn đến lãng phí trong đầu tư do đầu tư chồng chéo và thiếu chia sẻ thông tin.Vấn đề đặt ra là cần phải nhanh chóng xây dựng một cơ sở dữ liệu đa mụctiêu, đa người sử dụng và do nhiều cơ quan cùng tham gia xây dựng.

2.2.2 Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính tại Hà Nội

Năm 2008, Hà Nội cùng 8 tỉnh thí điểm thực hiện dự án VLAP theoHiệp định ngày 16/6/2008 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam và Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA) Theo đó, Dự án VLAP tiếnhành trong thời gian 5 năm, kể từ 17- 9- 2008 đến hết tháng 12- 2013, vớitổng mức đầu tư là 100.000.000 USD (một trăm triệu đô la Mỹ) Trong đó,vốn IDA- Ngân hàng Thế giới là 75 triệu đô la Mỹ; vốn đối ứng - từ ngânsách trung ương và ngân sách các tỉnh, TP tham gia Dự án là 25 triệu USD;vốn viện trợ không hoàn lại cho Dự án sẽ được xác định trong quá trình thựchiện Dự án đã được Ban Quản lý triển khai tại các quận huyện của thành phố

và đã đạt những kết quả bước đầu, giúp người dân được tiếp cận một cáchthuận lợi nhất những thông tin đất đai thông qua Dự án VLAP và được thựchiện các quyền, nghĩa vụ công dân về quyền sử dụng đất Qua đó giúp cơquan Nhà nước quản lý chặt chẽ, có định hướng quy hoạch sử dụng đất mộtcách hợp lý và hiệu quả

Có thể nói, trước khi dự án VLAP được triển khai trên địa bàn Thủ đô,thực trạng cấp GCN quyền sử dụng đất ở cũng như đất nông nghiệp tại cáchuyện ngoại thành Hà Nội có nhiều bất cập, phức tạp và khó khăn, gây trởngại lớn đối với việc quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai Công tác quản lýđất đai của các cấp chính quyền địa phương gặp không ít khó khăn, nhất là

Trang 21

khi có tranh chấp, khiếu nại Dự án tại Hà Nội nếu hoàn thành tức là hệ thốngquản lý đất đai hiện đại sẽ giúp người sử dụng đất được tiếp cận nhiều hơnđến các dịch vụ đất đai với những thông tin chính xác; quyền lợi của người

sử dụng đất cũng được bảo vệ tốt hơn Vì vậy, Ban quản lý Dự án VLAP HàNội đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức chocộng đồng; đồng thời đào tạo đội ngũ cán bộ từ các lớp tập huấn do Ban quản

lý Trung ương tổ chức để có thể đảm đương nhiệm vụ được giao.[6]

Gần đây, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định

số 7052/QĐ-UBND, cho phép chuẩn bị đầu tư “Dự án Xây dựng tổng thể hệthống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của thành phố” nhằmhoàn thiện hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai Theo quyết định,

Sở Tài nguyên và Môi trường được giao làm chủ đầu tư, triển khai thực hiệnviệc đo vẽ bản đồ địa chính đối với nơi chưa có bản đồ, chỉnh lý, đối soát bổsung bản đồ địa chính đã có; thực hiện cấp đổi với trường hợp chưa có giấychứng nhận quyền sử dụng đất; hiệu chỉnh hoặc cấp đổi giấy chứng nhận đãcấp nếu có biến động; xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Dự án tổng thể được phân định theo địa bàn quận, huyện, thị xã thànhcác tiểu dự án Trong quá trình lập dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm xác định,luận chứng cụ thể khối lượng thực hiện, rà soát hồ sơ quản lý đất đai để tậndụng các sản phẩm, thông tin địa chính đã có để tránh chồng chéo, lãng phí.Các hạng mục không được trùng lắp với các nhiệm vụ, dự án, hồ sơ liên quanđến đo vẽ bản đồ, hồ sơ địa chính đã và đang triển khai trên địa bàn như các

dự án Vlap, cắm mốc nông, lâm trường, cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, hồ

sơ địa chính 24 phường đã nghiệm thu và dự án xây dựng hồ sơ địa chính ở

40 xã

Tổng mức đầu tư thực hiện dự án trên khoảng 900 tỷ đồng từ ngân sáchthành phố, quận, huyện trích từ nguồn thu tiền sử dụng đất theo Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 4/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ và các nguồn hợp phápkhác Dự kiến việc hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư dự án trên trong tháng 6-

2014.[16]

Trang 22

Chương 3 MỘT SỐ PHẦN MỀM SỬ DỤNG TRONG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH 3.1 Phần mềm MicroStation

Phần mềm MICROSTATION: Là một phần mềm trợ giúp thiết kế

(CAD) và là môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đốitượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ MicroStation còn được làm nền chocác ứng dụng khác như Geovec, Irasc, Irasb, MSFC, Mrf Clean, Mrf Flagchạy trên đó

Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hóa các đối tượng trênnền ảnh (Raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ Các File dữliệu của bản đồ được tạo trên nền ảnh File chuẩn (seed file) được định nghĩađầy đủ các thông số toán học bản đồ, hệ đơn vị đo được tính theo giá trị thựcngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và thống nhất giữa các file bản đồ

Tổ chức dữ liệu trong MicroStation : Các bản vẽ trong MicroStion đượcghi dưới dạng các file *.dgn Mỗi file bản vẽ đều được định vị trong một hệthống tọa độ nhất định với các tham số về lưới tọa độ, đơn vị đo tọa độ, phạm

vi làm việc, số chiều của không gian làm việc,… Nếu không gian làm việc làhai chiều, thì ta có file 2D, nếu không gian làm việc là ba chiều thì ta có file3D Trong mỗi file dữ liệu được phân theo các thuộc tính

+ Tọa độ X, Y với file 2D Tọa độ X, Y, Z với file 3D

+ Tên lớp ( Level) : Có tất cả 63 lớp đánh số từ 1 – 63

+ Màu sắc (Color) : Bảng màu có 256 màu, đánh số từ 0 – 256

+ Kiểu nét (Style) : Có 8 loại nét cơ bản đánh số từ 0 – 8

+ Lực nét (Weight): Có 16 lực nét cơ bản đánh số từ 0 – 15

Ngoài ra MicroStion còn cung cấp công cụ nhập (Import), xuất (Export)

dữ liệu đồ họa từ các phần mềm khác qua các file DXF hoặc DWG

Trang 23

- Phần mềm IRASB: Irasb là phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu

Raster dưới dạng các ảnh đen trắng (black and white image) và được chạytrên nền của Microstation.Mặc dù, dữ liệu của Irasb và Microstation được thểhiện trên cùng một màn hình nhưng nó hoàn toàn độc lập với nhau Nghĩa làviệc thay đổi dữ liệu phần này không ảnh hưởng đến phần kia Ngoài việc sửdụng Irasb để hiển thị các file ảnh bản đồ phục vụ cho quá trình số hóa trênảnh, công cụ Warp của Irasb được sử dụng để nắn các file ảnh raster từ tọa độhàng cột của các pixel về tọa độ thực của bản đồ

- Phần mềm GEOVEC: Geovec là một phần mềm chạy trên nền của

Microstation cung cấp các công cụ số hóa bán tự động các đối tượng trênnền ảnh trắng đen (binary) với định dạng của Intergraph Mỗi một đối tượng

số hóa bằng Geovec phải được định nghĩa trước các thông số đồ họa về màusắc, lớp thông tin khi đó đối tượng này được gọi là một Feature Mỗi mộtFeature có một tên gọi và mã riêng Trong quá trình số hóa đối tượng bản đồ,Geovec được dùng nhiều trong việc số hóa các đối tượng dạng đường

- Phần mềm MSFC: MSFC (MicroStation Future Collection) Modul

cho phép người dùng khai báo và đặt các đặc tính đồ họa cho các lớp thôngtin khác nhau căn bản phục vụ cho quá trình đồ họa cho các lớp thôn tin khácnhau căn bản phục vụ cho quá tình số hóa, đặc biệt là số hóa trong Geovec.Ngoài ra, MSFC còn cung cấp một loạt cá công cụ số hóa bản đồ trên nềnMicrostation.MSFC được sử dụng:

+ Để tạo bảng phân lớp và định nghĩa các thuộc tính đồ họa chođối tượng

+ Quản lý các đối tượng cho quá trình số hóa

+ Lọc điểm và làm trơn đường đối với từng đối tượng đường riêng lẻ

- Phần mềm MRFCLEAR: MDLclean được viết bằng MDL

(MicroStation Developmenrt Language) và được chạy trên nền củaMicroStation MRFclean dùng để:

Trang 24

+ Kiểm tra lỗi tự động, nhận diện và đánh dấu vị trí các điểm cuối tự dobằng một lý hiệu (chữ D, X, S).

+ Xóa những điểm, những đường trùng nhau

+ Cắt đường: tách một đường thành 2 đường tại điểm giao với đườngkhác

+ Tự động loại các đoạn thừa có độ dài nhỏ hơn Dangle_factor nhân vớitolerance

- Phần mềm MRFFLAG: MRFflag được thiết kế tương tự với

MRFclean, dùng để tự động hiển thị trên màn hình lần lượt các vị trí có lỗi

mà MRFclean đã đánh dấu trước đó và người dùng sẽ sử dụng các công cụcủa MicroStation để sửa

- Phần mềm IPLOT: IPLOT là một phần mềm phục vụ cho việc in

trong môi trường MicroStation, Iplot có thể in ở mọi kích thước giấy in, tùyvào máy in, và có thể in ở mọi tỷ lệ Iplot cho phép đặt các thông số in nhưlực nét, thứ tự in các đối tượng… thông qua tệp tin điều khiển là pen-table

và Hồ sơ địa chính thống nhất

Các chức năng của phần mềm FAMIS được chia làm 2 nhóm lớn :

- Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo

- Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính

- Quản lý khu đo: FAMIS quản lý các số liệu đo theo khu đo Một đơn

vị hành chính có thể được chia thành nhiều khu đo Số liệu đo trong 1 khu có

Trang 25

thể lưu trong 1 hoặc nhiều file dữ liệu Người dùng có thể tự quản lý toàn bộcác file dữ liệu của mình một cách đơn giản, tránh nhầm lẫn

- Tạo vùng, tự động tính diện tích Tự động sửa lỗi Tự động phát hiệncác lỗi c ̣òn lại và cho phép người dùng tự sửa Chức năng thực hiện nhanh,thuận tiện cho phép người dùng tạo vùng trên một phạm vi bất kỳ Cấu trúcfile dữ liệu tuân theo theo đúng mô hình topology cho bản đồ số vector

- Thao tác trên bản đồ địa chính Bao gồm các chức năng tạo bản đồđịa chính từ bản đồ gốc Tự động vẽ khung bản đồ địa chính Đánh sốthửa tự động

- Tạo hồ sơ thửa đất FAMIS cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng vẽthửa đất bao gồm: Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, Trích lục, Giấy chứng nhận Dữliệu thuộc tính của thửa có thể lấy trực tiếp qua quá trình quy chủ tạm thờihoặc liên kết với cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính

- Xử lý bản đồ: FAMIS cung cấp một số phép xử lý, thao tác thông dụngnhất trên bản đồ

- Tạo bản đồ chủ đề từ trường dữ liệu Xây dựng các bản đồ theo phân bậc

số liệu Kết hợp các phương pháp phân bậc trong bản đồ học và khả năng biểudiễn (tô màu) của MicroStation, chức năng này cung cấp cho người dùng mộtcông cụ rất hiệu quả làm việc với các loại bản đồ chuyên đề khác nhau

- Liên kết với cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính

Famis có khả năng xử lý, quản lý Bản đồ địa chính số đảm bảo côngđoạn xử lý ngoại nghiệp sau khi đo vẽ hoàn chỉnh một số hệ thống bản đồ địachính số và tạo ra các tài liệu kỹ thuật có liên quan như: hồ sơ kỹ thuật thửađất, trích lục thửa đất…

3.3 Phần mềm VILIS

Được xây dựng dựa trên các phát triển mới nhất của công nghệ ArcGIScủa hãng ESRI(Hoa Kỳ) và công nghệ thông tin như webGIS, .NET,ASP.NET, PHP, phiên bản VILIS2.0 có khả năng được áp dụng rộng rãi khắp

Trang 26

toàn quốc với nhiều ưu điểm vượt trội và có giao diện dễ sử dụng Phiên bảnVILIS2.0 được xây dựng trên môi trường NET của Microsoft, có kiến trúcrất mềm dẻo, linh hoạt, có thể dễ dàng mở rộng và hỗ trợ nhiều ứng dụng.VILIS2.0 có khả năng nhập và xuất dữ liệu (bản đồ, thông tin) từ nhiềunguồn dữ liệu (dạng giấy, dạng số), trên nhiều định dạng dữ liệu khác nhau.Thêm nữa, phần mềm này còn có các chức năng phục vụ tác nghiệp quản lýđất đai như xây dựng, quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, cập nhật, chỉnh lý thông tin biến động đất đai Ngoài ra nó còn cócác chức năng về tra cứu thông tin trên mạng diện rộng, trên mạng cục bộ vàinternet.

Phần mềm VILIS2.0 dễ dàng sử dụng trên nhiều nền tảng cơ sở dữ liệukhác nhau như MSAccess, MS-SQLServer, Oracle Đây chính là đặc điểm thểhiện sự thuận lợi trong sử dụng phần mềm này VILIS2.0 là một chương trìnhthông minh có khả năng chạy độc lập (Desktop), chạy trên môi trường mạngkhách/chủ (Client/Server) và một số mô đun trên nền Web Phần mềm có khảnăng cho phép người sử dụng tự định nghĩa quy trình làm việc, cho phépngười sử dụng tự viết phần mở rộng đặc thù (Extension) nhúng tích hợp vớisản phẩm đã được phân phối

Là một phần mềm dễ sử dụng với giao diện tiếng Việt thân thiện, cácchức năng của VILIS được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp quy mớinhất và kinh nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển tại nhiều địa phương trêntoàn quốc Đặc biệt, phần mềm còn được tích hợp font chuẩn Unicode choCSDL thuộc tính, hệ tọa độ chuẩn VN2000 cho cơ sở dữ liệu bản đồ

Phần mềm VILIS 2.0 được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảngcông nghệ hiện đại và tiến tiến nhất hiện nay, đáp ứng chạy trên nhiều hệ điềuhành phổ biến như WindowXP, Win Vista, Window 7, Window sever với cácgiải pháp công nghệ như:

+ Cơ sở dữ liệu tập trung được phát triển dựa trên nền quản trị cơ sở dữliệu Microsoft SQL sever 2005 của hãng Microsoft

+ Cơ sở dữ liệu đồ họa và sự tương tác được xây dựng trên công nghệArcEngine của hãng ESRITM

Trang 27

Phần mềm gồm 3 hệ thống chính:

- Hệ thống kê khai đăng ký và lập hồ sơ địa chính

- Hệ thống đăng ký và quản lý biến động đất đai

- Quản lý địa chính cheo tiêu chuẩn ISO

* Các chức năng của phần mềm Vilis:

1 Nhóm chức năng hệ thống

Quản lý các thông tin liên quan đến hệ thống bao gồm công việc như:chuyển hệ thống sử dụng, chọn đơn vị hành chính, quản lý người sử dụng

- Đăng nhập dữ liệu và khoá hệ thống:

+ Đăng nhập hệ thống: Đây là một công việc mang tính bắt buộc, chúng

ta sẽ không thể sử dụng các chức năng còn lại của chương trình khi không cómật khẩu truy cập hệ thống Bạn có thể có các quyền khác nhau đối vớichương trình, tuỳ thuộc vào mật khẩu mà bạn sử dụng

+ Khoá hệ thống: Công việc này bạn sẽ thực hiện khi kết thúc hoặc tạmthời dừng phiên làm việc

- Quản trị người dùng:

Chỉ có những người có trách nhiệm mới có quyền can thiệp vào dữ liệucủa chương trình Nguyên nhân là do đối tượng áp dụng của phần mềm nàykhá đặc biệt, đất đai và các thông tin về đất luôn cần đảm bảo độ chính xác và

độ an toàn của dữ liệu.Thêm nữa, bản chất của chương trình này chính là thunhập dữ liệu, nên việc để bất kỳ ai cũng có thể truy cập, sử dụng, can thiệp đểthay đổi dữ liệu là rất nguy hiểm

- Chức năng cơ sở dữ liệu:

+ Tạo file dữ liệu mới: Muốn làm việc với một đơn vị hành chính, việccần làm là tạo một dữ liệu trắng của đơn vị hành chính đó Sau đó, có thểnhập các thông tin và thao tác trên đó

+ Mở dữ liệu: Trước khi bắt đầu tiến hành thao tác với dữ liệu của một

xã thì cầnphải mở file dữ liệu của xã đó

+ Đóng dữ liệu: Đóng dữ liệu để kết thúc phiên làm việc

2 Nhóm chức năng tìm kiếm

Trang 28

Nhóm chức năng này quản lý các thông tin liên quan đến các thông tingồm Bảng thông tin thửa đất, đây là bảng thể hiện thông tin chi tiết về cácthửa đất đã đăng ký sử dụng trong đơn vị hành chính Ta có thể Tra cứu trênbản đồ hoặc tra cứu trên hồ sơ.

3 Nhóm chức năng kê khai đăng ký

Nhóm chức năng này quản lý các thông tin liên quan đến các thông tingồm Đăng ký sử dụng đất được nhập thông tin đăng ký sử dụng đất từ đơn xincấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đăng ký sử dụng đất đồng sử dụng,

in đơn đăng ký, lập đợt cấp giấy

4 Nhóm chức năng hồ sơ địa chính

Nhóm chức năng này quản lý các thông tin liên quan đến các thông tingồm Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Bộ hồ sơ địa chính gồm sổ mục

kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai, sổ cấp giấy chứng nhận Danhsách công khai những chủ sử dụng đủ và không đủ điều kiện cấp giấy

kỳ một chức năng nào trong nhóm “ Tiện ích” trước tiên phải nhập mật khẩu

để chạy các tiện ích Nhóm chức năng này quản lý các thông tin liên quan đếncác tiện ích bao gồm: Chuẩn hoá dữ liệu, kiểm tra dữ liệu bản đồ hồ sơ, thiếtlập cơ sở dữ liệu, nhập dữ liệu thuộc tính từ FAMIS

Trang 29

Chương 4.

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH 4.1 Khái quát chung

Phần mềm VILIS được thiết kế theo mô hình dữ liệu hướng không gian, liênkết giữa thông tin bản đồ, hồ sơ địa chính và các thông tin trong một cơ sở dữ liệu

Dữ liệu có quan hệ hỗ trợ mô hình khách chủ đa người sử dụng đồng thời nên cóthể quản lý toàn bộ dữ liệu hồ sơ địa chính Hai đối tượng chính trong mô hình dữliệu là thửa đất và chủ sử dụng Thông tin hình thể của thửa đất thể hiện trên bản đồđịa chính, thông tin thuộc tính của thửa đất thể hiện trên hồ sơ địa chính và giấychứng nhận quyền sử dụng đất

Toàn bộ thông tin hồ sơ địa chính và bản đồ địa chính đều được VILIS quản

lý trong một cơ sở dữ liệu duy nhất, với chỉ số liên kết là mã thửa đất Mã thửa đất

là một số hệ thống có tính duy nhất trong toàn bộ cơ sở dữ liệu và được quản lýchặt chẽ trên phần mềm VILIS

Dựa trên kinh nghiệm đã nhiều năm triển khai áp dụng công nghệ thông tintrong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính, phần mềm VILIS đã đưa rađược quy trình tương đối hoàn thiện, đầy đủ các công cụ cần thiết hỗ trợ cho xâydựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính ở Việt Nam

Phần mềm VILIS liên kết chặt chẽ với phần mềm FAMIS trong xây dựng vàquản lý bản đồ địa chính số

Quy trình chuẩn hóa dữ liệu địa chính ban đầu và xây dựng cơ sở dữ liệu hồ

sơ địa chính của VILIS đã được áp dụng tại rất nhiều địa phương và ngày càngđược hoàn thiện theo đặc thù của từng địa phương khác nhau

4.2 Các bước ứng dụng phần mềm VILIS

1.Biên tập bản đồ

Trường hợp bản đồ địa chính dưới dạng số ( dạng *.tif) ta sử dụng luônfile số này để chuyển sang Vilis thông qua hai phần mềm là Microstation và

Trang 30

Famis Trường hợp bản đồ ở dạng giấy ta phải thực hiện quét bản đồ, biên tậpbản đồ rồi mới chuyển sang Vilis.

a Quét bản đồ

Bản đồ địa chính ở dạng giấy muốn chuyển sang dạng số cần phải quaquá trình quét bản đồ, sau đó là số hóa bằng phần mềm Sử dụng phươngpháp quét bản đồ bằng máy quét, tờ bản đồ địa chính đưa về dạng ảnh Saukhi có ảnh quét, ta đưa ảnh về dạng *.tif để tiến hành số hóa bản đồ Kết quảcủa quá trình quét bản đồ là file ảnh có tên To_so_ tif(Bitmap) File ảnh sẽđược dùng trong quá trình số hóa bản đồ địa chính

b Nắn bản đồ

Mục đích của quá trình nắn bản đồ là chuyển đổi các ảnh quét đang ởtọa độ hàng cột của các pixel về tọa độ trắc địa Quá trình nắn tờ bản đồ địachính sử dụng 4 điểm khống chế tại góc khung bản đồ

IrasB có công cụ Warp được sử dụng để nắn các file ảnh raster từ tọa

độ hàng cột của các pixel về tọa độ thực của bản đồ Công cụ Warp có thể

đánh giá sai số trong quá trình nắn ảnh bản đồ bằng sai số Standard Error

và sai số SSE Thông thường sai số này < 0,1mm trên bản đồ Ảnh được nắn

có tên To_so_ tif(Bitmap) được lưu đè lên ảnh trước khi nắn

c Số hóa bản đồ

Quá trình số hóa bản đồ được tiến hành trên phần mềm Microstation.Microstation cung cấp môi trường đồ họa rất mạnh cho ta phép xây dựng,quản lý các đối tượng đồ họa, thể hiện các yếu tố của bản đồ Đặc biệt, Cáccông cụ của MicroStation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nềnảnh raster, sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.Các tính năng mởcủa MicroStation cho phép người sử dụng tự thiết kế các ký hiệu dạng điểm,dạng đường, dạng pattern, dạng vùng để biên tập và trình bày bản đồ

Kết quả quá trình số hóa là mảnh bản đồ địa chính được số hóa và đượclưu trong file DC dgn với thông số thiết lập seed file là seed_bd.dgn Các

Trang 31

level tạo vùng gồm có: Level 10 chứa thông tin lớp vùng thửa đất, level 14chứa thông tin lớp tường nhà.

d Sửa lỗi bản đồ

Sau khi số hóa xong các đối tượng, ta tiến hành sửa chữa các đối tượngdạng vector Đây là công việc quan trọng trong quá trình biên tập bản đồ Nếucác đối tượng dạng vùng không được đóng kín sẽ ảnh hưởng đến việc tạovùng, không thể nhập thông tin thuộc tính của đối tượng và khi chuyển đổisang VILIS2.0, các đối tượng sẽ không được thể hiện Các dữ liệu dạng vùngcần phải đảm bảo các yêu cầu: không chứa các điểm tự do (các điểm bắt chưatới hoặc vượt qua), phải chứa các điểm cắt giữa các đường giao nhau, mộtvùng phải được tạo bởi một hoặc nhiều đường đóng kín

Để đảm bảo các yêu cầu trên, cần tiến hành sử dụng công cụ sửa đốitượng, phát hiện lỗi của Microstation Microstation có hai modul có khả năngsửa lỗi hiệu quả là MRF CLEAN và MRF FLAG Để sử dụng được haimodul, ta có thể sử dụng lệnh trong Microstation hoặc sử dụng thông quaphần mềm Famis

Topology là mô hình để đảm bảo việc tự động tính diện tích, là đầu vàocho các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa, tạo bản đồ chủ đề, vẽnhãn thửa.v.v sau này Sau khi tạo vùng thành công, các thửa đất xuất hiệntâm thửa, diện tích thửa đất được tự động tính toán và cập nhật tự động loạiđất có nhiều nhất trong bản đồ

Trang 32

f Đánh số thửa và gán thông tin địa chính ban đầu

Đây là thao tác nhập thông tin cơ bản về thửa đất như: số hiệu thửa đất,diện tích pháp lý, diện tích thổ cư, mục đích sử dụng, tên chủ sử dụng, xứđồng, địa chỉ

Có nhiều cách khác nhau để đánh số thửa cho thửa đất trong bản đồ (tựđộng hoặc thủ công) Chức năng đánh số các thửa trong bản đồ theo thứ tự từtrên xuống dưới, từ trái qua phải Vị trí thửa được xác định qua vị trí điểm đặctrưng thửa Để tránh việc đánh số thửa theo so sánh vị trí tuyệt đối (sẽ dẫn đếntình trạng số hiệu thửa sau khi đánh xong rất khó theo dõi do đôi khi vị trí củahai thửa có số hiệu liên tiếp xa nhau), chức năng cho phép định nghĩa mộtkhoảng theo chiều ngang các thửa nào rơi vào cùng một khoảng thì được đánh

số thửa từ phải sang trái mà không quan tâm đến vị trí trên dưới Bản đồ sẽđược đánh số thửa tự động với độ rộng khoảng 10cm

Các thửa đất được đánh số thửa tạm để so sánh, đối chiếu với bản đồgiấy Trong quá trình số hóa, có sự sai lệch diện tích số hóa và diện tích trongbản đồ Do vậy các thửa đất được điền thông tin diện tích pháp lý

vẽ nhãn thửa sẽ cung cấp cho người dùng một công cụ để vẽ ra màn hình một số

dữ liệu thuộc tính do người dùng tự định nghĩa và theo một dạng cho trước.Chọn chức năng vẽ nhãn thửa, cửa sổ giao diện xuất hiện Tại đó ta nhậpcác thông tin cần thiết Chức năng này cho phép ta vẽ nhãn thửa cho các thửa

đất trên bản đồ đã được tạo topology Nhãn thửa tạo xong có dạng:

Loại đất Số hiệu thửa

Diện tích

Trang 33

h Tạo khung cho bản đồ địa chính

Khung bản đồ địa chính và các yếu tố ngoài khung là thành phần khôngthể thiếu của bản đồ địa chính Chức năng “Tạo khung bản đồ địa chính” củaFamis hỗ trợ tự động các thao tác cho người sử dụng rất tiện lợi Đây là quátrình hoàn thiện bản đồ địa chính Kết quả là tờ bản đồ địa chính được số hóahoàn thiện và được thể hiện ở phụ lục 1

i Xuất bản đồ

Chức năng xuất bản đồ của FAMIS cho phép ta chuyển đổi dữ liệu bản

đồ từ MICROSTATION và FAMIS sang dạng *.shp để tích hợp với VILIS.Kết quả của quá trình chuyển đổi sẽ tạo ra các file mẫu chuẩn theo quy địnhcủa Chuẩn dữ liệu địa chính

2 Chuyển đổi dữ liệu bản đồ địa chính

Để thiết lập cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính, ta sử dụng phần mềmGIS2VILIS để chuyển đổi bản đồ địa chính GIS2VILIS là một chương trình

hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu đồ họa của VILIS2.0 Tại đây, ta tiến hành thaotác kết nối với cơ sở dữ liệu SDE, đăng ký đơn vị làm việc và chuyển đổi bản

đồ địa chính từ các file *.shp đã xuất trong FAMIS

Kết thúc quá trình chuyển đổi, cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính được tạo.Kết quả của quá trình chuyển đổi bản đồ được hiển thị trong VILIS2.0Enterprise

3 Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính

Quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính gắn liền với kê khai đăng kýlập hồ sơ địa chính Quá trình kê khai đăng ký gồm có đăng ký thông tin chủ

sử dụng/sở hữu, đăng ký thông tin thửa đất và các tài sản gắn liền với đất nhưnhà ở và các công trình trên đất Ta có thể nhập thông tin cho từng đối tượngmột các thủ công Tuy nhiên, VILIS2.0 có chức năng thể hiện sự liên kếtchặt chẽ giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính trong hồ sơ địa chính

Đó là chức năng tự động tạo đơn đăng ký bằng chức năng “Đồng bộ dữ liệu

Trang 34

từ bản đồ vào hồ sơ” Khi sử dụng chức năng đồng bộ dữ liệu, chương trình

sẽ tự động tạo đơn đăng ký sử dụng đất với các thông tin về chủ sử dụng vàthửa đất tương ứng Yêu cầu để sử dụng chức năng đồng bộ là bản đồ trongquá trình biên tập phải được điền thông tin về chủ sử dụng và thửa đất

Thông tin sau khi được đồng bộ bao gồm thông tin chủ sử dụng vàthông tin thửa đất, không bao gồm những thông tin về tài sản gắn liền với đất

Để điền các thông tin về tài sản gắn liền với đất như nhà hay các công trìnhtrên đất ta phải tạo mới đăng ký

4 Kê khai đăng ký lập hồ sơ địa chính

a.Đăng ký thông tin chủ sử dụng/sở hữu:

Thông tin về chủ sử dụng đất bao gồm: họ và tên, năm sinh, giới tính, sốchứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ thường trú, dân tộc, quốctịch Các thông tin này nhằm xác định chính xác đối tượng đang sử dụng đất,đồng thời cũng làm căn cứ xác định quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệmpháp lý của chủ sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất VILIS 2.0 cho phépđăng ký thông tin chủ sử dụng đất thông qua chức năng “Kê khai đăng ký”

B1: Nhập thông tin chủ

- Nhập theo hướng dẫn xây dựng CSDL:

Bấm nút hoặc F1 để thêm Chủ sử dụng Nhập các thông tin

Trang 35

Trường hợp Chủ sử dụng đất là hai Vợ Chồng thì đánh dấu check vào ô “Hộ gia đình”

B2: Lưu thông tin

Bấm hoặc F2 để lưu thông tin.

L

ư u ý : Muốn in “Hộ Ông/ Hộ Bà” trên trang 1 Giấy chứng nhận thì

đánh dấu check vào ô

Lưu ý: Đối với phần loại giấy tờ có thêm: Giấy khai sinh và hộ khẩu

b.Thông tin thửa

Nhập theo hướng dẫn xây dựng CSDL:

B1: Chọn Tab 4 (Thửa)

B2: Thêm thửa mới

Bấm nút hoặc F1 để thêm thửa đất mới => trong mục 4.1.Thửa đất,

nhập đầy đủ thông tin về thửa gồm:

Tài liệu đo đạc

Đối với thông tin địa chỉ thửa đất, nếu chưa có Tên đường và Khu phố thì bấm vào để nhập thêm vào rồi chọn.

Sau đó Bấm nút hoặc F2 để cập nhật thông tin

B3: Nhập thông tin về Mục đích sử dụng của thửa.

Trong mục 4.2.Mục đích sử dụng của thửa, chọn MĐSD trên GCN, nhập

vào thời hạn sử dụng (nếu không phải là đất ở)

Bấm nút hoặc F8 để cập nhật.

Trang 36

Lưu ý:

-Đối với trường hợp có mục đích chính và mục đích phụ theo quy địnhtại điểm b khoản 6 điểu 6 TT 23 thì sau phần thời hạn chọn thêm mục đíchchính hoặc mục đích phụ ( các trường hợp không xác định thì để mặc định);

-Đối với đất nông nghiệp có thời hạn thì chỉ cần nhập ngày tháng năm(10/10/2045) không cần nhập sử dụng đến ngày;

-Đối với trường đa mục đích thì chọn nguồn gốc theo quy định theotừng mục đích

c.Thông tin nhà căn hộ

Nhà ở hộ gia đình, cá nhân

B1: Thêm thông tin nhà:

Bấm thêm thông tin nhà, khi đó chương trình sẽ hỏi có lấy địa chỉ đất làm địa chỉ nhà không?

Bấm “Yes” chương trình tự động cập nhật địa chỉ nhà theo địa chỉ đất

Bấm “No” địa chỉ thửa đất để trống để người dùng tự nhập.

B2: Bổ sung thông tin về nhà:

+ Loại: công năng nhà;

+ Kết cấu chi tiết;

+ Giao diện kết cấu chi tiết;

Sau đó bấm Cập nhật.

Lưu ý: đối với hình thức sở hữu chung riêng (điều 7 thông tư 23) thì chỉ

nhập khi có phần sở hữu chung riêng, nếu không chương trình sẽ tự hiểu là sở hữu riêng

B3: Chuyển thông tin nhà sang danh sách đăng ký

Trang 37

Căn hộ chung cư

- Trường hợp chưa có thông tin của chung cư:

Nhập thông tin Chung cư.

B1: Thêm mới chung cư.

Bấm phím Ctrl+A hoặc nút “Thêm mới” để thêm Chung cư mới.

B2: Tìm kiếm vị trí tọa lạc của chung cư.

Bấm nút rồi nhập các điều kiện tìm kiếm để chọn thửa đất mà chung cư toạ lạc.

Bấm vào nút “Chọn” hoặc bấm đúp chuột trái vào thửa đất muốn chọn,

xuất hiện hộp thoại Thông báo.

Bấm YES để đồng ý, NO để bỏ qua Xuất hiện Danh sách Nhà chung cư.

B3: Nhập thông tin nhà Chung cư gồm khối thông tin

Tên chung cư: nhập đầy đủ VD: Chung cư HILAM

Địa chỉ chung cư tạo lạc

Diện tích sàn, diện tích xây dựng

Số tầng (tổng số tầng của chung cư)

Cấp hạng, năm xây dựng, năm hoàn thành xây dựng

Thời hạn sở hữu, kết cấu

Sau khi nhập xong bấm hoặc tổ hợp phím Ctrl+S để lưu lại Bấm nút

“Thoát” để quay về Tab 5 (Nhà-Căn hộ)

B4: Nhập bổ sung thông tin Căn hộ chung cư gồm khối thông tin

Số căn hộ

Loại công năng, số tầng, cấp nhà

Diện tích sàn

Nguồn gốc nhà

Giao diện nhập thông tin căn hộ chung cư

B5: Chuyển căn hộ sang danh sách đăng ký.

Trường hợp đã có thông tin chung cư:

Trang 38

Tương tự Trường hợp chưa có Thông tin Chung cư, bỏ qua Bước 1,2,3 chỉ

chọn đến phần Chung cư

Bước 4, 5 làm tương tự như phần chưa có thông tin chung cư.

Lưu ý: đối với trường hợp in “ Người đại diện cho những người cùng

sủ dụng đất… theo quy định tại khoản 3 điều 5 thông tư 23 thì sau khi

nhập đầy đủ thông tin chủ, thửa, nhà thì check vào ô: Cấp 1 GCN cho người đại diện ở phần cập nhật đơn đăng ký.

5 Liên kết đăng ký Chủ - Thửa:

B1: Vào Form Đăng ký và Cấp GCN

B2: Bấm hoặc F1 để thêm đơn đăng ký mới.

a Trường hợp Một chủ - Một thửa

B1: Nhập mới thông tin Chủ sử dụng/Sở hữu

Form Chủ sử dụng/sở hữu.(trong trường hợp chưa thông tin chủ có

trong

CSDL) đối với chủ đã có trong CSDL bấm Tìm kiếm (F5) để nhập thông tin.

B2: Chuyển thông tin chủ sang danh sách đăng ký

Bấm nút chuyển sang Danh sách đăng ký.

B3: Chuyển thông tin thửa sang danh sách đăng ký.

Bấm tìm kiếm (Thông tin thửa có trong CSDL ) hoặc nhập mới thông tin Thửa cần đăng ký (Chưa có thông tin thửa trong CSDL).

Bấm hoặc F6 để chuyển sang Tab Đơn Đăng ký nhập đầy đủ

thông tin đơn đăng ký Bấm hoặc F3 cập nhật đơn đăng ký.

Sau đó tiến hành cấp GCN.

b Trường hợp Một chủ - Nhiều thửa

B1: Nhập mới thông tin:

Vào Form Chủ sử dụng/sở hữu.(trong trường hợp chưa thông tin chủ có

trong

Trang 39

CSDL), đối với chủ đã có trong CSDL bấm Tìm

kiếm (F5) B2: Chuyển thông tin chủ sang danh

sách đăng ký B3:Chuyển thông tin thửa sang

danh sách đăng ký

Bấm tìm kiếm (Thông tin thửa có trong

CSDL ) hoặc nhập mới thông tin Thửa.

Nhấn nút chuyển sang danh sách đăng ký như giao diện dưới đây:

Bấm hoặc F6 để chuyển sang Tab Đơn Đăng ký nhập đầy đủ

thông tin đơn đăng ký Bấm hoặc F3 cập nhật đơn đăng ký.

b Trường hợp Nhiều chủ - Một thửa (Đồng sử dụng)

B1: Nhập mới thông tin

Vào Form Chủ sử dụng/sở hữu.(trong trường hợp chưa thông tin chủ có

trong

CSDL), đối với chủ đã có trong CSDL bấm Tìm kiếm (F5).

Nhấn nút chuyển sang Danh sách đăng ký.

B2: Chuyển thông tin chủ sang danh sách đăng ký

B3:Nhập mới hoặc Tìm thửa đất cần đăng ký và chuyển sang danh sách đăng ký.

Bấm hoặc F6 để chuyển sang Tab Đơn Đăng ký nhập đầy đủ

thông tin đơn đăng ký Bấm hoặc F3 cập nhật đơn đăng ký.

Lưu ý:

+ Thửa đất phải được đăng ký là “sử dụng chung”;

+ Đối với trường hợp cấp mỗi giấy cho từng đồng chủ sử dụng thì tại

tab 2 cấp giấy chứng nhận, click vào dòng chữ “lấy ghi chú trang 1” hoặc lấy

“lấy ghi chú trang 2” (nếu trang 1 ghi không đủ) để thể hiện ghi chú đối với

trường hợp đồng chủ sử dụng theo TT23;

Trang 40

+ Đối với trường hợp cấp đại diện khai trình hoặc đại diện thừa kế thì tại tab 1

đơn đăng ký check vào textbox “cấp một GCN cho người đại diện” và chọn

kiểu đại diện

Sau đó tại tab 2 cấp giấy chứng nhận, click vào dòng chữ “lấy ghi chú trang 1” hoặc lấy “lấy ghi chú trang 2” (nếu trang 1 ghi không đủ) để thể hiện ghi

chú đối với trường hợp đại diện theo TT23

6 Biên tập giấy chứng nhận

a Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất.

Hồ sơ kỹ thuật thửa đất là một phần không thể thiếu trong Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất Hồ sơ kỹ thuật thể hiện các thông số về thửa đất nhưchiều dài cạnh, diện tích, hình thể thửa đất, tọa độ góc thửa Mục đích củaviệc tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất là đưa kết quả vào in sơ đồ thửa đất tại trang 3Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Phần mềm VILIS 2.0 có khả năng tạo được hồ sơ kỹ thuật thửa đất từbản đồ Hơn nữa, giao diện hồ sơ kỹ thuật xuất hiện cho phép ta chỉnh sửa hồ

sơ kỹ thuật một cách dễ dàng

- Trên thanh menu chọn biểu tượng để thực hiện thao tác tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất và lấy kết quả in vào trang 3 GCN

B1: Chọn vào biểu tượng

B2: Di chuyển chuột đến thửa cần tạo HSKT và bấm trái chuột vào thửa cần tạo HSKT.

Từ giao diện hồ sơ kỹ thuật chương trình hỗ trợ các chức năng cho phép chỉnh sửa HSKT:

Chọn đối tượng trên hồ sơ

Phóng to đối tương Thu nhỏ đối tượng Di chuyển đối tượng Xoay đối tượng

Nhập thêm nội dung

Ngày đăng: 22/05/2019, 06:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w