1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tạo ngân hàng TMCP phương đông chi nhánh thanh hóa

88 125 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 387,5 KB

Nội dung

Đối với nền kinh tế...15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔN CHI NHÁNH THANH HÓA 2.1.. Kết cấu báo cáo tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu v

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

-*** -LA HOÀNG QUYẾT CQ50/15.04

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kếtquả nêu trong khóa luận là trung thực xuất phát từ tình hình hình thực tế củaNgân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông – chi nhánh Thanh Hóa

Tác giả khóa luận tốt nghiệp

La Hoàng Quyết

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA,HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG

Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 RỦI RO TÍN DỤNG 3

1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng trong ngân hàng 3

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng 4

1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 5

1.1.3.1.Nguyên nhân khách quan 5

1.1.3.2.Nguyên nhân từ phía khách hàng 6

1.1.3.3.Nguyên nhân từ phía ngân hàng 7

1.1.3.4.Nguyên nhân rủi ro tín dụng từ phía TSBĐ tín dụng 8

1.1.3.5.Nguyên nhân khác 8

1.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng 8

1.1.4.1.Đối với ngân hàng 8

1.1.4.2.Đối với nền kinh tế 9

1.1.5 Các chủ tiêu đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng của các NHTM 10

1.1.5.1.Nhận biết rủi ro tín dụng 10

1.1.5.2.Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 11

1.2 SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RRTD 14

1.2.1 Đối với bản thân ngân hàng 14

1.2.2 Đối với khách hàng 14

1.2.3 Đối với nền kinh tế 15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔN CHI NHÁNH THANH HÓA

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG.17

Trang 4

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng OCB 17

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh: 18

2.1.3 Cơ cấu tổ chức OCB Thanh Hóa 18

2.1.4 Kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Phương Đông 18 2.1.4.1.Hoạt động huy động vốn 19

2.1.4.2.Hoạt động cấp tín dụng 20

2.1.4.3.Hoạt động dịch vụ 21

2.1.4.4.Hiệu quả kinh doanh 22

2.2 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG 23

2.2.1 Một số quy định đối với hoạt động tín dụng 23

2.2.1.1.Chính sách tín dụng 23

2.2.1.2.Quy trình nghiệp vụ tín dụng 24

2.2.1.3.Tuân thủ các quy định về tín dụng 29

2.2.1.4.Phân tán rủi ro 31

2.2.1.5.Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đúng quy định 32 2.2.2 Thực trạng RRTD tại chi nhánh Thanh Hóa 33

2.3 Đánh giá thực trạng phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông chinh nhánh Thanh Hóa 37

2.3.1 Những kết quả đạt được 37

2.3.2 Những tồn tại trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông 39

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 41

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH THANH HÓA 45

Trang 5

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TÍNH DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH THANH HÓA 45

3.1.1 Định hướng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP

Phương Đông- chi nhánh Thanh Hóa 45

3.1.2 Định hướng phòng ngừa và hạn chế rủi ro động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông- chi nhánh Thanh Hóa 48 3.2 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH THANH HÓA TRONG THỰC TẾ 49

3.2.1.1.Nâng cao chất lượng thẩm định dự án, phương án kinh doanh 49

3.2.1.2.Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý 50

3.2.1.3.Xây dựng hệ thống các công cụ đo lường và định dạng rủi ro tín dụng

55 3.2.1.4.Quản lý, giám sát danh mục cho vay 55

3.2.1.5.Phân tán rủi ro tín dụng 56

3.2.1.6.Sử dụng các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro tín dụng 58 3.2.1.7.Xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi 58

3.3 KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 60

3.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước và chính phủ 60

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 61

3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Phương Đông 63

KẾT LUẬN 65

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết

tắt

Giải thích

Trang 8

Bảng 2.4: Lợi nhuận trước thuế 22Bảng 2.5 : Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế 33Bảng 2.6 : Cơ cấu dư nợ theo thời gian: 34Bảng 2.7: Dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm, không có tài sảnbảo đảm và tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay 35Bảng 2.8: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng37

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong kinh doanh làkhông thể tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinhdoanh ngân hàng luôn có phản ứng dây chuyền, lây lan vàngày càng có biểu hiện phức tạp Sự an toàn trong kinh doanhcủa các ngân hàng luôn là mỗi quan tâm hàng đầu của xã hộibởi vì những vụ phá sản ngân hàng có ảnh hưởng bất lợi đốivới nền kinh tế hơn bất cứ vụ phá sản ở bất kỳ loại hình doanhnghiệp nào khác Sự sụp đổ của ngân hàng ảnh hưởng tiêucực đến toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị và xã hội của mỗinước, trong nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranhmạnh mẽ thì nguy cơ rủi ro càng dễ phát sinh

Trên thế giới người ta đã thông kê được 11 loại rủi ro cốhữu trong hoạt động ngân hàng như rủi ro lãi suất, rủi rongoại hối, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản Song rủi ro tíndụng được quan tâm nhất trong thực tiễn hiện nay, đây là mặttrân kinh doanh tiền ẩn nhiều rủi ro nhất trong các hoạt độngkinh doanh của ngân hàng

2 Đối tượng nghiên cứu

Với đề tài báo cáo tốt nghiệp này, em tập trung nghiêncứu về thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Phương Đông.Các số liệu được thu thập từ Ban quản lý tín dụng ngân hàngPhương Đông – Chi nhánh Thanh Hóa trong năm 2015

3 Mục đích nghiên cứu

Trang 10

Toàn bộ nội dung báo cáo tốt nghiệp tập trung đi sâunghiên cứu và làm rõ:

- Hệ thống hóa kiến thức lý luận về RRTD tại các NHTM

- Phân tích thực trạng RRTD tại NHPĐ – CNTH.

- Đề xuất giải pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD tại

NHPĐ – CNTH

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện báo cáo, bên cạnh việc tuânthủ những nguyên tắc nghiên cứu chung như khách quan,tổng thể, biện chứng, logic, em có sử dụng các phương pháp

để giải quyết vấn đề như: phương pháp định tính, phươngpháp lịch sử, phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phântích và suy luận

5 Kết cấu báo cáo tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu và kết luận bài báo cáo được bố cụcthành 3 chương:

Chương 1: Lý luận về phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi

ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Đông

Chương 3: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tạo ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh Thanh Hóa.

Trang 12

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA,HẠN CHẾ RỦI

RO TÍN DỤNG Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 RỦI RO TÍN DỤNG

1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng trong ngân hàng

Thuật ngữ tín dụng trong tiếng anh là “Credit”, xuất phát

từ chữ la tinh là “Credo” có nghĩa là “tin tưởng và tín nhiệm”.Trong thực tế, khó có thể đưa ra một định nghĩa cụ thể về tíndụng Vì vậy tùy theo gốc độ nghiên cứu ta có thể xác địnhnội dung của thuật ngữ này

Trong nền kinh tế thị trường, cấp tín dụng là chức năngkinh tế cơ bản và mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàngthương mại Rủi ro trong ngân hàng thường có xu hướng tậptrung vào danh mục tín dụng Đây là rủi ro lớn nhất và xảy rathường xuyên nhất Mặc dù hiện nay các ngân hàng đang dịchchuyển cơ cấu lợi nhuận theo đó thu nhập từ hoạt động tíndụng giảm dần và thu dịch vụ có xu hướng tăng lên nhưngthu nhập từ hoạt động vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong các nguồnthu của ngân hàng Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi

ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi ro chấp nhận được là bản chấtcủa ngân hàng Rủi ro tín dụng là một trong những nguyênnhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đếnchất lượng kinh doanh ngân hàng Tùy theo hướng tiếp cận

mà có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng

Các định nghĩa rủi ro tín dụng khá đa dạng nhưng tậptrung lại chúng ta có thể rút ra nội dung cơ bản về rủi ro tíndụng như sau:

Trang 13

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế thông qua việc khách hàng không thể hoàn trả được nợ hoặc trả không đúng thời hạn trong hợp đồng tín dụng cho ngân hàng.

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, rủi ro tín dụng đượcphâp chia thành các loại sau:

Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mànguyên nhân phát sinh do những hạn chế trong quá trình giaodịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng Rủi ro giaodịch có 3 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo vàrủi ro nghiệp vụ:

- Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánhgiá và phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn nhữngphương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay

- Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảmnhư các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sảnđảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo và mức chovay trên giá trị tài sản đảm bảo

- Rủi ro nghiệp vụ: Là rủi ro liên quan đến công tác quản

lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng

hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xứ lý các khoản cho vay

có vấn đề

- Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụngnguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lýdanh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành 2loại:

Trang 14

- Rủi ro nội tại

- Rủi ro tập trung

Nếu căn cứ theo nguyên nhân gây ra rủi ro thì rủi ro tíndụng được phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủquan Ngoài ra còn có nhiều hình thức phân loại khác nhưphân loại theo cơ cấu các loại hình rủi ro, phân loại theonguồn gốc hình thành, theo đối tượng sử dụng vốn vay

1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan

+ Môi trường kinh tế có những biến đổi đối nghịch vớimục tiêu phát triển của ngân hàng:

Khi nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định thì các doanhnghiệp làm ăn có hiệu quả và có khả năng trả nợ cho ngânhàng Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng bị suy thái,bất ổn đã làm cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.Điều này làm cho các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quảgây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng Ngoài ra,các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của chính phủ cũng ảnhhưởng không nhỏ tới hoạt động của ngân hàng

+ Ảnh hưởng của văn hóa xã hội:

Đó là ảnh hưởng của thay đổi tập quán tiêu dùng trong

xã hội, nhất là trong giai đoạn chuyển giao của nền kinh tếnước ta Đó là sự thay đổi cách suy nghĩ của cả một xã hội vềthói quen tiêu dùng, nếu doanh nghiệp không có sự nắm bắtkịp thời về mức độ thay đổi đó sẽ gặp khó khăn trong hoạtđộng kinh doanh của mình, thậm chí có thể dẫn tới phá sản

Trang 15

Điều đó sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây khó khăn cho ngânhàng trong hoạt động cho vay cũng như thu hồi vốn

+ Ảnh hưởng của nhân tố công nghệ

Yếu tố công nghệ hiện nay đang là yếu tố rất quan trọngquyết định sức mạnh cạnh tranh trên thị trường của mỗi ngânhàng Trên thực tế sự thay đổi của công nghệ thông tin đã tácđộng mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng và cảquá trình cấp tín dụng.Góp phần làm hạn chế rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụngnói riêng

+ Ảnh hưởng của môi trường chính trị pháp luật

Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành kinhdoanh chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật Môi trườngpháp lý sẽ mang đến cho ngân hàng một loạt các cơ hội mớicũng như thách thức mới Điều này thể hiện rõ trong hoạtđộng tín dụng như việc rỡ bỏ các hạn chế trong cho vay cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh, còn sự nới lỏng trong quản

lý pháp luật cũng có thể đặt ngân hàng trước những nguy cơcạnh tranh mơi như việc cho phép thành các ngân hàng nướcngoài sẽ đặt các ngân hàng vào tình thế cạnh tranh gay gắthơn và chính sách đầu tư, tiết kiệm của chính phủ trong từngthời kỳ

+ Môi trường địa lý

Các vùng địa lý khác nhau cũng có những đặc điểm khácnhau như tài nguyên, giao thông, địa hình, tập quán, cáchthức giao tiếp, nhu cầu về hàng hóa dịch vụ nói chung và cácsản phẩm dịch vụ tài chính nói riêng Chính những đặc điểm

Trang 16

đó hình thành tụ điểm dân cư, trung tâm thương mại, du lịchhoặc trung tâm sản xuất…Rủi ro trong hoạt động tín dụng domôi trường địa lý gây ra rất khó nắm bắt, dự đoán và có thể

dự đoán được thì cũng sẽ bị tổn thất rất cao như sự khắcnghiệt của thiên nhiên, sự khan hiếm nguồn tài nguyên…Những doanh nghiệp hoạt động trong những khu vực này luônchịu sự cạnh tranh gay gắt và nguy cơ rủi ro rất cao

1.1.3.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng

+ Đối với khách hàng cá nhân ( Trong cho vay tiêu dùng)Cho vay tiêu dụng là các khoản vay nhằm tài trợ nhu cầuchi tiêu của người tiêu dùng bao gồm cá nhân và hộ gia đình.Đây là nguồn tài chính vô cùng quan trọng trang trải nhu cầunhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ…

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay tiêu dùng là:

- Do tình trạng sức khỏe, bệnh tật hoặc mâu thuẫn tronggia đình

- Người đi vay bị thất nghiệp tạm thời hoặc lâu dài ảnhhưởng tới thu nhập

- Do người đi vay hoạch định ngân sách không chính xáchoặc có thể người đi vay sử dụng tiền sai mục đích hoặc chưa

có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh… dẫn đến khôngtrả nợ đúng hạn cho ngân hàng

Trong tương lai nhu cầu vay tiêu dùng trong dân cư tăngmạnh do mức sống của dân cư ngày càng cao về vật chất lẫntinh thần Vì vậy bản thân các ngân hàng phải có chính sách

Trang 17

tín dụng hợp lý để hạn chế rủi ro trong cho vay, đồng thời gópphần nâng cao hiệu quả tín dụng.

Những nguyên nhân có thể gây ra rủi ro cho ngân hànglà:

- Doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sửdụng vốn vay vào kinh doanh các mặt hàng bị pháp luật cấm,mặt hàng tiền ẩn nhiều rủi ro…

- Không đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng vốn, lãngphí, tham ô, tham nhũng

- Doanh nghiệp gặp phải các rủi ro trong hoạt động kinhdoanh của mình, đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi rocho ngân hàng

1.1.3.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ phía người vay,

từ môi trường khách quan là những nguyên nhân gây ra rủi rotín dụng từ chính phía ngân hàng:

Do chính sách của chính ngân hàng không phù hợp vớiđặc điểm, thực trạng của nền kinh tế và chính sách phát triểnkinh tế của chính phủ

 Khâu phân tích thẩm định còn yếu kém Đây là mộttrong những nguyên nhân trực tiếp gây ra rủi ro tín dụng; cán

bộ tín dụng có năng lực thấp, thiếu trách nhiệm, cấu kết vớingười đi vay để chiếm đoạt vốn ngân hàng;

Trang 18

Ngân hàng không thực hiện đầy đủ khâu bảo đảm tíndụng, ngân hàng ra sức tăng mức dư nợ tín dụng mà bỏ quahoặc hạ thấp những tiêu chuẩn cho vay;

Chất lượng và số lượng thông tin chưa đảm bảo

 Ngân hàng không thực hiện tốt công tác giám sát tíndụng, hệ thống kiếm soát lỏng lẻo dễ dẫn dến tình trạng thấtthoát vốn, giảm thấp hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.1.3.4 Nguyên nhân rủi ro tín dụng từ phía TSBĐ tín dụng

Sự sụt giảm giá trị của TSBĐ có thể là do sự biến độngcủa tình hình giá cả thị trường

Ngân hàng gặp rủi ro trong quá trình nắm giữ và xứ lýTSBĐ

Ngoài ra, còn có nguyên nhân là do sự không đồng bộ vềcác văn bản pháp lý có liên quan đến TSBĐ, gây khó khăn chongân hàng trong trường hợp phát mại TSBĐ và xứ lý sự cố,qua đó hạn chế pháp lý của ngân hàng trong xứ lý tài sản

1.1.3.5 Nguyên nhân khác

Những rủi ro từ môi trường thiên nhiên như động đất, lũlụt, hạn hán… tác động xấu đến phương án đầu tư của kháchhàng, làm cho khách hàng khó có nguồn trả nợ cho ngânhàng từ đó gây ra rủi ro tín dụng

1.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng

1.1.4.1 Đối với ngân hàng

Rủi ro tín dụng làm giảm thu nhập của ngân hàng

Trang 19

Khi có một khoản nợ được coi là quá hạn, thu nhập củangân hàng bị giảm sút ngay, một phần vì không thu được lãihoặc nợ gốc như cam kết, trong khi vẫn phải trả lãi cho nguồnhuy động, một phần do các chi phí quản lý, giám sát phátsinh Mặt khác nếu các khoản nợ quá hạn chuyển thành khóthu hoặc không thu được thì việc xử lý tài sản đảm bảo luôngặp khó khăn về pháp lý và định giá nên trường hợp ngânhàng có thể thu hồi được nợ khi phát mại tài sản là rất khóxảy ra.

Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao không những làmgiảm thu nhập của ngân hàng mà cón làm giảm nguồn vốn,đồng thời làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng Khi

đó ngân hàng sẽ phải đi vay trên thị trường liên ngân hàngvới lãi suât cao, bởi huy động từ tiền gởi dân cư thường mấtrất nhiều thời gian Nếu tình trạng này kéo dài với việc hàngloạt người gởi tiền rút tiền, ngân hàng sẽ buộc phải đóng cửa

Trang 20

đến việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn và gặp nhiều trởngại trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác.

1.1.4.2 Đối với nền kinh tế

Hoạt động của NHTM mạng tính xã hội hóa cao vì nó liênquan đến nhiều ngành nghề và nhiều thành phần khác nhautrong nền kinh tế Do vậy khi một ngân hàng bị phá sản nó sẽgây ảnh hưởng đến các bộ phận còn lại trong xã hội, trướctiên là các ngân hàng khác, bởi có quan hệ mật thiết với nhautrong hoạt động nên một ngân hàng sụp đỗ có thể dẫn đến sựsụp đổ của các ngân hàng còn lại Ngoài ra việc sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp bị gián đoạn do thiếu vốn, người gửitiền không lấy lại tiền được Những hậu quả này còn giảmlòng tin của công chúng vào sự vững chắc và lành mạnh của

hệ thống tài chính, những như hiệu lực của các chính sáchtiền tệ của Chính phủ

1.1.5 Các chủ tiêu đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng của các NHTM.

1.1.5.1 Nhận biết rủi ro tín dụng

RRTD ẩn chứa trong các khoản vay có vấn đề, được biểuhiện bằng nhiều vấn đề Trong hoạt động thực tiến người tarút ra được một số dầu hiệu cơ bản phản ánh khó khăn củangười đi vay và đó chính là những cảnh báo đối với cán bộ tíndụng, đối với ngân hàng

Nhóm dấu hiệu liên quan tới mối quan hệ với ngân hàng

Gia tăng các khoản nợ thương mại hoặc không có khảnăng thanh toán nợ khi đến hạn

Trang 21

Mức độ vay thường xuyên gia tăng

Thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi

Thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho gia hạn

Yêu cầu các khoản vay vượt quá yêu cầu dự kiến

Sử dụng nhiều khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt độngphát triển dài hạn

Chấp nhận các nguồn tài trợ đắt nhất, ví dụ thườngxuyên sử dụng nghiệp vụ chiết khấu các khoản phải trả(factoring)

Các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hướng xấu

Nhóm dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý khách hàng

Thay đổi thương xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị,hoạt động ban điều hành

Hệ thống quản trị hoặc ban điều hành luôn bất đồng vềmục đích quản trị, điều hành độc đoán hoặc ngược lại quáphân tán

Cách thức hoạch định của khách hàng có biểu hiện:Được hoạch định bởi Hội đồng quản trị hay Ban giám đốc ít cókinh nghiệm; Thiếu quan tâm tới lợi ích của cổ đông và chủnợ; Thường xuyên chuyển thay đổi nhân viên

Có tranh chấp trong quá trình quản lý: Bao gồm các mốiquan hệ tranh chấp giữa Hội đồng quản trị và Giấm đốc điềuhành với các cổ đông khác, chính quyền địa phương, nhânviên, người cho vay, khách hàng chính

Trang 22

Có chi phí quản lý bất hợp lý: Tập trung quá mức chi phí

để gây ấn tượng như thiết bị văn phòng rất hiện đại, phươngtiện giao thông đắt tiền, ban giám đốc có cuộc sống xa hoa,lẫn lộn giữa chi phí kinh doanh và tài chính cá nhân

Nhóm dấu hiệu về xử lý thông tin về tài chính, kế toán.

Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ,trì hoãn nộp các báo cáo tài chính

Những kết luận về phân tích tài chính cho thấy: Sự giatăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên; khả năng tiềnmặt giảm; tăng doanh số bán hàng nhưng lãi giảm…

Những dấu hiệu phi tài chính khác: Những vấn đề về đọađức, sự xuống cấp trầm trọng của trụ sở, nơi kinh doanh, nơilưu giữ hàng hóa hư hỏng, lạc hậu

Trong tất cả các dấu hiệu đó, dấu hiệu rõ ràng và ý nghĩanhất là chậm thanh toán các khoản vay Tuy nhiên khi kháchhàng có một trong những dấu hiệu trên thì không đáng kể,nhưng khi một số dấu hiệu xảy ra đồng thời thì cán bộ tíndụng cần xem xét, đánh giá kỹ để có thể hạn chế và giảmthiểu các tác động của rủi ro tín dụng gây nên

1.1.5.2 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

Trang 23

của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì việcphân loại nợ được thực hiện như sau:

Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và thờihạn thanh toán nợ lãi và gốc, các tổ chức tín dụng thực hiệnphân loại nợ theo 5 nhóm sau: Nhóm 1 ( Nợ đủ tiêu chuẩn)Nhóm 2 ( Nợ cần chú ý), Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), Nhóm

4 (Nợ nghi ngờ), Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

Nợ quá hạn là nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc/lãi

đã quá hạn

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5

Một số chỉ số về tình hình nợ quá hạn, nợ xấu được ápdụng phổ biến hiện nay tại các ngân hàng là:

x100%

Tỷ lệ này cho biết cứ 01 đồng dư nợ thì có bao nhiêuđồng nợ quá hạn, nợ xấu Nợ quá hạn, nợ xấu càng cao thểhiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, đồngnghĩa với RRTD càng cao

Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn, nợ xấu thể hiện rủi rocủa ngân hàng tập trung vào một số ít khách hàng, hay phân

bố đều cho các khách hàng

Trang 24

 Tỷ lệ mất vốn

Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro mất vốn của ngân hàng cànglớn vì nó phản ánh những khoản tín dụng mà ngân hàng cókhả năng mất và phải dùng 100% quỹ dự phòng để bù đắp

Hệ số cho biết khả năng bù đắp RRTD bằng dự phòng làbao nhiêu khi 01 đồng dư nợ trở thành nợ khó đòi Hệ số nàytổng quát hơn hệ số trên khi đánh giá khả năng bù đắp đối vớitoàn bộ nợ quá hạn của ngân hàng chứ không chỉ với số dư nợ

đã mất Hệ số này càng cao, càng tốt

Trang 25

Tỷ lệ này càng có chứng tỏ RRTD càng cao vì dự phòngtrích lập nhiều sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng dẫn đếngiảm lợi nhuận thậm chí là gây thua lỗ cho ngân hàng.

Mức độ tập trung tín dụng

Mức độ tập trung tín dụng là tỷ trọng đầu tư vốn tín dụngphân theo đối tượng khách hàng, từng nhóm khách hàng,từng ngành, từng thời hạn, từng loại tiền và từng khu vực địa

lý Mức độ tập trung tín dụng cụ thể đối với từng chỉ tiêu làbao nhiêu thì phụ thuộc vào chính sách tín dụng, vào chiếnlược mục tiêu của từng ngân hàng trong từng thời kỳ

Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề kinh doanh:Khi tập trung một lượng vốn lớn vào một ngành nghề điều đó

có nghĩa là mức độ gặp rủi ro là rất lớn Vì vậy ngân hàng cầnnghiên cứu xu hướng phát triển của từng ngành nghề kinhdoanh để từ đó có chính sách tín dụng hợp lý, tránh đượcRRTD

1.2 SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỂ

PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RRTD

1.2.1 Đối với bản thân ngân hàng

Khi rủi ro xảy ra, trước tiên lợi nhuận kinh doanh của ngânhàng sẽ bị ảnh hưởng, Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ thìdoanh nghiệp có thể bù đắp bằng khoản dự phòng rủi ro vàbằng vốn tự có, tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khảnăng mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nghiêmtrọng hơn, nếu rủi ro xảy ra ở mức độ lớn, nguồn vốn của

Trang 26

ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tincủa khách hàng giảm có thể dần tới phá sản ngân hàng Vìvậy việc phòng ngừa và hận chế RRTD là một việc làm quantrọng và hết sức cần thiết.

1.2.2 Đối với khách hàng

Tín dụng Ngân hàng là công cụ tích tụ tập trung vốn hỗtrợ cho các KH tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và theochiều sâu Một khi có RRTD xảy ra, NH bị đọng vốn hoặc mấtvốn do đó ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của NH NHmất cơ hội tìm kiếm thiết lập quan hệ tín dụng với các kháchhàng mới có chất lượng tín dụng tốt Do đó các KH đó không

có được nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài một cách kịp thời gâychậm chế khó khăn trong việc mở rộng sản xuất theo chiềurộng và theo chiều sâu, kìm hãm sự phát triển của các doanhnghiệp có tiềm năng Các KH không có vốn cho mua sắm máymóc thiết bị đổi mới công nghệ dẫn tới chất lượng sản phẩmkhông được cải thiện, cộng với không có vốn cho mở rộng cáckênh phân phối làm cho sức cạnh tranh của sản phẩm củadoanh nghiệp trên thị trường giảm, sức cạnh tranh của DN vìthế cũng đi xuống

Trong nền kinh tế, các KH có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau liên hệ mật thiết với nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp tácđộng đến hoạt động của nhau Một KH dù không có mối quan

hệ tín dụng với NH nhưng khách hàng của NH là KH khác cóquan hệ với KH này, khi KH chịu tác động do RRTD thì các KH

Trang 27

khác cũng chịu ảnh hưởng Chính vì vậy mà RRTD tác động tớitất cả các KH trong nền kinh tế

1.2.3 Đối với nền kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của ngân hàngliên quan đến rất nhiều thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ giađình, các tổ chức kinh tế tới các tổ chức tín dụng khác Vì vậykết quả kinh doanh của ngân hàng phản ánh kết quả sản xuấtkinh doanh của nền kinh tế và nó cũng phụ thuộc vào tìnhhình tổ chức, sản xuất kinh donah của các khách hàng Hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng không thể có kết quả tốt khi

mà hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng không tốthay nói cách khác là hoạt động kinh doanh của ngân hànggặp rủi ro khi hoạt động nền kinh tế có nhiều rủi ro Rủi ro xáy

ra dẫn đến tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ, gâykhó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, làm ảnhhưởng tiêu cực đến nền kinh tế và cuộc sống xã hội Do đó,phòng ngừa và hạn chế RRTD không chỉ là vấn đề sống còncủa ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tếgóp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội

Trang 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔN

CHI NHÁNH THANH HÓA 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông được thành lập ngày13/4/1996 trong bối cảnh đất nước chuyển sang nền kinh tếthị trường Ngân hàng được thành lập với vốn điều lệ ban đầu

là 70 tỷ đồng gồm một trụ sở chính đặt tại số 45 Lê Duẩn, Q1,

TP Hồ Chí Minh

Qua 12 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng PhươngĐông nằm trong nhóm 10 Ngân hàng TMCP hàng đầu ViệtNam

Năm 2014 OCB ký kết hợp đồng OCB - KPMG nâng cấpkhung quản trị rủi ro Công ty KPMG đã tư vấn triển khai 4phân hệ khung quản trị rủi ro, xếp hạng tín dụng nội bộ, quản

lý doanh mục tín dụng , quản trị tín dụng và nợ xấu

Năm 2014, OCB tiếp tục đẩy mạnh các chương trình, hoạtđộng truyền thông và tạo được bước đột phá trong lộ trìnhchiến lược phát triển thương hiệu (giai đoạn 2013-2015 đãđược hoạch định), cụ thể: Thương hiệu OCB được các tổ chức

uy tín trong nước và quốc tế công nhận/trao tặng các giảithưởng: Thương hiệu mạnh Việt Nam, thương hiệu được kháchhàng tín nhiệm, Thương hiệu thân thiện với môi trường và Top

Trang 29

50 doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội vàphát triển cộng đồng, Thương hiệu xuất sắc 2014

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông – Chi nhánhThanh Hóa được thành lập ngày 28-12-2011

OCB Thanh Hóa có trụ sở tại lô số 06 - 07 Khu nhà Thươngmại, Phố Phan Chu Trinh, TP Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa và đã

mở 2 phòng giao dịch: PGD Tân Sơn ( năm 2012) , PGD QuangTrung ( năm 2015) Số liệu nhân sự là 56

Chi nhánh tiếp tục kiên trì đường lối cải tổ toàn diện đãđặt ra, nhất quán thực hiện chiến lược bán lẻ, phấn đấu đạtmức tăng trưởng về mọi mặt năm sau cao hơn năm trước Chinhánh đã và đang làm hết sức mình để phục vụ khách hàng,góp phần và sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước

2.1.3 Cơ cấu tổ chức OCB Thanh Hóa

2 Phòng giao dịch

Phòng hành chính – kế toán

Phòng khách hàng doanh nghiệp

2 Phòng khách hàng cá nhân

Trang 30

2.1.4 Kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Phương Đông

OCB – chi nhánh Thanh Hóa định hướng hoạt động ngânhàng tuân thủ các quy địn chung của ngân hàng OCB, ngânhàng nhà nước và áp dụng các thông lệ quốc tế Ban giámđốc OCB – Chi nhánh Thanh Hóa đã hoạch định chiến lượckinh doanh đảm bảo tính hiệu quả của các dự án kinh doanh,các dự án đầu tư phát triển, phác thảo các kịch bản kinhdoanh xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro kinh doanh của ngânhàng, đồng thời tăng cường hoạt động kiểm toán nội bộ…đảm bảo cho OCB phát triển bền vững

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2013, 2014, 2015

Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015, tổngnguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng và vượt mức

kế hoạch đề ra Năm 2015, tổng nguồn vốn huy động đạt 332

tỷ đồng, tăng 27 tỷ đồng (8.85%) so với 31/12/2013, đạt106% so với kế hoạch được giao năm 2015, tăng 112 tỷ đồng

Trang 31

(50.9%) so với 31/12/2013 Những con số trên cho thấy ngânhàng đã có những chính sách phù hợp để thu hút được kháchhàng và tạo niềm tin cho dân cư trong địa bàn Với lợi thế vềlượng vốn huy động, ngân hàng sẽ có nhiều nguồn lực choviệc thực hiện các nghiệp vụ cho vay, tuy nhiên cần phải cóchính sách quản lý nguồn vốn huy động hợp lý để ổn định cho

sự phát triển bền vững của ngân hàng

2.1.4.2 Hoạt động cấp tín dụng

Mặc dù nền kinh tế đã có những diễn biến tích cực nhưngnhìn chung trong những năm qua do tình hình kinh tế cònnhiều khó khăn, môi trường đầu tư không thuận lợi, chậm tiêuthụ, sức mua của thị trường thấp Do đó, nhiều doanh nghiệpcũng như các cá nhân không dám đầu tư vào sản xuất kinhdoanh, số dự án có đủ điều kiện cho vay không nhiều, lạithêm sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mạikhác nên nhìn chung đối với từng ngân hàng, lượng vốn đầu

tư cũng bị hạn chế Trong bối cảnh đó, với sự quyết tâm cao,OCB Thanh Hóa đã vận dụng kịp thời, linh hoạt các chủtrương, chính sách đúng đắn của Nhà nước, của ngành, bámsát từng đơn vị kinh tế có các giải pháp tích cực nên kết quảhoạt động tín dụng của Ngân hàng vẫn đạt được kết quả tốt

Trang 32

2013-Tổng dư nợ cấp tín dụng trong 3 năm 2013, 2014, 2015

có sự tăng trưởng cho thấy sự nỗ lực hết sức của OCB chinhánh Thanh Hóa trong việc mở rộng tín dụng và quản lý cáckhoản dư nợ tốt trong tình hình kinh tế khó khăn, tỷ lệ nợ xấucao như hiện nay

Quy mô tín dụng của OCB Thanh Hóa có sự tăng trưởngliên tục qua các năm Dư nợ tín dụng cuối năm 2013 đạt 245

tỷ đồng tới năm 2014 đạt 321.7 tỷ đồng và năm 2015 đạt432.46 tỷ đồng Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tăngcho vay trung, dài hạn Cho vay ngoài quốc doanh cũng pháttriển mạnh Đây là dấu hiệu cho thấy NH đã nắm bắt được xuthế nền kinh tế khi mà các DN tư nhân ngày càng chiếm lĩnhthị trường Chất lượng tín dụng cũng là vấn đề được NH quantâm

Hoạt động tín dụng của OCB Thanh Hóa giai đoạn

2013-2015 tăng trưởng ổn định NH cần tiếp tục phát huy đã tăngtrưởng này Ngoài ra, khi thực hiện các chính sách khuyến khíchtín dụng cho các DN ngoài quốc doanh cần phải đảm bảo quytrình thẩm định đúng quy định Đặc biệt đối với các khoản vaydài hạn phải đảm bảo cân đối với nguồn vốn và theo dõi thườngxuyên

Trang 33

2.1.4.3 Hoạt động dịch vụ

Bảng 2.3: Hoạt động dịch vụ

Đơn vị: triệu đồng

2013-Thu dịch vụ của OCB Thanh Hóa tăng qua các năm Năm

2013 là 931 triệu đồng năm 2014 tăng lên 934 triệu đồng vànăm 2015 đạt 954 triệu đồng Với đặc điểm của địa bàn thànhphố Thanh Hóa là nhiều DN, có các trung tâm thương mại lớn

do đó hoạt động kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ thẻ phát

Trang 34

triển, chiếm tỷ trọng nhỏ Dịch vụ thanh toán và tài trợthương mại nhờ vào hoạt động của các DN nên cũng có đónggóp khoảng 40%

Trong thời gian tới, NH cần tăng cường các mối quan hệhơn nữa đối với các DN hiện tại và tìm kiếm các DN tiềmnăng Cung cấp các dịch vụ NH thuận tiện hơn cho KH Ngoài

ra, NH cần phát triển dịch vụ thẻ nhiều tiện ích hơn để thu hútdân cư

2.1.4.4 Hiệu quả kinh doanh

Bảng 2.4: Lợi nhuận trước thuế

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1.7

Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp năm 2015

2013-Với mục tiêu tăng trưởng an toàn, hiệu quả, chi nhánh đãthực hiện các chính sách để nâng cao chất lượng tín dụng,hạn chế các khoản nợ xấu và quyết liệt trong công tác thu nợngoại bảng Ngoài ra, ban giám đốc cũng đưa ra các biện

Trang 35

pháp tiết kiệm chi tiêu, chấn chỉnh công tác quản lý tài sản,giảm thiểu chi phí Do đó lợi nhuận trước thuế luôn ở mức cao

và ngày càng gia tăng Năm 2013, lợi nhuận đạt 1.82 tỷ đồng,năm 2014 là 1.93 tỷ đồng(tăng 6.04%) và năm 2015 là 2.048

tỷ đồng (tăng 6.11% ) Mặc dù giai đoạn này các NH gặp rấtnhiều khó khăn nhưng với kinh nghiệm hoạt động lâu năm vànắm bắt được tình hình, OCB Thanh Hóa vẫn đảm bảo được lợinhuận cho mình Trong các năm tiếp theo, NH cần chủ động,sáng tạo hơn nữa trong các nghiệp vụ để có thể thu hút đượckhách hàng cũng như tăng thị phần trên địa bàn

Với đà phát triển như vậy, NH cần phải luôn giữ vững vàphát huy phong độ của mình hơn nữa bằng cách xây dựng cácsản phẩm huy động linh hoạt, chặt chẽ trong thẩm định các

dự án vay vốn để giảm thiểu rủi ro nợ xấu, mở rộng hơn nữacác dịch vụ NH để mở rộng khách hàng, tạo lợi thế cạnhtranh

2.2 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO

TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG

2.2.1 Một số quy định đối với hoạt động tín dụng

2.2.1.1 Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, địnhhướng quy định chi phối hoạt động tín dụng do Hội đồng Quảntrị của OCB đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tàitrợ cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân trongphạm vi cho phép của những quy định của NHNN Việt Nam Mục đích của chính sách tín dụng

Trang 36

- Chính sách tín dụng xác định những giới hạn áp dụngcho các hoạt động tín dụng Đồng thời cũng thiết lập môitrường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng

- Chính sách tín dụng được đưa ra nhằm bảo đảm quyếtđịnh tín dụng khách quan, tuân thủ quy định của NHNN ViệtNam Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp tráipháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi

nợ của OCB

2.2.1.2 Quy trình nghiệp vụ tín dụng

Quy trình tín dụng được bắt đầu từ khi nhân viên tín dụng(NVTD) tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kháchhàng hoàn tất nghĩa vụ thanh toán cho OCB, bao gồm các giaiđoạn:

- Thẩm định trước khi cho vay,

- Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay,

- Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay Tùy theo từng mục đích mà NVTD phân tích và thẩm địnhkhách hàng vay vốn theo những nội dung sau:

Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tíndụng và hồ sơ vay vốn

Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: NVTDhướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về kháchhàng, các điều kiện vay vốn và lập hồ sơ Trong quá trìnhthẩm định khách hàng vay, tiêu chuẩn 5C mà cán bộ tín dụngcần quan tâm là:

- Tư cách (Character)

Trang 37

- Vốn (Capital

- Năng lực (Capacity

- Tài sản thế chấp (Collateral)

- Chu kỳ hoặc các điều kiện kinh tế (Cycle)

Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: NVTD kiểmtra sơ bộ các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn kháchhàng hoàn thiện hồ sơ

Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn

- Kiểm tra hồ sơ vay vốn: NVTD kiểm tra tính hợp lệ củacác giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ pháp lý

- Kiểm tra mục đích vay vốn: NVTD kiểm tra tính hợp lệcủa từng loại hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay

Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng vàphương án vay vốn

Kiểm tra, xác minh thông tin

Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về kháchhàng được thực hiện qua các nguồn sau:

- Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng

- Thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC)

- Các bạn hàng/đối tác, bao gồm các nhà cung cấpnguyên vật liệu, thiết bị và những khách hàng tiêu thụ sảnphẩm

- Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay (cơquan thuế, v.v )

- Các Ngân hàng mà khách hàng hiện đang vay vốn/trước đó vay vốn

- Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn

Trang 38

Tìm hiểu và phân tích khách hàng, tư cách và năng lựcpháp luật, năng lực hành vi dân sự, năng lực điều hành quản

lý, năng lực sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí laođộng

Lập tờ trình thẩm định cho vay

Xác định phương thức cho vay

Tùy theo yêu cầu vay vốn của khách hàng, kết quả thẩmđịnh khách hàng, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh vàmối quan hệ giữa OCB với khách hàng mà OCB quyết địnhphương thức cho vay

Các bước phê duyệt khoản vay

Bước 1: Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vayvốn, nhân viên tín dụng lập Tờ trình trình lãnh đạo Phòng Tíndụng/Trưởng Phòng Kinh doanh

Bước 2: Trên cơ sở Tờ trình của NVTD kèm hồ sơ vay vốn,lãnh đạo Phòng Tín dụng/Phòng Kinh doanh xem xét kiểm tra,thẩm định lại và ghi ý kiến vào Tờ trình và trình Giám đốchoặc ghi ý kiến vào Biên bản họp Hội đồng Tín dụng NVTDcần bổ sung/hoàn chỉnh hồ sơ nếu có yêu cầu NVTD căn cứ ýkiến của lãnh đạo Phòng Tín dụng/Giám đốc/ Hội đồng Tíndụng để tiến hành làm một hoặc các thủ tục sau:

- Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu đối vớitrường hợp cần bổ sung các điều kiện vay vốn

- Thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa tờ trình nếu khôngđạt yêu cầu Sau khi trình lãnh đạo Phòng Tín dụng/PhòngKinh doanh để kiểm tra lại nội dung Lãnh đạo Phòng Phòng

Trang 39

Tín dụng/ Phòng Kinh doanh có ý kiến đồng ý hay không đồng

ý trình Giám đốc / Hội đồng Tín dụng quyết định

Bước 3: Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuấtcủa NVTD và lãnh đạo Phòng Tín dụng, HĐTD phê duyệt chovay hoặc từ chối cho vay

Bước 4: NVTD Thông báo cho khách hàng nội dung chovay/ từ chối cho vay:

- Trường hợp cho vay: sau khi Giám đốc /Hội đồng tíndụng duyệt cho vay, NVTD soạn thảo văn bản trình lãnh đạo

ký thông báo gởi khách hàng về nội dung cho vay và kèmtheo điều kiện cần bổ sung (nếu có) Nếu khách hàng chấpthuận những nội dung do Ngân hàng đưa ra thì NVTD tiếnhành các bước tiếp theo

- Trường hợp từ chối cho vay: sau khi Giám đốc /Hội đồngtíndụng xem xét quyết định từ chối cho vay, NVTD soạn thảovăn bản trình lãnh đạo ký thông báo gởi khách hàng NVTDsao chụp toàn bộ hồ sơ vay cùng bản chính tờ trình để lưu vào

hồ sơ từ chối cho vay của Phòng Tín dụng/Phòng Kinh doanh.Đồng thời trả lại cho khách hàng toàn bộ hồ sơ đã nhận từkhách hàng (nếu khách hàng có yêu cầu)

Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay Sau khi khoản vay được phê duyệt, OCB với khách hàngvay sẽ lập hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm (nếu có)

Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm

- Việc công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm do OCB,khách hàng và các bên liên quan thỏa thuận

Trang 40

- Trong trường hợp pháp luật có qui định thì giao dịch bảođảm phải được công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm Saukhi Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm, đơn đăng ký giaodịch bảo đảm đã được cấp có thẩm quyền ký, NVTD cùngkhách hàng tiến hành thủ tục công chứng và đăng ký giaodịch bảo đảm Nơi tiến hành thủ tục công chứng và đăng kýgiao dịch đảm bảo: áp dụng theo quy định chung về côngchứng và đăng ký giao dịch bảo đảm

Tiếp nhận giấy tờ tài sản bảo đảm từ khách hàng

Sau khi thực hiện xong thủ tục công chứng và đăng kýgiao dịch bảo đảm, chủ tài sản giao ngay bản chính giấy tờ tàisản và các hợp đồng bảo đảm đã được công chứng và đăng kýgiao dịch bảo đảm cho đại diện OCB NVTD đại diện OCB tiếpnhận đầy đủ bản chính, bảo đảm khớp đúng với danh mụcgiấy tờ được ghi trong hợp đồng bảo đảm và làm biên nhậncho khách hàng

Sau khi nhận xong hồ sơ tài sản bảo đảm từ khách hàng,NVTD sao chụp một bộ để lưu vào hồ sơ tín dụng Đồng thời,tiến hành ngay thủ tục nhập ngoại bảng tài sản bảo đảm

Giải ngân

Kiểm tra, giám sát sau giải ngân: đôn đốc người vay sửdụng đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả nợ gốc và lãi vayđúng hạn Việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay phải thựchiện chậm nhất không quá 2 tháng đối với cho vay ngắn hạn

và 3 tháng đối với cho vay trung và dài hạn kể từ ngày giảingân Việc kiểm tra sau cho vay được thực hiện 1 lần haynhiều lần tùy thuộc vào phương án vay vốn, phương án sản

Ngày đăng: 22/05/2019, 06:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w