1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội huyện phú bình, tỉnh thái nguyên

110 148 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước,kết cấu hạ tầng KT - XH tại huyện còn nhiều yếu kém, bất cập như một sốcông trình đã xuống cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀNG HẢI TRIỀU

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHÚ

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀNG HẢI TRIỀU

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHÚ

BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Quản lý kinh

tế Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGT.TS ĐỖ QUANG QUÝ

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độclập của tôi Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn được tập hợp từnhiều nguồn tài liệu và liên hệ thực tế, các thông tin trong luận văn là trungthực và có nguồn gốc rõ ràng

Thái Nguyên, tháng năm 2019

Tác giả

Hoàng Hải Triều

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo của Trường ĐHKinh tế và Quản trị Kinh doanh và thầy giáo hướng dẫn PG.TS Đỗ Quang

Quý, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Huy động nguồn lực phát triển kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”.

Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Đỗ Quang Quý

- người đã trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo TrườngĐại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình nghiên cứu, làm luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và những ý kiến đónggóp của thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong quá trình làmLuận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng năm 2019

Tác giả

Hoàng Hải Triều

Trang 5

MỤC LỤC

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Đóng góp của luận văn 3

5 Bố cục của luận văn 3

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI 4

1.1 Cơ sở lí luận 4

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

1.1.2 Vai trò của phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH 9

1.1.3 Nội dung huy động 10

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng 13

1.2 Cơ sở thực tiễn 16

1.2.1 Kinh nghiệm của Đà Nẵng 16

1.2.2 Kinh nghiệm của thành phố Hải Dương 18

1.2.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH 21

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 23

Trang 7

2.2 Các phương pháp nghiên cứu 23

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 23

2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin 25

2.3 Hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí nghiên cứu 25

Chương 3: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN 29

3.1 Khái quát về huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 29

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 29

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 31

3.2 Thực trạng huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH huyện phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 34

3.2.1 Căn cứ, chính sách huy động nguồn lực 34

3.2.2 Tổ chức huy động 35

3.2.3 Kết quả huy động nguồn lực giai đoạn 2013-2017 37

3.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng

KT - XH huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 60

3.3 Đánh giá chung 66

3.3.1 Những thành tựu đạt được 66

3.3.2 Những hạn chế, nguyên nhân 67

Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN 69

4.1 Mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH huyện phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 69

4.1.1 Mục tiêu chung 69

4.1.2 Mục tiêu cụ thể 69

4.2 Một số giải pháp tăng cường huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 72

4.2.1 Giải pháp về quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH 72

Trang 8

4.2.2 Giải pháp huy động đa dạng các nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng

KT - XH 77

4.2.3 Nâng cao năng lực quản lý sự phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH 84

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

PHỤ LỤC 94

Trang 9

4

Trang 10

UBND : Ủy ban nhân dân

UBTVQH : Ủy ban Thường vụ Quốc hộiXDCB : Xây dựng cơ bản

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất huyện Phú Bình giai đoạn 2013 - 2017 32

Bảng 3.2 Tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành huyện Phú Bình 33

Bảng 3.3 Nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH 37

Bảng 3.4 Nguồn vốn ngân sách của cấp trên giai đoạn 2013-2017 39

Bảng 3.5 Nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2013-2017 41

Bảng 3.6 Nguồn vốn của nhân dân giai đoạn 2013-2017 43

Bảng 3.7 Nguồn vốn từ các DN, tổ chức khác giai đoạn 2013-2017 45

Bảng 3.8 Nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông 46

Bảng 3.9 Nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi 49

Bảng 3.10 Nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng Công nghiệp 51

Bảng 3.11 Nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đô thị 53

Bảng 3.12 Nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng Thương mại - Dịch vụ 54

Bảng 3.13 Nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng Văn hóa, Y tế, Giáo dục 56

Bảng 3.14 Nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng Trụ sở của các cơ quan 58

Bảng 3.15 Nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng Quốc phòng - An ninh 59

Bảng 3.16 Thu nhập của người dân huyện Phú Bình qua điều tra 62

Bảng 3.17 Mối quan hệ giữa mức thu nhập với khả năng huy động 63

Bảng 3.18 Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và khả năng huy động 64

Trang 12

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Cơ cấu tình hình sử dụng đất huyện Phú Bình năm 2017 32

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH giai đoạn 2013-2017 38

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2013-2017 40

Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ nguồn vốn ngân sách Tỉnh giai đoạn 2013-2017 40

Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2013-2017 42

Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ nguồn vốn của nhân dân giai đoạn 2013-2017 44

Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ nguồn vốn của DN, tổ chức khác giai đoạn 2013-2017 46

Biểu đồ 3.8 Tỷ lệ nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông 48

giai đoạn 2013-2017 48

Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi giai đoạn 2013-2017 50

Biểu đồ 3.10 Tỷ lệ nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng Công nghiệp 52

giai đoạn 2013-2017 52

Biểu đồ 3.11 Tỷ lệ nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đô thị giai đoạn 2013-2017 54

Biểu đồ 3.12 Tỷ lệ nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng Thương mại -

Dịch vụ giai đoạn 2013-2017 55

Biểu đồ 3.13 Tỷ lệ nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng Văn hóa, Y tế,

Giáo dục giai đoạn 2013-2017 57

Biểu đồ 3.14 Tỷ lệ nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng Trụ sở của các cơ

quan giai đoạn 2013-2017 59

Biểu đồ 3.15 Tỷ lệ nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng Quốc phòng - An

ninh giai đoạn 2013-2017 60

Trang 13

1

Trang 14

1 Tính cấp thiết của đề tài

MỞ ĐẦU

Thực tiễn hơn 30 năm đổi mới, sự phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội đã góp phần làm thay đổi diện mạo đất nước, góp phần vào sự thành côngcủa công cuộc xóa đói, giảm nghèo và thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá

ở nước ta Sự phát triển kết cấu hạ tầng KT XH không chỉ là vấn đề kinh tế

-kỹ thuật đơn thuần mà còn là vấn đề xã hội quan trọng nhằm tạo tiền đề chođất nước phát triển nhanh và bền vững Do vậy, trong đường lối và chính sáchphát triển KT - XH trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương hiện nay,việc xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH luôn là một trong nhữngvấn đề được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền chú trọng

Phú Bình là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, trungtâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km Thời gian qua, sự gia tăngđầu tư từ ngân sách Nhà nước cùng với việc ban hành các chính sách huyđộng các nguồn lực đa dạng trong xã hội cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

KT - XH huyện Phú Bình đã mang lại những kết quả tích cực Cụ thể, cơ cấukinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp; tạo sự đột phá trong công tác thu hút đầu tư vào các lĩnh vực côngnghiệp - dịch vụ, hiện nay đã có trên 40 nhà đầu tư đăng kí vào sản xuất kinhdoanh tại các khu, cụm công nghiệp Điềm Thụy với tổng số vốn cam kết trên

600 triệu USD Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước,kết cấu hạ tầng KT - XH tại huyện còn nhiều yếu kém, bất cập như một sốcông trình đã xuống cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải và đi lại của cáckhu công nghiệp, đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn chưa được triển khaiđồng đều ở các xã, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã có nhiều cốgắng song nhìn chung còn chậm so với kế hoạch Trong khi đó nguồn lựcdành cho phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH ở huyện Phú Bình còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH của huyện

Trang 15

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: " Huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên" làm đề tài luận văn thạc sĩ cho mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở hệ thống hóa, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn vềhuy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH để đánh giá thực trạnghuy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH huyện Phú Bình, tỉnhThái Nguyên Từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao công táchuy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH tại địa phương

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác huy động nguồn lực pháttriển kết cấu hạ tầng KT - XH huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc huy động nguồn lực pháttriển kết cấu hạ tầng KT - XH trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Trang 16

+ Số liệu sơ cấp: thu thập từ cuộc khảo sát về thực trạng ở một số xã,thị trấn, doanh nghiệp được thực hiện năm 2017.

- Phạm vi về nội dung: Trong phạm vi đề tài, tác giả chủ yếu đánh giá

quá trình thực hiện và những kết quả đạt được trong việc huy động nguồn lựcphát triển một số kết cấu hạ tầng KT - XH chủ yếu như: hạ tầng giao thông,thủy lợi, công nghiệp, đô thị, thương mại - dịch vụ, văn hóa, y tế, giáo dục, trụ

sở của các cơ quan và Quốc phòng - An ninh huyện Phú Bình, tỉnh TháiNguyên

4 Đóng góp của luận văn

Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động

nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH

Hai là, đánh giá thực trạng huy động nguồn lực phát triển một số kết

cấu hạ tầng KT - XH chủ yếu tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Ba là, đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao công tác huy

động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trên địa bàn huyện PhúBình, tỉnh Thái Nguyên

Bốn là, nội dung luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị cho những

người học tập nghiên cứu, cho các nhà quản lý địa phương các huyện miềnnúi nói chung và huyện Phú Bình nói riêng cũng như những người quan tâmđến việc huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,luận văn được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Chương 4: Giải pháp tăng cường huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HUY ĐỘNG

NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Huy động

“Huy động” lần đầu tiên được sử dụng trong một bối cảnh quân sự, để

mô tả việc chuẩn bị của quân đội Nga trong những năm 1850 và năm 1860 Lýthuyết và kỹ thuật huy động đã liên tục thay đổi kể từ đó

Có thể hiểu, huy động là quá trình hình thành đám đông, nhóm,assiciations, và tổ chức cho việc theo đuổi các mục tiêu tập thể

Phương thức huy động: Bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động.Nguyên tắc huy động: Huy động được thực hiện theo nguyên tắc

tự nguyện, dân chủ bàn bạc, công khai minh bạch và quyết định theo đa số

1.1.1.2 Nguồn lực

Theo quan điểm hệ thống, “Nguồn lực là tất cả những yếu tố vàphương tiện mà hệ thống có quyền chi phối, điều khiển, sử dụng để thực hiệnmục tiêu của mình”

Người ta chia nguồn lực thành các loại khác nhau để có thái độ đúngđắn và có cách ứng xử với chúng thích hợp Với cách nhận thức như thế vàtrên quan điểm thiết thực, việc phân chia các nguồn lực được tiến hành theo haicách chủ yếu:

Cách thứ nhất, chia ra thành nhóm nguồn lực vật chất và nguồn lực

con người

Nhóm nguồn lực vật chất gồm có: tài nguyên thiên nhiên (tài nguyênđất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên thuỷ điện, tài nguyên nước,tài nguyên khí hậu, vị trí địa kinh tế ) và cơ sở vật chất kỹ thuật đã tạo dựng(nhà cửa, công trình công cộng, đường sá, hải cảng, sân bay, hệ thống sản xuất

Trang 18

và truyền tải điện, hệ thống cung cấp và thoát nước, hệ thống xử lý chất thải,

hệ thống viễn thông và truyền thông )

Nhóm nguồn lực con người (gắn với tài nguyên trí thức) và tài nguyênthông tin Trong lĩnh vực xây dựng nguồn lực con người, không thể xem nhẹviệc bồi dưỡng sức dân và thực hiện nhân đạo hiện đại đối với vấn đề sinh sản

Để có được nguồn thông tin chất lượng cao nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủcho người dân, Nhà nước phải tiến hành xây dựng hệ thống thông tin thốngnhất từ trung ương tới các địa phương Có như thế mới khắc phục được tìnhtrạng thiếu thông tin trầm trọng như hiện nay ở nước ta

Cách thứ hai, căn cứ vào nguồn gốc của các nguồn lực để phân

loại Người ta chia chúng ra thành hai nhóm lớn: nguồn lực trong nước vànguồn lực ngoài nước Nguồn lực trong nước bao giờ cũng giữ vai trò quyếtđịnh Bằng cơ chế, chính sách, Nhà nước tạo ra môi trường hấp dẫn để thu hútcác nguồn lực bên ngoài, nhất là thu hút nhân tài Thông qua cơ chế, chínhsách, nhà nước và các doanh nghiệp có thể biến ngoại lực thành nội lực

1.1.1.3 Huy động nguồn lực

Huy động nguồn lực là một chính lý thuyết xã hội học trong việc nghiêncứu các phong trào xã hội mà nổi lên trong những năm 1970 Nó nhấn mạnhđến khả năng của các thành viên của phong trào để có được nguồn tài nguyên

và huy động người dân đối với việc hoàn thành các mục tiêu của phong trào

Huy động nguồn lực là hướng dẫn huy động các nguồn lực, chủ yếu lànội lực, để tăng cường năng lực tổ chức và mang lại lợi ích cho cộng đồng

Mục đích của huy động nguồn lực là làm thế nào để một tổ chức cóthể gây quỹ cần thiết để thực hiện sứ mệnh của mình? Các nguồn lực cần cóđang ở đâu? Làm thế nào để bạn có thể duy trì tổ chức và công việc củamình? Đó là những câu hỏi chính mà các tổ chức phải đối mặt khi họ phảixem xét làm thế nào để duy trì công việc của họ và tăng cường tính bền vữngcủa tổ chức

Trang 19

Việc xây dựng một kế hoạch hoặc một chiến lược huy động nguồn lực

có thể dẫn đến các nỗ lực sáng tạo trong việc sử dụng các tài sản của chính bạn

để đạt được sự ủng hộ cho tổ chức của bạn Các nguồn tài trợ khác nhau có thểlàm tăng tính độc lập và linh hoạt để thực hiện các chương trình và giảm thiểu

sự phụ thuộc vào các nguồn quỹ bên ngoài (và của nước ngoài)

1.1.1.4 .4 Kết cấu hạ tầng

Cho đến nay, quan niệm về kết cấu hạ tầng vẫn còn có nhiều ý kiếnkhác nhau Theo PGS TS Nguyễn Ngọc Nông thì kết cấu hạ tầng “là tổngthể các ngành kinh tế, các ngành công nghệ dịch vụ” ( Nguyễn NgọcNông, Lương Văn Hinh, Đăng Văn Minh, Nguyễn Thị Bích Hiệp, 2003,tr.153) Cụ thể kết cấu hạ tầng bao gồm: Việc xây dựng đường xá, kênh đàotưới nước, bãi cảng, cầu cống, sân bay, kho tàng, cơ sở cung cấp năng lượng,

cơ sở kinh doanh, giao thông vận tải, bưu điện, cấp thoát nước, cơ sở giáodục, khoa học, y tế, bảo vệ sức khoẻ PGS TS Lê Du Phong cho rằng kếtcấu hạ tầng là “tổng hợp các yếu tố và điều kiện vật chất - kỹ thuật được tạolập và tồn tại trong mỗi quốc gia, là nền tảng và điều kiện chung cho cáchoạt động KT - XH ” (Lê Du Phong, 1996, tr.5) Với TS Mai Thanh Cúcquan niệm kết cấu hạ tầng là: “hệ thống các công trình làm nền tảng cungcấp những yếu tố cần thiết cho phát triển sản xuất và nâng cao chất lượngcuộc sống” (Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan,Nguyễn Trọng Đắc, 2005, tr.65) Kết cấu hạ tầng bao gồm cung cấp nước,tưới tiêu và phòng chống bão lụt, cung cấp năng lượng, giao thông, thông tinliên lạc Còn theo PGS TS Đỗ Hoài Nam thì cho rằng kết cấu hạ tầng “làkhái niệm dùng để chỉ những phương tiện làm cơ sở nhờ đó các quá trìnhcông nghệ, quá trình sản xuất và các dịch vụ được thực hiện” (Đỗ HoàiNam, Lê Cao Đoàn, 2001, tr.14) Như vậy mặc dù còn có những quanđiểm khác nhau, cụm từ khác nhau nhưng các quan điểm, ý kiến này đềucho rằng: Kết cấu hạ tầng hay cơ sở hạ tầng hay hạ tầng đều là những yếu tố

Trang 20

vật chất làm nền tảng cho các quá trình sản xuất và đời sống xã hội hình thành và phát triển.

Toàn bộ kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau Cụ thể như:

- Nếu căn cứ theo lĩnh vực kinh tế - xã hội, thì kết cấu hạ tầng có thểđược phân chia thành: kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế, kết cấu hạ tầng phục

vụ hoạt động xã hội, và kết cấu hạ phục vụ an ninh - quốc phòng Tuy nhiên,trên thực tế, ít có loại kết cấu hạ tầng nào hoàn toàn chỉ phục vụ kinh tế màkhông phục vụ hoạt động xã hội và ngược lại

- Nếu căn cứ theo sự phân ngành của nền kinh tế quốc dân, thì kếtcấu hạ tầng có thể được phân chia thành: kết cấu hạ tầng trong công nghiệp,nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính- viễn thông, xây dựng, hoạt độngtài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, văn hoá - xã hội…

- Nếu căn cứ theo khu vực dân cư, vùng lãnh thổ, thì kết cấu hạ có thểđược phân chia thành: kết cấu hạ tầng đô thị, kết cấu hạ tầng nông thôn; Kếtcấu hạ tầng kinh tế biển (ở những nước có kinh tế biển), kết cấu hạ tầng đồngbằng, trung du, miền núi, vùng trọng điểm phát triển, các thành phố lớn…

1.1.1.5 .5 Kết cấu hạ tầng KT - XH

Theo PGS TS Đỗ Hoài “Kết cấu hạ tầng KT - XH là khái niệm dùng

để chỉ tổng thể những phương tiện và thiết chế, tổ chức làm nền tảng cho kinh

tế - xã hội phát triển” (Đỗ Hoài Nam, Lê Cao Đoàn, 2001, tr.16)

Thực tế cho thấy, kết cấu hạ tầng KT - XH ngày càng đóng vị trí quantrọng trong sự phát triển KT - XH của các quốc gia và vùng lãnh thổ trênthế giới Kết cấu hạ tầng KT - XH là một trong những chỉ tiêu tổng hợp đánhgiá mức độ phát triển của một quốc gia Bất cứ một xã hội nào, một quốcgia nào muốn phát triển thì đều cần có một hệ thống cơ sở hạ tầng hoànchỉnh và đồng bộ, điều đó cũng có nghĩa là phải đầu tư phát triển cơ sở hạtầng, phải xem nó là nền tảng, là điều kiện tiền đề vật chất để thúc đẩy cáchoạt động KT - XH phát triển

Trang 21

Kết cấu hạ tầng KT - XH có những đặc trưng sau:

- Tính hệ thống: Kết cấu hạ tầng KT - XH của một quốc gia, một vùnghay một địa phương là một hệ thống cấu trúc phức tạp bao trùm và có phạm

vi ảnh hưởng mức độ cao thấp khác nhau lên mọi hoạt động kinh tế, xã hộitrên địa bàn Dưới hệ thống đó lại có những phân hệ với mức độ và phạm viảnh hưởng thấp hơn, nhưng tất cả đều liên quan gắn bó với nhau, mà sự trụctrặc ở khâu này sẽ liên quan, ảnh hưởng đến khâu khác

- Tính kiến trúc: Phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH không chỉ là vấn

đề kinh tế - kỹ thuật đơn thuần mà các bộ phận cấu thành hệ thống cơ sở hạtầng phải có cấu trúc phù hợp với những tỉ lệ cân đối, kết hợp với nhau thànhmột tổng thể hài hòa, đồng bộ

- Tính tiên phong định hướng: Cơ sở hạ tầng của một nước, mộtquốc gia, một vùng phải hình thành và phát triển đi trước một bước so với cáchoạt động kinh tế, xã hội khác Tính tiên phong của hệ thống cơ sở hạ tầngcòn thể hiện ở chỗ nó luôn đi trước, mở đường cho các hoạt động kinh tế - xãhội phát triển tiếp theo và thuận lợi

- Tính tương hỗ: Các bộ phận trong cơ sở hạ tầng có tác động qualại với nhau Sự phát triển của bộ phận này có thể tạo thuận lợi cho bộ phậnkia và ngược lại

- Tính công cộng: Các ngành sản xuất và dịch vụ thuộc kết cấu hạtầng KT - XH tạo ra những sản phẩm hàng hoá công cộng như: Đường giaothông, cầu cống, mạng lưới điện, cung cấp nước… điều đó được thể hiện cảtrong xây dựng và trong sử dụng Bởi vậy, hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạtầng không thể chỉ xét đến lợi ích của doanh nghiệp đầu tư mà còn phải xétđến ý nghĩa phúc lợi của nó đối với toàn xã hội

- Tính vùng (địa lý): Các ngành sản xuất và dịch vụ thuộc kết cấu

hạ tầng KT - XH thường gắn với một vùng, địa phương cụ thể Kết cấu hạtầng KT - XH của các vùng có vị trí địa lý khác nhau thì cũng sẽ khác nhau

Trang 22

1.1.2 Vai trò của phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH

- Phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH hoàn thiện và đồng bộ sẽ giúpgiảm giá thành sản xuất, giảm chi phí vận chuyển, chi phí dịch vụ, giảm thiểurủi ro trong các hoạt động sản xuất kinh doanh

- Phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH phát triển sẽ tác động đến sự pháttriển cho khu vực kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiệnthu hút vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài Qua đó, góp phần tạo thêmviệc làm thu hút nguồn lao động dư thừa, tăng thêm thu nhập cho

n g ư ờ i lao động, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành trong sảnxuất Ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được với tiến

bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến, tiếp cận được với các dịch vụ chấtlượng cao như tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm

- Phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH là điều kiện quan trọng tác độngtới việc phân bố lực lượng sản xuất theo lãnh thổ Phát t riển k ết cấu hạtầng KT - XH sẽ tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các vùng, miền trong

cả nước, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với côngbằng xã hội

- Phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH là điều kiện vật chất quan trọng,

có tính quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành Nếu không

có hạ tầng giao thông thì không thể có giao lưu hàng hóa với nhau, khôngthể tạo điều kiện phát triển kinh tế hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH sẽ tạo điều kiện tổ chức tốt đờisống xã hội trên từng địa bàn, tạo một cuộc sống tốt hơn cho nhân dân, nhờ

đó mà giảm bớt và ngăn chặn tình trạng di cư tự do từ nông thôn ra thànhthị Đồng thời, tạo lập sự công bằng, nâng cao mức hưởng thụ các dịch vụgiáo dục - đào tạo, y tế và văn hoá cho người dân, xoá đi những chênh lệchtrong phát triển KT - XH giữa các vùng trong nước

Trang 23

Tóm lại, phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH là nhân tố đặc biệt quantrọng, là khâu then chốt để thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH trongtiến trình CNH, HĐH đất nước.

1.1.3 Nội dung huy động

1.1.3.1 Hình thức huy động

Căn cứ vào tính chất thi công và tình hình thực tế của mỗi công trình,

có thể thực hiện việc đóng góp theo các hình thức huy động bằng tiền, bằnghiện vật và bằng ngày công lao động

Đối với các khoản đóng góp bằng hiện vật và ngày công lao động, cácđịa phương cần phải lập sổ kế toán để theo dõi riêng Trên cơ sở đó tính vàogiá trị quyết toán xây dựng công trình

Nhu cầu vốn cần huy động, đóng góp tự nguyện của nhân dân trong

xã được xác định bằng tổng nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng công trình

Xác định mức đóng góp cho từng đối tượng; nhu cầu vốn cần huy độngtrong từng giai đoạn phù hợp với tiến độ thi công và tiến độ huy động cho đầu

tư xây dựng công trình Việc xác định căn cứ vào dự toán thi công côngtrình và tình hình thực tế thi công Xác định mức đóng góp cụ thể của từngđối tượng phải được thực hiện công khai, dân chủ và đảm bảo tính công bằng,hợp lý

1.1.3.2 Đối tượng huy động

Huy động nguồn ngân sách nhà nước:

Bao gồm: Ngân sách cấp trên (Trung ương, tỉnh), ngân sách địa phương(huyện, xã, thị trấn)

Quỹ ngân sách nhà nước là nơi tập trung một phần nguồn tài chínhquốc gia bao gồm các khoản thu của nhà nước như: thuế, phí, lệ phí; cáckhoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản thu từ bán hoặc chothuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước; các khoản thu từ hoạt động sựnghiệp; các khoản viện trợ không hoàn lại của chính phủ, các tổ chức, cá nhân

Trang 24

nước ngoài; các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức và các nhân trong

và ngoài nước và các khoản thu khác Tổng số các khoản thu nêu trên, sau khicân đối chi thường xuyên, số chênh lệch còn lại là nguồn vốn dành cho chiđầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước; trong đó, có chi đầu tư xây dựng cáccông trình hạ tầng Thực chất nguồn vốn chi đầu tư của ngân sách nhà nướcđược huy động từ các khoản thu của ngân sách, thông qua cơ chế phân bổ vốnđầu tư của các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước để hình thành vốn đầu tư

hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội Mức phân bổ vốn đầu tư từ nguồn ngân sáchnhà nước sẽ phụ thuộc vào khả năng thu ngân sách và cơ chế phân bổ của các

cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhànước thường bị giới hạn; do đó, một mặt cần phải sử dụng các biện pháp tăngthu ngân sách, mặt khác cần xây dựng cơ chế phân bổ vốn đầu tư và biệnpháp điều hành ngân sách thích hợp vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hộinói chung và hệ thống hạ tầng nói riêng

Tài trợ, ủng hộ trực tiếp của các tổ chức trong nước và nước ngoài

Chủ yếu huy động bằng nguồn vốn Bao gồm:

`` - Doanh nghiệp nhà nước: Thông các doanh nghiệp đầu tư vốn tự cóvào các dự án xây dựng hạ tầng ở những nơi thuận lợi, có khả năng thu hồivốn Các doanh nghiệp nhà nước có thể tự đầu tư hoặc liên doanh liên kết vớicác doanh nghiệp khác để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng theo cáchình thức BOT, BT, BTO, PPP, Ngày nay, các doanh nghiệp còn có thể đầu

tư gián tiếp thông qua hình thức mua trái phiếu chính phủ khi chính phủ huyđộng nguồn lực tài chính bằng phát hành trái phiếu

- Doanh nghiệp tư nhân: nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân dùng

để đầu tư trực tiếp xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội có khả năngthu hồi vốn theo hình thức riêng lẻ hoặc liên doanh, liên kết thông qua cáchình thức đầu tư BOT, BT, ngoài ra các doanh nghiệp tư nhân còn có thểđầu tư gián tiếp bằng cách mua trái phiếu chính phủ hoặc hỗ trợ đóng góp cho

Trang 25

xây dựng các công trình cụ thể Với cơ chế chính sách mới của nhà nước,nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân được huy động ngày càng chiếm tỷtrọng cao trong tổng nguồn vốn xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội Đểkhuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng các công trình hạtầng, thì một trong các giải pháp quan trọng là nhà nước phải xây dựng đượcmôi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, xóa bỏ tình trạng phân biệt đối

xử bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khácnhau; xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp tư nhânsẵn sàng bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng

- Các tổ chức phi chính phủ (NGO) là nguồn vốn viện trợ không hoànlại và mang tính chất nhân đạo chủ yếu là cung cấp các dịch vụ y tế, hàng hóacho các vùng khó khăn, vùng cần khắc phục hậu quả chiến tranh Nguồn vốnNGO góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, thông qua hình thức đầu tư, việntrợ một phần vốn để khuyến khích dân cư khai thác nguồn vốn tự có, xâydựng các công trình phục vụ lại cuộc sống của chính họ như: làm đường giaothông, công trình thủy lợi, đường điện, trường học

- Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Nguồn vốn hỗ trợphát triển chính thức (ODA)…

Huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân:

Nguồn vốn huy động của nhân dân chính là chênh lệch giữa thu nhậpkhả dụng và chi tiêu dùng của các hộ gia đình và cá nhân Các hộ gia đình,

cá nhân dùng nguồn tiết kiệm của mình mua công trái, trái phiếu chính phủ,trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình để trở thành nguồnvốn ngân sách từ đó hình thành nguồn vốn đầu tư các công trình hạ tầng.Ngoài ra, người dân còn đóng góp trực tiếp bằng ngày công lao động vàoxây dựng các công trình hạ tầng khác, các dự án công trình do nhà nước vànhân dân cùng làm (chương trình nông thôn mới hiện nay là một ví dụ)bằng cách nhà nước hỗ trợ vật liệu xây dựng, nhân dân đóng góp bằng giá

Trang 26

trị ngày công lao động hoặc tự nguyện hiến đất, tự giải phóng mặt bằng đểlàm các công trình hạ tầng.

Bước 2 Xin chủ trương đầu tư:

Đối với những dự án sử dụng ngân sách Nhà nước, việc thực hiện phảitheo Luật Đầu tư công UBND cấp xã, huyện theo phân cấp đầu tư thực hiệnphê duyệt dự án hoặc trình UBND cấp trên phê duyệt

Đối với những dự án ngoài ngân sách, thực hiện theo Luật Đầu tư 2015

Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án là UBND tỉnh hoặc Chính phủ theoquy mô, tính chất dự án

Bước 3 Thực hiện dự án

Ủy ban nhân dân xã, huyện, chủ đầu tư tổ chức họp bàn, quyết địnhtriển khai thực hiện dự án, trong đó triển khai xin phê duyệt thiết kế kỹ thuật,giấy phép xây dựng, xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện dự án(vốn ngân sách, vốn tài trợ, vốn tín dụng, vốn góp, vốn đối ứng ); thực hiệngiải phóng mặt bằng; xây dựng dự án

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng

1.1.4.1 Nhân tố kinh tế

Tốc độ phát triển của nền kinh tế và đặc điểm về kinh tế xã hội của từngkhu vực, vùng lãnh thổ nhất định cũng tác động ảnh hưởng lớn đến huy động

Trang 27

nguồn lực (đặc biệt là nguồn lực tài chính) để xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội.Nền kinh tế càng phát triển thì của cải vật chất được tạo ra ngày càng nhiều,nhu cầu và chất lượng cuộc sống tăng lên Nhà nước có điều kiện để tăng tỷ lệđộng viên từ GDP vào các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước (ngân sách nhànước); mặt khác, khi kinh tế phát triển, các chủ thể trong nền kinh tế bao gồmcác tổ chức, cá nhân có thêm điều kiện và tiềm lực để đầu tư phát triển Cả hainhân tố trên là điều kiện để các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư trực tiếp,gián tiếp vào xây dựng công trình hạ tầng kinh tế xã hội thông qua các kênhhuy động vốn Tốc độ phát triển kinh tế là nhân tố bao trùm mang tính chấtchi phối các nhân tố khác tác động ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lựctài chính để đầu tư phát triển các công trình hạ tầng.

Đầu tư hạ tầng từ nguồn ngân sách địa phương phụ thuộc rất lớn vàokhả năng tự cân đối vốn đầu tư của địa phương Trong điều kiện quy mônguồn vốn ngân sách địa phương hạn hẹp, khả năng tự chủ tài chính kém, vốncân đối ngân sách địa phương đạt thấp, không đáp ứng nhu cầu đầu tư thì rất

dễ bị co kéo vốn đầu tư Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến quy mô, tiến

độ, chất lượng của các dự án hạ tầng

1.1.4.2 Nhân tố về chiến lược, quy hoạch và kế hoạch

Chiến lược phát triển KTXH của địa phương là nhân tố quyết định đếnquy mô huy động nguồn lực Việc huy động nguồn lực tài chính luôn phục vụcho mục tiêu phát triển KTXH cho mỗi địa phương nói chung, cho sự pháttriển cho các ngành, các lĩnh vực của địa phương nói riêng Chính vì vậy, việchuy động nguồn lực phải đáp ứng, theo sát các mục tiêu của chiến lược phátKTXH của địa phương cả về phạm vi, nội dung đầu tư

Các nhân tố về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội: Huy độngnguồn lực để đầu tư các dự án hạ tầng cần dựa trên các quy hoạch phát triểnKTXH, quy hoạch ngành, lĩnh vực, kế hoạch phát triển KT - XH của địaphương vì đây là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động huy động

Trang 28

nguồn lực và đầu tư trong tương lai Việc lập, quản lý, thực hiện các quyhoạch, kế hoạch như là những bản đồ để định hướng, chỉ ra các bước đi ngắnnhất, tốn ít chi phí nhất và đem lại hiệu quả đầu tư cao nhất Điều đó đòi hỏinhững cán bộ liên quan đến công tác quản lý huy động nguồn lực phải có tầmnhìn dài hạn, có những cải cách phù hợp để công tác huy động và sử dụngnguồn lực đạt hiệu quả cao nhất.

1.1.4.3 Nhân tố vốn

Vốn là nhân tố có vai trò vô cùng quan trọng và nhiều khi có ảnhhưởng mang tính chất quyết định đến sự phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH.Thực tế cho thấy, việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT - XH, nhất

là các công trình về giao thông, thủy lợi thường đòi hỏi nguồn vốn lớn trongkhi đó, một nền kinh tế đang phát triển thì nguồn vốn cho đầu tư phát triểnnói chung luôn trong tình trạng thiếu hụt thì nguồn vốn cho đầu tư phát triểnkết cấu hạ tầng KT - XH sẽ còn khó khăn hơn nhiều, bởi khi đó cần phải lựachọn giữa việc đầu tư cho sản xuất kinh doanh hay đầu tư cho xây dựng hạtầng, đầu tư vì mục tiêu ngắn hạn trước mắt hay mục tiêu lâu dài

Nhìn chung, yếu tố vốn tác động đến sự phát triển kết cấu hạ tầng KT

-XH chủ yếu ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, khả năng tài chính ảnh hưởng quyết định tới quy mô, tiến độthực hiện và sự đồng bộ của các dự án phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH

Thứ hai, các khu vực trong đó các ngành công nghiệp, dịch vụ pháttriển sẽ có nhiều thuận lợi trong thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển kếtcấu hạ tầng KT - XH

Thứ ba, định hướng phát triển kinh tế của vùng sẽ ảnh hưởng đến việcquyết định thực hiện dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH Điềunày gắn liền với việc định hướng huy động và sử dụng các loại nguồn vốn,không chỉ cho phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH mà cho tất cả các hoạt độngkinh tế, xã hội khác

Trang 29

1.1.4.4 Nhân tố con người

Năng lực quản lý điều hành của chính quyền địa phương là một trongnhững nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến huy động nguồn lực và quyết định đầu

tư các dự án hạ tầng; trình độ quản lý, tập quán cũng như lợi ích của người dân;

ý thức trách nhiệm, năng lực, trình độ của nhân lực được giao nhiệm vụ làmcông tác huy động các nguồn lực tài chính Bao gồm cả trình độ quản lý, huyđộng và sử dụng nguồn lực, nếu trình độ quản lý cao, phù hợp với điều kiện,đặc điểm ở mỗi cấp, mỗi ngành thì công tác huy động sẽ đạt hiệu quả cao hơn;trình độ quản lý thấp sẽ có tác động ngược lại, kết quả huy động nguồn lực sẽđạt thấp và không đáp ứng được nhu cầu cho đầu tư phát triển

Nhận thức của cán bộ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy độngnguồn đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội Đội ngũ cán bộ quản lý có nhậnthức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, việc tổ chức huy động có tính đến các yếu

tố quyền lợi và nghĩa vụ thiết thực của người dân thì hiệu quả của công táchuy động nguồn lực sẽ cao

Bên cạnh đó, nhận thức và sự đóng góp, ủng hộ cả về tiền bạc, sức laođộng và tinh thần của người dân cũng có ảnh hưởng nhiều đến tính khả thicủa các công trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH Mặc dù ngườidân đều mong muốn có một kết cấu hạ tầng tốt để phục vụ đi lại, phục vụ sinhhoạt và tạo điều kiện để phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng dịch vụ, Tuynhiên, nhận thức và khả năng đồng ý tham gia đóng góp nguồn lực phát triểnkết cấu hạ tầng KT - XH của mỗi người dân là khác nhau, phụ thuộc vàonhiều yếu tố: độ tuổi, nghề nghiệp, sự hiểu biết, thu nhập… Các yếu tố nàyảnh hưởng tới các quyết định của người dân trong việc đóng góp kinh phí

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố đi đầu, rất thành công trong việc huy động cácnguồn lực để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội Thành công nổi bật của Đà Nẵng

Trang 30

trong những năm qua là việc tổ chức khai thác và sử dụng hiệu quả, hợp lýnguồn lực tài chính đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn ĐàNẵng từ một đô thị nghèo đã trở thành trung tâm kinh tế năng động của miềnTrung Từ năm 2003 đến nay, tính riêng nguồn thu từ đất vào NSNN, ĐàNẵng đã huy động được trên 30.000 tỷ đồng để tái đầu tư cho phát triển hạtầng đô thị và xã hội Thực hiện thu hồi đất, giao đất và cho thuê đất để triểnkhai hơn 1.390 dự án, trong đó có 207 dự án FDI được cấp phép với tổng vốnđầu tư hơn 3,12 tỷ USD; hơn 95.000 hộ dân đã giải tỏa, di dời đất đai, nhà ở

để tái quy hoạch, xây dựng lại các khu đô thị mới Một trong những thànhcông nổi bật của Đà Nẵng trong khai thác hiệu quả và hợp lý nguồn lực tàichính đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội là “gỡ nút thắt” trong đền bù, giảiphóng mặt bằng Xác định công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thực hiệnchính sách thu hồi đất đai là vấn đề then chốt trong đô thị hóa, Đà Nẵng tậptrung quản lý chặt chẽ chất lượng đồ án quy hoạch nhằm nâng cao giá trị tàinguyên đất, giải quyết tốt việc phân chia bình đẳng phần giá trị tăng thêm củađất đai gắn với hạ tầng mới đầu tư và đảm bảo phát triển đúng quy hoạch Cóđược những thành công trên, các giải pháp chủ yếu của Đà Nẵng là:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác huy động các nguồn lực cho đầu tư phát

triển, đảm bảo cân đối các nguồn thu, chi phù hợp với phát triển kinh tế - xãhội Tăng cường các biện pháp đẩy mạnh sản xuất và dịch vụ để thực hiệntổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Tập trung huy động các nguồn vốnODA, NGO, vốn của Trung ương để triển khai các dự án thoát nước, vệ sinhmôi trường, dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên, chỉnh trang đô thị, xây dựng các khudân cư, dự án cấp nước, dự án trang thiết bị y tế và vốn của các nhà đầu tưtrong và ngoài nước Khai thác các nguồn tài trợ của các tổ chức tín dụngquốc tế để tạo nguồn cho Quỹ Đầu tư phát triển của Thành phố với mức kinhphí 1.500 - 2.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất vàxuất khẩu, nuôi dưỡng, phát triển các nguồn thu nhằm tăng tiềm lực, khả năngtài chính của Thành phố

Trang 31

Thứ hai, nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý đô thị, bảo vệ

tài nguyên - môi trường; lấy đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị làm khâu đột phátrong xây dựng và phát triển; xây dựng các khu đô thị, các công trình trọngđiểm, hệ thống giao thông công cộng, cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước

và xử lý nước thải; Mở rộng không gian đô thị về phía Tây và Tây Nam củaThành phố; Phát triển không gian liên kết với các đô thị trung tâm lân cận củakhu vực miền Trung Thực hiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính,trọng tâm là nâng cao chất lượng cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chínhtheo cơ chế “một cửa”; thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch, niêm yếtcông khai quy chế, quy trình và các thủ tục hành chính rõ ràng, cụ thể tại công

sở, đặc biệt trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng cơ bản,thuế, hải quan

Thứ ba, thực hiện tốt chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”,

huy động tiềm năng, nội lực sẵn có trong cộng đồng vào xây dựng và pháttriển Nhất quán trong thực hiện các cơ chế, chính sách, thu hút đầu tư trongkhai thác tối đa các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính đất đai, phục vụphát triển kinh tế, xã hội Tập trung ưu tiên các biện pháp và phân bổ nguồnlực để bố trí kịp thời đất tái định cư cho các hộ giải tỏa, nhanh chóng giảiphóng mặt bằng để triển khai các dự án; chú trọng đầu tư và phát triển dịch

vụ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế vững chắc theo hướng dịch vụ công nghiệp - nông nghiệp

-1.2.2 Kinh nghiệm của thành phố Hải Dương

Thành phố Hải Dương là một thành phố trực thuộc tỉnh nằm ở trungtâm tỉnh Hải Dương, Việt Nam Thành phố là trung tâm kinh tế, kỹ thuật, giáodục, khoa học, y tế, dịch vụ của tỉnh Hải Dương, nằm trong vùng thủ đô HàNội và giáctam kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Trong những năm gần đây, kinh tế thành phố Hải Dương có nhữngbước phát triển khá ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố luôn đạt

Trang 32

ở mức cao hơn mức bình quân chung của cả tỉnh Hải Dương, bình quân đạt từ

13 -15%/năm Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng đẩymạnh phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ với tỷ trọng công nghiệp,xây dựng hiện chiếm 72%, thương mại - dịch vụ 24,3%, nông nghiệp 3,7%

Thành phố Hải Dương cũng đã thực hiện có hiệu quả trong công táchuy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, vì vậy các dự

án đầu tư trọng điểm tại thành phố đều được triển khai thực hiện theo đúng kếhoạch, góp phần tích cực đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra vị thếmới cho thành phố Sở dĩ đạt được các kết quả trên là do:

- Công tác quy hoạch được quan tâm, đặc biệt quy hoạch phát triểnkinh tế - xã hội của thành phố kết hợp các quy hoạch phát triển kinh tế - xãhội của tỉnh, quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, phù hợpquy hoạch bộ, ngành Trung ương Đến nay, thành phố đã hoàn thành điềuchỉnh Quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050, Chương trìnhphát triển đô thị thành phố Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm

2030 làm cơ sở để tăng tốc đưa thành phố lên đô thị loại I Việc điều chỉnhquy hoạch nhằm xây dựng thành phố là trung tâm hành chính, chính trị, kinh

tế - văn hóa của tỉnh; đồng thời là cầu nối quan trọng giữa thủ đô Hà Nội,thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực và hiệu quảhoạt động quản lý của cả hệ thống chính trị, nhất là hoạt động quản lý Nhànước Hiện nay, thành phố đang tập trung hoàn thiện liên thông giải quyết thủtục hành chính giữa thành phố và các phường, xã; kiện toàn mô hình "Mộtcửa" hiện đại theo Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ(về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tụchành chính); đồng thời bước đầu xây dựng Trung tâm điều hành thông minh,chính quyền điện tử ở thành phố và các phường, xã; hoàn thiện cổng giao tiếpcủa thành phố Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, UBND thành phố đã

Trang 33

từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩmquyền; xây dựng, ban hành văn bản ngày một chặt chẽ hơn nhằm tăng cườngcông tác quản lý nhà nước và tiến hành rà soát, bổ sung, sửa đổi, bãi bỏ cácvăn bản đã hết hiệu lực, không đúng thẩm quyền Duy trì hoạt động của bộphận tiếp nhận và trả kết quả tại UBND thành phố và các phường,xã, phòng,ban chuyên môn Tiếp tục rà soát, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chínhtrên tất cả các lĩnh vực quản lý Nhà nước, cập nhật các thủ tục còn thiếu, mớiban hành hoặc sửa đổi, bổ sung, đảm bảo công khai, minh bạch và chính xáccủa thủ tục

- Công tác quản lý đầu tư được tăng cường, từ công tác xây dựng và giao

kế hoạch đầu tư, chuẩn bị đầu tư, xác định rõ nguồn gốc được công khai hóa,từng bước khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, tập trung vốn cho các công trìnhtrọng điểm Cơ chế sử dụng vốn “mồi” của nhà nước đã có tác dụng thúc đẩynhanh đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội, thể hiện rõ nhất là đầu tư đường giaothông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, kiên cố hóa trường lớp học, …coi trọng công tác kiểm tra, giám sát trong việc đầu tư và có biện pháp cụ thể

để tháo gỡ khó khăn, tạm ngưng thực hiện kế hoạch đối với những dự án chưa

có tính khả thi cao, chủ động xử lý điều chuyển vốn của một số công trìnhthực hiện chậm, không có khả năng hoàn thành trong năm kế hoạch

- Tích cực, chủ động khai thác các nguồn vốn của các bộ ngành trungương thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển giao thông nông thôn, vốn tài trợODA cải tạo hệ thống cấp thoát nước thành phố Hải Dương, vốn JBIC cho đầu

tư giao thông, xây dựng trạm cấp nước của một số thị trấn, thị tứ, chương trìnhmục tiêu quốc gia cho y tế, giáo dục, văn hóa, … Trong điều kiện nguồn vốnngân sách còn hạn chế, tỉnh đã cho phép áp dụng nhiều hình thức đầu tư đối vớicác công trình trọng điểm của thành phố nhưng chưa có khả năng cân đối vốn

để đầu tư ngay như hình thức BOT, BT, ứng vốn thi công; khai thác có hiệuquả nguồn vốn từ quỹ đất cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đôthị; đổi

Trang 34

đất lấy công trình, giao đất có thu tiền sử dụng đất, đấu thầu quyền sử dụng đất.

Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã bám sát định hướng phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh, đẩy mạnh huy động các nguồn vốn, tập trung cho vayđối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

- Cơ chế chính sách có nhiều đổi mới: Với mục tiêu huy động mọi nguồnlực cho xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, trong 5 năm qua đã ban hành nhiềuchính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia bỏ vốn đầu tư nhưcác quy định ưu đãi khi đầu tư hạ tầng vào khu công nghiệp, cụm côngnghiệp tập trung; chính sách hỗ trợ vốn cho đầu tư giao thông nông thôn, kiên

cố hóa kênh mương, cấp nước sạch nông thôn; ban hành quy định về trình tự

và chấp thuận dự án trên địa bàn tỉnh tạo mặt bằng cho các tổ chức, cá nhânđầu tư vào lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch và dịch vụ, … Các tổ chức tín dụngtạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư hạ tầng kinh tế

- xã hội được vay vốn, thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tíndụng

- Công tác định hướng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hộiđúng, phù hợp, có giải pháp huy động vốn phù hợp, hiệu quả, coi công táchuy động vốn là nhiệm vụ số một khi xác định dự án đầu tư, tăng cường sựphối hợp các cấp, các ngành, các địa phương, sử dụng sức mạnh tổng hợp đểhuy động vốn đầu tư Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quảđạt được, kịp thời có giải pháp khắc phục khuyết điểm trong đầu tư, trong huyđộng vốn đầu tư

1.2.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển kết cấu hạ tầng KT XH

-Nghiên cứu quá trình phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH từ các địaphương khác, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quan trọng như sau:

Thứ nhất, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH là một trong

những nhân tố quyết định đến sự thành công của CNH - HĐH và là nềntảng cho sự phát triển KT - XH một cách bền vững Do vậy, việc mở mang,phát triển hệ thống giao thông, hệ thống thuỷ lợi, mạng lưới cung cấp điện,mạng lưới chợ, hạ tầng thông tin - viễn thông, hệ thống cung cấp nước

Trang 35

sạch, hệ thống hạ tầng y tế, giáo dục… sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởngkinh tế và giải quyết các vấn đề của nền kinh tế Điều đó cho thấy, cần coiđầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH là một trong những chính sách được

ưu tiên hàng đầu trong chính sách đầu tư của quốc gia

Thứ hai, phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH luôn phải được đặt

trong quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH và phải được xây dựng thànhcác chương trình và kế hoạch cụ thể Trước tiên phải hoàn thành xây dựngquy hoạch tổng thể phát triển KT - XH, từ đó xác định nhu cầu và xây dựngcác dự án đầu tư xây dựng, mở rộng và phát triển các công trình thuộc kếtcấu hạ tầng KT - XH

Thứ ba, sử dụng hiệu quả quỹ đất để tạo nguồn lực tài chính từ đất.

Chính quyền địa phương cần quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả cácquỹ đất để huy động các nguồn lực tài chính Thành phố Đà Nẵng là một ví

dụ điển hình thành công của việc huy động nguồn lực tài chính từ đất đai vàongân sách địa phương cho đầu tư phát triển nhất là việc đầu tư hạ tầng đô thị

và hạ tầng xã hội

Thứ tư, Nhà nước và tỉnh cần đóng vai trò quyết định trong việc

cung cấp nguồn ngân sách hỗ trợ các địa phương trong xây dựng, phát triểnkết cấu hạ tầng KT - XH Vì vậy nhà nước và tỉnh cần bố trí vốn ngân sáchdành cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT - XH

hiệu quả hoạt động quản lý của cả hệ thống chính trị, nhất là hoạt động quản

lý Nhà nước

Thứ sáu, các cơ quan nhà nước và các cấp chính quyền địa phương

cũng cần tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi nhằm thu hút các nhàđầu tư trong và ngoài nước, góp phần quan trọng bổ sung nguồn vốn pháttriển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và trở thành động lực, tạo ra “cú hích”cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trang 36

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Câu hỏi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đếnviệc huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH huyện Phú Bình,tỉnh Thái Nguyên:

1 Thực trạng huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH tạihuyện Phú Bình như thế nào?

2 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực phát triểnkết cấu hạ tầng KT - XH ở huyện Phú Bình?

3 Trong công tác huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng KT

-XH, huyện Phú Bình gặp phải khó khăn gì cần tháo gỡ? Những giải phápnào cần thực hiện nhằm nâng cao công tác huy động nguồn lực phát triển kếtcấu hạ tầng KT - XH huyện Phú Bình thời gian tới?

2.2 Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin thứ cấp:

Thông tin thứ cấp là những thông tin đã được công bố chính thức trêncác tài liệu, sách báo, các ấn phẩm, các báo cáo của các cơ quan quản lý cáccấp Những tư liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu đã công bố gồm nhữngthông tin được tổng kết từ những tài liệu trong và ngoài nước liên quan đếnnhững vấn đề về huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH đượcthu thập từ các tỉnh, huyện, các trường đại học, trên mạng internet Trong đóchủ yếu từ Văn phòng UBND huyện Phú Bình, Chi cục thống kê huyện,Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên, Thư việnTrường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, các trang điện

tử như: Chính phủ, Tài liệu Việt Nam

- Thu thập thông tin sơ cấp:

Trang 37

Để có được số liệu mới, tôi sẽ thông qua việc điều tra, khảo sát thực tếđịa phương, phỏng vấn trực tiếp các hộ dân, cán bộ công nhân viên các doanhnghiệp theo nội dung đã chuẩn bị sẵn trong phiếu điều tra:

+ Thiết kế bảng câu hỏi: Tiến hành thiết kế bảng câu hỏi nhằm điều tra

đối tượng là các hộ dân, những người làm trong các doanh nghiệp về pháttriển kết cấu kết cấu hạ tầng KT - XH tại huyện Phú Bình, tác động của nóđến hộ dân, doanh nghiệp và mức độ tham gia của người được điều tra

+ Mẫu điều tra: Tổng dân số huyện Phú Bình tính đến 31/12/2017 là

gần 139.000 người Vì vậy, quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức Slovin(1960) như sau:

Trang 38

Như vậy, đề tài sẽ lựa chọn số mẫu là:

n = 1 139000 * 0,05 * 0,05 139000 = 400

+ Đối tượng điều tra: là các cán bộ, nông dân các xã, thị trấn và cán bộ

quản lý, công nhân các doanh nghiệp tại trên địa bàn 3 xã, thị trấn đại diệnhuyện Phú Bình (thị trấn Hương Sơn, xã Bảo Lý, xã Đào Xá)

+ Nội dung của mẫu phiếu điều tra gồm: các tiêu chí và các chỉ tiêu

liên quan đến thông tin cơ bản của người được phỏng vấn; sự tham gia của họ

ở địa phương; ý kiến của họ về ý nghĩa, tầm quan trọng phát triển kết cấu hạtầng KT - XH trong thời gian qua, cũng như khả năng tham gia ủng hộ, đónggóp của họ trong thời gian tới…

+ Phương pháp điều tra: điều tra, phỏng vấn ngẫu nhiên các cá nhân

và tổ chức trên địa bàn nghiên cứu với tổng số phiếu điều tra là 400 phiếu

Trang 39

2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin

- Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu: Số liệu sau khi được thu thập,

được phân loại và sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau Số liệu điều tra đượcphân tổ và xử lý trên máy tính bằng chương trình Excel để tổng hợp và hệthống hóa những tiêu thức cần thiết cùng với việc sử dụng các con số tuyệtđối, tương đối và bình quân để phản ánh và đánh giá vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện

tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được.Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệtđối, số bình quân để phân tích tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương Thôngqua so sánh thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế, thông qua các số liệu thứ cấptiến hành thống kê và mô tả lại đời sống của người dân, tình hình sản xuấtkinh doanh, thu nhập, … của các hộ gia đình, thống kê về hiện trạng đất đai,dân số, lao động,… của người dân trên địa bàn huyện, thống kê huy động pháttriển kết cấu hạ tầng KT - XH trên địa bàn

- Phương pháp so sánh

+ So sánh định lượng: So sánh trước và sau khi thực hiện phát triển kếtcấu kết cấu hạ tầng KT - XH tại huyện Phú Bình Từ đó thấy được hiệu quảcủa việc huy động nguồn lực

+ So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về mặt xã hội và môitrường để đánh giá Trong quá trình so sánh ta cũng có thể kết hợp giữa sosánh định tính và định lượng để phân tích vấn đề

2.3 Hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí nghiên cứu

Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Là chỉ số tính theo phần trăm mức tăng trưởng tuyệt đối của một năm sovới tổng giá trị sản lượng quốc dân thực tế của năm trước đó, được xác địnhtheo công thức sau:

Ngày đăng: 21/05/2019, 09:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. BCH Đảng bộ huyện Phú Bình (2016), Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ huyện Phú Bình khóa XXVI nhiệm kỳ 2016 - 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: BCH Đảng bộ huyện Phú Bình (2016)
Tác giả: BCH Đảng bộ huyện Phú Bình
Năm: 2016
2. BCH Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (ngày 9/5/2011), Thông báo kết luận số 164/TB-TU về việc thông qua một số chương trình đề án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: BCH Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (ngày 9/5/2011)
3. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 28/2012/TT-BTC Quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính (2012)
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2012
4. Đỗ Hoài Nam, Lê Cao Đoàn (2001), Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, NXB khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôntrong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam
Tác giả: Đỗ Hoài Nam, Lê Cao Đoàn
Nhà XB: NXB khoa học xã hội
Năm: 2001
5. Hoàng Xuân Hòa (2010), Kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH của một số quốc gia trong khu vực, NXB.Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Xuân Hòa (2010), "Kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ tầng KT - XHcủa một số quốc gia trong khu vực
Tác giả: Hoàng Xuân Hòa
Nhà XB: NXB.Hà Nội
Năm: 2010
6. Lê Du Phong (1996), “Xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (số 13 tháng 8-9/1996), Tr 4- 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại phục vụ sựnghiệp CNH, HĐH đất nước
Tác giả: Lê Du Phong
Năm: 1996
7. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyễn Trọng Đắc (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, NXB nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phát triển nông thôn
Tác giả: Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyễn Trọng Đắc
Nhà XB: NXB nông nghiệp
Năm: 2005
8. Nguyễn Bá Ân (2012), Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH đồng bộ, hiện đại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2011-2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Bá Ân (2012"), Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH đồngbộ, hiện đại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcgiai đoạn 2011-2020
Tác giả: Nguyễn Bá Ân
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2012
9. Nguyễn Việt Dũng, Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái,Luận án tiến sĩ, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Việt Dũng, "Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinhtế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái
10.Nguyễn Mạnh Hùng, Quy hoạch, chiến lược phát triển ngành chương trình ưu tiên trong chiến lược phát triển KT - XH Việt Nam đến 2010 và định hướng 2020, NXB thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Mạnh Hùng, "Quy hoạch, chiến lược phát triển ngành chươngtrình ưu tiên trong chiến lược phát triển KT - XH Việt Nam đến 2010 vàđịnh hướng 2020
Nhà XB: NXB thống kê
11. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (2007), Chiến lược cơ sở hạ tầng những vấn đề liên ngành, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (2007), "Chiến lược cơ sở hạ tầng nhữngvấn đề liên ngành
Tác giả: Ngân hàng thế giới tại Việt Nam
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2007
12. Nguyễn Ngọc Nông, Lương Văn Hinh, Đăng Văn Minh, Nguyễn Thị Bích Hiệp (2003), Chiến lược quy hoạch sử dụng đất đai ổn định đến năm 2010, NXB nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Nông, Lương Văn Hinh, Đăng Văn Minh, Nguyễn ThịBích Hiệp (2003), "Chiến lược quy hoạch sử dụng đất đai ổn định đếnnăm 2010
Tác giả: Nguyễn Ngọc Nông, Lương Văn Hinh, Đăng Văn Minh, Nguyễn Thị Bích Hiệp
Nhà XB: NXB nông nghiệp
Năm: 2003
13. Nguyễn Văn Vịnh (2013), Phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong quy hoạch tổng thể phát triển vùng ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 15/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Vịnh (2013), "Phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong quyhoạch tổng thể phát triển vùng ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Vịnh
Năm: 2013
16. UBND huyện Phú Bình (2014), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Phú Bình năm 2014, phương hướng, nhiệm vụ năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND huyện Phú Bình (2014)
Tác giả: UBND huyện Phú Bình
Năm: 2014
17. UBND huyện Phú Bình (2015), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Bình năm 2015, phương hướng, nhiệm vụ năm 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND huyện Phú Bình (2015)
Tác giả: UBND huyện Phú Bình
Năm: 2015
18. UBND huyện Phú Bình (2016), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Bình năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND huyện Phú Bình (2016)
Tác giả: UBND huyện Phú Bình
Năm: 2016
19. UBND huyện Phú Bình (2016), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm huyện Phú Bình giai đoạn 2016-2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND huyện Phú Bình (2016)
Tác giả: UBND huyện Phú Bình
Năm: 2016
20. UBND huyện Phú Bình (2017), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Bình năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND huyện Phú Bình (2017)
Tác giả: UBND huyện Phú Bình
Năm: 2017
21. UBND huyện Phú Bình (2017), Quyết định số 2862/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2017 của Hội đồng nhân dân huyện Phú Bình về việc thông qua Đề án Huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2025 Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND huyện Phú Bình (2017)
Tác giả: UBND huyện Phú Bình
Năm: 2017
22. UBND tỉnh Thái Nguyên (2010), Quyết định số 32/2010/QĐ-UBND ngày 12/10/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Bình đến năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND tỉnh Thái Nguyên (2010)
Tác giả: UBND tỉnh Thái Nguyên
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w