Việc tăng cường giấc ngủ trở thành một trong những lĩnh vực trọng tâm trong chăm sóc toàn diện của Điều dưỡng, hỗ trợ chữa bệnh cho người bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc. Sự hiểu biết về chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh sẽ giúp Điều dưỡng thực hiện một cách tối ưu chất lượng công việc chăm sóc
Trang 1VŨ THỊ MINH PHƯỢNG
CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH
NĂM 2016
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NAM ĐỊNH- 2017
Trang 2VŨ THỊ MINH PHƯỢNG
CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH
NĂM 2016
Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số: 60.72.05.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS BS Ngô Huy Hoàng
Nam Định -2016
Trang 3bệnh tăng huyết áp (THA) Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng và xác định các yếu
tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ ( CLGN) của người bệnh THA
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả với 400 người bệnh THA đang điềutrị ngoại trú bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2016.Người tham gia nghiên cứu được phỏng vấn để trả lời các câu hỏi Dữ liệu đượcphân tích bằng các phép thống kê mô tả, kiểm định Khi bình phương và hệ số tươngquan Pearson được áp dụng để tìm hiểu mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy 87,2% người bệnh có CLGN thấp với thời gianngủ mỗi đêm ít hơn 5 tiếng là 67,%; có 48% người bệnh cần ít nhất 30 phút để đivào giấc ngủ, mức độ khó ngủ được báo cáo trong nghiên cứu là 39,8% và rất khóngủ là 39% và chỉ có 20 % người bệnh đạt hiệu suất giấc ngủ từ 85% trở lên Hầuhết người bệnh không có thói quen sử dụng thuốc ngủ và không ảnh hưởng hoặcảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động ban ngày do thiếu ngủ và có 47,5% ngườibệnh tự đánh giá CLGN của bản thân là kém Trong nghiên cứu không tìm thấy mốitương quan giữa tuổi, giới, nghề nghiệp, mức thu nhập, tình trạng hôn nhân, nơi cưtrú với CLGN Sự tương quan yếu được tìm thấy giữa thực hành vệ sinh giấc ngủvới CLGN (r=0.182, p<0.05) Niềm tin và thái độ về giấc ngủ có tương quan trungbình với CLGN ( r= -0.479, r< 0.05)
Kết quả nghiên cứu cho thấy cần có sự cải thiện trong thực hành vệ sinh giấcngủ như không sử dụng giường ngủ cho những việc khác, tạo môi trường ngủ thoáimái như kiểm soát nhiệt độ phòng cho thích hợp, hạn chế tiếng ồn và hạn chế nhữngsuy nghĩ không tích cực khi đi ngủ như có thể tham khảo các phương pháp giúp thưgiãn tinh thần trước khi ngủ Về những sai lệch trong niềm tin và thái độ về giấcngủ của người bệnh cần giáo dục cho người bệnh không nên khuếch đại các hậu quảgiấc ngủ hoặc có những suy nghĩ thái quá về giấc ngủ đồng thời uốn nắn nhữngniềm tin sai lệch về mất ngủ và những mong muốn không thực tế về giấc ngủ
Trang 4dưỡng Nam Định, phòng đào tạo sau Đại học – Trường Đại học Điều dưỡng NamĐịnh và các phòng ban, bộ môn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em rấtnhiều trong quá trình học tập, rèn luyện và nghiên cứu
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ, Bác sĩ Ngô Huy Hoàng, ngườithầy tận tâm và nhiệt tình, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thànhluận văn Sự tận tâm dìu dắt và khích lệ của thầy là động lực giúp em vượt quanhững khó khăn trong quá trình thực hiện để hoàn thành luận văn này
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong hội đồng, các thầy cô đãgiúp đỡ, góp ý chỉnh sửa cho bài luận văn của em được hoàn thiện nhất
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể cán bộ và nhân viên phòng khámquản lý Tăng huyết áp Khoa khám bệnh, Ban giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnhNam Định cũng như toàn thể người bệnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trongquá trình thực hiện luận văn
Em luôn biết ơn và trân trọng đối với sự động viên, khích lệ của nhà trường,bạn bè đồng nghiệp đã có sự giúp đỡ vô tư, tận tình và những người thân trong giađình là những người đã luôn giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập
Nam Định, ngày 22 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn
Vũ Thị Minh Phượng
Trang 5liệu có được trong luận văn này là trung thực, chưa từng được công bố trên bất kì tàiliệu nào của bất cứ một tác giả nào trước đây Mọi thông tin được thu thập trực tiếptrên 400 người bệnh đến khám và điều trị ngoại trú bệnh viện Đa khoa tỉnh NamĐịnh
Nam Định, ngày 22 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn
Vũ Thị Minh Phượng
Trang 6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tổng quan về tăng huyết áp 3
1.1.1 Tình hình mắc bệnh tăng huyết áp 3
1.1.2 Phân loại Tăng huyết áp 4
1.1.3 Triệu chứng của tăng huyết áp 5
1.1.4 Nguyên nhân tăng huyết áp 5
1.1.5 Hậu quả của tăng huyết áp 7
1.1.6 Tăng huyết áp và Rối loạn giấc ngủ 8
1.1.7 Rối loạn giấc ngủ ở người bệnh tăng huyết áp 10
1.2 Tổng quan về chất lượng giấc ngủ 11
1.2.1 Giấc ngủ sinh lý 11
1.2.2 Rối loạn giấc ngủ 15
1.2.3 Chất lượng giấc ngủ 18
1.3 Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ 22
1.3.1 Yếu tố nhân khẩu học 22
1.3.2 Yếu tố thực hành vệ sinh giấc ngủ 23
1.3.3 Yếu tố kiến thức về giấc ngủ 25
1.3.4 Yếu tố niềm tin và thái độ về chức năng giấc ngủ 25
1.4 Phương pháp đo lường và đánh giá chất lượng giấc ngủ 26
1.4.1 Phương pháp đo lường khách quan 26
1.4.2 Phương pháp đo lường chủ quan 27
1.4.3 Khung lý thuyết 28
1.5 Tóm tắt về địa bàn nghiên cứu 29
Trang 72.3 Thiết kế nghiên cứu 30
2.4 Cỡ mẫu 30
2.5 Phương pháp chọn mẫu 31
2.6 Phương pháp thu thập số liệu 31
2.7 Các biến số nghiên cứu 32
2.8 Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá 32
2.8.1 Công cụ thu thập số liệu: 32
2.8.2 Bộ câu hỏi nghiên cứu 33
2.9 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 36
2.10 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 36
CHƯƠNG: 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1 Đặc điểm chung của và thực trạng chất lượng giấc ngủ của đối tượng tham gia nghiên cứu 37
3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng tham gia nghiên cứu 37
3.1.2 Thực trạng Chất lượng giấc ngủ của đối tượng tham gia nghiên cứu 39
3.1.3 Kiến thức về giấc ngủ của đối tượng tham gia nghiên cứu 45
3.1.4 Thực hành vệ sinh giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu 48
3.1.5 Niềm tin và thái độ về giấc ngủ của đối tượng tham gia nghiên cứu 49
3.2 Tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố và Chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu 52
3.2.1 Nhân khẩu học và Chất lượng giấc ngủ 52 3.2.2 Mối liên quan giữa kiến thức giấc ngủ; thực hành vệ sinh giấc ngủ; niềm tin và thái độ về giấc ngủ với Chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu 56
Trang 84.2 Các yếu tố liên quan đến Chất lượng giấc ngủ 62
4.3 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số 69
KẾT LUẬN 70
KHUYẾN NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 83
Phụ lục 1: Phiếu đánh giá chất lượng giấc ngủ cho người bệnh THA 83
Phụ lục 2: Bản cam kết đồng ý tham gia nghiên cứu 91
Phụ lục 3: Hướng dẫn tính điểm chỉ số chất lượng giấc ngủ PSQI 92
Phụ lục 4: Đánh giá độ tin cậy bộ câu hỏi 95
Phụ lục 5: Định nghĩa biến số nghiên cứu 100
Phụ lục 6: Danh sách người bệnh tham gia nghiên cứu 102
Trang 9OSA : Obstructive sleep apnea (Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ)
CDC : Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm kiểm soát
và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ)
WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
HHTT : Huyết áp tâm thu
HHTTr: Huyết áp tâm trương
ESC : European Society of Cardiology (Hiệp hội tim mạch Châu Âu)
ESH : European Society of Hypertension (Hiệp hội bệnh tăng huyết áp Châu
Âu)
NHANES : National Health and Nutrition Examination Survey (Y tế Quốc gia
và khảo sát kiểm tra dinh dưỡng)
Trang 10Bảng 3.2: Đặc điểm thời gian thực ngủ mỗi đêm của đối tượng tham gia nghiên cứu
39
Bảng 3.3: Đặc điểm tỉnh giấc giữa đêm của đối tượng tham gia nghiên cứu 40
Bảng 3.4: Đặc điểm thời gian đi vào giấc ngủ 41
Bảng 3.5: Mức độ khó ngủ 41
Bảng 3.6: Hiệu suất giấc ngủ của đối tượng tham gia nghiên cứu 42
Bảng 3 7: Mức độ sử dụng thuốc ngủ trong 1 tuần của đối tượng tham gia nghiên Bảng 3.8: Mức độ ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày 43
Bảng 3.9: Tự đánh giá chất lượng giấc ngủ 43
Bảng 3.10: Chất lượng giấc ngủ của đối tượng tham gia nghiên cứu 44
Bảng 3.11 : Kiến thức về giấc ngủ của đối tượng tham gia nghiên cứu 45
Bảng 3.12: Mức độ kiến thức chung theo số câu trả lời đúng 47
Bảng 3.13: Mô tả thực hành vệ sinh giấc ngủ trên đối tượng nghiên cứu 48
Bảng 3.14: Niềm tin và thái độ về giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu 50
Bảng 3.15 Mối tương quan giữa tuổi và chất lượng giấc ngủ 52
Bảng 3.16 Mối tương quan giữa thời gian bị bệnh THA và CLGN 53
Bảng 3.17 Mối tương quan giữa các thông tin chung khác và CLGN 54
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa Kiến thức về giấc ngủ với CLGN của đối tượng nghiên cứu 56
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa thực hành vệ sinh giấc ngủ với CLGN của đối tượng nghiên cứu 56
Bảng 3.20: Mối liên quan giữa niềm tin và thái độ về giấc ngủ với CLGN của đối tượng nghiên cứu 57
Bảng 3.21: Mối liên quan giữa kiến thức chung về giấc ngủ; thực hành vệ sinh giấc ngủ; niềm tin và thái độ về giấc ngủ với CLGN 58
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1 : Các giai đoạn ngủ trong 1 đêm ở người trưởng thành 15
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngủ là một nhu cầu cơ bản cho sự sống còn của con người, thời gian ngủcủa một con người chiếm khoảng một phần ba Một chu kỳ giấc ngủ bình thường làrất quan trọng để đạt được một chức năng bình thường của quá trình sinh lý và tâmthần [1] Cơ thể sẽ tiết ra hormon quan trọng cho quá trình chuyển hóa, tích lũynăng lượng, giúp cơ thể phát triển và thích nghi với môi trường sống Thiếu ngủ gây
ức chế hệ phó giao cảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và các bệnhliên quan đến rối loạn chuyển hóa [22]
Giấc ngủ càng cần thiết đối với một người bệnh, chất lượng giấc ngủ( CLGN) kém là một yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh và giảm kết quả điềutrị và chăm sóc đối với người bệnh THA [41] Một số nghiên cứu dịch tễ đã chứngminh mối quan hệ giữa thời gian ngủ ngắn, mất ngủ và THA, về mối liên quan giữamất ngủ, sự rối loạn nhịp thở khi ngủ, hội chứng ngừng thở khi ngủ với THA và cácyếu tố nguy cơ của các bệnh lý tim mạch [71], [41], [42], [76] Khoảng 50-60%người bệnh ngưng thở khi ngủ có THA và khoảng 50% người bệnh THA có RLGNđặc biệt trong trường hợp THA đối kháng [79] Trong nghiên cứu của Olebiosu năm
2009 cho kết quả gần 43% người bệnh THA có chất lượng giấc ngủ kém [17].Nghiên cứu của James và cộng sự [46] đã kết luận RLGN có liên quan chặt chẽ đếnbệnh lý tim mạch và thời gian ngủ đầy đủ là một yếu tố quan trọng để ngừa THAtrong xã hội hiện đại Mặc dù các yếu tố nguy cơ chính gây THA trong đó có tiền sửgia đình, lối sống ít vận động, ăn uống kém, hút thuốc lá, giới tính, chủng tộc, vàtuổi tác đã được tập chung nghiên cứu rất nhiều, tuy nhiên 1 yếu tố nguy cơ thường
bị bỏ qua là giấc ngủ Giấc ngủ là điều cần thiết cho sức khỏe tối ưu, sức sống và
có thể tự quản lý bởi từng cá nhân [56]
Việc tăng cường giấc ngủ trở thành một trong những lĩnh vực trọng tâmtrong chăm sóc toàn diện của Điều dưỡng, hỗ trợ chữa bệnh cho người bệnh trongquá trình điều trị và chăm sóc Sự hiểu biết về chất lượng giấc ngủ và các yếu tố
Trang 12liên quan đến CLGN của người bệnh sẽ giúp Điều dưỡng thực hiện một cách tối ưuchất lượng công việc chăm sóc [23], và người bệnh có thể tự cải thiện được chấtlượng giấc ngủ góp phần cải thiện huyết áp Như vậy để thúc đẩy chất lượng giấcngủ ở người bệnh THA là cần phải xem xét các yếu tố liên quan làm ảnh hưởngđến giấc ngủ ở người bệnh [23] Trong khi đó các nghiên cứu hiện chủ yếu tập trungvào chế độ ăn, chế độ luyên tập hay sự tuân thủ điều trị của người bệnh THA Trên
cơ sở đó đề tài " Chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan của người bệnhtăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định" được thựchiện năm 2016 nhằm tìm hiểu thực trạng chất lượng giấc ngủ và tìm hiểu các yếu tốliên quan với mong muốn được góp phần vào cái nhìn bao quát hơn về vấn đề chấtlượng giấc ngủ của người bệnh tăng huyết áp
Trang 13MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Mô tả thực trạng về chất lượng giấc ngủ của người bệnh THA điều trị ngoạitrú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định
2 Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ ở người bệnh THAđiều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định
Trang 14CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về tăng huyết áp
1.1.1 Tình hình mắc bệnh tăng huyết áp
Theo tổ chức y tế thế giới và Hiệp hội quốc tế về tăng huyết áp (WorldHealth Organization and International Society of Hypertension: WHO- ISH), tănghuyết áp (THA) ở người trưởng thành là khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/ hoặchuyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg
Theo ước tính của WHO năm 2013, THA đang ảnh hưởng đến hơn một phần
ba người lớn từ 25 tuổi trở lên khoảng 1 tỷ người trên thế giới [85] THA là mộttrong những nguyên nhân quan trọng nhất đối với bệnh tim và đột quỵ là nguyênnhân hàng đầu gây ra tử vong sớm và tàn tật THA góp phần vào gần 9,4 triệu người
tử vong do bệnh tim mạch mỗi năm, làm tăng nguy cơ của các bệnh như suy thận và
mù lòa [88] Đến năm 2025 ước tính có khoảng 1,56 tỷ người lớn sẽ phải sốngchung với bệnh THA [87]
Trong năm 2008 trên toàn cầu tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành từ
25 tuổi trở lên là 40% Trong số tất cả các khu vực của WHO, tỷ lệ THA cao nhất ởchâu Phi ( 46%), thấp nhất là châu Mỹ ( 35%) người trưởng thành bị THA Tỷ lệTHA gần như không có sự khác biệt giữa 2 giới tuy nhiên có sự khác biệt nhỏ ở khuvực châu Mỹ và châu Âu là nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn so với nữ giới Tỷ lệTHA cao hơn ở những nước có thu nhập thấp và trung bình là 40% so với các nước
có thu nhập cao là 35% do các chính sách đa nghành và việc tiếp cận tốt hơn cácdịch vụ chăm sóc sức khỏe [88]
Tỷ lệ THA ở Trung Quốc là trên 39%( 59,4% ở người bệnh tuổi từ 60 tuổitrở lên và 72,8% ở những người trong độ tuổi trên 75 tuổi Với một dân số già đinhanh chóng, tỷ lệ THA và bệnh tim mạch có liên quan ở người bệnh châu Á tiếptục tăng và trở thành gánh nặng kinh tế xã hội [51] "Tỷ lệ tăng huyết áp tương tự
Trang 15giữa các nước châu Á khác, dao động từ 30% ở Hàn Quốc đến 47% ở Mông Cổ"[51].
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới tỷ lệ THA ở người trưởng thành từ
25 tuổi trở lên ở các nước có tỷ lệ cao ở khu vực Đông Nam Á như sau: Myanma42%, Indonesia 41%, Thái Lan 34,2% [86]
Tại Việt Nam, tần suất tăng huyết áp ở người lớn ngày càng gia tăng Trongnhững năm 1960 tỷ lệ THA là khoảng 1%, năm 1992 là 11,2%; năm 2001 là 16,3%
và năm 2005 là 18,3% [5].Theo Phạm Thái Sơn năm 2012 [10] từ nghiên cứu cơ sởcộng đồng cho một chương trình mục tiêu quốc gia, dịch tễ và y tế toàn cầu giữa đạihọc Umea và đại học Y Hà Nội tỷ lệ THA ở người lớn Việt nam là 25,1 % tươngđương khoảng 11 triệu người, tỷ lệ nam giới cao hơn phụ nữ ( 28,3% so với 23,1%,p< 0,001) Một nghiên cứu ở đối tượng người cao tuổi thì tỷ lệ THA rất cao như kếtquả nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh và cộng sự năm 2011 tại tỉnh Mỹ Tho48,6% ( nam 48,5% và nữ 46,7%) và ở 2 xã Tam Thanh và Thành Lợi huyện VụBản tỉnh Nam Định theo kết quả nghiên cứu của Trần Văn Long năm 2015 là 52,2%
và 53,2% [14]
1.1.2 Phân loại tăng huyết áp
Theo khuyến cáo cập nhật sử dụng cách phân loại của Hội Tim mạch ViệtNam đã công bố vào năm 2007 dựa vào phân loại của WHO/ISH năm 1999, năm
2005 và Ủy ban liên quốc gia về THA ( JNC7) và đặc biệt là khuyến cáo củaESC/ESH 2003 Việc phân loại bao gồm tối ưu, bình thường, bình thường cao, bagiai đoạn THA: nhẹ, vừa, nặng Việc chọn giai đoạn THA được chọn theo con số
HA cao nhất THA tâm thu đơn độc khi huyết áp tâm thu≥ 140 mmHg và huyết áptâm trương ≤ 90 mmHg THA tâm thu đơn độc được phân làm 3 mức độ 1, 2, và 3theo trị số HA tâm thu
Trang 16Bảng 1.1 Phân độ tăng huyết áp [7]
Phân loại này dựa trên đo HA tại phòng khám Nếu HHTT và HATTr không cùngmột phân loại thì chọn mức HA cao hơn để xếp loại
1.1.3 Triệu chứng của tăng huyết áp
Đa số người bệnh THA không có triệu chứng cơ năng, trừ biểu hiện thực thể
là đo huyết áp thấy tăng
Nhiều trường hợp chỉ được phát hiện THA khi đã có biến chứng do THAnhư đột quỵ não, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim đây là lý do tại sao bệnh THAđược gọi là "kẻ giết người thầm lặng"
Một số người THA có thể bị nhức đầu; đỏ bừng mặt, cảm giác có mây mùtrước mắt; ruồi bay trước mắt; tê tay nhất thời Tuy nhiên, những biểu hiện nàykhông phải đặc hiệu của THA và không phải lúc nào cũng thường xuyên xảy ra chođến khi huyết áp có thể đạt đến một giai đoạn nghiêm trọng hoặc khi xuất hiện cácbiến chứng đe dọa tính mạng Như vậy, THA chỉ có thể khẳng định được bằng đohuyết áp Đa số các trường hợp THA được phát hiện qua đo huyết áp thường qui,tuy nhiên với một số trường hợp cần đo huyết áp liên tục trong 24 giờ [4]
1.1.4 Nguyên nhân tăng huyết áp
Thay đổi, hoặc là từ gen hoặc môi trường, trong các chức năng bình thườngcủa cơ thể có thể gây ra THA, bao gồm thay đổi ở thận và dư thừa lượng muối, hệthống renin-angiotensin-aldosterone, hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, cấu trúc
và chức năng mạch máu [84]
Trang 17Các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu những thay đổi khác nhau trong cácchức năng cơ thể bình thường gây ra THA Các chức năng chính ảnh hưởng đếnTHA bao gồm:
Thận và sự dư thừa muối
Thận thường điều chỉnh cân bằng muối của cơ thể bằng cách giữ Natri và nước vàbài tiết Kali Mất cân bằng trong chức năng này của thận có thể làm tăng khối lượngtuần hoàn, có thể gây THA
Hệ thống Renin-Angiotensin-Aldosterone
Các hệ thống renin-angiotensin-aldosterone làm angiotensin và aldosteronehormone Angiotensin thu hẹp hoặc co mạch máu, có thể dẫn đến THA.Aldosterone kiểm soát cách các chất lỏng và nồng độ muối cân bằng thận Tăngmức độ hoặc hoạt động aldosterone có thể thay đổi chức năng thận, dẫn đến tăngkhối lượng tuần hoàn và THA
Hoạt động hệ thống thần kinh giao cảm
Hệ thống thần kinh giao cảm có chức năng quan trọng trong việc điều hòa huyết áp,bao gồm nhịp tim, huyết áp và nhịp thở Sự mất cân bằng trong hệ thống này gây raTHA
Cấu trúc và chức năng mạch máu
Những thay đổi về cấu trúc và chức năng của các động mạch lớn và nhỏ có thể đónggóp cho THA Con đường angiotensin và hệ thống miễn dịch có thể xơ cứng cácđộng mạch nhỏ và lớn, có thể ảnh hưởng đến huyết áp
Nguyên nhân di truyền của THA [84]
Sự hiểu biết về các hệ thống cơ thể có liên quan đến THA được kết luận từ cácnghiên cứu di truyền THA thường có tính gia đình Các nghiên cứu đã xác địnhđược nhiều gen và đột biến khác liên quan đến THA như quy định và renin-angiotensin-aldosterone thận Các yếu tố di truyền được biết đến chiếm 2-3 % củatất cả các trường hợp Hiện nay đang có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nhữngthay đổi ADN nhất định trong quá trình phát triển của thai nhi cũng có thể gây ra sựphát triển của bệnh THA sau này trong cuộc sống
Trang 18Nguyên nhân môi trường của THA
Nguyên nhân môi trường của THA bao gồm thói quen lối sống không lành mạnh,thừa cân hoặc béo phì, và sử dụng thuốc không hợp lý
Lối sống không lành mạnh
Lối sống không lành mạnh có thể gây ra THA, bao gồm: Lượng natri trong khẩuphần cao và độ nhạy natri, lạm dụng rượu, thiếu hoạt động thể chất
Thừa cân và béo phì
Các nghiên cứu cho thấy thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng sức đề kháng trongcác mạch máu, làm cho tim làm việc nhiều hơn và dẫn đến THA
Thuốc
Thuốc như hen suyễn hoặc các liệu pháp hormon, bao gồm cả thuốc tránh thai vàestrogen, và thuốc bán không cần kê đơn như thuốc cảm có thể gây ra THA Điềunày xảy ra bởi vì các loại thuốc có thể thay đổi sự cân bằng dịch và muối, làm mạchmáu co lại, hoặc ảnh hưởng đến hệ thống renin-angiotensin-aldosterone dẫn đếnTHA
Nguyên nhân khác của THA
Nguyên nhân khác của THA bao gồm các điều kiện khác như các bệnh lý mạn tính
ở thận, ngưng thở khi ngủ, các vấn đề về tuyến giáp, hoặc khối u nhất định Điềunày xảy ra bởi vì các nguyên nhân này làm thay đổi sự cân bằng dịch, natri, vàhormone trong máu, dẫn đến THA thứ phát [84]
Ngoài ra, Rối loạn giấc ngủ đặc biệt là thời gian ngủ ngắn, hội chứng ngưngthở khi ngủ là một yếu tố nguy cơ gây bệnh THA thường hay bị bỏ qua [22],[42],[76]
1.1.5 Hậu quả của tăng huyết áp
THA làm tăng các nguy cơ tổn thương cho tim và các mạch máu trong các
cơ quan chính như não và thận THA là nguyên nhân có thể phòng ngừa quan trọngnhất của bệnh tim và đột quỵ trên toàn thế giới Tuy nhiên, nếu không được kiểmsoát, THA có thể dẫn đến một cơn đau tim, phát triển các bênh lý của tim và cuốicùng là suy tim Các mạch máu có thể phát triển các chỗ phình ra (phình động
Trang 19mạch) tạo điều kiện cho sự tắc nghẽn các cục máu đông cộng với tình trạng áp lựcmáu trong lòng mạch tăng gây hiện tượng vỡ và xuất huyết khỏi lòng mạch Áp lựctrong mạch máu cao có thể gây ra hiện tượng vỡ các mạch máu trong não làm máuthoát ra ngoài lòng mạch và gây đột quỵ não THA cũng có thể dẫn đến suy thận,
mù lòa và suy giảm nhận thức Những hậu quả sức khỏe của bệnh THA có thể đượckết hợp bởi các yếu tố khác làm tăng tỷ lệ của cơn đau tim, đột qu [84]
1.1.6 Tăng huyết áp và chất lượng giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ(RLGN) được xem là yếu tố nguy cơ, yếu tố thúc đẩy của THA [22], [41], [84].Theo kết quả từ khảo sát về sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia và Trung tâm Kiểmsoát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, Atlanta năm 2011 đã chứng minh vấn đề giấcngủ là phổ biến, là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn cho các bệnh tim mạch, trở thànhvấn đề quan trọng trong cuộc sống, nhất là với nhịp sống, cách sống hiện tại ở cácnước phát triển [73]
Pooja Bansil và cộng cự đã có nghiên cứu về thời gian ngủ, chất lượng giấcngủ và bệnh THA năm 2011 [73] Trong nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ các cuộckhảo sát các quốc gia về sức khỏe và dinh dưỡng ( NHANES) từ năm 2005 đến năm
2008 đã có những phát hiện cho thấy mối liên quan giữa các vấn đề về giấc ngủ và
THA Cụ thể như sau: Trong số 10.308 người tham gia nghiên cứu có 3587 (30,2%)
có THA, và tỷ lệ tổng thể các rối loạn giấc ngủ, giấc ngủ ngắn, và ngủ kém trongquần thể nghiên cứu là 7,5%, 33,0% và 52,1% Trong số người có THA thì kết quảnghiên cứu về tự trả lời có tình trạng rối loạn giấc ngủ là 11,2 % so với 6% ở đốitượng không bị THA [73] Thời gian ngủ ít hơn 7 giờ ở đối tượng có THA và không
có THA là 34,7% so với 32,3% Tỷ lệ có chất lượng giấc ngủ kém là 52,4 % ở đốitượng có THA Tỷ lệ về giấc ngủ ngắn và chất lượng giấc ngủ kém là 19,2 %, chỉ cóvấn đề về giấc ngủ ngắn là 32,5%, chỉ có vấn đề về chất lượng giấc ngủ kém là25,2% và chỉ có 25,2% là tỷ lệ không bị một trong các vấn đề về giấc ngủ như đãnói ở trên
Trang 20Cũng trong nghiên cứu này tỷ lệ THA khác nhau ở 2 nhóm đối tượng nghiêncứu THA trong số người bị rối loạn giấc ngủ, giấc ngủ ngắn, và ngủ kém là 44,7%,31,7% và 30,3% Trong số các vấn đề về rối loạn giấc ngủ, tỷ lệ THA là cao nhấttrong số người lớn bị rối loạn giấc ngủ và giấc ngủ ngắn (61,5%), tiếp theo là nhữngngười chỉ có rối loạn giấc ngủ (55,8%), và tỷ lệ có cả rối loạn giấc ngủ, giấc ngủngắn, và ngủ kém (49,7%) Kết quả nghiên cứu từ cuộc khảo sát cho thấy nhữngngười có vấn đề về các rối loạn giấc ngủ có khả năng bị THA là gấp hơn hai lần sovới những người không có vấn đề giấc ngủ [73].
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc có những RLGN làm ảnhhưởng đến chất lượng giấc ngủ như thường xuyên bị mất ngủ, chứng ngưng thở khingủ có thể đóng góp vào sự phát triển và duy trì huyết áp và sự xuất hiện các biếnchứng tim mạch Xu hướng song song của giảm thời gian ngủ và tăng rối loạnchuyển hóa như béo phì, tiểu đường và THA Từ nghiên cứu thực nghiệm đã chothấy thiếu ngủ làm giảm leptin, tăng ghrelin, tăng sự thèm ăn, làm tổn hại sự nhạycảm insulin và THA Mối quan hệ này có thể một phần là kết quả của các cơ chếsinh học, cho thấy rằng thiếu ngủ có thể làm thay đổi hormone và hệ thống thầnkinh giao cảm, dẫn đến THA [41]
Trong nghiên cứu của A Fiorentini và cộng sự năm 2006 đã nghiên cứ tìnhtrạng rối loạn chất lượng giấc ngủ ở người bệnh THA và đái tháo đường sử dụngthang đánh giá chất lượng giấc ngủ PSQI kết quả cho thấy tỷ lệ bị THA trong nhómngười có chất lượng giấc ngủ kém là 87,1% so với nhóm có chất lượng giấc ngủ tốt
là 35,1 % (p<0.0001) Các giá trị trung bình của huyết áp tâm thu và huyết áp tâmtrương cao hơn trong nhóm có chất lượng giấc ngủ kém Kết quả nghiên cứu chỉ rarằng có mối quan hệ bệnh lý giữa rối loạn giấc ngủ và THA thông qua hoạt độngcủa hệ thần kinh giao cảm [16]
Liu và cộng sự trong một nghiên cứu năm 2013 [55] đã chỉ ra: " Khoảng 60triệu người Mỹ đang bị ảnh hưởng bởi rối loạn giấc ngủ mạn tính và có các vấn đềgiấc ngủ, có thể làm suy yếu thể chất khỏe mạnh và chức năng nhận thức " Kết quả
dữ liệu nghiên cứu từ 375.653 người Mỹ trưởng thành trong độ tuổi ≥ 18 năm 2009
Trang 21nghiên cứu các hành vi nguy cơ và hệ thống giám sát đã được sử dụng để đánh giámối quan hệ giữa thiếu ngủ và bệnh mạn tính Các mối quan hệ đã được kiểm trathêm bằng cách sử dụng mô hình hồi quy logistic đa biến sau khi kiểm soát độ tuổi,giới tính, chủng tộc / dân tộc, giáo dục Tỷ lệ tổng thể của thiếu ngủ trong suốt 30ngày trước đó là 10,4%; 17,0% cho 14-29 ngày; 42,0% cho 1-13 ngày và 30,6% chokhông ngày nào Các mối liên quan mạnh mẽ giữa thiếu ngủ và các bệnh mạn tính
là có ý nghĩa (p <0,0001) và ông đưa ra kết luận rằng thiếu ngủ và rối loạn khác củagiấc ngủ là một yếu tố nguy cơ có liên quan với sự phát triển các bệnh mạn tính[55] Ngoài ra theo Hiệp hội Tâm thần Mỹ thì vấn đề giấc ngủ thường được tìm thấytrong các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu và rối loạn tâm thần ở người lớn vàtrẻ em [19]
1.2 Tổng quan về giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ
1.2.1 Giấc ngủ sinh lý
- Khái niệm giấc ngủ
Ngủ là trạng thái tự nhiên không có ý thức, ngoài việc tiếp tục duy trì cácchức năng cơ bản của cơ thể như tuần hoàn, hô hấp Đây là thời gian nghỉ ngơi lấylại năng lượng của cơ thể sau một ngày hoạt động [28]
Ngủ là một hoạt động tự nhiên theo chu kỳ mà những cảm giác và vận độngtạm thời bị hoãn lại một cách tương đối, với đặc điểm dễ nhận thấy là cơ thể bấttỉnh hoàn toàn hoặc một phần và sự bất động của gần như hầu hết các cơ bắp Giấcngủ là một trạng thái đồng bộ cao, tăng cường sự tăng trưởng và trẻ hóa của hệthống miễn dịch, thần kinh, xương và hệ thống cơ bắp Nó được quan sát thấy ở tất
cả các động vật có vú, tất cả các loài chim, nhiều loài bò sát, động vật lưỡng cư
và cá Ở con người, các động vật có vú khác và đa số các loài động vật khác đãđược nghiên cứu (như một số loài cá, chim, kiến, ruồi), giấc ngủ thường xuyên rấtcần thiết cho sự sống [58]
- Tầm quan trọng của giấc ngủ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra giấc ngủ rất quan trọng đối với con người Giấcngủ giúp cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng, giúp cho sự
Trang 22điều hòa thân nhiệt và sự phát triển của bộ não [55] Ngủ là điều cần thiết để phụchồi sức khỏe thể chất và tinh thần Đối với người lớn tuổi, một đêm ngon giấc đặcbiệt quan trọng vì nó giúp cải thiện sự tập trung và trí nhớ, cho phép cơ thể sửa chữabất kì tổn thương tế bào xảy ra trong ngày và hồi phục hệ thống miễn dịch, từ đógiúp ngăn ngừa bệnh tật [15]
Người trải qua các rối loạn giấc ngủ cũng có nhiều khả năng mắc các bệnhmạn tính như THA, tiểu đường, trầm cảm, và bệnh béo phì, cũng như ung thư, tỷ lệ
tử vong tăng lên, và giảm chất lượng cuộc sống [34] Như vậy ngủ là một phần tấtyếu của cuộc sống Chúng ta không thể sống mà không ngủ Do đó, giấc ngủ cònđược xem như một tiêu chuẩn bắt buộc để đánh giá chất lượng của cuộc sống Đốivới người thầy thuốc, giấc ngủ của người bệnh được xem như là một tiêu chuẩn cầnđạt được trong quá trình điều trị và tiên lượng bệnh [8]
- Các giai đoạn của giấc ngủ
Ngủ là một quá trình hoạt động sinh lý, trong khi quá trình chuyển hóa tổngquát của cơ thể giảm thì tất cả các cơ quan chính và hệ thống điều hòa trong cơ thểvẫn tiếp tục duy trì chức năng của nó Giấc ngủ được chia thành 2 trạng thái riêngbiệt: Trạng thái ngủ có cử động nhãn cầu nhanh (Rapid Eye Movement - REM) vàTrạng thái ngủ không có cử động nhãn cầu nhanh (Non-Rapid Eye Movement -NREM) [22]
Giấc ngủ bình thường bao gồm các chu kỳ của giấc ngủ không chuyển độngmắt nhanh (NREM) xen kẽ với giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) Giấc ngủNREM bao gồm giai đoạn ngủ nông và ngủ sâu Giấc ngủ REM còn được gọi làgiai đoạn ngủ "mơ" Chức năng của giấc ngủ là phục hồi, cung cấp thời gian nghỉngơi và hồi phục cho cơ thể Người lớn cần ngủ trung bình 8 tiếng (từ 6-10 tiếng).Bình thường chúng ta sẽ ngủ thiếp đi trong vòng 10 đến 20 phút từ lúc bắt đầu đingủ, thức dậy một cách tự nhiên một hay hai lần trong đêm sau đó ngủ trở lại dễdàng, và thức dậy cảm thấy sảng khoái Trẻ em cần ngủ nhiều hơn và có xu hướngngủ sâu hơn, trong khi những người già bị thức giấc thường xuyên hơn và ít ngủ sâuhơn [22], [24]
Trang 23Giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement )
Giấc ngủ REM là giai đoạn được đánh dấu bởi hoạt động mạnh mẽ của não,mức độ hoạt động có thể tương đương lúc thức Sóng điện não nhanh và mất đồng
bộ Nhịp thở trở nên nhanh hơn, không đều và nông, mắt chuyển động nhanh theocác hướng khác nhau, cơ tay, chân biểu hiện liệt tạm thời Nhịp tim, huyết áp tăng.Giấc mơ xảy ra hầu hết trong giai đoạn này
Giấc ngủ REM là một giai đoạn rất tích cực với một mức độ cao của não vàhoạt động sinh lý REM sleep tiếp tục tạo thuận lợi cho quá trình đồng hóa protein,nhưng trong quá trình cùng thời gian này có một biến động lớn trong hoạt động của
hệ thần kinh tự trị, gây ra biến thiên nhịp tim Tăng trong giai điệu đối giao cảm cóthể gây ra chậm nhịp tim, loạn nhịp xoang, và các tập phim của nút xoang nhĩ vànhĩ thất khối kích thích giao cảm có thể gây tăng thoáng huyết áp, tim tỷ lệ, tỷ lệ hôhấp, và cung lượng tim Giấc ngủ REM là giai đoạn gần nhất kết hợp với mơ ước,
và cần thiết trong quá trình phục hồi tinh thần và chữa bệnh [13], [22], [24]
Giấc ngủ NREM (Non-Rapid Eye Movement)
Giấc ngủ NREM đặc trưng bởi sự giảm các hoạt động sinh lý, giấc ngủ trởnên sâu hơn, nhịp thở, nhịp tim chậm xuông, huyết áp giảm nhẹ Giấc ngủ NREMđược chia thành 4 giai đoạn và dài khoảng 2-5% tổng thời gian của giấc ngủ
- Giai đoạn 1: Là khoảng thời gian ngủ lơ mơ, là giai đoạn chuyển từ trạng thái thứcsang trạng thái ngủ, và có thể bắt gặp giật cơ đột ngột trong giai đoạn này
- Giai đoạn 2: Là giai đoạn ngủ nhẹ nhàng, mắt ngừng chuyển động, các cơ bắpgiãn mềm, nhịp tim chậm và nhiệt độ cơ thể giảm xuống
- Giai đoạn 3 và 4: Được gọi chung là giai đoạn sóng chậm Giai đoạn này huyết ápgiảm, nhịp thở chậm, thân nhiệt giảm xuống thấp hơn, cơ thể bất động, giấc ngủ sâuhơn, không có chuyển động mắt, giảm hoạt động cơ, khó bị đánh thức, những người
bị thức dậy trong giai đoạn này có cảm giác lảo đảo, mất phương hướng trong mộtvài phút sau khi thức dậy Ở một vài trẻ em có thể có đái dầm, chứng hoảng sợtrong khi ngủ, chứng miên hành trong giai đoạn này [13],[22],[24]
- Cấu trúc của giấc ngủ
Trang 24Mỗi cơ thể khác nhau có nhu cầu về thời gian ngủ khác nhau, một số ngườikhỏe mạnh, không có cảm giác mệt mỏi vì nhiều nguyên nhân khác nhau trong ngàycần ngủ từ 3-4 giờ/ đêm; tuy nhiên, đa số cần ngủ nhiều hơn, trung bình từ 6- 8 giờmỗi đêm [22] Giấc ngủ bình thường có ba phần chính là giấc ngủ yên tĩnh, giấcngủ nhanh hay còn gọi là giấc ngủ REM và thời kì hoạt động ngắn trong khoảng từ1-2 phút Trong thời gian ngủ mỗi đêm có khoảng 4-5 giấc ngủ yên tĩnh xen kẽ với4-5 giấc ngủ REM, cứ khoảng 2 giờ thì có 1-2 phút xảy ra hiện thượng hoạt độngngắn, hiện tượng này thường xảy ra nhiều hơn vào cuối giấc ngủ [22].
Ngoài số lượng giờ ngủ thì sự đan xem hợp lý giữa giấc ngủ NREM và giấcngủ REM, độ nông và độ sâu giấc ngủ là yếu tố quan trọng Một giấc ngủ bìnhthường, giai đoạn REM và NREM thay đổi xem kẽ trong suốt đêm Một chu kì nủđầy đủ bao gồm chu kì REM và NREM xen kẽ 90-110 phút, được lặp lại 4-6 lầnmỗi đêm [22]
Hình 1.1: Các giai đoạn ngủ trong 1 đêm ở người trưởng thành
Thông thường ở người trưởng thành, trung bình 75% thời gianngủ là giai đoạn NREM Giai đoạn 1 chiểm khoảng 5%, giai đoạn 2chiếm khoảng 45%, giai đoạn 3 chiếm khoảng 12% và giai đoạn 4chiếm khoảng 13% Còn lại khoảng 25% là thời gian của giấc ngủ
Trang 25REM Giai đoạn REM đầu tiên ngắn nhất thuwongf kéo dài khôngquá 10 phút, những giai đoạn sau dài hơn khoảng 15-40 phút Hầuhết các giai đoạn REM thường xảy ra trong 1/3 cuối của đêm, trongkhi hầu hết giai đoạn 4 của giấc ngủ NREM xảy ra trong 1/3 đầucủa đêm [22].
1.2.2 Rối loạn giấc ngủ
1.2.3.1 Khái niệm rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng thay đổi cả về thời lượng và chất lượng giấcngủ Người bệnh có thể mất ngủ, ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều Đặc điểm của một sốrối loạn giấc ngủ như trằn trọc khó vào giấc, hay tỉnh giấc giữa chừng, khó quay trởlại giấc ngủ sau khi tỉnh giấc, cố thể rơi vào giấc ngủ một cách mệt mỏi nhưng chỉngủ được khoảng 1 giờ sau đó tỉnh giấc và không thể ngủ lại được, cảm giác rấtbuồn ngủ nhưng khi lên giường lại không ngủ được, thức giấc sớm vào khoảng 4giờ sáng, thức giấc nhiều lần trong đêm [11], [22]
1.2.3.2 Các loại rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ có liên quan đến những xáo trộn trong giấc ngủ do các vấn
đề y tế tiềm ẩn, lối sống và các yếu tố môi trường thường dẫn đến phá vỡ giấc ngủ,làm giảm chất lượng giấc ngủ Những rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất là mất ngủ,chứng ngủ rũ, và ngưng thở khi ngủ Cường độ có thể bị ảnh hưởng bởi kích thích
Trang 26một chất mà họ đang sử dụng [21] Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến
nhất, và theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng Ngừa Bệnh (CDC) năm 2013, "đặctrưng bởi không có khả năng bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ hoặc nó cũng mang hìnhthức của sự thức tỉnh sớm vào buổi sáng và không tỉnh táo sau khi thức giấc [34].Theo nghiên cứu của Gellis và Lichstein năm 2009 mô tả rằng tỷ lệ thực tế trongnước Mỹ ước tính khoảng 9% đến 16% đối với chứng mất ngủ mãn tính và 27% đốivới thỉnh thoảng mất ngủ và kết luận với giả định rằng "giấc ngủ kém có liên quanvới tăng mệt mỏi, căng thẳng tâm lý, nguy cơ tự tử, giảm chức năng miễn dịch, chiphí cao hơn y tế, tăng khuyết tật, và những giới hạn lớn hơn trong hoạt động [43].Ngủ không đủ có liên quan đến sự phát triển và quản lý của một số bệnh mạn tínhbao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, béo phì, và trầm cảm [34]
Chứng ngủ rũ
Chứng ngủ rũ là một rối loạn thần kinh mạn tính gây ra bởi sự bất lực của não bộ đểđiều chỉnh chu kỳ ngủ- thức bình thường Tại thời điểm khác nhau trong suốt cảngày người bệnh có thể rơi vào giấc ngủ trong một thời gian kéo dài từ vài giây đếnvài phút hoặc thậm chí lâu hơn Con người có thể vô tình rơi vào giấc ngủ trong khilàm việc, ngay khi đang có cuộc trò chuyện, chơi một trò chơi, trong lúc ăn hoặcnguy hiểm nhất là khi đang điều khiển phương tiện giao thông hoặc đang điều khiểnmáy móc do đó chứng ngủ rũ là một mối nguy hiểm tiềm tàng Trái lại với một giấcngủ bình thường là những người bị chứng ngủ rũ lại thường xuyên trải qua sự thứcgiấc thường xuyên trong giấc ngủ ban đêm Các nhà khoa học tin rằng chứng ngủ rũ
có ảnh hưởng đến cơ chế não điều kiển giấc ngủ REM Đối với một giấc ngủ bìnhthường thì một chu kì giấc ngủ điển hình là khoảng 100-110 phút, bắt đầu vớiNREM và chuyển sang giấc ngủ REM sau 80-100 phút nhưng những người bịchứng ngủ rũ thường xuyên có giấc ngủ REM trong vòng một vài phút để đi vàogiấc ngủ [20]
Hội chứng chân không nghỉ
Hội chứng chân không nghỉ là một rối loạn thần kinh đặc trưng bởi đau nhói haynhững cảm giác khó chịu khác ở chân không thể kiểm soát được và có cảm giác
Trang 27muốn được di chuyển để giảm sự khó chịu Các triệu chứng xảy ra chủ yếu vào banđêm gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ Hội chứng này xảy ra cao gấp đôi ởphụ nữ có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất và ảnh hưởng nghiêm trọng
là ở độ tuổi trung niên trở lên và nặng lên theo tuổi tác [70]
Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn trong lúc ngủ biểu hiện là có một hoặc nhiềukhoảng ngừng thở hoặc thở nông trong lúc ngủ, thời gian tạm dừng thở có thể kéodài từ vài giây đến vài phút và có thể xảy ra 30 lần hoặc hơn trong một giờ ngủ biểuhiện bằng một hơi thở bình thường sau đó bắt đầu bằng một lần nữa hoặc với mộttiếng khịt mũi to hoặc âm thanh nghẹn do đó làm gián đoạn giấc ngủ ảnh hưởng đếnchất lượng giấc ngủ là nguyên nhân hàng đầu gây buồn ngủ ban ngày quá mức vàcảm giác mệt mỏi trong ngày Hiện tượng ngưng thở khi ngủ thường không đượcchẩn đoán, các bác sĩ thường không thể phát hiện tình trạng này trong thời gianthăm phòng bệnh thường xuyên ngoài ra không có xét nghiệm máu nào có thể giúpchẩn đoán bệnh trạng [69]
1.2.3 Chất lượng giấc ngủ
1.2.3.1 Khái niệm về chất lượng giấc ngủ
Chất lượng giấc ngủ là một hiện tượng phức tạp mà rất khó để xác định và
đo lường một cách khách quan Chất lượng giấc ngủ bao gồm các khía cạnh địnhlượng và định tính của giấc ngủ, như tổng thời gian ngủ, sự khó ngủ, độ sâu củagiấc ngủ, sự thoải mái sau khi ngủ dậy [18] Chất lượng giấc ngủ tốt có thể đượcđịnh nghĩa là đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng, quá trình chuyển đổi dễ dàng từ sựtỉnh táo để ngủ, duy trì giấc ngủ yên tĩnh, không bị phá với giấc ngủ giữa đêm bởi
sự thức giấc và chuyển đổi dễ dàng từ giấc ngủ đến sự tỉnh táo vào buổi sáng [74]
1.2.3.2 Tình hình chung về chất lượng giấc ngủ và các rối loạn giấc ngủ
Theo phân tích đầu tiên trên toàn châu Phi và châu Á về vấn đề giấc ngủ doTrường Đại học Y khoa Warwick ước tính, có 150 triệu người lớn đang bị khó ngủ
và có liên quan đến các rối loạn giấc ngủ Có 16,6 % dân số báo cáo mất ngủ và rốiloạn giấc ngủ nghiêm trọng khác trong các nước được khảo sát - gần 20% trong số
Trang 28người trưởng thành nói chung ở phương Tây theo khảo sát toàn quốc tại Canada và
Mỹ [78]
Kết quả nghiên cứu từ cuộc khảo sát trực tuyến ở Ghana của Đại họcWitwatersrand ở Nam Phi về chất lượng giấc ngủ của 24.434 phụ nữ và 19.501 namgiới từ 50 tuổi trở lên trong tám địa điểm ở người dân nông thôn ở Ghana,Tanzania, Nam Phi, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam và Indonesia, và một khu vực đôthị ở Kenya khi họ kiểm tra các liên kết tiềm năng giữa các vấn đề giấc ngủ và nhânkhẩu học xã hội, chất lượng cuộc sống, sức khỏe thể chất và tình trạng tâm thần chothấy: Có sự thay đổi đáng chú ý trên khắp các nước được khảo sát - Bangladesh,Nam Phi và Việt Nam đã có mức độ rất cao của các vấn đề giấc ngủ, trong một sốtrường hợp vượt mức mất ngủ phương Tây Tuy nhiên, Ấn Độ và Indonesia báo cáomức độ tương đối thấp của các vấn đề nghiêm trọng của giấc ngủ Nghiên cứu cũngtìm thấy một tỷ lệ cao hơn của các vấn đề giấc ngủ ở phụ nữ và các nhóm tuổi lớnhơn, các mẫu được tìm thấy ở các nước thu nhập cao hơn
Theo Saverio Stranges là tác giả chính trong nghiên cứu này tại Trường đạihọc Y Warwick cùng các đồng nghiệp ở Ngianga-Bakwin Kandala thực hiện phân
tích cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mức độ của các vấn đề giấc ngủ
trong thế giới đang phát triển cao hơn so với suy nghĩ trước đây Điều này đặc biệtliên quan đến nhiều nước có thu nhập thấp đang phải đối mặt với gánh nặng kép củabệnh với áp lực lên nguồn tài chính, mà còn từ một tỷ lệ ngày càng tăng của cácbệnh mãn tính như bệnh tim mạch và ung thư Nghiên cứu mới này cho thấy rốiloạn giấc ngủ cũng có thể đại diện cho một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng
và không được công nhận ở những người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ, trong nhữngnơi thu nhập thấp Cũng có vẻ như vấn đề giấc ngủ không liên quan với đô thị hóa
như những người được khảo sát đã được chủ yếu sống ở vùng nông thôn" [78].
Một trong những yếu tố nổi bật nhất của sự phân tích là sự khác biệt giữa cácquốc gia Bangladesh có tỷ lệ cao nhất của các vấn đề giấc ngủ trong những nướcđược phân tích với 43,9 % tỷ lệ cho phụ nữ - nhiều hơn gấp đôi tỷ lệ của các nướcđang phát triển và cao hơn so với 23,6 % thấy ở nam giới Bangladesh cũng đã thấy
Trang 29mô hình rất cao của sự lo âu và trầm cảm Việt Nam cũng đã có mức rất cao của cácvấn đề giấc ngủ 37,6 % ở phụ nữ và 28,5 % đối với nam giới Trong khi đó ở cácnước châu Phi, Tanzania, Kenya và Ghana thấy tỷ lệ giữa 8,3% và 12,7 % Tuynhiên Nam Phi đã tăng gấp đôi tỷ lệ của các nước châu Phi khác 31,3 % ở phụ nữ
và 27,2 % đối với nam giới Ấn Độ và Indonesia đều có tỷ lệ rất thấp của các vấn đềgiấc ngủ là 6,5 % ở phụ nữ Ấn Độ và 4,3% ở nam giới Ấn Độ Nam giới Indonesiabáo cáo tỷ lệ của các vấn đề giấc ngủ của 3,9 % và phụ nữ có tỷ lệ 4,6 % [78]
1.2.3.3 Hậu quả của chất lượng giấc ngủ kém
Trong nghiên cứu của Sogol Javaheri và cộng sự năm 2008 [81] đã nghiêncứu phân tích ngang về chất lượng giấc ngủ và THA ở 238 trẻ em khỏe mạnh bằngcách phân tích sâu sử dụng các biện pháp khách quan để đánh giá chất lượng giấcngủ và THA đã cho một liên kết mạnh mẽ về hiệu quả giấc ngủ kém với tăng nguy
cơ tiền THA và THA Cụ thể là huyết áp tâm thu cao hơn đáng kể trong số cácthanh niên có hiệu quả giấc ngủ kém so với những thanh niên có hiệu quả giấc ngủcao hơn Huyết áp tâm trương cao hơn ở thanh niên có hiệu quả giấc ngủ kém sovới nhóm thanh niên hiệu quả giấc ngủ cao là 24,0% so với 2,4 %, p< 0,001 Đồngthời tác giả chỉ ra rằng nghiên cứu trong tương lai là cần thiết để giải quyết việcphòng chống THA nên bao gồm không chỉ cần quản lý cân nặng, chế độ vận động
mà trong nghiên cứu của ông nhấn mạnh sự cần thiết phải theo dõi số lượng và chấtlượng giấc ngủ như một phần của sự kiểm soát sức khỏe Chứng minh trong kết quảcủa ông cho thấy rằng mỗi lần tăng 5% hiệu quả giấc ngủ có liên quan với0,65±0,35 mmHg giảm huyết áp tâm trương ( p=0,05) Khi hiệu quả giấc ngủ thấp
đã được mô hình hóa như một tiếp xúc lưỡng phân, mô hình điều chỉnh ước tínhrằng thanh thiếu niên có hiệu quả giấc ngủ thấp có huyết áp tâm thu trung bình caohơn 3,99±1,24mmHg so với những người có hiệu quả giấc ngủ cao hơn ( p=0,002)[81]
Chất lượng giấc ngủ kém là hậu quả của các khó chịu từ người bệnh, từ cácyếu tố tình huống như thực hành vệ sinh giấc ngủ chưa tốt, yếu tố sinh lý như mệtmỏi hay lo lắng liên quan đến yếu tố tâm lý cũng như các vấn đề về nhận thức, thái
Trang 30độ về những hành vi vệ sinh giấc ngủ Mối quan hệ giữa các thành phần này chỉ rarằng chất lượng giấc ngủ kém xảy ra ở người bệnh THA có thể bị ảnh hưởng bởimột hay nhiều yếu tố ảnh hưởng trên Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng sẽđược xác định bởi các yếu tố ảnh hưởng và sẽ phụ thuộc nhiều vào cường độ củayếu tố ảnh hưởng gây nên các mức độ về chất lượng giấc ngủ trên người bệnh Kếtquả là, chất lượng giấc ngủ kém gây ra những hậu quả ngắn hạn và dài hạn về cảsức khỏe thể chất và tâm lý Đặc biệt, giấc ngủ kém ở người bệnh THA có nguy cơthúc đẩy các biến chứng, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống Như vậy, việc thúcđẩy chất lượng giấc ngủ trong chăm sóc người bệnh THA là một điều quan trọngđáp ứng nhu cầu cơ bản trong chăm sóc toàn diện của Điều dưỡng.
1.2.3.4 Chất lượng giấc ngủ ở người bệnh tăng huyết áp
Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra có mối quan hệ giữa chỉ số huyết áp vàđặc điểm thay đổi sinh lý ngày đêm Ở người trưởng thành chỉ số huyết áp ban đêmgiảm khoảng từ 10-20% so với chỉ số huyết áp ban ngày [75], [72] Tuy nhiên, áplực máu có thể giảm hơn 20% hoặc < 10% thậm chí có thể chỉ số huyết áp tăng vàothời điểm đêm khi ngủ do đó người bệnh được phân loại thường dựa trên chỉ sốhuyết áp tâm thu là cực giảm (extreme dippers) với tỷ số huyết áp đêm ngày < 0,8.Giảm( dippers) với tỷ số huyết áp nằm trong khoảng từ 0,8-0,9 Không giảm ( non-dippers) với tỷ số huyết áp đêm ngày là 0,9- 1,0 Sự đảo ngược của giảm ( reversedippers) với tỷ số huyết áp đêm ngày >1,0 [36], [75] Kết quả hiện tượng này từ môhình ngoại sinh của hoạt động, căng thẳng và tư thế trong 24h [47], [35] cũng nhưnhịp sinh học nội sinh trong hệ thống thần kinh kiểm soát huyết áp [80] Sự thay đổitrong các nhịp sinh học nội tại có thể dẫn đến không có sự giảm huyết áp về đêm(non-dipping) Hiện tượng này thường thấy ở người bệnh THA, ở một số dạng củabệnh THA thứ phát và các rối loạn của hệ thần kinh giao cảm Sự liên quan lâmsàng của hiện tượng này đã được chứng minh trong thực tế rằng hiện tượng khônggiảm chỉ số huyết áp sinh lý đêm ngày ( non-dipping) và đặc biệt là có liên quan vớităng tần số của tổn thương cơ quan đích tăng huyết áp ( não, tim và thận), cũng nhưmạch máu não và các bệnh tim mạch ở người bệnh tăng huyết áp [44] Như vậy rối
Trang 31loạn giấc ngủ là một yếu tố quan trọng gây ra sự phá vỡ chỉ số huyết áp sinh lí ngàyđêm làm tăng tần số các biến chứng và ảnh hưởng trầm trọng đến tình trạng bệnhcủa người bệnh THA [44]
Hội chứng nghưng thở khi ngủ (OSA) đã được Jacek Wolf và cộng sự
nghiên cứu năm 2010 chứng minh rằng có liên quan lớn đến tỷ lệ mắc các bệnh lýtim mạch và góp phần tăng tỷ lệ tử vong ở các trường hợp có biến chứng tim mạch[45] Hiện tượng không giảm tỷ số huyết áp đêm ngày thường xảy ra ở người bệnh
có hội chứng ngưng thở khi ngủ- một loại của rối loạn giấc ngủ nhất là trên đốitượng người bệnh THA Ngay cả OSA nhẹ có thể làm tăng huyết áp ban đêm thôngqua các cơ chế khác nhau bao gồm cả thiếu oxy máu, kích hoạt giao cảm, thay đổi
cơ học và sự gián đoạn của giấc ngủ bình thường OSA có thể ngăn chặn sự suygiảm huyết áp sinh lý trong lòng mạch và nghiêm trọng hơn nó có thể tăng chỉ sốhuyết áp về đêm so với chỉ số huyết áp lúc tỉnh táo ban ngày OSA có thể là mộtyếu tố quan trọng trong việc xác định các nguy cơ tim mạch trong những trườnghợp tăng huyết áp mà không giảm tỷ số huyết áp ngày đêm Hiệu quả điều trị củaOSA có thể làm giảm bớt những bất thường về thần kinh và trao đổi chất, cải thiệnkiểm soát huyết áp và làm giảm nguy cơ tim mạch [45]
Kết quả nghiên cứu của Rosa Maria Bruno năm 2013 khi nghiên cứu thuầntập cắt ngang về chất lượng giấc ngủ kém trên 222 người bệnh THA điều trị ngoạitrú tại trường đại học Pisa, Ytaly đã cho tỷ lệ CLGN kém chung ở đối tượng nghiêncứu là 38,2%, và có sự khác biệt giữa hai giới, tỷ lệ đó ở phụ nữ so với nam giới là46,1% so với 30,5 % [76] Kết luận từ nghiên cứu là có mối liên quan giữa chấtlượng giấc ngủ kém và tình trạng THA đặc biệt là THA kháng ở phụ nữ [76]
Thời gian ngủ cũng được các nghiên cứu chứng minh là có liên quan đếntình trạng THA [73], [42], [76] Mối quan hệ giữa tự báo cáo về thời gian ngủ vàtình trạng THA được tiến hành nghiên cứu phân tích theo chiều dọc trong thời gian
1982 đến 1992 của các đối tượng đã được tham gia nghiên cứu theo dõi dịch tễ họccủa cuộc khảo sát vê sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia NHANES của GangWisch
và cộng sự đã cho thấy thời gian ngủ có liên quan đến tình trạng THA 131 trong số
Trang 32647 người bệnh được chẩn đoán THA có số giờ ngủ nhỏ hơn 7 giờ mỗi đêm là 32%,nhiều hơn 9 giờ mỗi đêm là 8% Ở độ tuổi từ 32 đến 59 mỗi đêm ngủ ít hơn 7 giờmỗi đêm là 34%, nhiều hơn 9 giờ mỗi đêm là 5% Còn ở độ tuổi trên 60 thì thờigian ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm là 25% và nhiểu hơn 9 giờ mỗi đêm là 18% Thờigian ngủ 7-8 giờ mỗi đêm ở độ tuổi 32-59 là 61% sơ với 57% ở độ tuổi trên 60 [42].Ngoài ra trong kết quả nghiên cứu của Rosa Maria Bruno và cộng sự cho thấy thờigian ngủ chung không có sự khác biệt đáng kể ở hai giới 6,4± 1,6 với 6,8 ± 1,6tiếng mỗi đêm nhưng lại có sựu khác biệt về thời gian ngủ ngắn < 6 tiếng mỗi đêm
ở hai giới là 27,1 % ở nam giới với 35,7 % ở phụ nữ Thời gian đi vào giấc > 30phút cũng cao hơn ở phụ nữ 22,6 % với 19,7% ở nam giới Tương tự hiệu suất giấcngủ thấp < 85% ở phụ nữ cũng cao hơn 43,5% với 37,6% ở nam giới Ngoài ra tỷ lệrối loạn chức năng ban ngày cũng cao hơn ở phụ nữ [76]
Nếu như cuộc khảo sát về sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia NHANES từnăm 1982 đến 1992 chỉ điều tra về thời gian ngủ ngắn như một yếu tố nguy cơ củaTHA thì một nghiên cứu khác của Pooja Pansil và cộng sự cũng sử dụng dữ liệu từcuộc khảo sát về sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia của Mỹ từ năm 2005- 2008( NHANES) đây là cuộc nghiên cứu quốc gia đầu tiên kiểm tra mối liên hệ giữa rốiloạn giấc ngủ, thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ và THA ở người lớn tại Mỹ Kếtquả về các vấn đề về giấc ngủ trên 3578 người THA có kết quả về thời gian ngủ íthơn 7 giờ mỗi đêm là 34,7% trong khoảng tương tự như cuộc khảo sát từ năm 1982-
1992 là 32 % Tỷ lệ người có chất lượng giấc ngủ kém là 52,4% và chỉ có 25,2%cho rằng họ không có vấn đề về giấc ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ của họ bìnhthường và có thể chấp nhận được [73]
1.3 Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ
1.3.1 Yếu tố nhân khẩu học
Kết quả trong nghiên cứu của Julie Gallasch và Michael Gradisar năm 2007cho thấy thực hành hành vi giấc ngủ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chấtlượng giấc ngủ thì yếu tố tuổi và giới cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượnggiấc ngủ [53] Ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi mãn kinh có chất lượng giấc ngủ kém
Trang 33hơn so với nam giới vì có thể có yếu tố nhạy cảm hơn ở phụ nữ thời kỳ này đặc biệt
về vấn đề tâm lý căng thẳng và lo lắng được phát hiện ở phụ nữ nhiều hơn điều đóphần nào nói lên có mối liên quan của yếu tố giới và CLGN cũng như tình trạngTHA [53], [89], [76]
Cũng trong nghiên cứu của Julie Gallasch chỉ ra rằng giới tính có ảnh hưởngđến chất lượng giấc ngủ Các giá trị trong kết quả nghiên cứu về giới cho rằngnhững người đàn ông có chất lượng giấc ngủ kém hơn Mặc dù phụ nữ báo cáo rốiloạn giấc ngủ thường xuyên hơn và ông đưa ra giải thích phụ nữ (đặc biệt là phụ nữlớn tuổi) có thể do họ chủ động hơn trong việc tìm kiếm sự trợ giúp y tế cho các vấn
đề ngủ của họ, trong đó có thể ảnh hưởng đến mức độ kiến thức giấc ngủ và chấtlượng giấc ngủ [53] Kết quả nghiên cứu của Zhang về giới tính và giấc ngủ năm
2006 cho thấy phụ nữ có xu hướng bị rối loạn mất ngủ nhiều hơn nam giới [89]
Tuổi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cả kiến thức giấc ngủ và chấtlượng giấc ngủ Tuổi lớn hơn có liên quan với kiến thức giấc ngủ kém hơn, thựchành giấc ngủ tốt hơn, nhưng chất lượng giấc ngủ kém hơn [53]
1.3.2 Yếu tố vệ sinh giấc ngủ và thực hành vệ sinh giấc ngủ
Vệ sinh giấc ngủ là những hành vi và những yếu tố được cho là để thúc đẩycải thiện số lượng và chất lượng của giấc ngủ [82], hay vệ sinh giấc ngủ có thể đượcđịnh nghĩa là "những hành vi tạo thuận lợi cho giấc ngủ và tránh những yếu tố vànhững hành vi can thiệp không tốt vào giấc ngủ", những hành vi thúc đẩy chấtlượng giấc ngủ tốt, đủ thời gian ngủ và đầy đủ sự tỉnh táo vào ban ngày [27],[61].Thực hành vệ sinh giấc ngủ bao gồm sự thực hành những hành vi và nhân tố môitrường tác động lên chất lượng giấc ngủ Hành vi có lợi cho giấc ngủ bao gồm thậpthể dục thường xuyên, duy trì ổn định thời gian đi ngủ và thức dậy Hành vi không
có lợi cho giấc ngủ là sử dụng các chất kích thích như cà phê hoặc thuốc lá, thamgia các hoạt động thể lực quá mức hay có những trạng thái cảm xúc khó chịu trướckhi ngủ Vệ sinh giấc ngủ cũng bao gồm các yếu tố môi trường có lợi cho giấc ngủ,nhân tố môi trường bao gồm sử dụng nệm, gối được thoải mái cũng như ngủ trongmột môi trường có mức bóng tối, âm thanh và nhiệt độ thích hợp dựa trên mức độ
Trang 34thoải mái cá nhân của mỗi người Mặc dù giấc ngủ có thể được quản lý, nó vẫn cóthể có vấn đề trên những người bệnh có bệnh tim mạch đặc biệt là bệnh mạch vành[83], [61].
Các giá trị kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thực hành hành vi giấc ngủ có ảnhhưởng lớn nhất đến chất lượng giấc ngủ Thực hành vệ sinh giấc ngủ có liên quanđến chất lượng giấc ngủ [27], [61], [53]
CDC năm 2012 đưa ra hướng dẫn về thực hành vệ sinh giấc ngủ và được sửdụng để cải thiện chất lượng giấc ngủ Nội dung các khuyến nghị trong thực hành
vệ sinh giấc ngủ là:
(1) Cố định thới gian ngủ và thời gian thức giấc
(2) Phòng ngủ yên tĩnh, tối, và là môi trường để nghỉ ngơi với nhiệt độ không quánóng và không quá lạnh
(3) Giường ngủ thoải mái và chỉ sử dụng nó để ngủ và không phải là nơi để sử dụngcho các hoạt động khác, chẳng hạn như đọc sách, xem TV, hoặc nghe nhạc Loại bỏtất cả các hoạt động như xem ti vi, làm viếc với máy vi tính, và các 'tiện ích' khác
từ phòng ngủ
(4) Tránh ăn nhiều trước giờ ngủ
Trong nhiều trường hợp, mất ngủ là liên quan đến “vệ sinh” giấc ngủ kém
Đó là những thói quen xấu gây trở ngại cho giấc ngủ như: Sử dụng chất kích thích,hút thuốc, ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng, đi ngủ không đúng giờ [67] Môitrường bên ngoài, những tác nhân vật lý như ánh sáng, thói quen làm việc, hoạtđộng và đồng hồ sinh học của cơ thể cũng như dao động của nhiệt độ cơ thể, nồng
độ hormone, nhịp thức – ngủ xảy ra trong khoảng 24h, được điều khiển bởi đồng hồsinh học của não Ở người, đồng hồ sinh học bao gồm một nhóm các tế bào thầnkinh nằm ở vùng dưới đồi thị Nhịp sinh lý 24 giờ có sự đồng bộ với những thay đổivật lý môi trường bên ngoài và thời gian biểu xã hội/công việc Tác nhân đồng bộ
có tác động mạnh nhất là ánh sáng Sáng – tối là những tín hiệu bên ngoài giúp thiết
lập đồng hồ sinh học trong giấc ngủ Như vậy, hệ thống hằng định nội môi có
khuynh hướng gây buồn ngủ không phụ thuộc vào thời điểm ngày hay đêm, trong
Trang 35khi hệ thống giờ sinh học có khuynh hướng gây buồn ngủ theo nhịp ngày đêm Do
sự tác động qua lại này nên chất lượng giấc ngủ đạt được tốt nhất khi lịch ngủ đồngnhất với đồng hồ sinh học bên trong và ánh sáng ngày – đêm bên ngoài Điều đógiải thích sự cần thiết của ngủ đúng giờ để không ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ[67]
Nghiên cứu của Lorna KP Suen và cộng sự năm 2010 thực hiện phân tích hồiquy cho thấy rằng kiến thức về vệ sinh giấc ngủ có liên quan đến thực hành giấcngủ, trong đó, lần lượt, có liên quan đến chất lượng giấc ngủ tổng thể( β=-0,08, p<0,001) Các dữ liệu từ mô hình hồi quy của họ cho thấy lịch trình giấc ngủ, tiếng ồnmôi trường, và lo lắng trong khi ngủ góp phần vào chất lượng giấc ngủ kém [57].Nghiên cứu trong các quần thể người trưởng thành khỏe mạnh khác cho thấy rằngcác hoạt động buổi tối và các điều kiện trong khi ngủ ảnh hưởng đến chất lượnggiấc ngủ [ 26] Một khuyến nghị về vệ sinh giấc ngủ khác bao gồm không tập thểdục vào ban đêm; không sử dụng cà phê, rượu, và không sử dụng thuốc lá cũng nhưcác hoạt động xảy ra ngay trên trên giường, chẳng hạn như đọc sách hoặc xemtruyền hình là những yếu tố liên quan đến giấc ngủ kém [82], [26], [61]
Như vậy Thực hành vệ sinh giấc ngủ là thực hiện các hành vi cải thiện giấcngủ và hạn chế các hành vi không tốt cho giấc ngủ Đây là biện pháp để có một giấcngủ ngon mà không cần dùng các loại thuốc Thực hành vệ sinh giấc ngủ bao gồmmột loạt các hành vi và yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấcngủ [61]
1.3.3 Yếu tố kiến thức về giấc ngủ
Trong một số nghiên cứu trước về kiến thức giấc ngủ thường chỉ tập trungvào kiến thức vệ sinh giấc ngủ và đưa ra nhiều ý kiến trái chiều về mối quan hệ giữakiến thức vệ sinh giấc ngủ với chất lượng giấc ngủ [57], [53], [25] Trong nghiêncứu của Gradisar năm 2007 đã mở rộng và làm rõ điều này hơn bằng cách bao quáthơn về lĩnh vực kiến thức giấc ngủ bao gồm cả kiến thức vệ sinh giấc ngủ và kiếnthức về những hành vi điều trị giấc ngủ Mối quan hệ giữa kiến thức giấc ngủ, thựchành giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ đã được kiểm tra để xác định kiến thức giấc
Trang 36ngủ bao gồm kiến thức vệ sinh giấc ngủ và kiến thức về hành vi điều trị giấc ngủ có
sự tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ [53] Những hành viđiều trị giấc ngủ là những hành động có thể mang lại một cảm giác nhẹ nhõm dẫnđến một giấc ngủ tốt [53] Điều này đã được kiểm tra trong nghiên cứu của ông rằng
sẽ có hữu ích cho người có CLGN kém hoặc những người có mất ngủ thoáng qua
và có lợi cho công tác phòng chống mất ngủ Như vậy phù hợp với mục đích củagiáo dục sức khỏe là để nâng cao kiến thức về các vấn đề sức khỏe, để thúc đẩy vàkhuyến khích thay đổi hành vi, dẫn đến một sự cải tiến trong kết quả sức khỏe.Kiến thức về giấc ngủ
1.3.4 Yếu tố niềm tin và thái độ về chức năng giấc ngủ
Bằng chứng lâm sàng cho thấy rằng một loạt các niềm tin bất thường, kỳvọng quá mức và một loạt những thái độ sai lệch là yếu tố kích thích tinh thần vàlàm trầm trọng thêm rối loạn giấc ngủ [68]
Theo Julie Gradisar và cộng sự nghiên cứu về mối liên quan giữa kiến thức,thực hành giấc ngủ trên một mẫu nghiên cứu gồm 946 với độ tuổi trung bình là 38,5
± 14,7 với tỷ lệ nữ là 67% cho thấy có mối có liên quan của tuổi và giới tính cũngnhư thực hành giấc ngủ đến chất lượng giấc ngủ tuy nhiên lại không tìm thấy mốitương quan giữa kiến thức và chất lượng giấc ngủ ( β= 0.02, p= 0.47) trên cơ sở đóông có đưa ra hướng tiếp theo là tiếp tục nghiên cứu các yếu tố bổ sung như niềmtin vào giấc ngủ đặc biệt ông nhấn mạnh vào những niềm tin sai lệch về giấc ngủảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và việc thực hiện các kiến thức giấc ngủ chínhxác là cần thiết [53]
Niềm tin và thái độ về chức năng giấc ngủ được cho là đóng một vai tròtrung gian quan trọng trong việc duy trì mất ngủ Trong nghiên cứu của Morin vàcộng sự đã đánh giá tác động của phương pháp điều trị nhận thức hành vi trênnhững niềm tin giấc ngủ liên quan đến thái độ cũng như mối quan hệ giữa nhữngthay đổi và cải thiện giấc ngủ Những phát hiện này làm nổi bật tầm quan trọng củamục tiêu niềm tin và thái độ ngủ liên quan trong việc điều trị chứng mất ngủ [30]
Trang 37Morin (1993) đã đưa ra kết luận rằng cách chúng ta nghĩ về giấc ngủ của mình cókhả năng đóng góp vào khả năng để bắt đầu và duy trì giấc ngủ.
Bằng chứng lâm sàng trong các tài liệu cho thấy rằng một loạt các lỗi vềniềm tin, sự kỳ vọng là công cụ trong việc nâng cao kích thích cảm xúc và làm trầmtrọng thêm rối loạn giấc ngủ [39], [63] Quan sát này phù hợp với những phát hiệncủa Jansson & Linton (2007) trong một nghiên cứu (N = 3600) kiểm tra xem hưngphấn, đau khổ, và niềm tin của giấc ngủ có liên quan đến chứng mất ngủ Nghiêncứu được tiến hành trong một năm Jansson & Linton cho thấy niềm tin của giấcngủ liên quan đến, lo âu, trầm cảm, và kích thích là liên quan đến việc duy trì mấtngủ, nhưng cũng có những hiện tượng tâm lý thường đồng xảy ra ở những người bịmất ngủ [49]
1.4 Phương pháp đo lường và đánh giá chất lượng giấc ngủ
1.4.1 Phương pháp đo lường khách quan
Phương pháp đo lường khách quan thường được áp dụng phổ biến hiện nay
là đa kí giấc ngủ (Polysomnography) Đa kí giấc ngủ là phương tiện giúp ghi lạimột loạt các thông số sinh lý của con người trong khi ngủ nhằm đánh giá giấc ngủ
và chẩn đoán những vấn đề liên quan đến rối loạn giấc ngủ Máy đa kí giấc ngủ cócác kênh để ghi lại sóng của não, mức độ oxy trong máu, nhịp tim, các cử động mắt,
cử động chân, thông số hô hấp, chuyển động cơ hô hấp, tiếng ngáy Đa kí giấc ngủthường được thực hiện tại các đơn vị điều trị giấc ngủ trong bệnh viện hoặc trungtâm theo dõi giấc ngủ và là một thử nghiệm để ghi lại các mô hình giấc ngủ [64]
1.4.2 Phương pháp đo lường chủ quan
Cho đến thời điểm hiện tại có nhiều phương pháp đo lường giấc ngủ chủquan như thang đo mất ngủ Athens (Ethens Isomia Scale- AIS), chỉ số chất lượnggiấc ngủ Pittsbrurgh( Pittsburgh Sleep Quality Index- PSQI), thang đo thiếu ngủEpworth( Epworth Scale- ESS), thang đo mất ngủ Bergeb Insomia Scale -BIS) được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia [77]
Trong chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) cuả Daniel J Buysse vàcộng sự được xem như công cụ thông dụng và hữu hiệu được sử dụng nhiều nơi
Trang 38trên thế giới nhằm đánh giá chất lượng giấc ngủ, là một thang đo có độ nhạy và độđặc hiệu cao Đánh giá chất lượng giấc ngủ bằng " Thang PSQI" theo bản dịch tiếngViệt được sử dụng tai Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia - Bệnh viện Bạch Mai[5] Chỉ số PSQI là tổng hợp điểm của một bảng câu hỏi mà người được hỏi thamgia trả lời gồm: 4 câu hỏi có kết thúc mở, 14 câu hỏi khi trả lời cần dựa trên tần suất
sự kiện và các mức độ tốt xấu khác nhau trên 7 phương diện:
Thời gian ngủ
Tỉnh giấc giữa đêm
Mức độ khó ngủ
Hiệu suất giấc ngủ
Mức ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày do thiếu ngủ
Sử dụng thuốc ngủ
Tự đánh giá chất lượng giấc ngủ
CLGN được tính bằng thang điểm có giá trị từ 0 – 21, sẽ được báo cáo dưới haidạng là:
- Điểm tổng chung của các câu hỏi từ 0-19 hoặc
- Hai nhóm "chất lượng giấc ngủ kém" hay "chất lượng giấc ngủ tốt":
+ Tổng điểm PSQI ≤ 5 chất lượng giấc ngủ tốt
+ Tổng điểm PSQI > 5 chất lượng giấc ngủ kém trong đó
Điểm PSQI > 13 chất lượng giấc ngủ rất kém
Do điều kiện và khuân khổ của luận văn thạc sĩ nghiên cứu này sử dụngphương pháp đo lường chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) cuả Daniel J Buysse
để đánh giác chất lượng giấc ngủ của người bệnh THA điều trị ngoại tại bệnh viện
Đa khoa tỉnh Nam Định
1.4.3 Khung lý thuyết
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu và thực tiễn quản lý và chăm sóc ngườibệnh THA ngoại trú Khung lý thuyết được hình thành bao gồm các yếu tố dướiđây:
Trang 39Yếu tố nhân khẩu học
- Kiến thức vệ sinh giấc ngủ
- Kiến thức hành vi điều trị giấc
ngủ
Chất lượng giấc ngủ
Niềm tin và thái độ về giấc ngủ
- Khuếch đại các hậu quả giấc ngủ
- Tiên lượng thái quá về giấc ngủ
- Quan niệm sai lầm liên quan đến
1.5 Tóm tắt về địa bàn nghiên cứu
Nằm trên diện tích 2,7 ha trong khu vực nội thành Nam Định, bệnh viện đakhoa tỉnh Nam Định là bệnh viện hạng I có quy mô 600 giường với bảy phòng chứcnăng, 21 khoa lâm sàng, 09 khoa cận lâm sàng với tổng số gần 600 cán bộ viênchức Trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành y tế Nam Định, Bệnh viện đa khoatỉnh Nam Định sẽ nâng cấp lên một nghìn giường bệnh năm 2020 nhằm bảo đảmkhám, chữa bệnh cho nhân dân vùng Nam đồng bằng sông Hồng
Thực tế về nhân lực tại phòng khám quản lý tăng huyết áp bệnh viện đa khoatỉnh Nam Định có 2 Bác sĩ khám tại 2 phòng khám quản lý tăng huyết áp, 1 Điềudưỡng kiểm tra huyết áp cho người bệnh trước khi vào 1 trong 2 phòng khám quản
Thực hành vệ sinh giấc ngủ
- Thói quen thời gian ngủ
- Thói quen ăn uống trước ngủ
- Thói quen sinh hoạt trước ngủ
- Môi trường ngủ
Trang 40lý tăng huyết áp Thời gian làm việc của phòng khám từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
1 ngày làm việc 8 tiếng và thời gian bắt đầu khám bệnh buổi sáng từ 7h30 giờ sángđến 11 giờ và buổi chiều từ 13h30 giờ đến 17 giờ Như vậy thời gian khám bệnh 1ngày tại các phòng khám quản lý tăng huyết áp là 7 tiếng
Ước tính số lượng người bệnh thực tế đến khám trong 1 ngày khoảng 100đến 150 người bệnh Như vậy thời gian thu thập số liệu trong vòng khoảng 40 ngàyvới số lượng là 400 người bệnh thì 1 ngày nhóm nghiên cứu gồm 5 điều tra viênphỏng vấn tối thiểu được 10 người như vậy phù hợp với khả năng của nhóm nghiêncứu
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là người bệnh THA đang điều trị ngoại trú tại phòng khám quản lý THA thuộc bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định
Tiêu chuẩn chọn:
- Người bệnh được chẩn đoán THA
- Người bệnh đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu
- Có khả năng giao tiếp, hiểu và trả lời các câu hỏi bằng tiếng Việt
Tiêu chuẩn loại trừ: