1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Hiệp Hưng

75 62 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1

  • NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP

  • CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG

  • DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

    • 1.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

    • 1.2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.

      • 1.2.1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

      • 1.2.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm

        • 1.2.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm:

        • 1.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm

      • 1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

      • 1.2.4. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và nhiệm vụ kế toán:

    • 1.3. NỘI DUNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP.

      • 1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.

      • 1.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

      • 1.3.3. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất

        • 1.3.3.1. Tổ chức chứng từ và TK sử dụng

        • 1.3.3.2. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất

    • 1.4. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ CUỐI KỲ

      • 1.4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

      • 1.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

      • 1.4.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức:

    • 1.5. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.

      • 1.5.1. Đối tượng tính giá thành, căn cứ xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm.

      • 1.5.2. Kỳ tính giá thành

      • 1.5.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm.

        • 1.5.3.1 Phương pháp tính gía thành giản đơn:

          • Tổng giá thành sản phẩm = Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp

        • 1.5.3.2. Phương pháp tính giá thành phân bước.

        • 1.5.3.3.Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

        • 1.5.3.4. Phương pháp tính giá thành theo định mức

        • 1.5.3.5.Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ tính giá thành

        • 1.5.3.6. Phương pháp tính giá thành lọại trừ chi phí sản xuất phẩm phụ

        • 1.5.3.7.Phương pháp tính giá thành theo hệ số

    • 1.6. TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN.

    • 1.7 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN KẾ TOÁN TRÊN MÁY:

  • CHƯƠNG 2

  • THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH HIỆP HƯNG

    • 2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY.

      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

      • 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

      • 2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty.

      • 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH Hiệp Hưng.

      • 2.1.5. Giới thiệu phần mềm kế toán máy được sử dụng trong công tác kế toán tại công ty.

    • 2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY

      • 2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

        • 2.2.1.1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất của công ty

        • 2.2.1.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

        • 2.2.1.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất của công ty.

        • 2.2.1.4. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

          • Diễn giải

          • Biểu 03

            • Diễn giải

  • Người lập biểu Ngày tháng năm 04

  • Kế toán trưởng

    • SỐ 138

      • BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GHI SỔ

    • SỐ 145

      • BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GHI SỔ

    • SỐ 142

      • BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GHI SỔ

    • SỐ 141

    • NĂM 2004

      • PS Có

    • THÁNG 10/2004

    • CP NVPX

  • Phòng kế toán

  • Từ ngày 1/10/04 đến 31/12/04

    • Từ ngày 1/10/04 đến 31/12/04

    • Quý IV/2004

    • CT

    • GS

    • Ngày

    • PS Nợ

    • 2.2.2 Tổ chức công tác tính giá thành tại Công ty TNHH Hiệp Hưng.

      • 2.2.2.1 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành.

      • 2.2.2.2. Công tác quản l‎ý giá thành ở Công ty TNHH Hiệp Hưng.

  • CHƯƠNG 3

  • MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN “ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ” TẠI CÔNG TY TNHH HIỆP HƯNG

    • 3.1. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HIỆP HƯNG

      • 3.1.1. Những ưu điểm cơ bản

      • 3.1.2. Những hạn chế

    • 3.2.MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN “ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM” Ở CÔNG TY TNHH HIỆP HƯNG.

  • KẾT LUẬN

Nội dung

Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp cần tổ chứccông tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chínhxác và kịp thời, đúng đối tượng, đúng phương pháp, và đúng ch

Trang 1

Trong gần hai thập kỷ qua, dưới ánh sáng của các nghị quyết đại hộiĐảng Cộng Sản Việt Nam, nền kinh tế nước ta đã đi vào ổn định và phát triển.Việt Nam từ chỗ vận hành nền kinh tế tập trung bao cấp đã chuyển sang pháttriển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản

lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã đặt ra yêu cầu cấp bách

là phải đổi mới hệ thống công cụ quản lý mà trong đó kế toán là một bộ phậncấu thành quan trọng Kế toán là công cụ quản lý hiệu quả tài sản, tiền vốn vàquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp, đồng thời lànguồn cung cấp thông tin và số liệu đáng tin cậy để nhà nước điều hành vĩ mônền kinh tế, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các ngành, các lĩnh vực Vìvậy việc đổi mới, hoàn thiện công tác kế toán để phù hợp với yêu cầu của cơchế quản lý mới là một vấn đề bức xúc và cần thiết

Trong công tác kế toán nói chung, kế toán “tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm” là một thành phần quan trọng vì mục tiêu đặt ra củacác nhà quản lý là không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sảnphẩm, một mặt làm tăng thu nhập cho doanh nghiệp, nâng cao đời sống củangười lao động, mặt khác đảm bảo sự tồn tại và cũng cố vị thế của doanhnghiệp trong cạnh tranh Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp cần tổ chứccông tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chínhxác và kịp thời, đúng đối tượng, đúng phương pháp, và đúng chế độ quy định.Chính vì vậy công tác kế toán này luôn được sự quan tâm sâu sắc của banlãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty TNHH Hiệp Hưng

Là sinh viên chuyên ngành kế toán trường Học Viện Tài Chính, từnhững nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác kế toán, trong thờigian thực tập tại công ty TNHH Hiệp Hưng, em đã mạnh dạn đi sâu vào

nghiên cứu đề tài "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” ở công ty TNHH Hiệp HưngVới ba phần như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất

Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Hiệp Hưng

Chương 3: Một số ý kiế7n nhằm hoàn thiện công tác kế toán

" Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” ở công ty TNHH Hiệp Hưng.

Do trình độ bản thân và thời gian có hạn nên bài viết của em không thểtránh khỏi những thiếu sót nhất định Với sự cầu tiến và mong hoàn thiện, emkính mong các thầy, cô giáo cùng các cô, chú trong phòng kế toán của công tyTNHH Hiệp Hưng cho em những ý kiến bổ sung để bài viết của em đượchoàn thiện hơn Em xin tiếp thu các ý kiến và chân thành cảm ơn cô giáo

hướng dẫn - Tiến sĩ Trương Thị Thuỷ cùng toàn thể các cô, chú trong phòng

kế toán của công ty TNHH Hiệp Hưng đã giúp em hoàn thành chuyên đề này

Trang 2

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP

CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải hạch toán kinhdoanh độc lập, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh củamình Để tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, cácdoanh nghiệp đều cố gắng tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm Kếtoán tập hợp chí sản xuất, tính giá thành là khâu cực kỳ quan trọng đối vớidoanh nghiệp trong thực hiện sản xuất kinh doanh Bởi thông qua khâu nàydoanh nghiệp có thể so sánh phần chi phí sản xuất sản phẩm với doanh thu từviệc tiêu thụ sản phẩm đó, từ đó có thể thấy được kết quả thu được là caohay thấp

Quá trình sản xuất là quá trình tiêu hao lao động sống và lao động vậthoá, để quá trình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao thì chúng ta phải quản lýchặt chẽ những chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất.Trong quá trình quản lýngười ta thường sử dụng những công cụ quản lý kinh tế khác nhau sao chophù hợp đối với từng doanh nghiệp như hạch toán thống kê, hạch toán kếtoán, phân tích hoạt động kinh tế Trong đó kế toán được coi là một công cụquan trọng nhất, vì với chức năng ghi chép tính toán phản ánh và giám đốcmột cách thương xuyên liên tục của lao động vật tư, tiền vốn, kế toán sử dụng

cả thước đo giá trị và thước đo hiện vật để quản lý chi phí Do đó có thể cungcấp một cách kịp thời số chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh đápứng nhu cầu chi phí sản xuất đối với từng loại sản phẩm lao vụ dịch vụ Căn

cứ vào đó chủ doanh nghiệp biết được tình hình doanh nghiệp sử dụng tiếtkiệm hay lãng phí So sánh định mức chi phí với chi phí thực tế bỏ ra từdoanh nghiệp có thể đưa ra những quy định phù hợp với điều kiện thực tế Một khi doanh nghiệp tiết kiệm được chí sản xuất, giảm giá thành, sảnphẩm vẫn đảm bảo, chất lượng uy tín của công ty sẽ ngày càng khẳng định.Vì

kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm không thể thiếu được khithực hiện chế độ hạch toán kế toán

Để biết được nội dung, phạm vi, phương pháp kế toán chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm thì trước hết chúng ta tìm hiểu về bản chất phânloại của chi phí và tính giá thành

1.2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.

1.2.1 Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn

Trang 3

phải quan tâm đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp mình vì nó ảnh hưởngtrực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Doanh nghiệp bỏ ramột đồng chi phí sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Do đó vấn đềquan trọng đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp là phải kiểm soát đượccác khoản chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.

Để tiến hành các hoạt động sản xuất, doanh nghiệp dù hoạt động ở bất

kỳ lĩnh vực nào cũng có 3 yếu tố là:

- Tư liệu lao động: bằng nhà xưởng, máy móc, thiết bị các TSCĐ

khác và các công cụ dụng cụ khác

- Đối tượng lao động: Là NVL, nhiên liệu…

- Sức lao động: là lao động sống của con người.

Hoạt động sản xuất kinh doanh là một lĩnh vực vô cùng phức tạp, đa dạng,

do đó đã kéo theo sự đa dạng phong phú của các loại chi phí sản xuất kinhdoanh Tuy nhiên chúng ta có thể đưa ra một kinh nghiệm chung nhất về chiphí sản xuất kinh doanh như sau:

- Chí phí sản xuất kinh doanh: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ haophí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra để tiến hànhhoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định

- Chí phí sản xuất: Là toàn bộ hao phí về lao động sống cần thiết vàlao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra có liênquan đến việc chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định,biểu hiện bằng tiền

+ Chí phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốtquá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhưng để phục vụ cho quản lý

và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tập hợp theo từng kỳ,hàng tháng, hàng quý phù hợp với từng kỳ báo cáo và chỉ có những chi phísản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí

+ Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất bằng nhiều khoản chi

có nội dung, công dụng và mục đích sử dụng không giống nhau Vì vậy đểphục vụ cho công tác quản lý nói chung và kế toán nói riêng, cần phải phânloại chi phí theo tiêu thức thích hợp Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếpchi phí sản xuất vào từng loại từng nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhấtđịnh

Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất của chi phí ( hoặc gọi là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh)

Theo cách phân loại này thì toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp được chia thành chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ -Chi phí ban đầu: Đó là các chi phí mà doanh nghiệp phải lo liệu muasắm chuẩn bị từ trước để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh

Căn cứ vào tính chất kinh tế và hình thái nguyên thuỷ ban đầu của chi phí đểsắp xếp thành các yếu tố chi phí khác nhau không kể chi phí đó phát sinh ởđịa điểm nào, dùng vào việc gì Khi đó chi phí sản xuất kinh doanh được chia

Trang 4

thành các yếu tố sau: Chi phí nguyên vật liệu

Chi phí nhân công

Chi phí khấu hao TSCĐChi phí dịch vụ mua ngoàiChi phí khác bằng tiền-Chi phí luân chuyển nội bộ: Là chi phí phát sinh trong quá trình phâncông và công tácphát sinh trong nội bộ doanh nghiệp

Cách phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành cácyếu tố chi phí nói trên cho biết kết cấu tỷ trọng từng loại chi phí mà doanhnghiệp chi ra và cũng là căn cứ để lập thuyết minh báo cáo tài chính, chỉ cóthông tin cho quản trị doanh nghiệp và phân tích tình hình thực hiện dự toánchi phí

 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo hoạt động và công dụng kinh tế :

Căn cứ vào mục đích của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp,căn

cứ vào công dụng kinh tế của chi phí, thì chi phí sản xuất kinh doanh đượcchia thành:

*Chi phí hoạt động chính và phụ:

-Chi phí sản xuất: Là toàn bộ hao phí về lao động sống cần thiết và laođộng vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra có liênquan đến việc chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định,biểu hiện bằng tiền

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm:

+Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về các loại NVLchính, VL phụ, nhiên liệu… sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sảnphẩm hay thực hiện công việc, lao vụ Không tính vào khoản mục này nhữngchi phí NVL dùng vào mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất chung hay chonhững hoạt động ngoài sản xuất

+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp

và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trựctiếp sản xuất theo quy định Không tính vào khoản mục này khoản tiền lương,phụ cấp và các khoản trích tiền lương của nhân viên phân xưởng, nhân viênbán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp hay các nhân viên khác

+ Chi phí sản xuất chung: là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụsản xuất chung tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội trại…) bao gồm: chi phínhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất, chi phí KH TSCĐ,chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền

- Chi phí ngoài sản xuất: Bao gồm

+ Chi phí bán hàng:là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinhtrong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ dịch vụ Như chi phí quảngcáo, tiếp thị, chi nhân viên bán hàng, và các chi phí khác liên quan đến bảo

Trang 5

quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí liên quan đếnviệc phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanhnghiệp.Như chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng-KHTSCĐdùng chung toàn doanh nghiệp

*Chi phí khác: Là các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động

ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chức năng của doanh nghiệp Chi phíkhác bao gồm:

- Chi phí hoạt động tài chính: Những chi phí và khoản lỗ liên quan đếncác hoạt động về vốn như: chi phí đầu tư tài chính, chi p0hí liên quan cho vayvốn

- Chi phí bất thường: Như chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ,cáckhoản tiền phạt Bao gồm chi phí dịch vụ mua ngoài chi phí khác bằng tiền

Phân loại chi phí theo mục đích công dụng kinh tế có tác dụng phục vụcho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở kế toán tập hợp CPSX tínhgiá thành và định mức chi phí tính cho kỳ sau

Ngoài 2 cách phân loại chủ yếu trên để phục vụ trực tiếp cho công tácquản lý, công tác kế toán, chi phí còn được chia theo các tiêu thức sau:

Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động:

Chi phí được chia thành 3 loại: Chi phí khả biến (biến phí)

Cụ thể: đối với định phí cần phấn đấu để nghiên cứu hiệu quả chi phítrong sản xuất kinh doanh Còn đối với biến phí, phương hướng chính là tiếtkiệm tổng chi phí cho một đơn vị khối lượng hoạt động

Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí (Theo phương pháp quy nạp)

Chi phí được chia thành: - Chi phí trực tiếp

- Chi phí gián tiếp

Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan đến từng đối tượng kếtoán tập hợp chi phí ( như từng loại sản phẩm, công việc, hoạt động, đơn đặthàng ) chúng ta có thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí

Chi phí gián tiếp: Là các loại chi phí có liên quan đến những đối tượng

Trang 6

kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp được màphải tập hợp quy nạp doanh thu theo phương pháp phân bổ gián tiếp

Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính được chia thành:

- Chi phí sản phẩm:là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sảnxuât sảnphẩm hay quá trình mua hàng hoá để bán Đối với doanh nghiệp sảnxuất chi phí sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhâncông trực tiếp và chi phí sản xuất chung

- Chi phí thời kỳ:là các khoản chi phí để phục vụ cho hoạt động kinhdoanh, không tạo nên giá trị hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến lợinhuận trong kỳ mà chúng phát sinh.Bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản

lý doanh nghiệp

Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh căn cứ vào mối quan

hệ của chi phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh thì toàn bộ chi phí được chia thành:

- Chi phí cơ bản: Là chi phí liên quan trực tiếp đến quy trình côngnghệ chế tạo sản phẩm như: Chi phí nguyên vật liệu,chi phí nhân công trựctiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm

- Chi phí chung: Là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sảnxuất có tính chất chung, như chi phí quản lý ở các phân xưởng sản xuất, chiphí quản lý doanh nghiệp

1.2.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm

1.2.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm:

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những chi phí về laođộng sống cần thiết và lao động vật hoá được tính trên một khối lượng kết quảsản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả

sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũngnhư tính đúng đắn của các giải pháp kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanhnghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng xuất lao động, nâng cao chất lượngsản xuất, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Giá thành còn làmột căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định giá bán cũng như xác địnhhiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất

1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm

Để nâng cao chất lượng quản lý giá thành và tổ chức công tác tính giáthành sản phẩm một cách chính xác nhanh chóng và kịp thời, trong lý luậncũng như trong thực tiễn người ta thường phân loại giá thành theo các tiêuthức khác nhau Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và tiêu thức sử dụng, giáthành được phân thành hai loại chính sau đây:

Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá

Trang 7

Theo cách phân loại này giá thành được chia thành 3 loại:

- Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản

xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch Việc tính giá thành kế hoạch được bộphận kế hoạch của Doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắtđầu quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm

- Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở

các đinh mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho các đơn vị sản phẩm Việc tínhgiá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạosản phẩm

- Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số

liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng nhưsản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ

Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trìnhsản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chi tiêu tổng giá thành vàgiá thành đơn vị

Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí,xác địn được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạchtoán Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức cho phù hợp

Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán bao gồm:

- Giá thành sản xuất (hay giá thành công xưởng): Giá thành sản

xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất, chi phí sản phẩm tính chosản phẩm, công việc hay lao vụ hoàn thành

Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng để hoạch toánthành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán (trong trường hợp bán thẳng chokhách hàng)

Giá thành sản xuất là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và mức lãigộp trong kỳ của các Doanh nghiệp

- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản

xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho hàng tiêu thụ

Do đó giá thành sản phẩm còn được gọi là giá thành toàn bộ được tính theocông thức:

Như vậy, giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ chi xác định và tínhtoán khi sản phẩm, công việc hoặc lao vụ đã được xác nhận là tiêu thụ Giáthành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán xác định mức lợi

Chi phí bán háng tính cho sản phẩm tiêu thụ

Chi phí quản

lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ

Trang 8

nhuận trước thuế của doanh nghiệp

Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quảkinh doanh của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà Doanh nghiệp kinhdoanh

1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽvới nhau, chúng là hai mặt của quá trình sản xuất: chi phí sản xuất là cơ sở đểtạo nên giá thành sản phẩm, còn giá thành sản phẩm là thước đo chi phí sảnxuất đã bỏ ra để có được sản phẩm đó Trong quan hệ này chi phí sản xuất vàgiá thành sản phẩm đều có điểm giống nhau và khác nhau

- Về mặt lượng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có khi khácnhau khi có sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ hoặc cuối mỗi kỳ Mối quan

hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giáthành sản phẩm tổng quát sau:

Z = D đk + C - DckKhi chi phí sản xuất kinh doanh đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc cácngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằngtổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

1.2.4 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và nhiệm vụ

kế toán:

 Yêu cầu của quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm:

Tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là một trong nhữngmục tiêu phấn đấu của bất kỳ một Doanh nghiệp nào Để thực hiện mục tiêunày, Doanh nghiệp đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biệnpháp quản lý của công cụ kế toán mà cụ thể là kế toán CPSX và tính giá thànhsản phẩm vì vậy kế toán phải phản ánh trung thực, hợp lý chi phí sản xuất.Việc phân tích đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉđạt được khi có giá thành sản phẩm chính xác, mà tính chính xác của giáthành sản phẩm lại chịu ảnh hưởng cảu kết quả tập hợp chi phí sản xuất Dovậy tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác, kịp thờiđúng đối tượng đúng chế độ qui định, đúng phương pháp có ý nghĩa vô cùngquan trọng và là yêu cầu cấp bách trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiệnnay

Trang 9

 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Trong quản trị doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lànhững chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệpquan tâm, vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chi tiêu phảnánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tính đúng, tính đủ chiphí sản xuất và giá thành sản phẩm là tiền đề để hạch toán kinh doanh, xácđịnh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như từng loại sản phẩm

Bên cạnh đó, tài liệu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn làcăn cứ quan trọng để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chiphí và dự toán chi phí

Để tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm để đáp ứng tốt nhu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ởdoanh nghiệp, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượngtính giá thành phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hoạch toán chi phí sảnxuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho(KKTX hay KKĐK) mà doanh nghiệp đã áp dụng

- Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bố chi phí sản xuất theođúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định theo các yếu tốchi phí và khoản mục giá thành

- Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố: định kỳ tổ chức phân tíchchi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp

- Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoahọc hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thànhsản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác

1.3 NỘI DUNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP.

1.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.

 Khái niệm đối tượng chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất gồm nhiều loại phátsinh theo thời gian và địa điểm khác nhau phục vụ cho hoạt động sản xuấtkinh doanh Việc quản lý tốt chi phí sản xuất phát sinh cần được tập hợp theoyếu tố, khoản mục chi phí theo những phạm vi giới hạn nhất định phục vụ chocông tác tính giá hành sản phẩm Do đó đối tượng kế toán tập hợp chi phí sảnxuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh

 Căn cứ xác định đối tượng tập hợp các chi phí sản xuất:

- Đặc điểm và công dụng của chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất

- Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp

- Quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm

- Đặc điểm của sản phẩm

Trang 10

Dựa vào những căn cứ trên, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trongdoanh nghiệp có thể là : bộ phận phân xưởng sản xuất, tổ đội sản suất hoặctừng công đoạn công nghệ hay cả quy trình công nghệ hay từng sản phẩm,đơn đặt hàng, hạng mục công trình.

Vì vậy xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất một cách kịp thời,chính xác là cơ sở tiền đề quan trọng để kiểm tra kiểm soát quá trình chi phí,tăng cường trách nhiệm vật chất với các bộ phận, đồng thời cung cấp số liệucần 0thiết cho việc tính các chỉ tiêu giá thành theo yêu cầu quản trị của doanhnghiệp

1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là các chi phí sản xuất khi phátsinh sẽ được tập hợp và phân bố theo một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

đã được xác định Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có nhiều loại khácnhau nên phương pháp hạch toán chi phí sản xuất cũng khác nhau cho phùhợp với từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

* Phương pháp tập hợp trực tiếp:

Được áp dụng đối với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng

kế toán tập hợp chi phí đã xác định và công tác hạch toán, ghi chép ban đầucho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này vào từng đối tượng kế toán tập hợpchi phí có liên quan

* Phương pháp phân bố gián tiếp:

Phương pháp phân bố gián tiếp được áp dụng khi một loại chi phí cóliên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất khác nhau, màkhông thể tổ chức việc hạch toán ngay từ đầu cho từng đối tượng Theophương pháp này trước hết phải tập hợp toàn bộ chi phí theo từng khoản mục,sau đó phân bố cho từng đối tượng cụ thể theo một tiền thức phân bổ hợp lýtheo công thức sau:

- Xác định hệ số phân bổ:

Hệ số phân bổ =

Xác định định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng

Ci = Ti x H+ Ci là chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng i

+ Ti là tiêu chuẩn phân bổ cho đối tượng i

+ H là hệ số phân bổ

Tổng chi phí sản xuất đã tậphợp cần phân bổTổng tiêu chuẩn dùng để phân

bổ

Trang 11

1.3.3 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất

bố NVL, CCDC, các phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ nếu NVL mua

về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho sản xuất

 TK621- CPNVLTT : Dùng để tập hợp và phân bố CPNVLTT (tiềnlương, tiền công ) của công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh Chứng từ đểhạch toán CPNVLTT là bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phân

1.3.3.2 Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Nội dung của kế toán tập hợp CPSX chịu ảnh hưởng của hai phươngpháp kế toán hàng tồn kho sau đây:

 Phương pháp kê khai thường xuyên

 Phương pháp kiểm kê định kỳ

1.3.3.2.1 Kế toán tập hợp chi phí vật liệu trực tiếp

 PNVLTT: là các chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩmmua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chếtạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ của các ngành công nghiệp, nôngnghiệp, lâm nghiệp Trường hợp doanh nghiệp mua nửa thành phẩm muangoài cũng được hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

 Phương pháp hạch toán:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định căn cứ vào số nguyênvật liệu xuất kho dùng sản xuất sản phẩm cho từng đối tượng của kế toán vậtliệu Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào các đối tượng có thểtiến hành theo các phương pháp trực tiếp vào các đối tượng có thể tiến hànhtheo các phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp sao cho

Trang 12

phù hợp với mối quan hệ giữa chi phí và đối tượng tập hợp chi phí.

Các tiêu chuẩn thường được lựa chọn để phân bổ CPNVLTT cho cácđối tượng tập hợp chi phí gồm:

- Đối với chi phí nguyên liệu, vật liệu chính, nửa thành phẩm muangoài có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch

- Đối với chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu có thể chọn tiêu chuẩn phân

bổ là : vật liệu chính, khối lượng sảm phẩm sản xuất

Để tính chính xác chi phí nguyên vật liệu trức tiếp, kế toán cần xácđịnh NVL xuất dùng theo công thức sau:

Để tập hợp và phân bổ CPNVLTT kế toán sử dụng TK 621 CPNVLTT

-Trình tự kế toán tập hợp CPNVLTT Khi PS CPNVLTT kế toán ghi

Nợ TK 621

Có TK liên quanCuối kỳ kết chuyển CPNVLTT để tính giá thành sản phẩm

Nợ TK 154 (hoặc TK 631 nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn khotheo phương pháp kiểm kê định kỳ)

Có TK 621

1.3.3.2.2 Kế toán tập hợp CPNCTT

- CPNCTT: là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sảnxuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện lao vụ dịch vụ bao gồm: tiền lương chính,tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản trích nộp theo lương BHXH,BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất Không tính vào chi phí nhâncông trực tiếp các khoản trên của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng

và nhân viên quản lý doanh nghiệp

Phương pháp hạch toán: Đối với những khoản CPNCTT có liên quanđến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí, kế toán tiến hành tập hợp trựctiếp Đối với những khoản CPNCTT có liên quan đến nhiều đối tượng màkhông hạch toán trực tiếp được (như tiền lương phụ, các khoản phụ cấp )được tập hợp chung sau đó chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp cho các đốitượng chịu chi phí liên quan

Tiêu chuẩn để phân bổ chi phí nhân công trự tiếp có thể là:

- Chi phí tiền công định mức

Trị giá NVL trực tiếp còn lại đầu kỳ

Trị giá NVL trực tiếp còn lại cuối kỳ

liệu thu hồi (nếu có)

Trang 13

1.3.3.2.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung.

 Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý phục vụ sản xuấtphát sinh ở các phân xưởng, các đội sản xuất như chi phí nhân viên phânxưởng, đội sản xuất, chi phí vật liệu

 Phương pháp hạch toán: CPSXC phải được tập theo từng địađiểm phát sinh chi phí Một doạnh nghiệp nếu có nhiều phân xưởng, nhiều độisản xuất, thì kế toán phải mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất chung chotừng phân xưởng sản xuất, từng tổ đội Cuối tháng tiến hành phân bổ chi phísản xuất chung đã tập hợp được kết chuyển tính giá thành Chi phí sản xuấtchung của đội, phân xưởng sản xuất nào thì kết chuyển tính vào giá thành sảnphẩm lao vụ của sản phẩm đó, nếu sản xuất nhiều loại sản phẩm thì phải tiếnhành phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm liên quan

Tiêu thức phân bổ được chọn có thể là : chi phí nhân công trực tiếp, chiphí nguyên vật liệu trực tiếp

Mức chi phí sản

Cho từng đối tượng

Để tập hợp và phân bố chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627

"Chi phí sản xuất chung" TK 627 được chi tiết theo các tài khoản cấp 2:

TK 6271: chi phí nhân viên phân xưởng

Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bố

Trang 14

 Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung được thể hiện như sau:Khi phát sinh chi phí sản xuất chung

Nợ TK 627

Có TK liên quanCuối kỳ phân bổ, kết chuyển chi phí sản xuất chung như sau:

1.3.3.2.4 Kế toán tổng hợp chi phí toàn doanh nghiệp

Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục sẽ được tập hợptrên toàn doanh nghiệp và chi tiết cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phísản xuất Chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp có thể tập hợp theo hai phươngpháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho Phương pháp kê khai thường xuyên vàphương pháp kiểm kê định kỳ Kế toán tuỳ thuộc vào việc áp dụng phươngpháp hạch toán hàng tồn kho mà sử dụng tài khoản khác nhau

 Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theophương pháp KKTX

Doanh nghiệp sử dụng tài khoản 154 " Chi phí sản xuất kinh doanh dởdang" để tập hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp (xem sơ đồ 1.1)

Trang 15

Sơ đồ 1.1: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp

(Phương pháp kê khai thường xuyên)

TK627

Kết chuyển CP NVL trực tiếp tính giá thành

Kết chuyển CP NCTTTính giá thành

Giá thành sản phẩm hoàn thành

nhập kho(xuất gửi đi bán, bán trực tiếp)TK622

Kết chuyển CP SXCTính giá thành

Trang 16

Đối với doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương phápKKĐK Doanh nghiệp sử dụng TK631 "Giá thành sản xuất" để tập hợp chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành.

Sơ đồ 1.2: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp

(theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

TK62

1

TK631

(1)Kết chuyển CP sản xuất

(2)Kết chuyển CP NVL TT Kinh doanh dở dang đầu kỳ

TK62

2

(3)Kết chuyển CP nhân công trực tiếp

(5) Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

TK62

7

(4) Kết chuyển CP sản xuất chung

TK632

TK15

4

(6) Giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ

CPSXC cố định không phân bổ hạch toán vào giá vốn hàng bán trong kỳ

Trang 17

Việc đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ của mỗi doanh nghiệp là khác

nhau Công việc này phụ thuộc vào đặc điểm về tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, phụ thuộc vào trình độ quản lý của doanh nghiệp có thể đánh giá một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:

1.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp

hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán phần nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cả cho thành phẩm chịu

Công thức:

) 1 (

d d

ht

dk

S S

C D

Dck và Ddk : Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ

C : Chí phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ

Sht và Sd : Số lượng sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ

Ưu điểm: phương pháp đánh giá này đơn giản, khối lượng tính toán ít,

xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được kịp thời phục vụ cho việc tínhgiá thành nhanh chóng

Nhược điểm: Thông tin về chi phí sản xuất dở dang có độ chính xác

không cao vì không tính đến các chi phí chế biến

Điều kiện áp dụng: Phương pháp này chỉ thích hợp với những doanh

nghiệp mà khoản mục chi phí vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm

dơ dang cuối kỳ ít và không có biến động nhiều so với đầu kỳ

Trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp, chế biến kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất

kế tiếp nhau thì sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn sản phẩm dở dang ở các giai đoạn công nghệ sau phải tính theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước đó

chuyển sang theo công thức sau:

Trang 18

 Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngày từ đầu dây chuyền công nghệ (như chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên liệu trực tiếp ) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức (1).

 Đối với các chi phí bỏ dần vào trong quá trình sản xuất như chi phí

phân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung

d d

ht

dk

S S

C D

Trong đó: S'd: Khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng

thành phẩm tương đương, theo tỷ lệ chế biến hoàn thành (%HT)

S'd = Sd x %HT

 Đối với những sản phẩm có khối lượng sản phẩm dở dang ở các khẩu trên dây chuyền sản xuất tương đối đồng đều nhau, có thể coi mức độ hoàn thành chung của tất cả sản phẩm dở dang là 50% để tính Như vậy sẽ giảm bớtđược khối lượng công việc xác định mức độ hoàn thành của từng công đoạn

mà vẫn đảm bảo tính hợp lý và độ tin cậy cần thiết của thông tin Phương

pháp này còn gọi là phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ

hoàn thành

Ưu điểm: So với phương pháp trước, phương pháp này đảm bảo tính

hợp lý hơn và độ tin cậy cao hơn vì chúng được tính toán đầy đủ các khoảnmục chi phí

Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều hơn phương pháp trước, hơn

nữa việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang trên cáccông đoạn của dây chuyền sản xuất khá phức tạp và mang nặng tính chủ quan

Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp phải có định mức kinh tế kỹ thuật

xác định chính xác mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang phù hợp vớidoanh nghiệp có khối lượng sản phẩm dở dang lớn và chênh lệch là dở đầu kỳ

và cuối kỳ nhiều, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không lớn

Trong trường hợp sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất,theo phương pháp này sản phẩm dở dang ở giai đoạn sau được tính như sau:

- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu:

Dck =

- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung:

Trang 19

Dck = x Sd + xS’d

1.4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức:

Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với những sản phẩm đã xâydựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháptính giá thành theo định mức

Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dởdang đã kiểm kê đã xác định từng công đoạn sản xuất và định mức từngkhoản mục chi phí đã tính ở từng công đoạn sản xuất đó cho từng từng đơn vịsản phẩm để tính ra chi phí định mức cho khối lượng sản phẩm dở dang củatừng công đoạn sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm

1.5 NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.

1.5.1 Đối tượng tính giá thành, căn cứ xác định đối tượng tính giá thành

- Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất

- Quy trình công nghệ sản phẩm nửa thành phẩm

- Đặc điểm sử dụng thành phẩm, nửa thành phẩm

Dựa vào những căn cứ nói trên đối tượng tính giá thành thường là:thành phẩm, hoặc có thể là nửa thành phẩm, chi tiết bộ phận, đơn đặt hànghày hạng mục công trình

Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đốitượng tính giá thành ở một doanh nghiệp cụ thể sẽ quyết định việc lựa chọnphương pháp tính giá thành ở Doanh nghiệp đó

1.5.2 Kỳ tính giá thành

Trong công tác tính giá thành, kế toán có nhiệm vụ xác định kỳ tính giáthành Xác định tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành thích hợp sẽgiúp cho tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm được khoa học, hợp lý đảmbảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành thực tế, phát huy được vai tròkiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán

Mỗi đối tượng tính giá thành căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sảnphẩm và chu kỳ sản xuất của chúng để xác định cho thích hợp Thông thườngcác Doanh nghiệp sản xuất với khối lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất xen

kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là vào thời điểm cuối mỗi tháng

Trang 20

Còn nếu Doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo từngđơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm hoặc loại sản phẩm chỉ hoànthành khi kết thúc chu kỳ sản xuất của sản phẩm hoặc loại sản phẩm đó thì kỳtính giá thành thích hợp là thời điểm mà sản phẩm hoặc loạt sản phẩm đãhoàn thành.

1.5.3 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm.

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệuchi phí đã tập hợp trong kỳ để tính toán tổng hợp giá thành và giá thành đơn

vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành

Sau khi đã tập hợp được toàn bộ chi phí của doanh nghiệp trong kỳ,đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán tiến hành tính giá thành sảnphẩm Tuỳ thuộc và đối tượng tính giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng kếtoán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành, mà doanh nghiệplựa chọn một trong những phương pháp tính gía thành sau:

1.5.3.1 Phương pháp tính gía thành giản đơn:

Phương pháp này còn gọi là phương pháp tính trực tiếp, áp dụng thíchhợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn,khép kín và xen kẽ liên tục, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn, đốitượng tính giá thành tương ứng với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Theo phương pháp tính giá thành giản đơn thì sản phẩm được tínhbằng cách căn cứ trực tiếp váo chi phí sản xuất đã tập hợp được (theo từng đốitượng tập hợp chi phí sản xuất) trong kỳ và chi phí sản suất dở dang đầu ky,cuối ky để tính ra giá tháng sản phẩm theo công thức:

Giá thành đơn vị sản phẩm =

Trường hợp cuối tháng không có sản phẩm làm dở dang hoặc có nhưng

ít và ổn định nên không tính toán thì tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳcũng đồng thời là sản phẩm hoàn thành, khi đó:

Tổng giá thành sản phẩm = Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp

1.5.3.2 Phương pháp tính giá thành phân bước.

Phương pháp náy áp dụng thích hợp ở những DNSX có qui trình côngnghệ sản xuất phức tạp, sản xuất trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục kétiếp nhau Nửa thành phần giai đoạn trước là đối tượng chế biến ở giai đoạnsau cho đến bước cuối cùng tạo được thành phẩm.Phương pháp này có haicách tính sau:

- Phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm

Tổng giá thànhTổng sản lượng sản phẩm hoàn thành

Trang 21

- Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm

1.5.3.3.Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

1.5.3.4 Phương pháp tính giá thành theo định mức

1.5.3.5.Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ tính giá thành

1.5.3.6 Phương pháp tính giá thành lọại trừ chi phí sản xuất phẩm phụ

1.5.3.7.Phương pháp tính giá thành theo hệ số

Tóm lại : có rất nhiều cách tính giá thành sản phẩm Vì vậy tuỳ từng

điều kiện của doanh nhiệp mà có sự vận dụng từng phương pháp cho thíchhợp

1.6 TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN.

Sổ kế toán tổng hợp là loại sổ kế toán được sử dụng để ghi các hoạtđộng kinh tế tài chính liên quan theo các TK kế toán tổng hợp

Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp sử dụng những mẫu

số kế toán thuộc hình thức đó để cung cấp những thông tin kế toán kịp thời,đầy đủ và chính xác

Hiện nay trong các doanh nghiệp thường sủ dụng các hình thức kế toánsau: Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái, Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ,hình thức kế toán Nhật ký chung, hình thức Nhật ký chứng từ Cụ thể:

Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( VL, CCDC, KHTSCĐ )

Số chi tiết các TK621, 622, 627, 154 (631)

Nhật ký – sổ cái TK 621, 622, 627

Bảng tính giá thành sản phẩm

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ :

Sổ kế toán tổng hợp dùng trong hình thức này gồm có:

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái các TK

Việc tập hợp chi phí sản phẩm được tập hợp theo từng đối tượng tậphợp chi phí và sổ cái các TK 154(631), TK621, TK622, TK627 Cơ sở để ghivào sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng là các chứng từgốc các bảng phân bổ chi phí và các chứng từ ghi sổ có liên quan Việc tậphợp chi phí kinh doanh toàn doanh nghiệp trên sổ cái được căn cứ vào cácchứng từ ghi sổ Kế toán tính giá thành theo dõi trên bảng tính giá thành

Hình thức kế toán Nhật ký chung :

Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong hình thức này gồm:

Trang 22

Sổ nhật ký chuyên dùng, Sổ nhật ký chung, Sổ cái TK và các sổ thể kếtoán chi tiết.

Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hìnhthức này thường sử dụng những sổ kế toán sau:

Nhật ký chứng từ, bảng phân bổ, sổ cái hoặc sổ thể kế toán chi tiết

Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết sử dụng trong công tác tập hợp chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của hình thức kế toán NKCT gồm:

- Tổ chức mã hoá các đối tượng:

Mã hoá các đối tượng được sủ dụng trong tất cả các hệ thống thông tin,đặc biệt là hệ thống kế toán, mã hoá các đối tượng cho phép nhận diện tìmkiếm một cách nhanh chóng không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình

xử lý thông tin tự động đồng thời cho phép tăng tốc độ xử lý, chính xác giảmbớt khối lượng công việc

Để đạt được điều đó khi mã hoá các đối tượng cần phải đảm bảo mãhoá đầy đủ đồng bộ có hệ thống… phù hợp với chế độ kế toán hiện hành

- Tổ chức chứng từ kế toán:

Việc tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán trong điều kiện ứng dụngphần m ềm tin học vẫn phải đảm bảo các nôi dung sau:

Xây dựng hệ thống danh mục chứng từ

Tổ chức hạch toán ban đầu

Tổ chức kiểm tra thông tin trong chứng từ kế toán

Tổ chức luân chuyển chứng từ

- Tổ chức hệ thống kế toán:

Hệ thống TK do Nhà nước ban hành, được qui định sử dụng thống nhấttrong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Vì vậy trong quá trình tổ chức công tác

Trang 23

kế toán nội dung kế toán trên máy nói riêng ngoài việc sử dụng các TK kếtoán cấp 1, cấp 2 theo đúng nội dung phương pháp ghi chép đã được quy địnhtrong chế độ kế toán hiện hành tuỳ thuộc vào qui mô, nghành nghề mà cáiHTMLTK cấp 3, 4 cho phù hợp.

- Tổ chức hệ thống sổ kế toán:

Hệ thống sổ kế toán tổng hợp và trình tự hệ thống hoá thông tin kếtoán xác định hình thức kế toán: mỗi hình thức có hệ thống sổ kế toán vàtrình tự thông tin hoá thông tin kế toán khác nhau

Như vậy sử dụng phần mềm kế toán không chỉ giúp doanh nghiệp tínhtoán được chính xác, mà còn thông tin nhanh kịp thời cho các nhà quản lý.Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp thông tin nhanh, đủ cho các đốitượng sử dụng thông tin

Nếu chọn hình thức kế toán nhật ký chung thì chương trình sẽ chophép in ra sổ cái tài khoản và nhật ký chung

Nếu chọn hình thức kế toán chứng từ ghi số thì chương trình sẽ chophép in ra sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái tài khoản và cả chứng từ ghi sổnếu cần

Trang 24

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ

SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY

TNHH HIỆP HƯNG 2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

Tên công ty: Công ty TNHH Hiệp Hưng

Trụ sở chính: Số 44 Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm Hà Nội

Tên giao dịch: HIEP HUNG COMPANY LIMITED

Công ty TNHH Hiệp Hưng được thành lập theo giấy phép kinh doanh

số 040353 do trọng tài kế toán TP Hà Nội cấp ngày 15/2/92 và Quyết định số00496/QĐ-UB ngày 12/1/94

Ngành nghề kinh doanh: + Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

+ May công nghiệp

+ Dịch vụ du lịch

+ Sản xuất, buôn bán, gia công hàng may mặc

+ Môi giới thương mại

Các cơ sở sản xuất chính:

Nhà máy Thêu may 130D - Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Nhà máy Thêu may Pháp Vân - Từ Liêm - Hà Nội

Phân xưởng 1 nhà máy May xuất khẩu Hiệp Hưng - Khu Công nghiệpQuế Võ Bắc Ninh

Công ty TNHH Hiệp Hưng là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực thêu may xuất khẩu đã có nhiều năm kinh doanh sản xuất trong may côngnghiệp Hiện nay công ty đang sử dụng khoảng 1000 lao động với lương bìnhquân theo đầu người là 700.000đ/1 tháng Công ty có 3 phân xưởng sản xuấtchính nên đảm bảo tốt cho sản xuất hàng may thêu xuất khẩu Công ty đã tạođược uy tín đối với nhiều bạn hàng và thị trường ngoài nước Hiện nay thịtrường chủ yếu xuất khẩu của công ty là Nhật Bản và các nước EU Hàng nămsản lượng của công ty khoảng 600.000 bộ quần áo trẻ em và phụ nữ (1 bộbình quân 2 đến 4 sản phẩm)

Sau hơn 10 năm hoạt động công ty TNHH Hiệp Hưng đã đạt được kếtquả rất đáng khích lệ Chỉ tính trong các năm gần đây nhất, công ty đã tăngcường xuất khẩu trực tiếp và tổng doanh thu cũng như số lượng xuất khẩu củacông ty cũng tăng lên hàng năm Tổng thu năm 2004 của công ty đã đạt trên

50 tỷ đồng

Mặt khác trong thời gian tới công ty cũng sẽ tìm kiếm thêm các kháchhàng mới ở các thị trường tiềm năng: mở rộng xuất khẩu sang thị trường Mỹ,

vì đây là thị trường có sức tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới Đây cũng

là nền tảng vững chắc để công ty mở rộng sang thị trường EU và các thịtrường khác

Trang 25

Phát huy những thành tích đã đạt được trong 10 năm đầu xây dựng vàtrưởng thành, công ty TNHH Hiệp Hưng đã nỗ lực vượt bậc, phấn đấu toàndiện và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch mà công ty đã đề ra, thực hiện đầy đủnghĩa vụ đối với Nhà nước, tìm tòi những hướng đi mới trong việc nâng caochất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường đảm bảo công ăn việc làm chongười lao động, thu nhập của người lao động không ngừng được tăng lên.

Để có cái nhìn toàn diện hơn về công ty, ta có thể xem qua những con

số mà công ty đã đạt được trong những năm qua:

Biểu 01: Tình hình tăng trưởng của công ty theo từng năm.

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

Cơ cấu tổ chức của Công ty khá hoàn thiện với các phòng ban bộ phậnsản xuất chặt chẽ từ trên xuống Đứng đầu là giám đốc, tham mưu cho giámđốc là phó giám đốc, kế toán trưởng, hệ thống các phòng ban, các quản đốcphân xưởng

- Giám đốc Công ty: chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn

bộ bộ máy quản lý và các hoạt động của công ty Ngoài việc uỷ quyền chophó giám đốc, giám đốc còn trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, chịu trách nhiệmtrước pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

- Phó giám đốc: Ngoài việc tham mưu cho giám đốc còn phụ tráchhoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Ngoài ra còn các phòng ban còn có nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra đônđốc việc thực hiện kế hoạch, tiến độ sản xuất các quy trình quy phạm các tiêuchuẩn và định mức kinh tế kỹ thuật Nhiệm vụ cụ thể:

+ Phòng tổ chức: Có nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ, laođộng tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ và công tác hành chính quản trị củacông ty

+ Phòng XNK: Có nhiệm vụ giao dịch, ký kết hợp đồng xuất nhậpkhẩu với khách hàng, đàm phán, thoả thuận và hoàn tất các thủ tục nhập xuấthàng cho khách hàng

+ Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ phản ánh hoạt động tài chínhgiúp ban giám đốc hạch toán kết quả kinh doanh, tham mưu cho giám đốc

Trang 26

trong việc chấp hành các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế tài chính trongquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinhdoanh, điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh ở các phân xưởng của công ty,tham mưu cho giám đốc về xác định phương hướng sản xuất kinh doanh quatừng thời kỳ

+ Phòng kỹ thuật: Nghiên cứu thiết kế mẫu, xây dựng định mức kỹthuật cho mỗi sản phẩm, để làm cơ sở tính giá thành sản phẩm, hướng dẫncho các phân xưởng thực hiện

Dưới các phân xưởng có các quản đốc phân xưởng để đôn đốc tiến độsản xuất

Phòng

kỹ thuật

Phòng tài chính

kế toán

Các phân xưởng sản xuất

Phân xưởng may

Phân xưởng cắt Quan hệ cung cấp số liệu

Quan hệ chỉ đạo

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy ở công ty TNHH Hiệp Hưng

Trang 27

2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty.

Công ty TNHH Hiệp Hưng là một doanh nghiệp chuyên sản xuất vàgia công hàng may mặc theo quy trình khép kín từ cắt, may, là, đóng gói…bằng các thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại chuyên dùng với số lượng sảnphẩm tương đối lớn Bao gồm các công đoạn chính sau:

- Công đoạn cắt: đây là công đoạn đầu tiên trên cơ sở là vải, mút bôngcác loại tạo ra các chi tiết như thân cổ, ve áo… theo mẫu đã duyệt và đượcthiết kế trên máy tính Sau đó các chi tiết sản phẩm này được chuyển thẳngxuống các phân xưởng may

- Công đoạn may, thêu: sau khi cắt sản phẩm được chuyển đến bộ phậnthêu ( nếu sản phẩm cân thêu) và sau đó chuyển đến bộ phận may Tại phânxưởng may có nhiệm vu may lắp ráp, hoàn chỉnh và hoàn thiện Ở phânxưởng may được tổ chức theo kiểu dây chuyền để đảm bảo tiến độ sản xuất

và thu được hiểu quả cao nhất

- Công đoạn là (dùng bàn là hơi): 1 hệ thống là hơi phục vụ cho các dâychuyền may bao gồm: nồi hơi, máy hút và bàn là

- Các công đoạn hoàn thành: bao gói, đóng thùng cáctông tuỳ theo kíchthước mà khách hàng yêu cầu

Bên cạnh các công đoạn trên thì trước lúc cắt phải có công đoạn kiểmtra vải, đo vải có đạt yêu cầu hay không về chất lượng, kích thước độ co dãncủa vải Sau đó đến bước kiểm tra thiết kế trên máy tính do bộ phận kỹ thuậtđảm nhiệm Khi được may xong cũng được kiểm tra kỹ lưỡng, nếu sản phẩmnào không đạt yêu cầu thì sẽ được chuyển trở lại xưởng may để sửa lại đápứng đúng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng may

Sơ đồ 2.2 Quy trình Công nghệ sản xuất sản phẩm của

công ty TNHH Hiệp Hưng

NVL

Vải

Thêu

Pha cắt bán thành phẩm

MayMay cổMay tay

Là Đóng gói

kho thành phẩmNếu có

Trang 28

2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH Hiệp Hưng.

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm tổ chức quản lý ởtrên, hiện nay tổ chức công tác kế toán theo hình thức kế toán tập trung vàtiến hành công tác hạch toán kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

- Đơn vị sử dụng các loại sổ sau:

Bảng cân đối số phát sinh

Bộ máy kế toán của công ty TNHH Hiệp Hưng được tổ chức theo môhình tập trung: theo mô hình này phòng kế toán của công ty thực hiện toàn bộcông tác kế toán phát sinh ở công ty Ở phân xưởng không có bộ máy kế toánriêng mà chỉ có các nhân viên thống kê hàng kỳ gửi báo cáo kèm theo chứng từgốc về xí nghiệp để kiểm tra và hạch toán Cơ cấu như sau:

- Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán kiêm trưởng phòngtài chính kế toán Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của công ty, tổ chức kiểmtra việc thực hiện chế độ ghi chép ban đầu chịu trách nhiệm về công tác hạchtoán của phòng với giám đốc

Đồng thời kế toán trưởng kiểm một số tài khoản: 711, 811, 911, 421…

- Kế toán ngân hàng, kế toán thuế, công nợ: có nhiệm vụ kê khai thuế, nộpthuế, theo dõi công nợ với người bán, tình hình biến động của tiền gửi ngânhàng Phụ trách tài khoản: 133, 331, 333, 112, 338…

- Kế toán tài sản cố định, tập hợp chi phí tính giá thành: phản ánh tìnhhình tăng giảm tài sản cố định Tình hình trích và phân bổ khấu hao tài sản cốđịnh, đồng thời có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ứng vớimột số tài khoản: 211, 214, 621, 627, 154…

- Kế toán thành phẩm kiêm kế toán nguồn vốn: theo dõi tình hình nhậpkho, tiêu thụ thành phẩm lập các báo cáo tài chính ứng với một số tài khoản:

155, 511

- Kế toán vật liệu kiêm thủ quỹ: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn vậnchuyển bảo quản nguyên vật liệu công cụ dụng cụ đồng thời cùng với kế toánthanh toán tiến hành theo dõi thu chi tiền mặt

- Kế toán thanh toán kiêm kế toán tiền lương: theo dõi tình hình hạch toánnội bộ của công ty Làm và thanh toán lương cho công nhân ở phân xưởng

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà công ty đang áp dụng là phươngpháp kê khai thường xuyên

Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm, kỳ

Trang 29

kế toán là quý.

 Mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán với nhau và giữa phòng kế toán

với các phòng ban chức năng của công ty( Thể hiện trên sơ đồ 2.3)

Cuối mỗi quý kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải tập hợp toàn bộ chi

phí liên quan đến số liệu mà bộ phận kế toán liên quan khác cung cấp: kế toán

nguyên vật liệu cung cấp về chi phí nguyên vật liệu sản xuất, kế toán công nợ

cung cấp số liệu về chi phí dịch vụ mua ngoài phải trả người cung cấp, kế toán

lao động tiền lương cung cấp số liệu về chi phí lương của đội ngũ tham gia sản

xuất

Nhìn chung bộ máy kế toán của công ty TNHH Hiệp Hưng tương đối

gọn nhẹ Mỗi bộ phận chức năng có quyền hạn, trách nhiệm riêng và có mối

quan hệ chặt chẽ với nhau trong phạm vi chức năng của mình…

Sơ đồ 2.3 Bộ máy kế toán của công ty THNN Hiệp Hưng.

Công ty TNHH Hiệp Hưng đang từng bước hoàn thiện và đưa Máy tính

vào sử dụng trong công tác kế toán Hiện phòng kế toán được trang bị 3 máy tính

và 1 máy in và công ty cũng đã sử dụng phần mềm kế toán chạy trên chương

trình ACCESS

Trình tự hạch toán ở Công ty (theo hình thức chứng từ ghi sổ)

2.1.5 Giới thiệu phần mềm kế toán máy được sử dụng trong công tác kế

toán tại công ty.

Có thể khái quát như sau:

Phần mềm kế toán tại công ty chạy trên nền chương trình ACCESS, có

tên là Hệ thống quản trị Trong hệ thống quản trị có các chương trình, mỗi

chương trình đều có mật khẩu riêng, vì vậy trước khi vào phải vào mật khẩu

Kế toán tài sản

cố định và tập hợp chi phí tính tổng

Kế toàn ngân hàng, thuế kiêm kế toán công nợ

Kế toán nguyên vật liệu kiêm thủ quỹ

Thống kê phân xưởng may, thêu

Thống kế phân xưởng cắtQuan hệ chỉ đạo

Quan hệ cung câp số liệu

Trang 30

Sơ đồ 2.5: Cấu trúc của chương trình kế toán máy tại công ty

2.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất phong phú đa dạng baogồm sản xuất gia công hàng may mặc và nhiều dịch vụ khác…

Để nghiên cứu được tập trung, chiều sâu và đem lại hiệu quả, trong đềtài này, em chỉ đề cập đến loại hình sản xuất gia công hàng may mặc, đây làloại hình đặc thù của ngành may và chiếm 80 - 85% lợi nhuận của công ty

2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

2.2.1.1 Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất của công ty

 Đặc điểm chi phí sản xuất của công ty:

Chi phí sản xuất ở công ty TNHH Hiệp Hưng hiện nay được xác định

là toàn bộ chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, xí nghiệp có liênquan đến chế tạo sản phẩm

Chi phí sản xuất của công ty TNHH Hiệp Hưng có đặc điểm nổi bật là:Chí phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong giá thành sảnphẩm Bởi vì đặc điểm của loại hình sản xuất gia công là các nguyên liệuchính do bên đặt hàng cung cấp Do vậy chi phí nguyên vật liệu chính khôngđược tập hợp và hạch toán mà chỉ theo dõi về mặt số lượng hoặc hiện vật…Khi có lệnh sản xuất công ty xuất nguyên vật liệu chính xuống cho các phânxưởng Còn đối với vật liệu phụ công ty tự tổ chức mua

Như vậy công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành bao gồm:chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuấtchung

 Phân loại chi phí sản xuất ở công ty: Chi phí sản xuất ở công ty đượcphân loại theo mục đích và công dụng của chi phí trong quá trình hoạt độngsản xuất kinh doanh

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chỉ tính nguyên vật liệu phụ do

doanh nghiệp tự mua

Sửa dữ liệu/ Sao lưu phục hồi

Trang 31

Chi phí nhân công trực tiếp : bao gồm toàn bộ tiền lương chính, tiền

lương phụ, tiền thưởng, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhântrực tiếp sản xuất

Chi phí sản xuất chung: bao gồm chi phí dùng vào việc quản lý và

phục vụ sản xuất chung tại công ty và toàn bộ chi phí vận chuyển bốc dỡ vậtliệu chính từ Cảng Hải Phòng về kho của Công Ty(trình bày sau)

2.2.1.2 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

Đây là khâu quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán

Quy trình sản xuất của công ty là phức tạp kiểu liên tục, sản phẩmhoàn thành trải qua nhiều công đoạn chế biến khác nhau, sản phẩm của giaiđoạn này là nguyên liệu chính của giai đoạn kế tiếp theo

Do đặc điểm của sản xuất và điều kiện cụ thể của công ty nên đốitượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định là từng loại sản phẩm của từng

lô hàng hay từng đơn đặt hàng

2.2.1.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất của công ty.

Hiện nay công ty sử dụng 2 phương pháp:

 Phương pháp trực tiếp: Đối với những chi phí liên quan trực tiếp đến

một đối tượng kế toán như tiền lương sản phẩm

 Phương pháp phân bổ gián tiếp: đối với những chi phí liên quan đến

nhiều đối tượng kế toán: như tiền lương phụ, chi phí sản xuất chung

Tiêu chuẩn phân bổ đang áp dụng ở công ty hiện nay là tiền lương sảnphẩm của công nhân sản xuất các loại sản phẩm

2.2.1.4 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

2.2.1.4.1 Chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng để tập hợp CPSX.

- Chí phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT): chia thành nguyên vậtliêu chính trực tiếp và nguyên vật liệu phụ trực tiếp Do đơn vị nhận may giacông nên nguyên vật liệu chính do bên gia công cung cấp CP NVL phụ mua

về phần lớn được nhập kho, căn cứ vào nhu cầu sản xuất để xuất kho

Chứng từ sử dụng là phiếu xuất kho, bảng kê xuất nguyên vật liệu, hoáđơn mua hàng, phiếu chi tiền mặt

Tài khoản sử dụng: 621.( CP NVLTT) được tập hợp cả quy trình côngnghệ và theo dõi chi tiết từng đơn đặt hàng

- Chi phí nhân công trực tiếp: (CP NCTT) hiện nay đơn vị trả lươngtheo 2 hình thức: lương thời gian và lương sản phẩm

Chứng từ sử dụng để tập hợp bao gồm: Bảng chấm công từng phânxưởng, Bảng phân bổ tiền lương

Tài khoản sử dụng: TK 622 chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sản xuất chung (CP SXC): được tập hợp chung cho toàn phân xưởng bao gồm toàn bộ khoản chi phí có liên quan đến sản xuất sản phẩm tại các phân xưởng sản xuất mà không thuộc khoản mục CP NVLTT hay CP

NCTT

Trang 32

Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, bản kê xuất NVL, công cụ dụng cụ,bảng kê chi tiền, Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, bảng phân bổ tiềnlương.

Tài khoản sử dụng TK 627 (Chi tiết: TK 6271: CP NV PX

ty theo điều kiện CIF tại Hải Phòng (CP vận chuyển từ nước đặt hàng đếncảng Hải Phòng do bên đặt hàng chịu) toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đếnquá trình nhận và chuyển NVL về đến kho như: Chi phí chuyên chở, chi phílàm thủ tục hải quan, chi phí thuê kho bến bãi… được gọi chung là chi phívận chuyển thì công ty chịu Số lượng NVL mà do bên gia công cung cấpđược chuyển đến kho của công ty được tính toán xác định dựa trên cơ sở sốlượng sản phẩm đặt gia công và định mức NVL tính cho một đơn vị sảnphẩm Định mức NVL đã được công ty cùng khách hàng nghiên cứu, xâydựng phù hợp với định mức tiêu hao thực tế và cũng được 2 bên nhất trí trướckhi ký kết hợp đồng gia công

Khi số NVL nói trên được nhập vào kho của công ty thì kế toán chỉquản lý về mặt số lượng theo từng hợp đồng gia công và khi có lệnh sản xuất

sẽ chuyển xuống kho của phân xưởng sản xuất, từ đó NVL chính này sẽ đượcphục vụ theo kế hoạch sản xuất

Theo cách hạch toán của công ty: kế toán không hạch toán giá vốnthực tế của NVL chính xuất dùng cho sản xuất trong kỳ vào khoản mục chiphí NVL chính, toàn bộ chi phí vận chuyển bốc dỡ được hạch toán vào chi phísản xuất chung (được ghi vào TK 627.8 - CP khác bằng tiền), còn đối vớiNVL phụ như chỉ, cúc, khoá, công ty tự mua( Hạch toán vào TK 621-CPNVLTT)

Vậy ở công ty TNHH Hiệp Hưng NVL trực tiếp tham gia sản xuất baogồm:

TK 152.1: NVL chính (Vải các loại )

TK 152.2: NVL phụ (Chỉ, cúc, khoá )

TK 152.4: Phụ tùng thay thế (kim, ổ máy )

Như vậy, chi phí NVL ở công ty được quản lý trên 2 mặt: quản lý vềmặt số lượng và quản lý NVL phụ cho từng hợp đồng

Do NVL chính không được tập hợp vào chi phí và tính giá thành, để

Trang 33

bài viết được cô đọng, phần hạch toán NVL chính trực tiếp sẽ không đượctrình bày chi tiết mà chỉ tập trung vào phần hạch toán NVL phụ trực tiếp phục

vụ cho việc tập hợp chi phí, tính giá thành

 Hạch toán NVL phụ trực tiếp

Vật liệu phụ tuy không chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sảnphẩm nhưng là những vật liệu không thể thiếu hoặc làm tăng thêm giá trị sảnphẩm như: chỉ, cúc, khoá… Do đối tượng kế toán tập hợp CPSX của công ty

là từng sản phẩm của đơn đặt hàng nên CP NVL phụ trực tiếp được quản lýtrên từng sản phẩm đó Dựa trên hệ thống định mức tiêu hao này do phòng kỹthuật tính toán Phòng kế hoạch - vật tư dựa vào thông số kỹ thuật này kết hợpvới định mức của công ty giao xuống để lập kế hoạch xuất kho NVL phụ

Kế toán căn cứ vào kế hoạch xuất kho của phòng kế hoạch vật tưchuyển sang để lập phiếu xuất kho Sau quy trình luân chuyển kế toán NVL

có phiếu xuất kho của thủ kho chuyển lên Kế toán kiểm tra tính hợp lý hợp lệcủa các chứng từ làm căn cứ ghi sổ kế toán

Trên cơ sở các phiếu xuất kho kế toán nhập số liệu vào máy Vớichương trình phần mềm kế toán đã cài đặt sẵn máy tự động vào bảng kê xuấtNVL (biểu 02) và tự động vào SCT TK 621 (biểu 03), chứng từ ghi sổ, sổ cái

TK 621 (biểu 04)

 Hạch toán chi phí vận chuyển:

Chi phí vận chuyển bốc dỡ từ cảng Hải Phòng về kho của công ty đượcchia bình quân cho số vải của chuyến hàng đó Sau đó, căn cứ vào lượng vảixuất kho cho sản xuất của công ty trong quý để phân bổ chi phí vận chuyểnbốc dỡ, để tính giá thành sản phẩm trong quý đó (không kể lượng vải xuấtdùng quý đó có sử dụng hết hay không)

Thực tế trong một hợp đồng ký kết gia công sản phẩm mã WKU

513023 với hãng HATEXCO một container NVL chuyển đến kho của công ty,toàn bộ số vải là: 610.800m (số liệu này kế toán NVL nắm qua chứng từ nhậpkho) và chi phí vận chuyển bốc dỡ, thủ tục hải quan thực tế là: 42.817.705đ

Chi phí vận chuyển bình quân tính cho 1m vải là:

1 , 70 800

610

705 817 42

 Trước khi đề cập đến kế toán máy có vài điểm chú ý sau:

Trong chương trình kế toán máy có "quản lý vật tư", "Hệ thống kếtoán" có "Chứng từ ghi sổ bên có" "Chứng từ ghi sổ bên nợ" nhưng thực chấtkhi vào những nút này sẽ xuất hiện màn hình nhập liệu Màn hình này là nơi

Trang 34

nhập chứng từ liên quan đến các tài khoản Muốn có chứng từ ghi sổ cũnglàm việc trong mục này nhưng vào nút "Đăng ký chứng từ ghi sổ" Vì kỳ tínhgiá thành là quý nên muốn có chứng từ ghi sổ, vào "Số chứng từ ghi sổ",

"Bảng kê chứng từ ghi sổ" là "Bảng kê chứng từ" Chính tên gọi như thế nàylàm mọi người hiểu sai

Ở dưới có một bảng để nhập dữ liệu Có cột "Chứng từ" cột này thểhiện số phiếu xuất kho (Ví dụ XK 008) Cột ngày tháng thể hiện ngày thángcủa phiếu xuất kho

Muốn vào được chứng từ ghi sổ để chứng từ đó vào sổ cái tài khoản.Cuối mỗi quý thì phải vào nút "Đăng ký chứng từ ghi sổ" của màn hình nhậpliệu "Chứng từ ghi sổ bên có" là ngày cuối cùng của tháng (Ví dụ 31/12) Do

đó máy mới tự động vào chứng từ ghi sổ và vào sổ cái tài khoản Vì vậy, sốhiệu trên bảng tổng hợp chứng từ ghi sổ trùng với số hiệu trên sổ cái tài khoản(ví dụ 108) nhưng khác nhau giữa SCT và sổ cái là cột số ngày trên SCT làngày kế toán nhập, còn cột ngày tháng trên sổ cái là ngày tháng của ngàyđăng ký chứng từ ghi sổ

Để nhập phiếu vào máy, kế toán sẽ tiến hành theo trình tự sau: Vào

Program  Hệ thống quản trị  Quản lý vật tư.

Khi đó sẽ xuất hiện màn hình để vào mật khẩu Sau khi nhập mật khẩu

Trên màn hình này nhập các dữ liệu cần thiết như: phiếu xuất kho(trường hợp mua người dùng cho sản xuất luôn, không qua kho thì phải vàonút "hoá đơn")

- Diễn giải: Xuất vật tư sản xuất mã hàng WKU 513023

TK Có 152 (chi tiết TK 152.2)

TK Nợ 621

- Người nhận: Đồng chí Nguyễn Thị Nga PX1

- Kho xuất: Kho công ty

Dưới cùng của màn hình nhập liệu có phần tính đơn giá vật tư xuấtkho, máy sẽ tự động tính đơn giá bình quân vật tư xuất kho sau mỗi lần nhập,

Trang 35

sau khi xuất xong vào kết thúc.

Sau khi nhập các dữ liệu cần thiết nếu có dữ liệu nào sai muốn sửa thìphải "Điều chỉnh chứng từ ghi sổ" (Hình 2.3)

Khi xuất kho NVL, đồng thời máy tự động vào bảng kết xuất NVL vàvào chứng từ ghi sổ vào cuối mỗi quý

Xí nghiệp tính giá vốn NVL xuất kho theo phương pháp bình quân liênhoàn Công thức tính:

Máy sẽ tính được giá thực tế NVL xuất dùng trên các phiếu xuất khocủa mã sản phẩm WKU 513023 - HĐ số 14

Tổng giá trị thực thế NVL phụ xuất kho trên các phiếu xuất kho, của

Bảng kê xuất NVL, CCDC, máy tự động vào SCT TK 621 Chi tiếtNVLTT (biểu 03) như sau:

Nợ TK 621 236.480.365 đ

(Chi tiết theo từng loại sản phẩm)

Có TK 152 236.480.365 đ

(Chi tiết theo từng loại sản phẩm)

Máy tự động vào chứng từ ghi sổ TK 152 vào sổ cái TK 162

Cuối kỳ kết chuyển CP NVLTT vào TK 154 để phục vụ tính giá thành

kế toán định khoản:

Nợ TK 154 236.480.365 đ

(Chi tiết theo từng loại sản phẩm)

Có TK 621 236.480.365 đ

(Chi tiết theo từng loại sản phẩm)

Biểu 02 Bảng kê xuất NVL, CCDC

Công ty TNHH Hiệp Hưng

quân sau lần

nhập i Số lượng tồn kho +nhập Số lượng

trước lần nhập i của lần nhập i

=

Trang 36

Nội dung: Xuất kho NVL

513023 (hợp đồng gia công số 14)

152.2 621 621PXPV 19.569.360

XK004 10/10/04

Nga PX1 nhận vật tư may sp mã WKU

533011 (hợp đồng gia công số 14)

152.2 621 621PXPV 10.345.182

XK005 12/10/04

Hà PX2 nhận vật tư may sp mã WKU 513023(hợp đồng gia công số 14)

Trang 37

CTGS Số chứng từ Ngày Diễn giải TK Dư PS Nợ PS Có

kỳ

0 ,,,,

0 ,,,,

Dư cuối kỳChi tiết: Hợp đồng gia công số 14 Dư đầu kỳ 0 0

208 XK003 5/10 Khuy kim loại 15 lyvàng 152 209.880

Ngày đăng: 20/05/2019, 11:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w