1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài tại chi cục hải quan hưng yên

62 162 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 137,16 KB

Nội dung

Cơ sở lý luận của công tác thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài ...5 1.2.1.Vai trò của hoạt động nhận gia công cho thương nhân nước ngoài

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hìnhthực tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn tốt nghiệp

(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Hằng

Trang 2

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Mục lục ii

Danh mục các chữ viết tắt v

Danh mục các bảng vi

Danh mục các hình vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬN GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI 4

1.1 Những vấn đề cơ bản về gia công 4

1.1.1.Khái niệm gia công 4

1.1.2.Phân loại gia công hàng hóa 5

1.2 Cơ sở lý luận của công tác thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài 5

1.2.1.Vai trò của hoạt động nhận gia công cho thương nhân nước ngoài với nền kinh tế Việt Nam 5

1.2.2.Quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động nhận gia công cho thương nhân nước ngoài 9

1.3 Nội dung công tác thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài 10

1.3.1.Thủ tục tiếp nhận thông báo cơ sở gia công; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và sản phẩm xuất khẩu 10

1.3.2.Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư 11

1.3.3.Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công 13

1.3.4.Thủ tục tiếp nhận, kiểm tra báo cáo quyết toán và phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn 13

Chương 2: CÔNG TÁC THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬN GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN HƯNG YÊN 18

2.1 Giới thiệu về Chi cục Hải quan Hưng Yên 18

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục Hải quan Hưng Yên 18

Trang 3

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Hải quan Hưng Yên 18

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan Hưng Yên 18

2.2 Tình hình hoạt động của Chi cục Hải quan Hưng Yên 19

2.2.1 Đánh giá khái quát chung 19

2.2.2 Tình hình hoạt động 20

2.3 Công tác thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài tại Chi cục Hải quan Hưng Yên 28

2.3.1 Thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài tại Chi cục Hải quan Hưng Yên 28

2.3.2 Thành tựu đạt được 29

2.3.3 Một số vướng mắc còn tồn tại và nguyên nhân khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài 31

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬN GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN HƯNG YÊN 38

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển 38

3.1.1 Định hướng và mục tiêu phát triển chung 38

3.1.2 Định hướng và mục tiêu trong công tác quản lý Nhà nước về hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài 39

3.1.3 Định hướng và mục tiêu phát triển của Chi cục Hải quan Hưng Yên 39

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài tại Chi cục Hải quan Hưng Yên 40

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý trong quản lý hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài 40

3.2.2 Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài 41

3.2.3 Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin 43

3.2.4 Coi trọng thủ tục xử lý nguyên phụ liệu thừa sau khi gia công 44

3.2.5 Đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất nhằm hoàn thiện công tác thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài 45

3.2.6 Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức Hải quan về quản lý hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài 45

Trang 4

3.2.7 Thiết lập một cơ chế trao đổi thông tin, đối thoại về thủ tục hải quan đối với loại hình hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài giữa Chi cục

với cộng đồng doanh nghiệp 46

3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài 46

3.3.1 Nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài 46

3.3.2 Xây dựng một quy trình quản lý, thủ tục đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài hiện đại, khoa học, tối ưu 47

3.3.3 Giải quyết tốt vấn đề con người 51

KẾT LUẬN 52

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNTT : Công nghệ thông tin

QLRR : Quản lý rủi ro

XNK : Xuất nhập khẩu

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG Bản

Tran g

2.1 Thống kê số lượng tờ khai và kim ngạch XNK tại Chi cục Hải

quan Hưng Yên năm 2012 - 2014 22

2.2 Tình hình thu thuế tại Chi cục Hải quan Hưng Yên năm 2012

2.3 Thống kê công tác kiểm hóa năm 2013 và năm 2014 26

2.4 Tình hình nhập, xuất gia công năm 2013 và năm 2014 31

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

2.1 Cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan Hưng Yên 20

2.2 Thống kê công tác kiểm hóa năm 2013 và năm 2014 26

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, các quốcgia trên thế giới đang ngày càng xích lại gần nhau, cùng nhau phát triển vềmọi mặt kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội Mỗi quốc gia muốn phát triển phảichủ động tham gia để trở thành một bộ phận của kinh tế thế giới Không nằmngoài quy luật đó, Việt Nam đã có những chính sách hợp lý để phát triển kinh

tế, hội nhập với kinh tế thế giới Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổchức Thương mại thế giới (WTO), diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - TháiBình Dương (APEC), tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA, sắp tới là

sự hình thành Cộng đồng chung ASEAN và gia nhập Hiệp định Đối tác Chiếnlược xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Cùng với quá trình đó, ngành Hải quan Việt Nam cũng đang hội nhập,

đã từng bước đáp ứng được các yêu cầu của WTO, WCO… về đơn giản hóa,hài hòa hóa thủ tục hải quan, hiện đại hóa hải quan, tạo thuận lợi cho thươngmại quốc tế…

Trong xu hướng toàn cầu hóa thì hoạt động gia công quốc tế đang thực

sự là một hướng phát triển của kinh tế thế giới nhằm tận dụng các ưu thế củacác quốc gia khác nhau, cùng hợp tác, cùng có lợi Với những thế mạnh nhưlao động dồi dào và giá rẻ, nước ta đang tích cực tham gia vào hoạt động giacông quốc tế

Với vai trò quản lý Nhà nước về hải quan, Hải quan Việt Nam cũng đang

cố gắng vừa đảm bảo quản lý Nhà nước về hoạt động gia công với thươngnhân nước ngoài vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này phát triển Đểquản lý tốt hoạt động gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài thìnhiệm vụ đặt ra cho Nhà nước nói chung và cơ quan Hải quan nói riêng là

Trang 9

hoàn thiện công tác thực hiện thủ tục hải quan Do đó, trong quá trình thực tậptại Chi cục Hải quan Hưng Yên, với những kiến thức đã được học cùng với sựgiúp đỡ tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Kim Oanh, các thầy cô bộ môn trongkhoa Thuế - Hải quan và các cô chú cán bộ ở Chi cục Hải quan Hưng Yên,

em đã mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu thủ tục hải quan đối với loại hình

hàng hóa đầu tư gia công và em đã chọn đề tài: “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài tại Chi cục Hải quan Hưng Yên” làm luận văn cuối khóa.

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là công tác thực hiện thủ tục hảiquan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài

Mục đích của đề tài này là qua nghiên cứu thực trạng công tác thực hiệnthủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoàitại Chi cục Hải quan Hưng Yên sẽ tìm ra các biện pháp nhằm hoàn thiện thủtục hải quan đối với loại hình này tại Chi cục

3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi nghiên cứu lý luận và phạm vinghiên cứu thực tiễn về thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công chothương nhân nước ngoài tại Chi cục Hải quan Hưng Yên giai đoạn 2012 -2014

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với việc sửdụng các phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp

Thu thập số liệu: Các số liệu trong luận văn được lấy từ các báo cáo, tàiliệu, số liệu tổng hợp từ Chi cục Hải quan theo từng năm; thông tin đăng tảitrên báo chí, internet

5 Kết cấu của luận văn

Trang 10

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về công tác thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài Chương 2: Công tác thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài tại Chi cục Hải quan Hưng Yên.

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài tại Chi cục Hải quan Hưng Yên.

Trang 11

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬN GIA CÔNG CHO THƯƠNG

NHÂN NƯỚC NGOÀI

1.1 Những vấn đề cơ bản về gia công

1.1.1 Khái niệm gia công

Gia công được hiểu là việc bỏ sức để làm ra một sản phẩm mới hay thựchiện một số công đoạn trong quá trình sản xuất trên cơ sở nguyên phụ liệuhay các bán thành phẩm để tạo ra một sản phẩm nào đó

Theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, Điều 178: “Gia công trongthương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng mộtphần hay toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện mộthoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt giacông để hưởng thù lao”

Gia công hàng hóa xuất nhập khẩu hay còn gọi là gia công quốc tế(International Processing) là các hoạt động sản xuất, chế biến, lắp ráp, đónggói… nhằm chuyển hóa nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm theo các yêucầu của bên đặt gia công Trong đó, bên đặt gia công là pháp nhân hoặc thểnhân nước ngoài (kể cả các doanh nghiệp trong khu chế xuất), bên nhận giacông là các doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả xí nghiệp, doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tập trung,khu công nghệ cao…)

Bên đặt gia công cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu hoặcbán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước Bên nhận gia công trongnước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng Toàn

bộ sản phẩm làm ra bên nhận gia công sẽ giao lại cho bên đặt gia công

Trang 12

1.1.2 Phân loại gia công hàng hóa

Trong thực tế có các cách phân loại gia công như sau:

Theo tiêu thức hình thức nhận nguyên liệu gia công, gia công hàng hóa được phân thành:

- Hình thức nhận gia công nguyên liệu giao thành phẩm: Bên đặt giacông giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sauthời gian sản xuất, chế tạo, sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công Trongtrường hợp này, trong thời gian chế tạo, quyền sở hữu về nguyên liệu vẫnthuộc về bên đặt gia công

- Hình thức mua đứt bán đoạn: Dựa trên hợp đồng mua bán hàng dài hạnvới nước ngoài, bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công vàsau thời gian sản xuất chế tạo sẽ mua lại thành phẩm Trong trường hợp này,quyền sở hữu nguyên vật liệu sẽ chuyển từ bên gia công sang bên nhận gia công

- Hình thức kết hợp: Trong đó bên gia công chỉ giao những nguyên vậtliệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên phụ liệu

Theo tiêu thức chủ thể đặt gia công, gia công hàng hóa được phân thành:

- Gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài: Bên đặt gia công làthương nhân nước ngoài

- Đặt gia công ở nước ngoài: Bên đặt gia công là thương nhân Việt Nam

1.2 Cơ sở lý luận của công tác thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài

1.2.1 Vai trò của hoạt động nhận gia công cho thương nhân nước ngoài với nền kinh tế Việt Nam

Ngày nay, các hoạt động kinh tế không còn bó hẹp trong phạm vi mộtquốc gia, một khu vực Các quốc gia, các khu vực trên thế giới đang bắt tayhợp tác cùng phát triển trên cơ sở phát huy các thế mạnh của mỗi bên Trong

Trang 13

đó, hoạt động gia công quốc tế đang ngày càng tỏ rõ được ưu thế của mình vềviệc liên kết sản xuất Nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế đang phát triển,đang từng bước hội nhập ngày một sâu rộng vào nền kinh tế thế giới do đóviệc tham gia các hoạt động gia công quốc tế có vai trò hết sức quan trọng.Hoạt động gia công tại Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ cả

về quy mô và tốc độ, đã đem lại những lợi ích nhiều mặt về kinh tế, xã hội.Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò của hoạt động gia côngthể hiện ở các khía cạnh sau đây:

- Khai thác được lợi thế về nguồn nhân lực, giải quyết công ăn việc làm, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống xã hội.

Nước ta là nước có lợi thế về nguồn nhân lực: lực lượng lao động dồidào, trẻ về độ tuổi, trình độ học vấn phổ thông tương đối khá, có khả năngtiếp thu nhanh những ứng dụng công nghệ mới… Hoạt động gia công pháttriển cần thiết phải tuyển dụng nhân công vào làm việc trong các công ty, nhàmáy do đó đã góp phần giải quyết nhiều công ăn việc làm, tạo cho người laođộng có thu nhập ổn định, vì vậy đã dần từng bước góp phần nâng cao đờisống xã hội

- Giải quyết được khó khăn về vốn đầu tư, khoa học công nghệ, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chiến lược hướng

về xuất khẩu.

Chính sách ưu đãi thuế đã khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tưxuất khẩu Hàng hóa xuất khẩu, hơn nữa là từ nguyên vật liệu nhập khẩu, đãmang tính chất công nghệ cao, phù hợp với thị trường thế giới, do đó yêu cầudoanh nghiệp phải đầu tư máy móc thiết bị với công nghệ thích hợp bằngnhiều hình thức vay vốn, liên doanh, sử dụng vốn trong nước, tiếp nhận đầu

tư nước ngoài… và do vậy đã tranh thủ được vốn, khoa học công nghệ của

Trang 14

nước ngoài, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước và chiến lược hướng về xuất khẩu.

- Đẩy nhanh các hoạt động điều tiết vĩ mô của Nhà nước làm nền tảng

cơ bản cho việc phát triển kinh tế một cách năng động.

Có thể nói, mặc dù nền kinh tế thị trường phát triển và bị điều tiết bởicác quy luật nội tại của nó nhưng vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước là rấtquan trọng, bảo đảm cho sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế.Nhà nước ta đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020:

“Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theohướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủquyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Namtrên trường quốc tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triểncao hơn trong giai đoạn sau”

Với sự khẳng định vai trò quản lý điều tiết của Nhà nước, mọi hoạt độngXNK hàng hoá phải chịu sự quản lý trực tiếp của các cơ quan quản lý Nhànước và nằm trong cơ chế điều hành chung của Nhà nước đối với hoạt độngcủa toàn bộ nền kinh tế Hoạt động gia công xuất khẩu là một trong nhữnghành vi thương mại được điều chỉnh bởi Luật Thương mại của Việt Nam vàcác quy định pháp luật khác của Nhà nước Việt Nam đồng thời chịu sự quản

lý trực tiếp của các cơ quan Nhà nước chuyên ngành như Bộ Công thương,Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính… trong đó sự điều hành chung của Chínhphủ thông qua các văn bản pháp luật là cơ sở để các ngành chức năng triểnkhai nhiệm vụ quản lý trực tiếp

- Giúp tích lũy được kinh nghiệm trong tổ chức quản lý, trong tiếp cận thị trường quốc tế.

Trang 15

Trong hoạt động gia công, doanh nghiệp nhận gia công được đối táccung cấp nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, công nghệ cần thiết để gia côngsản phẩm xuất khẩu, bên cạnh đó doanh nghiệp nhận gia công còn tiếp cậnđược các phương pháp quản lý do đối tác nước ngoài cung cấp để đáp ứngnhu cầu sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của thị trườngquốc tế về chất lượng, số lượng sản phẩm… do bên đặt gia công yêu cầu, từ

đó giúp doanh nghiệp tích lũy được kinh nghiệm trong tổ chức quản lý vàtrong tiếp cận thị trường quốc tế

- Thông qua gia công có thể kết hợp xuất khẩu được nguồn tài nguyên, vật tư nguyên liệu sẵn có trong nước, khai thác và phát triển thêm nguồn hàng cho xuất khẩu.

Nguyên liệu nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu thường lànguyên liệu chính có tiêu chuẩn kỹ thuật cao, nhưng chưa phải là toàn bộ đầuvào cho sản xuất xuất khẩu, phần nguyên liệu còn lại thị trường trong nước cóthể cung cấp, đây là cơ hội khai thác, phát huy nguồn tài nguyên, nguyên liệu

có sẵn trong nước Ngoài ra, sau thời gian đầu nhập nguyên liệu, các doanhnghiệp đầu tư sản xuất nguyên liệu thay thế nguyên liệu nhập khẩu hoặc sảnxuất những nguyên liệu khác, hoặc sản xuất ra những sản phẩm khác làm chonguồn hàng xuất khẩu mạnh hơn, đa dạng phong phú hơn

- Góp phần tăng thu ngoại tệ cho đất nước, giảm bớt sự mất cân đối cán cân thanh toán quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu.

Hoạt động xuất khẩu tạo ra giá trị gia tăng cao, từ máy móc thiết bị vớicông nghệ hiện đại, nguyên liệu nhập khẩu có chất lượng cao, thị trường lớn

ổn định, đồng thời kéo theo việc xuất khẩu gián tiếp tài nguyên, nguyên phụliệu, sản phẩm phụ để tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần giảm bớt thâm hụtcán cân thanh toán quốc tế Qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhậpkhẩu, hướng dẫn hoạt động nhập khẩu hiệu quả để xuất khẩu thu ngoại tệ cao

Trang 16

đồng thời cũng góp phần định hướng các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩukhác cũng đạt hiệu quả cao về số lượng, chất lượng, sản phẩm, thị trường, …

- Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.

Thông qua hoạt động gia công, doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ vào quátrình phân công lao động quốc tế theo từng cấp độ khác nhau, theo từngngành, từng lĩnh vực khác nhau; khi hoạt động gia công đủ mạnh đồng nghĩavới việc khẳng định vị trí, thương hiệu hàng xuất khẩu trên thị trường thếgiới Như vậy hoạt động gia công góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt độngXNK, hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.2 Quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động nhận gia công cho thương nhân nước ngoài

Để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về hải quan đối với hànghóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài thì công tác thực hiện thủ tụchải quan phải đảm bảo được các yêu cầu cụ thể như:

- Thủ tục hải quan thực hiện nhanh chóng, đơn giản

- Ngăn chặn được hiện tượng gian lận thương mại, trốn thuế

- Xây dựng và quản lý đội ngũ công chức Hải quan có kỷ luật, trungthực, chuyên môn nghiệp vụ cao, có tinh thần phục vụ văn minh

Yêu cầu quản lý đặt ra là: vừa đảm bảo sự quản lý nhà nước về mọi mặtcủa cuộc sống (kinh tế, xã hội, môi trường ) vừa tạo điều kiện thuận lợi chohoạt động này phát triển

Để đáp ứng những đòi hỏi trên, Nhà nước ta đã xây dựng và đang từngbước hoàn thiện hệ thống các văn bản Pháp luật Hải quan nói chung và quản

lý hoạt động gia công cho thương nhân nước ngoài nói riêng Những văn bảnpháp luật hiện nay hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu đểgia công cho thương nhân nước ngoài là:

 Luật Thương mại 2005

Trang 17

 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy địnhchi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế vàcác hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

 Luật Hải quan 2014

 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chitiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giámsát, kiểm soát hải quan

 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định

về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

1.3 Nội dung công tác thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài

1.3.1 Thủ tục tiếp nhận thông báo cơ sở gia công; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và sản phẩm xuất khẩu

Trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên đểthực hiện gia công, tổ chức, cá nhân thông báo cơ sở sản xuất cho cơ quan hảiquan Địa điểm lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu đểgia công và sản phẩm xuất khẩu phải nằm trong khu vực sản xuất của tổ chức,

cá nhân; trường hợp lưu giữ ngoài khu vực sản xuất thì tổ chức, cá nhân phải

có văn bản, gửi cơ quan hải quan xem xét, quyết định

Doanh nghiệp thông báo cơ sở gia công cho Chi cục Hải quan nơi dựkiến làm thủ tục nhập khẩu thông qua Hệ thống theo mẫu số 12/TB-CSSX-GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày25/3/2015 của Bộ Tài chính

Công chức Hải quan tiếp nhận thông báo cơ sở sản xuất thực hiện nhữngcông việc sau:

Trang 18

- Tiếp nhận thông báo cơ sở gia công, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư,máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu;

- Trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận văn bản thông báo,kiểm tra các tiêu chí ghi trong văn bản thông báo; trường hợp tổ chức, cánhân thể hiện chưa đầy đủ các tiêu chí thì phản hồi thông tin trên Hệ thống để

tổ chức, cá nhân biết sửa đổi, bổ sung;

- Thực hiện kiểm tra cơ sở gia công đối với trường hợp phải kiểm tratheo qui định;

- Thực hiện kiểm tra địa điểm lưu giữ nguyên liệu, vật tư và hàng hoáxuất khẩu ngoài cơ sở sản xuất trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu xácđịnh tổ chức, cá nhân không lưu giữ nguyên liệu, vật tư và sản phẩm xuấtkhẩu tại địa điểm đã thông báo với cơ quan hải quan

1.3.2 Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư

Nguyên liệu gia công bao gồm nguyên liệu, phụ liệu, vật tư gia công.Nguyên liệu cung ứng cho hợp đồng gia công có thể có từ các nguồn: Nguyênliệu do bên đặt gia công cung ứng; Nguyên liệu do bên nhận gia công tự cungứng theo yêu cầu của bên đặt gia công; Nguyên liệu do bên nhận gia côngnhận từ một bên khác theo chỉ định của bên đặt gia công

- Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu

(bao gồm cả sản phẩm hoàn chỉnh do bên đặt gia công cung cấp để gắn hoặcđóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ; nguyên liệu, vật

tư do bên nhận gia công tự cung ứng nhập khẩu từ nước ngoài) thực hiện theothủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại

- Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư do tổ chức, cá nhân tại

Việt Nam cung cấp theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thực hiện theohình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính Cụ thể là:

Trang 19

Cơ quan Hải quan thực hiện thủ tục xuất khẩu tại chỗ như thủ tục xuấtkhẩu hàng hóa thương mại Cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ

sẽ theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tụchải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu; Tiếpnhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống Trường hợp phải kiểmtra thực tế hàng hóa, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hảiquan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nhập khẩu không phải kiểm tra thực tếhàng hóa Đối với hàng hóa XNK tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nướcngoài thì hàng tháng, Chi cục Hải quan nhập khẩu tổng hợp và lập danh sáchcác tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ

- Đối với nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công sản xuất hoặc mua tại

thị trường Việt Nam, người khai hải quan không phải làm thủ tục hải quan(trừ trường hợp mua từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp khu phi thuếquan); trường hợp nguyên liệu, vật tư thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu,khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công, bên nhận gia công kê khai, tínhthuế xuất khẩu, các loại thuế khác (nếu có) trên tờ khai hàng hóa xuất khẩusản phẩm gia công theo thuế suất, trị giá của nguyên liệu, vật tư tự cung ứngcấu thành sản phẩm;

- Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất

khẩu trước khi ký kết hợp đồng gia công:

 Bên nhận gia công được sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theoloại hình nhập sản xuất xuất khẩu để cung ứng cho hợp đồng gia công; chínhsách thuế, thủ tục hoàn thuế thực hiện theo loại hình nhập nguyên liệu để sảnxuất hàng xuất khẩu theo quy định về thủ tục hoàn thuế nếu thời gian nhập

Trang 20

khẩu không quá 02 năm kể từ khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu đến khiđăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu, vật tư cung ứng.

 Đối với sản phẩm sản xuất xuất khẩu có chu kỳ sản xuất trên 02 nămthì thực hiện theo từng sản phẩm xuất khẩu Tổ chức, cá nhân phải có văn bảngiải trình, xuất trình chứng từ chứng minh chu kỳ sản xuất sản phẩm cho Chicục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán hợp đồng gia công và được chấpthuận

1.3.3 Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công

Trường hợp xuất khẩu sản phẩm gia công ra nước ngoài

Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan khi xuất khẩu sản phẩm gia công ranước ngoài được thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩuthương mại

Trường hợp giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp

Hàng hóa gia công chuyển tiếp phải làm thủ tục hải quan như thủ tục hảiquan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86Thông tư 38/3015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính Nội dung chínhcủa thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đã đượctrình bày ở mục trên

1.3.4 Thủ tục tiếp nhận, kiểm tra báo cáo quyết toán và phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn

Tiếp nhận báo cáo quyết toán

Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tàichính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyênliệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu trong năm tài chính cho

cơ quan hải quan

Trang 21

Cơ quan Hải quan tiếp nhận báo cáo quyết toán tình hình sử dụngnguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu do người khai hải quan nộp.

Kiểm tra báo cáo quyết toán

Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán gồm: Báo cáo quyết toáncủa tổ chức, cá nhân nộp lần đầu; Báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bấtthường về số liệu so với Hệ thống của cơ quan Hải quan; Kiểm tra sau khi raquyết định hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở người nộp thuế; Kiểm tra báocáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luậtcủa tổ chức, cá nhân

Đối với doanh nghiệp ưu tiên, việc kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiệntheo quy định của Bộ Tài chính về hướng dẫn áp dụng chế độ ưu tiên trongviệc thực hiện thủ tục xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa đối với doanh nghiệp.Trường hợp tại thời điểm kiểm tra báo cáo quyết toán phát sinh việckiểm tra trước khi ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở ngườinộp thuế, Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toánkết hợp kiểm tra hoàn thuế, không thu thuế;

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theothẩm quyền, trình tự, thủ tục kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư,máy móc, thiết bị tại trụ sở người khai hải quan quy định tại khoản 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Điều 59 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính

Cụ thể là:

- Nội dung kiểm tra bao gồm kiểm tra hồ sơ hải quan, hồ sơ hoàn thuế,

không thu thuế (nếu có), báo cáo quyết toán, các chứng từ kế toán…; kiểm trađịnh mức thực tế sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ liên quan đến việc xâydựng định mức; kiểm tra tính phù hợp của sản phẩm xuất khẩu với nguyên liệu,vật tư nhập khẩu; kiểm tra lượng hàng hóa, thành phẩm có tại cơ sở sản xuất

Trang 22

- Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra Chi cục trưởng

Chi cục Hải quan quản lý tổ chức thực hiện việc kiểm tra Việc kiểm tra đượcthực hiện không quá 05 ngày làm việc tại cơ sở sản xuất, trụ sở của tổ chức,

cá nhân Đối với trường hợp phức tạp, Cục trưởng Cục Hải quan ban hànhquyết định gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 05 ngày làm việc Việckiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư hoặc kiểm tra tồn kho nguyênliệu, vật tư và ban hành quyết định kiểm tra được thực hiện theo đúng đốitượng, đúng thời gian theo quy định

- Trường hợp kiểm tra xác định việc sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy

móc, thiết bị nhập khẩu phù hợp với sản phẩm xuất khẩu, phù hợp với thôngtin thông báo cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất; kiểm tra xác định thông tin,chứng từ, tài liệu, số lượng hàng hóa còn tồn phù hợp với chứng từ kế toán, sổsách kế toán, phù hợp với hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức,

cá nhân thì chấp nhận số liệu cung cấp, ban hành kết luận kiểm tra và cậpnhật kết quả kiểm tra vào Hệ thống Trường hợp kiểm tra các yếu tố trênkhông phù hợp thì yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình

- Quyết định kiểm tra, kết luận kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho

nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu được cập nhậttrên Hệ thống trong thời hạn chậm nhất 01 ngày kể từ ngày ký ban hànhQuyết định kiểm tra, ngày ký ban hành kết luận kiểm tra tại trụ sở người khaihải quan

Trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán kết hợp việc kiểm tra hồ sơ hoànthuế, không thu thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàngxuất khẩu tại trụ sở người khai hải quan, ngoài trình tự, thủ tục kiểm tra theoquy định tại Điều 59 Thông tư 38/2015/TT-BTC đã được trình bày ở trên, cơquan hải quan phải thực hiện kiểm tra và kết luận về tính chính xác, trung thực

Trang 23

của hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế và việc đáp ứng các điều kiện quy định vềcác trường hợp được hoàn thuế, không thu thuế của tổ chức, cá nhân.

Xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn

Thời hạn xử lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị khi hợp đồng giacông kết thúc hoặc hết hiệu lực: Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hợp đồng giacông kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân có văn bản thôngbáo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán phương án giải quyếtnguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩmtheo mẫu số 17/XL-HĐGC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày thông báo phương án giải quyếtnguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm,

tổ chức, cá nhân phải thực hiện xong thủ tục hải quan để giải quyết nguyênliệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm (nếu có).Thủ tục hải quan thực hiện việc xử lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết

bị được quy định chi tiết tại Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày25/3/2015 của Bộ Tài chính Cụ thể là:

- Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung thỏa thuận trong

hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm,máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công được thực hiện như sau: Bán tại thịtrường Việt Nam; xuất khẩu trả ra nước ngoài; chuyển sang thực hiện hợp đồnggia công khác tại Việt Nam; biếu, tặng tại Việt Nam; tiêu hủy tại Việt Nam

 Thủ tục hải quan bán, biếu tặng nguyên liệu, vật tư dư thừa ngoài địnhmức, máy móc, thiết bị thuê, mượn tại thị trường Việt Nam: Trường hợpngười mua, người được biếu tặng là bên nhận gia công thì làm thủ tục thayđổi mục đích sử dụng Trường hợp người mua, người được biếu tặng là tổchức khác tại Việt Nam thì làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

Trang 24

 Thủ tục xuất trả nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tạm nhập gia công

ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồnggia công kết thúc, hết hiệu lực thực hiện như thủ tục xuất trả ra nước ngoài

 Thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư; máy móc, thiết bị thuê, mượn theochỉ định của bên đặt ra công sang hợp đồng gia công khác cùng hoặc khác đốitác nhận, đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công hoặc khihợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực, thực hiện theo thủ tục xuất khẩu,nhập khẩu tại chỗ

 Tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế phẩm tại Việt Nam phải có văn bảngửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy,tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm Cơ quan Hải quan giám sátviệc tiêu hủy theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá tuân thủ phápluật của tổ chức, cá nhân Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp

ưu tiên, tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm tổ chức việc tiêu hủy, cơ quanhải quan không thực hiện giám sát

- Đối với các hợp đồng gia công có cùng đối tác đặt gia công và cùng đối

tác nhận gia công, tổ chức, cá nhân được bù trừ nguyên liệu cùng chủng loại,cùng quy cách, phẩm chất

- Đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không

quá 3% tổng lượng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu thì khi bán, tiêu thụ nộiđịa không phải làm thủ tục hải quan chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng phải

kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nội địa theo quy định của pháp luật về thuế

Trang 25

CHƯƠNG 2 CÔNG TÁC THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬN GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI CHI CỤC

HẢI QUAN HƯNG YÊN

2.1 Giới thiệu về Chi cục Hải quan Hưng Yên

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục Hải quan Hưng Yên

Chi cục Hải quan Hưng Yên được thành lập ngày 21/01/1998 theo Quyếtđịnh số 35/QĐ-TCHQ ngày 21/01/1998 của Tổng cục Hải quan, là một đơn vịHải quan ngoài cửa khẩu trực thuộc Cục Hải quan Hải Phòng

Trụ sở Chi cục Hải quan Hưng Yên được đặt tại Km 25+700 Quốc lộ 5,

xã Dị Sử, huyện Mỹ Hảo, tỉnh Hưng Yên

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Hải quan Hưng Yên

Chi cục Hải quan Hưng Yên có chức năng, nhiệm vụ làm thủ tục hảiquan cho các doanh nghiệp trên địa bàn, trực tiếp thực hiện các quy định quản

lý Nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức thựchiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vàphòng chống buôn lậu, phòng chống gian lận thương mại, vận chuyển hànghóa trái phép qua địa phận quản lý của Chi cục

Các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu tại Chi cục Hải quan Hưng Yên:

- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, vật tư, thiết bị để đầu tư tạo tài sản cố định

- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuấtkhẩu, kinh doanh nội địa

- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nguyên phụ liệu để gia công, chế xuất

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan Hưng Yên

Cơ cấu tổ chức của Chi cục gồm:

- 1 Chi cục trưởng, 2 Chi cục phó

- 2 đội công tác: Đội nghiệp vụ và đội tổng hợp

Trang 26

 Đội nghiệp vụ: có chức năng tiếp nhận tờ khai hải quan, thực hiện côngtác nghiệp vụ như kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra tínhthuế…

 Đội tổng hợp: có chức năng tổng hợp, phân tích, đánh giá toàn diệntình hình hoạt động của Chi cục, tổ chức công tác sơ kết, tổng kết tình hìnhthực hiện nhiệm vụ tại Chi cục, thực hiện thanh khoản

HÌNH 2.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC

Chi cục có tổng số 36 người trong đó có 29 cán bộ, công chức và 7 hợpđồng lao động

2.2 Tình hình hoạt động của Chi cục Hải quan Hưng Yên

2.2.1 Đánh giá khái quát chung

Trong 3 năm qua, Chi cục đã tập trung thực hiện tốt cải cách thủ tụchành chính, niêm yết công khai các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quantại trụ sở và thường xuyên rà soát, đề xuất sửa đổi các bất cập của bộ thủ tụchành chính và chủ động ban hành quy chế làm việc

CHI CỤC TRƯỞNG

CHI CỤC PHÓ CHI CỤC PHÓ

Trang 27

Thực hiện theo chỉ thị của Bộ Tài chính, Chi cục đã triển khai thực hiện

“Tuyên ngôn phục vụ khách hàng” của Tổng cục Hải quan gắn liền với cuộcvận động và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhằm sửa đổi lốilàm việc và các quy chế của Chi cục, giúp phục vụ khác hàng tốt hơn

Nhờ vậy mà Chi cục đã đạt được nhiều kết quả tốt trong giai đoạn 2012đến nay như:

- Chi cục Hải quan Hưng Yên đã nhận được Cờ thi đua của UBND TỉnhHưng Yên, danh hiệu thi đua “Tập thể lao động xuất sắc” của Bộ Tài chính,bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ, Huân chương lao động hạng ba và giấykhen của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về thành tích thu thuế

- Chi cục Hải quan Hưng Yên liên tiếp hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu thunộp ngân sách trong giai đoạn 2012 – 2014

- Chi cục đã triển khai thành công hệ thống thông quan điện tửVNACCS/VCIS, chủ động tổ chức đào tạo về nghiệp vụ cho doanh nghiệp vềthủ tục VNACCS/VCIS và giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp trên địa bànkhi gặp vướng mắc

2.2.2 Tình hình hoạt động

Với đội ngũ lãnh đạo Chi cục giỏi nghiệp vụ, có kinh nghiệm quản lý;cùng với đội ngũ cán bộ công chức nhiệt tình, thạo nghiệp vụ… thì Chi cục Hảiquan Hưng Yên đã thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ được giao Chi cục đã

đề ra các giải pháp cụ thể, tập trung tuyên truyền, giải thích hướng dẫn doanhnghiệp trong việc thực hiện các quy định mới, nâng cao trình độ nghiệp vụ chocác cán bộ công chức, đồng thời phân loại hệ thống công việc, phân công đúngngười, đúng việc, cá thể hóa trách nhiệm để bộ hồ sơ đi đúng lộ trình đảm bảominh bạch, dễ kiểm tra, kiểm soát, giảm thiểu thời gian chờ đợi, tạo niềm tin vàthu hút doanh nghiệp đến làm thủ tục hải quan tại Chi cục

Trang 28

Trong những năm gần đây, Chi cục đã đạt được những thành tích cụ thểnhư sau:

*) Về số tờ khai và kim ngạch xuất nhập khẩu:

BẢNG 2.1 THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG TỜ KHAI VÀ KIM NGẠCH XNK TẠI

CHI CỤC HẢI QUAN HƯNG YÊN NĂM 2012 - 2104

NămChỉ tiêu

Nguồn: Chi cục Hải quan Hưng Yên

Nhìn vào những số liệu trên, ta có thể thấy:

So với tổng số 64.688 tờ khai năm 2012, năm 2013 đã tăng thêm 19.723

tờ khai lên thành 84.411 tờ khai Đến năm 2014 lại tăng thêm 27.086 tờ khailên thành 111.497 tờ khai Như vậy, số lượng tờ khai hải quan tại Chi cục Hảiquan Hưng Yên tăng nhanh và liên tục qua các năm Số lượng tờ khai năm

2014 gần gấp đôi số lượng tờ khai năm 2012 Điều này chứng tỏ Chi cục Hảiquan Hưng Yên đã thực hiện tốt công tác nghiệp vụ và đã thu hút được cácdoanh nghiệp đến làm thủ tục hải quan tại Chi cục

Từ năm 2012 đến năm 2014, số lượng tờ khai nhập khẩu đều lớn hơn sốlượng tờ khai xuất khẩu Năm 2012, số tờ khai nhập khẩu là 36.158 tờ khai,gấp 1,2 lần số tờ khai xuất khẩu là 28.530 tờ khai Năm 2013, số tờ khai nhập

Trang 29

khẩu tăng lên 45.875 tờ khai, số lượng tờ khai xuất khẩu là 38.536 tờ khai.Đến năm 2014, số lượng tờ khai nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng lên, lầnlượt là 61.015 và 50.482 tờ khai.

Cùng với lượng tăng của số tờ khai là lượng tăng trong kim ngạch xuấtnhập khẩu Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2012 là 2.827.608.775 USD, năm

2013 là 3.844.284.208 USD, năm 2014 là 5.054.514.193 USD Trị giá xuấtkhẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Hưng Yên tăng nhanh và liên tục trongcác năm 2012 – 2014 Trị giá xuất nhập khẩu năm 2013 tăng gần 36% so vớinăm 2012 Trị giá xuất nhập khẩu năm 2014 bằng 131% so với năm 2013 vàbằng 178% so với năm 2012

*) Tình hình thu thuế xuất nhập khẩu:

BẢNG 2.2 TÌNH HÌNH THU THUẾ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN HƯNG YÊN

Nguồn: Chi cục Hải quan Hưng Yên

Tổng số thu thuế tăng lên nhanh chóng qua các năm: năm 2012 là 1.338

tỷ VNĐ đến năm 2013 đã tăng lên 2.233 tỷ VNĐ Trong vòng một năm mà sốthu thuế đã tăng lên gần 900 tỷ Đây thực sự là một con số ấn tượng do việccải cách, hiện đại hóa thủ tục và công tác quản lý thuế hiệu quả luôn được Chi

Trang 30

cục thực hiện tốt mang lại Đến năm 2014, số thu thuế tiếp tục tăng lên tới2.675 tỷ VNĐ Tuy tốc độ tăng đã giảm nhưng đó là một nỗ lực rất lớn củaChi cục Hải quan Hưng Yên Đây là thành tích hết sức đáng khích lệ đối vớitập thể lãnh đạo và cán bộ công chức Chi cục Hải quan Hưng Yên, trong bốicảnh thu ngân sách trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng và cả nước nóichung còn gặp rất nhiều khó khăn

Năm 2012, tổng thu NSNN của Chi cục Hải quan Hưng Yên đạt 934 tỷ,bằng 103,78% chỉ tiêu do Hội đồng nhân dân tỉnh giao đầu năm và 114,6%chỉ tiêu giao lại của Tổng cục Hải quan

Chỉ tiêu thu NSNN được giao năm 2013 là 1.005 tỷ đồng, chỉ tiêu phấnđấu là 1.075 tỷ đồng Tính đến ngày 31/12/2013 số thu ngân sách đạt 1.777 tỷđồng bằng đạt 176,82% chỉ tiêu giao và 165,3% chỉ tiêu phấn đấu, bằng190,26% số thu năm 2012

Chỉ tiêu thu NSNN được giao năm 2014 là 1.878 tỷ đồng, chỉ tiêu phấnđấu là 2.110 tỷ đồng Tính đến ngày 31/12/2014 số thu đạt 2.219 tỷ đồng,bằng 105% chỉ tiêu phấn đấu (2.110 tỷ), bằng 118% chỉ tiêu giao ban đầu(1.878 tỷ)

*) Công tác kiểm tra phúc tập hồ sơ:

Năm 2012, tổng số tờ khai đã phúc tập là 64.191 tờ khai đúng quy địnhcủa pháp luật về công tác phúc tập, đảm bảo về chất lượng và thời gian Năm

2013, tổng số tờ khai đã phúc tập là 76.246 bộ tờ khai Năm 2014, tổng số tờkhai đã phúc tập là 88.948 bộ tờ khai

Trang 31

*) Công tác thực hiện thủ tục hải quan:

Năm 2012, số doanh nghiệp đến làm thủ tục Hải quan tại đơn vị là 624doanh nghiệp tăng 55.61% so với năm 2011, số lượng tờ khai đạt 64.688 bộ

tờ khai hàng hoá XNK tăng 31,5% so với năm 2011 Trong năm, số doanhnghiệp đã làm thủ tục Hải quan điện tử là 608 doanh nghiệp (đạt tỷ lệ 97,44%tổng số doanh nghiệp làm thủ tục tại Chi cục), tổng số doanh nghiệp làm thủtục tại Chi cục đã tăng 224% so với cùng kỳ năm 2011

Năm 2013, số doanh nghiệp tham gia làm thủ tục Hải quan là 736 gồmcông ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần, công ty liên doanhnước ngoài, Doanh nghiệp Nhà nước và Doanh nghiệp thuộc các loại hìnhkhác với nhiều loại hình xuất nhập khẩu đa dạng; tăng 168 doanh nghiệp,bằng 129% so với số doanh nghiệp làm thủ tục hải quan năm 2012 100%doanh nghiệp thực hiện hải quan điện tử; 100% hợp đồng gia công và khoảng75% lượng hàng sản xuất xuất khẩu thực hiện thanh khoản điện tử

Năm 2014, Chi cục đã triển khai thành công hệ thống thông quan điện tửVNACC/VCIS, đây là một cố gắng nỗ lực cùng với các đơn vị khác, vượt quarất nhiều khó khăn, đặc biệt là thời gian đầu mới thực hiện triển khai Chi cục

đã chủ động tổ chức đào tạo về nghiệp vụ cho doanh nghiệp như đào tạo, giớithiệu về thủ tục hải quan VNACCS/VCIS tại đơn vị; Phối kết hợp cùng trungtâm, công ty Thái Sơn giải đáp thắc mắc cho các doanh nghiệp trên địa bànkhi có vướng mắc

Ngày đăng: 20/05/2019, 08:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính (2014), “Thông tư số 13/2014/TT-BTC ngày 24/1/2014 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thông tư số 13/2014/TT-BTC ngày 24/1/2014 củaBộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công vớithương nhân nước ngoài
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2014
2. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan;thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của BộTài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan;"thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2015
3. Chính phủ (2012), “Nghị định 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghị định 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 củaChính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tụchải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2012
4. Chính phủ (2013), “Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt độngmua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia côngvà quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2013
5. Chính phủ (2015), “Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chínhphủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tụchải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2015
6. Quốc hội (2005), “Luật Hải quan số42/2005/QH11 ngày 14/06/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Luật Hải quan số42/2005/QH11 ngày 14/06/2005 sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật Hải quan
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2005

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w