LỊCH SỬ HÌNH THÀNH HỒI GIÁOHồi giáo (tôn giáo của tộc người Hồi) là cách gọi của người Trung Quốc gọi đạo Islam (theo tiếng Ảrập nghĩa là phục tùng theo ý chân chủ) xuất hiện ở bán đảo Ảrập vào khoảng thế kỷ thứ VII. Ảrập Xêut là quê hương của Hồi giáo.
Trang 1HỒI GIÁO
I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH HỒI GIÁO
Hồi giáo (tôn giáo của tộc người Hồi) là cách gọi của người Trung Quốc gọi đạo Islam (theo tiếng Ảrập nghĩa là phục tùng theo ý chân chủ) xuất hiện ở bán đảo Ảrập vào khoảng thế kỷ thứ VII Ảrập Xêut là quê hương của Hồi giáo Hồi giáo ra đời do hàng loạt nguyên nhân kinh tế, xã hội, tư tưởng gắn liền với sự chuyển biến
từ chế độ công xã nguyên thủy sang xã hội có giai cấp của các tộc người vùng Trung cận Đông và yêu cầu thống nhất các bộ lạc trong bán đảo Ảrập thành một nhà nước phong kiến thần quyền do đó cần một tôn giáo độc thần để thay thế những tôn giáo đa thần tồn tại ở đó từ trước
Sự ra đời của Hồi giáo gắn liền với tên tuổi một người nổi tiếng là giáo chủ Mohammed (Mahomet) Mâohammed (570 – 632) là một người thuộc gia tộc Casimu ở Mecca Tục truyền rằng khi Mohammed được 40 tuổi (năm 610) ông một mình vào trong một hang nhỏ ớ núi Xira, ngoại thành Mecca để tu luyện và trầm ngâm suy tưởng Trong một đêm thánh Allah (Ala – Chân chủ) đã cử thiên sứ Gabrien đến truyền đạt Thần dụ và lần đầu tiên “khải thị” cho ông chân lý của Kinh Coran khiến ông trở thành “Thánh thụ mệnh” và ông tự xưng là đã tiếp thụ sứ mệnh của chân chủ trao cho và bắt đầu truyền đạo Đầu tiên ông bí mật truyền giáo trong số những bạn bè thân thiết và họ trở thành những tín đồ đầu tiên, về sau sự truyền đạo trở nên công khai, đối tượng mở rọâng tới quần chúng ở Mecca nhưng
bị giới quý tộc đả kích và bức hại Môhamet đã trốn được đến Yathrib (sau đổi thành Madinah – Thành phố tiên tri) Ở đây ông phát động và tổ chức quần chúng đấu tranh và cuộc cách mạng của ông giành được thắng lợi Sau đó ông tổ chức vũ trang cho các tín đồ (Muslim) và dùng khẩu hiệu “Chiến đấu vì Allah” và đè bẹp được giới quý tộc ở Mecca
Cùng với việc mở rộng phạm vi truyền đạo Mohamet còn liên minh với các
bộ tộc và dùng sức mạnh buộc các thế lực còn lại phải quy thuận theo Hồi giáo Có thể nói cuộc cách mạng do Mohammed lãnh đạo là một cuộc cách mạng tôn giáo
và cải cách xã hội kết hợp với nhau Sự ra đời của Hồi giáo đã mở ra một thời kỳ lịch sử mới thống nhất trên bán đảo Ảrập
Hiện nay trên thế giới có khoảng 900 triệu tín đồ Hồi giáo có mặt ở hơn 50 quốc gia trên khắp các châu lục nhưng tập trung chủ yếu ở các nước Ảrập (trừ Li
Trang 2Apganistan, Thổ Nhĩ Kỳ… và một số nước vùng Trung Á và cả ở Đông nam Á (chủ yếu ở Inđonesia) Một số quốc gia tự coi mình là quốc gia Hồi giáo Tuy nhiên Hồi giáo ở các quốc gia khác nhau nên đã phân chia thành các hệ phái khác nhau nhưng về cơ bản không đối lập nhau
II QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀO VIỆT NAM
Hồi giáo truyền vào khu vực Đông Nam Á khá sớm, khoảng thế kỷ XI, XII Nếu so với các khu vực Hồi giáo khác trên thế giới, thì việc truyền bá Hồi giáo vào Đông Nam Á chủ yếu bằng con đường "hoà bình" qua những thương nhân Ảrập,
Ấn Độ, Ba Tư Những thế kỷ đầu sau khi ra đời, Hồi giáo phát triển nhanh như vũ bão bằng chiến tranh với công thức “thanh gươm - vó ngựa - kinh Coran" Tuy nhiên, khi chinh phục được Ấn Độ, đoàn quân Hồi giáo đã mệt mỏi, lại đứng trước biển cả mênh mông đã cản bước tiến quân các chiến binh Hồi giáo đến khu vực Đông Nam Á nên Hồi giáo đành phải truyền bá đến đây qua các thương nhân và các giáo sỹ Hồi giáo Ấn Độ đã dung hoà với văn hoá Ấn Độ nên Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á thường bị pha trộn với tín ngưỡng, phong tục tập quán địa
phương Điều này khác hẳn với những nơi Hồi giáo bành trướng bằng những cuộc chiến tranh chinh phục Hồi giáo khu vực Đông Nam Á nói chung, ở Việt Nam nói riêng ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa Hồi giáo như một số khu vực khác
1 Giai đoạn hình thành
Hồi giáo du nhập vào Việt Nam qua các thời điểm khác nhau Theo Tống sử Trung Quốc thì thế kỷ X đã thấy người Chăm khi giết trâu để cúng, họ đều cầu nguyện câu kinh đề cao Thượng đế Allah của người Hồi giáo, điều này có thể giả định từ thế kỷ thứ X, Hồi giáo đã được truyền vào đất Chiêm Thành
Vậy có thể nói từ thế kỷ X, tín ngưỡng Hồi giáo đã manh nha ở Vương quốc Chămpa thông qua các thương nhân từ Trung Cận Đông đem vào, gây ảnh hưởng nhất định trong đời sống tâm linh người Chămpa Nhưng Hồi giáo không phát triển, có lẽ vì lòng sùng tín thần thánh Bàlamôn giáo, tập tục, lễ nghi cùng chế độ mẫu hệ đã bén rễ ăn sâu, trở thành truyền thống trong xã hội Chămpa, trải qua hơn nghìn năm không dễ gì thay đổi Vì vậy, ở Vương quốc Chămpa cổ vào khoảng trước năm 1470 Hồi giáo chưa phải là tôn giáo chính thống của người Chăm
Vào những năm 1470 đời sống của người dân gặp nhiều khó khẳn, đa số người chăm đều phải dựa vào trồng trọt và chăn nuôi Sung đột và chiến tranh khiến cho người dân không thể ổn định phát triển, họ phải chật vật để kiếm sống
Trang 3khi mà thiên nhiên cũng không ủng họ và một số người chăm đã rời đi để hi vọng
có một cuộc sống tốt đẹp hơn,
Sau năm 1470, một bộ phận cư dân Chămpa lưu tán đã tiếp xúc với người Malaysia, Indonesia, Campuchia và họ bắt đầu tìm hiểu Hồi giáo ở các nước đó, nhiều người Chăm bỏ tôn giáo truyền thống (đạo Bàlamôn) để theo Hồi giáo Những người Chăm khi tiếp thu được tôn giáo mới, họ quay về nước để truyền lại cho đồng bào mình Từ đó Hồi giáo có chỗ đứng đáng kể trong cộng đồng cư dân Chămpa và chính thời điểm này sự giao hoà giữa đạo Islam và đạo Bàlamôn đã sản sinh ra một tôn giáo mới của người Chăm, đó là đạo Bàni tại miền Nam Trung bộ
Vào năm 1840, dưới triều Nguyễn, quan bảo hộ Chân Lạp là Trương Minh Giảng bị quân của An Dương - Campuchia đánh bại phải rút chạy về vùng thượng nguồn sông Tiền (Châu Đốc - An Giang ngày nay) mang theo quân lính và người Chàm, người Mã lai theo Hồi giáo, lúc đó nhà Nguyễn dựa vào lực lượng này lập các đội quân để giữ biên giới Từ đó hình thành vùng thứ hai theo Hồi giáo chính thống của người Chăm - đạo Islam
2 Giai đoạn phát triển
Những năm cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, vùng Sài Gòn - Gia Định nhờ việc mở rộng giao lưu buôn bán với một số quốc gia phương tây,tạo điều kiện thuận lợi để có sự hòa nhập từ bên ngoài, từ đó trở thành trung tâm buôn bán của Nam bộ Các thương nhân đã thu nhận người Malaysia, Indonesia, Ấn Độ theo Hồi giáo Tuy nhiên, cho mãi đến cuối thế kỷ XIX khi Nam bộ bị Pháp chiếm đóng, quá trình giao thương với bên ngoài ngày càng phát triển, là môi trường và điều kiện để cho người Malaysia và Indonesia nhập cư vào đất này đông hơn Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ năm 1880 - 1890, ở Gia Định cũng xuất hiện một bộ phận người Ấn Độ, Pakistan có tín ngưỡng Hồi giáo là những thương nhân làm nghề buôn bán tơ lụa, đồ gia vị cho những tiệm buôn, quán ăn Đó là nguồn gốc hình thành cộng đồng cư dân ngoại lai theo Hồi giáo ở TP Hồ Chí Minh cho tới ngày nay
Từ thời Pháp thuộc, tại Nam Kỳ đã có tổ chức Saykhon Islam đại diện cộng đồng Hồi giáo cho người Chăm và Mã Lai Năm 1960, dưới thời Tổng thống Ngô Đình Nhiệm, cộng đồng người Chăm Hồi giáo lập ra "Hiệp hội Chăm Hồi giáo Việt Nam" có văn phòng đặt tại Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa Năm 1966, có thêm
Trang 4tổ chức "Hội đồng giáo cả các Thánh đường Hồi giáo Việt Nam" đặt văn phòng tại Châu Đốc Cả hai tổ chức này cùng tồn tại cho đến tận năm 1975
3 Giai đoạn suy vong
Sau năm 1975 với cuộc chiến Việt Nam kết thúc, một bộ phận trong số 55.000 tín đồ đạo Hồi người Chăm tại Việt Nam đã trốn sang Malaysia Ở Yemen cũng có 1.750 người tỵ nạn Việt Nam gốc Chăm, hầu hết định cư ở Ta'izz Những thánh đường Hồi giáo bị đóng cửa, cũng như các cơ sở giáo dục của người Hồi giáo bị trưng dụng bởi chính quyền cộng sản nhưng hầu hết các tín đồ ở lại Việt Nam vẫn được phép sinh hoạt tôn giáo như bình thường
4 Giai đoạn phục hưng
So với các tôn giáo khác, tín đồ Hồi giáo tại Việt Nam chiếm tỷ lệ rất thấp cũng như không có những va chạm với chính quyền, vì vậy chính quyền ít kỳ thị
và kiểm soát chặt chẽ tín đồ Vào năm 1981, khách nước ngoài đến Việt Nam vẫn được tự do nói và cầu nguyện bằng tiếng bản xứ của họ Vào năm 1985, các thánh đường Hồi giáo tại miền Nam được cho phép mở cửa lại, thậm chí, chính quyền còn cho phép thành lập tổ chức Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1992 Ước tính, ngoài những tín đồ người Chăm, cũng có những tín đồ người Indonesia, Mã Lai, Pakistan, Yemen, Oman, và người Nam Phi; với khoảng 10000 người vào thời điểm đó Năm 2004, một Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo khác cũng được thành lập ở An Giang
Hiện nay, những người theo đạo Hồi ở Việt Nam được xem là cô lập với thế giới Hồi giáo Mệnh lệnh từ Ả Rập không đến được với những người đứng đầu cộng đồng Hồi giáo tại Việt Nam Thậm chí, một số tài liệu còn công bố rằng: một vài tín đồ Hồi giáo Việt Nam cầu nguyện đến Ali và nghĩ ông là "con của
Chúa"(tức là giống dòng Hồi giáo Shi'ite) Chủ yếu, các liên hệ với thế giới Hồi giáo Ả Rập của các tín đồ Việt Nam chủ yếu thông qua Malaysia hoặc Indonesia
Sự thiếu liên hệ trực tiếp với thế giới Hồi giáo Ả Rập, cùng với việc thiếu các cơ
sở giáo dục Hồi giáo, khiến cho đạo Hồi ở Việt Nam trở nên kém phát triển [cần dẫn nguồn] Người Hồi giáo Việt Nam hiện nay có thể tìm hiểu ý nghĩa của Kinh Qur'an bằng tiếng Việt qua bản dịch Việt ngữ do học giả Hassan Bin Abdul Karim (Từ Công Thu) chuyển ngữ Cuốn "Thiên kinh Qur’an – Ý nghĩa và nội dung" đã được nhà xuất bản Tôn giáo ấn hành lần đầu vào năm 2001 và tái bản lần thứ hai
Trang 5Tháng 1 năm 2006, Thánh đường Hồi giáo tại xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, được xây dựng lại trên nên giáo đường cũ đã được mở cửa, dựa trên sự đóng góp một phần từ Ả Rập Xê Út Đây được xem là một trong những
sự liên hệ trực tiếp trở lại của tín đồ Hồi giáo tại Việt Nam với thế giới Hồi giáo Ả Rập Tiếp sau đó, Thánh đường Hồi giáo lớn nhất Việt Nam (tính đến hết năm 2009) đã được xây dựng tại ấp Đồng Ki, xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang, khởi công vào ngày 7 tháng 4 năm 2008 và khánh thành ngày 3 tháng 12 năm 2009, với tổng kinh phí thực hiện 5,8 tỷ đồng, trong đó có một phần kinh phí
do Hội Trăng lưỡi liềm đỏ (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) ủng hộ
III GIÁO LÝ, GIÁO LUẬT CỦA ĐẠO HỒI
1 Kinh Koran
Tuy cùng một hệ thống nhất thần của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham nhưng giáo lý Hồi giáo không chịu ảnh hưởng tư tưởng của Ki tô giáo và Do Thái giáo Thể hiện rõ trong kinh Koran (trong 6219 câu của kinh này đã thể hiện nội dung của kinh Cựu Ướcvà Tân Ước) Không như những tôn giáo bạn, đạo Hồi chỉ
có duy nhất một quyển thiên kinh Koran, gồm có 114 chương, 6236 tiết Đối với các tín đồ Hồi giáo
Kinh Koran là văn bản tôn giáo quan trọng nhất của đạo Hồi.Người Islam tin đây lời nói thiên khải cuối cùng của Thượng đế, là nguồn gốc căn bản cho đức tin và hành động của mỗi người Islam và được coi là kiệt tác hoàn hảo nhất trong văn học Ả Rập cổ điển Kinh Koran được thiết lập gồm 30 phần, 114 chương (Surah) với 6.211 câu (Ayat) và được viết bằng tiếng Ảrập Theo Hồi giáo, kinh Koran là những lời giáo huấn của Thượng đế cho mọi người mà Thiên sứ
Mohammad đã nhận được qua thiên thần Gabriel trong khoảng 22 năm (610-632) Thực ra, kinh Koran là tập hợp những lời thuyết đạo của Mohammad lúc còn tại thế, mãi về sau này được sưu tầm, biên soạn thành văn bản chính thức lưu truyền cho đến ngày nay Kinh Koran được người Hồi giáo coi là "cuốn sách vĩ đại nhất, thông thái nhất" chứa đựng mọi "chân lý và tri thức" của loài người Thực tiễn cho thấy, kinh Koran không chỉ đơn thuần là kinh sách tôn giáo mà nó còn có ý nghĩa
về tính pháp lý trong xã hội, có nhiều quy định về vệ sinh, ăn ở, hôn nhân, cách cư
xử trong gia đình và trong quan hệ xã hội như: quan hệ mua bán, tài chính, chính trị - có cả tội ác và hình phạt Đây là một đặc điểm quan trọng nhất của Hồi giáo,
nó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa đạo với đời, giữa tôn giáo và chính trị Ngoài những điều, những hành vi cuộc sống thường nhật của con người mà kinh Koran không quy định, hành vi “đối nhân xử thế” của Mohammad hoặc những việc làm của tín đồ mà không bị ngăn cấm đều được coi như những điều luật về
Trang 6tôn giáo và đạo đức của con người Sự ghi nhận đó là cơ sở và nguồn gốc sách luật thứ hai của tín ngưỡng Hồi giáo - luật Sariat
2 Giáo luật của Hồi giáo
Hồi giáo là một tôn giáo không có hệ thống phẩm trật chức sắc, tuy nhiên giáo luật Hồi giáo lại chứa đựng nhiều nội dung và hành vi xử thế trong cuộc sống
xã hội - con người có tính chất bắt buộc cao và rất khắt khe Nó vượt ra khỏi phạm
vi đức tin và những sinh hoạt tôn giáo thuần tuý để trở thành tiêu chuẩn pháp lý trong đời sống xã hội, chi phối mọi hoạt động của người Hồi giáo Vì vậy, một số quốc gia Hồi giáo áp dụng và đưa luật Hồi giáo vào quản lý đất nước hoặc được thực hiện với luật pháp nhà nước Giáo luật Hồi giáo tập trung vào 5 điều sống đạo
cơ bản (còn gọi là 5 cốt đạo) sau đây:
- Xác tín : Xác nhận sự tin tưởng tuyệt đối của mình vào Đức Chúa Trời bằng cách đọc 5 Câu kinh Kalima
- Cầu nguyện : Mỗi ngày, tín đồ phải làm lễ cầu nguyện 5 lần :
+Lần 1 trước khi mặt trời mọc, gọi là Cobh
+Lần 2 vào buổi trưa, gọi là Zohr
+ Lần 3 vào buổi chiều, gọi là Acr
+ Lần 4 vào lúc mặt trời lặn, gọi là Maghrib
+ Lần 5 vào lúc ban đêm, gọi là Iha
Trước khi cầu nguyện, tín đồ phải thanh tịnh Nếu đã sờ mó vào những vật không thanh tịnh, dơ dáy thì tín đồ phải đi rửa mặt, rửa tay suốt lên đến khủy tay
và đưa cánh tay ướt lên khỏi đầu khi rửa chân Trong trường hợp ở Sa mạc thì dùng cát thay nước để rửa
Những thứ mà Hồi giáo coi là không thanh tịnh như : Xác chết, rượu, thịt heo, nam nữ giao hợp, đàn bà sanh nở,
Tính đồ cầu nguyện ở bất cứ nơi nào cũng được, trừ nơi ô uế như : Bãi tha
ma, lò sát sinh
Vật dụng chỉ gồm một tấm thảm hay một mảnh vải có vẽ hình tượng trưng Đền Thờ, được trải trước mặt
- Ăn chay ban ngày trong tháng Ramadan :
Hằng năm, vào tháng 9 Hồi lịch, gọi là tháng Ramadan, tất cả tín đồ Hồi giáo đều bị cấm không được ăn, hút thuốc, chung đụng với vợ, vào lúc ban ngày,
kể từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn Còn ban đêm thì tín đồ được tự do như bình thường
Trang 7Đặc biệt những người đau yếu, già cả, đàn bà chửa, vú em, những người làm công việc nặng nhọc, chiến sĩ đang dự Thánh chiến thì được miễn điều luật nầy
Kết thúc tháng ăn chay, tín đồ tổ chức ăn Tết, gọi là Tết nhỏ Tục lệ nầy có
từ năm thứ 2 của Kỷ nguyên Hồi giáo
- Bố thí :
Giới luật nầy được đặt căn bản trên quan niệm cho rằng những của cải của đời đều ô uế, chỉ dùng tới chúng khi chúng được thanh tịnh hóa bằng cách hiến dâng một phần cho Chúa làm của Bố thí Của Bố thí từ đó được hiểu như một thứ thuế của Hồi giáo đánh vào lợi tức của mỗi tín đồ, bằng 5% đến 10 % tùy theo loại,
có ghi rõ trong Kinh Coran
Nhưng sở dĩ nó được thu dưới hình thức của Bố thí là vì nó được Chúa đem ban cho những người già cả và nghèo đói
- Hành hương Mecca một lần trong đời :
Mecca (La Mecque) ở nước Á-Rập Sê-Út (Arabie Séoudite) là Thánh địa của Hồi giáo Mỗi tín đồ Hồi giáo, không phân biệt Nam hay Nữ, phải có ít nhất một lần trong đời, đi hành hương Thánh địa Mecca, trừ trường hợp bịnh hoạn, nghèo khó, hay đường sá nguy hiểm Các nô lệ, các phụ nữ không chồng đưa đi thì được miễn
Đây là bổn phận bắt buộc của tín đồ Hồi giáo đối với Đấng Allah vì đó là lệnh của Ngài
Thời kỳ hành hương bắt đầu từ tháng 12 Hồi lịch Trước khi đi hành hương, tín đồ phải giữ mình cho thanh tịnh, phải cạo râu, cắt móng tay, mặc Ihram (một mảnh vải quấn ngang người, không khâu may gì cả), đi dép chớ không được đi giày, cữ gần đàn bà, không được sát sanh, săn bắn, chặt cây nhổ cỏ
Từ lúc hành hương, các tín đồ phải luôn luôn cầu nguyện : " Lạy Chúa Con xin theo lệnh Chúa."
Đến Mecca, họ thường đi quanh Đền Thờ Kaaba 7 lần, mỗi lần qua phiến đá đen, họ kính cẩn cúi xuống hôn đá
Sau đó, họ đi ra ngoại ô, đi vòng quanh 2 ngọn đồi As Safa và Al Marwah
để tưởng nhớ tới Bà Agar, mẹ của Ismael khi bà đi theo lộ trình nầy để kiếm nước cho con uống Khi đến suối Zem Zem, nơi bà Aga lấy nước, họ kính cẩn cúi xuống uống nước suối nầy
Đến ngày thứ 7, sau khi cầu nguyện ở Đền Kaaba, các tín đồ lại đến thung lũng Mina, cách đó 15 cây số, cắm trại trongcánh đồng Arafat cạnh ngọn đồi cùng tên
Trang 8Hôm sau, tất cả đều lên đồi cầu nguyện và thề trung thành với Chúa và ở đây cho tới hết ngày thứ 9 mới kéo về đồi Muzdalifat, cách Mina vài cây số, nơi thờ Thần Bão tố Kuzat Tại đây, mỗi người lấy 7 viên sỏi ném thành 3 đống để kỷ niệm Ngày Abraham chống Quỉ Satan bằng cách ném sỏi nầy
Cuối cùng, người ta giết dê, lạc đà để làm lễ Tạ ơn và kết thúc hành hương Cũng ngày nầy, tại các nơi khác, các tín đồ không đi hành hương cũng vui mừng ăn Tết lớn Aid El Kebir
Trong thời gian đi hành hương, các tín đồ ghé thăm mộ của Giáo chủ
Mahomet và mộ của các người thân của Ngài
Ngoài ra, những tín đồ Hồi giáo còn có nghĩa vụ dự thánh chiến (Jihad) Thánh Chiến : được coi như một nhiệm vụ thiêng liêng của các tín đồ Hồi giáo, vì họ coi những kẻ không chịu theo Hồi giáo là kẻ thù cần phải tiêu diệt
Thánh Kinh Coran nói rõ : " Chiến tranh mở rộng đất Thánh là cuộc chiến tranh hợp lý và Thánh thiện, vì ngoài việc dùng lời nói dịu dàng, khôn khéo để khuyên người ta theo Hồi giáo mà họ không chịu nghe theo, thì cần phải có những biện pháp cứng rắn bắt buộc, và cuối cùng là phải tàn sát những kẻ chống lại, vì những kẻ ấy đã gán cho Chúa những ý xấu mà chúng không nêu được bằng chứng Đặc biệt là phải làm khuất phục các nước lân cận để họ cải đạo mà theo Hồi giáo."
Một lý thuyết gia của Hồi giáo tên là Ibn Khaldoun đã viết rằng : " Đối với Hồi giáo, Thánh chiến chống những kẻ ngoại đạo là một trong những điều bắt buộc thiêng liêng vì Hồi giáo là đạo của mọi người, và mọi người phải theo tôn giáo đó,
dù vui lòng hay bị áp lực bắt buộc."
"Tất cả Giáo lý của các tôn giáo khác đều sai, chính Kinh Coran đã viết như vậy Chúng ta không tranh luận với họ, chúng ta chỉ cho họ chọn : Hồi giáo hay sự đầu hàng."
Chính vì vậy mà Mahomet lúc nào cũng hô hào các tín đồ Hồi giáo phải đoàn kết, xây dựng một quốc gia có lực lượng võ trang hùng hậu, không những để
tự vệ mà còn để đem đến cho các tập thể khác một Đức tin
Từ đó, đối với các tín đồ Hồi giáo, Thánh Chiến là phương cách tốt nhứt để bành trướng Hồi giáo và là một bổn phận không thể thiếu được Bất cứ lúc nào, các tín đồ Hồi giáo cũng sẵn sàng hưởng ứng lệnh tòng quân, tự đặt mình dưới sự chỉ huy của các Calife để tiêu diệt những kẻ không theo họ hay chống lại họ
Không những thế, xã hội Hồi giáo là một xã hội mà tôn giáo và chính trị hỗn hợp nhau, nên luật Đạo tức là luật Đời Các lãnh tụ Hồi giáo cũng là lãnh tụ chính trị, cầm quyền cai trị quốc gia Hồi giáo, nên người dân không thể nào làm trái luật
mà không bị trừng phạt
Trang 9Điều nầy giải thích tại sao Hồi giáo không bị mất tín đồ, mà còn bành trướng mạnh
Giáo lý của Hồi giáo nói : Quan niệm về Vũ trụ, về Nhơn sanh, đối với Thiên Thần và Ma Quỉ, đối với Địa ngục và Thiên đàng, đối với thể xác và linh hồn, đều rập khuôn theo Giáo lý của Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo trong 2 quyển Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước, nhưng sự gọi tên thì theo cách thức của người Á Rập :
- Thượng Đế thì gọi là Allah,
- Thiên Thần Gabriel được gọi là Jibril,
- Quỉ Satan được gọi là Ác quỉ Shaitan, vv
Hồi giáo cấm các tín đồ ăn thịt heo vì cho rằng heo là con vật ô uế, ngoài ra cũng không được ăn thịt các thú dữ
Phụ nữ Hồi giáo không được bình đẳng với Nam phái, họ bị buộc phải che mặt khi đi ra đường Hồi giáo cho phép đàn ông lấy nhiều vợ và được phép có nô
lệ là những tù binh bại trận trong các cuộc Thánh chiến
Luật lệ của Hồi giáo rất nhiều và rất chi tiết, rất khắc khe, vượt ra khỏi phạm
vi tôn giáo, trở thành tiêu chuẩn pháp lý trong đời sống xã hội, chi phối mọi hoạt động của tín đồ
Ở những nước Hồi giáo, pháp luật Hồi giáo cũng chính là pháp luật của quốc gia
Nhiều nhà nghiên cứu về Hồi giáo đều nhận xét : Giáo lý và Giáo luật của Hồi giáo tạo ra cho các tín đồ một tạp quán, một tâm lý, một lối sống bảo thủ, phục tùng, cuồng tín và hiếu chiến
IV ĐẶC ĐIỂM CỦA HỒI GIÁO Ở VIỆT NAM
Ở nước ta, cộng đồng cư dân Chăm theo Hồi giáo mang tính đặc thù rõ nét, được chia thành 2 dòng khác nhau Người ta thường gọi là Chăm Islam và Chăm Bàni với những đặc điểm chủ yếu sau đây:
1 Truyền thống gắn bó và đồng hành cùng dân tộc
Việt Nam chủ yếu chỉ có người Chăm theo Hồi giáo Vì vậy, Hồi giáo gắn
bó với dân tộc Chăm, mà cư dân Chăm là một dân tộc có nền văn hoá đa dạng và phong phú; có truyền thống yêu nước, gắn kết với dân tộc và cách mạng, đã có nhiều đóng góp trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm Là một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng bào Chăm Hồi giáo luôn phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống đoàn kết, yêu nước gắn bó với cộng đồng các dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập dân tộc Hơn
Trang 10nữa, từ khi có Đảng đồng bào Chăm Hồi giáo luôn đi theo và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; làm tốt nghĩa vụ công dân, ủng hộ sự nghiệp đổi mới do Đảng
đề xướng và lãnh đạo, góp phần viết tiếp trang sử vẻ vang của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
2 Tính chính thống của Hồi giáo có thay đổi
Bởi tác động của bản sắc văn hoá dân tộc vùng Đông Nam Á, trong đó nền tín ngưỡng, tôn giáo bản địa cổ Bàlamôn chiếm địa vị chủ yếu Sự tác động này được gọi là quá trình “Chăm hoá” Như khi nghiên cứu, để chinh phục thế giới Ảrập và bành trướng thế lực, Hồi giáo chủ trương mở rộng “đất thánh” bằng các cuộc thánh chiến, với khẩu hiệu “Thanh gươm, vó ngựa, kinh Qur'an” Nhưng khi Hồi giáo truyền bá xuống phía Đông bị cản trở bởi đại dương nên không thể tiến hành thánh chiến mà các giáo sĩ truyền đạo thông qua thương thuyền theo con đường mậu dịch để truyền bá và phát triển Hồi giáo ở vùng này Chúng ta có thể khẳng định khi Hồi giáo truyền bá xuống phía Đông đã chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi bản sắc văn hoá truyền thống lâu đời của vùng Á Đông và tín ngưỡng cổ
Bàlamôn với chế độ mẫu hệ, làm cho tính cách Hồi giáo phải biến đổi phù hợp với nền văn hóa bản địa
3 Tính quốc tế của Hồi giáo Hồi giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất thế giới, đang trong xu thế của quá trình “Hồi giáo hoá thế giới”
Hơn nữa, thế giới đang đứng trước nguy cơ xung đột sắc tộc và tôn giáo trong mối quan hệ “toàn cầu hoá” Đảng ta chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế theo phương châm “Việt Nam là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” Các tôn giáo ở Việt Nam, nhất là Chăm Hồi giáo đã, đang và sẽ tiếp tục chịu sự tác động nhiều mặt của Hồi giáo thế giới Theo đó, một số sinh hoạt tôn giáo truyền thống của Hồi giáo vốn mang tính quốc tế nay được mở rộng Nó vừa là nhu cầu, vừa là đặc điểm phổ biến đang phát triển Cùng với xu thế hội nhập quốc tế của Nhà nước, Hồi giáo Việt Nam cũng mở rộng và phát triển giao lưu với các cá nhân, tổ chức Hồi giáo ngoài nước Mối quan
hệ đó không chỉ vì mục đích tôn giáo mà còn có những mục đích chính trị - xã hội Nhằm thúc đẩy hoạt động Hồi giáo nước ta hội nhập vào cộng đồng Hồi giáo thế giới
V THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HỒI GIÁO Ở NƯỚC TA
1 Số lượng và phân bố tín đồ
Hiện nay, theo số liệu thống kê của các địa phương có Hồi giáo, số lượng tín
đồ Hồi giáo khoảng hơn 72.000 người (bao gồm cả Chăm Bàni và Chăm Islam), cư trú trên địa bàn 13/63 tỉnh, thành phố cả nước Hồi giáo ở nước ta hình thành hai