1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Ngữ văn 9 bài 7: Kiều ở Lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)

12 171 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 90 KB

Nội dung

Mục tiêu - Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người - Đồng cảm với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.. Kiến thức

Trang 1

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

(Trích: Truyện Kiều của Nguyễn Du)

I Mục tiêu

- Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người

- Đồng cảm với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến Từ đó lên án thế lực đồng tiền, lên

án xã hội phong kiến

1 Kiến thức

- HS biết được nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung hiếu thảo của nàng

- Hiểu được ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du

- Vận dụng kiến thức đã học dể phân tích ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc

sắc của Nguyễn Du

2 Kĩ năng

- Bổ xung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại

- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngon ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du

- Phân tích tác dụng của ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du

II Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài.

III Đồ dùng dạy học

1 GV Bảng phụ

2 HS Soạn kĩ phần đọc hiểu văn bản

IV Phương pháp

- Thuyết trình, vấn đáp, phân tích, bình luận

V Các bước lên lớp

1 Ổn định tổ chức (1’)

2 Kiểm ttra bài cũ (4’)

H Đọc thuộc lòng đoạn trích: Cảnh ngày xuân? Phân tích khung cảnh ngày xuân?

TL: ->NT miêu tả điêu luyện, từ ngữ tinh tế, giàu hình ảnh

-> gợi khung cảnh mùa xuân đẹp, hài hòa về màu sắc, rất yên ả, thanh bình, tinh khôi, giàu sức sống khoáng đạt, trong trẻo nhẹ nhàng thanh khiết

Trang 2

3 Tiến trình hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy và trò T.g Nội dung chính

HĐ1 Khởi động

Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm

nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất

quyết không chịu tiếp khách làng chơi,

không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh

Đau đớn, tủi nhục phẫn uất, nàng định tự

vẫn ý định đó của Kiều có thực hiện được

không chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay

HĐ2 HĐS đọc và TLCT

- Mục tiêu: HD đọc diễn cảm văn bản và

hiểu được các chú thích khó trong văn bản

- GVHD đọc văn bản: Cần đọc chậm, buồn,

nhấn mạnh các từ: Bẽ bàng, buồn trông

- GV đọc mẫu

- HS đọc

- Nhận xét

GV Gọi 1 em đọc cả lớp lắng nghe sau đó

nhận xét cách đọc

- GV Chốt lại: - GV đọc 1 lượt

- Yêu cầu học sinh nhắc lại vài nét về tác

giả Nguyễn Du

H Đoạn trích nằm ở phần nào của truyện?

- HS trả lời, gv chốt

- GV Cho HS thảo luận các chú thích

1,8,9,10

HĐ2 HDHS tìm hiểu bố cục

1’

6’ I Đọc, thảo luận chú thích

1 Đọc

2 Thảo luận chú thích

a Tác giả

b Vị trí đoạn trích:

- Nằm ở phần hai của truyện

c Các chú thích khác

Trang 3

- Mục tiêu: HS chia được bố cục văn bản và

chỉ ra được nội dung chính của các đoạn

trích

H Tìm bố cục của đoạn trích?

- HS tìm và trả lời

- 3 phần:

+ 6 câu đầu: toàn cảnh trước lầu Ngưng

Bích nhìn qua con mắt và tâm trạng của

Thuý Kiều (Cảnh nơi giam giữ Kiều)

+ 8 câu tiếp theo (lòng nhớ thương của

Kiều)

4 câu: Nỗi nhớ Kim Trọng

4 câu: Nhớ cha mẹ

+ 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn, lo âu của

Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật (nỗi

buồn của Kiều)

HĐ3 HDHS tìm hiểu văn bản

- Mục tiêu: Thấy được nghệ thuật miêu tả

tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm

của Nguyễn Du đối với con người

H Đọc đoạn trích em thấy nhân vật Kiều

được miêu tả ở những phương diện nào?

- Ngoại hình, Hành động, Nội tâm (tâm

trạng)

H Từ đó phương thức nào nổi bật của đoạn

trích này?

- Biểu cảm

- GV gọi một em đọc diễn cảm 6 câu thơ

đầu

H Từ “khoá xuân” ở đây được hiểu theo

nghĩa như thế nào?

- HS dựa vào chú thích để trả lời

H Cảnh vật thiên nhiên trước lầu NB hiện

5’

26’

II Bố cục

- 3 phần

III.Tìm hiểu văn bản

Trang 4

ra như thế nào qua cái nhìn của Kiều?

- Cảnh “non xa”, “trăng gần” gợi lên vị trí

của lầu Ngưng Bích như thế nào?

- Đặc điểm của không gian trước lầu NB?

- GV: Kiều bị giam ở lầu Ngưng Bích Trên

lầu cao, Kiều thấy dãy núi xa và mảnh

trăng như cùng một vòm trời, phía xa là cồn

cát vàng và nẻo đường bốc bùi mờ

H: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong 4

câu thơ trên?

H* Em hãy phân tích thủ pháp nghệ thuật

ấy?

- Miêu tả cảnh thiên nhiên trời biển trước

lầu Ngưng Bích thật mênh mông bát ngát,

vắng vẻ và lạnh lùng Không gian mở rộng

trước hết cả hai chiều rộng và cao: tấm

trăng, dãy núi, làn mây cồn cát, Đây là tâm

cảnh, cảnh chất chứa tâm trạng (ẩn dụ)

H Một cảnh tượng như thế nào được gợi

lên từ những câu thơ trên?

- HS trả lời

- GV: Nàng trơ trọi giữa không gian mệnh

mông hoang vắng

- Cảnh là: 1 dãy núi xa mờ nhạt, một mảnh

trăng gần mát dịu, nhìn xuống miền đất thì

một bên là cồn cát vàng nhấp nhô như sóng

lượn, 1 bên là những bụi hồng trải ra trên

ngàn dặm

- Cảnh vật như đang quần tụ, như một bức

tranh diễm lệ, Cảnh vật thiên nhiên nơi đây

được miêu tả thật đẹp, nên thơ nhưng đượm

buồn, có một cái gì đó ngỗn ngang, vắng vẻ

đến rợn người, chính là cái ngổn ngang

trong lòng (ẩn dụ)

- Nàng cô đơn nên đã kéo cả “non xa” và

vầng trăng vời vợi thành tấm trăng gần để ở

1 Cảnh nơi giam giữ Kiều

+ Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân

- Kiều ở lầu Ngưng Bích thực chất

là bị giam lỏng + Không gian:

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

- Nghệ thuật miêu tả, ẩn dụ

Trang 5

chung để vơi bớt hiu quạnh

H Thời gian qua sự cảm nhận của Kiều

như thế nào?

- HS trả lời

H* Nhận xét của em về câu thơ này thế

nào?

- Bẽ bàng: Kiều cảm thấy xấu hổ tủi nhục

Trong cảnh ngộ lúc này sống ở lầu Ngưng

Bích

Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi

thời gian tuần hoà, khép kín Thời gian

cũng như không gian giam hãm con người

Sớm và khuya, ngày và đêm Kiều thui thủi

quê người một mình Nàng chỉ còn biết làm

bạn với mây sớm đèn khuya Nàng rơi vào

cảnh cô đơn tuyệt đối

H Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy

TK đang ở trong hoàn cảnh, và có tâm

trạng như thế nào?

- Thiên nhiên hoang lạnh, xa lạ.Con người

cô độc, bé nhỏ

H Cảm xúc của em trước thân phận của

Kiều?

- HS tự bộc lộ

- GV nhận xét

- Lầu Ngưng Bích chơi với giữa mênh mông trời nước, không gian

mở ra theo chiêu rộng, chiều xa và chiều cao thật hoang sơ, lạnh lẽo thiếu vắng sự sống của con người

+ Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

- ẩn dụ

- Sáng làm bạn với mây, khuya là bạn với ngọn đèn Kiều đúng như một cô gái cấm cung

Trang 6

- Thuý Kiều đang ở trong hoàn cảnh

cô đơn, tâm trạng buồn tủi

4 Củng cố và HDHS học bài ở nhà: (2’)

- GV Nhấn mạnh lại những đơn vị kiến thức cơ bản trong tiết học, chú ý nghệ thuật viết của tác giả

- Đọc thuộc lòng hai đoạn trích, học bài và nắm vững phần ghi nhớ

- Chuẩn bị tiếp tiết 2 của bài

Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

(Trích: Truyện Kiều của Nguyễn Du)

I Mục tiêu

- Đã tìm hiểu ở tiết 35

1 Kiến thức.

- HS biết được nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung hiếu thảo của nàng

- Hiểu được ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du

- Vận dụng kiến thức đã học để phân tích ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc

sắc của Nguyễn Du

2 Kĩ năng

- Bổ xung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại

- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngon ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du

- Phân tích tác dụng của ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du

Trang 7

II Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài.

III Đồ dùng dạy học

1 GV Bảng phụ

2 HS Soạn kĩ phần đọc hiểu văn bản

IV Phương pháp

- Thuyết trình, vấn đáp, phân tích, bình luận

V Các bước lên lớp

1 Ổn định tổ chức (1’)

2 Kiểm ttra bài cũ (4’)

H Đọc thuộc lòng đoạn trích: Cảnh ngày xuân? Phân tích khung cảnh ngày xuân?

TL: khung cảnh mùa xuân đẹp, hài hòa về màu sắc, rất yên ả, thanh bình, tinh khôi, giàu sức sống khoáng đạt, trong trẻo nhẹ nhàng thanh khiết

3 Tiến trình hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy và trò T.g Nội dung chính

HĐ1 Khởi động

Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm

nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất

quyết không chịu tiếp khách làng chơi,

không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh

Đau đớn, tủi nhục phẫn uất, nàng định tự

vẫn ý định đó của Kiều có thực hiện được

không chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay

HĐ2 HDHS tìm hiểu bố cục

- Mục tiêu: HS chia được bố cục văn bản và

chỉ ra được nội dung chính của các đoạn

trích

- Gọi HS đọc 8 câu tiếp theo

H Trong cảnh ngộ của mình TK đã nhớ

đến ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau?

- Nhớ cha mẹ, nhớ Kim Trọng, nàng nhớ

Kim Trọng trước

1’

33’ III Tìm hiểu văn bản

2 Lòng thương nhớ của Kiều

a Nỗi nhớ người yêu

Trang 8

H Nàng nhớ như thế có hợp lí không? Vì

sao?

- Nàng nhớ chàng Kim trước là hoàn toàn

phù hợp với lôgíc tâm trạng Kiều đã bị Mã

Giám Sinh làm nhục và đang bị ép tiếp

khách làng chơi nên nỗi đau lớn nhất của

nàng là “tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

GV Yêu cầu học sinh đọc 4 câu thơ về nỗi

nhớ chàng Kim

H Cách thể hiện nỗi nhớ chàng Kim của

Kiều như thế nào?

H Dựa vào các chú thích 5,6,7 em hãy giải

thích nghĩa của các câu thơ trên?

- Nhớ chén rượu thề nguyền, Kiều cảm

thương với chàng Kim đã không biết mình

đã bị bán mình đi xa, vẫn uổng công chờ

đợi Kiều tự thấy phận mình giờ đây đã trôi

nổi nhưng tình yêu với Kim Trọng vẫn

nguyên vẹn

H* Em có nhận xét gì về cách viết của tác

giả trong những câu thơ này? T/d của cách

viết đó như thế nào?

- GV: Từ “tưởng” Nguyễn Du để cho Kiều

tưởng tượng ra cảnh: nhớ đến người yêu,

cảnh thề nguyền dưới trăng (chén rượi thề

nguyền chưa ráo, vầng trăng như vẫn còn

đây vậy mà nay đã mỗi người một ngả)

“Tưởng người chén đồng Tin sương luống trông mai chờ”

- Miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ độc thoại

- Thuý Kiều nhớ tới lời thề đôi lứa cùng chàng Kim Nàng tưởng tượng cảnh Kim Trọng cũng đang hướng

Trang 9

- Lời thơ ít, ý thơ nhiều, ngôn ngữ độc

thoại, câu thơ như có nhịp thổn thức của

một trái tim yêu thương đang nhỏ máu

H Câu thơ “tấm song gột rửa bao giờ cho

phai”, có mấy cách hiểu?

- Có hai cách hiểu:

+ Tấm lòng thương nhớ chàng Kim không

bao giờ nguôi

+ Tấm lòng son của Kiều bị dập vùi hoen ố,

biết bao giờ gột rửa được

H Nhớ thương một tình yêu trong cảnh ngộ

bản thân đang bất hạnh người đó phải có

phẩm chất tâm hồn như thế nào?

- Sâu sắc, thuỷ chung, thiết tha với hạnh

phúc lứa đôi

- Gọi hs đọc 4 câu thơ sau

H Tác giả sử dụng những từ ngữ, hình ảnh

nào để diễn tả nỗi nhớ cha mẹ của TK?

- Kiều cảm thấy xót thương khi nhớ tới cha

mẹ già nơi quê hương đang ngóng chờ con,

không ai chăm sóc phụng dưỡng

H Nghệ thuật nào được Nguyễn Du dùng ở

đây?

H Em hiểu được gì về tình cảm TK dành

cho cha mẹ?

- HS trả lời

- GV chốt: Nàng thương cha mẹ sớm chiều

ngóng tin con, nàng xót xa cha mẹ lúc tuổi

già sức yếu mà nàng không được tự tay

chăm sóc và hiện giờ ai là người trông nom

Nàng âm hận vì đã phụ công cha mẹ

về mình, đêm ngày đau đáu chờ tin

mà uổng công vô ích

+ Bên trời góc biển bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

- Nghệ thuật ẩn dụ

- Kiều nhớ về Kim Trọng với tâm trạng đau đớn xót xa

b Nỗi nhớ cha mẹ

“Xót người quạt nồng ấp lạnh (thành ngữ), sân lai, gốc tử (điển cố)”

Trang 10

H Em đọc được từ những lời giãi bày

thương nhớ của nàng Kiều nét đẹp đẽ, cao

quý nào trong tích cách nhân vật Thuý

Kiều?

- Thảo luận nhóm nhỏ 3’

- Đại diện nhóm trình bày

- Nhận xét, kết luận

+ Nghĩa tình

+ Thuỷ chung

+ Vị tha

- GV: Trong cảnh ngộ ở lầu NB, Kiều là

người thật đáng thương nhưng nàng đã

quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về người

thân Chứng tỏ Kiêù là người tình thuỷ

chung, người con hiếu thảo, người có tấm

lòng vị tha đáng trọng

GV Chỉ định 1 em đọc 8 câu thơ cuối?

H* Chỉ ra nghệ thuật sử dụng trong 8 câu

thơ cuối? Phân tích tác dụng của nó?

H Cảnh là thực hay hư? Cảnh đó diễn tả

điều gì?

GV Phân tích để nhấn mạnh

- Cảnh buồn nơi cửa bể gợi nỗi nhớ quê

hương, gia đình:

- Miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ độc thoại, cách sử dụng điển tích, điển cố

- Tình cảm ơn nghĩa sâu nặng với cha mẹ, thể hiện lòng hiếu thảo bền chặt

3 Tâm trạng của Kiều

“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Trang 11

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai

- Nỗi nhớ về số kiếp đào hoa:

Buồn trông

Hoa trôi

- Một cánh hoa trôi lênh đênh trên mặt

nước ở đâu đây cũng khêu gợi cho nàng nỗi

buồn về số kiếp đào hoa (số kiếp hoa trôi

bèo nổi) không biết đi đâu, về đâu

- Nỗi buồn về cuộc sống tẻ nhạt

Buồn trông

Chân mây mặt đất

- Kiều nhác thấy nội cỏ dầu dầu trải dài nơi

chân mây mặt đất, nàng chợt buồn khi nghĩ

cuộc sống tẻ nhạt, vô vị

- Nỗi buồn vì liên tưởng thấy những cơn

phong ba, bão táp dữ dội ập xuống đầu

Kiều

Buồn trông

ầm ầm

H* Ta có thể thay “buồn trông” bằng buồn

xem, buồn ngắm được không? Vì sao?

- HS trả lời

- GV: Mỗi từ có một sắc thái biểu cảm

khác nhau, từ trông phù hợp với tâm trạng

của Kiều với những nỗi buồn khác nhau

HĐ3: HD tổng kết rút ra ghi nhớ

H Từ đoạn trích, em đọc được điều đáng

thương nào trong cuộc đời người phụ nữ

như Kiều?

- Bị giam hãm vì những âm mưu đen tối

- Tâm hồn bị dằn vặt bởi những lo lắng, hãi

hùng do cuộc sống xung quanh gây ra

- Không còn hi vọng nào về tuổi trẻ, hạnh

ầm ầm tiếng sóng quanh ghế ngồi.”

- Tả cảnh ngụ tình, điệp ngữ liên hoàn để liệt kê

- Diễn tả nỗi buồn chồng chất, kéo dài gợi day dứt về nỗi bất hạnh trong tâm hồn con người, tạo thành

ca khúc nội tâm có sức vang vọng vào lòng người về một tâm hồn bị hành hạ, mộy số phận bơ vơ, lạc lõng, bị đe doạ

Trang 12

H Em cảm nhận được nét đẹp nào trong

tâm hồn người phụ nữ như kiều?

- Lòng vị tha, thuỷ chung

- Khát vọng tình yêu, hạnh phúc

H Em hiểu những vẻ đẹp thi ca nào của

Nguyễn Du trong tả cảnh, tả tình?

- Thể thơ lục bát truyền thống

- Tả cảnh ngụ tình

- Điệp ngữ liên hoàn

H Từ đó em hiểu chủ nghĩa nhân đạo trong

đoạn trích mà Nguyễn Du muốn chuyển tải

đến người đọc là gì?

- Hiểu lòng người

- Đồng cảm với nỗi khổ và khát vọng hạnh

phúc của con người

GV Gọi 1 em trình bày ghi nhớ

HĐ4 HD luyện tập

- Mục tiêu: HS làm dược phần bài tập

GV Gọi 2 em đọc diễn cảm toàn bài thơ

- Cho học sinh đọc đoạn thơ mà em thích,

phân tích để thấy được sự yêu thích đoạn

thơ em vừa đọc

1’

4’

IV Ghi nhớ

SGK/96

- ND

- NT

V Luyện tập

4 Củng cố và HDHS học bài ở nhà (2’)

H Từ đó em hiểu chủ nghĩa nhân đạo trong đoạn trích mà Nguyễn Du muốn chuyển tải đến người đọc là gì?

- Đọc thuộc lòng hai đoạn trích, học bài và nắm vững phần ghi nhớ

- Xem trước tiết: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Ngày đăng: 17/05/2019, 15:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w