1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Ngữ văn 9 bài 13: Làng (trích)

5 100 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 75 KB

Nội dung

2.Tìm hiểu chung : -Truyện diễn tả chân thực , và sinh động tình yêu làng quê ở ông Hai - một người nông dân rời làng đi tản cư trong thời kì kháng chiến chống Pháp?. -Tìm hiểu tiếp nội

Trang 1

Làng

Kim lân

(Tiết 1)

********************

A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh

1.Kiến thức, kĩ năng :

- Hiểu những nét chính về nhà văn Kim Lân và tác phẩm "Làng "

- Đọc , tóm tắt tác phẩm

- Tình yêu làng của ông Hai

- Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả

2 Thái độ:

- Yêu làng xóm , quê hương

B Chuẩn bị : Thày –Soạn bài , chân dung nhà văn Kim Lân

Trò - soạn bài

C Tiến trình dạy – học :

1 ổn định

2 Kiểm tra :

- ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ " ánh trăng " của Nguyễn Duy?

3 Bài mới :

?Những hiểu biết của em về

nhà văn Kim Lân ?

GV giới thiệu và cho học sinh

xem chân dung nhà văn

? Thời điểm ra đời tác phẩm ?

I Giới thiệu bài:

1 Tác giả :

-Kim Lân : Nguyễn Văn Tài + Sinh năm 1920

+ Quê: Từ Sơn - Bắc Ninh +Nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác trước cách mạng tháng 8 - 1945

2 Tác phẩm:

Sáng tác trong kháng chiến chống Pháp ( 1948)

Trang 2

GV tóm tắt đoạn đầu

truyện HS đọc , tìm hiểu chú

thích

-> Tóm tắt

?Truyện nói về điều gì ở

người nông dân , trong hoàn

cảnh nào ?

GV nhắc lại một số chi tiết

thể hiện tình yêu làng quê rất

biệt ở ông Hai ?

?Tình huống đặc biệt của

truyện là gì ?

? Khi nghe tin ấy , ông Hai

phản ứng như thế nào ?

?Diễn biến tâm lí của ông Hai

từ khi ông nghe tin làng theo

giặc ?

? Nhận xét về tâm trạng của

ông Hai ?

II Đọc – hiểu văn bản : 1.Đọc , chú thích :

-HS đọc , tìm hiểu chú thích -Tóm tắt

2.Tìm hiểu chung :

-Truyện diễn tả chân thực , và sinh động tình yêu làng quê ở ông Hai - một người nông dân rời làng đi tản cư trong thời kì kháng chiến chống Pháp

3 Phân tích :

a) Tình huống truyện

-Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc , lập tề mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên

-Khi nghe tin quá đột ngột ấy , ông Hai sững sờ " cổ ông

lão ngẹn đắng hẳn lại , da mặt tê rân rân Ông lão lặng

đi , tưởng như đến không thở được "-> Không tin ->

không thể không tin -Từ lúc ấy -> ám ảnh Nghe tiếng chửi bọn Việt gian ->

"cúi gằm mặt xuống mà đi" về nhà nằm vật ra giường , tủi thân khi nhìn đàn con ," chúng nó cũng là trẻ con làng

Việt gian đấy ư?"

-Suốt mấy ngày hôm sau , ông Hai không dám đi đâu ,

nghe ngóng binh tình bên ngoài "Một đám đông túm lại ,

ông cũng để ý , dăm bảy tiếng cười nói xa xa , ông cũng chột dạ"

-> Tác giả đã diễn đạt rất cụ thể nỗi ám ảnh -> Sợ hãi thường xuyên -> đau xót , tủi hổ trước tin làng theo giặc

4.Củng cố , hướng dẫn :

- Nắm nội dung bài

Trang 3

-Tìm hiểu tiếp nội dung truyện :Tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông Hai -Giá trị chung của truyện

Làng

(Kim Lân)

(Tiết 2)

A Mục tiêu: Giúp học sinh :

1.Kiến thức:

- Cảm nhận được tình yêu quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến

ở nhân vật ông Hai trong truyện Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chuiến chống Pháp

- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: Xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật

3.Thái độ:

- Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước

B Chuẩn bị:

1.Thầy: soạn bài

2.Trò: Soạn bài, làm bài tập.

C Tiến trình dạy học:

1.ổn định: (1').

2.Kiểm tra bài cũ; (5').

? Nêu tình huống đặc sắc của truyện "Làng"- Kim Lân?.

3.Bài mới: (36').

?Sự mâu thuẫn giữa tình yêu làng

và tình yêu đất nước trong tâm

b Tình yêu làng quê và tình yêu nước của ông Hai

-Khi nghe tin làng theo giặc, hai tình cảm ấy đã dẫn đến một cuộc sung đột nội tâm ở ông Hai Ông

Trang 4

trạng ông Hai diễn ra như thế nào?

?Ông Hai còn lâm vào tình thế bế

tắc như thế nào?

?Cách giải toả tâm trạng tạm thời

của ông?

?Những lời trò chuyện với đứa con

út thể hiện những tình cảm gì trong

tâm trạng ông Hai?

?Tâm lí nhân vật được thể hiện qua

những phương tiện nào?

?Diễn biến tâm trạng của nhân vật

có hợp lí không?

?Đặc điểm về ngôn ngữ trong

truyện?

(Học sinh thảo luận)

?Ngôn ngữ của ông Hai có tác

dụng như thế nào trong việc xây

dứt khoát "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây

mất rồi thì phải thù" Tình yêu nước-> tình yêu

làng Nhưng vẫn không dứt được tình yêu làng ->Đau xót, tủi hổ

-Tình thế bế tắc, tuyệt vọng khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi

Đi đâu? -> Không ai muốn chứa

Về làng ? -> Theo giặc

=> Mâu thuẫn nội tâm, tình thế phải giải quyết

-Ông Hai trò chuyện với đứa con út: Thực chất là lời tự nhủ với mình

+Tình yêu sâu nặng với làng chợ Dầu (Ông muốn

đứa con nhỏ ghi nhớ câu: "Nhà ta ở làng Chợ Dầu"

+Thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà

biểu tượng là Cụ Hồ( "Anh em đồng chí ") thiêng liêng, bền vững ("Chết thì chết có bao giờ dám

đơn sai")

c.Nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật

* Miêu tả tâm lí;

- Hành động, ngôn ngữ độc thoại và đối thoại

-Đặt nhân vật vào tình huống thử thách để bộc lộ chiều sâu tâm trạng

-Diễn tả đúng và gây ấn tượng mạnh về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật->Am hiểu người nông dân và thế giới tinh thần của họ

* Ngôn ngữ:

-Mang đậm tính khẩu ngữ trong lời ăn tiếng nói của người nông dân

-Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu (lời trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của ông Hai)

-Ngôn ngữ của ông Hai: - Nét : Nông dân

- Cá tính

=> Sinh động

Trang 5

dựng nhân vật?

?Giá trị nội dung của truyện?

?Giá trị nghệ thuật của truyện?

?Tình yêu làng của ông Hai có

những nét riêng nào?

?Sưu tầm một số câu ca dao, bài

thơ, văn về tình yêu làng quê, đất

nước?

III Tổng kết Ghi nhớ sách giáo khoa.

1.Nội dung:

-Truyện thể hiện chân thực, sinh động một tình cảm bền chặt, sâu sắc là tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến qua nhân vật ông Hai

2.Nghệ thuật:

-Tạo tình huống

-Miêu tả tâm lí nhân vật

-Ngôn ngữ sinh động

-Cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên

IV Luyện tập:

* Nét riêng trong tình cảm quê hương trong truyện

"làng".

-Tình yêu trở thành niềm say mê, hãnh diện, thành thói que khoe làng mình

-Tình yêu làng đặt trong tình yêu nước, thống nhất với tinh thần kháng chiến khi đất nước đang bị xâm lược và cả đất nước đang tiến hành cuộc kháng chiến

+ Một số bài thơ, ca dao VD

"Nhớ con sông quê hương"- Tế Hanh

4.Củng cố- hướng dẫn: (3')

-Nắm nội dung bài

-Soạn bài tiếp theo."Phần tiếng việt- chương trình địa phương"

Ngày đăng: 15/05/2019, 22:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w