Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 87 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
87
Dung lượng
396,5 KB
Nội dung
(TỪ THẾ KỈ XIII ĐẾN NHỮNG NĂM CỦA THẬP NIÊN 80) MỤC LỤC Chương I. Từ khôi phục độc lập đến kí các hiệp ước bất bình đẳng với các nước phương Tây (1768 – 1855) Chương II. Xiêm ký các hiệp ước bất bình đẳng Các cường quốc mưu toan chia xẻ lãnh thổ Xiêm (1865 – 1896) Chương III. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghóa phát triển. Đấu tranh ngoại giao xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng (1896 – 1917) Chương IV. Chế độ quân chủ bò khủng hoảng (1918 – 1932) Chương V. Cuộc cách mạng 1932 Chương VI. Tình hình TháiLan cho đến tháng 12.1941 Chương VII. TháiLan trong những năm chiến tranh Thái Bình Dương (1942 – 1945) Chương VIII. Cao trào dân chủ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc đảo chính quân sự 1947 – 1948 Chương IX. TháiLan trong thời kì chế độ độc tài quan liêu quân sự được xác lập (1948 – 1958) Chương X. Chế độ độc tài quan liêu- quân sự Sarit Thanarat và Thanom Kittikachorn (1958 – 1973) Chương XI. TháiLan trong thập niên 1970 và 1980 2 CHƯƠNG I TỪ KHÔI PHỤC ĐỘC LẬP ĐẾN KÝ CÁC HIỆP ƯỚC BẤT BÌNH ĐẲNG VỚI CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY (1768 – 1855) _______________________ I.1. CÁC CUỘC CHIẾN TRANH BÀNH TRƯỚNG CHỐNG CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG. Năm 1768, sau khi cầm đầu cuộc kháng chiến đánh đuổi quân chiếm đóng Miến Điện, P’ya Taksin (1) lên ngôi vua, đặt kinh đô tại Thonburi. Ngay sau đó, ông lần lượt đánh dẹp các thế lực phong kiến đòa phương đã nhân cơ hội triều đình trung ương bò quân Miến Điện đánh bại để nổi lên cát cứ. Năm 1779, sự nghiệp này hoàn thành, đất nước được thống nhất trở lại. Nhưng thay vì bắt tay vào việc tái thiết quốc gia, P’ya Taksin lại quay sang can thiệp vào công việc nội bộ của các nước lân bang hầu xác lập thế chủ tôn. Năm 1773, ông mang quân sang Campuchia lật đổ Outey, đưa Ang Non II lên làm vua. Từ ngày 1.1.1775 đến ngày 9.1.1776, Xiêm (2) và Miến Điện đánh lẫn nhau để giành thành phố Chiêng Mai. Năm 1778, quân Xiêm tràn qua xâm chiếm Viên Chăng và buộc Luông Phabẳng làm chư hầu. Các cuộc chiến tranh trên hoàn toàn không củng cố được quyền lực vừa giành được, như Taskin mong muốn, mà chỉ làm mâu thuẫn trong nước thêm phần gay gắt trong tình thế đất nước vừa thoát khỏi cơn binh lửa. Năm 1781, một cuộc nổi dậy lớn đã bùng nổ ngay tại kinh đô. Tướng Chakri đã vội đưa lực lượng Xiêm đang chiếm đóng Campuchia trở về nước dập tắt cuộc khởi nghóa và nhân cơ hội đó truất phế luôn Taksin để lên ngôi dưới niên hiệu là Rama I (1782-1809), lập ra triều đại mới còn tồn tại đến ngày nay, đó là triều đại Chakri, đóng đô tại Bangkok. Cũng giống như Taksin, việc làm đầu tiên của Rama I là tìm cách chiếm đoạt lãnh thổ các nước láng giềng. Năm 1795, lợi dụng tình hình ở Campuchia bò rối ren vì sự tranh chấp giữa ba quan đại thần trong triều, Rama I đã giúp vua Ang Eng giành lại ngai vàng để được quyền sáp nhập các tỉnh Battambang, Angkor, Mongkol Borei và Sisophon. Từ đó, 1 () P'ya Taskin là một viên quan gốc Hoa. Tên ông được phiên âm sang tiếng Việt là Trònh Quốc Anh. 2 () Từ ngày 24.6.1939 đổi tên thành Thái Lan. Từ ngày 7.9.1945 lấy lại tên cũ là Xiêm. Từ năm 1949 trở lại, dùng tên Thái Lan. 3 Campuchia trở thành nước chư hầu của Xiêm cho đến năm 1813, khi vua Ang Chan II lên ngôi nhờ sự trợ lực của quân Đại Nam. Ảnh hưởng của Xiêm vì thế mà bò suy giảm, nhưng đổi lại Xiêm đã sáp nhập toàn bộ lãnh thổ nằm giữa dãy Dangrek và vùng Promn Tep, các tỉnh Mlou Prei, Tonlé Repou và Stung Treng; như vậy Campuchia không còn biên giới chung với Lào nữa. Rama III (1824-1851) đã tìm đủ cách lập lại đòa vò thống trò của Xiêm ở Campuchia. Chính sách cứng rắn và khắc nghiệt của Minh Mạng đối với Campuchia đã tạo thêm điều kiện thuận lợi cho đường lối bành trướng của Rama III. Kết quả là tháng 12.1845, sau bốn tháng đánh nhau, Việt Nam và Xiêm đã đồng ý chia xẻ ảnh hưởng ở Campuchia, nhưng trên thực tế nước này dần dần trở thành chư hầu của Đại cho đến khi bò Pháp chiếm. Từ năm 1818, Rama II (1809-1824) đã tìm cách bành trướng xuống phía nam, chống lại các sultanat trên bán đảo Malaya. Năm đó, Rama II đã ra lệnh cho Sultan Kedah vốn là chư hầu của Xiêm mang quân xâm lấn Sultanat Perak, để rồi năm 1821 đến lượt Kedah bò quân Xiêm xâm chiếm. Xiêm còn lợi dụng lúc ảnh hưởng của Hà Lan ở Perak và Selangor bò suy giảm để đánh chiếm hai sultanat này. Nhưng đây là những sultanat sản xuất thiếc chính của bán đảo nên năm 1826, Công ty Đông Ấn của Anh đã can thiệp chặn đứng hành vi xâm lược của Xiêm. Năm 1832, việc trấn áp cuộc khởi nghóa của nhân dân Patani đã tạo cơ hội cho Xiêm tăng cường thêm ảnh hưởng ở Kelantan và Trengganu. Nhưng cuộc khởi nghóa năm 1838-1839 ở Kedah đã buộc Xiêm, qua trung quan của người Anh, rút lui khỏi Kedah để chỉ còn giữ lại Perlis. Như vậy, trong nửa đầu thế kỉ XIX trên bán đảo Malaya, nơi Anh đã giành được quyền kiểm soát Penang – tỉnh Wellesley, Malacca và Singapore và đang chú ý khai thác thiếc, uy thế của Xiêm đối với các sultanat Bắc Malaya vẫn còn nhưng bắt đầu bò lung lay. Năm 1872, vua Lạn Xạng là Châu A Nụ đã khởi nghóa chống lại ách thống trò của Xiêm. Quân đội của ông đã tràn vào Xiêm và chỉ còn cách Bangkok 100km. Bò phản công, A Nụ phải lui binh và đến lượt lãnh thổ Lạn Xạng bò quân Xiêm tràn sang xâm chiếm. Viên Chăng bò tàn phá nặng nề, còn lãnh thổ Lạn Xạng bò sáp nhập vào Xiêm. Luông Phabăng và Sampátxắc cũng phải thừa nhận chủ quyền của Xiêm. Tình trạng trên kéo dài mãi đến cuối thế kỉ XIX, khi Pháp bắt đầu các hoạt động bành trướng ảnh hưởng ở Lào. I.2. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH VÀ XÃ HỘI. Quyền lực của vua là rất lớn. Với danh hiệu devaraja (vua-thần), nhà vua nắm cả thần quyền và thế quyền. Vua là người sở hữu mọi đất đai trong nước và thần dân sinh sống trên đó. Vua có quyền đề ra luật pháp, quyết đònh chính sách, chọn các quan đại thần . Giúp việc cho vua có cả một bộ máy quan liêu hết sức cồng kềnh. Trước hết là hội đồng thượng thư (senabodi) gồm 5 người: hai thượng thư phụ trách Bộ các 4 tỉnh Miền Bắc (Mahatthai) và Bộ các tỉnh miền Nam (Kralahom). Thực chất đây là hai phó vương thay vua cai trò hai miền này và có nhiệm vụ bảo vệ vùng biên giới giáp ranh với Miến Điện và các tiểu quốc Malaya. Bốn thượng thư còn lại là các chức: Wang phụ trách công việc ở cung điện và tư pháp, Nawas chăm lo thu hoa lợi nông nghiệp, Nakhonban chòu trách nhiệm tình hình kinh đô và Phraklang lúc đầu phụ trách tài chính, sau được giao phó thêm trách vụ phát triển ngoại thương, rồi ngoại giao và cả việc cai trò các tỉnh ven biển gần kinh đô. Các quan lại được chia thành năm thứ bậc mang các danh hiệu khác nhau, cao nhất là Chao Phraya, rồi đến Phraya, Phra, Luâng và Khun. Họ được quyền sử dụng (chứ không phải quyền sở hữu) một số ruộng đất không được quá 1600ha. Nhân dân gồm các giai cấp và tầng lớp khác nhau. Dưới cũng là nô lệ chiếm 1/3 dân số. Thực ra tình cảnh của người nô lệ và người nông dân không khác gì nhau. Cả hai đều phải thực hiện các nghóa vụ phong kiến đối với giai cấp thống trò – trong đó có nghóa vụ chính là lao dòch, binh dòch và đóng thuế. Do dân số ít (9 người trên 1km 2 ) và đất bỏ hoang còn nhiều, mâu thuẫn giữa đòa chủ và nông dân chưa đến mức trở nên gay gắt như ở một nước láng giềng. Nền kinh tế Xiêm trong nửa đầu thế kỉ XIX còn mang nặng tính chất tự nhiên. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính. Ngoài ra nông dân còn một nguồn thu nhập khác là những ngành nghề thủ công vẫn chưa hoàn toàn tách khỏi nông nghiệp. Tuy vậy, những mầm mống của nền kinh tế hàng hóa có từ thời Ayuthaya đã bắt đầu phát triển nhiều trong nửa đầu thế kỉ XIX. I.3. NỘI THƯƠNG. Trung tâm trao đổi hàng hóa lớn nhất là Bangkok. Quan hệ thương mại giữa kinh đô và miền Nam rất phồn thònh. Các sản phẩm quặng (thiếc, chì), hồ tiêu, bông gòn đã được chở từ miền Nam lên kinh đô. Nhà truyền giáo người Hà Lan C. Gutzlaff đã viết trong bút ký của ông: “Miền Nam buôn bán rất nhiều với Bangkok. Những sản phẩm như ngà voi, vàng, da hổ, hương liệu . được chở đến kinh đô trên những chiếc thuyền lớn, để đổi lấy những sản phẩm công nghiệp của Ấn Độ và châu Âu và một vài sản phẩm thủ công nghiệp của Xiêm”. Ở phía bắc, trung tâm thương mại tập trung ở một vài thành phố lớn như Chiêng Mai, Nan, Lakon, còn ở phía đông có thành phố Corat. Nhà truyền giáo H. Mouhot viết: “Từ Ubon, Bassak, Yasoton, các làng bản Lào hàng hóa đã đổ về đây (tức Corat), chủ yếu là lụa, dù chất lượng kém”. Quan hệ trao đổi hàng hóa phát triển đã thúc đẩy hoạt động trung gian của tư bản thương mại và qua đó dần tạo ra một thò trường thống nhất trong cả nước. Tầng lớp 5 thương nhân trung gian xâm nhập cả vào những chốn xa xôi hẻo lánh nhất. Tuy nhiên họ vẫn còn hoạt động rất phân tán và tản mạn. Theo số liệu được ghi lại trong nhật ký của Crawfurd thì trong nửa đầu thế kỉ XIX cả nước chỉ có khoảng 6 vạn người sinh sống bằng nghề trao đổi hàng hóa. Tầng lớp thương nhân ở Xiêm chủ yếu là người Hoa. Họ được tự do hơn người bản xứ vốn vẫn bò các quan hệ phong kiến ràng buộc. Thương mại là hoạt động mang lại nhiều lãi, vì mức chênh lệch giá các mặt hàng giữa các tỉnh và trung tâm là rất lớn. Mouhot viết: “Thương mại làm cho rất nhiều người trở nên giàu có, mặc dù lúc đầu nghèo khó, nhưng chỉ sau vài chuyến mua bán theo sự đặt hàng là đủ để họ có một số vốn”. Do quan hệ phong kiến còn giữ đòa vò thống trò mà thương mại trở thành nguồn quan trọng tăng thu nhập cho giai cấp phong kiến. Thương nhân mau chóng bò lệ thuộc vào phong kiến và trở thành kẻ trung gian giữa giai cấp này và thò trường. Mouhot viết: “Ở Bangkok cũng như Corat, tất cả đều kết thúc bằng cách rốt cuộc vàng trở về tay các quan lại”. Tuy nhiên, quy luật vẫn là ách thống trò phong kiến luôn gây trở ngại cho sự phát triển của thò trường nội đòa. Các tỉnh ngăn cách với nhau bằng các trạm thuế. Thương nhân gánh chòu chế độ thuế má phù lạm của các đòa phương. I.4. NGOẠI THƯƠNG. Từ cuối thế kỉ XVIII, ngoại thương trở thành một trong những nguồn làm giàu chính của phong kiến. Đây là hoạt động kinh tế độc quyền của giai cấp này từ triều vua Prasat T'ong (1630-57). J. Crawfurd nhấn mạnh trong ký sự của ông: “Vua Xiêm là thương nhân độc quyền: trong một số trường hợp, ông sử dụng độc quyền đối với sản phẩm; trong một số trường hợp khác, ông dùng ảnh hưởng của mình để gom hàng hóa với giá rẻ hơn trên thò trường; và trong một số trường hợp khác nữa, ông nhận được hàng hóa bằng con đường thuế má và cống nạp”. Nhà vua độc quyền một số mặt hàng như thiếc, ngà voi, gỗ quý, đậu khấu . Từ cuối thế kỉ XIX, thêm một số hàng hóa khác được cuốn hút vào ngoại thương như: sắt và những sản phẩm của nó. Việc buôn bán những mặt hàng này do người Hoa nắm giữ. Ngoài vai trò là trung tâm của nội thương, Bangkok cũng là trung tâm của ngoại thương. M. Pallegoix viết: “Khó tìm ra được một hải càng nào khác rộng như vậy, kín đáo như vậy và đủ chỗ cho hàng ngàn tàu thuyền”. Hàng trăm tàu thuyền từ các nước phương Đông và châu Âu chở đến Bangkok các loại hàng hóa để đổái lấy sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của Xiêm. Tuy bò chế độ độc quyền phong kiến cản trở, ngoại thương giữa Xiêm và các nước châu Âu phát triển không ngừng. Tình hình này đã tác động đáng kể đến Xiêm vào giữa thế kỉ XIX, thể hiện trước hết qua vai trò của cộng đồng người Hoa. 6 Bắt đầu có mặt ở TháiLan ngay từ đầu thế kỉ XIV, người Hoa sinh sống chủ yếu bằng nghề buôn bán và khai thác thiếc hoặc hành nghề thủ công. Dưới thời đại ba vò vua đầu triều Chakri, người Hoa được khuyến khích di cư sang Xiêm và được tin dùng rộng rãi trong các hoạt động thương mại và hàng hải. Mọi khách nước ngoài đến Bangkok vào những năm 1820 đều nói rằng hầu như toàn bộ dân sinh sống bằng nghề buôn bán ở thành phố đều là người Hoa, từ những thuyền tạp hóa trôi nổi trên các kênh đào cho đến những cửa hiệu bán sỉ to lớn (3) . Người Hoa còn chiếm vò trí ưu thế trong cả ngành trồng các loại cây công nghiệp hướng ra xuất khẩu như hồ tiêu, mía, bông, thuốc lá và khai thác thiếc. Người ta ước tính rằng trong những năm 1840, hoạt động kinh tế của người Hoa đã cung cấp một khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Xiêm. Để có được nhiều sản phẩm dư thừa xuất khẩu ra bên ngoài, tất nhiên người Hoa khó có thể duy trì phương thức phong kiến cố thủ. Họ đã xây dựng những đồn điền rộng lớn, dùng tiền thuê mướn nhân công. Cả những người Hoa được nhà vua tuyển dụng vào các hoạt động thương mại và hàng hải cũng được trả công bằng tiền. Như vậy cho đến nửa đầu thế kỉ XIX, cộng đồng người Hoa đã xây dựng được một nền kinh tế tiền tệ tồn tại song song với nền kinh tế tự nhiên của tộc người Thái. Đó cũng là những mầm mống tư bản chủ nghóa đầu tiên trong nền kinh tế Xiêm. Bản thân các vua triều Chakri cũng là những nhà buôn lớn và rất chú trọng đến việc thu thuế bằng tiền. “Không thể đưa ra số liệu chính xác phần thuế thu được bằng tiền, nhưng có thể xác quyết rằng phần thuế thu được bằng tiền dưới thời Rama III lớn hơn dưới thời Rama II” (4) . I.5. SỰ XÂM NHẬP CỦA CÁC CƯỜNG QUỐC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VÀ CHÍNH SÁCH CỦA GIỚI CẦM QUYỀN XIÊM. Để bảo vệ độc quyền về ngoại thương của mình, các vua đầu triều Chakri đã tỏ ra không có thiện cảm lắm đối với các đề nghò xin thiết lập quan hệ thương mại của các nước tư bản phương Tây, tuy Xiêm La vẫn tiến hành những hoạt động trao đổi hàng hóa với các thương nhân châu Âu riêng lẻ. Sau khi chiếm được đảo Penang và tỉnh Wellesley trên bán đảo Malaya, Anh là nước đầu tiên mong muốn có những quan hệ thương mại chính thức với Xiêm. Năm 1822, một phái bộ của Anh do John Crawfurd cầm đầu, đã đến Bangkok với nhiệm vụ “mở cửa” cho hàng hóa Anh tràn vào. Crawfurd rất muốn kí kết với Xiêm một thương ước đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho thương nhân Anh (đánh thuế sử dụng cảng ở mức 6-8%, còn hàng hóa thì miễn thuế), xóa bỏ độc quyền ngoại thương của vua Xiêm, dành quyền đặc miễn tài phán cho công dân Anh cư trú trên lãnh thổ Xiêm, bù lại Anh hứa sẽ bán vũ khí cho Xiêm. Cuối cùng vì vua Xiêm không thuận cho thương 3 () Dẫn lại theo John F. Cady. Shoutheast Asia, Its historical Development, N.Y: Mc Graw – Hill Book company, 1964, p.331. 4() W. Vella, Siam Under Rama III, 1824-51, N.Y.: Ausgustin, Loust to Valley, 1957, p.20-21. 7 nhân Anh hoàn toàn tự do hoạt động mua bán trong nước mình mà cuộc đàm phán giữa hai bên đã thất bại. Ba năm sau cuộc chiến tranh đầu tiên giữa thực dân Anh và phong kiến Miến Điện đã kết thúc bằng sự đại bại của Miến Điện. Biến cố này đã làm cho giới cầm quyền Xiêm rất lo sợ. Theo những tin tức mà H. Burney, người cầm đầu phái bộ Anh có nhiệm vụ thuyết phục vua Xiêm ký hiệp ước thương mại và hỗ trợ cho Anh đánh Miến Điện, nhận được thì Rama III đã bày tỏ ý kiến như sau: “Nếu Miến Điện, với dân số đông gấp 10 lầnTháiLan mà còn không đương đầu nổi với người Anh hiện đang ở cận sát Xiêm, thì phỏng chúng ta có thể làm gì với lực lượng ít ỏi của mình?” (5) . Nhưng ý muốn nhượng bộ của vua Xiêm đã vấp phải sự chống đối quyết liệt từ các thương nhân trong nước, nhất là từ phía các thương nhân người Hoa mà ảnh hưởng trong giới thống trò người Thái mỗi ngày mỗi lớn dần. Bên cạnh đó Anh lại không chòu thỏa mãn yêu sách của Xiêm đòi chiếm bờ biển Tenasserim của Miến Điện. Kết quả là thương ước kí ngày 20.6.1826 không mang lại cho Anh những nhượng bộ mà nước này mong muốn. Thuế đánh vào hàng hóa mà thương nhân Anh mua vào hay bán ra trên lãnh thổ Xiêm không có gì là ưu đãi so với thương nhân các nước Tây Âu khác, chỉ có điều là họ được phép mua bán nhiều mặt hàng hơn và với số lượng lớn hơn lúc trước. Sau Anh, người Mó cũng đã thuyết phục được Rama III ký một thương ước với nội dung tương tự ngày 20.3.1833. Rõ ràng là vua tôi Rama III muốn tìm nguồn nhập vũ khí và một lực lượng đối trọng với Anh. Để cạnh tranh với các thương nhân nước ngoài, vua và các quan lại cao cấp trong triều đã tăng cường các hoạt động thương mại của họ đến mức năm 1849, trong số 19 tàu buồm vuông đến Bangkok chỉ còn 5 là của người Anh, trong khi năm 1838 thì tỉ lệ ngược lại (6) . Thuế đánh vào hàng hóa phương Tây nặng đến mức chúng không sao cạnh tranh với hàng hóa người Xiêm và người Hoa. Sau năm 1838, không còn một tàu Mó nào vào Bangkok. Còn công ty thương mại của Anh thì từ 1840 hoạt động bò giảm đi nhiều và nó đã phải tìm cách buôn lậu ma túy để bù vào doanh số bò giảm (7) . Các thương ước trên không hề làm dòu đi nỗi lo sợ của vua quan triều Chakri, Nỗi e sợ này càng tăng thêm vì thất bại của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Nha phiến (1840 – 1842). I.6. VUA MONGKUT LÊN CẦM QUYỀN. 5 () H. Burney, The Burney Papers, Vol.Ii, Pt IV, p.12. 6 () P. Fistié, Le Thailande, ed. P.U.F. Paris, 1963, p.50. John F. Cade, Op.cit, p.340. 7 () P. Fistié, Op.cit, pp.50-51. 8 Đầu những năm 1850, tình hình đối nội của Xiêm trải qua những thay đổi lớn, gắn liền với bệnh trạng và cái chết của Rama III. Lúc này phong kiến Xiêm chia làm hai phe: phe thứ nhất do quan đại thần Somdet Ong Noi cầm đầu, có thu nhập lệ thuộïc vào sự khống chế nền kinh tế ở các tỉnh, chủ trương duy trì những ưu đãi phong kiến õõ, chống lại việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước châu Âu. Phe thứ hai cũng do một quan đại thần rất có thế lực là Pya Suruwongse lãnh đạo. Ông này tin rằng kỹ thuật là phương tiện duy nhất đảm bảo cho Xiêm không bò phương Tây chinh phục. Đây là phe mà quyền lợi gắn bó với nền thương mại và tiểu thủ công nghiệp. Giới tư bản thương nhân đang hình thành ủng hộ họ. Phe này không loại trừ một cuộc xung đột vũ trang với phương Tây và họ đã tích cực chuẩn bò cho việc này. Họ chủ trương tiến hành một số cải cách ôn hòa trong lónh vực tài chính, hành chính, tổ chức lại quân đội, tăng cường hạm đội . Họ ủng hộ việc lên cầm quyền của Mongkut, em vua Rama III. Đây là người có trình độ học vấn cao. Ông nghiên cứu chủ thuyết, triết học và mỹ học Phật giáo. Nhờ đọc được tiếng Anh, ông đã làm quen với công công trình của Euclide và Newton về thiên văn học. Thông qua các nhà ngoại giao, thương nhân và nhà truyền giáo châu Âu, ông đã đọc được những sách viết về các thành tựu khoa học mà họ đưa vào Xiêm. Theo một vài người châu Âu, trong nhà ông có nhiều đồ vật sản xuất tại Anh hoặc Mó (8) . Đầu tháng 4.1851, Rama III qua đời, Nhờ sự ủng hộ của giới thương nhân và có chỗ dựa trong quân đội, Mongkut đã đánh bại đối thủ và lên ngôi với vương hiệu Rama IV (1851 -1868). Biến cố này cho thấy phe cải cách đã thắng. Sau khi lên cầm quyền, chính sách kinh tế của Rama IV là mở rộng nền kinh tế hàng hóa trong cả nước bằng cách xoá bỏ một phần độc quyền của giai cấp phong kiến. Năm 1852, nhà vua đã ban hành sắc dụ bãi bỏ việc cấm xuất khẩu gạo và độc quyền mua đường trước đây của phong kiến. Tuy nhiên, những cải cách đầu tiên này chưa kòp phát huy tác dụng của chúng thì các nước tư bản thực dân phương Tây, đi đầu là Anh, đã mưu tính chiếm đoạt lãnh thổ Xiêm. 8 () F. Browning, The Kingdom and People of Siam with a narrative of the mission to that country in 1855, vol. I, London, 1857, pp.410-11. Malcolm, Travels in South-Eastern Asia; entracing Hindustan, Malaya, Siam and China, vol. I, London, 1839, p.137 9 CHƯƠNG II XIÊM KÍ KẾT CÁC HIỆP ƯỚC BẤT BÌNH ĐẲNG __ CÁC CƯỜNG QUỐC MƯU TOAN CHIA XẺ LÃNH THỔ XIÊM (1855 – 1896) ______________________ II.1. CÁC HIỆP ƯỚC BẤT BÌNH ĐẲNG KÝ GIỮA XIÊM VÀ CÁC NƯỚC TƯ BẢN PHƯƠNG TÂY. Vào giữa thập niên 1850, giống như các nước Đông Nam Á láng giềng, Xiêm cũng chòu một sức ép rất lớn từ các cường quốc tư bản phương Tây, nhất là từ phía Anh vốn đang đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Miến Điện và các tiểu quốc Malaya. Vấn đề bây giờ không còn chỉ là gây sức ép để mở các cảng cho thương nhân vào buôn bán, mà là chiếm đoạt lãnh thổ. Tháng 3.1855, thống đốc Hongkong là John Bowring đã chỉ huy một đoàn tàu gồm hai pháo hạm kéo đến Bangkok. Thực tâm thì Anh chưa tính đến chuyện gây chiến với Xiêm. Vả chăng Rama IV cũng đã ý thức được tình trạng nguy cấp của đất nước trước dã tâm xâm lược của thực dân. Ngay từ tháng 7.1854, ba tháng sau khi nhận được thư của Bowring đề nghò thương lượng về vấn đề quan hệ giữa hai nước, Rama IV đã gửi thư phúc đáp tuyên bố sẵn sàng gặp ông ta. Không đầy một tháng sau, ngày 18.4.1855, hai bên đã ký hiệp ước. Phần đầu của hiệp ước cho phép Anh có quyền đặc miễn tài phán: kiều dân Anh sinh sống ở Xiêm từ nay sẽ do tòa lãnh sự Anh chòu trách nhiệm về mặt tư pháp. Phần thứ hai mở cửa thò trường Xiêm cho hàng hóa Anh tràn vào với số lượng không hạn chế. Thuế đánh vào hàng hóa mà Anh đưa vào cũng như đưa ra khỏi Xiêm không được quá 3% giá thò trường, thuốc phiện được phép nhập miễn thuế. Kiều dân Anh được tự do trong việc tổ chức dò tìm và khai thác khoáng sản ở bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Xiêm. Tàu chiến Anh được phép vào cửa sông Mênam và buông neo ở pháo đài Paknam. Như vậy là toàn bộ vònh Xiêm La từ nay coi như bò hạm đội Anh ở Viễn Đông khống chế. Sau đó Xiêm đã lần lượt kí các hiệp ước bất bình đẳng tương tự (quyền đặc miễn tài phán của người Âu, lập tòa lãnh sự, không đánh thuế quá 3% hàng hóa mà thương nhân châu Âu mua vào và bán ra) với các nước Mó và Pháp năm 1856, Đan Mạch (1858), Bồ Đào Nha (1959), Hà Lan (1860) và Phổ (1862), Bỉ, Na Uy, Thụy Điển và Italia (1868), Đức (1872). Năm 1867, Xiêm còn kí với Pháp hiệp ước thừa nhận chủ quyền của Pháp ở Campuchia. 10 [...]... cả đối thủ tả (những người tiểu tư sản dân chủ) và hữu (lực lượng bảo hoàng của cánh só quan theo xu hướng tự do cải cách) Kể từ đây, chỗ đứng của phe só quan quân đội trong nền chính trò Thái Lan đã được xác lập và tiếp tục bền vững đến ngày nay Trong số những só quan mau chóng chiếm được vò trí hàng đầu trên chính trường Thái Lan, nổi lên Phibon Songram mà tháng 9.1934 trở thành bộ trưởng Chiến tranh... xã hội sâu rộng Mục tiêu của cánh là thành lập một chính thể quân chủ lập hiến mô phỏng chế độ Đức hoàng Cầm đầu cánh bảo thủ là các đại tá Praya Phahon Phonphaynhasena, Praya Song Sudarat Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã làm cho tình hình Thái Lan thêm căng thẳng II.8 CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 192 9- 1933 VÀ TÌNH TRẠNG TÀI CHÍNH TỒI TỆ Những hậu quả tích tụ lại từ hai vụ mùa thất thu liên tiếp... các hậu quả tai hại của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm cho giá trò xuất 25() O Fistié, Op.cit, p.71 29 khẩu của gạo giảm từ 201 triệu bạt (192 7-1 928) sụt xuống còn 103 triệu (193 0-1 931) (26) , của cao su giảm từ 5-6 triệu hàng năm xuống còn gần 40 vạn (193 2-1 933) (27) Là nguồn cung cấp đến 80% tổng giá trò hàng xuất khẩu, sự suy yếu của gạo và cao su tất ảnh hưởng xấu đến đời sống của mọi tầng lớp... và nhỏ Nền tài chính trong nước theo đó mà trở nên tồi tệ Thu nhập của ngân sách từ 104,9 triệu bạt (192 9-1 930) sụt xuống còn 78,9 triệu (193 1-1 932) (28) Chính phủ đã đối phó bằng cách giảm bớt khoản chi tiêu mà trước hết nhằm vào quân đội – từ 21 triệu bạt (192 9-1 930) bò cắt còn 12,75 triệu (193 2-1 933) – và bộ máy hành chính: một số viên chức bò sa thải, lương của những người còn lại bò giảm 10%, ngoài... của cuộc cách mạng phản đế phản phong Trung Quốc Không ít người trong số họ là người lai Thái- Hoa Sau chiến tranh, tư bản nước ngoài, nhất là tư bản Anh, đã tăng cường xâm nhập vào nền kinh tế Xiêm Đó là cơ sở kinh tế và chính trò khiến nội dung chống đế quốc của chủ nghóa dân tộc phong kiến-quân chủ của quý tộc Thái vẫn còn thu hút đa số nông dân, dù rằng hệ tư tưởng này đã tỏ ra hết sức phản động... nhóm khác trong nước: đó là đội ngũ só quan quân đội vốn rất tán đồng quan điểm tự do-cải cách của giai cấp tư sản dân tộc CHƯƠNG VI TÌNH HÌNH THÁILAN CHO ĐẾN THÁNG 12.1941 _ 34 VI.1 PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Tuy lực lượng quần chúng hoàn toàn không được chú ý huy động trong cuộc Cách mạng 1932, bản thân biến cố lòch sử này vẫn trở thành điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh của họ đòi tiến hành... nhau 22 trong những năm sau đó và nhất là thái độ của chính phủ Xiêm đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á tỏ cho thấy Xiêm vẫn còn phụ thuộc ở mức độ nhất đònh về kinh tế, chính trò và ngoại giao vào hai cường quốc thực dân lớn trong vùng CHƯƠNG IV 23 CHẾ ĐỘ QUÂN CHỦ PHONG KIẾN BỊ KHỦNG HOẢNG (191 8- 1932) _ IV.1 TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI Trong thời kì được xem xét ở đây,... triệu tikan (191 3-1 4) Hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo (chiếm 77% tổng giá trò), tiêu (10%), da thú Xiêm chủ yếu buôn bán với Anh và các thuộc đòa của nước này – Singapore và Hongkong - (8 0-8 5% giá trò hàng xuất khẩu và 7 2-7 9% hàng nhập khẩu) Do dân ít mà diện tích đất đai lại rộng nên vấn đề ruộng đất của nông dân ở Xiêm không đăït ra một cách gay gắt như ở những nước Đông Nam Á khác Từ năm 1900 đến... cả những trở ngại đã kìm hãm sự phát triển của tư sản dân tộc Thái Lan Trong những năm 1920 – đầu những năm 1930, do đa số họ đều là những nhà tư sản nhỏ có gốc tích từ đòa chủ mà ra và quyền lợi chưa thực sự mâu thuẫn đến độ gay gắt với quần chúng nông dân do chỗ vấn đề ruộng đất chưa nổi lên chiếm vò trí hàng đầu trong đời sống chính trò-xã hội Xiêm Đó là nguyên nhân khiến cho cuộc đấu tranh chống... cuộc cách mạng 192 5-2 7 ở Trung Quốc, một số không ít nhà hoạt động cách mạng cánh tả, trong đó có cả những người chòu ảnh hưởng của tư tưởng Mác-Lênin của Trung Quốc đã chạy sang Xiêm lánh nạn Chính họ là những người góp phần hình thành nên phong trào cộng sản Xiêm về mặt tổ chức và tư tưởng Khoảng năm 1928, Hiệp hội Thanh niên Cộng sản đã được tổ chức nhằm tuyên truyền học thuyết Mác-Lênin trong giới . cách mạng 1932 Chương VI. Tình hình Thái Lan cho đến tháng 12.1941 Chương VII. Thái Lan trong những năm chiến tranh Thái Bình Dương (1942 – 1945) Chương. Từ ngày 24.6.1939 đổi tên thành Thái Lan. Từ ngày 7.9.1945 lấy lại tên cũ là Xiêm. Từ năm 1949 trở lại, dùng tên Thái Lan. 3 Campuchia trở thành nước