Quá trình chuyển đổi của Thái Lan từ chế độ phong kiến sang chế độ quân chủ lập hiến

MỤC LỤC

NHỮNG HẬU QUẢ XÃ HỘI VÀ KINH TẾ CỦA CÁC HIỆP ƯỚC BẤT BèNH ẹAÚNG

Những hiệp ước bất bình đẳng mà Xiêm đã kí với các nước tư bản thực dân phương Tây trong nửa sau thế kỉ XIX đã dọn đường cho chủ nghĩa tư bản các nước này xâm nhập vào Xiêm, cuốn hút Xiêm vào thị trường tư bản chủ nghĩa như là thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm của nền công nghiệp các nước tư bản phát trieồn. Quá trình này mang những đặc điểm chung của một nước nửa thuộc địa, như quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy diễn ra rất chậm, nền kinh tế bị lệ thuộc vào chủ nghĩa tư bản phương Tây, và đặc điểm riêng của Xiêm như cơ sở xã hội để trên đó hình thành quan hệ tư bản chủ nghĩa chính là tầng lớp thương nhân Hoa kiều vốn trước đây là cơ sở xã hội chính của quan hệ hàng hóa-tiền tệ.

NHỮNG CẢI CÁCH DƯỚI TRIỀU RAMA V

Những quyền hạn phong kiến trước đây của xã trưởng và trưởng làng như huy động nhân dân đi làm những việc công ích, thu thuế bằng một phần hoa lợi của nông dân, một phần sản phẩm của thợ thủ công, một phần hàng hóa của thương nhân. Để thực hiện những cải cách kinh tế và chính trị theo phương hướng tư bản chủ nghĩa nói trên, chính phủ cần rất nhiều tiền mà hệ thống tài chính kiểu phong kiến tất nhiên không thể đáp ứng nổi.

ANH VÀ PHÁP CHIA VÙNG ẢNH HƯỞNG Ở XIÊM

Nếu muốn hiểu vì sao Xiêm vẫn tồn tại như là nước độc lập duy nhất ở vùng Đông Nam Á thì chính đây mới thực là nguyên nhân chủ yếu, vì cơ bản mà nói chế độ phong kiến Xiêm với những cơ chế lỗi thời của nó về quân sự, chính trị và những mâu thuẫn xã hội gay gắt trong nửa sau thế kỉ XIX không cho nó đủ sức chống đỡ nổi một cuộc chiến tranh xâm lược trực tiếp từ phía chủ nghĩa tư bản phương Tây. Nguồn gốc của tính linh hoạt này nằm ở chỗ triều đại Chakri có nhiều quyền lợi gắn bó với hoạt động ngoại thương, cũng như việc tiếp xúc tương đối sớm với khoa học, kỹ thuật và tư tưởng phương Tây của các vị hoàng thân tiến bộ, là sự tồn tại của nền kinh tế tiền tệ của cộng đồng người Hoa.

CHẾ ĐỘ QUÂN CHỦ PHONG KIẾN BỊ KHỦNG HOẢNG (1918- 1932)

    Sự cạnh tranh của tư bản nước ngoài, nhu cầu ít ỏi của thị trường nội địa, sự cản trở của các quan hệ phong kiến còn tồn tại nhiều ở cả nông thôn lẫn thành thị, tình trạng bị lệ thuộc vào tư bản nước ngoài về vốn.., đó là tất cả những trở ngại đã kìm hãm sự phát triển của tư sản dân tộc Thái Lan. Trong những năm 1920 – đầu những năm 1930, do đa số họ đều là những nhà tư sản nhỏ có gốc tích từ địa chủ mà ra và quyền lợi chưa thực sự mâu thuẫn đến độ gay gắt với quần chúng nông dân do chỗ vấn đề ruộng đất chưa nổi lên chiếm vị trí hàng đầu trong đời sống chính trị-xã hội Xiêm.

    CUỘC CÁCH MẠNG 1932

      Không lâu sau đó, tình hình phân bố lực lượng đã thay đổi không có lợi cho cánh tiến bộ trong đảng Nhân dân: cánh bảo thủ đã liên minh với giới quan liêu cũ (không có các vương công) để vươn lên giành vị trí hàng đầu với Manopakorn ở chức vụ Chủ tịch Uûy ban Nhân dân và Phahon Phonphayuliasena ở chức vụ tổng tư lệnh quân đội. Nhưng do khối này quá suy yếu về chính trị mà biểu hiện cụ thể là không tổ chức nổi một chính đảng nào và địa vị kinh tế cũng chưa thực sự là vững vàng, nên không lâu sau đó đã nhường chỗ cho một lực lượng mà nếu xét về mặt tổ chức thì vượt trội hơn những phe nhóm khác trong nước: đó là đội ngũ sĩ quan quân đội vốn rất tán đồng quan điểm tự do-cải cách của giai cấp tư sản dân tộc.

      TÌNH HÌNH THÁI LAN CHO ĐẾN THÁNG 12.1941

        Bằng những chính sách mang nặng tính phân biệt như đánh thuế lợi tức cao, quốc hữu hóa các nhà máy xay thóc mà phần lớn thuộc quyền sở hữu của người Hoa, hạn chế hoạt động của những trường học người Hoa, tăng tiền sở phí nhập cư từ 30 bạt lên 100 bạt.., chính phủ Phibun hi vọng sẽ làm suy yếu ảnh hưởng của người Hoa. Bị Nhật và cả Đức gây sức ép về ngoại giao, ngày 9.5, chính quyền thuộc địa Đông Dương buộc phải kí với Thái Lan Hiệp ước Tokyo, theo đó Lào và sẽ trao cho Thái Lan phần lãnh thổ của tỉnh Luông Prabang nằm bên bờ hữu ngạn sông Mekong (nay thuộc tỉnh Xaynhaburi) và Sămpắcxắc, còn Campuchia sẽ trao tỉnh Bátđomboong, phần lớn tỉnh Xiêm Riệp.

        THÁI LAN TRONG NHỮNG NĂM

        Thực ra có một số thành viên trong chính phủ và nhiều đại biểu quốc hội đã tỏ ra quan ngại trước tham vọng ngày càng lộ liễu của Nhật ở Đông Nam Á và đòi Phibun từ bỏ đường lối thân Nhật và cải thiện quan hệ với Anh và đặc biệt là với Mĩ. Cuối năm 1941, chính phủ Thái Lan đã yêu cầu Mĩ và Anh gửi gấp vũ khí và trang thiết bị cho quân đội để chống lại nguy cơ của một cuộc chiến tranh xõm lược ngày càng thấy rừ là khụng trỏnh khỏi từ phía Nhật.

        CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG (1942 – 1945)

        Khai thác sự yếu kém của tư bản Thái Lan trong ngành chuyên chở đường biển, các công ti độc quyền Nhật như “East Asia Marine Transportation Company”, “Akata Trading Company” và nhiều công ti khác đã khống chế toàn bộ việc vận chuyển hàng ngoại thương của Thái Lan. Nhưng bộ phận tư sản-địa chủ trong phong trào “Thái tự do” và chính bản thân Mĩ lo sợ rằng cuộc khởi nghĩa sẽ làm bùng nổ một phong trào quần chúng rộng lớn kháng Nhật và do đó sẽ tăng cường thế lực của cánh tiểu tư sản dân chủ trong phong trào nên họ đã tìm cách trì hoãn cuộc khởi nghĩa cho mãi đến khi Nhật đầu hàng.

        THÁI LAN TRONG THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI QUAN LIÊU QUÂN SỰ (1948-1958)

        VỊ THẾ CỦA QUÂN ĐỘI

        Giới quân nhân sẵn lòng hợp tác chặt chẽ với các viên chức dân sự và những người này, vốn đại diện quyền lợi của tư sản và địa chủ, đến lượt họ cũng quan tâm đến sự tồn tại của một chính phủ “mạnh” có khả năng bảo vệ quyền lợi giai cấp của họ. Aûnh hưởng của nhóm này lên mạnh sau cuộc đảo chính thất bại hồi tháng 6.1951 của giới sĩ quan hải quân, vốn được coi là quân chủng dân chủ nhất trong quân đội Thái Lan, và cuộc đảo chính êm ả ngày 29.11 cùng năm do Pao cầm đầu.

        PHONG TRÀO DÂN CHỦ TRONG NƯỚC BỊ TRẤN ÁP

        Nhờ ban giám đốc bao gồm những tướng lĩnh có thế lực như Prapat Charusatien, Pramat Adireksan, Siri Sirothin.., mà vào đầu những năm 1970 nó trở thành một trong những ngân hàng quan trọng nhất của Thái Lan. Khai thác trình độ tổ chức còn non kém của công nhân, tháng 4.1948, chính quyền Phibun đã thành lập Liên hiệp công nhân (mà sau đó được đổi tên thành Đại hội toàn quốc các công đoàn Thái Lan) nhằm đánh bật ảnh hưởng của cánh tả khỏi phong trào.

        CUỘC ĐẢO CHÍNH NGÀY 22.6.1949

        Chính sách trấn áp và gây chia rẽ đã phần nào làm suy yếu phong trào công nhân.

        QUAN HỆ MĨ VÀ THÁI LAN

        Chính sách này phù hợp với quyền lợi của giới tư sản-quan liêu, vốn giờ đây đang thu được nhiều lợi nhuận như giá những mặt hàng chiến lược tăng lên, chẳng hạn giá 1kg gạo ở Bangkok tăng từ 5 bạt (cuối 1949) lên 29-30 bạt (cuối năm 1950). Ngay sau đó, ngày 17.10, hai bên ký hiệp ước viện trợ quân sự, theo đó Mĩ cam kết giúp Thái Lan tổ chức lại quân đội, tăng quân số, sử dụng những vũ khí và nắm vững những kỹ thuật quân sự hiện đại, huấn luyện binh lính, cải thiện hệ thống hậu cần.

        PHONG TRÀO CHỐNG ĐẾ QUỐC

        Dĩ nhiên lực lượng cảnh sát và đặc vụ vẫn được sử dụng như là công cụ trấn áp chính chống lại phong trào dân chủ trong nước, cũng được chú ý hiện đại hóa và tăng cường quân số, nhưng chưa thể so với quân đội. Sự phát triển của quân đội đã dọn đường cho nhóm Sarit vươn lên lấn át nhóm Pao.

        CUỘC ĐẢO CHIÙNH NGÀY 22.6.1951

        Lợi dụng buổi lễ bàn giao tàu hút bùn Manhattan của Mĩ theo kế hoạch viện trợ quân sự cho Thái Lan diễn ra trên sông Chao Phraya, một nhóm quân nhân hải quân đã bắt giữ thủ tướng Phibun đến dự lễ và bắt giam ông. Cuộc chiến đấu kéo dài 3 ngày, cuối cùng không quân, lực lượng cho đến nay không tham gia cuộc đấu tranh giành quyền lực vì không có phương tiện để nắm quyền, đã đứng về phía lục quân, dùng máy bay ném bom tàu Manhattan vốn là nơi đang giam giữ Phibun và đánh chìm nó.

        CUỘC ĐẢO CHÍNH NGÀY 28.11.1951

        Hiểu được vị thế bấp bênh của mình, giới sĩ quan lục quân liền tiến hành cuộc đảo chính quân sự nhằm mục đích trấn áp phong trào dân chủ trong nước và hạn chế hoạt động của cánh bảo hoàng. Không hề giải thích lí do, đài phát thanh chỉ đưa tin đình chỉ thi hành Hiến pháp năm 1949 và giải tán Quốc hội, cấm các đảng phái hoạt động.

        TÌNH HÌNH ĐỐI NỘI SAU CUỘC ĐẢO CHÍNH THÁNG 11.1951

        Đầu tháng 4, phát biểu tại Quốc hội, thủ tướng Phibun tuyên bố rằng đường hướng chính trong chính sách đối nội và đối ngoại là tiếp tục “cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản”. Tháng 9, cảnh sát từ chối không cấp hộ chiếu cho những lãnh tụ phong trào bảo vệ hòa bình đi dự đại hội các chiến sĩ bảo vệ hòa bình châu Á và châu Đại Dương.

        CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI

        Trong tiến trình thương lượng trước khi kí kết hiệp ước, phái đoàn Thái Lan đã kiên quyết đòi SEATO phải được xây dựng theo kiểu mẫu NATO, nghĩa là phải có một lực lượng quân sự chung và khi một trong số các nước thành viên lâm chiến thì những nước còn lại đương nhiên phải trợ giúp quân sự. Ngoài ra, Mĩ không muốn bị ràng buộc bởi cam kết ủng hộ bất kì hoạt động nào của Thái Lan, vì Mĩ cho rằng chính quyền Phibun là một đồng minh không thể tin cậy và dễ bảo do có tình trạng chia rẽ trong giới chóp bu quân đội-cảnh sát và thái độ lưỡng lự của chính Phibun trong việc chọn con đường đối nội và đối ngoại nhất quán cho chính phủ ông.

        ĐƯỜNG LỐI MỚI MANG TÊN “DÂN CHỦ” (“PRACHATHIPATAI”)

        Chẳng hạn, tháng 9.1955, Thái Lan tham dự hội nghị Bandung, tháng 10 ra đạo luật cho phép các chính đảng (trừ đảng Cộng sản) được hoạt động trở lại, bãi bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí và năm 1956 ra sắc lệnh lao động, vốn được coi là một nhượng bộ đối với những đòi hỏi của công nhaân. Cần lưu ý ở đây rằng tên gọi “xã hội chủ nghĩa” của Mặt trận có nghĩa là các chính đảng thành viên của nó coi mục tiêu đấu tranh cuối cùng của họ là chủ nghĩa xã hội, nhưng họ hiểu khái niệm này chỉ như là chính sách tạo điều kiện củng cố vị trí của tư bản dân tộc bằng cách gạt bỏ sự cạnh tranh của tư bản nước ngoài và xây dựng một thị trường nội địa ổn định.

        CUỘC ĐẢO CHÍNH NGÀY 17.9.1957

        Về phần mình, Sarit vẫn – dù quyền lực cá nhân đã được tăng cường – ngấm ngầm lo sợ thanh thế của nhóm Pao ở Quốc hội có thể giành được ưu thế trong việc phân chia các khoản chi của ngân sách và phân bổ các chức vụ trong chính phủ, nhất là khi Pao vẫn tiếp tục là bộ trưởng Nội vụ. Khoảng thời gian 10 tháng sau đó, nhóm sĩ quan chấp chính tập trung mọi nỗ lực vào việc triệt hạ ảnh hưởng của dư đảng nhóm Pao bằng cách giảm quân số lực lượng cảnh sát, đặt cảnh sát dưới quyền kiểm soát của quân đội, loại những người còn theo Pao và Phibun ra khỏi các chức vụ chủ chốt trong bộ máy hành chính và quân đội.

        MỐI QUAN HỆ MĨ –THÁI ĐƯỢC TĂNG CƯỜNG VÀ MỞ RỘNG

        Do đó, ngoài việc hiện đại hóa quân đội Thái Lan về mọi mặt, Mĩ còn chú tâm tiến hành ở nước này những kế hoạch thử nghiệm các học thuyết liên quan đến loại hình chiến tranh chống nổi dậy, chiến tranh đặc biệt mà đối tượng chính là phong trào nổi dậy vũ trang ở các nước thế giới thứ ba, trong đó có Việt Nam, Lào và cả Thái Lan. Phạm vi nghiên cứu của dự án “Phượng Hoàng” rất rộng, bao gồm đu ûmọi khía cạnh của cuộc sống : xã hội, kinh tế, dân tộc, địa dư và quân sự để vạch ra những phương thức đấu tranh hữu hiệu – không chỉ với quân nổi dậy ở Thái Lan, mà cả với phong trào giải phóng dân tộc ở những nước khác như Lào và Việt Nam.

        VAI TRề CỦA QUÂN ĐỘI

        Ubon, Takley, Nakhôn-Phanom, Korat và Utapao, xây lại và mở rộng quân cảng Sattahip, xây dựng kho vũ khí khổng lồ ở Korat, nhiều công trình quân sự khác như trung tâm viễn thông quân sự, trung tâm huấn luyện,. Nhà nghiên cứu người Mĩ Jacobs viết rằng trong những năm 1960, bằng tốt nghiệp một học viện quân sự có giá trị hơn bằng tốt nghiệp trường đại học vì nó mở ra con đường vươn lên đến cả những chức vụ dân sự cao cấp(57).

        VAI TRề CỦA THÁI LAN TRONG CUỘC CHIẾN TRANH CAN THIỆP CỦA MĨ Ở VIỆT NAM VÀ LÀO

        Chiến đấu trong điều kiện bị Mĩ chi phối trong tất cả mọi mặt: huấn luyện, thông tin liên lạc, hậu cần, chỉ huy.., họ hoàn toàn tiếp thu mọi thứ luận điệu chống Cộng mà các cơ quan tuyên truyền của Mĩ không bỏ lỡ cơ hội nhồi nhét vào đầu óc họ. Các sự kiện sau này sẽ cho thấy những sĩ quan đã từng tham chiến ở Nam Việt Nam và Lào là chỗ dựa đáng tin cậy của lực lượng phản động thân Mĩ trong thời kì phát triển của phong trào dân chủ sau khi chế độ độc tài quan liêu-quân sự bị lật đổ.

        TÌNH HÌNH KINH TẾ –XÃ HỘI

        Từ năm 1963 đến năm 1973, quy mô các mảnh ruộng của nông dân vùng Đông Bắc, vốn đã ít hơn 20% so với diện tích bình quân của tiểu nông trong cả nước, giảm xuống phân nửa vì số dân đông, trong lúc chế độ phân chia manh mún đất đai cho những người thừa kế vẫn được duy trì. Như đã nói ở trên, việc nông dân bị tước đoạt ruộng đất hoàn toàn không có nghĩa là quan hệ tư bản chủ nghĩa đã thâm nhập mạnh vào nông thôn, mà hiện tượng này chỉ là dấu hiệu cho thấy vị trí kinh tế của địa chủ được tăng cường, những phương thức canh tác cũ kỹ vẫn được duy trì.

        PHONG TRÀO NỔI DẬY VŨ TRANG CHỐNG CHÍNH PHỦ

        Có thể minh họa sự thay đổi này bằng ý kiến của chính tướng Sayud Kerdpol, tư lệnh Bộ chỉ huy hành quân bảo vệ nội an (nguyên là Bộ chỉ huy hành quân trấn áp các hoạt động của cộng sản được thành lập năm 1965): “Những nỗ lực của chúng ta trong quá khứ nhằm thoát khỏi cảnh bị châu Âu thực dân hóa lại dẫn đến chỗ chính chúng ta đi thực dân hóa nhân dân mình. Ít lâu sau đó, ông nói rằng cuộc xung đột giữa chính phủ và quân nổi dậy lấn át mọi vấn đề khác trong nước và chính phủ chỉ có thể giành được chiến thắng khi nào chính phủ lôi cuốn được sự tham gia của cả nước và biết cách giải quyết vấn đề không phải bằng phương pháp bạo lực, mà chủ yếu bằng những cải cách kinh tế-xã hội(60).

        CHÍNH SÁCH “TỰ DO HểA” CỦA CHÍNH PHỦ THANOM KITTIKACHORN

        Trong bản thông điệp “Về chính sách đối ngoại của Mĩ trong những năm 1970” đọc ngày 18.2.1970 ở diễn đàn Quốc hội, Nixon viết : “Kinh nghiệm chỉ ra rằng cách tốt nhất để đấu tranh chống những phong trào nổi dậy là ngăn ngừa chúng bằng viện trợ phát triển kinh tế và bằng những cải cách xã hội và bằng cách sử dụng những hoạt động cảnh sát, bán quân sự và quân sự bởi chính chính phủ bị phong trào đó đe dọa”. Đối với giới cầm quyền Thái Lan, “học thuyết Guam” có nghĩa là từ đây họ không còn nên trông cậy hoàn toàn vào sự chi viện của Mĩ hoặc sự can thiệp vũ trang trực tiếp ở phía Mĩ sau khi quân Mĩ rút khỏi Nam Việt Nam.

        LÀN SểNG BẤT MÃN CHỐNG CHÍNH PHỦ TRONG GIỚI THƯỢNG LệU

        Những sĩ quan trẻ chê bai giới tướng lĩnh đã tỏ ra lạc hậu về tri thức quân sự trong mọi mặt, không có khả năng nâng cao trình độ tác chiến của quân đội và đề ra những biện pháp có hiệu quả trong cuộc chiến đấu chống “hiểm họa cộng sản”, điều hành đất nước kộm cừi, bất tài, là vật cản cho cụng cuộc xõy dựng một quân đội hiện đại có trình độ chuyên môn cao hơn, nắm vững khoa học kỹ thuật hơn. Trước tình hình diễn biến theo chiều hướng phức tạp và vượt tầm kiểm soát của họ, giới tướng lĩnh chóp bu đã cầu cứu đến phương pháp cũ: tổ chức một cuộc đảo chính để có cớ giải tán Quốc hội và bãi bỏ Hiến pháp: đó là mục tiêu của cuộc đảo chính ngày 17.11.1971.

        PHONG TRÀO SINH VIÊN – CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI QUAN LIÊU-QUÂN SỰ THANOM KITTIKACHORN BỊ LẬT ĐỔ

        Bộ mặt nội tình Thái Lan trở lại y như trước khi ban hành một số biện pháp “tự do hóa” nhỏ nhặt kể trên: các chính đảng và tổ chức quần chúng bị cấm hoạt động, bất kì ai bị nghi là “hoạt động cho cộng sản” đều bị bắt giam và bị truy tố trước tòa án quân sự. Phong trào sinh viên đã thực sự lôi cuốn được nhiều tầng lớp và các giới hoạt động chính trị vốn từ lâu bất mãn với đường lối cai trị độc đoán của Thanom Kittikachorn, và đây cũng là nguyên nhân giải thích tính mãnh liệt, quy mô rộng lớn và sức sống lâu dài của phong trào sinh viên trong năm 1973.

        THÁI LAN TRONG THẬP NIÊN 1970 – 1980

        THỜI KỲ CỦA CHẾ ĐỘ NGHỊ VIỆN

        Quyền lãnh đạo trực tiếp các tổ chức này nằm trong tay các sĩ quan quân đội và cảnh sát, trong đó đóng vai trò nổi bật là tướng Valop Rojanavisup (cựu tư lệnh tình báo quân sự), Chamian Ponpanroch (tư lệnh tình báo quân sự), Sayud Kerdpol (phụ trách bộ tư lệnh tác chiến bảo vệ an ninh), Vitun Yasavat (tư lệnh lính đánh thuê Thái Lan ở Lào), Surapol Chulapram (phụ trách cảnh sát biên phòng). Có thể nói vào cuối năm 1975, giới chóp bu quân đội, bao gồm các tướng lĩnh đã về hưu và sĩ quan cao cấp đương quyền, đã phục hồi lực lượng sau thất bại hồi tháng 10.1973 và đã sẵn sàng xuất đầu lộ diện như là một lực lượng thống nhất trong cuộc đấu tranh chống phong trào dân chủ và phục hồi vai trò lãnh đạo của họ trong đời sống chính trị.

        QUÂN ĐỘI TRỰC TIẾP CẦM QUYỀN TRỞ LẠI

        Ngoài ra còn có nhiều lí do khác thôi thúc giới quân sự cao cấp ra tay hành động, như địa vị chính trị của họ bị giảm sút và từ đó quyền lợi kinh tế của họ bị ảnh hưởng xấu, tình trạng cải thiện quan hệ giữa Thái Lan với Việt Nam và Lào có thể khiến cho vai trò quân sự của họ trong tương lai trở nên thừa. Ngoài chớnh sỏch trờn, chớnh phủ Thanin cũn thi hành những biện phỏp dietọ trừ tệ tham nhũng, nhưng kết quả hầu như không có gì, vì, đúng như tờ Far Eastern Economic Review số ra ngày 5.11.1976 đã phân tích, ngay từ đầu rằng chính phủ hoặc là không hoàn thành kế hoạch đấu tranh chống tham nhũng hoặc là sẽ có nhiều kẻ thù có thế lực trong nước, mà cuộc đảo chính vừa nói ở trên là một thí dụ.

        THỦ TƯỚNG PREM TINSULAMON (180 – 1988)

        Từ đầu năm 1980, các đảng chính trong nước (Hành động xã hội, Dân tộc Thái, Dân chủ và Nhân dân Thái) với 180 ghế trong hạ viện đã bắt đầu phản ánh thái độ bất mãn đối với chính sách của Kriangsak từ phía các chính đảng đại diện quyền lợi của giới tài phiệt công nghiệp. Đồng thời nó cũng cho thấy tiến trình dân chủ hóa ở Thái Lan không thể được thực thi có kết quả, nếu quân đội vẫn tiếp tục, dù là giới nào đi chăng nữa (tướng lĩnh bảo thủ có những mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với tư sản công thương nghiệp-tài phiệt hoặc giới sĩ quan trẻ trung cấp), vẫn tiếp tục là lực lượng cầm quyền.