LịchsửThái Lan
Lịch sửTháiLan bắt đầu từ những người Thái di cư vào khu vực TháiLan hiện
nay trong thiên niên kỷ thứ nhất. Người Thái thành lập những quốc gia riêng của họ.
Những quốc gia này bị đe dọa bởi Miến Điện và Đại Việt, cũng như sự đối đầu giữa
người Thái và người Lào. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, TháiLan là quốc gia duy
nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các đế quốc châu Âu. Sau sự kết thúc
của nền quân chủ chuyên chế năm 1932, TháiLan nằm dưới chế độ quân sự trong 60
năm trước khi chuyển sang thể chế quân chủ lập hiến như hiện nay.
Các khảo cổ học đã tìm thấy tại Ban Chiang, TháiLan nhiều công cụ đồ đồng và
nền văn minh lúa nước tồn tại vào khoảng 3600 năm TCN.
Các nền văn minh Malay, Mon và Khmer từng phát triển thịnh vương trên lãnh
thổ TháiLan hiện nay. Đáng chú ý là Vương quốc Srivijaya ở miền nam, Dvaravati ở
miền trung và Đế chế Khmer ở Angkor. Người Thái có liên hệ ngôn ngữ với một số dân
tộc tại miền Nam của Trung Quốc, và có lẽ sự di dân từ miền Nam Trung Quốc đã xảy ra
rất sớm, qua phía bắc của Lào.
Vương quốc Sukhothai
Những nhóm người Thái có lẽ đã bắt đầu di cư đến vùng đất ngày nay là Thái Lan
ngay từ thế kỷ thứ VIII. Người Khmer đã dùng họ làm lính từ thế kỷ XII. Nhưng khi
quyền lực của người Môn và người Khmer suy yếu thì quyền lực của các vương triều
khác bắt đầu tăng lên. Vào năm 1238, người Thái ở Sukhothai không chỉ từ chối đóng
thuế sử dụng nước cho những lãnh chúa người Khmer mà họ còn đánh đuổi luôn những
lãnh chúa đó ra khỏi vùng đất này và thiết lập nên một nhà nước mới. Vị thủ lĩnh mới là
Sri Indradit chiếm lấy ngai vàng. Với các thần dân của mình, ông ta giống như một người
cha hơn là một ông vua, một thủ lĩnh đáng kính hơn là một nhà cai trị độc tài. Dưới triều
đức vua vĩ đại nhất của mình, vua Ramkhamhaeng (1279 ? - 1317 ?), người Sukhothai đã
xâm chiếm lãnh thổ của người Khmer đến tận miền Nam Nakhon Si Thammarat. Cũng
chính ông vua này đã tạo ra bảng chữ cái đầu tiên của người Thái và đã làm cho thần dân
của ông hiểu rõ sự coi trọng của ông dành cho nghệ thuật. Nhưng sau cái chết của ông
vào năm 1300 đã báo hiệu sự suy đồi của đế quốc Sukhothai. Thoạt đầu những tỉnh nằm
quanh Sukhothai đã hủy bỏ tất cả những ràng buộc với đế quốc này. Rồi đến lượt người
Môm của Pegu tấn công và chiếm một phần bán đảo Malay. Cuối cùng một nhà nước
mới ra đời vào năm 1378, nó tấn công và chiếm đóng Sukhothai. Từ đó trở đi vương
quốc Ayuthaya, được thành lập vào năm 1350, trở thành nhà nước hùng mạnh nhất trong
số tất cả những vương quốc Thái từng tồn tại cho đến bây giờ.
Vương quốc Ayutthaya
Ayutthaya là một nhà nước mà ở đó đức Vua được xem như vị chúa tể của mọi
sinh linh trong vương quốc. Thậm chí người ta phải dùng một thứ ngôn ngữ dành riêng
cho hoàng gia khi nói về đức Vua hay gia đình của ngài. Tổ chức xã hội của Ayutthaya
được định hình dưới triều Vua Trailok (1448 - 1488). Các quí tộc thuộc những tầng lớp
khác nhau được phân loại và ban tước hiệu tùy theo họ có bao nhiêu đất; thường dân
không được cho phép có những quan hệ thông thường với họ. Chế độ nô lệ rất phổ biến,
mà nạn nhân thường là các tù binh chiến tranh. Bành trướng mở rộng và chiến tranh với
những nước láng giềng là những sự kiện nổi bật trong hai thế kỷ đầu tiên của triều đại
Ayutthaya. Sau khi tiêu diệt được Sukhothai, triều đại Ayutthaya, còn được biết đến dưới
cái tên Xiêm La (Siam), bắt đầu xâm chiếm miền Nam. Vào năm 1431, Vua Boromaraja
đệ nhị cướp thành phố Khmer Angkor Thom, buộc những người Khmer phải dời về
Phnom Penh. Sự kiện này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Khmer trong địa
hạt tôn giáo. Nhưng vương quốc Xiêm đã thất bại trong việc chinh phục vương quốc
Chiang Mai ở miền Bắc. Dưới sự cai trị của Vua Tilokaraja, Chiang Mai đã đứng vững
trước tất cả những cuộc tấn công của Xiêm. Trong thời gian đó, một hiểm họa mới đã nổi
lên ở sườn phía Tây nước Xiêm, khi các triều vua Miến Điện đầy tham vọng bắt đầu tiến
vào vùng đất này. Thậm chí Chiang Mai cũng bị rơi vào tay quân xâm lăng vào năm
1557. Còn Ayutthaya thì phải đầu hàng vào năm 1569. Xiêm trở thành lãnh thổ của Miến
Điện mãi cho đến năm 1584, khi hoàng tử Naresuan nắm lấy cơ hội từ cuộc chiến tranh ở
Miến Điện, ông đã tuyên bố độc lập. Naresuan lên ngôi vua vào năm 1590, và chỉ trong
vòng ba năm ông đã đuổi hết người Miến Điện ra khỏi đất nước. Ông trở thành người cai
trị một vùng đất mênh mông, bao gồm tất cả các vùng lãnh thổ miền Bắc và một phần
của Lào. Trong thế kỷ tiếp theo, vương quốc Xiêm bắt đầu thu hút sự chú ý của người
phương Tây. Những thương nhân Hà Lan đã đến buôn bán ở miền Nam Pattani từ năm
1601, và những lái buôn người Anh đã đến Ayutthaya vào năm 1612. Người Châu Âu
cạnh tranh nhau nhằm giành những đặc quyền về bến cảng và buôn bán, và cuộc cạnh
tranh đã lên đến đỉnh điểm dưới thời ]]Narai]] Đại đế (1656 - 1688). Vua Xiêm cử các sứ
thần đến nước Pháp, và vua Pháp Louis XIV đã cử một sứ thần đến gặp vua Narai để đáp
lễ. Nhưng với cái chết của Narai, người châu Âu bỗng thấy mình không còn được ưu đãi
như trước nữa, trong khi đó những cuộc nổi loạn đã bùng nổ ở khắp xứ Xiêm. Ngay lập
tức người Miến Điện tranh thủ cơ hội chiếm lấy miền Bắc. Vương quốc Xiêm suy yếu
giờ đây không còn là đối thủ của Miến Điện nữa. Trong khi Ayutthaya đang hưởng thời
kỳ ổn định cuối cùng dưới triều vua Boromakot (1733 - 1753), thì tháng 4 năm 1767 binh
lính Miến Điện đã thiêu rụi kinh đô Xiêm.
Vương triều Chakri
Khi vương quốc Ayutthaya sụp đổ, một vị tướng người Xiêm có tên là Taksin
cũng đang ở đó. Tập hợp những người ủng hộ mình thành một đội quân, một năm sau đó
ông đã chiếm lại được thành phố, nhưng Ayutthaya đã bị tàn phá trơ trụi đến nỗi ông
quyết định dời thủ đô ra xa hơn, xuôi theo dòng sông đến Thonburi. Với sự giúp sức của
hai vị tướng khác là anh em Chao Phraya Chakri và Chao Phraya Surasih, Taksin đã
chinh phục được các nước chư hầu hung tợn, đẩy lui sự tấn công của người Miến Điện và
chiếm lại vùng miền Bắc. Nhưng những thành công liên tiếp rốt cuộc đã khiến ông ta mất
hết lý trí, và trở nên tàn ác cực kỳ. Những viên tướng thuộc hạ đã truất ngôi và chém đầu
ông ta vào năm 1782. Chao Phraya Chakri, thường được biết nhiều hơn dưới cái tên
Rama đệ Nhất, đã trở thành vị vua mới. Ông là người khai sinh triều đại Chakri vẫn tồn
tại cho đến tận ngày nay. Rama đệ Nhất lại dời đô, lần này là về Bangkok, ông cho xây
dựng thành phố theo kiểu mẫu Ayutthaya. Ông cũng làm hồi sinh nền nghệ thuật và văn
hóa Thái Lan, một phần dựa vào trí nhớ của những người già cả đã đào thoát được khi
Ayutthaya bị hủy diệt. Châu Âu thời đó đang bận rộn với cuộc chiến tranh Napoleon.
Nhưng từ năm 1818, Xiêm lại mở cửa và tiếp xúc với phương Tây, bắt đầu bằng một hiệp
định với người Bồ Đào Nha. Với mục tiêu chung là giành được những điều khoản buôn
bán tối huệ và những đặc quyền đặc lợi khác, hai nước Anh và Mỹ đã ký kết các hiệp ước
với Xiêm vào các năm 1826 và năm 1833.
Thời kỳ 1763-1932
Năm 1763 cuộc tấn công lớn nhất của người Miến Điện diễn ra. Những người
Xiêm ngay lập tức phát động một cuộc phản công. Taksin, một vị tướng gốc Hán, đã tổ
chức kháng chiến, đẩy lùi người Miến Điện và lập ra một thủ đô mới ở Bangkok. Từ đó
ông bắt đầu cuộc chinh phục toàn bộ các dân tộc Thái. Taksin tấn công người Miến Điện
ở phía bắc năm 1774 và chiếm Chiang Mai năm 1776, thống nhất Thái Lan. Năm 1782
Chaophraya Chakri phế truất Taksin khỏi ngôi vua nước Xiêm, lên ngôi và trở thành vua
Rama I, lập ra triều đại nhà Chakri, tồn tại cho đến ngày nay.
Chế độ quân sự
Năm 1932, TháiLan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang lập hiến. Thái
Lan nắm dưới chế độ độctài quân sự.
Nền dân chủ
Nền dân chủ của TháiLan được thành lập sau sự kết thúc của chế độ độctài quân
sự năm 1992.
. Lịch sử Thái Lan
Lịch sử Thái Lan bắt đầu từ những người Thái di cư vào khu vực Thái Lan hiện
nay trong thiên niên kỷ thứ nhất. Người Thái thành. sự
Năm 1932, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang lập hiến. Thái
Lan nắm dưới chế độ độc tài quân sự.
Nền dân chủ
Nền dân chủ của Thái Lan được