Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
161,97 KB
Nội dung
Tiếng Việt Nam Bộ:Lịch SửHìnhThànhVàCácĐặcTrưngNgữ Âm, TừVựng Tính đến nay, tiếng Việt Nam Bộ, một bộ phận của tiếng Việt thống nhất, đã có 4 thế kỷ hình thành, phát triển. Các yếu tố làm hìnhthành tiếng Việt Nam Bộ cũng là những yếu tố làm hìnhthành tập hợp cư dân ở nơi đây: di dân người Việt từvùngNgũ Quảng và Nam Trung Bộ, người Chăm, người Khmer, người Hoa. Người Pháp, người Mỹ, mặc dù đã rút đi sau khi kết thúc chiến tranh, nhưng cũng đã để lại nơi đây những dấu ấn sâu đậm về ngôn ngữvà văn hoá. Các nhóm cư dân ấy đã cung cấp cho nhau vốn liếng ngôn ngữ sẵn có của mình, đồng thời cùng nhau sáng tạo, phát triển vốn liếng ngôn ngữ sẵn có để nó có thể phản ánh không gian văn hoá mới vàcác hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội gắn liền với không gian văn hoá mới. Chính vì vậy, tiếng Việt Nam Bộ ngày nay có những đặctrưng về ngữ âm vàtừvựng rất khác biệt với các phương ngữ Bắc, Trung. Hiện nay, sự khác biệt đó vẫn đang tiếp tục gia tăng. Đó là vì ở nước ta, từ trước đến nay, các luồng di dân chỉ diễn ramột chiều từ Bắc vào Nam. Vàtừ thời kỳ Đổi mới, hàng vạn người phương Tây, phương Đông đã quay trở lại Việt Nam mà nơi thu hút nhất chính là Nam Bộ. Do đó, khác với tiếng Việt ở miền Bắc, miền Trung, tiếng Việt ở Nam Bộ có điều kiện để phát triển, biến đổi nhanh hơn. Bài viết này nguyên là một phần của chuyên đề ngôn ngữ học biên soạn cho lớp diễn viên lồng tiếng (tháng 7 - tháng 8/2009) của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đào tạo Truyền thông Trí Việt, thành phố Hồ Chí Minh. Nay chúng tôi hoàn chỉnh và công bố ở đây để cung cấp thông tin tưliệu cho tất cả những bạn đọc quan tâm. ooOoo 1. CÁC PHƯƠNG NGỮ TIẾNG VIỆT: LỊCHSỬHÌNHTHÀNH & SỰ KHÁC BIỆT VỀ NGỮÂM,TỪVỰNG 1.1. Sơ lược về lịchsửhìnhthànhcác phương ngữ tiếng Việt (1) Ngôn ngữ là một khái niệm trừu tượng chỉ phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Vì con người bao gồm các cộng đồng người cụ thể, nên ngôn ngữ cũng được biểu hiện thông qua ngôn ngữ của các cộng đồng người cụ thể. Nếu cộng đồng người đó là một tộc người, chúng ta có ngôn ngữ tộc người. Và trong phạm vi một tộc người, ngôn ngữ lại được biểu hiện thông qua các phương ngữ địa lý (geographical dialects) vàcác phương ngữ xã hội (social dialects). Các phương ngữ địa lý lại có thể bao gồm một số thổ ngữ (local dialects, patois) có địa bàn phân bố hẹp hơn.Viết lại lịchsửhình thành, nhận diện sự khác biệt về ngữâm,từ vựng, ngữ pháp và về vai trò của các phương ngữ địa lý, là nhiệm vụ của phương ngữ học địa lý (geographical dialectology). Tiếng Việt là một ngôn ngữ tộc người, một ngôn ngữ quốc gia có tính thống nhất cao. Tuy nhiên, sự gián đoạn về thời gian và không gian trong lịch sử phát triển của tiếng Việt cũng đã gây ra nhiều điểm khác biệt trong tiếng nói của cácvùng miền, làm hìnhthànhcác phương ngữvà thổ ngữ. Theo quan điểm của đa số các nhà nghiên cứu về phương ngữ tiếng Việt, có thể chia tiếng Việt thành 3 phương ngữ chính: - Phương ngữ Bắc: phân bố ở Bắc Bộ. - Phương ngữ Trung: phân bố ở Bắc Trung Bộ (Thanh - Nghệ - Tĩnh) vàTrungTrung Bộ (Bình - Trị - Thiên). - Phương ngữ Nam: phân bố ở Nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận) và Nam Bộ. Giữa 3 phương ngữ chính có hai vùng chuyển tiếp: tiếng Việt Thanh Hoá thuộc phương ngữTrung nhưng có những yếu tố chuyển tiếp từ phương ngữ Bắc; tiếng Việt Quảng Nam thuộc phương ngữ Nam nhưng có những yếu tố chuyển tiếp từ phương ngữ Trung. (2) Sựhìnhthànhcác phương ngữ tiếng Việt trước hết do nguyên nhân lịch sử. Trong suốt thời Bắc thuộc và giai đoạn đầu của thời tự chủ, vùngtrung du và đồng bằng Bắc Bộ là nơi cư dân Việt-Mường tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ, văn hoá của người Tày, người Hán. Vì vậy trong tiếng Việt-Mường vùng này đã diễn ra những biến đổi sâu sắc về ngữâm,từ vựng, ngữ pháp, theo hướng cởi bỏ cácđặctrưng Mon-Khmer, khoác lên những đặctrưng của các ngôn ngữ Tày-Thái và ngôn ngữ Hán: rơi rụng âm tiết phụ, rơi rụng phụ tố, biến đổi phụ âm cuối, hìnhthànhthanh điệu. Những biến đổi này diễn ra ở trung du và đồng bằng nhanh hơn ở miền núi, ở Bắc Bộ nhanh hơn ở Bắc Trung Bộ. Kết quả là vào cuối thời Bắc thuộc, tiếng Việt và tiếng Mường đã chia tách thành hai ngôn ngữ, tiếng Việt ở Bắc Bộ và tiếng Việt ở Bắc Trung Bộ cũng chia tách thành hai phương ngữ. Đến khoảng thế kỷ XII, tiếng Việt ở Bắc Bộ đã hìnhthành đến 6 thanh điệu; trong khi tiếng Việt ở Bắc vàTrungTrung Bộ từThanh Hoá đến Bắc Quảng Trị chỉ có 5 thanh điệu, thậm chí một số thổ ngữ cổ ở vùng này chỉ có 4 thanh điệu. Tương tự, từvựng gốc Tày và gốc Hán rất phát triển trong tiếng Việt Bắc Bộ; trong khi từvựng gốc Mon-Khmer lại được bảo lưu rất nhiều trong tiếng Việt ở Bắc vàTrungTrung Bộ. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, khi lãnh thổ Đại Việt dần dần mở rộng đến Bình Định (1471) và Bình Thuận (1697), thì di dân người Việt đến định cư trên vùng đồng bằng Nam Trung Bộ hầu hết đều có nguồn gốc từ Bắc vàTrungTrung Bộ. Từ đó, phương ngữ tiếng Việt ở Nam Trung Bộ đã hìnhthành trên cơ sở kế thừa cácđặc điểm của phương ngữTrungvà tiếp biến cácđặc điểm của tiếng Chăm. Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII, khi lãnh thổ Đại Việt tiếp tục mở rộng đến hết vùng đất Nam Bộ ngày nay, thì di dân người Việt đến định cư trên vùng đồng bằng Nam Bộ hầu hết đều có nguồn gốc từvùng "Ngũ Quảng", tức Quảng Bình - Quảng Trị - Quảng Đức - Quảng Nam - Quảng Ngãi, mà đông đảo nhất là bộ phận người Việt cư ngụ ở Nam Trung Bộ, liền kề với Nam Bộ. Từ đó, phương ngữ tiếng Việt ở Nam Trung Bộ đã mở rộng địa bàn đến Nam Bộ, tiếp biến thêm một số đặc điểm của tiếng Hoa, tiếng Khmer để trở thành phương ngữ Nam. Phương ngữ Nam gồm hai bộ phận: Nam Trung Bộ và Nam Bộ, có đôi chút khác biệt với nhau. Tuy nhiên, về cơ bản hai bộ phận đó khá tương đồng, nên đa số các nhà nghiên cứu không tách chúng thành hai phương ngữ. Sựhìnhthànhcác phương ngữ tiếng Việt còn do nguyên nhân địa lý. Do hình thể đất nước trải dài từ Bắc xuống Nam, bị ngăn cách bởi các dãy núi ngang ở miền Trung như Tam Điệp, Hoành Sơn, Bạch Mã . là những rào cản tự nhiên mà thời xưa rất khó vượt qua, nên cho đến trước thế kỷ XX, giao lưu giữa các đồng bằng Trung Bộ với cácvùng miền khác rất khó khăn. Trong suốt nhiều thế kỷ, quan hệ giao lưu phổ biến ở các đồng bằng Trung Bộ chỉ là giao lưu nội vùng giữa tiếng Việt, văn hoá Việt với ngôn ngữ, văn hoá của các tộc người thiểu số cộng cư. Kế đó là quan hệ giao lưu với nước ngoài, thông qua một số ít cảng thị như Hội An, Đà Nẵng. Sau nữa là quan hệ giao lưu giữa đồng bằng Nam Trung Bộ với đồng bằng Nam Bộ thông qua đường biển, tận dụng hai mùa gió Nồm và gió Bấc. Chính vì vậy, dải đất Trung Bộ là nơi hìnhthành nhiều phương ngữvà thổ ngữ nhất nước ta. Tuy nhiên, nhờ duy trì được quan hệ giao lưu tương đối thường xuyên nên tiếng Việt của đồng bằng Nam Trung Bộ và đồng bằng Nam Bộ không khác nhau nhiều. Sựhìnhthànhcác phương ngữ tiếng Việt còn do nguyên nhân kinh tế. Văn hoá Việt nguyên là một nền văn hoá gốc nông nghiệp với những đặctrưng chính yếu là định cư thành làng xóm, canh tác lúa nước ở đồng bằng, tự cung tự cấp, v.v. Do đó, sự giao lưu giữa các nhóm dân cư phần nhiều chỉ giới hạn trong những nhu cầu trao đổi một số sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp mà các làng xóm, làng nghề trong vùng sản xuất ra. Vì vậy, sự phân hoá về ngôn ngữ diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với những tộc người lấy du mục hoặc thương nghiệp làm hoạt động kinh tế chính yếu. Do hoạt động du mục và do hoạt động giao thương, ở những tộc người đó xu hướng thống nhất ngôn ngữ mạnh hơn xu hướng phân ly. Tóm lại, sựhìnhthànhcác phương ngữ tiếng Việt có bốn nguyên nhân chính: nguyên nhân lịch sử, nguyên nhân địa lý, nguyên nhân kinh tế, nguyên nhân tiếp xúc ngôn ngữ - văn hoá. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như nguyên nhân xã hội (sự kiêng kỵ, sự kỵ huý), nguyên nhân ngôn ngữ (sự biến âm, biến nghĩa) . 1.2. Sơ lược về sự khác biệt ngữâm,từvựng giữa các phương ngữ tiếng Việt (1) Một khi vẫn còn là phương ngữ thì các phương ngữ vẫn có những đặctrưng chung về ngữâm,từ vựng, ngữ pháp, hợp thành bộ mã giao tiếp chung, thống nhất. Nhờ đó, các cộng đồng phương ngữ mới có thể giao tiếp với nhau và nhận ra mình cùng thuộc về một cộng đồng ngôn ngữ, cộng đồng xã hội lớn hơn. Các phương ngữ tiếng Việt cũng vậy: rất thống nhất với nhau về ngữ pháp, và cùng sở hữu chung một số phương tiện ngữ âm vàtừ vựng. Nhưng bên cạnh đó, mỗi phương ngữ lại sử dụng một số phương tiện từ vựng, ngữ âm riêng, phân biệt với các cộng đồng phương ngữ khác. Mặt khác, tác dụng, ảnh hưởng của từng phương ngữ đối với ngôn ngữ văn hoá, ngôn ngữ quốc gia cũng có khác nhau. (2) Về ngữâm, chỉ phương ngữ Bắc mới có đủ 6 thanh; còn từThanh Hoá cho đến hết Nam Bộ, chỉ có 5 thanh, vì 2 thanh HỎI - NGÃ không chia tách. Ngoài ra, ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, có ít nhất 5 thổ ngữ chỉ sử dụng 4 thanh. Trong phương ngữ Bắc, các cặp phụ âm đầu R - D/GI, S - X, TR - CH không chia tách; nhưng từ Nghệ An cho đến hết Nam Bộ, các cặp phụ âm này chia tách tương đối rõ. Phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung, và cả vùng Quảng Nam, đều phân biệt hai phụ âm V - D/GI; nhưng từ Quảng Ngãi cho đến hết Nam Bộ, phụ âm V được phát âm như phụ âm D/GI; v.v. [1] (3) Về từ vựng, phương ngữ Bắc tiếp biến nhiều từngữ gốc Tày và gốc Hán hơn các phương ngữ Trung, Nam. Phương ngữTrung bảo lưu nhiều từngữ gốc Mon-Khmer và tiếp biến nhiều từngữ gốc Chăm hơn phương ngữ Bắc. Phương ngữ Nam đặc biệt là tiếng Việt Nam Bộ thì ngoài hai đặc điểm bảo lưu nhiều từngữ gốc Mon-Khmer và tiếp biến nhiều từngữ gốc Chăm, còn có thêm đặc điểm là tiếp biến nhiều từngữ gốc Hoa và gốc Khmer. V.v. 2. TIẾNG VIỆT NAM BỘ: ĐẶCTRƯNGNGỮÂM,TỪVỰNG 2.1. Cácđặctrưngngữ âm của tiếng Việt Nam Bộ (1) Chỉ có 5 thanh điệu, trong đó thanh gọi là thanh HỎI thật ra tương đương với 2 thanh HỎI - NGÃ trong phương ngữ Bắc. Đặc điểm này khiến cho người Việt Nam Bộ thường viết sai chính tả ở hai thanh HỎI - NGÃ hơn so với người Việt Bắc Bộ. (2) Các cặp phụ âm đầu R - D/GI, S - X, TR - CH được chia tách tương đối rõ. Đặc điểm này khiến cho người Việt Nam Bộ ít viết sai chính tả ở các phụ âm này hơn so với người Việt Bắc Bộ. Tuy nhiên, mức độ chia tách không đều. Ở một số nơi có tiếp biến với tiếng Hoa (Long An, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang .), phụ âm ngoặt lưỡi R biến thành phụ âm G hoặc J, phụ âm ngoặt lưỡi S biến thành phụ âm X, phụ âm ngoặt lưỡi TR biến thành phụ âm CH: "Bắt con cá GÔ bỏ GỔ, nó nhảy GÔỘC GÔỘC!"; "Cả bó JAO JẦY mà CHẢ có năm CHĂM đồng bạc, làm XAO mà bán!". (3) Không có 3 phụ âm xát V, D/GI, CH, thay vào đó là 2 phụ âm tắc J, CH. Phụ âm J tương ứng với V, D/GI, còn phụ âm CH tắc tương ứng với CH xát trong phương ngữ Bắc. Đặc điểm này khiến cho người Việt Nam Bộ thường viết sai chính tả ở các phụ âm V, D/GI hơn so với người Việt Bắc Bộ. (4) Không có âm đệm U/O, vì âm đệm bị rơi rụng: buýt => BÍT; chuyên => CHIÊNG; duyên=> DIÊNG; đoàn => ĐOÒNG/ĐÀNG; goá => JÁ; khuya => PHIA; luyện => LIỆNG; noãn => NOÕNG;nhuyễn => NHIỄNG; phuy => PHI; roảng => ROỎNG; soát => SOÓC; toàn => TOÒNG/TÀNG;truyền => TRIỀNG; thoáng => THOÓNG; xoa => XO . Đặc điểm này khiến cho người Việt Nam Bộ thường viết sai chính tả ở các tiếng có âm đệm hơn so với người Việt Bắc Bộ. (5) Hìnhthành phụ âm xát môi-mạc hữu thanh W từsự hoà nhập của âm đệm vào 4 phụ âm đầu K, NG, H, ? (phụ âm tắc thanh hầu không được thể hiện trên chữ viết): qua => WA; ngoại => WẠI; hoãn => WÃNG; oà => WÀ. Đặc điểm này cũng khiến cho người Việt Nam Bộ thường viết sai chính tả ở các tiếng có âm đệm hơn so với người Việt Bắc Bộ. (6) Số lượng và cách phân bố các cặp nguyên âm đối lập dài - ngắn khác hẳn phương ngữ Bắc. Đặc điểm này khiến cho người Việt Nam Bộ thường viết sai chính tả ở phần vần hơn so với người Việt Bắc Bộ. - Có những cặp nguyên âm đối lập dài - ngắn tương tự phương ngữ Bắc, nhưng khác về quy tắc kết hợp với phụ âm cuối: I DÀI (y, im, ip) - I NGẮN (in, inh, it, ich); Ơ DÀI (ơ, ơn, ên, ênh) - Ơ NGẮN (ân, âng, ât, âc); A DÀI (a, an, ang) - A NGẮN (ăn, ăng, anh). - Có các nguyên âm Ê DÀI (ê, êp, êm), E DÀI (e, en, eng), nhưng không có các nguyên âm Ê NGẮN (ênh, êch), E NGẮN (anh, ach) để đối lập với Ê DÀI (ê, ên, êt), E DÀI (e, en, et) như trong phương ngữ Bắc. - Có những nguyên âm ngắn không có trong phương ngữ Bắc, đi đôi với các nguyên âm dài tương ứng: Ư DÀI (ư) - Ư NGẮN (ưn, ưng, ưc); U DÀI (u) - U NGẮN (un, ung, uc); Ô DÀI (ô, ôn,ôông) - Ô NGẮN (ông, ôc); O DÀI (o, on, oong) - O NGẮN (ong, oc); . (7) Số lượng phần vần ít hơn phương ngữ Bắc, do sự đồng nhất của các vần: ên = ênh; êt =êch; iêt = iêc; im = iêm; in = inh; ip = iêp; it = ich; iu = iêu; oc = ôc; oi = ôi; om = ôm = ơm; ong =ông; op = ôp = ơp; ưn = ưng; ươi = ưi; ươt = ươc; ươu = ưu = u; ưt = ưc; v.v. Đặc điểm này làm gia tăng hiện tượng đồng âm dị nghĩa, đồng âm dị tự, và khiến cho người Việt Nam Bộ thường viết sai chính tả ở phần vần hơn so với người Việt Bắc Bộ. (8) Bảo lưu nhiều hình thức ngữ âm đặc thù, thường là hình thức ngữ âm cổ: Phương ngữ Bắc - Tiếng Việt Nam Bộ bệnh - bịnh cục - cuộc chân - chưn chính - chánh chuột nhắt - chuột lắt doanh - dinh đĩa - dĩa giầu - trầu giun - trùn hạt - hột hoà - huề hoãn - huỡn hồng - hường kênh - kinh ngẩng - ngửng nhất - nhứt nhọ - lọ quyền - quờn tầng - từng thật - thiệt thư - thơ trượt - trợt vào - vô v.v. Phương ngữ Bắc - Tiếng Việt Nam Bộ cảnh - kiểng cưỡi - cỡi chấy - chí chu - châu dĩa - nĩa đắt - mắt giật - giựt gio - tro gửi - gởi hoa - huê hoàn - huờn hoàng - huỳnh hôn - hun kính, gương - kiếng ngửi - hửi nhật - nhựt nhòm - dòm rết - rít tôi - tui thối - thúi thư ký - thơ ký vàng anh - hoàng oanh vẹt - két v.v. 2.2. Cácđặctrưngtừvựng của tiếng Việt Nam Bộ (1) Sự phong phú đến mức cực đại về cáctừngữ biểu thị đồng bằng sông nước: Do điều kiện địa lý đặc thù nên cách thức hoạt động sản xuất của cư dân Nam Bộ mang đặctrưng đồng bằng sông nước rõ nét nhất, đồng thời cũng đa dạng nhất so với tất cả cácvùng miền khác. Mạng lưới kinh rạch chằng chịt chính là nguồn cung cấp nước ngọt và phù sa cho đồng ruộng, rửa phèn ở vùng trũng, là tiền đề phát triển các nghề đánh bắt thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản, buôn bán trên sông, vận tải đường sông, v.v. Cho nên, đặctrưng thứ nhất về từvựng của tiếng Việt Nam Bộ gắn liền với đặctrưng văn hoá nơi đây chính là sự phong phú đến mức cực đại về cáctừngữ chỉ các loại hìnhvà hoạt động sông nước: sông, lạch, kinh, rạch, xẻo, ngọn, rọc, tắt, mương, rãnh, ao, hồ, đìa, hào, bàu,đầm, láng, lung, bưng, biền, trấp, vũng, trũng, gành, xáng, vịnh, vàm, cửa, đảo, hòn, cù lao, cồn, bãi,mũi, mũi tàu .; nước lên, nước lớn, nước nhửng, nước đứng, nước ương, nước giựt, nước ròng,nước xiết, nước xuống, nước rặc, nước nhảy, nước chụp, nước rông, nước nổi, nước lụt, nước lềnh, nước rút, nước cạn, nước xoáy, nước ngược, nước xuôi . Tương tự là sự phong phú về tên gọi các giống lúa, các loại gạo, các loại trái cây là sản phẩm gieo trồng trên hai vùng châu thổ sông Đồng Nai và sông Cửu Long rộng lớn phì nhiêu (Nam Bộ sản xuất đến 50% lúa và 70% trái cây cả nước). (2) Sự bảo lưu từngữ gốc Mon-Khmer và tiếp biến từngữ gốc Chăm, Hoa, Khmer, Pháp, Mỹ .: Phát triển trên một vùng văn hoá đa tộc người, giao lưu tiếp biến văn hoá diễn ra sôi động, từvựng của tiếng Việt Nam Bộ có đặctrưng thứ hai gắn liền với đặctrưng văn hoá của vùng, đó là sự bảo lưu nhiều từngữ gốc Mon-Khmer, sự tiếp biến nhiều từngữ gốc Chăm, gốc Hoa, gốc Khmer, gốc Pháp, gốc Mỹ . Hệ quả là làm hìnhthành trong tiếng Việt Nam Bộ một bộ phận từvựngđặc thù, khác với phương ngữ Bắc: Phương ngữ Bắc - Tiếng Việt Nam Bộ anh/chị cả - anh/chị hai báo - beo béo - mập bí ngô - bí đao bơi, lội - lội cà chua - cà tô-mát ca-vát - cà-vạt, cà-la-oách cắt tóc - hớt tóc cốc vại - ly cối chăn - mền chén - chung chiếu bóng - chớp bóng chuột chù - chuột xạ chụp ảnh - chụp hình dầu nhờn - nhớt dứa - thơm đánh rắm - địt đậu hủ - tàu hủ điêu - xạo đỗ - đậu đũa cả - đũa bếp gáy - ót giống - giống, in hoa - bông hòm - rương hổ - cọp kem - cà-rem lại sức - lợi nghỉnh lọ - chai lúa, thóc - lúa màn - mùng mặc, vận - bận muỗm, quéo - xoài na - mảng cầu nón, mũ - nón ngan - vịt xiêm ngòi, lạch - rạch, xẻo, tắt nhà cao tầng - nhà lầu, cao ốc nhẫn - cà rá, khâu nhìn - ngó ốm, đau - đau phó cối - thợ cối phóng viên - ký giả quan tài, áo quan - hòm rặt - toàn táo - bôm té - tạt thái - xắt thi trượt - thi rớt thợ nề, thợ xây - thợ hồ thuyền - ghe, xuồng trông - ngóng vở - tập vữa - hồ xà-phòng - xà-bông xem - coi yểng - nhồng ? - lai rai v.v. Phương ngữ Bắc - Tiếng Việt Nam Bộ ảnh - hình bát - chén bí đỏ - bí rợ bít tất - vớ bút - viết, bút cá quả, cá tràu - cá lóc căng-gu-ru - chuột túi cốc - tách cừu - trừu chân - chưn, cẳng, giò chèo - chèo, bơi chum - lu, khạp chuột rút - vọp bẻ dầu hoả - dầu hôi dưa bở - dưa gang đánh điện - đánh dây thép đào lộn hột - điều đi ngoài, đi đồng - đi cầu định - tính đồng hồ điện - công-tơ điện được - được, đặng gầy - ốm hắc lào - lác hoa đại - bông sứ hòm thư - hộp thư hố xí, nhà xí - cầu tiêu khăn tay - khăn mu-soa làm - làm, mần lợn - heo mác - mạc máy ảnh - máy chụp hình mì chính - bột ngọt mướp đắng - hủ qua, khổ qua nói - nói, rằng ngã - té ngày kia - ngày mốt ngô - bắp nhặt - lượm nhật báo - nhựt trình ô - dù phó cạo - thợ hớt tóc phó nhòm - thợ chụp hình quả - trái quần bò - quần jeans sắn - khoai mì tắc-te - chuột tem - cò thi đỗ - thi đậu thìa - muỗng thuê - mướn thương, yêu - thương trống rỗng - tồng phộc vung - nắp vừng - mè xe quệt - cộ xiếc - xiệc ? - bữa kia ? - nhậu v.v. Đối với cáctừngữ chỉ các phương tiện đi lại mới du nhập từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX thì sự khác biệt giữa tiếng Việt Nam Bộ với phương ngữ Bắc hầu như là tuyệt đối, cho thấy hai vùng đã tiếp nhận các sản phẩm này của phương Tây một cách hoàn toàn độc lập với nhau: Phương ngữ Bắc - Tiếng Việt Nam Bộ bàn đạp - pê-đan chắn bùn - vè chuông - chuông đà - trớn đèo hàng - ba-ga đĩa - dĩa đùi - giò gà đường ray - đường rầy khung - sườn lốp - vỏ máy bay - tàu bay nổ máy - đề-pa ổ bi, vòng bi - bạc đạn phà - bắc phanh, hãm - thắng rẽ - quẹo săm - ruột tàu bò - xe tăng tàu hoả - hoả xa, xe lửa tàu vũ trụ - phi thuyền thanh truyền động - cây dên van - vòi xe bọc thép - xe thiết giáp xe ca, ô tô ca, xe khách - xe đò xe chữa cháy - xe cứu hoả xe lăn đường, xe lu - xe hủ lô xe quân sự - quân xa xích - sên ? - côn ? - phuộc Phương ngữ Bắc - Tiếng Việt Nam Bộ bi - đạn chắn xích - cạc-te dừng xe - ngừng xe đèn - đèn đi nhờ - quá giang đỗ xe - đậu xe đường băng - phi đạo đường, phố - đường, lộ líp - líp lùi xe - de xe nan hoa, đũa - căm ô-tô - xe hơi ống xả - ống pô phanh - thắng quảng trường - công trường rơ-moóc - rờ-moọc sân bay - phi trường, phi cảng tàu chở máy bay, tàu sân bay - hàng không mẫu hạm tàu ngầm - tàu lặn tay lái - ghi-đông trục - cốt vành - niềng xe ca, ô tô ca - xe hàng xe con, ô tô con - xe du lịch xe đạp - xe máy xe máy - xe hai bánh gắn máy, xe gắn máy xe vận tải - xe cam-nhông ? - chén ? - đùm v.v. (3) Sự thay thế và lược bỏ đại từ ẤY: Trong tiếng Việt, ẤY là một đại từ đi liền sau danh từ để biểu thị một không gian, thời gian, sự vật hoặc con người khiếm diện khi hội thoại diễn ra: "bên ấy", "hôm ấy", "cái ấy", "ông ấy" . Khi xuất hiện trên văn bản viết, đại từ ẤY thường được ghi là"ấy", hoặc đôi khi là "í". Nhưng trong thực tế hội thoại, tất cả các phương ngữ Bắc, Trung, Nam đều nhược hoá đại từ này. Trong các phương ngữ Bắc, Trung, ẤY thường bị nhược hoá thành âm tiết Í, phát âm không có trọng âm: bên í, hôm í, cái í, ông í . Trong phương ngữ Nam bao gồm Nam Bộ, ẤY càng bị nhược hoá mạnh hơn, hoà nhập hẳn vào danh từ đứng trước dưới dạng THANH ĐIỆU HỎI: bển, đẳng, trỏng, ngoải, trển, hổm, nẳm, ổng,bả, chả, mẻ, ảnh, chỉ, ẻm, cẩu, mở, dỉ, dưởng, vả, thẳng, cỏn, thẩy, cổ . Bằng cách đó, trong phương ngữ Nam và tiếng Việt Nam Bộ đã hìnhthành một nhóm đại từ có nghĩa khiếm diện mang thanh hỏi, không có trong các phương ngữ Bắc, Trung. Trong trường hợp danh từ đứng trước mang cácthanh hỏi, ngã, sắc như khoảng, dưới,tháng, bữa, cái, bác, chú, thím, cháu . khiến cho đại từ ẤY không thể hoà nhập được, phương ngữ Nam và tiếng Việt Nam Bộ sẽ chọn một trong ba cách: - Thay thế ẤY bằng một đại từ có nghĩa khiếm diện mang thanh hỏi: "Bà đã gặp bác Năm rồi, vậy ổng nói sao?"; "Bữa nay sắp hết tiền, bữa hổm anh chưa lãnh lương à?" . - Thay thế ẤY bằng đại từ ĐÓ: "Bánh trái thì ở dưới đó chứ ở đâu, không lo kiếm mà cứ hỏi hoài?"; "Cu Tí không được nhõng nhẽo chú Tuấn nữa. Chú đó hổng phải là ba đâu [...]... (6) Sử dụng cácngữ khí từđặc thù: Tiếng Việt Nam Bộ không sử dụng cácngữ khí từ thường gặp trong phương ngữ Bắc: hở, ư, nhỉ, nhé, cơ, ạ, ồ, ôi, giời ôi, thảo nào, bỏ bu Thay vào đó, nó sử dụng cácngữ khí từđặc thù Nam Bộ: hả, há, hé, héng, hèng chi, hôông, a, í, ngheng,nghôông, chèng ơi, chèng đéc ơi, mèng ơi, trời ơi, trời ơi là trời, dữ ác hôông, chết cha, chứ bộ (7) Sử dụng các quán ngữ đặc. .. liếng ngôn ngữ sẵn có của mình, đồng thời cùng nhau sáng tạo, phát triển vốn liếng ngôn ngữ sẵn có để nó có thể phản ánh không gian văn hoá mới vàcác hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội gắn liền với không gian văn hoá mới Chính vì vậy, tiếng Việt Nam Bộ ngày nay có những đặctrưng về ngữ âm vàtừvựng rất khác biệt với phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung, hai phương ngữ chính đầu tiên hìnhthành trong... Tác giả TÀILIỆU THAM KHẢO 1 Cao Xuân Hạo & Lý Tùng Hiếu (2005), Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục, tái bản lần thứ nhất có sửa chữa bổ sung, NXB Khoa học Xã hội 2 Cù Đình Tú (1983), Phong cách học vàđặc điểm tutừ tiếng Việt, NXB Đại học vàTrung học Chuyên nghiệp 3 Đinh Lê Thư & Nguyễn Văn Huệ (1998), Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt, NXB Giáo dục 4 Hồ Lê & Trần Thị Ngọc Lang (2005), Lỗi từvựngvà cách khắc... nhất, đã có 4 thế kỷ hình thành, phát triển Các yếu tố làm hình thành tiếng Việt Nam Bộ cũng là những yếu tố làm hìnhthành tập hợp cư dân ở nơi đây: di dân người Việt từvùngNgũ Quảng và Nam Trung Bộ, người Chăm, người Khmer, người Hoa Người Pháp, người Mỹ, mặc dù đã rút đi sau khi kết thúc chiến tranh, nhưng cũng đã để lại nơi đây những dấu ấn sâu đậm về ngôn ngữvà văn hoá Các nhóm cư dân ấy đã... dưởng, vả, thẳng, cỏn, thẩy, cổ ); đại từ nhân xưng (tao, qua, ta, choa, mày, mi, bậu, bây, nó, hắn, y, va, gã, ả ) Trong số đó, chỉ có một nhóm từ xưng hô thực thụ duy nhất là các đại từ nhân xưng, còn lại đều là những nhóm từ xưng hô lâm thời Nhưng chính các nhóm từ xưng hô lâm thời mới được ưu tiên sử dụng trong giao tiếp Còn nhóm từ xưng hô thực thụ chỉ được sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp thân... thù: Bên cạnh các phó từ chỉ mức độ dùng chung với phương ngữ Bắc như thật, rất, lắm, quá, còn sử dụng các phó từ chỉ mức độ đặc thù Nam Bộ:lậng, hà, thiệt, ghê, hung, dữ, lung: "Căn nhà đó mắt ghê, tới tám tỷ lậng!"; "Nhà này rẻ thiệt, có tám cây hà!"; "Vụ này coi bộ rối hung!"; "Nó ăn dữ lắm!"; "Tui nghĩ lung lắm, nhưng mà chưa ra!" Bên cạnh đó là các phó từ chỉ mức độ đi kèm với tính từ: dở ẹc, tối... danh từ chỉ chức danh xã hội, nó không dùng tôi, tớ, chúng tôi, chúng tớ, bọn tôi, bọn tớ, nhưng sử dụng tui, tụi tui, sếp, bác sĩ, đại tá để xưng hô - Sử dụng các đại từ có nghĩa khiếm diện mang thanh hỏi: bển, đẳng, trỏng, ngoải, trển, ổng,bả, chả, mẻ, ảnh, chỉ, ẻm, cẩu, mở, dỉ, dưởng, vả, thẳng, cỏn, thẩy, cổ để xưng hô - Không dùng tên con cháu để xưng hô (5) Sử dụng các phó từ chỉ mức độ đặc. .. nước ta, từ trước đến nay, các luồng di dân chỉ diễn ra một chiều từ Bắc vào Nam Vàtừ thời kỳ Đổi mới, hàng vạn người phương Tây, người phương Đông đã quay trở lạiViệt Nam mà nơi thu hút nhất chính là Nam Bộ Do đó, khác với tiếng Việt, văn hoá Việt ở miền Bắc, miền Trung, tiếng Việt cũng như văn hoá Việt ở Nam Bộ có điều kiện để phát triển, biến đổi nhanh hơn [1] Trong các chuyên khảo ngữ âm học và phương... nữa, chú la đó!" (4) Ưu tiên sử dụng cáctừ xưng hô lâm thời: Trong tiếng Việt, từ xưng hô là một lớp từ vô cùng phức tạp, do 9 nhóm từ khác nhau hợp thành: danh từ thân tộc (cố, cụ, ông, bà, nội, ngoại,cha, mẹ, bố, u, me, ôông, mụ, bọ, mạ, mệ, ba, má, bác, chú, thím, cô, cậu, mợ, dì, dượng, anh, chị,em, con, cháu, họ, anh em, chị em, anh chị em, bà con, cô bác ); danh từ chỉ quan hệ xã hội (thầy,trò,... Nguyễn Văn Ái chủ biên & Nguyễn Văn Đức & Nguyễn Công Khai (1994), Từ điển phương ngữ Nam Bộ, NXB Thành phố Hồ Chí Minh 13 Trần Thị Ngọc Lang (1995), Phương ngữ Nam Bộ Những khác biệt về từvựng - ngữ nghĩa so với phương ngữ Bắc Bộ, NXB Khoa học Xã hội 14 Trần Thị Ngọc Lang chủ biên & Lý Tùng Hiếu hiệu đính (2005), Một số vấn đề về phương ngữ xã hội, NXB Khoa học Xã hội . Bộ :Lịch Sử Hình Thành Và Các Đặc Trưng Ngữ Âm, Từ Vựng Tính đến nay, tiếng Việt Nam Bộ, một bộ phận của tiếng Việt thống nhất, đã có 4 thế kỷ hình thành, . nhiều từ ngữ gốc Chăm, còn có thêm đặc điểm là tiếp biến nhiều từ ngữ gốc Hoa và gốc Khmer. V.v. 2. TIẾNG VIỆT NAM BỘ: ĐẶC TRƯNG NGỮ ÂM, TỪ VỰNG 2.1. Các đặc