Tìm hiểu kế toán thuế GTGT và quyết toán thuế GTGT tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cơ khí Mê Linh – Hà Nội
Trang 1I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, mà thuế giá trị gia tăng là một trong các loại thuế có tầm quan trọng trong nền kinh tế Trong hầu như tất cả các loại hàng hóa dịch vụ của mọi lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế quốc dân, thuế giá trị gia tăng đều chiếm một phần trong tổng giá trị của nó Thuế giá trị gia tăng giúp hệ thống chính sách thuế, sắc thuế tương đồng với Luật thuế Nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế Điều đó giúp các doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác, phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn, có điều kiện, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển và đảm bảo lợi ích quốc gia…
Thuế giá trị gia tăng đã và đang phát huy tác dụng tích cực trong tất cả mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội: khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu đầu tư, thúc đẩy hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp
Hiện nay, để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội, Luật thuế giá trị gia tăng, Quyết định, Thông tư, các chính sách về thuế… liên tục được thay thế, sửa đổi, bổ sung và dần ổn định Chính về liên tục thay đổi nên việc thi hành chính sách thuế giá trị gia tăng và công tác hạch toán thuế giá trị gia tăng luôn cần điều chỉnh và có thể không thể tránh khỏi sai sót Về Luật thuế giá trị gia tăng, được ban hành đầu tiên vào tháng 5 năm 1997; sửa đổi, bổ sung năm 2003; và đến năm 2008 đã ban hành Luật 13/2008/QH12 Luật thuế giá trị gia tăng thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008
Vì tầm quan trọng của thuế giá trị gia tăng, và những gì nó đã và đang đạt được cùng với những khó khăn do xu hướng hội nhập kinh tế của các chính sách, quy định, Luật thuế trong giai đoạn hiện nay; nên chúng em quyết định tiến hành
một nghiên cứu nhỏ với đề tài: “Tìm hiểu kế toán thuế GTGT và quyết toán thuế
GTGT tại công ty TNHH một thành viên cơ khí Mê Linh – Hà Nội”
Trang 22 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Thực trạng của thuế GTGT và công tác hạch toán thuế GTGT tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ khí Mê Linh, trên cơ sở lý thuyết để liên hệ với thực tiễn tại doanh nghiệp
Đưa ra nhận xét ưu, nhược điểm, từ đó đưa ra biện pháp và kiến nghị giải quyết dựa trên những đánh giá khách quan và ý kiến chủ quan
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê: Số liệu thứ cấp là các tài liệu, số liệu được thu thập từ các sách, báo, tạp chí, phương tiện thông tin đại chúng… Số liệu sơ cấp thu thập, điều tra được tại cơ sở về thực trạng doanh nghiệp
Phương pháp hạch toán kế toán: Các phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp đối ứng tài khoản, phương pháp tổng hợp cân đối kế toán được sử dụng để phân tích về kế toán thuế giá trị gia tăng
Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Số liệu sơ cấp và thứ cấp được thống kê và phân tích thông qua thống kê mô tả và thống kê so sánh bằng các công cụ xử lý số liệu
Trang 3II GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty TNHH MTV Cơ khí Mê Linh
Tên tiếng anh: Me Linh Mechanical One Member Limited Company Tên viết tắt: MELICO
Công ty TNHH MTV Cơ khí Mê Linh là Công ty con trực thuộc Tổng Công Ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam
Được thành lập vào ngày 22-09-2002 và chính thức chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV vào ngày 30-06-2009 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104006927 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp
Công ty TNHH MTV Cơ Khí Mê Linh nằm trên Khu Công Nghiệp Quang Minh - Thị trấn Quang Minh - Huyện Mê Linh - Thành phố Hà Nội Hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực sau:
- Sản xuất các loại phụ tùng cơ khí, máy móc thiết bị công nghệ, kết cấu kim loại
- Mua bán, đại lý ký gửi hàng hóa
- Tư vấn chuyển giao công nghệ, lập dự án đầu tư cơ khí
- Dịch vụ sửa chữa các thiết bị công nghệ và phương tiện đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm phục vụ công nghiệp
- Đúc, luyện kim (Luyện gang, luyện thép)
- Xuất nhập khẩu các máy móc, thiết bị, công nghệ và các sản phẩm đúc, cơ khí khác (theo quy định của nhà nước)
Trang 4Website: http://melico.net/
Chủ sở hữu công ty: Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0106000932 do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 16/01/2008
Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 4 tòa nhà TOYOTA Mỹ Đình, đường Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội
Đại diện trực tiếp tại công ty: Chủ tịch Công ty TNHH MTV cơ khí Mê Linh
2 Hình thức tổ chức bộ máy công ty
Do công ty sản xuất theo đơn đặt hàng các chi tiết máy phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất máy nên việc sản xuất của công ty phụ thuộc rất nhiều vào đối tác Để phù hợp với tình hình sản xuất và tình hình tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp đã thực hiện cải tổ bộ máy quản lý Tuy tình hình tài chính của công ty chưa được thật sự tốt nhưng những cố gắng của ban lãnh đạo công ty cùng sát cánh với công nhân viên trong công ty đã đưa công ty thoát khỏi phá sản Đây là một kết quả đáng mừng Hiện nay công ty đang cố gắng để đưa công ty ngày một đi lên
Trang 5Mụ hỡnh bộ mỏy quản lý được thể hiện qua sơ đồ:
Sơ đồ số 01 - Cơ cấu bộ mỏy quản lý của cụng ty
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng: VND + Kỳ hạch toỏn: Theo thỏng
+ Hạch toỏn thuế GTGT theo phương phỏp khấu trừ Tổng Công ty Máy
động lực và MNN
Chủ tịch Công tyKiểm soát viên
ban giám đốc
PX Khuụn
PX Đỳc
PX Gia cụng
PX Mạ Kẽm
Phũng Kinh tế
- Tài chớnh
Phũng Kỹ thuật - và quản
lý chất lượng
Văn phũng
tổng hợp
Trang 6+ Đánh giá hàng xuât kho theo phương pháp bình quân gia quyền
Vài năm gần đây, công ty đã đầu tư đưa vào sử dụng phần mềm kế toán Việt Nam Engine and Agricultural Machinery Corproration vào công tác hạch toán đã là giảm đáng kể khối lượng công việc cho các kế toán viên Kế toán chỉ cần lọc chứng từ cho phù hợp, sau đó nhập các dữ liệu vào máy, cuối tháng lập bút toán kết chuyển và in báo cáo theo yêu cầu của nhà quản trị Hệ thống máy vi tính nhằm phục vụ cho việc ghi chép ban đầu, cung cấp thông tin kịp thời cho công tác quản lý SXKD, thuận lợi cho việc phân công công tác kế toán, tổng hợp số liệu kịp thời để lập báo cáo tài chính, giảm một khối lượng công việc đáng kể cho các kế toán viên
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức NKC có sự hỗ trợ của máy vi tính được thể hiện qua sơ đồ:
Ghi cuối tháng
Sơ đồ số: 02 – Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Chứng từ gốc
Máy vi tính xử lý dữ liệu
Sổ nhật ký chung Sổ nhật ký
đặc biệt
Sổ hoặc thẻ kế toán chi
tiết
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết
Trang 74 Tình hình cơ bản của doanh nghiệp
Biểu số 1: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2009
số
Thuyết
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 V1.25 5.054.506.266 8.278.396.041
3 Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 V1.26 4.682.712 104.276.142
10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD
2.002.305.735
Trang 8(Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Qua bảng số liệu, tình hình tài chính của công ty không được tốt Lợi nhuận của công ty bị âm một khoản lớn Đây là đặc thù sản phẩm của công ty chuyên sản xuất các chi tiết máy phức tạp phục vụ cho các công ty chế tạo máy Để khắc phục tình trạng trên, công ty cần nâng cao công suất máy móc và chuyển giao công nghệ để chế tạo máy móc hoặc xuất khẩu để nâng cao doanh thu cũng như làm cải thiện tình hình tài chính
III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 Cơ sở lý thuyết
1.1 Lý luận chung về thuế giá trị gia tăng
* Khái niệm: Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của các thể nhân và pháp nhân được Nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
* Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng: là giá tính thuế và thuế suất
Trang 9Đối với hoạt động gia công hàng hoá, giá tính thuế GTGT là giá gia công Các trường hợp khác như: hàng hoá mang trao đổi, tặng biếu, sử dụng tiêu dùng nội bộ, giá tính thuế GTGT là giá tính thuế của hàng hoá cùng loại tương đối với hoạt động cho thuê tài sản, giá tính thuế là số tiền thu từng kỳ Giá tính thuế GTGT đối với các hàng hoà, dịch vụ quy định bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng
Thuế suất thuế GTGT
Mức thuế suất 0% đối với ; hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, kể cả hàng gia công xuất khẩu, hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT xuất khẩu
Mức thuế suất 5% đối với các mặt hàng thiết yếu, hiện đang chịu thuế doanh thu với thuế suất thấp như : nước, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh, thiết bị và dụng cụ y tế, giáo cụ để giảng dạy và học tập, đồ chơi trẻ em, sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và một số hàng hoá, dịch vụ như : in các loại sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT (trừ in tiền); máy xử lý dữ liệu tự động và các bộ phận, phụ tùng của máy, máy in chuyên dùng cho máy vi tính
Mức thuế suất 10% đối với các hàng hoá, dịch vụ: dầu mỡ, khí đốt, quặng, sản phẩm điện tử, sản phẩm hoá chất, giấy, vải
* Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng:
Phương pháp khấu trừ thuế
Đối tượng áp dụng: đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào Trong đó:
Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra (x) Thuế suất hàng hoá, dịch vụ đó
Trang 10Thuế GTGT đầu vào = tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT
Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào là loại dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì tính ra số thuế GTGT đầu vào như sau:
Giá chưa có thuế GTGT =
Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem ) 1 + (%) thuế suất của hàng hóa, dịch vụ
đó
Thuế GTGT = Giá chưa có thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT
Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT
Đối tượng áp dụng:
- Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thành lập pháp nhân tại Việt nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế;
- Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ
Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế (x) Thuế suất GTGT của, hàng hoá dịch vụ đó
1.2 Lý luận chung kế toán thuế giá trị gia tăng
* Vị trí của kế toán đối với công tác quản lý thuế giá trị gia tăng: Công tác hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng là một khâu quan trọng trong hệ thống quản lý và thu thuế Kế toán thuế sẽ quản lý, xử lý hóa đơn chứng từ, tự tính toán khoản được khấu trừ và số phải nộp ngân sách nhà nước Đây là khâu cơ sở giúp đơn giản hóa công tác quản lý thuế
* Các quy định về kế toán thuế giá trị gia tăng hiện hành:
Kế toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế:
• Hạch toán thuế GTGT đầu vào:
Trang 11Tài khoản sử dụng: TK133- thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp
Một số quy định hạch toán:
Tài khoản 133 chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và hàng hoá dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì doanh nghiệp phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, dùng vào hoạt động sự nghiệp, hoặc thực hiện dự án được trang trải bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án, hoặc dùng vào hoạt động phúc lợi, khen thưởng được trang trải bằng quỹ phúc lợi, khen thưởng của doanh nghiệp thì số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và không hạch toán vào Tài khoản 133 Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị của vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào
• Hạch toán thuế GTGT đầu ra:
Tài khoản 3331: dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế giá trị gia tăng phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm
Một số quy định hạch toán:
Trang 12Doanh nghiệp chủ động tính và xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo luật định và kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp Việc kê khai đầy đủ, chính xác số thuế giá trị gia tăng phải nộp là nghĩa vụ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp đầy đủ, kịp thời khoản thuế giá trị gia tăng phải nộp cho Nhà nước Trường hợp có thông báo số thuế phải nộp, nếu có thắc mắc và khiếu nại về mức thuế, về số thuế phải nộp theo thông báo thì cần được giải quyết kịp thời theo quy định Không được vì bất cứ một lý do gì để trì hoãn việc nộp thuế
• Xác định thuế GTGT phải nộp cuối kỳ:
Cuối kỳ, kế toán tính toán và xác định số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hàng hóa dịch vụ mua bán trong kỳ:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào Hàng tháng, chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo, công ty phải nộp cho cơ quan thuế tờ khai thuế giá trị gia tăng kèm bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào và bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra theo mẫu: + Mẫu số 01/GTGT – Tờ khai thuế giá trị gia tăng
+ Mẫu số 01-1/GTGT – Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra + Mẫu số 01-2/GTGT - Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào
Kế toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp:
Tài khoản sử dụng là TK 3331- Thuế giá trị gia tăng phải nộp với các quy định và cách tính thuế như trên, không sử dụng tài khoản 133
2 Thực trạng công tác hạch toán thuế GTGT, liên hệ thực tiễn với lý thuyết 2.1 Phương pháp tính thuế và thuế suất áp dụng
* Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng áp dụng tại công ty TNHH một thành viên cơ khí Mê Linh là phương pháp khấu trừ thuế:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào Trong đó:
Trang 13Vì các sản phẩm của Công ty TNHH một thành viên cơ khí Mê Linh là các sản phẩm cơ khí phục vụ cho sản xuất kinh doanh nên thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ toàn bộ
* Tài khoản sử dụng: do doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là phương pháp khấu trừ thuế nên tài khoản sử dụng là TK 133- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và TK 333(3331)- Thuế giá trị gia tăng phải nộp để hạch toán thuế giá trị gia tăng
TK 133- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, có hai tài khoản cấp 2: TK 1331- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ TK 1332- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của tài sản cố định TK 333- Thuế và các khoản phái nộp ngân sách Nhà nước
TK 3331- Thuế giá trị gia tăng phải nộp
Trang 14* Sơ đồ hạch toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH một thành viên cơ khí Mê Linh:
Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán thuế giá trị gia tăng
* Thuế suất: các hàng hóa, dịch vụ của công ty áp dụng các mức thuế suất 0%, 5%, 10% theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng tùy từng mặt hàng
2.2 Hóa đơn, chứng từ sử dụng
2.2.1 Hóa đơn, chứng từ
Hóa đơn, chứng từ là bằng chứng chứng minh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để làm căn cứ ghi sổ kế toán và là bằng chứng quan trọng hàng đầu để xác định đối tượng chịu thuế, tính thuế, thuế suất và căn cứ thu thuế
Các loại hóa đơn chứng từ sử dụng để hạch toán thuế gia trị gia tăng tại công ty như sau:
- Hóa đơn giá trị gia tăng - Tờ khai thuế giá trị gia tăng
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào - Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra
được giảm giá, trả lại
Thuế GTGT được
hoàn lại
Trang 15- Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ - Một số hóa đơn, chứng từ liên quan
2.2.2 Phương pháp luân chuyển chứng từ
* Đối với thuế giá trị gia tăng đầu vào:
Hàng ngày, kế toán vật tư căn cứ vào giấy dự trù vật tư đã được giám đốc phê duyệt, lập trình xin mua vật tư hoặc cấp vật tư trình giấy đề nghị tương ứng để mua hàng Hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào là hóa đơn do người bán lập (liên 2- màu đỏ)
Sau khi mua hàng về, kế toán kiểm tra thông qua biên bản kiểm kê hàng hóa để đánh giá đúng số lượng cũng như chất lượng hàng hóa mua về có đúng và đủ hay không Nếu đúng và đủ thì thì hàng sẽ được nhập kho và kế toán lập phiếu nhập kho Khi hoàn tất mua hàng, hóa đơn chứng từ kế toán sẽ được gửi về bộ phận tài chính- kế toán của công ty; kế toán thuế đối chiếu tính hợp pháp, hợp lý của hóa đơn, chứng từ; sau đó luân chuyển đến các bộ phận liên quan để ghi sổ kế toán
* Đối với thuế giá trị gia tăng đầu ra:
Căn cứ để hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu ra là hóa đơn giá trị gia tăng do doanh nghiệp lập khi cung ứng hàng hóa cho khách hàng, bao gồm 3 liên:
+ Liên 1: lưu tại cuống (màu tím)
+ Liên 2: giao cho khách hàng (màu đỏ) + Liên 3: lưu nội bộ (màu xanh)
Khi bán hàng hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng thì bộ phận bán hàng lập hóa đơn giá trị gia tăng 3 liên và chuyển cho các bộ phận liên quan Hình thức thanh toán chủ yếu của công ty là hình thức thanh toán theo hợp đồng thông qua chuyển khoản Đối với những hóa đơn có hình thức thanh toán như vậy, kế toán công nợ ghi sổ để đối chiếu thanh toán với các đối tác theo đúng tiến độ hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận