1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tƣ và phát triển nông nghiệp hà nội

132 814 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Luận văn thạc sĩ kinh tếNgười hướng dẫn khoa học:

PGS,TS NGUYỄN THỊ HỒNG NGA

Trang 4

Tác giả xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củatác giả Số liệu trong luận văn là trung thực Nội dung của luận văn chưa được côngbố tại bất cứ công trình khoa học nào

Hà nội, ngày 03 tháng 01 năm 2017Tác giả

Trần Thanh Tú

Trang 5

Trước hết tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS,TS NguyễnThị Hồng Nga - người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, khích lệ và giúpđỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, các cô trong Khoa Kế toán; các thầycô ngoài trường, các nhà quản lý, chuyên gia kế toán cùng các bạn đồng nghiệp vềnhững ý kiến đóng góp xác đáng và hết sức quý báu để tác giả hoàn thành luận văn.

Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Khoa Sau đại học – Trường Đại họcThương Mại Hà Nội, Ban Giám đốc và các phòng chức năng của Công ty TNHHMột thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợicho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành chương trình đàotạo thạc sĩ kinh tế.

Tác giả xin cám ơn gia đình, các bạn đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiệngiúp đỡ, động viên tác giả vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Cuối cùng, tác giả xin gửi lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt tớicác thầy cô cùng toàn thể quý vị và các bạn.

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vii

PHẦN MỞ ĐẦU 8

1.1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 8

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam về kế toán quản trị doanh thu,chi phí và kết quả kinh doanh và các nghiên cứu có liên quan 2

1.3 Đối tượng và mục đích nghiên cứu 4

1.4 Phạm vi nghiên cứu 4

1.5 Phương pháp nghiên cứu 5

1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 5

1.1.3 Phương pháp kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh 16

1.2 Nội dung của kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh 18

1.2.1 Bản chất doanh thu, chi phí và phân loại doanh thu, chi phí trong các doanhnghiệp sản xuất 18

1.2.2 Dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sảnxuất 30

1.2.3 Thu nhận, hệ thống hóa, xử lý và cung cấp thông tin thực hiện về doanh thu,chi phí và kết quả kinh doanh 35

Trang 7

2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nôngnghiệp Hà Nội 56

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 56

2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 60

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 62

2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán quản trị tại công ty 65

2.1.5 Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty 67

2.2.Thực trạng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhtại Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội 71

2.2.1 Thực trạng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Côngty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội 71

2.3 Đánh giá kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công tyTNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội 77

2.3.1 Những ưu điểm và hạn chế của công tác tổ chức kế toán quản trị doanh thu,chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Pháttriển Nông nghiệp Hà Nội 77

2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế 80

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 81

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍVÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊNĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 83

3.1 Các yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quảkinh doanh tại Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp HàNội 83

Trang 8

doanh tại Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội

3.3.2 Phân loại doanh thu 81

3.3.3 Phân loại chi phí 82

3.3.4 Hệ thống chứng từ và tài khoản kế toán trong KTQT doanh thu, chi phí vàkết quả kinh doanh 88

3.3.5 Hệ thống sổ kế toán trong KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh 913.3.6 Thiết kế, xây dựng báo cáo KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh 96

3.3.7 Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy KTQT 99

3.4 Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí vàkết quả kinh doanh tại công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nôngnghiệp Hà Nội 103

3.4.1 Trên phương diện quản lý vĩ mô 103

3.4.2 Ở góc độ doanh nghiệp kinh doanh 104

KẾT LUẬN CHƯƠNG III 107

KẾT LUẬN 108DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

STTKý hiệu viết tắtDiễn giải

6 CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp

Trang 10

STTNội dungTrang

1 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 552 Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 58

4 Bảng 3.1: Dự toán chi phí nhân công trực tiếp quý 4 năm 2015 795 Bảng 3.2: Dự toán chi phí sản xuất chung quý 4 năm 2015 796 Bảng 3.3: Dự toán chi phí bán hàng quý 4 năm 2015 807 Bảng 3.4: Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp quý 4 năm 2015 808 Bảng 3.5: Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh 819 Bảng 3.6: Khái quát phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 8310 Bảng 3.7: Xây dựng hệ thống TK doanh thu, chi phí và kết quả

kinh doanh tại Công ty

14 Bảng 3.11: Báo cáo nhập – xuất – tồn kho 9715 Bảng 3.12: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 9816 Bảng 3.13: Báo cáo phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh

17 Sơ đồ 3.1: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán trong công ty 101

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU1.1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Cùng với xu thế phát triển của thời đại, nền kinh tế của Việt Nam trongnhững năm gần đây đang không ngừng từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vựcvà thế giới Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn có một chỗ đứngvững chắc trên thị trường và không ngừng phát triển Do đó việc tổ chức kế toánquản trị phục vụ nhu cầu nắm bắt, thu thập và xử lý các thông tin để đánh giá kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh là yêu cầu tất yếu, giúp các đơn vị kinh tế thấyđược quy mô, cách thức kinh doanh cũng như khả năng phát triển hay suy thoái củadoanh nghiệp, đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời trong tương lai Cácdoanh nghiệp, bên cạnh việc tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh thì kế toán quản trị cũng là một yêu cầu thiết yếu, góp phần quan trọng vàoviệc quản lý sản xuất kinh doanh và đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn Đặcbiệt, thông tin về kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh chiếmvai trò quan trọng trong thông tin kế toán, những thông tin này luôn được doanhnghiệp và các nhà đầu tư quan tâm Hơn bao giờ hết, hoàn thiện kế toán quản trịdoanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh nói riêng đang là vấn đề thường xuyên đặtra đối với mỗi doanh nghiệp Việc hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí vàkết quả kinh doanh sẽ góp phần tăng tính cạnh trạnh, nâng cao chất lượng các quyếtđịnh của doanh nghiệp, tăng sự minh bạch thông tin tài chính.

Trong quá trình làm việc tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viênĐầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội, tác giả nhận thấy kế toán quản trị doanhthu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty còn nhiều vấn đề hạn chế, cần tiếptục hoàn thiện hơn nữa nhằm phục vụ tốt hơn cho các nhà quản lý công ty ra quyếtđịnh đúng đắn trong tương lai Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu

luận văn thạc sĩ: “Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tạiCông ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nôngnghiệp Hà Nội”

Trang 12

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam về kế toán quản trị doanhthu, chi phí và kết quả kinh doanh và các nghiên cứu có liên quan

Trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu, tôi đã tìm hiểu một số công trìnhnghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình Một trong số những côngtrình nghiên cứu nổi bật liên quan đến kế toán doanh thu, chi phí và xác định kếtquả kinh doanh là:

- Đề tài“Hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động

tổ chức hội nghị, tiệc cưới tại các khách sạn trên địa bàn Hà nội” của tác giả Vũ

Diễm Hà (2009), tác giả đã làm rõ những vấn đề như hệ thống hóa những vấn đề lýluận cơ bản về kế toán quản trị, tổ chức kế toán quản trị và đặc biệt là tổ chức kếtoán quản trị chi phí, doanh thu, kết quả trong các doanh nghiệp khách sạn, phântích thực trạng tổ chức quản trị chi phí, doanh thu, kết quả trong các doanh nghiệp kinhdoanh khách sạn Việt Nam Đánh giá, nhận xét những ưu điểm và hạn chế cũng nhưchỉ ra các nguyên nhân cơ bản của những tồn tại trong tổ chức kế toán quản trị chi phí,doanh thu, kết quả tại các doanh nghiệp khách sạn nước ta hiện nay Xác định sự cầnthiết, yêu cầu, các nguyên tắc cơ bản và nội dung hoàn thiện tổ chức kế toán quảntrị chi phí, doanh thu, kết quả trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn ViệtNam Đồng thời, luận án cũng đã chỉ ra các điều kiện cơ bản mà các cơ quan quảnlý Nhà nước và bản thân các doanh nghiệp khách sạn có thể đáp ứng để hoàn thiệntổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu, kết quả trong các doanh nghiệp kinhdoanh khách sạn Việt Nam

- Đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị tại công ty nước sạch số 2 Hà

nội ” của tác giả Nguyễn Thị Bích Liên (2011) tác giả đã trình bày khái quát và

đánh giá thực trạng mô hình tổ chức công tác kế toán quản trị ở công ty nước sạchsố 2, trên cơ sở đó đã chỉ ra những hạn chế mà các doanh nghiệp này đang gặp phảivà đây chính là tiền đề để đưa ra phương hướng và giải pháp tổ chức công tác kếtoán quản trị Tác giả cũng trình bày nội dung tổ chức công tác kế toán quản trị từđó đưa ra các giải pháp để thực hiện các nội dung đó Mặc dù, tác giả đã đưa ra cácgiải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh

Trang 13

doanh tại Công ty nhưng hoạt động kinh doanh thì luôn luôn biến động, thay đổitheo sự phát triển của nền kinh tế vì vậy các giải pháp đó không còn phù hợp trongđiều kiện hiện nay Ngoài ra, lĩnh vực kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanhnước sạch hoàn toàn khác biệt với doanh nghiệp sản xuất như công ty TNHH Mộtthành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội.

- Cũng như đề tài “Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả tại Tổng

Công Ty xây dựng công trình giao thông 8” của tác giả Lê Thị Thu Huyền (2011)

đã đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những bất cập, yếu kém trong tổ chức côngtác kế toán quản trị doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động xây lắp tại các doanhnghiệp thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8, góp phần nâng caohiệu quả của kế toán quản trị doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động xây lắp Tuynhiên luận văn mới khảo sát được các doanh nghiệp xây dựng thuộc Tổng công tyXDCTGT 8 mà chưa khảo sát được các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt độngkhác, cũng như chưa khảo sát các doanh nghiệp xây dựng ngoài Tổng công tyXDCTGT 8 Thứ hai, do hạn chế trong tiếp cận với các tài liệu nước ngoài, tác giảchưa phân tích được các mô hình kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả ởmột số nước phát triển trên thế giới như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Cộng hoàPháp…Thứ ba, do hạn chế trong kinh nghiệm khảo sát, phỏng vấn nên kết quả côngtác điều tra có thể còn có những thiếu sót Và lĩnh vực xây lắp khác biệt với lĩnhvực kinh doanh của công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nôngnghiệp Hà Nội nên nội dung nghiên cứu của đề tài không áp dụng tại công ty.

- Với đề tài“Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu, kết quả

kinh doanh tại các công ty phát hành tạp chí trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Phạm

Thị Hoàng Yến (2014) đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về kế toán quản trị,

nội dung của kế toán quản trị chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các côngty phát hành tạp chí Tác giả đã đánh giá và chỉ ra những nguyên nhân hạn chế trongviệc tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh Và tác giả đãđề xuất phương hướng hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu, kếtquả kinh doanh tại các công ty phát hành tạp chí trên địa bàn Hà Nội.

Trang 14

Hiện nay, vẫn chưa có đề tài nào đề cập đến kế toán quản trị doanh thu, chi phívà kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nôngnghiệp Hà Nội Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệpHà Nội– doanh nghiệp sản xuất đặc thù khác với các lĩnh vực khác nên kế toánquản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh có nhiều điểm khác biệt với doanhnghiệp kinh doanh các dịch vụ khác.

1.3 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh.

Mục đích nghiên cứu: tìm hiểu sâu về kế toán quản trị doanh thu, chi phí vàkết quả kinh doanh, đưa ra những nhận xét tổng quan về các thành tựu đã đạt đượcvà những tồn tại trong công tác kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh, từ đó đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán quảntrị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh ở Công ty TNHH Một thành viên Đầutư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội.

Trang 15

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp hai nhóm phương pháp là phương pháp thu thập dữliệu và phân tích, xử lý dữ liệu (nghiên cứu lý thuyết, khảo sát thực tế, phỏng vấn,tham khảo ý kiến chuyên gia, thống kê số liệu, phân tích, so sánh) để nghiên cứu vàtrình bày kết quả nghiên cứu Đề tài vận dụng kết hợp các phương pháp cụ thể sau:

1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Thực hiện hỏi, xin ý kiến trực tiếp của các cán bộ kế toán và các nhân viênkhác tại công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội.Đồng thời, đề tài cũng được tìm hiểu nghiên cứu thông qua việc xin ý kiến của giáoviên hướng dẫn và các chuyên gia về lĩnh vực kế toán.

Đề tài thực hiện nghiên cứu vấn đề lý luận thông qua việc tham khảo cácgiáo trình, sách tham khảo, báo chí, tạp chí, các luận văn, luận án… viết về đề tài kếtoán quản trị Thu thập tài liệu thứ cấp về thực trạng bằng phương pháp quan sát,nghiên cứu chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của công ty TNHH Mộtthành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội trong năm 2015 và các thôngtin trên các phương tiện thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tàiliệu khác.

1.5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

- Phương pháp thống kê:

Sử dụng phương pháp thống kê để thu thập, phân loại thông tin và số liệunhằm mục đích đánh giá tổng quát về một mặt nào đó của đối tượng nghiên cứu, cụthể ở đây là kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả hoạt đông kinh doanh củacông ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội trong năm2015.

- Phương pháp phân tích:

Sử dụng phương pháp phân tích để nghiên cứu và so sánh các mối quan hệđáng tin cậy giữa các dữ liệu thống kê được từ tài liệu nội bộ về hiệu quả hoạt độngcủa Công ty trong kỳ phân tích nhằm đánh giá tính hợp lý hoặc không hợp lý củacác dữ liệu này.

Trang 16

1.6 Các đóng góp dự kiến của luận văn

- Những đóng góp về mặt lý luận

Luận văn nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về kế toánquản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất nóichung.

- Những đóng góp về mặt thực tiễn

Góp phần nâng cao hiệu quả kế toán quản trị của công ty để công tác này trở

thành công cụ quản lý tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU,CHI PHÍ, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

Theo giáo sư, tiến sĩ Ronald.W.Hilton (1994) thuộc trường Đại học Cornell –Mỹ thì: “KTQT là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong các tổ chức,mà nhà quản trị dựa vào đó đẻ hoạch định và kiểm soát các họat động của tổ chức”

Theo giáo sư, tiến sĩ Jack.J.Smith; Robert.M.Keith và William.L.Slephens ởtrường đại học South-Florida (1993), thì “KTQT là một hệ thống kế toán cung cấpcho các nhà quản trị những thông tin định lượng mà họ cần để hoạch định và kiểmsoát”

Theo Ray.H.Garroson (1993) : “KTQT có liên hệ với việc cung cấp tư liệucho các nhà quản lý- những người trong tổ chức kinh tế và có trách nhiệm trongviệc điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức đó”

Theo Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ (1982) thì “KTQT là qui trình định dạng, đolường, tổng hợp, phân tích, lập báo cáo, giải thích và thông đạt các số liệu tài chínhvà phi tài chính cho ban giám đốc để lập kế hoạch, đánh giá, theo dõi việc thực hiệnkế hoạch trong phạm vi nội bộ một doanh nghiệp để đảm bảo cho việc sử dụng cóhiệu quả các tài sản và quản lý chặt chẽ các tài sản này”.

Trang 18

Theo Đặng Thị Hòa (2006): “KTQT là khoa học thu nhận xử lý và cung cấpthông tin hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụ thể phục vụ cho các nhà quảntrị trong việc lập kế hoạch, điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý kinh tếtài chính trong nội bộ doanh nghiệp”

Theo Luật Kế toán Việt Nam (2003), KTQT được khái niệm như sau “KTQTlà việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêucầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”.

Các khái niệm trên tuy cách phát biểu khác nhau, nhưng đều có những điểmchung thể hiện bản chất của KTQT, đó là:

- KTQT là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của hệ thống kế toándoanh nghiệp và là công cụ quan trọng không thể thiếu được trong công tác quản lýnội bộ doanh nghiệp.

- Người sử dụng thông tin cho KTQT cung cấp là các nhà quản trị trongdoanh nghiệp.

- Thông tin của KTQT là nguồn thông tin chủ yếu giúp cho nhà quản trị thựchiện các chức năng quản trị như lập kế hoạch, tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch,kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và ra quyết định.

1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinhdoanh

Để đạt được mục tiêu điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh trong côngtác quản trị doanh nghiệp đòi hỏi rất nhiều thông tin, loại thông tin cho việc xâydựng kế hoạch và kiểm tra hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp đó là nhữngthông tin giúp cho nhà quản trị biết được những gì đang xảy ra và việc thực hiện cácmục tiêu dự kiến thế nào Loại thông tin thứ hai chủ yếu cần thiết cho quản trị trongviệc lập kế hoạch dài hạn KTQT cung cấp thông tin cho việc ra quyết định về kếhoạch kinh doanh ở doanh nghiệp Đối với những nhà quản trị thì kế toán quản trịcung cấp những thông tin số lượng chi tiết phản ánh quá trình thực hiện nhiệm vụcủa họ để từ đó giúp họ có thể tự đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của chính họ đểcó thể đưa ra được những cải tiến nhằm đạt được kết quả tốt hơn Ngoài ra, kế toán

Trang 19

quản trị còn cung cấp cả các thông tin về chi phí về các nguồn lực đã sử dụng và kếtquả đạt được nhằm giúp họ có thể quyết định các chiến thuật để sử dụng các nguồnlực của doanh nghiệp, giám sát việc sử dụng và việc phân bổ các nguồn lực đó saocho hiệu quả nhất.

Mặt khác, KTQT còn giúp cho chức năng kiểm tra bằng cách thiết kế nên cácbáo cáo có dạng so sánh Các nhà quản trị sử dụng các báo cáo đó để xem xét điềuchỉnh tổ chức thực hiện các mục tiêu đặt ra Do đó, KTQT phải làm sao cho các nhàquản lý nhận được những thông tin mà họ cần, họ muốn Tất cả những điều này đòihỏi KTQT phải cung cấp những thông tin về tài chính chính xác, nhanh chóng vàphù hợp theo yêu cầu của các nhà quản lý trong việc việc lập kế hoạch, điều hành,theo dõi thực hiện kế hoạch trong doanh nghiệp.

1.1.3 Phương pháp kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh

Với những vai trò của kế toán quản trị như trên kế toán quản trị cần có nhữngphương pháp để thực hiện vai trò của mình là cung cấp thông tin để giúp nhà quảntrị đưa ra quyết định đúng đắn Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và xác định kếtquả kinh doanh sử dụng một số phương pháp nghiệp vụ để thu thập và xử lý thôngtin kế toán một cách phù hợp với nhu cầu của các nhà quản trị

Nhóm phương pháp thu nhận, xử lý, tổng hợp thông tin:

- Phương pháp chứng từ kế toán: là phương pháp xác định và kiểm tra sự

hình thành các nghiệp vụ kinh tế cụ thể Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinhtrong một doanh nghiệp kế toán phải lập chứng từ theo đúng quy định trong chế độchứng từ kế toán.

- Phương pháp tài khoản kế toán: là việc kế toán quản trị sử dụng các tàikhoản chi tiết đáp ứng yêu cầu quản lý chi tiết từng chỉ tiêu cụ thể nhằm phục vụviệc quản trị doanh nghiệp Kế toán quản trị có thể mở thêm các tài khoản cấp2,3,4 và chi tiết các tài khoản theo từng địa điểm phát sinh chi phí, từng loại sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ

- Phương pháp tính giá: đối với kế toán quản trị, việc tính giá các loại tài sảnmang tính linh hoạt cao hơn và gắn với mục đích sử dụng các thông tin về giá theo

Trang 20

yêu cầu quản trị của doanh nghiệp Các dữ liệu để tính giá không chỉ căn cứ vào chiphí thực tế đã phát sinh mà còn dựa vào sự phân loại chi phí thích hợp cho từngquyết định cụ thể mang tính sách lược hay chiến lược Các đối tượng tính giá khôngchỉ tính giá thực tế đã thực hiện, mà còn tính giá chi tiết đối với những đối tượngliên quan đến phương án, tình huống quyết định trong tương lai (gọi là dự toán hayước tính).

- Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán: để đánh giá khái quát tình hình thựchiện các chỉ tiêu quản trị doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh thì kếtoán quản trị phải có các bảng tổng hợp và cân đối số liệu đã được ghi nhận trên cáctài khoản Hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối trong kế toánquản trị là các báo cáo kế toán nội bộ, các bảng cân đối bộ phận Ngoài các tổnghợp cân đối về chỉ tiêu quá khứ, chỉ tiêu đã thực hiện, kế toán còn thiết lập các cânđối trong dự toán, trong kế hoạch giữa nhu cầu tài chính và nguồn tài trợ, giữa yêucầu sản xuất kinh doanh và các nguồn lực huy động.

Nhóm phương pháp phân tích các chỉ tiêu theo yêu cầu của nhà quản trị:

Thông tin của kế toán quản trị chủ yếu nhằm phục vụ quá trình ra quyết địnhcủa các nhà quản trị, thông tin này thường không có sẵn, do đó kế toán quản trị phảisử dụng một số phương pháp nghiệp vụ để xử lý chúng thành dạng phù hợp với nhucầu của các nhà quả trị như:

- Nhận diện, phân loại chi phí, doanh thu: là chia nhỏ chi phí, doanh thuthành từng bộ phận riêng biệt theo những tiêu thức khác nhau để nhận diện bảnchất, sự biến động và tác động của từng bộ phận chi phí, doanh thu để từ đó đưa raquyết định quản lý phù hợp Việc phân loại chi phí, doanh thu theo những tiêu thứckhách nhau giúp kế toán quản trị nhận diện, tổ chức thu thập và trình bày thông tinvề chi phí được phù hợp tạo điều kiện cung cấp thông tin chi phí, doanh thu và kếtquả kinh doanh được kịp thời, phù hợp với yêu cầu của nhà quản lý.

- Trình bày chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh:

+ Thiết kế thông tin thành dạng so sánh được: từ các số liệu thu thập được, kếtoán quản trị doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh sẽ phân tích và thiết

Trang 21

kế chúng thành dạng có thể so sánh được giữa các phương án đang xem xét để dễnhận biết theo tiêu chuẩn lựa chọn quyết định.

+ Trình bày thông tin dưới dạng đồ thị: theo phương pháp này các dữ kiện,thông tin về kinh tế có các mối liên hệ với nhau sẽ được mô tả trên các đồ thị, nhờđó các nhà quản lý sẽ dễ dàng hình dung được xu thế biến động của các loại thôngtin đang phân tích.

1.2 Nội dung của kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh

1.2.1 Bản chất doanh thu, chi phí và phân loại doanh thu, chi phí trong cácdoanh nghiệp sản xuất

1.2.1.1.Bản chất doanh thu và phân loại doanh thu trong các doanh nghiệp sảnxuất

Khái niệm, bản chất của doanh thu

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế “Doanh thu” số 18 – IAS18 thì “Doanh thu làgiá trị gộp của các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ kế toán, phát sinhtừ các hoạt động thông thường của doanh nghiệp, tạo nên sự gia tăng lên của vốn chủsở hữu, ngoài phần tăng lên từ các khoản đóng góp thêm của các cổ đông”

Ở Việt Nam theo chuẩn mực VAS01 “ Doanh thu và thu nhập khác là tổnggiá trị các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từcác hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanhnghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản vốn của cổ đônghoặc chủ sử hữu” Trong chuẩn mực VAS14, đưa ra khái niệm cụ thể về doanh thuvà khái niệm về thu nhập khác dựa trên nền tảng được quy định trong chuẩn mựcchung Tuy nhiên vẫn còn khác biệt ở chỗ, Việt Nam coi các khoản thu phát sinh từcác hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường là doanh thu, còn các khoản thu từhoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu là thu nhập khác Sự khác biệt nàykhông phải là vấn đề cơ bản và vẫn đảm bảo tính thống nhất của khái niệm vềdoanh thu nói chung.

Phân loại doanh thu

Trang 22

Doanh thu của hoạt động kinh doanh có nhiều loại khác nhau vì vậy cần phảiphân loại doanh thu theo các tiêu thức khác nhau để phục vụ cho nhà quản trị trongviệc ra quyết định.

 Phân loại doanh thu theo loại hình hoạt động:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là các khoản thu từ bán các sảnphẩm dịch vụ Thực chất là doanh thu từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ củadoanh nghiệp.

- Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợinhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.

- Thu nhập khác: là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trướcđược hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc là những khoản thukhông mang tính thường xuyên.

 Phân loại theo phương thức bán hàng

- Doanh thu bán buôn: là các khoản thu được từ hoạt động bán buôn vớikhách hàng trong và ngoài nước.

- Doanh thu bán lẻ: là các khoản thu được từ việc thực hiện các hoạt độngbán lẻ hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.

- Doanh thu bán đại lý: là các khoản thu được thông qua một bên thứ ba làtrung gian phân phối hàng hóa cho khách hàng, và bên giao đại lý phải trả chi phíhoa hồng cho bên thứ ba (đại lý).

Theo cách phân loại này doanh nghiệp xác định được mức lưu chuyển thànhphẩm theo từng phương thức từ đó xác định được lượng thành phẩm dự trữ cần thiết.

 Phân loại doanh thu theo quan hệ với điểm hòa vốn, bao gồm:

- Doanh thu hòa vốn: là loại doanh thu mà tại đó chi phí cung cấp các dịch vụcân bằng với doanh thu của chính các dịch vụ đó.

- Doanh thu an toàn: là mức doanh thu lớn hơn doanh thu hòa vốn hay nói cáchkhác là mức doanh thu mà doanh nghiệp có được sau khi bù đắp các khoản chi phí.

 Phân loại doanh thu theo sự phân cấp quản lý

Trang 23

- Doanh thu hoạt động cấp trên: là doanh thu thu được từ các hoạt động

bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp cấp trên.

- Doanh thu hoạt động cấp dưới: là doanh thu thu được từ các hoạt động

bán hàng và cung cấp dịch vụ của các đơn vị cấp dưới. Điều kiện ghi nhận doanh thu

Việc ghi nhận doanh thu bán thành phẩm được ghi nhận theo chuẩn mực kếtoán quốc tế số 18 (IAS18) – Doanh thu; kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng khiđồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau :

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyềnsở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua Khi đó doanh nghiệp phải xác địnhđược thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữuhàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể Trong trường hợp doanhnghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì giaodịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu không được ghi nhận Vídụ hàng hóa, thành phẩm đã xuất kho người bán nhưng trách nhiệm vận chuyểnthuộc về người bán và chất lượng hàng hóa, thành phẩm có thể bị ảnh hưởng trongquá trình vận chuyển, và người mua có thể không chấp nhận số hàng hóa, thànhphẩm này; trong trường hợp này doanh thu chưa được ghi nhận.

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sởhữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.

- Doanh thu được xác định tương đối chắn chắn

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bánhàng Doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi đảm bảo doanh nghiệp thu đượclợi ích kinh tế từ giao dịch, bên mua chấp nhận thanh toán số hàng hóa đã mua.

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng Doanh thu và chiphí liên quan tới cùng một giao dịch cũng phải được ghi nhận đồng thời theonguyên tắc phù hợp Các chi phí bao gồm cả chi phí phát sinh sau ngày giao hàng.

Trang 24

1.2.1.2 Bản chất chi phí và phân loại chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất

Khái niệm, bản chất của chi phí

Chi phí là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận, tàisản cũng như sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Vì vậy, nhà quản trị các cấpcần phải hiểu về khái niệm, bản chất, cũng như nội dung của chi phí, để thực hiệntốt chức năng quản trị của mình.

 Xét dưới góc độ kế toán tài chính

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế thì chi phí là tổng giá trị các khoản làmgiảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoảnkhấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu,không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam – Chuẩn mực số 01 (VAS 01): “Chi phílà tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình dướihình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoảnnợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu không bao gồm khoản phân phối cho cổ đônghoặc chủ sở hữu.”

Trên góc độ của kế toán tài chính, chi phí được nhìn nhận như nhữngkhoản phí tổn thực tế phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp,bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp và các chi phí khác để đạt được một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định,mục đích cụ thể trong kinh doanh Chi phí được định lượng và thể hiện dưới hìnhthái giá trị là lượng tiền chi ra, khấu hao tài sản, một khoản nợ dịch vụ, các khoảnphí tổn làm giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

 Xét dưới góc độ kế toán quản trị

Do mục đích của kế toán quản trị là cung cấp thông tin thích hợp, hữu ích,kịp thời cho việc ra quyết định của nhà quản trị Do đó, chi phí theo góc độ nhậndiện thông tin để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh là những phí tổn thựctế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh được tổng hợp theo từng bộ phận,từng trung tâm chi phí cũng như xác định trị giá hàng tồn kho trong từng khâu của

Trang 25

quá trình sản xuất và tiêu thụ Chi phí có thể được tập hợp phân loại theo biến phívà định phí, từ đó có thể lập các phương trình dự toán chi phí ở các mức độ hoạtđộng khác nhau Chi phí có thể là những phí tổn ước tính hoặc dự kiến để thực hiệnmột hoạt động sản xuất kinh doanh, một hợp đồng kinh tế Như vậy, trong kế toánquản trị, khi nhận thức chi phí cần chú ý đến sự lựa chọn, so sánh theo mục đích sửdụng, ra quyết định kinh doanh hơn là chỉ chú trọng vào chứng từ đảm bảo tínhpháp lý như trong kế toán tài chính.

Các khái niệm có thể khác nhau về cách diễn đạt, về mức độ khái quát nhưngđều thể hiện bản chất của chi phí là những hao phí bỏ ra để đổi lấy sự thu về, có thểthu về dưới dạng vật chất, định lượng được như số lượng sản phẩm hoặc thu vềdưới dạng tinh thần hay dịch vụ được phục vụ.

 Bản chất kinh tế của chi phí được thể hiện ở các điểm sau :

Những nhận thức chi phí có thể khác nhau về quan điểm, hình thức thể hiệnchi phí, tuy nhiên chúng đều có điểm chung:

+ Chi phí là hao phí tài nguyên (kể cả hữu hình và vô hình), vật chất, lao động;+ Những hao phí này phải gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh;

+ Phải định lượng được bằng tiền và được xác định trong một khoảng thờigian nhất định.

Đây chính là bản chất kinh tế của chi phí trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp.

Tại các doanh nghiệp, chi phí bao gồm nhiều loại có tính chất kinh tế, côngdụng khác nhau và yêu cầu quản lý đối với từng loại cũng khác nhau Việc quản lýchi phí không chỉ căn cứ vào số liệu tổng hợp chi phí mà phải theo dõi, kiểm soátdựa vào số liệu của từng loại chi phí Bởi vậy, muốn quản lý tốt chi phí tất yếu phảiphân loại chi phí.

Phân loại chi phí

Phân loại chi phí theo chức năng của chi phí

Theo cách phân loại này chi phí được chia thành chi phí sản xuất và chi phíngoài sản xuất.

Trang 26

* Chi phí sản xuất: là toàn bộ hao phí về lao động sống cần thiết, lao động

vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đếnviệc chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định được biểu hiệnbằng tiền.

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm:

- Chi phí nguyên liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sửdụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ.

- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trựctiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuấtnhư BHXH, BHYT, KPCĐ

- Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việcphục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất Chi phísản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau :

+ Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phảitrả, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, đội sản xuất.

+ Chi phí vật liệu: bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sảnxuất với mục đích là phục vụ và quản lý sản xuất.

+ Chi phí dụng cụ: bao gồm chi phí về công cụ, dụng cụ dùng ở phân xưởngđể phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất.

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐthuộc các phân xưởng sản xuất quản lý và sử dụng.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài dùngcho hoạt động phục vụ và quản lý sản xuất của phân xưởng và đội sản xuất.

* Chi phí ngoài sản xuất bao gồm:

- Chi phí bán hàng: là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quátrình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ Loại chi phí này có: chi phí quảngcáo, giao hàng, giao dịch, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên bán hàng và chi phíkhác gắn liền đến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.

Trang 27

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí liên quan đến việc phụcvụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp Chi phíquản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý,chi phí đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ dung chung toàn doanh nghiệp, các loạithuế, phí có tính chất chi phí, chi phí khách tiết, hội nghị

Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo đầu vào của quá trình sảnxuất, kinh doanh ở doanh nghiệp

Nếu nghiên cứu chi phí ở phương diện đầu vào của quá trình sản xuất, kinhdoanh thì toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí ban đầu vàchi phí luân chuyển nội bộ.

* Chi phí ban đầu

Chi phí ban đầu là các chi phí doanh nghiệp phải lo liệu, mua sắm, chuẩn bịtừ lúc đầu để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí ban đầu phátsinh trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài nên còngọi là các chi phí ngoại sinh.

Toàn bộ chi phí ban đầu được chia thành các yếu tố sau:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm các chi phí nguyên vật liệu chính, vậtliệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu

- Chi phí nhân công: là các chi phí về tiền lương, tiền công phải trả cho ngườilao động và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương, tiền công.

- Chi phí khấu hao TSCĐ: là toàn bộ chi phí khấu hao của tất cả TSCĐ trongdoanh nghiệp.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoàiphục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chi phí bằng tiền khác: là các chi phí khác bằng tiền phát sinh trong quátrình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên

* Chi phí luân chuyển nội bộ

Chi phí luân chuyển nội bộ là các chi phí phát sinh trong quá trình phân côngvà hiệp tác lao động trong nội bộ doanh nghiệp, chẳng hạn: giá trị lao vụ sản xuất

Trang 28

phụ cung cấp cho nhau trong các phân xưởng sản xuất chính; giá trị bán thành phẩmtự chế được sử dụng như vật liệu trong quá trình chế biến

Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh thành chi phí ban đầu theo yếu tố vàchi phí luân chuyển nội bộ có ý nghĩa rất quan trọng đối với quản lý vĩ mô cũng nhưđối với quản trị doanh nghiệp.

- Chi phí sản xuất kinh doanh ban đầu theo yếu tố là cơ sở để lập và kiểm traviệc thực hiện dự toán chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố là cơ sở để lập các kếhoạch cân đối trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cung như ở từng doanhnghiệp (cân đối giữa dự toán chi phí với kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch laođộng – tiền lương, kế hoạch khấu hao TSCĐ )

- Là cơ sở để xác định mức tiêu hao vật chất và tính thu nhập quốc dân củadoanh nghiệp, ngành và toàn bộ nền kinh tế.

Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí vớicác khoản mục trên báo cáo tài chính

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phísản phẩm và chi phí thời kỳ.

* Chi phí sản phẩm

Chi phí sản phẩm là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sảnphẩm hay quá trình mua hàng hóa để bán Như vậy, trong các doanh nghiệp sảnxuất chi phí sản phẩm bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhâncông trực tiếp và chi phí sản xuất chung Nếu sản phẩm hàng hóa chưa được bán rathì chi phí sản phẩm sẽ nằm trong giá thành hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán.Chi phí sản phẩm trên bảng cân đối kế toán sẽ trở thành chi phí “ giá vốn hàng hóa ”trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi sản phẩm, hàng hóa được bán ra.

* Chi phí thời kỳ

Chi phí thời kỳ là các chi phí để hoạt động kinh doanh trong kỳ, không tạonên hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận của kỳ mà chúngphát sinh Chi phí thời kỳ gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý.

Trang 29

Như vậy, chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ khác nhau ở chỗ: Chi phí thờikỳ phát sinh ở thời kỳ nào được tính ngay vào thời kỳ đó và ảnh hưởng trực tiếp đếnlợi tức của kỳ mà chúng phát sinh Tuy nhiên, chi phí sản phẩm có thể ảnh hưởngđến lợi tức của doanh nghiệp, có thể đến lợi tức của nhiều kỳ vì sản phẩm có thểđược tiêu thụ ở nhiều kỳ khác nhau

Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ và khả năng quynạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí

Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí trựctiếp và chi phí gián tiếp.

* Chi phí trực tiếp: là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến sản xuất một

loại sản phẩm, một công việc, lao vụ hoặc một hoạt động, một địa điểm nhất địnhvà hoàn toàn có thể hạch toán, quy nạp trực tiếp cho sản phẩm, công việc, lao vụ đó.

* Chi phí gián tiếp: là các chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, công

việc, lao vụ, nhiều đối tượng khác nhau nên phải tập hợp, quy nạp cho từng đốitượng bằng phương pháp phân bổ gián tiếp.

Cần phân biệt cặp chi phí cơ bản – chi phí chung với cặp chi phí trực tiếp –chi phí gián tiếp Các chi phí cơ bản thường là chi phí trực tiếp, nhưng chi phí cơbản cũng có thể là chi phí gián tiếp khi có liên quan đến hai hay nhiều đối tượngkhác nhau Chi phí chung là chi phí gián tiếp nhưng cũng có thể là chi phí trực tiếpnếu phân xưởng (hoặc doanh nghiệp ) chỉ sản xuất một loại sản phẩm.

Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với quy mô hoạt động

Theo mối quan hệ của chi phí với mức độ hoạt động chi phí được phân thành:chi phí khả biến (biến phí), chi phí bất biến (định phí) và chi phí hỗn hợp

+ Chi phí khả biến (biến phí): biến phí là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệvới sự thay đổi về mức độ hoạt động Khối lượng (hay mức độ) hoạt động có thể làsố lượng sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt động, số km thực hiện, doanh thubán hàng thực hiện

+ Chi phí bất biến (định phí): định phí là các chi phí mà tổng số không thayđổi khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt động thực hiện.

Trang 30

+ Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của biếnphí và định phí Các ví dụ điển hình về chi phí hỗn hợp là chi phí điện thoại, fax, chiphí sữa chữa, bảo trì

Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định

Theo cách phân loại này, cần phân biệt chi phí kiểm soát được và chi phíkhông kiểm soát được.

+ Tuỳ thuộc vào các cấp quản lý, một chi phí nào đó có thể được kiểm soátbở một cấp quản lý này nhưng lại nằm ngoài sự kiểm soát của cấp quản lý khác.Như vậy chi phí kiểm soát được ở một cấp quản lý nào đó là chi phí mà cấp đó cóthểm quyền ra quyết định Ví dụ chi phí vận chuyển là chi phí kiểm soát được củabộ phận bán hàng, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng là chi phí không kiểm soátđược của bộ phận bán hàng vì bộ phận này không thể quyết định được việc tuyểndụng hay sa thải nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất.

Việc xem xét chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được chỉ cóý nghĩa thực tế khi đặt nó ở phạm vi một cấp quản lý nào đó và được các nhà quảntrị ưng dùng để lập báo cáo kết quả (lãi, lỗ) của từng bộ phận trong doanh nghiệp.Báo cáo lãi, lỗ của từng bộ phận nên liệt kê các khoản chi phí mà bộ phận đó kiểmsoát được.

* Các chi phí được sử dụng trong việc lựa chọn các phương án:

+ Chi phí cơ hội: là lợi ích bị mất đi do chọn phương án và hành động nàythay vì chọn phương án và hành động khác (là phương án và hành động tối ưu nhấtcó thể lựa chọn so với phương án lựa chọn).

+ Chi phí chênh lệch: là những khoản chi phí có ở phương án này nhưngkhông có hoặc chỉ có một phần ở phương án khác được gọi là chi phí chênh lệch.

Chi phí chênh lệch là một trong những căn cứ quan trọng để lựa chọn phươngán đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh.

+ Chi phí chìm: là loại chi phí luôn luôn tồn tại ở tất cả các phương án Do đóloại chi phí này không thích hợp với việc ra quyết định.

Trang 31

Tóm lại: Nhận thức và phân loại chi phí là tiền đề để triển khai các quyết

định của nhà quản trị Điều này đòi hỏi nhà quản trị, những nhà kế toán phải giảiquyết tốt về bản chất, quan điểm chi phí theo từng lĩnh vực khác nhau

1.2.1.3 Bản chất kết quả kinh doanh và phân loại kết quả kinh doanh trong cácdoanh nghiệp sản xuất

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau một thời kỳ hoạt động (thường làmột năm) là chênh lệch giữa đầu ra và đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh.Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm hai hoạt động khác nhau:hoạt động kinh doanh thông thường và hoạt động khác Kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh thông thường bao gồm kết quả từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịchvụ, kết quả từ hoạt động tài chính Trong đó: kết quả hoạt động bán hàng và cungcấp dịch vụ là số chênh lệch giữa doanh thu (đầu ra) và chi phí (đầu vào) của sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung cấp; kết quả hoạt động tài chính là sốchênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.

Tuy nhiên, kết quả kinh doanh được xác định như trên chỉ mới thể hiện sốtổng hợp về thu nhập, chi phí Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, ngoài kết quảchung đó còn rất cần các số liệu, thông tin kế toán về kết quả của từng loại hoạtđộng và trong từng loại hoạt động lại cần biết cụ thể hơn kết quả lãi (lỗ) cho từngloại, từng dịch vụ, Nhà quản trị doanh nghiệp cần cán bộ kế toán cung cấp đầy đủthông tin về doanh thu, giá thành, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàngcủa từng loại sản phẩm, từng dịch vụ Qua đó họ đưa ra được những quyết định chophù hợp: sản xuất tiếp không, mở rộng hay thu hẹp quy mô, chuyển hướng sản xuấtkinh doanh, đầu tư cho vay hay sản xuất, Để thỏa mãn những yêu cầu đó cần thiếtphải tổ chức KTQT kết quả kinh doanh.

Để xác định kết quả kinh doanh của từng sản phẩm, dịch vụ, về nguyên tắcvẫn là chênh lệch giữa doanh thu (đầu ra) và chi phí (đầu vào) như chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp phải được phân bổ cho từng nhóm sản phẩm, dịch vụtheo những tiêu thức phân bổ thích hợp Từ đó ta có công thức tính kết quả kinhdoanh của từng loại sản phẩm, dịch vụ là:

Trang 32

Kết quảbán hàng,

cung cấpdịch vụcủa từng

loại sảnphẩm,dịch vụ

Tổngdoanh thubán hàng,cung cấp

dịch vụcủa từng

loại sảnphẩm,dịch vụ

-Cáckhoảngiảm trừdoanh thu

của từngloại sản

phẩm,dịch vụ

-Giá vốnhàngbán củatừng loại

sảnphẩmdịch vụ

-Chi phíbán hàng

phân bổcho từng

loại sảnphẩm,dịch vụ

-Chi phíquản lýdoanhnghiệpphân bổ

chotừngloại sản

phẩm,dịch vụ Với nội dung và cách xác định kết quả kinh doanh theo góc độ kế toán quảntrị doanh nghiệp cần thiết phải đảm bảo các yêu cầu:

- Tổ chức KTQT theo yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp

- Tổ chức KTQT theo từng nội dung, yếu tố cấu thành để xác định kết quả vềdoanh thu, các khoản giảm trừ giá vốn, các chi phí phân bổ

- Tổ chức tốt hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán một cách chi tiết để cóđược thông tin cần thiết cho việc xác định kết quả kinh doanh

- Thực hiện phân bổ các chi phí theo các tiêu thức phân bổ hợp lý

- Việc tổ chức KTQT kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, sản phẩm, từngloại dịch vụ cần phải được tiến hành một cách đồng bộ, và bắt đầu từ khâu tổ chứckế toán chi tiết chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm đến xác định trị giá vốn hàngbán, tới việc kế toán chi tiết doanh thu, thu nhập và việc phân bổ các chi phí thời kỳ- Trong từng khâu nếu sử dụng tài khoản kế toán để hệ thống hóa thông tin thìcần phải tổ chức hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán chi tiết để tập hợp những sốliệu liên quan đến việc xác định chi phí, kết quả kinh doanh từng mặt hàng, từngloại dịch vụ.

Phân loại kết quả kinh doanh

 Phân loại kết quả kinh doanh theo loại hình hoạt động

Theo tiêu thức phân loại này kết quả kinh doanh trong hoạt động kinhdoanh tại các doanh nghiệp được chia thành hai loại như sau:

Trang 33

- Kết quả từ hoại động sản xuất kinh doanh: là phần chênh lệch giữa

doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với trị giá vốn hàng bán, chi phí bánhàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Kết quả từ hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa thu nhập hoạt động

tài chính và chi phí hoạt động tài chính.

- Kết quả từ các hoạt động khác: là số chênh lệch giữa thu nhập khác và

chi phí khác.

 Phân loạt kết quả kinh doanh theo thời gian

Theo cách phân loại này kết quả kinh doanh được chia thành kết quả kinhdoanh theo tháng, theo quý và theo năm.

 Phân loạt kết quả kinh doanh theo đối tượng: kết quả kinh doanhtheo từng loại sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ…

1.2.2 Dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệpsản xuất

1.2.2.1 Vai trò của dự toán trong doanh nghiệp

Dự toán là chức năng không thể thiếu được đối với các nhà quản lý hoạtđộng trong môi trường cạnh tranh ngày nay Trong kế toán quản trị, dự toán là mộtnội dung trung tâm quan trọng Nó thể hiện mục tiêu, nhiệm v ụ của toàn doanhnghiệp; đồng thời dự toán cũng là cơ sở để kiểm tra kiểm soát cũng như ra quyếtđịnh trong doanh nghiệp.

Vì vậy, dự toán là những dự kiến, những phối hợp chi tiết chỉ rõ cách huyđộng và sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và được biểu diễnbằng một hệ thống chỉ tiêu dưới dạng số lượng và giá trị.

Việc lập dự toán giúp cho các nhà quản trị có được nhiều thời gian để hoạchđịnh chiến lược kinh doanh trước khi hoạt động của doanh nghiệp bắt đầu Do đó,dự toán có ý nghĩa quan trọng trong quản lý doanh nghiệp như:

- Xác định mục tiêu phát triển của doanh nghiệp là căn cứ đánh giá việc thực hiệnkế hoạch sau này Nhà quản trị dễ dàng so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch đã

Trang 34

đề ra của từng bộ phận trong doanh nghiệp để từ đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đếnhoạt động không hiệu quá đó và có biện pháp hữu hiệu để khắc phục.

- Kết hợp hoạt động của toàn doanh nghiệp bằng các kế hoạch hoạt động của các bộphận phối hợp nhịp nhàng đạt mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.

- Dự toán giúp các nhà quản trị phát hiện những điểm mạnh điểm yếu, từ đó sẽ cónhững cơ sở phân tích, lường trước được những khó khăn tước khi chúng xảy ra đểcó biện pháp khắc phục kịp thời.

- Dự toán là cơ sở xây dựng và đánh giá trách nhiệm quản lý của các cấp quản lýcủa các cấp quản trị doanh nghiệp.

1.2.2.2 Dự toán doanh thu trong các doanh nghiệp sản xuất

Trong các doanh nghiệp dự toán doanh thu là bộ phận dự toán quan trọngtrong hệ thống dự toán kinh doanh, nó được lập đầu tiên là cơ sở để xây dựng cácdự toán khác Qua dự toán doanh thu có thể dự đoán được doanh thu tiêu thụ củadoanh nghiệp cho kỳ tới và là cơ sở để phân tích khả năng thỏa mãn nhu cầu thịtrường về sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Thông qua việc xác định doanh thudự kiến cho kỳ tới, các nhà quản trị có thể ước tính được các khoản doanh thu trảngay và khoản doanh thu trả chậm với từng khách hàng.

Dự toán doanh thu thường được lập chi tiết cho từng loại sản phẩm, hànghóa, theo từng nhóm sản phẩm hay trên tổng sản lượng tiêu thụ toàn doanh nghiệp.Dự toán doanh thu cũng có thể được xây dựng theo thời gian hay theo thị trườngtiêu thụ

Khi lập dự toán doanh thu thường dựa vào những cơ sở sau:

- Kết quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của kỳ trước, nhằm xác định giới hạnhoạt động của doanh nghiệp.

- Dự toán doanh thu của kỳ trước.

- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu nhu cầu thị trường về sản phẩm, hàng hóacủa doanh nghiệp.

- Căn cứ vào thị phần tiêu thụ của các đối thủ cạnh tranh.- Căn cứ vào chính sách giá trong tương lai

Trang 35

- Căn cứ vào các chương trình quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị trong tương lai- Căn cứ vào thu nhập tương lai của từng vùng dân cư

- Căn cứ vào các chính sách, chế độ của Nhà nước

Dựa trên nhứng cơ sở trên để xác định ra sản lượng tiêu thụ và giá bán đơn vị

sản phẩm dự kiến cho tương lai (Bảng dự toán tiêu thụ theo mặt hàng- Phụ lục 1)

Dự toán doanh thu được xác định theo công thức sau:Dự toán doanh

Sản lượng sản phẩmtiêu thụ dự kiến x

Đơn giá bán dựkiến

1.2.2.3 Hệ thống dự toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất

Định kỳ các doanh nghiệp tiến hành lập dự toán chi phí sản xuất sảnphẩm, bao gồm dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhâncông trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán bán hàng và quản lýdoanh nghiệp Các dự toán này đều được lập dựa trên dự toán tiêu thụ và dựtoán sản lượng sản xuất trong kỳ.

- Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh toàn bộ các khoản chi phínguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm, nhằm cung cấp thông tin cho nhàquản trị về kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, đảm bảo cho hoạt động sản xuất

không bị gián đoạn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp (Bảng dựtoán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp- Phụ lục 2)

Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định theo công thức: Dự toán chi phí

NVL trực tiếp =

Dự toán sản lượngsản xuất x

Định mức chi phíNVL trực tiếp- Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả chongười lao động trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm : tiền lương, tiền công

và các khoản trích theo lương (Bảng dự toán chi phí nhân công trực tiếp- Phụ lục3)

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp được xác định trên cơ sở dự toán sản xuất và định mức chi phí nhân công trực tiếp đã xây dựng:

Trang 36

Dự toán chiphí NCTT =

Dự toán sản

lượng sản xuất x

Định mức chi phíNCTT - Dự toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là khoản chi phí hỗn hợp, khi xây dựng dự toán chiphí sản xuất chung thường được xây dựng theo hai yếu tố biến phí sản xuất chungvà định phí sản xuất chung Trên cơ sở đó dự toán chi phí sản xuất chung là dự toánđịnh phí sản xuất chung và dự toán biến phí sản xuất chung:

Định phí sản xuất chung là chi phí không thay đổi trong phạm vi phù hợp củakhối lượng sản xuát, bao gồm định phí bắt buộc và định phí tùy ý Định phí bắtbuộc được xây dựng trên cơ sở định phí bắt buộc của những kỳ trước Định phí tùyý với đặc điểm là có thể thay đổi theo các quyết định của nhà quản lý trong kỳ đểxác định.

Dự toán định

Dự toán địnhphí tùy ý +

Dự toán định phíbắt buộc

Dự toán biến phí SXC: biến phí SXC tùy thuộc vào mối quan hệ giữa biến

phí SXC và khối lượng sản xuất, trình độ quản lý và tổng chi phí sản xuất (Bảng dựtoán chi phí sản xuất chung- Phụ lục 4).

Chi phí sản xuất chung có thể được phân bổ theo từng loại đối tượng và xácđịnh được mối quan hệ chi phí sản xuất chung với chi phí trực tiếp thì dự toán biến phí sản xuất chung được xác định như sau:

Trang 37

1.2.2.4 Hệ thống dự toán kết quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệpsản xuất

Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp số liệu về lợi nhuận dự kiếnthu được phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợinhuận, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhằm khai thác những khả năngtiềm tàng và khắc phục những tồn tại để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa các doanh nghiệp Dự toán kết quả kinh doanh có thể được xác định theo haiphương pháp sau:

 Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp chi phí toàn bộ:- Nội dung dự toán: bao gồm các chỉ tiêu sau: doanh thu bán hàng; giá vốnhàng bán; lãi gộp; chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp; lợi nhuận thuầntrước thuế.

- Cơ sở xây dựng dự toán: căn cứ vào các dự toán: tiêu thụ, giá vốn hàng

bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (Mẫu bảng dự toán kết quảhoạt động kinh doanh theo phương pháp chi phí toàn bộ- Phụ lục 5)

 Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp chi phí trực tiếp:- Nội dung dự toán bao gồm các chỉ tiêu: doanh thu bán hàng, tổng biến phí,số dư đảm phí, tổng định phí; lợi nhuận thuần trước thuế.

- Cơ sở để xây dựng dự toán: căn cứ vào các dự toán sản xuất; lượng sản

phẩm tiêu thụ; chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp (Mẫu bảng dự toánkết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp chi phí trực tiếp- Phụ lục 6).1.2.3 Thu nhận, hệ thống hóa, xử lý và cung cấp thông tin thực hiện về doanhthu, chi phí và kết quả kinh doanh

1.2.3.1 Thu nhận thông tin thực hiện về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh

Ngoài việc sử dụng những thông tin về những nghiệp vụ kinh tế phát sinh đãhoàn thành và phản ánh trên chứng từ kế toán để thực hiện thu nhận thông tin quákhứ chi tiết theo từng mục tiêu quản lý, kế toán quản trị cần chọn lọc, bổ sung cácchỉ tiêu trên chứng từ cho phù hợp với nội dung kế toán quản trị doanh thu, chi phívà kết quả kinh doanh, thiết kế một số chứng từ kế toán cần thiết để phản ánh các

Trang 38

nội dụng thông tin thích hợp theo yêu cầu của quản trị doanh nghiệp, phục vụ thunhận, xử lý và cung cấp thông tin cho việc đánh giá tình hình thực hiện định mức,kế hoạch và dự toán.

1.2.3.2 Hệ thống hóa và xử lý thông tin thực hiện về doanh thu, chi phí và kết quảkinh doanh

Dựa trên hệ thống tài khoản doanh nghiệp hiện hành, kế toán quản trị doanhthu, chi phí và kết quả kinh doanh dựa trên mục tiêu và yêu cầu quản lý chi tiết từngđối tượng để mở các tài khoản chi tiết cấp 2, cấp 3, cấp 4 để chi tiết hoá các tàikhoản của kế toán tài chính, từ đó tập hợp, xử lý, phân tích thông tin một cách có hệthống và khoa học

Hệ thống sổ kế toán đặc biệt là các sổ chi tiết cần thiết kế mẫu sổ với số lượngchủng loại, các chỉ tiêu cần phản ánh phù hợp theo yêu cầu quản trị và trình độtrang bị công nghệ xử lý thông tin tại doanh nghiệp, các sổ kế toán cần phản ánhtheo nhiều chỉ tiêu phù hợp với yêu cầu quản lý khác nhau để có thông tin hữu íchsử dụng trên báo báo quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh đặc thù đểcó thể tổng hợp theo nhiều yêu cầu khác nhau.

KTQT là một bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán cũng phải tuân thủnhững nguyên tắc và trình tự tính giá các đối tượng trong quá trình thu nhận thôngtin quá khứ như kế toán tài chính, tuy nhiên do mục đích riêng của kế toán quản trịnên nguyên tắc và trình tự tính giá trong những trường hợp đặc biệt mang tính dặcthù đặc biệt đối với chi phí, dưới góc độ dự toán, quản lý và kiểm soát chi phí thìchi phí thường được chia thành định phí và biến phí để phân tích điểm hoà vốn,phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng - lợi nhuận… đồng thời tuỳ theo yêu cầuvà mức độ quản lý để tính giá theo phương pháp định phí toàn bộ hay theo biến phícó phân bổ định phí hợp lý.

Một số phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm

● Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm theo công việcĐối tượng áp dụng:

Trang 39

Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm theo công việc thườngđược vận dụng tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ theo đơnđặt hàng, quy trình công nghệ sản xuất khép kín Để áp dụng phương pháp này thìsản phẩm thường có những đặc điểm sau:

- Sản phẩm mang tính chất đơn chiếc, do sản xuất theo đơn đặt hàng của kháchhàng như: bưu thiếp, công trình xây dựng

- Sản phẩm thường có giá trị cao như: kim loại quý, đá quý, máy bay, tàu biển - Sản phẩm thường có kích thước lớn, gắn liền với những yêu cầu kỹ thuật, tínhthẩm mĩ và thường thông qua bản thiết kế kỹ thuât, dự toán chi phí, VD: công trìnhxây dựng, đồ gỗ làm theo đơn đặt hàng của khách

Tóm lại, phương pháp xác định chi phí theo công việc được áp dụng chonhững sản phẩm được thực hiện theo đơn đặt hàng và theo yêu cầu của từng kháchhàng riêng biệt Sản phẩm dễ nhận diện, có giá trị cao và có kích thước lớn Phươngpháp này thường áp dụng trong các doanh nghiệp xây dựng, sản phẩm là các côngtrình, hạng mục công trình, hạng mục công trình, các doanh nghiệp thiết kế, khảosát, dịch vụ sửa chữa ô tô

Nội dung và quá trình tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm theo công việc

Để tập hợp chính xác và đúng đối tượng chi phí theo công việc, kế kế toán cầphải nắm chắc được trình tự công việc phải thực hiện:

Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng về đơn đặt hàng cho doanh nghiệp thôngqua các đặc điểm chi tiết của sản phẩm, dịch vụ Từ đó doanh nghiệp mới dự toántài chính cho đơn đặt hàng và đưa ra quyết định giá bán cho phù hợp.

Thông thường mỗi sản phẩm gồm ba khoản mục chi phí sản xuất chủ yếusau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.- Chi phí phân công trực tiếp.

- Chi phí sản xuất chung hay gọi chi phí phân xưởng, đội sản xuất.

Trang 40

Theo phương pháp tập hợp chi phí theo công việc đối tượng được tập hợp chiphí là sản phẩm hay đơn đặt hàng của khách Từ các chứng từ kế toán chi phí, kếtoán tập hợp theo các đối tượng sản phẩm hay đơn đặt hàng.

Theo mô hình này, chi phí nguyên vật liệu được xác định trên cơ sở phiếuxuất kho nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp không qua nhập kho Chi phí nhân côngtrực tiếp, được xác định dựa trên bảng chấm công của công nhân hoặc phiếu giaonhận sản phẩm, hợp đồng giao khoán công việc

Mức độ hoạt động ước tính tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từngdoanh nghiệp để lựa chọn, có thể là số giờ lao động trực tiếp của công nhân, chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp

Tất cả các chi phí sản xuất được tập hợp vào phiếu chi công việc hoặc đơnđặt hàng là một chứng từ chi tiết dùng để tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh khiđơn đặt hàng được thực hiện Phiếu tập hợp chi phí sẽ được lưu tại phân xưởng sảnxuất trong quá trình sản xuất, sau đó là căn cứ để tính tổng giá thành sản phẩm, dịchvụ hoàn thành trong kỳ

Phiếu theo dõi lao động, giao nhận sản phẩm, hợp đồng giao khoán công việclà căn cứ để xác định chi phí nhân công trực tiếp cho từng đơn đặt hàng Mức phânbổ ước tính của chi phí nhân công trực tiếp cho từng đơn đặt hàng.

Chi phí sản xuất chung thường là các khoản chi phí hỗn hợp vừa mang tínhchất định phí, vừa mang tính chất biến phí và phát sinh từ khi phân xưởng bước vàosản xuất cho tới khi phân xưởng kết thúc quá trình sản xuất Do vậy xác định chi phísản xuất chung cho một đơn vị sản phẩm khó chính xác trong giai đoạn đầu tiên vìthế ta thường phân bổ theo chi phí sản xuất chung ước tính sau đó điều chỉnh.

Quá trình phản ánh chi phí sản xuất vào sổ sách:

Cùng với sự vận động của chúng từ và việc tập hợp chi phí vào phiếu chi phícủa từng đơn hàng độc lập, chi phí còn được bộ phận kế toán phản ánh vào các tàikhoản liên quan Sơ đồ hạch toán chi phí vào phiếu chi phí của từng đơn đặt hàngđộc lập, chi phí còn được bộ phận kế toán phản ánh vào các tài khoản liên quan

Ngày đăng: 19/03/2017, 08:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w