ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

14 1.6K 1
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Giải pháp rèn học sinh lớp Ba viết đúng chính tả. BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: Giải pháp “ Rèn học sinh lớp Ba viết đúng chính tả”. Họ tên người thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Duyên. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị Trấn Gò Dầu. 1/ Lý do chọn đề tài - Qua thực tế giảng dạy, học sinh Tiểu học còn viết sai chính tả rất nhiều. - Tạo cho học sinh thói quen viết dúng chính tả. - Từ lí do trên, tôi chọn đề tài: Giải pháp rèn học sinh lớp Ba viết đúng chính tả. 2/ Đối tượng nghiên cứu - Học sinh Lớp 3D trường Tiểu học Thị Trấn Gò Dầu viết đúng chính tả. 3/ Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp giảng dạy chính tả lớp Ba. - Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế. - Phương pháp thiết kế bài giảng và tiến hành giảng dạy. 4/ Đề tài đưa ra giải pháp mới: - Muốn viết đúng chính tả, biện pháp tích cực nhất là phát âm tiếng Việt đúng chuẩn. - Tăng cường việc tri giác chữ viết bằng thị giác cho học sinh. - Cung cấp cho học sinh từ trong ngữ cảnh, mỗi tiết học có thể cung cấp nhiều từ trong một hoặc nhiều ngữ cảnh. Ngữ cảnh có ý nghĩa đặc biệt giúp học sinh nắm được nghĩa từ dễ dàng, nhẹ nhàng và làm điểm tựa cho trí nhớ. - Quan tâm đến học sinh yếu, kém và những em viết sai chính tả nhiều. 5/ Hiệu quả áp dụng. - Đạt kết quả khả quan so với khi chưa áp dụng đề tài. - Nâng cao chất lượng môn Chính tả. 6/ Phạm vi áp dụng. Học sinh Lớp 3D trường Tiểu học Thị Trấn Gò Dầu. Người thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Duyên 1 Đề tài: Giải pháp rèn học sinh lớp Ba viết đúng chính tả. A/. MỞ ĐẦU 1/ Lý do chọn đề tài - Tình hình chöõ vieát cuûa học sinh hiện nay rất được nhiều người quan tâm, nhất là đối với học sinh Tiểu học. Viết đúng chính tả là yêu cầu đầu tiên và cũng là yêu cầu tối thiểu của một người có văn hóa. - Qua thực tế, học sinh Tiểu học còn rất nhiều em viết sai chính tả, sai cả những lỗi thông thường, những chữ thường gặp hằng ngày cũng viết sai; chữ viết chưa rõ rệt; viết hoa còn tùy tiện; bỏ dấu thanh không đúng. Học sinh không những viết sai chính tả ở bài viết Chính tả mà còn cả ở những phân môn khác. Do đó, đòi hỏi người giáo viên phải rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh viết đúng chính tả. - Viết đúng chính tả là một yêu cầu quan trọng không thể thiếu được. Mặt khác, nhà trường cũng rất quan tâm đến vấn đề chất lượng phân môn Chính tả. - Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã thực hiện nghiên cứu giải pháp “ Rèn học sinh lớp Ba viết đúng chính tả” 2/ Đối tượng nghiên cứu Học sinh Lớp 3D trường Tiểu học Thị Trấn Gò Dầu viết đúng chính tả. 3/ Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện và năng lực có giới hạn, giải pháp chỉ thực hiện rèn học sinh yếu lớp 3D viết đúng chính tả 4/. Phương pháp nghiên cứu. a) Nghiên cứu tài liệu giảng dạy môn Chính tả. - Vận dụng chuyên đề Chính tả của tổ chuyên môn. - Tham khảo Tạp chí Giáo dục. - Tìm hiểu các nguyên nhân thực trạng của học sinh. b) Thực hiên các phương pháp: - Phương pháp đàm thoại với học sinh để tìm hiểu về tình hình học tập và thực trạng viết sai chính tả của học sinh. - Phương pháp thiết kế bài giảng và tiến hành giảng dạy. Người thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Duyên 2 Đề tài: Giải pháp rèn học sinh lớp Ba viết đúng chính tả. - Phương pháp thực hành củng cố kĩ năng cần đạt của học sinh. - Phương pháp thống kê tổng hợp kết quả thực tiễn, kiểm tra đối chiếu và đưa ra kết quả đạt được. c) Giả thuyết khoa học: - Thầy và trò cùng nhau tích cực, thầy truyền thụ kiến thức chính xác, khoa học, rõ ràng, dễ hiểu, học sinh tích cực, tự giác tìm hiểu thì chắc chắn hiệu quả đào tạo sẽ cao. - Nếu giáo viên có phương pháp tổ chức việc hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả bằng cách cung cấp đầy đủ các qui tắc chính tả, phân tích rõ các từ… thì học sinh nắm rõ kiến thức một cách khoa học để tự bản thân các em có cách nhớ và áp dụng tốt vào bài học của mình. - Nếu bản thân các em có ý thức tốt với việc học, có phương pháp học tập tốt thì chắc chắn rằng việc tiếp thu bài sẽ tốt. - Vậy muốn học tốt phân môn Chính tả thì giữa thầy và trò phải tích cực, chủ động, thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập. B/. NỘI DUNG 1/. Cơ sở lí luận: - Chính tả tiếng Việt là một vấn đề luôn luôn được mọi người quan tâm. Sự thống nhất chính tả biểu hiện tính thống nhất của một ngôn ngữ. Trong khi phát âm tiếng Việt còn khác nhau không ít giữa các địa phương, thì chuẩn hóa chính tả là điều kiện quyết định để thống nhất chính tả, giữ gìn và củng cố tính thống nhất của tiếng Việt. - Như chúng ta đã biết, học sinh Tiểu học có đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức là hiếu động, hay tò mò, bắt chước và thích cái mới. Vậy muốn học sinh nhận thức được vấn đề thì chúng ta nên đi từ trực quan sinh động đến cảm thụ được. - Giống như các phân môn khác trong môn Tiếng Việt, tính chất nổi bật của phân môn Chính tả là tính thực hành. Bởi lẽ chỉ có thể hình thành các kĩ xảo chính tả cho học sinh thông qua luyên tập thực hành. Do đó, trong phân môn này, các qui tắc chính tả mang Người thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Duyên 3 Đề tài: Giải pháp rèn học sinh lớp Ba viết đúng chính tả. tính lí thuyết không được bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính tả. - Như đã nói về cơ bản, Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm, nghĩa là mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ. Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng trong thực tế, muốn viết đúng chính tả thì việc nắm nghĩa từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa từ là một trong những cơ sở giúp người đọc viết đúng chính tả. 2/. Cơ sở thực tiễn: - Thực tế giảng dạy nhiều năm ở khối Ba , học sinh viết sai chính tả quá nhiều. - Học sinh viết giáo viên không đọc được do chữ quá xấu, viết sai phương ngữ, không hiểu nghĩa từ. - Qua dự giờ thao giảng: + Về giáo viên: phát âm không chuẩn, giọng đọc không rõ ràng. + Về học sinh: Vốn hiểu biết còn hạn chế; do ảnh hưởng phương ngữ địa phương; do các em chưa nắm vững luật chính tả, không phân biệt được thanh hỏi – thanh ngã. Vậy để dạy tốt môn Chính tả thì giáo viên phải chuẩn bị tốt tiết dạy, cần phát âm rõ ràng; học sinh phải hiểu nghĩa từ, rèn chữ viết đúng tốc đõ quy định. 3/. Nội dung vấn đề Chương trình Chính tả lớp Ba bao gồm Chính tả đoạn, bài và Chính tả âm vần. 1.1/ Chính tả đoạn, bài - Về nội dung: Bài viết chính tả được trích hoặc tóm tắt từ nội dung bài tập đọc trước đó hoặc tóm tắt từ nội dung bài tập đọc trước đó hay là nội dung biên soạn mới (độ dài khoảng 60-70 chữ) - Về hình thức: Có 3 hình thức chính tả đoạn, bài được sử dụng đó là: Chính tả tập chép, Chính tả nghe viết và Chính tả nhớ viết. a) Chính tả tập chép: (nhìn bảng, nhìn sách giáo khoa) : Với hình thức chính tả tập chép ở giai đoạn đầu lớp ba, giáo viên yêu cầu học sinh nhìn bảng lớp hoặc nhìn sách giáo khoa để tập chép; lưu ý học sinh nhìn sách đọc nhẩm cả câu ngắn hay cả cụm từ, rồi viết liền mạch để làm quen với cách viết chính tả nghe-viết (tránh cách nhìn viết từng chữ hay từ ngữ) Người thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Duyên 4 Đề tài: Giải pháp rèn học sinh lớp Ba viết đúng chính tả. b) Chính tả nghe - viết: (giáo viên đọc cho học sinh viết): giáo viên đọc lần thứ nhất để học sinh bao qt tồn bài (giáo viên cần phát âm rõ ràng, tốc độ đọc vừa phải, tạo điều kiện cho học sinh lưu ý các hiện tượng chính tả cần lưu ý)  giáo viên đọc từng câu ngắn hay từng cụm từ để học sinh viết. Mỗi câu ngắn hoặc cụm từ được đọc từ 2 đến 3 lần cho học sinh kịp viết theo tốc độ qui định ở lớp ba  giáo viên đọc lại tồn bài lần cuối cho học sinh soát lại. c) Chính tả nhớ viết: Học sinh nhớ lại nội dung bài đã học thuộc lòng trước đó để tự viết lại. Với hình thức chính tả nhớ viết, ở giai đoạn đầu, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách nhớ lại bài học thuộc lòng, đọc nhẩm từng câu thơ trong đầu, viết lại từng dòng thơ theo thứ tự từ đầu đến cuối; chú ý nhắc nhở học sinh viết đúng, trình bày đẹp theo đặc điểm của từng thể loại thơ. 2.1/ Chính tả âm vần. - Học sinh luyện viết các chữ ghi tiếng có âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả do cả 3 nguyên nhân: • Do bản thân các âm vần thanh khó. • Do học sinh không nắm vững qui tắc ghi âm chữ quốc ngữ. • Do ảnh hưởng của cách phát âm đòa phương. + Phụ âm: l/n; x/s; ch/tr; d/gi/r + Vần ( vần khó ): oao, oeo, uyu, uêch, oăc, oay, oai, eng, oen, oong, ooc; (vần dễ lẫn): an/ang, ăn/ăng, ân/âng, en/eng, ươn/ương, iên/iêng, uôn/uông, ên/ênh, in/inh, at/ac, ât/âc, ăc/ăt, iêt/iêc, uôt/uôc, ươt/ươc, ut/uc, ưt/ưc, êt/êch, au/âu, ay/ây, ui/uôi, ưi/ươi. + Thanh: thanh hỏi/ thanh ngã. - Về nội dung: Các bài chính tả âm vần là bài tập lựa chọn được đặt trong ngoặc đơn. Mỗi bài tập lựa chọn gồm hai đến bài tập nhỏ dành cho các vùng phương ngữ nhất đònh. Giáo viên căn cứ vào đặc điểm đòa phương và thực tế phát âm của học sinh để lựa chọn bài tập hoặc tự biên soạn bài tập mới cho thích hợp. Người thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dun 5 Đề tài: Giải pháp rèn học sinh lớp Ba viết đúng chính tả. - Về hình thức: hình thức bài tập chính tả âm vần rất phong phú và đa dạng. Nội dung mang tính chất tình huống và thể hiện rõ quan điểm giao tiếp trong dạy học. Khi tiến hành dạy một giờ Chính tả nghe viết hay nhớ viết có hiệu quả cao là dạy theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, học sinh đóng vai trò chủ động, học sinh tự tìm tòi kiến thức, tự phân tích giải nghóa các từ khó, biết tìm từ dễ phân biệt từ khó. Từ đó, học sinh dễ khắc sâu và viết chính tả không bò sai. * Qui trình dạy một bài chính tả: A) Kiểm tra bài cũ: Học sinh cả lớp nghe, viết một số từ ngữ khó đã được luyện tập ở tiết chính tả kì trước, hoặc nghe, viết một số từ ngữ thường mắc lỗi phổ biến ở đòa phương. B) Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu yêu cầu của bài viết chính tả, rèn một số âm vần thanh dễ lẫn. 2. Hướng dẫn chính tả. - Học sinh đọc bài sẽ viết chính tả trong sách giáo khoa. - Giáo viên đặt một, hai câu hỏi để học sinh nắm được nội dung chính của bài viết. - Hướng dẫn nhận xét về bài bài chính tả theo gợi ý trong sách giáo khoa. - Hướng dẫn học sinh nhận biết và tập viết các chữ viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn trên bảng con. 3. Viết chính tả: Chấm, chữa bài chính tả. Mỗi giờ chính tả, giáo viên chấm, chữa một số bài viết của học sinh. Đối tượng được chọn để chấm chữa bài ở mỗi giờ là: những học sinh chưa có điểm bài chính tả, những học sinh viết chậm hay mắc lỗi chính tả cần chú ý kèm cặp thường xuyên. Qua chấm bài, giáo viên có điều kiện rút ra nhân xét, kòp thời tuyên dương những học sinh có nhiều tiến bộ, phát hiện Người thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dun 6 Đề tài: Giải pháp rèn học sinh lớp Ba viết đúng chính tả. những lỗi thường mắc để các em chú ý sửa chữa. Sau khi chấm bài cho một số em, giáo viên có thể giúp học sinh cả lớp tự kiểm tra và chữa bài theo các cách sau: + Giáo viên treo bảng viết sẵn bài chính tả lên bảng lớp để học sinh tự đối chiếu và sửa bài của mình. + Học sinh đổi chéo vở cho nhau để bắt lỗi chính tả bài của bạn. + Giáo viên đọc từng câu cho cả lớp soát lỗi, kết hợp chỉ dẫn các chữ dễ viết sai chính tả. 4. Bài tập bắt buộc: - Nội dung của các bài tập này là luyện viết các âm, vần, thanh khó. Những âm, vần, thanh khó thường ít dùng tần số xuất hiện thấp. Giáo viên có thể lưu ý học sinh ghi nhớ một số trường hợp khó để tránh viết sai các trường hợp khác. Ví dụ: Vần uyu chỉ xuất hiện trong khuỷu tay, khu chân; vần oeo chỉ xuất hiện trong ngoằn ngoèo, khoèo chân, ngoéo tay, khoeo chân - Bài tập lựa chọn cho từng vùng phương ngữ: Nội dung các bài tập này là luyện viết phân biệt các âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm đòa phương. Ví dụ: + L/n; x/s; ch/tr; d/gi/r đối với đòa phương Bắc bộ. + an/ang, ac/at, thanh hỏi/ thanh ngã đối với đòa phương Nam bộ. + Ui/uôi, ưi/ươi, im/iêm, thanh hỏi/thanh ngã đối với đòa phương Trung bộ. - Mỗi bài tập lựa chọn bao gồm một, hai hoặc ba bài tập nhỏ dành cho từng vùng phương ngữ khác nhau. Giáo viên căn cứ vào thực tế phát âm và lỗi chính tả của học sinh lớp mình mà chọn bài tập nhỏ thích hợp cho từng đối tượng. - Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: Người thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dun 7 Đề tài: Giải pháp rèn học sinh lớp Ba viết đúng chính tả. + Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài bằng cách đọc lệnh rõ ràng. Có thể hỏi hoặc giải thích thêm nếu nghĩ rằng học sinh chưa thực sự hiểu yêu cầu của bài. + Với những dạng bài mới, bài khó có thể chữa một phần bài mẫu cho cả lớp cùng quan sát. + Cho học sinh làm bài vào bảng con hoặc vở bài tập theo cá nhân hoặc nhóm. Giáo viên theo dõi, giúp đỡ những học sinh yếu. + Chữa toàn bộ bài tập. 5. Củng cố dặn dò. - Giáo viên nhận xét tiết học. Lưu ý những trường hợp dễ viết sai, những học sinh còn hay viết sai từng loại lỗi cụ thể để yêu cầu tiếp tục luyện tập. * Bài giảng về phần giảng dạy đổi mới tiết Chính tả nghe viết như sau: Bài ĐÔI BẠN I/ Yêu cầu: - Nghe viết chính xác đoạn từ Về nhà. . .đến không hề ngần ngại trong bài Đôi bạn. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/tr hoậc thanh hỏi/thanh ngã. II/ Chuẩn bị: Bài tập 2a hoặc 2b viết sẵn trên bảng phụ. III/ Hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh lên bảng yêu cầu nghe đọc và viết lại các từ cần chú ý phân biệt trong tiết chính tả trước. -Nhận xét, cho điểm từng học sinh. Hát - 1 học sinh đọc cho 3 học sinh viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con: Khung cữi, mát rượi, gửi thư, cưỡi ngựa, tưới cây. Người thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Duyên 8 Đề tài: Giải pháp rèn học sinh lớp Ba viết đúng chính tả. 3. Dạy bài mới * Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học. * Hướng dẫn viết chính tả: a) Trao đổi về nội dung bài viết. - Giáo viên đọc đoạn văn một lượt. - Hỏi: Khi biết chuyện, bố Mến nói như thế nào ? b) Hướng dẫn cách trình bày. - Đoạn văn có mấy câu ? - Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa ? - Lời nói của người bố được viết như thế nào ? c) Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu học sinh tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu học sinh đọc và viết lại các từ vừa tìm được. d) Đọc bài cho học sinh viết và soát lỗi chính tả. e) Chấm, chữa bài. * Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. - Chọn bài tập 2a: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm tự làm bài theo hình thức nối tiếp. - Theo dõi . - Hai học sinh đọc lại bài. - Bố Mến nói về phẩm chất tốt đẹp của những người sống ở làng quê luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có khó khăn, không ngần ngại khi cứu người. - Đoạn văn có 6 câu. - Những chữ đầu câu và tên của Thành, Mến. - Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng. - Nêu: nghe chuyện, sẵn lòng, sẻ nhà sẻ cửa, ngần ngại. . . - Học sinh viết bảng con. - Học sinh viết bài. - Đổi chéo vở bắt lỗi chính tả. - 1 học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa. - Học sinh làm bài theo nhóm: nối tiếp nhau điền từ vào chỗ trống. Người thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Duyên 9 Đề tài: Giải pháp rèn học sinh lớp Ba viết đúng chính tả. - Nhận xét, chốt lại bài giải đúng. 4. Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét bài viết, chữ viết của học sinh. - Dặn học sinh ghi nhớ các câu vừa làm và chuẩn bị bài sau. - Đọc lại lời giải và làm bài vào vở. + Bạn em đi chăn trâu bắt được nhiều châu chấu. + Phòng họp chật chội và nóng bức nhưng mọi người vẫn rất trật tự. + Bọn trẻ ngồi chầu hẫu, chờ bà ăn trầu rồi kể chuyện cổ tích.  Những biện pháp để giảng dạy môn chính tả. - Muốn viết đúng chính tả, biện pháp tích cực nhất là phát âm tiếng Việt đúng chuẩn như được phản ánh trên chữ viết, khắc phục lối phát âm quá phương ngữ có mâu thuẫn với chữ viết và phát âm. Chẳng hạn: phân biệt s và x đầu âm tiết, hoặc n và t cuối âm tiết hoặc phân biệt hỏi và ngã. Nhưng đây không phải là việc dễ dàng. Cho nên, có nhiều trường hợp phải nhớ, phải thuộc. Nhưng cũng có một số vấn đề liên quan đến chính tả tiếng Việt, có thể giúp chúng ta nắm được chuẩn chính tả một cách dễ dàng hơn trong những trường hợp nhất định. - Tăng cường việc tri giác chữ viết bằng thị giác cho học sinh. Muốn ngăn ngừa lỗi chính tả cho học sinh, chúng ta cần giúp học sinh ghi nhớ chữ viết, gắn liền với nghĩa từ, từ có vấn đề chính tả. Cách tốt nhất là cung cấp cho học sinh từ trong ngữ cảnh. Mỗi tiết học có thể cung cấp nhiều từ trong một hoặc nhiều ngữ cảnh. Ngữ cảnh có ý nghĩa đặc biệt giúp học sinh nắm được nghĩa từ dễ dàng nhẹ nhàng và làm điểm tựa cho trí nhớ. - Khi cần sử dụng từ, nếu còn phân vân về chữ viết các em sẽ liên tưởng đến ngữ cảnh và suy luận và ra cách viết chữ. Làm sao trong một tiết học chính tả phải tạo điều kiện cho học sinh trở lại từ cần Người thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Duyên 10 [...]... bài viết chính tả C/ PHẦN KẾT LUẬN 1/ Bài học kinh nghiệm: Qua thực hiện đề tài có kết quả, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: - Đối với giáo viên: + Phải tích cực rèn luyện, sáng tạo, chịu khó trong nghiên cứu và giảng dạy, tìm hiểu phương pháp mới + Kết hợp luyện viết chính tả và luyện cách phát âm Người thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Duyên 11 Đề tài: Giải pháp rèn học sinh lớp Ba viết đúng... duy sáng tạo qua các hình thức thi đua + Thường xuyên rèn chữ viết, tập viết chính tả 2/ Hướng phổ biến, áp dụng đề tài Để đề tài này giúp học sinh thực hiên tốt phân môn chính tả mà còn áp dụng các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tôi sẽ tiếp tục phổ biến trong tổ Ba để cùng thực hiện Tôi tin chắc rằng nó sẽ mang lại kết quả tốt hơn 3/ Hướng nghiên cứu tiếp đề tài Bản thân tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu đề tài. .. _ Người thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Duyên 13 Đề tài: Giải pháp rèn học sinh lớp Ba viết đúng chính tả MỤC LỤC Trang A MỞ ĐẦU 1/ Lí do chọn đề tài 2/ Đối tượng nghiên cứu 3/ Phương pháp nghiên cứu B NỘI DUNG 1/ Cơ sở lí luận 2/ Cơ sở thực tiễn 3/ Nội dung vấn đề C KẾT LUẬN 1/ Bài học kinh nghiệm 2/ Hướng phổ biến đề tài 3/ Hướng nghiên cứu tiếp Người thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Duyên... nhiều biện pháp tối ưu hơn để giúp học sinh nắm chắc qui tắc viết chính tả và triển khai và thực hiện trong toàn khối Gò Dầu, ngày 20 tháng 3 năm 2009 Người thực hiện đề tài Nguyễn Thị Mỹ Duyên Người thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Duyên 12 Đề tài: Giải pháp rèn học sinh lớp Ba viết đúng chính tả NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 1/ Hội đồng khoa học trường: Nhận xét: ... loại học sinh giỏi, khá, trung bình kết hợp với việc phổ cập và nâng cao chất lượng dạy môn chính tả và cần chú trọng bằng nhiều biện pháp, bằng những tài liệu thích hợp gây cho học sinh hứng thú học tập  Kết quả đạt được : Sau một thời gian thực hiện đề tài này, áp dụng những phương pháp nêu trên cho lớp mình, kết quả đạt được như sau: Thời gian Đầu năm GHKI HKI GHKII TS HS 39 39 39 39 SL 10 15 17 19.. .Đề tài: Giải pháp rèn học sinh lớp Ba viết đúng chính tả ghi nhớ nhiều lần Chẳng hạn, lần thứ nhất vào bài học, yêu cầu học sinh đọc thầm bằng mắt ngữ cảnh để hiểu nghĩa từ và hiểu ngữ cảnh Lần thứ hai, . Bài học kinh nghiệm: Qua thực hiện đề tài có kết quả, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: - Đối với giáo viên: + Phải tích cực rèn luyện, sáng. Đề tài: Giải pháp rèn học sinh lớp Ba viết đúng chính tả. BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: Giải pháp “ Rèn học sinh lớp

Ngày đăng: 31/08/2013, 04:10

Hình ảnh liên quan

- Học sinh viết bảng con. - Học sinh viết bài. - ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

c.

sinh viết bảng con. - Học sinh viết bài Xem tại trang 9 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan