1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 6 TUỔI NHẬN BIẾT 29 CHỮ cái TIẾNG VIỆT

23 477 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 465,42 KB

Nội dung

Trong đó hoạt động làm quen chữ cái là phương tiện góp phần phát triểnngôn ngữ giao tiếp trao đổi của trẻ, đó cũng là tiền đề khi vào lớp 1 Làm quen chữ cái là môn học mở đầu của quá trì

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KRÔNG ANA

TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA

Năm học: 2018-2019

Trang 2

MỤC LỤC

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 1

I Đặt vấn đề 1

II Mục đích nghiên cứu 2

Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4

I Cơ sở lý luận của vấn đề 4

II Thực trạng vấn đề 7

III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 9

IV Tính mới của giải pháp 20

V Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 20

Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 23

I Kết luận: 23

II Kiến nghị 24

TÀI LIỆU KHAM KHẢO 25

Trang 3

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU

I Đặt vấn đề

Trong xu thế phát triển chung của thời đại, đáp ứng nhu cầu phát triểnngày càng mạnh mẽ của đất nước, đòi hỏi các ngành nói chung và giáo dục mầmnon nói riêng phải có bước chuyển mình rõ rệt nghĩa là đổi mới phương thứcgiáo dục bắt kịp xu hướng, đẩy mạnh công tác chăm sóc giáo dục lấy trẻ làmtrung tâm

Chăm sóc trẻ tốt đồng nghĩa chăm sóc tốt tương lai của đất nước Giáodục mầm non chính là hệ thống đầu tiên trong hệ thống giáo dục Mục đíchchung của giáo dục mầm non là phát triển toàn diện cho trẻ, hình thành những

cơ sở ban đầu về nhân cách con người, mặt khác đáp ứng các nhu cầu phát triểntổng thể hài hòa các mặt: Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm và

xã hội, chuẩn bị nền móng vững chắc cho trẻ bước vào những cấp học tiếp theo.Thông qua các hoạt động học tập, vui chơi khả năng nhận thức của trẻ ngàyđược nâng lên Lúc này trẻ dùng ngôn ngữ để giao tiếp với bạn bè và mọi ngườixung quanh

Trong đó hoạt động làm quen chữ cái là phương tiện góp phần phát triểnngôn ngữ giao tiếp trao đổi của trẻ, đó cũng là tiền đề khi vào lớp 1

Làm quen chữ cái là môn học mở đầu của quá trình giao tiếp, trẻ không

bỡ ngỡ, khơi gợi tính tò mò, ham học hỏi, chủ động tích cực và khả năng tư duytrong khi hoạt động

Làm quen chữ cái để tìm hiểu về môi trường xung quanh, nâng cao tínhmạnh dạn, tự tin, làm chủ lời nói của bản thân Hình thành các kỹ năng nói, đọc,viết, đàm thoại qua đó trẻ dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt, cảm nhận cáimới về mọi việc

Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi, từ đặc trưng của ngành học “Học mà chơi,chơi mà học, trẻ là trung tâm” để không mất đi sự hồn nhiên, ngây thơ, trongsáng, hiếu động, vấn đề đặt ra là cần tổ chức các hoạt động ở lớp vào các tiếthọc thật sáng tạo, không ôm đồm tránh áp lực để trẻ thoả sức cùng chơi, cùnghọc mà vẫn tiếp thu được nội dung cần truyền đạt

Để hoàn thành nhiệm vụ trên bản thân tôi là giáo viên đứng lớp 5-6 tuổitại trường Mầm non Sơn Ca phân hiệu Thôn Ana luôn trăn trở để tìm ra các biệnpháp mới phù hợp với trẻ của lớp mình mà không mất đi sự hồn nhiên, ngây thơ,trong sáng, hiếu động của lứa tuổi

Đa số trẻ lớp tôi quê gốc ở Thái Bình, hàng ngày trẻ giao tiếp với bố mẹbằng tiếng vùng miền kéo theo hậu quả trẻ phát âm nhiều chữ không rõ, phát âmsai, như chữ: o thành o e…điều này đã gây không ít khó khăn cho bản thân tôikhi nhiều lần uốn nắn nhưng đạt kết quả chưa cao

Mặt khác một số giáo viên chưa nắm được trọng tâm của tiết dạy theochương trình mầm non mới, khả năng tổ chức các hoạt động còn hạn chế dẫnđến hiệu quả chưa được như ý muốn

Trang 4

Trẻ mầm non học chữ cái theo quán tính, dễ nhớ mau quên, chính vì lẽ đódạy trẻ phát âm đúng chữ, rõ ràng không phải dễ dàng, không phải đem chươngtrình lớp 1 vào giảng dạy mà thông qua trò chơi, đồ dùng sáng tạo trẻ bộc lộ suynghĩ, cảm nhận của mình về chữ cái để trẻ ghi nhớ tốt các mặt chữ, hình thành ởtrẻ kỹ năng đọc, nhớ và hình thành chữ viết thông qua các môn tập tô trẻ viết,đọc và nhớ

Chính vì vậy, giáo viên phải tích cực tìm tòi, nghiên cứu, đảm bảo tínhvừa sức, gây được hứng thú, đồng thời cho trẻ chủ động tham gia các hoạt độngthoả sức cùng học cùng chơi, phát huy tính sáng tạo, mạnh dạn và lấy trẻ làmtrung tâm Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những khó khăn trong quá

trình tổ chức hoạt động, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài“ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết 29 chữ cái tiếng việt”

II Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết 29 chữ cái tiếngviệt nhằm đưa ra một số phương pháp và giải pháp giúp nâng cao chất lượngviệc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với 29 chữ cái ở trường mầm non thêmphong phú và hiệu quả

Đồng thời kế thừa và phát triển chất lượng tự học lấy trẻ làm trung tâm,giúp trẻ chủ động học, nhận biết nhanh các chữ cái thông qua tất cả các hoạtđộng và hình ảnh sinh động trong và ngoài lớp học

Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Cơ sở lý luận của vấn đề

Một số biện pháp giúp trẻ nhận biết 29 chữ cái Tiếng việt là thông qua cáchoạt động học hàng ngày ở trường hay ở những môi trường khác nhau trẻ có thểnhận biết tốt các mặt chữ, phát âm đúng, nghe phát âm và tìm được chữ cáitương ứng

Tìm ra các biện pháp mới này không chỉ giúp hình thành những cơ sở banđầu của kĩ năng nói tiếng mẹ đẻ mà còn giúp trẻ có những hiểu biết và kĩ năng

cơ bản hỗ trợ trực tiếp và tích cực cho bộ môn Tiếng việt ở trưởng Tiểu học Vìvậy tìm ra các biện pháp mới, chủ động, chính là đánh thức tiềm năng vốn từcho trẻ và là cơ hộ tốt để chuẩn bị hành trang vững chắc giúp trẻ vào lớp 1

Thực hiện tốt cuộc vận động “ Học tập và làm theo tư tưởng tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh” Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học sáng tạo”cùng với tiêu chí đó, hàng năm các phong trào chuyên môn của trường tôi ngàycàng được nâng cao

Ở trường mầm non trẻ được làm quen với 29 chữ cái Tiếng Việt là hìnhthức trẻ được làm quen với cách đọc, cách phát âm và đường nét cấu thành chữcái, từ đó trẻ nhận biết mặt chữ, phát âm đúng chữ cái và nhìn vào chữ cái đọc

Trang 5

được âm tương ứng thoả mãn tính tò mò, khám phá, nhân rộng ham hiểu biếtcủa trẻ ở các lĩnh vực

Ở giai đoạn 5-6 tuổi sự phát triển 5 mặt đã dần hoàn thiện, trẻ tiếp thunhanh, trí nhớ tốt Phần lớn trẻ vẫn đang “Chơi mà học, học mà chơi” Trongquá trình làm quen chữ cái trẻ được thoả sức chơi và cùng sáng tạo với các chữcái như là: qua trò chơi sáng tạo trẻ tạo ra chữ cái từ lá cây, từ màu nước, từchính cơ thể của mình, từ đó thoã sức cùng chơi với các chữ, giúp khả năng tiếpthu kiến thức của trẻ tốt, duy trì khả năng ghi nhớ có chủ định lâu bền

Trong Modul MN 3 có viết: “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường mầm non Hoạt động này khôngnhững nhằm mục đích trẻ hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ nhưnghe,nói, đọc, viết mà còn giúp trẻ phát triển tư duy, tình cảm Đó là chiếccầu nối giúp trẻ bước vào thế giới lung linh huyền ảo, rực rỡ màu sắc của xãhội loài người

Vì vậy trẻ nói mạch lạc được chuẩn bị sẵn sàng để vào lớp 1, là yêu cầutrọng tâm của phát triển ngôn ngữ Vì thế, hoạt động làm quen chữ cái được coi

là phương tiện giáo dục, hình thành nhân cách cho trẻ Thông qua đọc thơ, kểchuyện, hình ảnh có gắn chữ cái, các trò chơi động tĩnh với làm quen chữ cái…

từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp Có thể nói hoạt động làm quenchữ cái chính là nền tảng ngôn ngữ đưa trẻ đến hoạt động giao tiếp trong côngtác chăm sóc giáo dục trẻ

Đây là vấn đề thường xuyên mà giáo viên phải đối mặt mỗi khi lên lớp,tránh tình trạng phụ huynh muốn trẻ biết đọc và viết rành chữ cái, vô tình tạo áplực khiến trẻ mất sự hứng thú, thờ ơ, chán học khi vào tiểu học Vì thế ngườigiáo viên đóng vai trò quan trọng là cầu nối ngôn ngữ giữa kiến thức mới và trẻ,qua đó giúp trẻ học tốt, nắm vững kiến thức, biết cách thực hiện yêu cầu của bàihọc tạo sự hứng thú, tích cực khi trẻ tham gia

Theo hướng đổi mới đối với trẻ 5-6 tuổi thực hiện theo bộ chuẩn, việc lựachọn các chỉ số trong bộ chuẩn lồng ghép vào từng lĩnh vực, từng chủ điểm,từng hoạt động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ để đem lại kết quảcao trong đó có hoạt động làm quen chữ cái

Theo thông tư số 23/2010/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 07 năm 2010 của

Bộ trưởng BGD&ĐT Bộ chuẩn trẻ 5 tuổi gồm 4 lĩnhvực, 28 chuẩn, 120 chỉ số,tại điều 7, điểm 6, chuẩn 19 quy định:

Tại trang 7 lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp gồm 6 chuẩn và 31 chỉ

số, chuẩn 15 có ghi rõ “ Trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp bộc lộ cảm xúc, ýnghĩ với các chỉ số

Trang 6

Chỉ số 68 Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinhnghiệm của bản thân

Chỉ số 69 Sử dụng lời nói để trao đổi và trao đổi chỉ dẫn bạn bè tronghoạt động

Tại chuẩn 17 Trẻ thể hiện hứng thú đối với việc đọc

Chỉ số 79 Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh

Tại chuẩn 18 Trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc

Chỉ số 82 Biết một số ký hiệu, biểu tượng trong cuộc sống

Chi số 83 có một số hành vi như người đọc sách

Chỉ số 84 Đọc theo truyện tranh đã biết

Tại chuẩn 19 Trẻ thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc viết

Chỉ số 86 Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói

Chỉ số 87 Biết dùng các kí hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu,

ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân

Chỉ số 88 Bắt chước hành vi viết và sao chép từ , chữ cái

Chỉ sô 89 Biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình

Chỉ số 90 Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dướiChỉ số 91 Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt

Đối với trẻ mầm non hoạt động này ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triểnvốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm và đọc chuẩn chữ, phát triển cácgiác quan và hoàn thiện nhân cách trẻ

Quá trình trưởng thành của đứa trẻ không thể thiếu ngôn ngữ Ngôn ngữ làcông cụ để trẻ học tập và vui chơi Ngôn ngữ có mặt trong tất cả các hoạt độnghàng ngày trong các loại hình giáo dục, ở mọi lúc, mọi nơi

Như vậy, ngôn ngữ cần cho tất các hoạt động và ngược lại mọi hoạt độngtạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển Qua đó chỉ rõ làm quen chữ cái là một bộphận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6tuổi, làm quen chữ cái đóng vai trò then chốt, là điều kiện cần để trao đổi, giaotiếp với nhau Thông qua đó làm quen chữ cái rèn khả năng nghe, khả năng phát

âm, khả năng hiểu ngôn ngữ Tiếng Việt của trẻ

Thông qua việc làm quen chữ cái cung cấp thêm vốn hiểu biết về thế giớixung quanh

Trẻ làm quen chữ cái hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngônngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết

Qua quá trình tiếp xúc tìm hiểu về các chữ cái phát triển óc quan sát, ghinhớ có chủ định Giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết chuẩn bị tích cực vàohọc lớp 1

Trang 7

Bắt nguồn từ thực tế trên, bản thân tôi luôn tìm tòi để tìm ra những biệnpháp và giải pháp mới kích thích sự tham gia của trẻ, nhờ đó lớp học thêm sôinổi, cuốn hút

Cùng với đó trẻ phát âm và đọc chuẩn tiếng mẹ đẻ để phát triển các giácquan và hoàn thiện nhân cách trẻ

Làm quen chữ cái đối với trẻ Mầm Non đã được các chuyên gia trongngành nghiên cứu một cách khoa học, vừa sức, phù hợp với tâm sinh lý, sự tiếpthu của trẻ, đây là tiền đề quan trọng để trẻ học tập ở tiểu học, mầm non là nềntảng, chỉ khi học lớp 1 trẻ mới học theo chuẩn chương trình

- Được sự quan tâm ủng hộ của đại diện cha mẹ và phụ huynh học sinh

- Tập thể giáo viên đa số trẻ, nhiệt tình, năng động, chịu khó, yêu nghềmến trẻ, có sự đầu tư vào các tiết dạy

- Đã áp dụng lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động làm quen chữ cái,

cô và trẻ cùng làm cùng hoạt động, trẻ tự tay sáng tạo làm đồ dùng để bổ sungvào các tiết học thêm sinh động

- Ý thức của phụ huynh được cải thiện, không bắt ép trẻ học viết học đọcthuộc lòng chữ cái

- Toàn trường có 5 phân hiệu đặt ở các điểm thôn Dray Sáp, thôn ĐồngTâm, thôn Ana, Buôn Kla và Buôn Kuốp nên còn khó khăn cho liên lạc trao đổihọc tập lẫn nhau, có 49% trẻ là dân tộc thiểu số (M’nông, Êđê) Trẻ hạn chế nói,nghe được tiếng Kinh nên tiếp thu kiến thức còn nhiều bất cập

- Đời sống kinh tế của cha mẹ trẻ còn nhiều khó khăn, đa số phụ huynhđều làm nông vốn hiểu biết của phụ huynh chưa cao, nên chưa quan tâm đếnviệc học tập của trẻ

- Một số giáo viên chưa chú trọng đến trẻ, làm quen chữ cái ở các tiết dạycòn mang tính ôm đồm hình thức, cô làm và chuẩn bị, trẻ nghe mà không đượchoạt động với chữ cái, chưa phát triển được khả năng sáng tạo, tự chủ của trẻ vềcách nhận biết chữ cái

- Đồ dùng đồ chơi chưa sinh động, chưa sử dụng nguyên vật liệu có sẵn

- Giáo viên dạy trẻ còn sai kiểu chữ, phát âm chưa chuẩn

- Một số phụ huynh còn mang nặng ý thức cho trẻ học viết, học đọc đểvào lớp 1

Trang 8

- Kinh tế - Xã hội của xã còn chậm, nhiều gia đình còn là hộ nghèo, cậnnghèo, đa số cha mẹ đều đi làm xa gửi trẻ cho ông bà chăm sóc nên việc hưởngứng các phong trào của nhà trường còn hạn chế.

Bảng 2.1 Kết quả khảo sát trước khi áp dụng biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết 29 chữ cái tiếng việt tại lớp lá 4 phân hiệu Thôn Ana

Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy kết quả đạt trên trẻ rất thấp Vì thế hầu hếtgiáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm ra các biện pháp mới

để làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi là cần thiết và quan trọng, 100% giáo viênđều nhận thức rằng theo phương pháp cũ không lôi cuốn, không thu hút đượctrẻ, không nắm được nguyện vọng ý muốn của trẻ, việc tìm ra các biện pháp mớithúc đẩy lòng ham hiểu biết, ý thức học chú ý, thông qua đó trẻ được chơi màhọc, học mà chơi, trẻ được làm chủ là trung tâm của các hoạt động, phát triển tốt

sự sáng tạo, thích thú khi học và rèn khả năng ghi nhớ có chủ định lâu bền

III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

- Giải pháp 1: Sử dụng nguyên vật liệu có sẵn

+ Đồ dùng đồ chơi chưa đa dạng và phong phú về chủng loại và ít gắn chữcái Bởi chúng ta biết trẻ mầm non tư duy của trẻ mang tính trực quan sinh động,thấy nhiều lần, nhiều ngày lặp lại trẻ sẽ nhớ và nhớ được lâu

+ Giáo viên chưa tìm tòi các nguyên vật liệu có sẵn để phục vụ hoạt độnghọc, chưa thực sự quan tâm đến các góc chơi, khả năng sáng tạo của một số giáoviên chưa phong phú

+ Hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mầm non là chơi, vì vậy đồ dùng dạy họcrất cần thiết đối với cô và trẻ Nhằm tận dụng thời gian, tiền bạc hàng ngày tôisưu tầm các loại nguyên liệu có sẵn, góp phần tạo ra môi trường giáo dục tốt,kích thích sự tìm tòi sáng tạo của cả cô và trẻ để làm ra đồ dùng mới sáng tạophục vụ làm quen chữ cái

Ví dụ: + Từ những nắp sữa trẻ uống hàng ngày, hạt đậu, hạt me, hạt

nhãn…cho trẻ xếp thành các chữ cái.Từ những đĩa CD làm thành bông hoa gắn

Trang 9

thêm chữ cái

+ Từ những sợi dây thừng cho trẻ chơi với những chữ cái ngộ nghĩnh + Từ hộp sữa tôi sơn và dùng màu viết chữ cái lên đó, thông qua cac tiếthọc khác nhau trẻ nhìn vào nhận ra các chữ cái

+ Từ những gạch men thợ cắt bỏ tôi xếp thành chữ cái để làm chữ cái lênsân trường

+ Từ lá cây trẻ có thể xé dán chữ cái đã học

+ Từ các lốp xe bỏ tôi sơn màu và dùng nắp sữa gắn thành chữ cái

- Giải pháp 2: Tạo môi trường chữ cái trong và ngoài lớp học

+ Ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch làm đồ dùng dạy học có chất lượng

để phục vụ tiết học chữ cái, vì lớp tôi là lớp 5-6 tuổi, độ tuổi sắp bước vào lớp 1vấn đề nhận biết chữ cái đối với trẻ là hết sức cần thiết

+ Môi trường xung quanh trong đó có các yếu tố giúp trẻ thường xuyên tiếpxúc, tương tác vơ chữ cái là điều kiện hết sức quan trọng trong hoạt động cho trẻlàm quen với chữ cái

+ Tạo môi trường chữ cái trong lớp học

Thế giới xung quanh luôn là môi trường sống động, kích thích sự tò mò

và trí tưởng tượng của trẻ Trẻ luôn bị thu hút bởi những vật lạ, có kích thướclớn hoặc màu sắc sặc sỡ Vì thế, với các mảng tường xung quanh lớp, tôithường bố trí các mảng chính như: mảng chủ đề, các góc hoạt động đượctrang trí với màu sắc hài hoà, tên gọi ngộ nghĩnh, cỡ chữ phù hợp và đượcdán ở độ cao vừa tầm mắt trẻ

Hình 1: Trang trí và gắn chữ cái vào mỗi góc

Tôi không chỉ chú ý đến kiểu chữ ở mỗi góc phải chuẩn xác, màu sắc phùhợp với hình ảnh minh hoạ mà còn chú ý đến sự hài hoà, thống nhất giữa cácgóc trong không gian lớp học

Trang 10

Hình 2: Trang trí và gắn chữ cái phù hợp vào mỗi góc

- Dán nhãn vào mọi thứ đồ dùng trong lớp để trẻ dần hình thành được mốiliên hệ giữa nói và viết

Hình 3: Trang trí và gắn chữ cái phù hợp vào mỗi góc

Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen chữ cái a, ă, â trong chủ đề gia đình, tôi ôn

luyện bằng cách yêu cầu trẻ tìm chữ a, ă, â trong các từ chỉ tên đồ vật trong lớpnhư: chữ â trong từ “Cái ấm”, chữ ă trong từ “khăn mặt” Hay khi chơi ở cácgóc phân vai, tôi ghi tên các nhóm thực phẩm lên giá bán hàng Khi trẻ chơi, tôiyêu cầu trẻ tìm những chữ cái đã học trong các từ chỉ tên thực phẩm để phát âm,nếu phát âm đúng thì mới được mua hàng

+Ngoài ra, tôi còn thu hút trẻ bằng cách tạo thêm môi trường có nhiều chữcái ở các góc hoạt động: Tạo hình, thư viện, để phát huy tính tích cực, trẻ chủđộng trong các hoạt động

- Tạo môi trường chữ cái ngoài lớp học

+ Môi trường ngoài lớp học rất phong phú như: góc thiên nhiên, góc tuyêntruyền, đồ dùng cá nhân trẻ, sân chơi tự do Đây là nơi trẻ thường xuyên hoạtđộng nên có tác dụng củng cố, ôn tập chữ cái cho trẻ

Trang 11

Hình 4: Trang trí và gắn chữ cái vào bảng tin

Hình 5: Trang trí ngoài hiên lớp học có vẽ chữ cái

Ví dụ: Bằng cách cắt đủ các loại biểu mẫu tên các loại cây cối, hoa, rau,

nhà vệ sinh,…các góc chơi trong và ngoài lớp, các kệ tủ xếp đồ dùng của trẻ cótrong trường để nhìn vào đó trẻ nhận ra các chữ cái, bên cạnh đó tạo ra nhữnghình ảnh sinh động như gắn các hình hoạt hình để tạo sự chú ý đến trẻ

Ví dụ: Cắt chữ cây bàng gắn lên cây đó, chữ gắn phải phù hợp với tầm với

trẻ, to, rõ ràng, gắn thêm các hình hoạt hình để tạo sự chú ý của trẻ Trong giờhoạt động ngoài trời cô cùng trẻ quan sát và trò chuyện về những loại cây và đọctên cây đó

Mặt khác khi bố mẹ đưa đi học trẻ đã có thời gian quan sát, cùng hỏi bố mẹ

và giải đáp thắc mắc Đây là biện pháp rất hữu ích vì trẻ vừa được học, vừa đượcchơi mà không bị gò bó, ép buộc

Ngày đăng: 10/05/2019, 18:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w