Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo xác định rõ: “Công cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững đối với các huyện ng
Trang 1NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ỦY CẤP XÃ TRONG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG
Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI THANH HÓA HIỆN NAY
1 Xóa đói, giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ
trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo xác định rõ: “Công cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững đối với các huyện nghèo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự phối hợp tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; đồng thời, phải phát huy vai trò làm chủ của người dân từ khâu xây dựng kế hoạch, đến tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả của Chương trình”
Thanh Hoá là một tỉnh lớn, dân số có gần 3,5 triệu người Miền núi Thanh Hoá có diện tích hơn 8.071 km2 chiếm 72,3% diện tích cả tỉnh; 192 km đường biên giới; có 11 huyện, trong đó 5 huyện biên giới với 223 xã, thị trấn; 93 xã và 182 thôn bản đặc biệt khó khăn; dân
số 1,1 triệu người, chiếm 28% dân số toàn tỉnh, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số 622.005 người Trong những năm qua, cấp ủy đảng các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo và đã đạt được những kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực Tuy nhiên, đời sống nhân dân các huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, việc phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, toàn vùng có 7/11 huyện thuộc 61 huyện nghèo nhất cả nước; một số xã vùng sâu, vùng biên giới có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 60% Để tạo cơ hội và điều kiện cho hộ nghèo tự lực vươn lên phát triển kinh tế, tăng thu nhập, thụ hưởng các chính sách xã hội nhằm cải thiện và nâng cao đời sống người dân ở các huyện miền núi, sớm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa miền núi với các vùng miền khác trong tỉnh, ngày 4/11/2013 BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 09 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020” Đến nay, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết 09 được đánh giá là phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được lòng mong mỏi của Đảng bộ và nhân dân các huyện miền núi; đồng thời tạo sự
Trang 2lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với công tác giảm nghèo và khơi dậy được sức mạnh, quyết tâm vươn lên của đồng bào miền núí Nhiều cấp uỷ Đảng ở các xã thuộc các huyện miền núi đã chủ động, sáng tạo tìm ra hướng đi phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương nên việc thực hiện giảm nghèo đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng; hệ thống kết cấu hạ tầng của địa phương từng bước được hiện đại hoá;
cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; bản sắc văn hóa của các dân tộc,tài nguyên nhiên nhiên, môi trường sinh thái từng bước được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao Theo số liệu thống kê tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 ở các huyện miền núi giảm còn 15,5%, bình quân mỗi năm giảm 6,16%
Tuy nhiên, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội gắn với thực hiện công tác giảm nghèo nhanh và bền vững của một số cấp ủy đảng cấp xã ở các huyện miền núi vẫn còn hạn chế như: Việc quán triệt, vận dụng và cụ thể hoá nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước thành các giải pháp, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo nhanh và bền vững của một số cấp ủy đảng ở xã còn lúng túng, hiệu quả còn thấp Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác và huy động có hiệu quả các nguồn lực, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo còn chậm, lúng túng; Năng lực quản lý, gìn giữ bản sắc văn hóa, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái chưa cao Vẫn còn một số nơi cấp ủy bao biện làm thay chính quyền, trực tiếp chỉ đạo cụ thể các công trình xây dựng cơ bản, các dự án đầu tư; có nơi cấp ủy lại buông lỏng lãnh đạo chính quyền trong phát triển kinh tế - xã hội, quản
lý tài nguyên, khoáng sản, xây dựng cơ bản Theo đó, việc nghiên cứu làm sáng tỏ năng lực lãnh đạo của đảng ủy cấp xã ở các huyện miền núi Thanh Hóa trong công tác giảm nghèo nhanh và bền vững là việc làm hết sức cần thiết
2 Năng lực lãnh đạo của Đảng ủy cấp xã nói chung là khả năng của cấp ủy trong việc định hướng các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và lãnh đạo thực hiện các hoạt động này nhằm tạo ra sự chuyển biến tiến bộ về mọi mặt của đời sống xã hội ở cơ sở Với ý nghĩa
đó, trong công tác giảm nghèo nhanh và bền vững, năng lực của Đảng ủy xã được thể hiện một cách toàn diện từ năng lực quán triệt, cụ thể hóa đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đề ra được chủ trương, nghị quyết, chương trình hành động về phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh bền vững phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; năng lực lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy các cấp thành các chương trình, dự án, kế hoạch trong phát triển kinh
Trang 3tế - xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững; năng lực lãnh đạo, chỉ đạo sự vào cuộc tích cực của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tuyên truyền vận động chúng nhân dân; năng lực sơ kết, tổng kết nhân diện, nhân rộng các điển hình, mô hình tiên tiến trong phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và bền vững; năng lực kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình tổ chức triển khai thực hiện Bởi vậy, để thực hiện được điều này đòi hỏi năng lực lãnh đạo của Đảng ủy xã phải hội tụ đầy đủ các thành tố như: khả năng nghiên cứu, nắm bắt các quy luật khách quan, nhận thức đúng đắn các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững; năng lực phân tích, dự báo tình hình và đề ra các chủ trương, biện pháp chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở; năng lực lãnh đạo, chỉ đạo đối với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tập hợp, vận động quần chúng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững; năng lực kiểm tra, giám sát toàn
bộ hoạt động của hệ thống chính trị, kịp thời phát hiện và xử lý đúng đắn, có hiệu quả những vấn đề phức tạp mới nảy sinh trong thực tiễn để rút kinh nghiệm; năng lực sơ kết, tổng kết thực tiễn, bổ sung hoàn thiện nghị quyết, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững của địa phương
3 Để nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng ủy cấp xã ở các huyện miền núi trong phát triển kinh
tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, góp phần xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh khá vào năm
2020 và tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030, Theo chúng tôi, cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, nâng cao năng lực xây dựng, ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện chủ
trương, nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững của cấp ủy đảng cấp xã ở các huyện miền núí
Năng lực lãnh đạo của đảng ủy cấp trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh
và bền vững được biểu hiện trước hết là ở khả năng ban hành các chủ trương, nghị quyết sát đúng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và có tính khả thi Theo đó, việc xây dựng Nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và bền vững của đảng ủy các xã cần có sự đổi mới, đúng quy trình và phát huy sức mạnh trí tuệ của cả hệ thống chính trị Trước hết cần điều tra, khảo sát nắm vững điều kiện thực tế của địa phương
về kinh tế - xã hội, về nguyên nhân đói nghèo, về tiềm năng, thế mạnh của địa phương , từ
đó thảo luận sâu sắc, quyết định và ban hành Nghị quyết, chương trình hành động sát đúng Cần lưu ý, để nghị quyết, chủ trương có tính khả thi phải thực hiện tốt nguyên tắc tập trung
Trang 4dân chủ trong thảo luận nghị quyết, nội dung nghị quyết phải được công khai, minh bạch để thảo luận một cách dân chủ, trước khi thảo luận trong cấp ủy cần tổ chức lấy ý kiến tham gia phản biện của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội
Hai là, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền cụ thể hoá các chủ trương,
nghị quyết thành kế hoạch, chương trình cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn để tổ chức thực hiện có hiệu quả
Thực tế cho thấy, hiện nay khâu tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững ở các xã miền núi Thanh Hóa đang được xem là khâu yếu nhất Vì vậy, Đảng ủy cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền cấp xã cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết thành các cơ chế, chính sách phù hợp để thực hiện như: rà soát, điều chỉnh quy hoạch, xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể thực hiện chủ trương của cấp ủy; tuyên truyền vận động người dân thay đổi tập quán sản xuất, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, thực hiện thâm canh, chuyên canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tập trung chỉ đạo, lãnh đạo lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực trong giảm nghèo nhanh và bền vững như nguồn vốn từ các chương trình 30a,
134, 135… Để nâng cao năng lực lãnh đạo đối với chính quyền, cấp ủy cần xây dựng quy chế hoạt động và duy trì tốt việc thực hiện quy chế giữa cấp ủy và chính quyền, vừa phải bảo đảm nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy vừa phát huy năng lực quản lý, điều hành của chính quyền tránh tình trạng lấn sân hoặc bao biện, làm thay Đổi mới, nâng cao chất lượng giao ban giữa cấp ủy đảng với chính quyền thông qua đó nắm bắt quá trình tổ chức triển khai thực hiện và xử lý kịp thời những vấn đề mới nảy sinh
Ba là, nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng ủy trong việc phát huy vai trò nòng cốt của
MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trong phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững
Cấp uỷ đảng phải thường xuyên định hướng nội dung hoạt động cho MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội; định kỳ cấp ủy đảng làm việc với MTTQ và các đoàn thể, nghe báo cáo, nắm bắt tình hình tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất chính đáng của nhân dân nhất là của hộ nghèo, người nghèo Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực thực hiện nghị quyết của cấp uỷ, chương trình, kế hoạch trong phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững Tạo cơ chế, môi trường để phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể nhân dân trong việc tham gia giám sát và phản biện xã hội đối với các chủ trương của đảng ủy về phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo; giám sát hoạt động của các tổ chức đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và công chức trong
Trang 5thực hiện chính sách đối với người nghèo Lãnh đạo, chỉ đạo các đoàn thể xây dựng các chương trình cụ thể tham gia thực hiện các nghị quyết của cấp uỷ, nắm chắc tình hình đoàn viên, hội viên phân loại hộ nghèo, xác định nguyên nhân nghèo, xây dựng các mô hình, điển hình trong phát triển kinh tế- xã hội, hỗ trợ nhau thoát nghèo từ đó nhân rộng các mô hình hay, kinh nghiệm tốt, kịp thời khen thưỏng để động viên, khích lệ tạo phong trào thi đua rộng khắp của các tầng lớp nhân dân Lãnh đạo MTTQ và các đoàn thể phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong việc vận động các hộ gia đình phát triển kinh tế tăng giàu, giảm nghèo, giữ gìn bản sắc truyền thống tốt đẹp, xoá bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu nhất là trong ma chay, cưới hỏi
Bốn là, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên trong phát triển kinh tế
-xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững
Đảng ủy xã cần quan tâm, tăng cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên; tăng cường chỉ đạo cho các chi bộ khảo sát, nắm chắc tình hình hộ nghèo trên địa bàn, từ đó phân công giao nhiệm vụ cho từng đảng viên trực tiếp giúp đỡ từng hộ nghèo; hàng tháng, hàng quý các đảng viên được phân công phải báo cáo kết quả cụ thể với chi bộ, xem đây như một tiêu chí để đánh giá, xếp loại đảng viên hàng năm Đồng thời, phát huy tính tiền phong gương mẫu của đảng viên trong phát triển kinh tế - xã hội, đi đầu trong
các phong trào thi đua xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư theo phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, nhất trong phong trào xây dựng các mô hình kinh tế,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật trong sản xuất chế biến sản phẩm và trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang…
Từ đó, cỗ vũ, động viên quần chúng nhân dân trong phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng góp phần tích cực vào việc giảm nghèo nhanh và bền vững ở địa phương
Năm là, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của đảng ủy cấp xã đối với tổ chức
đảng và đảng viên trong phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững
Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo, làm cho sự lãnh đạo của cấp ủy đản, đảm bảo tính thống nhất giữa nghị quyết và sự chấp hành, giữa lý luận và thực tiễn, giữa lời nói và việc làm; Đồng thời, giúp cho cấp uỷ khắc phục bệnh quan liêu, chủ quan, hình thức, thiếu trách nhiệm Thực tế cho thấy, ở các xã miền núi Thanh Hóa hiện nay cho thấy, nhiều cấp ủy chưa thực sự quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy, do đó hiệu quả thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh
tế, xóa đói, giảm nghèo còn thấp Bởi vậy, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra,
Trang 6giám sát của cấp ủy đối với tổ chức đảng và đảng viên trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững là hết sức cần thiết Trong đó, tập trung kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chủ trương, nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức triển khai trong các lĩnh vực nhạy cảm
dễ phát sinh sai phạm như: việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người nghèo, hộ nghèo; việc triển khai các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội; việc quản lý tài nguyên thiên nhiên…