1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tieu luận xã kinh tế nông thôn xuân phú

13 134 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 564,94 KB
File đính kèm Tieu luận xã kinh tế nông thôn xuân phú.rar (549 KB)

Nội dung

Cho đến nay chưa có một khái niệm nào được chấp nhận một cách rộng rãi về nông thôn.Theo ý kiến phân tích của các nhà kinh tế và xã hội học có thể đưa ra khái niệm tổng quát về vùng nông

Trang 1

Mở Đầu

Có thể nói, xây dựng nông thôn mới là tâm tư, nguyện vọng và là nhu cầu cần thiết của nhân dân, tinh thần ấy, Đảng, Nhà nước đã nắm bắt để đề ra chủ trương chỉ đạo và có cơ chế, chính sách thích hợp cho phong trào xây dựng nông thôn mới vận hành và phát triển một cách tích cực, đúng hướng Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá

X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (ngày 5 tháng 8 năm 2008) đã đề ra

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình

tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng trên phạm vi nông thôn toàn quốc Khi nghiên cứu bộ môn xã hội học nông dân, bản thân thấy

lý thuyết kinh tế nông dân khá gần gũi người dân Việt Nam chúng ta

Cùng với cả nước đời sống nhân dân ấp Bình Tân, xã Xuân Phú, huyên Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai cũng có rất nhiều đổi thay đời sống vật chất tinh thần

của người dân đã không ngừng cải thiện nâng cao Bài tiểu luận tìm hiểu lý thuyết kinh tế nông dân và khảo sát đời sống người nông dân ấp Bình Tân.

Trang 2

I KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA VÙNG NÔNG THÔN

1 Khái niệm:

Vùng nông thôn được quan niệm khác nhau ở mỗi nước vì điều kiện kinh tế,

xã hội, điều kiện tự nhiên ở mỗi nước khác nhau Cho đến nay chưa có một khái niệm nào được chấp nhận một cách rộng rãi về nông thôn.Theo ý kiến phân tích của các nhà kinh tế và xã hội học có thể đưa ra khái niệm tổng quát về vùng nông

thôn như sau: Nông thôn là vùng khác với thành thị, ở đó một cộng đồng chủ yếu

là nông dân sinh sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa kém hơn

Ở Việt Nam chúng ta có thể phân biệt theo đơn vị hành chính Cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách

khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thì khái niệm vùng

nông thôn được quy định cụ thể như sau: Vùng nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn phường thuộc thị xã, quận và thành phố và được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã.

2 Đặc trưng của vùng nông thôn Việt Nam:

Đối với đất nước ta hiện nay nông nghiệp vẫn đang đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Địa bàn nông thôn càng trở nên đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Vai trò, vị trí của nông thôn trong sự nghiệp phát triển thể hiện ở các mặt sau:

Nông thôn, nông nghiệp sản xuất ra những nông sản phẩm thiết yếu cho đời sống con người mà không một ngành sản xuất nào có thể thay thế được Ngoài ra nông thôn còn sản xuất ra những nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Trên địa bàn nông thôn có trên 70% lao động xã hội, đó là nguồn cung cấp lao động cho các ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ Số lao động đó nếu được nâng cao trình độ, được trang bị công cụ thích hợp sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động đáng kể, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý trong phân công lao động xã hội

Trang 3

Nông thôn là nơi sinh sống của trên 80% dân số cả nước, đó là thị trường tiêu thụ rộng lớn, nếu được mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy nền kinh

tế quốc dân phát triển

Địa bàn nông thôn nước ta có 54 dân tộc khác nhau, bao gồm nhiều tầng lớp, nhiều thành phần, mỗi biến động tích cực hay tiêu cực đều có tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị; xã hội, an ninh quốc phòng Sự ổn định tình hình nông thôn sẽ góp phần quan trọng để đảm bảo tình hình ổn định của đất nước

Hình 1: Làng quê Việt Nam (nguồn internet)

Nông thôn chứa đại đa số tài nguyên đất đai, khoáng sản, động thực vật, rừng, biển… có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, đến việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, đảm bảo cho việc phát triển lâu dài

và bền vững của đất nước

So với thành thị thì nông thôn là vùng có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, trình độ sản xuất hàng hoá và tiếp cận thị trường thấp hơn Nông thôn có thu nhập

và đời sống thấp hơn, trình độ văn hoá, khoa học công nghệ thấp hơn thành thị và ngay cả sự dân chủ, tự do, công bằng xã hội trong một chừng mực nào đó cũng thấp hơn thành thị Vì vậy nông thôn chịu sức hút của thành thị về nhiều mặt Dân

cư nông thôn thường hay đổ xô về thành thị để kiếm việc làm và tìm cơ hội sống tốt hơn

Trang 4

II LÝ THUYẾT KINH TẾ NÔNG DÂN

1.1 Sự ra đời của xã hội học nông thôn

Xã hội học nông thôn cũng có một qua trình ra đời và phát triển lâu dài Đến năm 1920, nó chính thức trở thành một khoa học nghiên cứu về xã hội học nông thôn Bắt đầu từ nông thôn Mỹ Nhiều vấn đề xẩy ra trong xã hội nông thôn bắt đầu

từ những hoạt động của người nông dân trong lãnh vực nông nghiệp như chăn nuôi trồng trọt, các nhà khoa học tâm lý, xã hội học, kinh tế học đã bắt đầu quan tâm và

lý giải thông qua các nghiên cứu thực nghiệm và kết quả đưa ra các dự báo của sự biến đổi xã hội nông thôn và đời sống của những người làm nông nghiệp, nhằm đưa ra các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm nông nghiệp

2.2 Lý thuyết kinh tế nông dân

Cùng với sự ra đời của xã hội học nông thôn, Lý thuyết kinh tế nông dân cũng từ đó mà ra đời Đã có nhiều cố gắng để định nghĩa về kinh tế nông dân (peasant economic), bằng cách tìm ra mối liên hệ giữa các nhóm xã hội khác nhau như người tá điền trong các lãnh địa phong kiến, người tiểu nông và người lao động công nhật Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình nông dân như là đơn vị của sản xuất lẫn tiêu dùng, vai trò gia đình trong hoạt động canh tác nông nghiệp, mối quan hệ giữa nền nông nghiệp tư bản và tiền tư bản Một cách vắn tắt,

có thể nói rằng đặc điểm cốt yếu của kinh tế nông dân thể hiện ở chỗ "Gia đình là một đơn vị của lao động và tiêu dùng"

Theo Chayanov, kinh tế nông dân là một hệ thống kinh tế cụ thể ; gồm lao động, ruộng đất, tư liệu sản xuất được kết hợp với nhau theo một quá trình phát triển Đối với gia đình nông dân thì sản phẩm lao động do họ làm ra là sản phẩm thu nhập duy nhất, và không được trả công Nên không có lợi nhuận tư bản Đối với nền kinh tế nông dân sức lao động bỏ ra chính là sức lao động của các thành viên trong gia đình và không được tính bằng tiền Mặc dù dạng hoạt động kinh tế

Trang 5

nông dân vẫn có tính quy mô nhưng ở dạng quy mô và cấu trúc theo gia đình tùy theo nhu cầu tiêu dùng với số lượng lao động quy định Khác biệt với nền kinh tế

tư bản Lực lượng lao động sản xuất được trả công nên bị chi phối bằng tỉ lệ lợi nhuận Thực tế cho thấy nền kinh tế nông dân của Chayanov là đại diện cho một phương thức sản xuất cụ thể mà ta có thể phân biệt được với các phương thức sản xuất khác

Kinh tế gia đình chủ yếu sản xuất lương thực, thực phẩm cho sự tiêu dùng trực tiếp, sản xuất các công cụ và vật dụng cần thiết cho hoạt động sản xuất và tái sản xuất các thành viên gia đình Hình thức kinh tế này gắn liền với một kiểu tổ chức xã hội riêng biệt Người nông dân vừa là tác nhân kinh tế vừa là chủ một gia

đình Một gia đình nông dân không đơn giản là một đơn vị sản xuất, đó cũng là

một đơn vị tiêu dùng Gia đình nông dân không chỉ nuôi dưỡng các thành viên của

nó mà còn cung cấp cho họ những hoạt động khác Người già được chăm sóc cho tới lúc chết Kết hôn và các hình thức thừa kế đảm bảo tái sản xuất đơn vị gia đình

cả về mặt sinh học cũng như về mặt xã hội Trẻ con được nuôi nấng và được xã hội hóa phần lớn trong gia đình Rất nhiều chức năng của một hệ thống xã hội như thế đòi hỏi đóng góp lao động và bản chất của thứ lao động này là ở chỗ nó không được trả công

Luận điểm về hình thái lao động gia đình không được trả công, có lẽ gần gũi với cảm hứng từ một nghiên cứu kinh điển của Chayanov về “kinh tế nông dân” Chayanov cho rằng đặc điểm cơ bản của kinh tế nông dân là kinh tế gia đình Toàn

bộ tổ chức của dạng kinh tế này do quy mô, cấu trúc của gia đình, các nhu cầu tiêu dùng và số lượng lao động quy định Đây là lý do giải thích tại sao quan niệm về lời lãi của kinh tế nông dân khác với kinh tế tư bản và tại sao những quan điểm của kinh tế tư bản không thể áp dụng cho nền kinh tế nông dân

Như thế, hình thức sản xuất này rất chặt chẽ vì nó liên quan tới tất cả các phương diện của đời sống từng thành viên gia đình hay nhóm nói chung Nhưng cũng chính trên cơ sở đó mà nó tạo nên một thứ bảo hiểm và an toàn rất lớn cho tái sản xuất và đời sống nhóm Về mặt lịch sử, hình thức tổ chức sản xuất này gắn liền với lao động thủ công và chính điều đó giải thích tại sao tồn tại những quy mô gia

Trang 6

đình lớn trong các kiểu xã hội nông nghiệp Chừng nào mà các cộng đồng kinh tế kiểu này (gia đình, bộ lạc, v.v…) còn được sử dụng đất đai không phải trả tiền thì

nó còn tiếp tục giữ vai trò bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội là mục đích của kinh

tế gia đình Các thành viên gia đình (bố mẹ, vợ chồng, con cái của họ) không được

"hoàn lại" theo lao động trực tiếp mà theo lao động mà họ góp cho cộng đồng trong suốt cả cuộc đời Sự kiện này là đối lập lại hệ thống kinh tế hiện đại dựa trên chế

độ làm công ăn lương, căn cứ vào thời gian lao động hay khối lượng sản phẩm

Những gì đúng đối với gia đình lại càng đúng đối với các giai cấp Giới nghiên cứu nỗ lực nhằm đinh nghĩa phương thức sản xuất nông dân, cũng như khẳng định rằng nông dân là một giai cấp Điều này liên quan đến những cuộc tranh luận về tiềm năng cách mạng của nông dân, đặc biệt là giữa những nhà lý thuyết Marxist Thảo luận của Marx trong cuốn sách về nông dân Pháp thường được viện dẫn, để làm mềm dẻo hơn các định nghĩa Marx nhấn mạnh rằng, chừng nào mà hàng triệu gia đình tồn tại trong những điều kiện kinh tế chia tách lối sống

và lợi ích của họ với các giai cấp khác, thì họ tạo thành giai cấp; và chừng nào những người tiểu nông Pháp đơn giản liên kết với nhau ở cấp độ địa phương và quyền lợi của họ không tạo ra các mối liên kết mang tính dân tộc, thì họ không hình thành giai cấp

Từ những luận bàn nói trên, ta có thể xác định bản chất kinh tế xã hội nông dân thuộc về các xã hội tiền tư bản

III – KHẢO SAT ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN ẤP BÌNH TÂN,

XÃ XUÂN PHÚ, XUÂN LỘC, ĐỒNG NAI.

1 VÀI NÉT XÃ XUÂN PHÚ

Trước năm 1975 xã có tên là xã Bình Phú, sau khi miền nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước được đổi tên lại là xã Xuân Phú cho đến nay

Vị trí địa lý: Xã Xuân Phú có tổng diện tích tự nhiên là 3855,411ha, Xã

nằm ở phía tây của trung tâm huyện cách 10km So với thành phố Biên Hòa 65km,

xã có tuyến quốc lộ 1A tổng chiều dài đường 5,8km

Trang 7

Hình 2: Trụ sở UBND xã Xuân Phú

Ranh giới hành chính của xã giáp với các đơn vị hành chính sau:

 Phía bắc giáp với xã xuân thọ

 Phía tây giáp với xã bảo hòa

 Phía đông giáp với xã suối cát

 Phía nam giáp với xã xuân tây

Đơn vị hành chính:

Xã xuân phú được chia làm năm ấp:ấp Bình Tân, Bình Hòa, Bình Tiến,Bình Xuân 1,Bình Xuân 2

Địa hình:

Xã có ba dạng địa hình:

Địa hình bằng: Địa hình ven suối chiếm 40% diện tích

Địa hình cao:phía bắc quốc lộ 1A chiếm 60% diên tích

Địa hình dốc: Trung bình 3 -8, độ cao tương đối

Khí hậu:

Trang 8

Xã Xuân Phú nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến 11 Các tháng còn lại là mùa nắng Nhiệt độ trung bình 300 C, lượng mưa đạt 2130 mm/năm, độ ẩm 83%, và nhiệt độ cao nhất 34,50 C, nhiệt độ thấp nhất 180C

Dân cư – xã hôi: Toàn xã có 14 dân tộc anh em đang sinh sống gồm: Kinh,

Hoa, Chơ Ron, Tày, Nùng, Máng, Thổ, Khơme, Sàn Chỉ, Thái, ThanhY, Cờ Ho, Mường, dân số là 16.496 người Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2016 là 524,5 tỷ đồng trên địa bàn xã có 06 HTX với tổng vốn điều lệ đăng ký

24.850.000.000 đồng, 122 thành viên và 226 lao động, gồm: 04 HTX nông nghiệp

và dịch vụ nông nghiệp, 01 HTX thương mại dịch vụ và 01 HTX vệ sinh môi trường Qua kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động, có 06/06 HTX hoạt động có hiệu quả Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 là 51,1 triệu đồng/ người/ năm Năm 2014 xã đã được UBND tỉnh công nhận là xã nông thôn mới

2 ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN ẤP BÌNH TÂN, XÃ XUÂN PHÚ, XUÂN LỘC, ĐỒNG NAI

Bình Tân Là một ấp khá thuộc xã Xuân Phú Thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 54,7 triệu đồng Dân cư sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp Trồng lúa, bắp, đậu, rau, cây ăn trái… Dân số chủ yếu theo thiên chúa: nhà tờ họ Bình Tân, Giáo xứ Thánh Gia… Toàn ấp có tổng thể 637 hộ dân, 2638 nhân khẩu, trong đó thiên chúa có 402 hộ, 1534 nhân khẩu, phật giáo 130 hộ , 611 nhân khẩu, không theo đạo 105 hộ, 493 nhân khẩu Số hộ nghèo 04 hộ, hộ cận nghèo 06 hộ

Theo thống kê của UBND xã Xuân Phú trên địa bàn ấp Bình Tân hiện có 602

ha đất nông nghiệp, trong đó đất trồng cây lâu năm là 381 ha, đất rồng lúa 106 ha, còn lại là đất trồng rau màu và các loại cây khác trong đó có 16,7 ha đất bỏ hoang, 6,8 ha đất trang trại chăn nuôi

Trang 9

Về trồng cây lâu năm bà con ở đây chủ yếu trồng các loại cây ăn trái như: chôm chôm, nhãn, xoài và đặc biệt là các loài cây có múi như cam, bưởi Trong đó bưởi da xanh đã và đang khẳng định được giá trị kinh tế trong những năm qua với năng suất ổn định từ 8 - 10 tấn/ha/năm mang lại nguồn thu từ 300 – 400 triệu đồng/ha góp phần lớn cải thiện đời sống nhân dân địa phương Cây bưởi da xanh trở thành cây trồng chủ lực của địa phương

Điển hình có thể kể tới gia đình anh Nguyễn Chí Hiếu ngoài làm việc ở cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai( đóng chân trên địa bàn xã) anh còn trông thêm 4,5 sào bưởi da xanh từ ruộng đất gia đình mỗi năm cho thu nhập thêm khoảng 120 triệu đồng Hay như gia đình anh Năm Xị ngoài 3,8 ha bưởi, gia đình còn trồng thêm nấm rơm, đậu bắp, mỗi năm gia đình thu nhập hơn 1 tỷ đồng

Hình 3: Ảnh chụp vườn bưởi da xanh tại ấp Bình Tân

Nhìn chung bà con nhân dân khá năng động, bắt kịp thị trường Trò chuyện với anh Nguyễn Thanh Sang trưởng ấp được anh cho biết: Tôi làm trưởng ấp đã

Trang 10

hơn 12 năm rồi, chứng kiến nhiều đổi thay lắm Còn nhớ lúc tôi mới làm vào năm

2006, thu nhập bình quân đầu người chưa tới 10 triệu đồng/năm, cả ấp có hơn 40

hộ nghèo chiếm 10%, lúc đó bà con chủ yếu trồng chôm chôm, rau màu, giá cả bấp bênh, sâu bệnh, lúc được lúc mất nên bà con cũng nản Từ năm 2008 nhờ chủ trương đưa cây con giá trị về trồng với cây bưởi da xanh, cây thanh long nhờ đó

mà đời sống bà con từng bước được đổi thay

Hình 5: mô hình trang trại trồng thanh long của ông Bùi Đình Anh

Mô hình trồng thanh long của trang trại ông Bùi Đình Anh, ấp Bình Tân xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc được đánh giá là một mô hình tiêu biểu, có hiệu quả kinh tế cao Chủ trang trại thực hiện tốt công tác tích tụ ruộng đất để tạo thành vùng chuyên canh thanh long với diện tích 40 ha Trên tổng diện tích 40ha thanh long ông Bùi Đình Anh đã phân theo từng khu trồng, mỗi khu trồng thanh long có một mã số ký hiệu để quản lý theo dõi Sau khi phân khu trồng trang trại thực hiện thuê khoán lao động theo diện tích và số trụ chăm sóc Ngoài tiền công chăm sóc vườn thanh long các hộ thành viên sẽ được chia lợi nhuận sau khi thu hoạch Hình

Ngày đăng: 30/04/2019, 19:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w