Nhưng, trong một thời gian khá dài từ khi đổỉ mới cơ chế kế hoạch hoá, chỉ tiêu năng suất lao động ít được chú ý quan tâm đến đúng mức, tình hình này làm cho những nghiên cứu tính toán c
Trang 1iii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
MỞ ĐẦU 1
Tính cấp thiết của vấn đề tài 1
Mục đích của đề tài 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 3
Kết quả dự kiến đạt được 3
CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH XÂY DỰNG 4
1.1 Tổng quan về công tác xây lắp trong ngành xây dựng 4
1.1.1 Khái niệm về công tác xây lắp trong xây dựng 4
1.1.2 Đặc điểm của sản phẩm xây dựng 4
1.1.3 Đặc điểm của quá trình sản xuất xây dựng 4
1.2 Giới thiệu chung về năng suất lao động và tăng năng suất lao động 5
1.2.1 Năng suất 5
1.2.2 Lao động 6
1.2.3 Năng suất lao động 6
1.2.4 Tăng năng suất lao động 7
1.2.4 Tăng năng suất lao động 7
1.2.5 Phân biệt tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động 7
1.3 Phân loại 8
1.3.1 Năng suất 8
1.3.2 Lao động 9
1.3.3 Năng suất lao động 10
1.3.4 Mối quan hệ giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội 11
1.4 Năng suất lao động và một số vấn đề liên quan 11
1.4.1 Mối quan hệ giữa năng suất lao động và hiệu quả kinh tế 11
Trang 2iv
1.4.2 Mối quan hệ giữa năng suất lao động và khả năng cạnh tranh 12
1.4.3 Mối quan hệ giữa năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế và việc làm 13
1.4.4 Mối quan hệ giữa năng suất lao động và tiền lương 14
1.5 Các chỉ tiêu tính năng suất lao động 15
1.5.1 Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng hiện vật 15
1.5.2 Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng giá trị (tiền) 16
1.5.3 Chỉ tiêu tính năng năng suất lao động bằng thời gian lao động 17
1.6 Quy trình quản lý năng suất và định mức lao động 19
1.6.1 Quy trình quản lý năng suất 19
1.6.2 Định mức lao động 20
1.6.3 So sánh định mức lao động và năng suất lao động 22
1.7 Thực trạng năng suất lao động trong ngành xây dựng 23
1.7.1 Thực trạng về năng suất lao động trong ngành xây dựng Việt Nam 23
1.7.2 Thực trạng về năng suất lao động tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam 30
1.7.3 Những tồn tại, hạn chế ngành xây dựng Việt Nam 30
1.7.4 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH XÂY DỰNG 33
2.1 Cơ sở khoa học về năng suất lao động trong ngành xây dựng 30
2.1.1 Cơ sở khoa học về năng suất lao động 30
2.1.2 Định mức lao động là kết quả của năng suất lao động trong xây dựng 37
2.1.2.1 Các phương pháp định mức lao động 37
2.1.2.2 Ảnh hưởng của mức lao động của công nhân sản xuất đến các hoạt động của doanh nghiệp 38
2.1.2.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác định mức lao động cho công nhân sản xuất tại các doanh nghiệp 39
2.1.3 Cơ sở khoa học giải pháp nâng cao năng suất lao động trong xây dựng 40
2.2 Cơ sở pháp lý về năng suất lao động trong xây dựng 44
2.3 Cơ sở thực tiễn 49
2.3.1 Về người lao động 50
2.3.2 Về công cụ lao động 51
Trang 3v
2.3.3 Về phương pháp tổ chức sản xuất 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 54
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC XÂY LẮP CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG TỈNH NINH THUẬN 55
3.1 Giới thiệu khái quát về Tỉnh Ninh Thuận 55
3.1.1 Về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 55
3.1.2 Về lao động 55
3.2 Thực trạng về năng suất lao động ngành xây dựng Tỉnh Ninh Thuận 56
3.3 Thực trạng về năng suất lao động trong công tác xây lắp các công trình xây dựng dân dụng Tỉnh Ninh Thuận 58
3.3.1 Ảnh hưởng của người lao động đến năng suất lao động 58
3.3.2 Ảnh hưởng của công cụ lao động đến năng suất lao động 60
3.3.2.1 Cơ sở vật chất, trang thiết bị, địa điểm, vị trí xây dựng 60
3.3.2.2 Ứng dụng khoa học công nghệ 60
3.3.2.3 Trình độ quản lý, khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ 61
3.3.3 Ảnh hưởng của phương pháp tổ chức sản xuất đến năng suất lao động 61
3.3.4 Phân tích đánh giá những tồn tại chủ yếu 62
3.3.4.1 Năng suất người lao động còn thiếu sự ổn định 65
3.3.4.2 Máy móc, thiết bị còn chưa được hiện đại hóa hoàn toàn 67
3.3.4.3 Phương pháp tổ chức sản xuất còn chưa hợp lý 69
3.3.4.4 Công tác định mức lỏng lẻo, chưa được quan tâm và quá thấp so với thực tế 69
3.4 Giải pháp nâng cao năng suất lao động trong công tác xây lắp các công trình xây dựng dân dụng Tỉnh Ninh Thuận 70
3.4.1 Về công nhân lao động 70
3.4.2 Về thiết bị máy móc và Ứng dụng khoa học kỹ thuật 74
3.4.3 Về phương pháp tổ chức sản xuất 75
3.4.3.1 Đề xuất giải pháp chung nâng cao chất lượng quản lý nhà nước 75
3.4.3.2 Đề xuất giải pháp cụ thể nâng cao năng lực quản lý của các doanh nghiệp 76
3.4.3.3 Tổ chức sản xuất tốt 82
3.4.3.4 Đào tạo và phát triển 85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 86
Trang 4vi
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC 90
Trang 5vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Phân loại và chỉ tiêu tính năng suất lao động 18
Hình 1.2 Quy trình quản lý năng suất 19
Hình 1.3 NSLĐ và tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015 23
Hình 1.4 NSLĐ của các nước so với Việt Nam 24
Hình 1.5 Tòa nhà Keangnam – Đường Phạm Hùng, Hà Nội 26
Hình 1.6 Biểu đồ chi phí nhân công theo ngày của ngành xây dựng tại Việt Nam 27
Hình 1.7 Chi phí lao động tại các thị trường trên thế giới 27
Hình 1.8 Các yếu tố hình thành năng suất lao động 28
Hình 2.1 Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu theo kiểu chức năng 35
Hình 2.2 Sơ đồ 4: Sơ đồ cơ cấu theo kiểu trực tuyến – tham mưu 36
Hình 2.3 Yếu tố tổ chức lao động khoa học 43
Hình 2.4 Sơ đồ văn bản quy phạm pháp luật 44
Hình 2.5 Cơ cấu thời gian lao động 52
Hình 2.6 Cơ sở thực tiễn về nâng cao năng suất lao động 53
Hình 3.1 Đo lường năng suất ngẫu nhiên 64
Hình 3.2 Một hình ảnh ngẫu nhiêm tại công trình xây dựng 65
Hình 3.3 Một hình ảnh ngẫu nhiên tại công trình xây dựng 68
Hình 3.4 Mô hình truyền thống công trình xây dựng 75
Hình 3.5 Giải pháp tăng năng suất lao động 85
Trang 6viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các mô hình về năng suất 21
Bảng 1.2 So sánh định mức lao động và năng suất lao động 22
Bảng 1.3 NSLĐ của Việt Nam và các nước trong khu vực tính theo PPP 2005 25
Bảng 1.4 Hệ quả từ những yếu kém của người lao động Việt 31
Bảng 2.1 NSLĐ các ngành giai đoạn 2006-2014 40
Bảng 3.1 Nhu cầu sử dụng lao động Tỉnh Ninh Thuận 56
Bảng 3.2 Tình hình lao động và năng suất lao động của Ninh Thuận 57
Bảng 3.4 Đóng góp vào tăng trưởng GDP 57
Bảng 3.5 Kết quả câu hỏi khảo sát 62
Trang 7CN-XD : Công nghiệp-xây dựng
TFP : Năng suất yếu tố tổng hợp
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
DNXD : Doanh nghiệp xây dựng
TGLV : Thời gian làm việc
TGNN : Thời gian nghỉ ngơi
Trang 81
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội, quá trình sản xuất không ngừng biến đổi, năng suất lao động ngày càng được nâng cao Đặc biệt trong điều kiện hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá cùng với tính chất khốc liệt của cạnh tranh thì vấn đề tăng năng suất lao động trở thành vấn đề rất quan trọng của ngành xây dựng tỉnh ninh thuận
Trước đây, Nhà nước ta rất quan tâm đến việc sử dụng chỉ tiêu năng suấtlao động để đánh giá chất lượng của các cơ sở kinh tế quốc dân Nhưng, trong một thời gian khá dài từ khi đổỉ mới
cơ chế kế hoạch hoá, chỉ tiêu năng suất lao động ít được chú ý quan tâm đến đúng mức, tình hình này làm cho những nghiên cứu tính toán của các chỉ tiêu năng suất lao động trong ngành xây dựng nói riêng cũng như toàn nền kinh tế nói chung có phần bị sao nhãng dẫn tới hiệu quả sản phẩm thấp Vài năm gần đây nhu cầu đánh giá, xác định hiện trạng của sự phát triển chung nền kinh tế cũng như trong ngành xây dựng nước ta trong quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế mở rộng, thì các chỉ tiêu năng suất lao động trong ngành xây dựng đã bước đầu được quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện hơn Có thể nói, năng suất lao động là yếu tố cấu thành của cả chất lượng công trình, tiến độ công trình, giá thành công trình Tuy nhiên, tại Việt Nam trên các công trình xây dựng hiện nay có rất nhiều vấn đề bất cập như: đa số công nhân xây dựng không được đào tạo bài bản về kỹ thuật cũng như an toàn lao động, đội ngũ kỹ sư công trình cũng chưa chuyên nghiệp, do kinh tế hạn hẹp nên trang thiết bị chưa được đầu tư đầy đủ, nhiều nhà thầu trong nước ý thức còn chưa tiên tiến dẫn đến tiến độ công trình chậm, chất lượng công trình không được tốt gây lãng phí trong đầu tư Để xảy ra vấn đề này, cốt yếu sâu xa là
do năng suất lao động chưa được quan tâm đúng với vị trí của nó Muốn phát triển sản phẩm hàng hóa cho xã hội chủ yếu dựa vào nâng cao năng suất lao động Chính vì vậy học viên chọn
đề tài luận văn “Đề xuất giải pháp nâng cao năng suất lao động trong công tác xây lắp các công trình xây d ựng dân dụng Tỉnh Ninh Thuận”
Theo ủy ban năng suất, Hội đồng năng suất Châu Âu thì “năng suất” là một trạng thái tư duy,
nó là thaí độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì nó đang tồn tại Tăng năng suất lao động
Trang 92
“sự tăng lên của sức sản xuất hay năng suất của lao động”, là sự thay đổi cách thức, một sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết, để sản xuất ra một sản phẩm xây dựng, sao cho số lượng lao động ít hơn mà lại sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn.Khi ngành xây dựng là một nghành công nghiệp thông dụng lao động nhiều, đề tài này tập trung vào năng suất lao động trong công tác xây lắp các công trình xây dựng dân dụng Tỉnh Ninh Thuận
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Quan điểm lý luận về nâng cao năng suất lao độngtrong công tác xây lắp các công trình xây dựng dân dụng
b Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá và các giải pháp đề xuất, đóng góp thiết thực cho tiến trình nâng cao năng suất lao động đáp ứng được yêu cầu cho công tác xây lắp các công trình xây dựng dân dụng Tỉnh Ninh Thuận
Trang 103
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
a Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm những vấn đề lý luận thực tiễn,cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý liên quan đến năng suất lao động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất
b Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về năng suất lao động, đề xuất các giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao năng suất lao động
5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
− Tiếp cận và ứng dụng các Nghị định, Thông tư, Luật xây dựng, Luật lao động, Định mức lao động;
− Tiếp cận năng suất lao động từ internet;
− Tiếp cận các thông tin về năng suất lao động;
− Phương pháp điều tra thu thập thông tin;
− Phương pháp thống kê số liệu;
− Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp;
− Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
− Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
6 Kết quả dự kiến đạt được
Đưa ra được giải pháp nâng cao năng suất lao động trong công tác xây lắp các công trình xây
dựng dân dụng hiệu quả
Trang 114
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH
XÂY D ỰNG 1.1 T ổng quan về công tác xây lắp trong ngành xây dựng
- Là quá trình lao động xây dựng và lắp đặt thiết bị máy móc và các công trình Đây là hoạt động chủ yếu nhất của các đơn vị xây dựng, bao gồm những công việc đào, xúc, san lấp mặt
bằng, làm đường, xây dựng, sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trú và lắp đặt các thiết bị máy móc vào các công trình, kể cho cho thuê phương tiện máy mác thi công có người điều khiển đi kèm
- Những đơn vị doanh nghiệp chuyên làm những công việc này thường gọi chung là các đơn vị thi công xây lắp nhận thầu
- Sản phẩm xây dựng là công trình hay hạng mục công trình đã được hoàn thành đến giai đọan bàn giao dưới hình thức xây dựng mới, mở rộng hoặc khôi phục sửa chữa
- Sản phẩm xây dựng (SPXD) cố định, gắn chặt với đất đai và địa điểm xây dựng
- Sản phẩm xây dựng thường được sản xuất ra theo đơn đặt hàng trước (vai trò của hợp đồng kinh tế là quan trọng)
- Sản phẩm xây dựng mang tính riêng lẻ và đơn chiếc(mỗi công trình xây dựng phải có thiết kế riêng)
- Sản phẩm xây dựng được xây dựng ngoài trời, có khối lượng lớn, kích thước lớn trải trên diện rộng và dài theo tuyến
- Sản phẩm xây dựng mang tính nghệ thuật, chịu ảnh hưởng của tính dân tộc, là kết quả tổng hợp của nhiều ngành
- Sản phẩm xây dựng tồn tại lâu dài, có thời gian phục vụ lớn (yêu cầu về quản lý chất lượng)
- Các đặc điểm của quá trình sản xuất xây dựng có liên quan chặc chẽ với các đặc điểm của sản phẩm xây dựng
- Quá trình sản xuất xây dựng (QTSXXD) luôn di động, thiếu tính chất ổn định (do sản phẩm xây dựng cố định và gắn chặt với đất đai)
Trang 125
- Quá trình sản xuất xây dựng có chu kỳ sản xuất dài, dể gây tình trạng ứ đọng vốn(do sản phẩm xây dựng có khối lượng và kích thước lớn)
- Quá trình sản xuất xây dựng phụ thuộc vào đơn đặt hàng, đa dạng, rất khó sản xuất hàng loạt
- Quá trình sản xuất xây dựng chụi ảnh hưởng nhiều của thời tiết, bao gồm nhiều công tác nặng nhọc, khối lượng của từng công tác khá lớn
- Quá trình sản xuất xây dựng có cơ cấu sản xuất phức tạp, số đơn vị tham gia thường khá lớn trong những ràng buộc cố định về không gian và thời gian
- Quá trình sản xuất xây dựng chụi ảnh hưởng nhiều của lợi nhuận chênh lệch do điều kiện tự nhiên địa phương tạo ra
1.2 Giới thiệu chung về năng suất lao động và tăng năng suất lao động
1.2.1 Năng suất
- Theo quan niệm truyền thống:
Khái niệm năng suất được hiểu khá đơn giản là mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào Nếu đầu ra lớn hơn đạt được từ một lượng đầu vào giống nhau hoặc với đầu ra giống nhau từ một đầu vào nhỏ hơn thì có thể nói rằng năng suất cao hơn
Những năm gần đây khái niệm năng suất được hoàn thiện bổ sung thêm những nội dung mới cho thích ứng với tình hình kinh tế xã hội và những thay đổi của môi trường kinh doanh hiện nay Theo Từ điển Oxford “năng suất là tính hiệu quả của hoạt động sản xuất được đo bằng việc so sánh giữa khối lượng sản xuất trong những thời gian hoặc nguồn lực được sử dụng để tạo ra nó”
- Theo Nguyễn Đình Phan [1]:
Theo từ điển kinh tế học hiện đại của MIT(Mỹ) “năng suất là đầu ra trên một đơn vị đầu vào được sử dụng Tăng năng suất xuất phát từ tăng tính hiệu quả của các bộ phận vốn, lao động Cần thiết phải đo năng suất bằng đầu ra thực tế, nhưng rất ít khi tách riêng biệt được năng suất của nguồn vốn và lao động”
Như vậy, tuy có nhiều quan niệm khác nhau về năng suất nhưng tất cả các quan niệm đó điều
đó dựa trên một cách chung nhất: “Năng suất là tỷ số giữa đầu ra và những đầu vào được sử dụng để tạo ra đầu ra đó Về mặt toán học năng suất được phản ánh bằng”
NS = ĐR ĐV�
Trang 13- Lao động là hoạt động có mục đích của con người Thông qua hoạt động đó con người tác động vào giới tự nhiên cải biến chúng nhầm thoả mãn nhu cầu nào đó của cong người Lao động là một hành động diễn ra giữa con người và giới tự nhiên
- Quá trình lao động là quá trình tác động của con người vào giới tự nhiên và biến chúng thành những vật có ích đáp ứng nhu cầu của con người Quá trình lao động là sự kết hợp ba yếu tố giản đơn là dụng cụ lao động, sức lao động và đối tượng lao động Đây là ba yếu tố quan trọng không thê thiếu được trong trong quá trình lao động Cách thức kết hợp ba yếu tố này trong quá trình lao động phụ thuộc vào từng loại lao động là lao động cá nhân hay lao động tập thể
Năng suất lao động phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra (là sản phẩm) và đầu vào (là lao động) được đo bằng thời gian làm việc Từ nhiều khái niệm khác nhau về năng suất lao động chúng
ta có thể hiểu một cách tổng quát nhất “năng suất lao động là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của người lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm”
Trang 147
Tăng năng suất lao động là “sự tăng lên của sức sản xuất hay năng suất lao động, nói chung chúng ta hiểu là sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn”
- Theo C Mác [2]:
Năng suất lao động tăng lên biểu hiện ở chỗ phần lao động sống giảm bớt; phần lao động quá khứ tăng lên, nhưng tăng như thế nào đó để tổng hao phí lao động chứa đựng trong hàng hoá giảm ấy giảm đi; nói cách khác lao động sống giảm nhiều hơn lao động quá khứ tăng lên Trong quá trình sản xuất sản phẩm, lao động sống và lao động quá khứ bị hao phí theo những lượng nhất định Lao động sống là lao động mà con người bỏ ra ở hiện tại Lao động quá khứ
là lao động ở giai đoạn trước đã chuyển vào giá trị sản phẩm
Hạ thấp chi phí lao động sống nêu rõ đặc điểm tăng năng suất lao động cá nhân Hạ thấp chi phí lao động sống và lao động qúa khứ nêu rõ đặc điểm tăng năng suất lao động xã hội Giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau Trong quá trình quản lý kinh tế nếu chỉ chú trọng tăng năng suất lao động cá nhân thì sẽ diễn ra hiện tượng coi nhẹ tiết kiệm vật tư, coi nhẹ chất lượng sản phẩm và như vậy năng suất lao động xã hội có khi không tăng mà còn giảm
- Cường độ lao động và tăng cường độ lao động:
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương trong lao động
Các Mác[2] gọi cường độ lao động là “Khối lượng lao động bị ép vào trong một thời gian nhất định” hoặc là “những số lượng lao động khác nhau bị tiêu phí trong cùng một thời gian”
- Theo Trần Xuân Cầu [3]:
Khi tăng cường độ lao động đòi hỏi con người phải làm việc nhanh hơn do đó sẽ hao phí sức lao động nhiều hơn,nghĩa là cường độ lao động càng cao thì hao phí năng lượng bắnt thịt, trí não, thần kinh của con người càng lớn.Tăng cường độ lao động giống như kéo dài thời gian lao động
- Theo Mai Quốc Chánh [4]:
Tăng cường độ lao động là tăng thêm chi phí lao động trong một đơn vị thời gian, các thao tác lao động, mức độ khẩn trương của lao động tăng thêm, và như thế khi tăng cường độ lao động
Trang 158
cũng làm cho số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên nhưng giá trị của một đơn vị sản phẩm không thay đổi vì thực chất giá trị hàng hoá tăng lên khi tăng cường
độ lao động tỷ lệ thuận với tổng mức hao phí lao động bỏ ra để sản xuất ra hàng hoá đó
Vì vậy mà tăng năng suất lao động là có giới hạn vì nó bị ảnh hưởng chi phối bởi sức khoẻ của con người Cường độ lao động chỉ tăng lên đến một mức độ nào đó giới hạn đó là gọi là giới hạn cường độ lao động chuẩn
Giới hạn cường độ lao động chuẩn là mức mà cường độ xã hội đạt được tại thời điểm nào đó
Mà với mức cường độ lao động đó sau thời gian cong người sẽ khôi phục lại sức khoẻ sau thời gian nghỉ ngơi
- Theo Trần Xuân Cầu [3]:
Để có cường độ lao động chuẩn của xã hội thì cần phải quan sát thực tế thông qua mức năng lượng calo hao phí trong thời gian lao động của các công nhân trong các doanh nghiệp
- Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động:
Giữa năng suất lao động và cường độ lao động có sự giống nhau và khác nhau
Giống nhau ở chỗ tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động thì đều tạo ra nhiều sản phẩm hơn
Nhưng khác nhau là tăng năng suất lao động thì làm giảm hao phí sức lao động để sản xuất ra một sản phẩm và làm giảm giá trị sản phẩm giảm giá thành sản phẩm, tăng cường độ lao động thì hao phí lao động sản xuất ra một sản phẩm không thay đổi và không ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm Tăng năng suất lao động do thay đổi cách thức lao động, làm giảm nhẹ hao phí lao động, tăng cường độ lao động thì cách thức lao động không đổi, hao phí sức lao động không thay đổi Tăng năng suất lao động là vô hạn còn tăng cường độ lao động là có giới hạn, bị giới hạn bởi sức khoẻ của con người Tăng năng suất lao động có tác dụng tích cực và không ảnh hưởng đên sức khoẻ của con người còn tằng cường độ lao động nếu tăng quá mức sẽ gây tai nạn lao động và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người
1.3 Phân loại
1.3.1 N ăng suất
- Năng suất bộ phận tính theo từng yếu tố đầu vào (Factor Productivity):
Dùng để phân tích hiệu quả của từng yếu tố đầu vào được tính theo công thức:
Trang 169
NSBP= ĐR
ĐVTrong đó:
NSBP: Năng suất bộ phận;
ĐR: Đầu ra;
ĐV: Một yếu tố đầu vào
Có hai loại năng suất bộ phận: năng suất lao động và năng suất vốn
- Năng suất tổng hợp tính theo các yếu tố đầu vào (Total Factor Productivity):
Đây là chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng tổng hợp các yếu tố đầu vào được tính theo công thức:
ĐV’: laođộng trực tiếp + thiết bị + nguyên liệu + hệ thống
Về bản chất, (TFP) là năng suất được tạo nên do tác động của các yếu tố vô hình (thay đổi cơ cấu sản xuất, đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng lao động, cải tiến quản lý và cải tiến tổ chức…) thông qua sự biến đổi của các nhân tố hữu hình (đặc biệt là lao động và vốn) Đó là kết qủa sản xuất tạo ra thêm ngoài phần đóng góp của các yếu tố sản xuất được sử dụng
Theo quan điểm phát triển, (TFP) phản ánh hiệu suất đích thực của nền kinh tế Một nền kinh
tế phát triển khi đạt được tổng mức đầu ra lớn hơn tổng mức đầu vào Song nếu mức lớn hơn
đó chỉ dựa vào đơn thuần vào sự gia tăng của các yếu tố đầu vào thì nền kinh tế đó tuy phát triển song chưa có hiệu suất Do vậy, một nền kinh tế phát triển có hiệu suất khi tổng mức tăng của đầu ra lớn hơn rất nhiều so với tổng các phần tăng của các yếu tố đầu vào
- Sức lao động có thể gọi dưới hai dạng:
Dạng tiềm năng (tồn tại trong cơ thể con người tối đa có thể huy động được) và dạng Sức lao động thực tế
Sức lao động thường không giống nhau ở những con người khác nhau, hơn nữa trong một con người thì thể lực và trí lực cũng khác nhau
Trang 1710
Trong cơ chế thị trường thì sức lao động là hàng hoá và được trao đổi trên thị trường
- Năng suất lao động cá nhân:
Năng suất lao động cá nhân là hiệu quả sức sản xuất của cá nhân người lao động, được đo bằng tỷ số giữa khối lượng công việc hoàn thành hoặc số lượng sản phẩm với thời gian lao động hao phí để sản xuất ra số sản phẩm đó
- Lao động sống là sức lực của con người bỏ ra ngay trong quá trình sản xuất
Năng suất lao động cá nhân được xem như thước đo tính hiệu quả của lao động sống có vai trò rất lớn trong quá trình sản xuất Nó thường được biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động Việc tăng hay giảm năng suất lao động cá nhân phần lớn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Tăng năng suất lao động cá nhân nghĩa là giảm chi phí lao động sống dẫn đến làm giảm giá trị cho một đơn vị sản phẩm, giá thành sản xuất giảm, tăng lợi nhuận cho các doanh ghiệp
Năng suất lao động cá nhân chủ yếu phụ thuộc vào bản thân người lao động như trình độ, tay nghề, sức khỏe, sự thành thạo trong công việc, tuổi tác và công cụ lao động mà người lao động
đó sử dụng là thủ công hay cơ khí, là thô sơ hay hiện đại
- Năng suất lao động xã hội:
Năng suất lao động xã hội là mức năng suất chung của một nhóm người hoặc tất cả cá nhân trong xã hội, nó được đo bằng tỷ số giữa tổng sản phẩm đầu ra của xã hội với số lao động bình quân hàng năm hoặc thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Trong năng suất lao động xã hội có cả sự tiêu hao của lao động sống và lao động quá khứ
- Lao động quá khứ là sản phẩm của lao động sống đã được vật hoá trong các giai đoạn sản xuất trước kia (biểu hiện ở giá trị của máy móc, nguyên liệu, vật liệu)
Năng suất lao động xã hội là chỉ tiêu hoàn hảo nhất giúp ta đánh giá chính xác thực trạng công việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như phạm vi toàn xã hội Trong điều kiện hiện nay, năng suất lao động xã hội ở phạm vi vĩ mô được hiểu như năng suất lao động của quốc gia, phản ánh tổng giá trị sản xuất trên một người lao động cụ thể Nó là chỉ tiêu cơ bản
để đánh giá sức mạnh kinh tế của một nước và so sánh giữa các nước Năng suất lao động xã hội tăng lên khi và chỉ khi cả chi phí lao động và lao động quá khứ cùng giảm, tức là có sự tăng lên của năng suất lao động cá nhân và tiết kiệm vật tư, nguyên liệu trong sản xuất
Trang 1811
Năng suất lao động xã hội không chỉ phụ thuộc vào công cụ lao động, trình độ của người lao động mà còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức lao động sản xuất của người lao động, điều kiện
tự nhiên, điều kiện lao động, bầu không khí văn hóa
Năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau Tăng năng suất cá nhân dẫn đến tăng năng suất xã hội và tăng năng suất xã hội là bảng hiện của tăng năng suất cá nhân
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể nói tăng năng suất cá nhân dẫn đến tăng năng suất
xã hội vì việc hạ thấp chi phí lao động sống nêu rõ đặc điểm tăng năng suất lao động cá nhân
Hạ thấp chi phí lao động sống và lao động quá khứ, nêu rõ đặc điểm tăng năng suất lao động
xã hội, trong điều kiện làm việc với các công cụ hiện đại, không thể tách rời lao động của hàng loạt ngành đã tham gia vào sáng tạo ra công cụ đó Mặt khác, trong quản lý kinh tế, nếu chỉ chú trọng đơn thuần tính theo chỉ tiêu năng suất lao động cá nhân (tiết kiệm lao động sống) sẽ diễn ra hiện tượng coi nhẹ tiết kiệm vật tư, coi nhẹ chất lượng sản phẩm Thực tế cho biết có nhiều trường hợp, năng suất lao động của một số cá nhân nào đó tăng nhưng năng suất của toàn doanh nghiệp nào đó không tăng, thậm chí giảm Như vậy, đã có sự thay đổi giữa lao động sống và lao động quá khứ: lao động sống càng có năng suất cao hơn thì đòi hỏi sự kết hợp với nhiều lao động vật hóa hơn
Khi nói về mối quan hệ giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội, Các Marx[2] viết: “Giá trị của hàng hóa được quy định bởi tổng số thời gian lao động, lao động quá khứ và lao động sống đã nhập vào hàng hóa đấy Năng suất lao động tăng lên biểu hiện ở chổ, phần lao động sống giảm bớt, còn phần lao động quá khứ thì tăng lên, nhưng tăng lên như thế nào để cho tổng số lao động chứa đựng trong hàng hóa ấy lại giảm đi; nói cách khác lao động sống giảm nhiều hơn là lao động quá khứ tăng lên”
1.4 Năng suất lao động và một số vấn đề liên quan
Hiệu quả được hiểu là mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào Hiệu quả là phạm trù rộng bao trùm mọi vấn đề Hiệu quả của các hoạt động kinh tế cuả các doanh nghiệp không chỉ phản ánh thông qua các chỉ tiêu tài chính mà bao gồm cả các kết quả xã hội mà nó mang lại Hiện nay, theo khái niệm của các nước, khái niệm năng suất lao động rộng hơn và sẽ bao trùm cả
Trang 1912
hiệu quả Năng suất lao động được hiểu hai mặt là hiệu quả và tính hiệu quả Hiệu quả là nói
về mức độ sử dụng các nguồn lực và tính hiệu quả của chi phí hay hiệu qủa của việc khai thác, huy động sử dụng các nguồn lực đầu vào, nó gắn với lợi nhuận hơn Tính hiệu qủa chủ yếu đề cập đến mặt chất của đầu ra như tính hữu ích, mức độ thoả mãn người tiêu dùng, mức độ bảo đảm các yêu cầu về xã hội
Đối với các doanh nghiệp, tăng năng suất lao động là phạm trù rộng hơn hiệu quả, bao gồm đồng thời việc hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả sử dụng và nguồn lực để tăng lợi nhuận lẫn việc mở rộng số lượng và chủng loại hàng hoá, nâng cao không ngừng chất lượng và dịch
vụ của hàng hoá nhằm tăng thoả mãn của hàng hoá đối với người tiêu dùng và cả xã hội Nâng cao năng suất lao động cần thiết phải bảo đảm sử dụng nhiều lao động hơn với chất lượng lao động cao hơn
Quan hệ giữa năng suất lao động và khả năng cạnh tranh là mối quan hệ nhân quả, tác động qua lại lẫn nhau.Trong mối quan hệ năng suất lao động và cạnh tranh thì năng suất lao động là
cơ sở cho cạnh tranh lâu dài và bền vững Năng suất lao động có tác động mạnh tới khả năng cạnh tranh do tài sản cạnh tranh kết hợp với quá trình cạnh tranh tạo ra khả năng cạnh tranh Trước kia, người ta coi khả năng cạnh tranh phụ thuộc vào lợi thế so sánh về tài nguyên và nhân lực Điều này không thể giải thích được tại sao những nước có nguồn tài nguyên nghèo nàn nhưng khả năng cạnh tranh lại cao Vì vậy khả năng cạnh tranh cần tạo ra từ năng lực quản lý, sử dụng tối ưu các nguồn lực
Do giữa năng suất lao động và khả năng cạnh tranh có mối quan hệ qua lại nên khả năng cạnh tranh cũng có tác động ngược trở lại Khi tài sản và quá trình được quản lý một cách có hiệu quả, nhờ đó chuyển thành năng suất lao động cao hơn, chi phí lao động trên một đơn vị GDP giảm xuống trong khi sản phẩm vẫn đạt hoặc vượt mức đáp ứng yêu cầu của khách hàng
- Khả năng cạnh tranh tăng lên phụ thuộc vào cả hai yếu tố giảm chi phí và tăng mức thỏa mãn nhu cầu Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh khả năng cạnh tranh là chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm hoặc trong giá trị gia tăng
- Việc tăng khả năng cạnh tranh lại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị phần, tăng quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm và trình độ tay nghề người lao động được nâng cao, tăng khả năng đầu tư vào mở rộng sản xuất Nhờ đó lại tạo điều kiện cho tăng năng suất lao
Trang 2013
động và nó lại tiếp tục làm tăng khả năng cạnh tranh Đây là mối quan hệ trong trạng thái phát triển không ngừng
Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là tăng năng suất lao động và tăng việc làm Thực tế cho thấy, nếu không có khả năng tổ chức phát triển tốt, tăng năng suất lao động không dẫn đến giảm việc làm Hầu hết các nước có trình độ năng suất lao động cao lại là những nước giải quyết tốt vấn đề việc làm Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tăng năng suất lao động và việc làm như sau:
NSLĐ: Năng suất lao động
Từ đó, ta cũng có thể biểu hiện tăng trưởng kinh tế qua công thức sau:
TTKT = TNS + TVL Trong đó:
TTKT: Tăng trưởng kinh tế;
TNS: Tăng năng suất lao động;
TVL: Tăng việc làm
Trên phạm vi quốc gia, sự thay đổi năng suất không chỉ phản ánh sự thay đổi đầu ra trên một lao động trong từng khu vực kinh tế mà còn thể hiện sự chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng từ tái phân bố lao động từ những khu vực có năng suất thấp đến các khu vực có năng suất cao Trong các doanh nghiệp, sự thay đổi phản ánh trong: thay đổi sản phẩm, lao động, thị phần
Trang 2114
Mối quan hệ giữa năng suất lao động và tiền lương là một chỉ số rất cơ bản và là thước đo hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp Về nguyên tắc, tốc độ tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân Bởi vì:
- Do yêu cầu tăng cường khả năng cạnh tranh:
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm được thể hiện thông qua tổng mức chi phí lao động bình quân cho một đơn vị sản phẩm (ULC) Nâng cao năng suất lao động sẽ cho phép giảm chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm
ULC = TCP
TSPChia cả tử và mẫu cho số lao động bình quân ta có:
ULC =
TCP LD
� TSP LD
� =
MTL NSLDTrong đó:
TĐTP: Tốc độ tăng mức chi phí lao động
SP: Sản phẩm
TĐTL: Tốc độ tăng tiền lương
TĐTN: Tốc độ tăng năng suất lao động
- Năng suất lao động chỉ là một bộ phận của tổng năng suất chung:
Trang 2215
Một mặt, tăng năng suất lao động có phần đóng góp của người lao động như nâng cao trình độ lành nghề, nâng cao kiến thức, tổ chức kỷ luật, sáng tạo…Tuy nhiên, năng suất lao động cá nhân và xã hội còn tăng lên do các nhân tố khách quan khác (áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên…) Như vậy, tốc độ tăng năng suất lao động rõ ràng có khả năng khách quan lớn hơn tốc độ tăng của tiền lương bình quân
- Do yêu cầu của tích luỹ:
Yêu cầu tốc độ tăng tiền lương thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động còn thể hiện mối quan
hệ lớn nhất trong xã hội Đó là quan hệ giữa đầu tư và tiêu dùng Chúng ta biết rằng, phát triển kinh tế dựa trên hai yếu tố là tăng số thời gian làm việc và tăng năng suất lao động thông qua việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật Điều này đòi hỏi sản phẩm làm ra không phải đem toàn bộ dùng để nâng cao tiền lương thực tế mà còn phải tích lũy càng cao thì tốc độ tăng năng suất lao động càng cao
Tóm lại, trong phạm vi nền kinh tế quốc dân cũng như nội bộ các doanh nghiệp, muốn hạ giá thành sản phẩm, tăng tích lũy thì cần duy trì tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân Nhưng mối quan hệ giữa tốc độ tăng (∆t) năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân bao nhiêu là hợp lý, lại còn phụ thuộc vào một số điều kiện kinh tế và chính sách tiền lương của từng thời kỳ, từng ngành và từng doanh nghiệp cụ thể và được xác định bằng công thức sau đây:
∆t = (Itl-1)/ (Iw – 1)
Trong đó :
∆t : là số % tiền lương bình quân tăng lên khi 1% năng suất lao động tăng lên
Itl : Là chỉ số tiền lương giữa 2 thời kỳ TH/KH hoặc KH/BC
Iw : là chỉ số năng suất giữa 2 thời kỳ TH/KH hoặc KH/BC
1.5 Các chỉ tiêu tính năng suất lao động
Là chỉ tiêu dùng sản lượng hiện vật của từng loại sản phẩm để biểu hiện mức năng suất lao động cuả một công nhân hoặc một công nhân viên
Công thức tính:
W = Q/T Trong đó:
Trang 2316
W là mức năng suất lao động một công nhân hay một công nhân viên
Q là tổng sản lượng tính bằng hiện vật
T là tổng số công nhân hoặc công nhân viên
- Ưu điểm cuả chỉ tiêu này là biểu hiện mức năng suất lao động một cách cụ thể, chính xác, không chịu ảnh hưởng của sự biến động về giá cả, có thể so sánh mức năng suất lao động giữa các doanh nghiệp hoặc các nước khác nhau theo một loại sản phẩm được sản xuất ra
Tuy nhiên, chỉ tiêu này cũng có một số nhược điểm như: chỉ có thể sử dụng để tính cho một loại sản phẩm nhất định nào đó, không thể làm chỉ tiêu tổng hợp cho nhiều loại sản phẩm khác nhau Chỉ tiêu này không dùng để tính cho sản phẩm dở dang được
1.5.2 Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng giá trị (tiền)
Chỉ tiêu này dùng sản lượng tính bằng tiền (theo giá trị cố định) của tất cả các loại sản phẩm thuộc mỗi doanh nghiệp (hoặc ngành) sản xuất ra để biểu hiện mức năng suất lao động của một công nhân (hoặc một công nhân viên)
Công thức tính:
W = Q/T Trong đó:
W là mức năng suất lao động của công nhân (hay một công nhân viên) tính bằng tuổi
Q là tổng sản lượng tính bằng tiền
T là tổng số công nhân (hoặc công nhân viên)
- Chỉ tiêu này có ưu điểm là có thể dùng tính cho các loại sản phẩm khác nhau, khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu tính bằng hiện vật Chỉ tiêu này được áp dụng cho các cấp doanh nghiệp và quốc gia, có thể dùng để so sánh mức năng suất lao động giữa các doanh nghiệp sản xuất, giữa các ngành với nhau
Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng có một số nhược điểm như không khuyến khích tiết kiệm vật tư và dùng vật tư rẻ, chịu ảnh hưởng của cách tính tổng sản lượng theo phương pháp phân xưởng Nếu lượng sản phẩm hiệp tác với ngoài nhiều, cơ cấu sản phẩm thay đổi sẽ làm sai lệch mức năng suất lao động của các doanh nghiệp Dùng chỉ tiêu này trong trường hợp cấu thành sản phẩm sản xuất không thay đổi hoặc thay đổi ít vì cấu thành sản xuất sản phẩm thay đổi sẽ làm thay đổi mức và tốc độ tăng năng suất lao động
Trang 2417
Chỉ tiêu này dùng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (hoặc hoàn thành một công việc) để biểu hiện năng suất lao động
Công thức tính là:
L = T/Q Trong đó:
L là lượng lao động của sản phẩm (tính theo đơn vị thời gian)
T là thời gian lao động đã hao phí
Q là số lượng sản phẩm
- Thời gian lao động đã hao phí được tính bằng cách tính thời gian hao phí của các bước công việc, các chi tiết của sản phẩm và được phân chia thành: lượng lao động công nghệ (Lcn), lượng lao động chung(Lch), lượng lao động sản xuất (Lsx),lượng lao động đầy đủ (Lđđ)và được biểu hiện theo công thức sau:
Lpvlà lượng lao động phục vụ quá trình công nghệ;
Lqvslà lượng lao động phục vụ quá trình sản xuất;
Lql là lượng lao động quản lý sản xuất bao gồm lượng thời gian lao động hao phí của cán bộ kỹ thuật, nhân viên quản lý doanh nghiệp và các phân xưởng, tạp vụ, chữa cháy, bảo vệ
- Chỉ tiêu này có ưu điểm là thể hiện một cách rõ ràng thời gian lao động hao phí của từng bước công việc cũng như từng chi tiết sản phẩm
Tuy nhiên, nhược điểm của nó là công việc thống kê để xác định thời gian hao phí cho từng bước công việc, từng chi tiết sản phẩm là rất khó Chỉ tiêu này không dùng để tính cho năng suất lao động của một ngành hay một doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm khác nhau Ngoài
ba loại chỉ tiêu chủ yếu trên, còn có một số loại chỉ tiêu tính năng suất lao động khác.Tuy
Trang 25CÁ NHÂN
ĐO BẰNG TỶ SỐ GIỮA ĐẦU RA CỦA DOANH NGHIỆP HOẶC CỦA XÃ HỘI VỚI SỐ LAO ĐỘNG SỐNG VÀ LAO ĐỘNG QUÁ KHỨ HAO PHÍ
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG XÃ HỘI CÓ SỰ TIÊU HAO CỦA LAO ĐỘNG SỐNG VÀ LAO ĐỘNG QUÁ KHỨ
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
DÙNG THỜI GIAN HAO PHÍ CẦN THIẾT ĐỂ SẢN
XUẤT RA MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM
L = T/Q
CHỈ TIÊU TÍNH BẰNG THỜI GIAN LAO ĐỘNG
CHỈ TIÊU TÍNH BẰNG GIÁ TRỊ
Trang 2619
Hình 1.1 Phân loại và chỉ tiêu tính năng suất lao động
1.6 Quy trình quản lý năng suất và định mức lao động
Gồm bốn giai đoạn chính như sau:
Hình 1.2 Quy trình quản lý năng suất
- Đo lường năng suất: là thu thập số liệu, tính toán các kết quả theo hệ thống các chỉ tiêu đặc trưng về mức hoặc tốc độ tăng của năng suất để xác định thực trạng năng suất của doanh nghiệp
- Đánh giá năng suất: là xác định mức năng suất và tốc độ tăng năng suất của doanh nghiệp so với chính mình hoặc các doanh nghiệp khác Qua đánh gia doanh nghiệp sẽ biết được mặt
mạnh và mặt yếu để xác định lĩnh vực và phạm vi cần cải tiến Đây là một bước quan trọng trong quản lý năng suất, trong đó dựa vào các tỉ số năng suất đo lường đuợc để phân tích, xác định những vấn đề từ việc đánh giá được các thay đổi và xu hướng thay đổi của từng chỉ tiêu, các mục tiêu năng suất Đồng thời từ sự phân tích ý nghĩa, mức độ tăng giảm của từng chỉ tiêu thực hiện việc xem xét mối liên hệ giữa các chỉ tiêu để đánh giá sự tác động đến các mục tiêu năng suất
- Hoạch định năng suất: là đề ra các mục tiêu, yêu cầu cần đạt được, lựa chọn các phương án,
kế hoạch thực hiện việc cải tiến, kể cả các kế hoạch về nguồn lực và kế hoạch giám sát cải tiến năng suất Dựa trên kết qủa của đo lường và đánh giá năng suất, ta đã xác định được các vấn
đề cần cải tiến Từ đó thực hiện việc hoạch định năng suất thông qua việc thiết lập các mục tiêu và kế hoạch chi tiết thực hiện việc cải tiến năng suất Kế hoạch này cần càng chi tiết càng tốt, trong đó một phần quan trọng là hoạch định các nguồn lực cần thiết cho cải tiến năng suất
- Cải tiến năng suất: là dựa vào kế hoạch năng suất, tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch để giải quyết các vấn đề năng suất đã đo lường, đánh giá được Cải tiến năng suất là tổ chức thực
Trang 2720
hiện các mục tiêu, phương án, kế hoạch cải tiến năng suất Quá trình này phải được đo lường
về mức và tốc độ tăng năng suất để xác định được hiệu quả của các biện pháp cải tiến Đây là quá trình huy động các nguồn lực để tập trung các nguồn lực từ nhân lực, vật lực, tài tực… để triển khai thực hiện các kế hoạch cải tiến, nâng cao hiệu qủa hoạt động của doanh nghiệp Để đánh giá hiệu qủa của việc cải tiến, việc đo lường năng suất là không thể thiếu tại từng qúa trình, từng thời gian thích hợp, và một chu trình cải tiến chất lượng được bắt đầu
- Định mức sản lượng: là số sản phẩm hợp quy cách và chất lượng làm ra trong một đơn vị thời gian do công nhân có trình độ nghề nghiệp phù hợp thực hiện với điều kiện tổ chức sản xuất đúng đắn Đơn vị đo của định mức sản lượng rất nhiều, tùy theo loại cụ thể là m3/giờ, cái/phút, m/h…
Theo mức độ bao quát của các loại công việc nằm trong định mức: định mức kỹ thuật được phân thành 3 loại :
+ Định mức dạng chỉ tiêu: quy định mức hao phí lao động, vật tư và thời gian sử dụng máy cho một đơn vị sản phẩm hoàn chỉnh, như số ngày công xây dựng/1m2XD, số viên gạch/1m 2
XD + Định mức dự toán tổng hợp: quy định mức hao phí lao động, vật tư và thời gian sử dụng máy cho một đơn vị khối lượng công việc xây dựng tổng hợp (bao gồm nhiều loại công việc xây dựng riêng lẽ có liên quan hữu cơ với nhau để tạo nên một vị sản phẩm tổng hợp nào đó), hoặc
Trang 28Bảng 1.1 Các mô hình về năng suất (Nguyễn Thanh Hùng,2009) [5]
Kinhtế
Năng suất tổng quát (TFP) = Lượng sản phẩm / (Nhân công + Vật tư + Máy thi công+ Năng lượng +Vốn)
Mô hình mà đầu vào và đầu
ra được đo lường bằng tiền, phù hợp để đánh giá tình trạng nền kinh tế và hoạch định chính sách
Cơ quan chính phủ lên kếh oạch các chương trình cụ thể một cách chính xác hơn
Năng suất lao động= Chi phí nhân công hoặc giờ công lao động / Lượng sản phẩm
đơn vị đầu ra cho các công việc cụ thể (tấn,m2
,…) như cốt thép, cốp pha, bêtông
Trang 2922
Định mức lao động Năng suất lao động
Định nghĩa
- Định mức lao động: là mức tiêu phí thời gian (lao động) quy định để làm ra 1 đơn vị sản phẩm đảm bảo quy trình tổ chức sản xuất đúng đắn
và sử dụng đối tượng lao động và tư liệu lao động có hiệu quả
Định mức lao động để thấy được:
+ Năng suất lao động
+ Giúp người quản lý lao động dễ dàng tổ chức và quản lý lao động
- Định mức lao động còn có ý nghĩa trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất
- Năng suất về cơ bản, là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào trong quá trình thực hiện một qui trình hay tạo ra sản phẩm
- Năng suất lao động là“sứcsản xuất của lao động cụ thể có ích”
Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất
ra trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng lượngthời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
Bảnchất
- Định mức lao động là cơsởcủa tổ chức lao động khoa học
- Định mức lao động là cơ sở để phân phối theo lao động
- Định mức lao động là cơ sở tăng năng suất lao động và giá thành sản phẩm
- Định mức lao động còn là cơ sở lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Bản chất của năng suất lao động chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hay mức hiệu quả lao động
- Trong cùng một thời gian năng suất lao động tăng sẽ làm tăng sản phẩm nhưng giá trị sản phẩm không tăng theo
- Về bản chất tăng năng suất lao động sẽ làm giảm hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm
Trang 3023
Bảng 1.2 So sánh định mức lao động và năng suất lao động
1.7 Thực trạng năng suất lao động trong ngành xây dựng
NSLĐ của toàn nền kinh tế năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt 79,3 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.657 USD/lao động) Theo giá so sánh năm 2010, NSLĐ của Việt Nam năm 2015 tăng 6,4% so với năm 2014, bình quân giai đoạn 2006-2015 tăng 3,9%/năm, trong đó giai đoạn 2006-2010 tăng 3,4%/năm; giai đoạn 2011-2015 tăng 4,3%/năm
Hình 1 3 NSLĐ và tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015
Nguồn: Tổng cục Thống kê Cùng với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, NSLĐ của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, khoảng cách tương đối về NSLĐ với các nước ASEAN được thu hẹp dần
Tính chung giai đoạn 1994-2013, NSLĐ tính theo sức mua tương đương năm 2005 (PPP 2005) của Việt Nam tăng trung bình 4,87%/năm, là mức tăng cao trong số các nước ASEAN Nhờ
đó, Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn (NSLĐ của các nước so với NSLĐ của Việt Nam qua số tuyệt đối) Cụ thể, nếu
Trang 3124
năm 1994 NSLĐ của Sing-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-phin và In-đô-nê-xi-a lần lượt gấp 29,2; 10,6; 4,6; 3,1 và 2,9 lần NSLĐ của Việt Nam thì năm 2013 khoảng cách tương đối này giảm xuống tương ứng còn 18; 6,6; 2,7; 1,8 và 1,8 lần
(NSLĐ của Việt Nam = 1) Hình 1 4 NSLĐ của các nước so với Việt Nam
- Điều này cho thấy khoảng cách và thách thức nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong việc bắt kịp mức năng suất của các nước Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do: Quy mô kinh tế của nước ta còn nhỏ, xuất phát điểm thấp; cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch; lao động trong nông nghiệp và lao động khu vực phi chính thức còn chiếm tỷ lệ cao, trong khi NSLĐ ngành nông nghiệp và khu vực phi chính thức ở nước ta thấp Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; chất lượng, cơ cấu và hiệu quả sử dụng lao động chưa đáp ứng yêu cầu Trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất cập, tăng trưởng chủ yếu dựa vào đóng góp của yếu tố vốn và lao động, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) còn thấp Ngoài ra, còn một số “điểm nghẽn” và “rào cản” về cải cách thể chế và thủ tục hành chính chậm được khắc phục
Trang 3225
1994 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2013
Bru-nây 117579 10569 10716 10598 10684 10101 9883 10005 10001Xin-ga-po 64256 79135 79048 83939 88084 90987 9715 96573 98072 Ma-lai-xi-a 23345 26150 26545 28722 30622 32868 3334 35036 35751 Thái Lan 10125 10337 10654 11724 12636 13205 1381 14443 14754 In-đô-nê-xi-a 6307 6101 6628 7090 7686 8253 8763 9536 9848 Phi-li-phin 6834 7541 7500 8054 8452 8920 9152 9571 10026 Lào 2390 3019 3247 3530 3855 4216 4636 5114 5396 Cam-pu-chia 1925 2326 2456 2734 3175 3479 3502 3849 3989 Trung Quốc 2974 4811 5565 6610 8146 10119 1209 14003 14985
Ấn Độ 3599 4678 4828 5301 6183 7024 8359 8821 9307 Việt Nam 2203 2948 3225 3582 4057 4516 4896 5250 5440 Bảng 1 1 NSLĐ của Việt Nam và các nước trong khu vực tính theo PPP 2005
Nguồn: Tính toán từ số liệu của ILO - Key Indicators of the Labour Market
Với sự phát triển của Khoa học - công nghệ, cũng như con người được đào tạo bài bản về trình độ chuyên môn, có thể nói sản phẩm đầu ra đã có một bước tăng trưởng đáng kể Tuy nhiên, Năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam đang là một vấn đề thu hút sự chú ý của dư luận Thực trạng đã tồn tại từ khá lâu, là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng của đất nước
Để xảy ra tồn tại này, kỹ năng, chất lượng là điểu phải bàn Thể hiện cơ cấu nhân lực về Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trình độ còn vênh nhau, phân bố chưa đều, có những nơi thừa thầy thiếu thợ, chưa theo quy luật về năng lực kinh doanh Chúng ta phải có quy hoạch phát triển nhân lực, trình độ ngoại ngữ và khai thác thông tin của công nghệ thông tin để phục vụ cho vị trí việc làm”
Ngành xây dựng Việt Nam, hiện tại trên các công trường xây dựng, vấn đề nâng suất lao động là một vấn đề cấu thành của nhiều yếu tố: lực lượng sản xuất, công cụ sản xuất….Có thể nói nhìn lại quá trình phát triển của cơ sở hạ tầng nước nhà qua từng giai đoạn phát triển, thì những thành tựu khoa học kỹ thuật về xây dựng có những bước phát triển lớn, từ chỗ những ngôi nhà tranh tre, nứa lá đến những ngôi nhà bê tông, cốt thép 2-3 tầng…Giờ đây và những ngôi nhà cao chọc trời như: Keangnam, Lotte Từ việc chúng ta phải nhờ Nga để xây dựng
Trang 3326
được nhà máy thủy điện Sông Đà thì hiện nay đã có thể tự xây dựng được như nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, nhà máy thủy điện Sơn La Một thành tựu khẳng định sự phát triển của năng suất lao động với đội ngũ kỹ sư, công nhân chuyên nghiệp; với trang thiết bị đầu tư phù hợp
Hình 1 5 Tòa nhà Keangnam – Đường Phạm Hùng, Hà Nội
- Cơ cấu lao động của ngành xây dựng có xu hướng tăng trong giai 2005 -2013, từ mức 5,4% tổng cơ cấu lao động năm 2005 lên 6,2% trong năm 2013 Hiện tại, lượng nhân công trong ngành xây dựng đạt 3,2 triệu lao động, là ngành có lượng lao động cao thứ 4 cả nước Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam (VACC), khoảng 80% công nhân xây dựng hiện nay làm việc có tính thời
vụ, chưa được đào tạo bài bản, thiếu chuyên môn và chưa đáp ứng được những yêu cầu về tính chuyên nghiệp trên công trường So với các nước trong khu vực, năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng một nửa mức trung bình của các nước Đông Nam Á Còn khi so sánh với các ngành khác, năng xuất lao động của ngành Xây dựng chỉ đứng thứ 16, vì vậy thu nhập của nhân công trong ngành cũng ở mức thấp hơn so với nhiều ngành kinh tế khác và so với các nước trong khu vực
Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng năng suất lao động tại công trường lại quá thấp so với tình hình phát triển chung của xã hội, thậm chí tiền công thì tăng mà năng suất không cải thiện
Trang 3427
Hình 1 6 Biểu đồ chi phí nhân công theo ngày của ngành xây dựng tại Việt Nam
Hình 1 7 Chi phí lao động tại các thị trường trên thế giới
- Trên các công trường xây dựng, đa số công nhân xây dựng chưa được đào tạo chuyên nghiệp, đa số con người xuất phát từ người dân làm nông nghiệp hoặc do đi làm xây dựng thường xuyên nên quen dần Kinh nghiệm lao động trên công trường là quan trọng nhưng ý thức người lao động từ chuyên môn kỹ thuật, an toàn lao động sẻ ảnh hưởng tới năng suất lao động Yếu tố kỹ sư tại công trường phải được quan tâm, kỹ sư phụ trách hiện trường nhiều nơi chưa biết cách bố trí hiện trường, cách thức điều hành công việc Một vị trí nữa là Tư vấn giám sát hiện trường, vừa kiểm tra nhà thầu về chất lượng công trình mà còn tổ chức mọi vấn đề thay mặt chủ đầu tư để điều hành công việc nên khi một tổ chức, ảnh hưởng đến cả năng suất lao động trên công trường, trước tiên năng suất đó chính là năng suất Tư vấn giám sát
Trang 3528
Mặt khác, yếu tố về ứng dựng khoa học-kỹ thuật, các thiết bị máy móc cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu Hiện nay các nhà thầu xây dựng Việt Nam, dù đã rất mạnh về trình độ kỹ thuật nhưng có thể nói với việc tình hình đất nước đang khó khăn nên nhiều ứng dụng về khoa
học-kỹ thuật đang rất còn hạn chế, ngoài ra các thiết bị máy móc cũng chưa được đầu tư đầy
đủ Điều này cũng là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tới năng suất lao động
Ngoài ra, vật liệu xây dựng: ngoài việc cung ứng vật tư, thì chất lượng vật tư không tốt cũng hạn chế khả năng của tăng năng suất lao động
Hình 1.8 Các yếu tố hình thành năng suất lao động có thể được tổng hợp trong sơ đồ sau:
- Yếu tố gắn liền với người lao động bao gồm:
+ Trình độ văn hoácủa người lao động là sự hiểu biết kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội của người lao động (thể hiện qua bầng cấp)
YẾU TỐ GĂN LIỀN VỚI BẢN THÂN NGƯỜI LAO ĐỘNG
YẾU TỐ GĂN LIỀN VỚI CÔNG CỤ LAO ĐỘNG
YẾU TỐ GĂN LIỀN VỚI PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN
Trang 3629
+ Trình độ chuyên môncủa người lao động thể hiện qua sự hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo thực hiện công việc nào đó, biểu hiện trình độ đào tạo tại các trường đào tạo nghề,các trường cao đẳng, đại học,trung cấp
+ Tình trạng sức khoẻ của người lao động thể hiện qua chiều cao, cân nặng, tinh thần, trạng thái thoaỉ mái về thể chất
+ Cường độ lao động là mức độ khẩn trương về lao động
+ Điều kiện lao động bao gồm các yếu tố như: Độ ẩm, tiếng ồn, ánh sáng, độ bụi, độ rung, nồng độ các chất độc hại trong không khí, bầu không khí làm việc, cách quản lý của người lãnh đạo đối với nhân viên
+ Kỷ luật lao độnglà tuân thủ những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của lao động mà tổ chức xây dựng nên dựa trên những cơ sở pháp lý và các chuẩn mực đạo đức xã hội
+ Tinh thần trách nhiệm làcó trách nhiệm với công việc được giao, chịu trách nhiệm cho mọi vấn đề với công việc đó
- Yếu tố gắn liền với công cụ lao động bao gồm: Máy móc thiết bị, Ứng dụng kỹ thuật và quy trình công nghệ
- Yếu tố gắn liền với phương pháp tổ chức sản xuất bao gồm:
+ Phân công lao động là quá trình bóc tách những hoạt động lao động chung thành những hoạt động lao động riêng lẻ, các hoạt động riêng lẻ này được thực hiện độc lập với nhau để gắn với một người hoặc một nhóm người có khả năng phù hợp với công việc được giao
+ Chính sách xã hội: Tiền lương, tiền thưởng là phần thu nhập chính của đa số người lao động
để trang trải cho những chi phí trong cuộc sống
+ Tổ chức và phục vụ nơi làm việc là tổ chức nơi làm việc một cách hợp lý, đảm bảo phục vụ tốt quá trình sản xuất của người lao động như: Bố trí khoảng cách giữa các máy sản xuất, bố trí
vị trí các công cụ làm việc sao cho thuận tiện nhất để người lao động có thể lấy các dụng cụ làm việc một cách dễ dàng, đảm bảo cho người lao động có thể làm việc trong các tư thế thoải mái, đảm bảo độ an toàn
+ Phương thức quản lý là việc lập kế hoạch và lập tiến độ thi công, tổ chức nhân sự và giám sát, các yếu tố liên quan đến con người và chế độ khuyến khích tinh thần làm việc của công nhân, hệ thống quản lý và trao đổi thông tin, giám sát và kiểm tra chất lượng
Trang 3730
+ Làm việc tập thể là quá trình phối hợp các hoạt động lao động riêng rẽ, những chức năng cụ thể của cá nhân hoặc của nhóm người lao động nhằm đảm bảo cho hoạt động chung của tập thể được nhịp nhàng, đồng bộ, liên tục để đạt được mục tiêu chung của tập thể
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến giữa năm 2015 lực lượng lao động ở Việt Nam
từ 15 tuổi trở lên là gần 52.9 triệu người; trong đó số người trong độ tuổi về lao động là hơn 10,5 triệu người lao động được đào tạo Chất lượng lao động có sự chênh lệch rỏ nhất giữa khu vực nông thôn và thành thị Ở thành thị lao động đã được đào tạo chiếm 36.3%, trong khi đó nông thôn chỉ chiếm 12.6%
Nguồn nhân lực của Việt Nam trẻ và dồi dào nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp Năm
2013, lực lượng lao động qua đào tạo chiếm gần 18%, năm 2015 tỷ lệ này là 12,5%
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lao động Đây là một thực trạng rất đáng lo ngại
Chính do điều này, dù học sinh có tốt nghiệp các trường nghề cũng không được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đánh giá cao, thậm chí chưa chấp nhận bằng nghề, tay nghề
đã được đào tạo
So với người lao động của các nước khác, người lao động Việt Nam thường bộc lộ những yếu kém như thiếu kỹ luật trong lao động, thiếu tự giác, ít sáng kiến, chưa quen với tác phong công nghiệp, Nhìn chung, người lao động của chúng ta chưa được đánh giá cao và chưa xây dựng được một thương hiệu thu hút và nổi bật
Ngoài ra, nhiều công trường xây dựng, việc đầu tư trang thiết bị máy móc chưa đầy đủ Chưa ứng dụng khoa học-kỹ thuật tiên tiến Vật liệu xây dựng cũng là nguyên nhân trở ngại trong việc để tăng năng suất lao động
Trang 3831
Bảng 1.4 Hệ quả từ những yếu kém của người lao động Việt
- Xuất phát điểm thấp và quy mô nền kinh tế còn nhỏ.Với những kết quả quan trọng đạt được trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá với GDP bình quân thời kỳ 1990-2014 đạt 6,9%/năm, Việt Nam từ một nước nghèo, lạc hậu có GDP năm 1990 khoảng 6,4 tỷ USD, xếp vị trí thứ 90 thế giới đã vươn lên xếp vị trí thứ 55 thế giới năm 2014 với GDP đạt 186,2 tỷ USD Mặc dù quy mô kinh tế Việt Nam đã tăng gấp 29 lần trong vòng 24 năm (1990-2014) và khoảng cách về GDP với các nước được thu hẹp dần, nhưng so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-li-phin thì quy
mô kinh tế Việt Nam vẫn còn nhỏ Với xuất phát điểm thấp, quy mô kinh tế nhỏ, việc thu hẹp khoảng cách tương đối về thu nhập bình quân và NSLĐ của Việt Nam với các nước trong thời gian qua là thành tựu đáng ghi nhận, nhưng vẫn chưa đủ để thu hẹp khoảng cách tuyệt đối về giá trị NSLĐ so với các nước trong khu vực
- Bên cạnh đó, nước ta có lực lượng lao động dồi dào với 77,6% dân số 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động trong năm 2014 Lực lượng lao động lớn là nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế, nhưng đồng thời cũng gây sức ép về giải quyết việc làm, thách thức lớn tới tăng NSLĐ, nhất là khi chất lượng nhân lực của nước ta vẫn còn hạn chế
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam tuy theo hướng tích cực nhưng còn chậm
và còn khoảng cách khá xa so với yêu cầu của một nước công nghiệp
- Lao động làm việc trong khu vực phi chính thức giảm dần nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ lớn là một trong những yếu tố chủ yếu làm cho NSLĐ của nền kinh tế thấp
Trang 3932
- Thực tế cho thấy rằng, chế độ lương cơ bản, chế độ đãi ngộ hiện nay cho người lao động còn thấp Chính chế độ lương thấp và cào bằng dẫn đến người lao động không có động lực phát triển
- Mặt khác, hiện nay trong xã hội đang tồn tại tâm lý chung “ăn xổi ở thì”, sống tạm bợ; lười học tập, lười phát triển Một yếu tố cũng liên quan chặt chẽ tới vấn đề này chính là hệ thống pháp lý Nói thì có vẻ không liên quan vì thường luật pháp sẽ có vai trò vàchức năng là bảo vệ quyền lợi của người lao động nhưng ở đây chúng ta sẽ thấy một số những bất cập liên quan
Đó chính là Luật Lao động Việt Nam quá bảo vệ người lao động từ đó khiến người lao động ỷ lại, lười biếng và có thái độ sống chết mặc bay
Đạo đức xuống cấp, tâm lý “Tôi trước hết - Me first” phổ biến, thiếu đoàn kết, tinh thần đồng đội trong công việc cũng là nguyên nhân tạo nên thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp, giảm năng suất lao động
- Ngoài ra, do kinh tế đất nước đang khó khăn nên việc tiếp cận, cũng như ứng dụng khoa học – công nghệ cực kỳ hạn chế
Kết luận chương 1
Trong chương này, luận văn đã nêu tổng quan về công tác xây lắp trong ngành xây dựng,
về năng suất lao động và tăng năng suất lao động trong ngành xây dựng, thực trạng về năng suất lao động ngành xây dựng Việt Nam Đây là những nền tảng cơ bản để có thể nhìn nhận, đánh giá được vấn đề mà tác giả muốn tìm hiểu trong luận văn
Năng suất lao động trong ngành xây dựng là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế cả về mặt vi mô lẫn vĩ mô, là yếu tố then chốt giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, tổ chức và của mỗi quốc gia Trong ngành xây dựng nói chung và lĩnh vực xây lắp công trình dân dụng nói riêng năng suất lao động có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư, không những cải tạo môi trường làm việc, chất lượng cuộc sống cho người lao động mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước
Qua nội dung chương 1, tác giả nêu ra những tồn tại trong ngành xây dựng Việt Nam nói chung về năng suất lao động để làm nền tảng cho giải pháp nâng cao năng suất lao động trong công tác xây lắp các công trình xây dựng dân dụng Tỉnh Ninh Thuận nói riêng ở chương sau
Trang 4033
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ LIÊN QUAN TỚI NĂNG
SUẤT LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH XÂY DỰNG 2.1 Cơ sở khoa học về năng suất lao động trong ngành xây dựng
- Năng suất là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp, là cơ sở để nâng cao thu nhập, tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt cho người lao động Đối với quốc gia, năng suất giúp nâng cao chất lượng tăng trưởng nền kinh tế thông qua sử dụng một cách hiệu quả các yếu tố đầu vào là “vốn” và “lao động” để gia tăng kết quả đầu ra Mục tiêu cuối cùng của năng suất là nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo một xã hội tốt đẹp hơn Vai trò của năng suất đã thực sự được khẳng định khi nền kinh tế thế giới đi vào khủng hoảng Các nước phát triển đã định hướng cách thức phục hồi nền kinh tế nhanh nhất là thông qua phát triển công nghệ và cải tiến năng suất Phong trào thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng được nhiều quốc gia như Nhật Bản, Singapore, Malaysia hình thành và phát triển từ rất sớm đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế của các quốc gia này
(Trích Quyết định số 712/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ)
- Tổ chức Lao động Quốc tế từng đánh giá nguồn lao động trẻ và dồi dào đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhưng trình độ kỹ năng và chuyên môn thấp của người lao động lại cản trở Việt Nam nắm bắt những cơ hội làm việc tốt Trầm trọng hơn nữa là sự chênh lệch giữa kỹ năng của hệ thống giáo dục và đào tạo trang bị cho người lao động và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai
Nhìn chung, trong việc cải thiện năng suất lao động thấp ở nước ta thì giáo dục và nhất là đào tạo có vai trò quyết định Vậy vấn đề đặt ra là chừng nào ngành giáo dục vẫn còn loay hoay chưa tìm lối ra khả dĩ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế nước ta, thì năng suất lao động thấp vẫn còn là lực cản lớn của phát triển đất nước
Lao động là một hoạt động có mục đích của con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu về đời sống của mình Nó là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội loại người Lao động được diễn ra theo một quá trình Quá trình lao động chính là tổng thể những hành động của con người để hoàn thành một nhiệm vụ sản xuất nhất định Quá trình này là một hiện tượng