1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn TCTT - Phối hợp CSTK và CSTT

25 328 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 620 KB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Trang 1

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG -

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Đề tài:

ĐÁNH GIÁ SỰ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Học viên Thực hiện: Hoàng Anh Tuấn

Tp Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CSTK VÀ CSTT VÀ MỐI QUAN HỆ 2

1 Chính sách tài khóa 2

2 Chính sách tiền tệ 2

3 Mối quan hệ giữa CSTK và CSTT 4

CHƯƠNG II 6

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 6

1 Tăng trưởng kinh tế 6

2 Cơ cấu ngành kinh tế dịch chuyển tương đối chậm 7

3 Lạm phát 7

4 Cán cân thương mại, thu chi ngân sách, nợ công còn nhiều khó khăn 7

5 Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và nền kinh tế 8

CHƯƠNG III 10

PHỐI HỢP CSTK VÀ CSTT GIAI ĐOẠN 2011-2015 10

1 Thực trạng điều hành chính sách tài khóa 10

1.1 Về thực trạng thu ngân sách nhà nước 10

1.2 Về thực trạng chi ngân sách nhà nước 10

2 Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ 11

3 Thực trạng phối hợp CSTK và CSTT giai đoạn 2011-2015 13

3.1 Giai đoạn 2010 - 2011 (kiềm chế lạm phát): 13

3.2 Giai đoạn 2012-2015 (ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp): 13

3.3 Đánh giá chung về phối hợp giữa CSTK và CSTT tại Việt Nam 14

3.3.1 Một số thành công trong phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa 14

3.3.2 Một số tồn tại, hạn chế trong phối hợp giữa CSTT và CSTK 15

CHƯƠNG IV 18

MỘT SỐ KHUYỀN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO 18

SỰ PHỐI HỢP GIỮA CSTK VÀ CSTT 18

1 CSTT và CSTK cần được thực hiện tốt chức năng của bản thân trên cơ sở hướng tới mục tiêu chung 18

2 Bộ Tài chính cần chủ động cân đối ngân sách để giảm áp lực lên CSTT 18

3 Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt và bền vững 19

4 Phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng 20

5 Tiếp tục tăng cường việc phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa NHNN với Bộ Tài chính 20

6 Thiết lập hệ thống cung cấp thông tin, thực hiện minh bạch 20

7 Tiến tới thực hiện khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu và nâng cao kỷ luật tài khóa 21

8 Phối hợp CSTK - CSTT phải tính đến sự phối hợp với các chính sách vĩ mô khác 21

Trang 4

MỞ ĐẦU

Chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT) là hai chính sách kinh

tế vĩ mô quan trọng được Chính phủ các nước trên thế giới sử dụng để điều tiết kinh

tế Tuy nhiên, hiệu quả của hai công cụ này ở các nước khác nhau là không giống nhau Mỗi chính sách đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Trong giai đoạn từ 2011 – 2015, nền kinh tế Việt Nam, sau khi hội nhập kinh tế thế giới, đã phải gánh chịu những tổn thương do tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh

tế thế giới, bắt đầu bằng khủng hoảng nợ dưới chuẩn của Mỹ, sau đó là khủng hoảng

nợ công của nhiều nước trên thế giới đã tạo nên những bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước

Chính phủ Việt Nam đã khá năng động trong việc thực thi các chính sách kinh tế nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó phải kể đến CSTK và chính sách tiền tệ CSTT Hai cơ quan của chính phủ là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Tài chính dường như có sự phối hợp tốt hơn, nhịp nhàng hơn trong việc sử dụng CSTK và CSTT để ứng phó với những bất ổn kinh tế vĩ mô cũng như suy giảm trong tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn này,

Nhìn lại thực trạng phối hợp CSTT và CSTK tại Việt Nam trong thời gian qua, đánh giá những thành công cũng như những khó khăn, vướng mắc trong điều hành phối hợp hai chính sách này Trên cơ sở đó, đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa CSTT và CSTK tại Việt Nam là mục tiêu của

đề tài “Đánh giá sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ giai

đoạn 2011-2015, một số khuyến nghị chính sách”

Do kiến thức còn hạn chế và thời gian có hạn nên đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô để đề tài thêm hoàn thiện.

Trang 5

1.2 Mục tiêu.

Mục tiêu của CSTK sẽ được thiết lập dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế xã hội củaquốc gia nhằm ổn định nền kinh tế bàng những thay đổi về mức độ và thành phần củathuế và chi tiêu của chính phủ qua đó tác động đến các biến số sau trong nền kinh tế:tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế, kiểu phân bổ nguồn lực, phân phối thu nhập

1.3 Các công cụ của chính sách tài khóa.

a Chi tiêu công:

- Chi tiêu công là tổng hợp các khoản chi của chính quyền trung ương, chính quyền địaphương, các doanh nghiệp nhà nước và của toàn dân khi cùng trang trải kinh phí chocác hoạt động do Chính phủ quản lý

- Đặc điểm nổi bật của chi tiêu công là nhằm phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồngdân cư ở các vùng hay phạm vi quốc gia xuất phát từ chức năng quản lý toàn diện nềnkinh tế - xã hội của nhà nước;Chi tiêu công luôn gắn liền với bộ máy nhà nước vànhững nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước thực hiện

b Hệ thống thuế:

- Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thựchiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước banhành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế

- Hệ thống thuế bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau tác động lên tất cả các hoạt độngkinh tế, các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh Vì vậy, Chính phủ hoàn toàn

có thể sử dụng công cụ thuế để điều tiết hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp,khuyến khích đầu tư, phát triển các hoạt động sản xuất có lợi cho quốc kế dân sinh,thực hiện điều tiết, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, thực hiện chính sách thu hút vốnđầu tư nước ngoài, bảo hộ và khuyến khích phát triển sản xuất trong …

1.4 Phân loại chính sách tài khóa.

a Chính sách tài khóa nới lỏng:

Là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ thông, giảm bớt nguồn thu từ thuếhoặc cả hai nhằm hướng đến mục tiêu giảm thất nghiệp và gia tăng tổng cầu cho nềnkinh tế

Trang 6

NHTW tác động đến khối lượng tiền tệ trong lưu thông và chi phối dòng chu chuyểntiền nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trongmột thời kì.

- Ổn định lãi suất tránh biến động bất thường trong giúp các doanh nghiệp và cá nhântrong việc dự tính chi tiêu hay lập kế hoạch kinh doanh

- Ổn định thị trường tài chính, là nơi tạo ra nguồn vốn cho phát triển kinh tế, giúp nângcao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế;

có giá sẽ làm cho cơ số tiền tệ tăng lên hoặc giảm xuống ảnh hưởng đến cung tiền

b Dự trữ bắt buộc:

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NH phải giữ lại, do NHTW qui định, gửi tại NHTW,không hưởng lãi, không được dùng để đầu tư, cho vay và thông thường được tính theomột tỷ lệ nhất định trên tổng só tiền gửi của khách hàng để đảm bảo khả năng thanhtoán, sự ổn định của hệ thống ngân hàng

c Quản lý hạn mức tín dụng của các NHTM

Là việc NHTW quy định tổng mức dư nợ của các NHTM không được vượt quá mộtlượng nào đó trong một thời gian nhất định (một năm) để thực hiện vai trò kiểm soátmức cung tiền của mình

d Quản lý lãi suất của các NHTM:

NHTW đưa ra một khung lãi suất hay ấn định một trần lãi suất cho vay để hướng cácNHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó, từ đó ảnh hưởng tới qui mô tín dụng củanền kinh tế và NHTW có thể đạt được quản lý mức cung tiền của minh

e Tỉ giả hối đoái

NHTW có thể ấn định tỉ giá cố định hay tha nổi theo quan hệ cung cầu ngoai tệ trên thịtrường ngoại hối bện cạnh đó còn có tỉ gái cố định nhưng di động khi cần thiết và tỉ giáthả nổi có quản lý nhằm ổn định tỉ gái ở một mức độ họp lí phù họp vói đặc điểm điềukiện thực tế của đất nước trong từng giai

1.4 Phân loại chính sách tiền tệ.

a Chính sách tiền tệ nới lỏng:

Là chính sách tăng cung ứng tiền vào lưu thông khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái

để khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng lượng cung tiền,giảm lãi suất, giảm thất nghiệp, tăng đầu tư sản xuất, tăng trưởng kinh tế

b Chính sách tiền tệ thắt chặt:

Trang 7

Là chính sách làm giảm lượng cung tiền và như vậy sẽ làm tăng lãi suất, từ đó hànghóa, dịch vụ cho tiêu dùng cũng như đầu tư giảm Điều này có tác dụng kiềm chế lạmphát trong ngắn hạn nhưng lại ảnh hưởng đến tăng trưởng trong trung hạn và dài hạn

do cắt giảm đầu tư hiện nay

3 Mối quan hệ giữa CSTK và CSTT

Chính sách tiền tệ (CSTT) và chính sách tài khóa (CSTK) là hai công cụ quản lý kinh

tế vĩ mô quan trọng, mỗi chính sách có mục tiêu riêng, nhưng đều cùng theo đuổi mụctiêu chung là tăng trưởng kinh tế bền vững và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

- Nội dung cơ bản của CSTK là kiểm soát thu chi ngân sách do những khoản thu chinày có tác động trực tiếp đến tăng trưởng, lạm phát và nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô khác

Vĩ thế, CSTK được coi là một trong những chính sách quan trọng đối với việc ổn định

và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô, một CSTK vững mạnh sẽ thúc đẩy tăng trưởngkinh tế và làm cơ sở để các doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư lớn Trong mốiquan hệ với giá cả, CSTK là một trong những nguyên nhân cơ bản của lạm phát, một

sự nới lỏng CSTK đều gây áp lực tăng giá cả hàng hóa dịch vụ trên hai kênh là thúcđẩy tăng tổng cầu và tài trợ thâm hụt

- CSTT là công cụ của NHTW để điều tiết quá trình cung ứng tiền, lãi suất và tín dụng,kết quả là chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền để đạt mục tiêu chính sách

đề ra Một CSTT nới lỏng sẽ làm tăng cung tiền, giảm lãi suất, qua đó thúc đẩy tăngtổng cầu và gây áp lực lạm phát nếu cung tiền tăng quá mức so với sản lượng tiềmnăng

- Tác động của CSTK đến CSTT: CSTK tác động đến CSTT trước hết qua kênh tài

trợ thâm hụt ngân sách: Nếu thâm hụt ngân sách được tài trợ từ vay nước ngoài sẽ ảnhhưởng đến cán cân thanh toán, nếu tài trợ bàng cách vay từ NHTW thi sẽ làm tănglượng tiền cung ứng và mặt bằng giá cả, nếu thâm hụt ngân sách được bù đắp bàngcách vay từ các NHTM thi nguồn vốn cho vay các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

sẽ giảm, hạn chế năng lực đầu tư của các khu vực kinh tế này và ảnh hưởng xấu đếntốc độ tăng trưởng kinh tế

Ngoài ra, CSTK còn ảnh hưởng đến dòng vốn quốc tế và khả năng của NHTW trongviệc kiểm soát luồng ngoại tệ, nếu chính sách thu chi ngân sách không họp lý thi sẽ tácđộng tiêu cực đến hiệu quả phân bổ nguồn lực và làm tăng rủi ro liên quan đến dòngvốn quốc tế

- Tác động của CSTT đến CSTK: tùy theo mức độ điều chỉnh các công cụ CSTT,

một CSTT thắt chặt sẽ làm giảm đầu tư, khả năng thu thuế và nguồn thu ngân sách,một sự giảm giá nội tệ sẽ làm gia tăng khoản nợ Chính phủ bằng ngoại tệ quy đổi, nếuNHTW điều chỉnh tăng lãi suất thì giá trái phiếu Chính phủ sẽ giảm và ảnh hưởng đếnkhả năng cân đối ngân sách

Các khoản thu chi của Chính phủ được phản ánh rõ qua các giao dịch trên tài khoảnkho bạc mở tại NHTW hoặc các NHTM, tiền gửi kho bạc tăng cao sẽ làm giảm nguồnvốn khả dụng của các NHTM, qua đó làm tăng lãi suất liên ngân hàng Tiền gửi củaChính phủ tại NHTW chiếm tỉ trọng lớn trong tiền cơ bản, nên cũng là yếu tố quantrọng làm thay đổi tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, việc chuyển tiền haichiều trên tài khoản của Chính phủ tại NHTW sẽ gây biến động đến tiền cơ bản Đây

là những yếu tố gây áp lực đến việc kiểm soát cung tiền và thực thi CSTT, việc kiểmsoát cung tiền và lãi suất sẽ khó khăn hơn nếu một phần tiền gửi kho bạc được gửi tạicác NHTM

Trang 8

- Hạn chế những tác động bất lợi giữa CSTK và CSTT:

+ Cả hai chính sách này phải nhất quán về mặt mục tiêu, phải tạo ra sự đồng bộ

và bổ sung cho nhau trong quá trình thực thi

+ Khi bù đắp thâm hụt ngân sách, Bộ Tài chính có thể phát hành trái phiếu Chínhphủ và NHTW mua vào, tạo thêm công cụ để điều tiết thị trường tiền tệ

+ Trong quá trình thực thi CSTK, việc tài trợ thâm hụt và các khoản thu chi lớncủa Chính phủ phải có kế hoạch và được thông báo trước cho NHTW, giúp NHTW

dự báo được diễn biến cung tiền để kịp thời điều chỉnh theo mục tiêu đề ra và đảmbảo hiệu quả của CSTT

+ Sử dụng mô hình IS-LM, theo đó:

• Theo mô hình này, tăng chi tiêu của Chính phủ có tác động làm tăng cungtiền, làm giảm lãi suất trên thị trường tiền tệ Ngược lại, tăng thu thuế cótác động làm tăng lãi suất vĩ khi đó cung tiền giảm

• Mô hình IS-LM giúp các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh CSTT vàCSTK, để có tác động thích hợp lên tổng cầu và lãi suất trong nền kinh tế,

có thể giúp các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô tìm kiếm được sựphối hợp hiệu quả giữa CSTT và CSTK

Trang 9

CHƯƠNG II TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

1 Tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2011-2015,

kinh tế Việt Nam đối

mặt với nhiều khó khăn

Trong hai năm

2011-2012, tăng trưởng kinh

tế liên tiếp sụt giảm, từ

Tính chung cả giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng bình toàn nền kinh

tế ước đạt 5,91%, thấp hơn so với mức 6,32% của giai đoạn

2006-2010, đồng thời cũng không đạt được kế hoạch tăng trưởng 6,5-7%như mục tiêu kế hoạch

Một vấn đề đáng lo ngại khác là sosánh với nhiều quốc gia trong khuvực, Việt Nam có tốc độ phục hồikinh tế chậm hơn so với một sốnước trong khu vực ở giai đoạnhậu khủng hoảng kinh tế thế giới(2011-2013)

Xét theo ngành, công

nghiệp, xây dựng đã

dần lấy lại đà tăng

trưởng cao trong khi sự

cải thiện tăng trưởng

Trang 10

khu vực dịch vụ có dấu hiệu chậm lại, riêng khu vực nông, lâm, thủy sản tăng trưởng

có dấu hiệu giảm sút

2 Cơ cấu ngành kinh tế dịch chuyển tương đối chậm

Về tỷ trọng giữa các khu

vực kinh tế, sự thay đổi cơ

cấu kinh tế Việt Nam trong

giai đoạn vừa qua đặc

trưng bởi sự thu hẹp GDP

của khu vực NLTS và sự

tăng lên tương ứng của 2

lĩnh vực còn lại, nhưng

quá trình dịch chuyển cơ

cấu kinh tế diễn ra tương

đối chậm

Với tỷ trọng cao trong

tổng GDP, khu vực dịch vụ

là khu vực có đóng góp

lớn vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2011-2014 Tuy nhiên, đến năm 2015, với

sự tăng trưởng bứt phá của khu vực CN-XD (đạt mức 9,64% so với cùng kỳ), khu vựcnày đã dẫn đầu nền kinh tế và có mức đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng chung

3 Lạm phát

Từ sau khủng hoảng tài chính toàn

cầu tới nay, lạm phát là vấn đề dai

dẳng và là yếu tố gây tổn thương

nhiều nhất tới kinh tế Việt Nam khi

thường xuyên cao hơn, kéo dài lâu

hơn và dao động mạnh hơn so với

các nước trong khu vực và trên thế

giới

So với đỉnh năm 2011 (18,13%) do

hậu quả các gói kích thích kinh tế

trước đó nhằm đối phó với khủng

hoảng, năm 2015 ghi nhận Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp nhất trong nhiều nămtrở lại đây, chỉ ở mức 0,63% Trái với thường lệ, lạm phát năm qua thấp đặc biệt trongnhững tháng cuối năm, CPI hầu như không thay đổi so với cùng kỳ năm trước Sựgiảm giá của hai nhóm mặt hàng năng lượng và lương thực, vốn đóng góp xấp xỉ 17%trong rổ hàng hóa CPI, là tác nhân chính dẫn tới hiện tượng mang yếu tố bất thườngnày

4 Cán cân thương mại, thu chi ngân sách, nợ công còn nhiều khó khăn

- Sau 3 năm liên tiếp (2012-2014), cán cân thương mại đạt mức cân bằng và có thặng

dư nhẹ, xu hướng thâm hụt thương mại đang bắt đầu quay lại trong năm 2015 Năm

2015, cán cân thương mại thâm hụt nhẹ 3,8 tỷ USD, tương đương khoảng 1,65% GDPnăm 2015 Sự thay đổi trong cấu trúc cán cân thương mại này một phần do tỷ giá thựccao đã không hỗ trợ tốt cho xuất khẩu, đồng thời khuyến khích tiêu dùng

Trang 11

- Tổng thu ngân sách năm 2015 còn gặp nhiều khó khăn do suy giảm giá dầu thô Năm

2015, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 989,7 nghìn tỷ đồng, đạt108,69% dự toán Lưu ý là với việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệmới như Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồngkinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu(EVFTA), nguồn thu từ hoạt động này dự kiến sẽ giảm dần theo lộ trình cam kết trongthời gian tới

Việc sụt giảm một số nguồn thu chính buộc Chính phủ tăng cường thu từ các nguồnkhác nhằm bổ sung ngân sách Hàng loạt các khoản thu thuế, phí đều có mức thu vượt

xa so với dự toán đầu năm như thu thuế bảo vệ môi trường (24,1 nghìn tỷ; 186,1%);thu tiền sử dụng đất (54,2 nghìn tỷ; 139,1% dự toán); lệ phí trước bạ (21 nghìn tỷ;135,9% dự toán) Xu hướng này hoàn toàn trái ngược so với các năm trước đó, khi mànhững khoản thuế hay lệ phí này đều có mức thu dưới 100% so với dự toán Đồngthời, các khoản thu chính tới cuối năm luôn cao hơn so với kế hoạch đề ra (thu từ dầuthô đạt 115,2%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 105%; thu từ hoạtđộng xuất, nhập khẩu đạt 104,1% trong năm 2014)

Do gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm nguồn thu, Chính phủ đã phải thực hiện nhiềugiải pháp nhằm cắt giảm chi ngân sách Tổng chi NSNN 5 năm 2011-2015 ước xấp xỉmục tiêu 5 năm đã đặt ra Quy mô chi NSNN năm 2015 ước tăng trên 70% so với năm

2010 Tỷ trọng tổng chi NSNN so GDP giảm dần từ mức trên 30% GDP năm 2010xuống khoảng 26% GDP năm 2015

- Sau khi Chính phủ thực hiện gói kích cầu năm 2009, NSNN những năm gần đây cómức thâm hụt ngày càng tăng Bội chi tăng từ mức 65,8 nghìn tỷ đồng năm 2011 lênmức 263,2 nghìn tỷ đồng năm 2015 So với GDP, bội chi đã tăng từ mức 4,4% GDPnăm 2011 lên mức 6,1% GDP năm 2015

Do bội chi tăng cao, nợ công cũng tăng nhanh trong giai đoạn 2011-2015, từ mức50,1% GDP lên 62,2% GDP, tiệm cận giới hạn 65% theo quy định của Luật Quản lý

nợ công Năm 2015 cũng là năm dư nợ Chính phủ đạt 50,3%, cao hơn giới hạn 50%theo quy định

Theo số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Việt Nam có mức nợ công/GDP cao hơnhẳn các nước trong ASEAN, gấp đôi nhiều nước và gấp rưỡi Thái Lan, nước có mức

nợ công/GDP đứng sau Việt Nam

5 Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và nền kinh tế

Do ảnh hưởng của gói kích thích kinh tế 2009, sau đó là giai đoạn lạm phát tăng cao2010-2011, và chính sách thắt chặt tiền tệ được thực hiện để kiềm chế lạm phát, lãisuất năm 2011 lên đến 17%/năm, các doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốnngân hàng, trong khi các khoản nợ cũ tích tụ phải chịu chi phí lãi vay quá cao, tìnhtrạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ là phổ dẫn đến sự gia tăng nợ xấu trong hệ thốngngân hàng và trong nền kinh tế

Năm 2012, kết quả tất yếu là việc bùng nổ tỷ lệ nợ xấu, đồng thời xuất hiện “hỏa mù”

về số liệu nợ xấu (báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến 31/5/2012, nợ xấu của hệthống là 117.723 tỷ đồng, chiếm 4,47%, trong khi số liệu của Cơ quan giám sát ngânhàng thì tỷ lệ nợ xấu có khi lên đến 8,6%, và bất ngờ hơn cả là số liệu của FitchRatings, tỷ lệ nợ xấu Việt Nam là 13% trên tổng dư nợ) Nợ xấu đã thật sự là mối đedọa đến an ninh hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia

Trang 12

Từ năm 2013, hàng loạt các giải pháp xử lý nợ xấu được các cơ quan quản lý banhành, cụ thể như: Thông tư 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/01/2013; Nghị định số53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013; Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 31/5/2013 theo Quyết định 843/2013/QĐ-TTg; Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013;Thông tư số 09/2014/TT-NHNNngày 18/3/2014….

- Đến tháng 6/2015, thống kê từ báo cáo tài chính của 12 ngân hàng thương mại cổphần thì lợi nhuận bị bào mòn đến 46% vì chi phí dự phòng Lợi nhuận ngân hàng cóbào mòn mạnh nhưng sẽ bớt sốc hơn với chính sách mua bán nợ của VAMC Và tínhcho đến tháng 7/2015, VAMC cũng đã tiếp nhận thêm 64.000 tỷ đồng từ các TCTD,phê duyệt được 59.000 tỷ đồng với giá gốc và giá mua là 54.000 tỷ đồng Theo đó,VAMC đã phát hành được 51.300 tỷ đồng TPĐB Về bán nợ, sau 7 tháng đầu nămtriển khai, VAMC xử lý bán tài sản bảo đảm, bán nợ và thu hồi được 6.513 tỷ đồng

- NHNN luôn có những bước đi vững chắc trong xử lý dứt điểm nợ xấu của cácTCTD Cụ thể, ngày 28/8/2015, NHNN ban hành Thông tư số 14/2015/TT-NHNN sửađổi, bổ sung một số điều của TT 19/2013/TT-NHNN về việc mua, bán và xử lý nợ xấucủa Công ty VAMC Thông tư này cụ thể hóa những thay đổi trong Nghị định34/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31/3/2015 Và chính thức quy định việcVAMC mua lại nợ xấu theo giá thị trường bằng phát hành trái phiếu trực tiếp cho tổchức tín dụng bán nợ xấu, bên cạnh trái phiếu đặc biệt với cơ chế đã có Cơ chế mớigắn kèm với nhiều lợi ích như sau: Trái phiếu VAMC phát hành dùng để thanh toáncho tổ chức tín dụng bán lại nợ xấu; các TCTD sở hữu trái phiếu mới này thì khôngphải trích lập dự phòng rủi ro như TPĐB; TCTD sở hữu trái phiếu như một tài sản cótính thanh khoản cao, bởi có thể chuyển nhượng giữa TCTD với NHNN, và giữa cácTCTD với nhau

Năm năm, một chặng đường, cho một mục đích là xử lý triệt để nợ xấu của cácTCTD Và dẫu có nhiều lời bàn ra, nói vào nhưng cũng không thể không công nhậnnhững thành quả mà Chính phủ, NHNN và VAMC đã nỗ lực đạt được trong hoạt động

xử lý nợ xấu

Ngày đăng: 29/04/2019, 01:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Slide bài giảng môn Tài chính tiền tệ, Cao học khóa 6A, TS. Lê Thị Khuyên 2. PGS.TS. Sử Đình Thành, TS. Vũ Thị Minh Hằng, Nhập môn Tài chính Tiềntệ, NXB Quốc gia Tp.HCM, 2012 Khác
5. Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các lãi suất các năm, Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước các năm (2011, 2012, 2013, 2014, 2015) Khác
6. Cổng thông tin điện tử Chính phủ Khác
7. Cổng thông tin Bộ Tài chính 8. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Khác
9. Cổng thông tin điện tự Bộ Kế hoạch & Đầu tư Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w