Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 40 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
40
Dung lượng
307,13 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH-KHCN&QHĐN BÀI THU HOẠCH MÔN CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG DỰ ĐOÁN TÍNH CÁCH NGƯỜI QUA KHUÔN MẶT: KẾT HỢP GIỮA LÝ THUYẾT HỆ CHUYÊN GIA VÀ NHÂN TƯỚNG HỌC MÃ SỐ HỌC VIÊN : CH1301104 HỌ TÊN HỌC VIÊN : HÀ THANH NHẤT GIẢNG VIÊN : GS.TSKH HOÀNG KIẾM TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10/2014 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến GS.TSKH HOÀNG KIẾM, người thầy đã truyền đạt cho em những kiến thức về công nghệ tri thức như: Biểu diễn và tối ưu hóa cơ sở tri thức. Các hệ cơ sở tri thức tiêu biểu Khám phá tri thức với máy học và khai phá dữ liệu Xin được cảm ơn các anh/chị học cùng khóa đã đóng góp và chia sẻ tài liệu về môn học, giúp em hoàn thành tốt bài thu hoạch này. Em xin chân thành cảm ơn Công nghệ tri thức và ứng dụng GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm MỤC LỤC Công nghệ tri thức và ứng dụng GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm LỜI NÓI ĐẦU Xin mở đầu bài thu hoạch bằng một câu hỏi: “Khuôn mặt của bạn nói lên được điều gì về bạn?”. Các nhà khoa học cho rằng, sự di truyền và chế độ ăn uống tác động tới cấu trúc của khuôn mặt hoặc những người cười nhiều sẽ xuất hiện nếp nhăn ở khóe mắt, còn những người hay buồn rầu sẽ bị lưng còng khi về già. Tuy nhiên, hầu như chúng ta không biết rằng, tướng mạo bẩm sinh của mỗi người cũng thể hiện các khía cạnh tính cách và thành quả của người đó trong quá trình sống. Thuật coi tướng mặt của Trung Hoa có thể làm được điều này. Nghệ thuật coi tướng được đúc kết từ kinh nghiệm hàng ngàn năm của Trung Quốc. Nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến tiềm thức mỗi người chúng ta. Con người ai cũng thích người đẹp, không thích người xấu. Những người mặt mũi sáng sủa thì bao giờ cũng được trọng hơn những người mặt mày tối tăm. Hay những người cao lớn, dung mạo đẹp đẽ thì bất luận già trẻ, lớn bé, giàu nghèo, sang hèn ai ai trông thấy cũng mến, cũng thích. Xét ở mặt đối lập, xấu xí chưa hẳn đã là bất lợi. Như thầy bói Quỷ Cốc Tử thuộc loại quái tướng, mặt mũi cực kì xấu xí, lộ hầu, lộ răng nhưng tài năng thì đã trở thành bất tử, lưu truyền hàng ngàn năm nay. Có một ngạn ngữ cổ của Trung Quốc như sau: “Nếu muốn biết một người thông minh hay không, hãy nhìn vào trán người đó; nếu muốn biết về danh vọng, quyền quý, tiền tài, phúc đức và tuổi thọ thì xem lông mày, cặp mắt, mũi, miệng, tai và hàm của người đó.” Tuy nhiên, những gì thuộc về tướng mạo, số mệnh, vận mệnh chỉ nên xem như tham khảo, góp một phần nhỏ vào việc biết mình, biết người vậy. Giống như tôn giáo, nghệ thuật nhân dạng đã ra đời từ hàng ngàn năm nay, có liên quan đến đời sống tinh thần của con người. Tướng thuật hoàn toàn không phải ra đời từ các nguyên nhân thần bí mà dựa trên cơ sở những sự tương quan nhất định, những kinh nghiệm được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử Trung Quốc cổ đại. Công nghệ tri thức và ứng dụng GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ kĩ thuật cao vào đời sống đang là một đòi hỏi bức thiết. Một trong những lĩnh vực đó là trí tuệ nhân tạo, mà một phần quan trọngcủa nó là hệ chuyên gia. Từ những ứng dụng trong các lĩnh vực y học, thăm dò địa chất, thiết kế cấu hình máy tính, đến việc áp dụng trong kinh doanh như quản lý tài sản và nợ nần, tư vấn thuế, phân tích rủi ro Ý tưởng cơ bản đằng sau hệ chuyên gia rất đơn giản. Đó là những tri thức chuyên môn được truyền từ những chuyên gia để nạp vào máy tính. Những tri thức này được lưu trong máy tính và người sử dụng có thể nhờ máy tính để tìm lấy những lời khuyên đặc thù khi cần. Máy tính thực hiện các thao tác và đưa ra một kết luận cho người hỏi. Trong bài thu hoạch này, em sẽ trình bày sự kết hợp đặc biệt giữa nhân tướng học và công nghệ thông tin mà cụ thể là xây dựng hệ chuyên gia về nhận dạng tính cách qua diện mạo. Trong trường hợp này, máy tính đóng vai trò như một “thầy bói” am hiểu về thuật coi tướng có thể dự đoán tính cách của một người dựa vào các bộ phận trên khuôn mặt. Công nghệ tri thức và ứng dụng GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHÂN TƯỚNG HỌC 1.1 Giới thiệu Từ khi đất nước mở cửa,văn hóa thế giới giao lưu,hội nhập rộng rãi với Việt Nam. Đặc biệt hơn cả là nền văn hóa cổ Trung Hoa, vốn đã gần gũi từ lâu, một lần nữa lại được nghiên cứu,tìm hiểu đầy đủ,trong đó nhân tướng học là một bộ phận đã càng thâm nhập và đi sâu vào cuộc sống,xã hội,con người Việt Nam. Với mỗi người,khuôn mặt trước hết là sự biểu hiện cá tính và tâm trạng. Đó là những cảm xúc thông thường như buồn, vui, lo lắng, giận hờn…Nhưng đồng thời nó cũng thể hiện sức khỏe, nhân cách, địa vị xã hội… của người đó. Nhìn mặt đoán tính cách vốn là một kinh nghiệm có từ lâu đời,đến nay nó vẫn được sử dụng như một “môn nghệ thuật” với những kỹ năng và mức độ khác nhau. Ở phương Đông, “môn nghệ thuật” này được gọi với cái tên quen thuộc là “nhân tướng học”. Và cho đến nay, nó là một chuyên ngành khoa học được mọi người công nhận. Nhân tướng học Á Đông không chỉ dừng chân ở việc đoán tính cách. Khoa này còn đào sâu cả địa hạt phú quý,bệnh tật,thọ yểu,sinh kế,nghề nghiệp. Mặt khác, Nhân tướng học còn tìm hiểu qua nét tướng mỗi cá nhân, những chi tiết liên quan đến những người khác có liên hệ mật thiết với mình: cha mẹ, vợ chồng, anh em, con cái, bạn bè. Sau cùng, Nhân tướng học Á Đông còn rộng rãi và táo bạo hơn hẳn khoa tâm lý phương Tây. Từ nội tâm và liên hệ của con người, nhân tướng học Á Đông tiên đoán luôn vận mạng, dám khẳng định cả sự thành bại, thịnh suy, xét cả quá khứ lẫn tương lai, chứ không dừng lại ở một giai đoạn nào. Tóm lại, nhân tướng học là một bộ môn nhân văn, từ người mà ra, do con người mà có và nhằm phục vụ cho con người trong việc “tri kỷ, tri bỉ”. Tuy nhiên, trong phạm vi bài thu hoạch này, em chỉ tìm hiểu đến một phần của nhân tướng học: tìm hiểu cá tính biểu hiện trên khuôn mặt. Qua đó ta có thể nắm chắc một trong những yếu tố quan trọng để phát triển và duy trì mối quan hệ hài hòa, hiệu quả giữa con người với nhau. Công nghệ tri thức và ứng dụng GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm 1.2 Tổng quát về khuôn mặt Nguyên tắc coi tướng khuôn mặt trước tiên là phải quan sát một cách tổng thể có ý niệm sơ khởi về sự cân xứng chung về hình thể rồi sau đó mới đi sâu vào chi tiết của từng nét tướng khác nhỏ hơn. Thông thường, người ta thường gặp các danh xưng tổng quát sau đây khi đề cập đến tướng khuôn mặt: Tam Đình: gồm thượng đình, trung đình, hạ đình có ý nghĩa về vận mạng và khả năng. Ngũ Nhạc: là năm dãy núi lớn trong địa lý học cổ điển Trung Hoa. Người Tàu thường có thói quen so sánh mặt người với mặt đất nên đã địa lý hóa các bộ vị nổi bật nhất của khuôn mặt thành năm danh hiệu của năm dãy núi chính: • Trán tượng trưng cho dãy núi ở phía nam nên gọi là Nam Nhạc (tên riêng là Hoành Sơn). • Cằm tượng trưng cho dãy núi phía bắc nên gọi là Bắc Nhạc (tên riêng là Hằng Sơn). • Quyền trái tượng trưng cho dãy núi phía đông nên gọi là Đông Nhạc (tên riêng là Thái Sơn). • Quyền phải tượng trưng cho dãy núi ở phía Tây nên gọi là Tây Nhạc (tên riêng là Hoa Sơn). • Mũi tượng trưng cho dãy núi chính ở trung ương nên mệnh danh là Trung Nhạc (tên riêng Tung Sơn). Lục Phủ: là danh hiệu để chỉ ba cặp xương ở hai bên mặt • Hai khu vực xương nổi cao ở hai bên phía trên ở cuối đuôi chân mày chạy lên sát chỗ chân tóc gọi là thiên thương thượng phủ. • Cặp xương lưỡng quyền thuộc khu vực trung đình gọi là quyền cốt trung phủ. • Hai phần hai bên mang tai tiếp giáp với lưỡng quyền và chạy dài xuống phía dưới gọi là tai cốt hạ phủ. Tứ Đậu: cũng vẫn là cái lối mượn thiên nhiên để ví vào con người cho dễ hiểu nên người Tàu, trong lĩnh vực diện tướng học đã địa lý hóa bốn bộ phận: tai, miệng, mắt, mũi thành ra Giang, Hà, Hoài, Tế. Ngũ Quan: là năm bộ phận trọng yếu trên khuôn mặt • Hai lông mày gọi là bảo thọ quan. • Cặp mặt gọi giám sát quan. • Hai tai gọi là thám thính quan. • Mũi gọi là thẩm biện quan. • Miệng gọi là xuất nạp quan. Công nghệ tri thức và ứng dụng GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Quan sát Tam Đình, Ngũ Nhạc, Lục Phủ , ta biết được một cách khái quát sự phối trí của khuôn mặt có cân xứng thích đáng hay không. Tứ Đậu, Ngũ Quan sẽ giúp ta biết rõ từng nét tương đồng trong khung cảnh chung của khuôn mặt. 1.3 Cá tính thể hiện trên khuôn mặt Thuật tìm hiểu tính cách qua khuôn mặt về cơ bản dựa trên kích thước, hình dạng, vị trí, tính chất, và màu sắc của một số cơ quan thể hiện trên khuôn mặt. Một trong những dấu hiệu quan trọng nhất trong thuật tìm hiểu cá tính biểu hiện trên khuôn mặt là khuôn mặt có cân đối hay không. Khuôn mặt của một người càng mất cân đối, thì người ấy càng có nhiều khả năng bị rối loạn tâm lý, trong cuộc sống gặp nhiều khó khăn, khổ sở và nhiều thất vọng. Cũng như bộ não được chia thành hai phần với các chức năng khác nhau, các bên của khuôn mặt cũng phản ánh nhiều đặc điểm khác nhau. Ở hầu hết mọi người, bên trái của khuôn mặt biểu thị cá tính và tính khí, trong khi bên phải mô tả cảm xúc, địa vị xã hội và kinh tế, các mối quan hệ giữa cá nhân với người khác. Có 3 loại khuôn mặt cơ bản, với mỗi loại tương ứng với một loại cá tính và vận may cụ thể: tam giác, tròn, vuông. Khuôn mặt được chia thành 3 vùng theo phương nằm ngang: trán, vùng từ chân mày đến cuối mũi, và từ cuối mũi đến cằm. Ta quan sát các đặc tả khuôn mặt chủ yếu dựa trên các bộ phận chính như: trán, mắt, mũi, miệng, tai, cằm. Ngoài ra cũng có thể dựa trên một số chi tiết khác như: nếp nhăn, chân mày, gò má (lưỡng quyền), nốt ruồi, răng… Trong phạm vi bài thu hoạch này, em chỉ xem xét các bộ phận chính trên khuôn mặt. 1.4 Bộ phận thứ nhất: Trán Trán là phần mặt của thượng đình trong lĩnh vực cốt tướng học. Trán là phần bao bọc phía ngoài của tiền não bộ. Vì tiền não bộ được y giới công nhận là chủ về trí tuệ nên giữa sự cấu tạo và phát triển của tiền não bộ và hình dạng của trán có liên quan mật thiết với nhau. Do đó, xét về trí tuệ con người rộng hẹp, sâu nông không gì xét hình dạng của trán. Thông thường, trán cao, rộng, đầy đặn và ngay ngắn là biểu thị của trí tuệ cao thâm vì khái quát lực, thống nhất lực và quan Công nghệ tri thức và ứng dụng GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm sát lực phát triển mạnh mẽ khiến người ta dễ dàng quyết đoán kịp thời và chuẩn xác. Thành công hoặc đắc lợi là chỗ đó. Trái lại, kẻ đầu óc trì độn hay do dự bất quyết hoặc nhận định thiếu xót thường bỏ phí nhiều cơ may vận tốt. Do đó, về mặt mạng vận, tướng học cổ điển gọi trán là quan lộc cung. Trán rộng và cao thì đường công danh rạng rỡ, còn hẹp và thấp thì trí tuệ bất túc. 1.4.1 Trán cao, rộng Trán cao, rộng là dấu hiệu của trí năng, nghị lực. Cá nhân có loại trán này dành nhiều thời gian để quan sát và suy ngẫm. Trán cao rộng là đặc điểm thường gặp ở những người thành công. 1.4.2 Trán thấp, rộng Loại trán này là dấu hiệu của khả năng quan sát tinh tế, tính kiên nhẫn và kiên trì. Ngoài ra, người có trán thấp rộng thường quá e dè, ngượng ngập, đến mức không thể nhận biết toàn bộ khả năng tiềm ẩn của bản thân. 1.4.3 Trán cao, hẹp Người có trán như thế này thường thờ ơ,dửng dưng,không biết thương xót người khác mặc dù họ rất thông minh. Nhiều nhà khoa học có loại trán này. 1.4.4 Trán thấp, hẹp : Đây là dấu hiệu biểu thị thái độ vô trách nhiệm, cẩu thả, không thành thật, trong nhiều trường hợp còn có hành động tội ác. 1.5 Bộ phận thứ hai: Mắt Người ta thường phân biệt mắt thành ba bộ phận chính yếu: đồng tử, tròng đen và lòng trắng. Nhà tướng học Kiến Nông cư sĩ đã kiến giải của các y sư Trung Hoa cổ đại và Nhật Bản hiện đại cho rằng: Tròng mắt đen là tròng mắt của các sắc dân thuộc về các chủng tộc phương Bắc đại lục Á Châu. Toàn mắt đen mà kỳ thực là màu nâu sậm thuộc về các chủng tộc gốc Nam đại lục. Công nghệ tri thức và ứng dụng GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm So sánh ưu điểm tổng quát giữa hai màu nâu sậm và đen tuyền của tròng mắt, Kiến Nông cư sĩ nhận thấy rằng, màu nâu có nhiều ưu điểm về phẩm tính hơn đại khái như: Can đảm nhưng khai phóng. Hành động nhanh nhẹn hơn, tư tưởng mẫn tuệ hơn. Có nhiều nghệ thuật tính hơn như thi ca, triết lý, hùng biện. 1.5.1 Mắt to Nam giới có cặp mắt to áp đảo, dễ nhận thấy thường là những người đầy cảm xúc, thích nghệ thuật, và tinh thần chiến đấu cao. Họ thường có khuynh hướng cấp tiến trong cả tư tưởng lẫn hành động và quan tâm đến các dự án có tính đột phá. Nữ giới có cặp mắt to thường có khuynh hướng nhạy cảm, có khiếu nghệ thuật. 1.5.2 Mắt nhỏ Người có cặp mắt nhỏ là những người có khuynh hướng thực tế và quyết tâm. Họ ít có thiên hướng nghệ thuật. 1.5.3 Mắt lồi Người có mắt lồi với mí mắt trên mỏng rất giỏi trong khả năng ngoại cảm, cẩn thận, bị động và nhút nhát. Người có mắt lồi với mí mắt trên dầy thường có khuynh hướng dũng cảm, tham vọng, nhiều nghị lực lạ thường, và sẽ đạt được thành công. 1.5.4 Mắt lõm Đây là dấu hiệu cho thấy sự thiếu tự tin, suy nghĩ chậm chạp, ăn nói lắp bắp và không có khả năng biểu cảm hay thể hiện tình yêu. 1.6 Bộ phận thứ ba: Mũi Mũi giữ vai trò trung ương, làm chủ bốn núi còn lại. Muốn làm chủ bốn núi thì Trung Nhạc phải cao, đầy, vững vàng và phối hợp nhịp nhàng với hình thể của Đông, Tây, Nam và Bắc Nhạc. Quá cao và nhọn trong khi bốn nhạc kia quá thấp và lệch thì gọi là cô phong. Quá thấp hoặc lệch, hãm thì gọi là Trung Nhạc liệt thế khiến tất cả ngũ nhạc rơi vào cảnh quần sơn vô chủ , chủ về vận số lênh đênh kết quả không ra gì. [...]... vào việc nhận dạng tính cách thông qua năm bộ phận trên khuôn mặt: trán, tai, mắt, mũi, miệng Vận dụng những kiến thức cơ bản đó, kết hợp với lý thuyết hệ chuyên gia để cho ra mô hình chuyên gia dự đoán qua đặc tả khuôn mặt Các tri thức sử dụng để nạp cho hệ thống chủ yếu dựa vào cuốn sách Nhân tướng học của tác giả Hy Trương Sự kết hợp giữa thuật tướng học và hệ chuyên gia đã tạo ra hướng phát tri n... gia dự đoán tính cách người qua đặc tả khuôn mặt Hệ thống sử dụng một số tri thức về nhân tướng học và sử dụng vetor suy diễn tiến để đưa ra dự đoán 3.1 Các tri thức về chuyên môn Thông qua việc tham khảo và tổng hợp các tài liệu về nhân tướng học, em dự định sẽ xây dựng một cơ sở tri thức với các luật theo cấu trúc If…then được minh họa như sau: Nếu một người có vầng trán cao rộng thì đây là một người. .. tả hệ chuyên gia Hệ chuyên gia = Cơ sở tri thức Mô tơ suy diễn Nguồn tri thức Chuyên gia Tài liệu chuyên môn Người sử dụng + Qua sơ đồ trên ta có thể thấy: Một chương trình ứng dụng được xây dựng dựa trên cơ sở tri thức và mô tơ suy diễn Trong đó cơ sở tri thức được lấy từ nguồn tri thức Có hai loại là xin ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực đó, cũng có thể lấy theo cách thứ hai đó là tổng hợp. .. thức Tri thức tồn tại dưới 2 dạng cơ bản: tri thức định lượng và tri thức định tính Tri thức định lượng thường gắn với các loại kinh nghiệm khác nhau Ở đây chúng ta xét về tri thức định tính Tri thức định tính được chia thành 3 loại: tri thức mô tả, tri thức thủ tục và tri thức điều khiển Công nghệ tri thức và ứng dụng GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm 2.6.2.1 Tri thức mô tả : Cho những thông tin về một sự... 2.6.3.1 Tri thức động phụ thuộc vào tình huống không gian và thời gian Các tri thức mô tả, tri thức thủ tục, tri thức điều khiển không phụ thuộc vào yếu tố không gian, thời gian được gọi là tri thức tĩnh Các tri thức loại này tạo nên Công nghệ tri thức và ứng dụng GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm phần lõi trong các cơ cấu trí thức Nguồn các cơ cấu trí thức này thường phát sinh từ các tài liệu chuyên môn các... sự tinh thông đầy đủ của các chuyên gia con người đối với các giải pháp của họ Nói một cách khác hệ chuyên gia là dựa trên tri thức của các chuyên gia con người giỏi nhất trong lĩnh vực quan tâm Tri thức của hệ chuyên gia bao gồm các sự kiện và các luật Các sự kiện được cấu thành bởi một số nhiều các thông tin, được thu thập rộng rãi, công khai và Công nghệ tri thức và ứng dụng GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm... khả hợp từ tập Sat,giả sử rcó dạng p1 q */ Tgian ← RULE Tgian ← ∪ {q}; RULE \ {r}; Sat = lọc (RULE,Tgian); }; If KL ⊂ Tgian then exit (“thành công ) else exit (“thất bại”); } Công nghệ tri thức và ứng dụng GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Công nghệ tri thức và ứng dụng GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm KẾT LUẬN Trong bài thu hoạch này, em đã tìm hiểu cơ bản về nhân tướng học – một lĩnh vực được coi là nghệ thuật đúc kết. .. dựng một hệ chuyên gia với các tri thức có liên quan: Đặc tả của các bộ phận trên khuôn mặt như : mắt, mũi, miệng, trán, tai… Thông qua các đặc tả đó, hệ sẽ đưa ra kết quả dự đoán về tính cách của người có khuôn mặt theo đặc tả 2 HỆ CHUYÊN GIA 2.1 Sơ lược về hệ chuyên gia Hệ chuyên gia là một hệ thống chương trình máy tính chứa các thông tin, tri thức và các quá trình suy luận về một lĩnh vực cụ thể nào... gian để tính toán, nên phải lướt qua tập luật R để tìm ra tập có thể áp dụng được APPLICABLE Để giảm nhẹ con số thử nghiệm, người ta quyết định chỉ lọc một phần các luật, hoặc sự kiện được đưa vào Đó là việc giới hạn phải làm trước khi lọc Công nghệ tri thức và ứng dụng GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm 3 HỆ CHUYÊN GIA DỰ ĐOÁN TÍNH CÁCH NGƯỜI QUA ĐẶC TẢ KHUÔN MẶT Dưới đây là ý tưởng để xây dựng hệ chuyên gia. .. của họ, sau đó lưu trữ vào cơ sở tri thức Cơ sở tri thức: Lưu trữ, biểu diễn các tri thức trong lĩnh vực mà hệ đảm nhận, làm cơ sở cho các hoạt động của hệ Cơ sở tri thức bao gồm các sự kiện và các luật Mô tơ suy diễn: Làm nhiệm vụ sử lý và điều khiển các tri thức được biểu diễn trong cơ sở tri thức nhằm đáp ứng các câu hỏi, các yêu cầu của người sử dụng Công nghệ tri thức và ứng dụng GVHD: GS.TSKH Hoàng . ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH-KHCN&QHĐN BÀI THU HOẠCH MÔN CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG DỰ ĐOÁN TÍNH CÁCH NGƯỜI QUA KHUÔN MẶT: KẾT HỢP GIỮA LÝ THUYẾT HỆ CHUYÊN GIA VÀ NHÂN. thuật coi tướng có thể dự đoán tính cách của một người dựa vào các bộ phận trên khuôn mặt. Công nghệ tri thức và ứng dụng GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHÂN TƯỚNG HỌC 1.1 Giới. qua các đặc tả đó, hệ sẽ đưa ra kết quả dự đoán về tính cách của người có khuôn mặt theo đặc tả. 2 HỆ CHUYÊN GIA 2.1 Sơ lược về hệ chuyên gia Hệ chuyên gia là một hệ thống chương trình máy tính