Tuy nhiên, không phải ở những tiết học này giáo viên mới đưa kiến thứclịch sử địa phương vào dạy mà trong các bài học có liên quan đến kiến thức lịch sử địa phương giáo viên cũng nên chủ
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi giảng dạy lịch
sử địa phương ở trường trung học cơ sở.
Trang 2- TÊN SÁNG KIẾN: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHI GIẢNG DẠY LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.
- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến:
Lịch sử địa phương giảng dạy trong nhà trường là một trong nhữngnguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương, qua đógiáo dục lòng yêu quý, gắn bó quê hương cho học sinh, hình thành những kháiniệm về nghĩa vụ đối với quê hương, đất nước, nhận thức đúng đắn mối liên hệgiữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc Từ đó các em sẽ thấy môn lịch sửthật gần gũi, không hề xa lạ hay khó hiểu, khó học có thể tăng hứng thú của các
em với bộ môn và nâng cao chất lượng học tập bộ môn
Trong chương trình lịch sử THCS đã được bố trí 07 tiết dạy lịch sử địaphương, được phân bố như sau: lớp 6: 01 tiết (tiết 35); lớp 7: 03 tiết (tiết 68, 69,70); lớp 8: 01 tiết (tiết 52) và lớp 9: 02 tiết (tiết 51, 52) Các tiết học lịch sử địaphương thường được bố trí ở cuối chương trình học, khi đã hoàn thành các bàihọc chính khóa có trong sách giáo khoa
Tuy nhiên, không phải ở những tiết học này giáo viên mới đưa kiến thứclịch sử địa phương vào dạy mà trong các bài học có liên quan đến kiến thức lịch
sử địa phương giáo viên cũng nên chủ động tích hợp các kiến thức lịch sử địaphương vào bài dạy để bài dạy thêm sinh động Sử dụng các biện pháp, các câuhỏi phát huy kiến thức của học sinh về lịch sử địa phương để thu hút các em họcbài tập trung và đạt hiệu quả cao hơn
Khi giảng dạy các bài học trên, việc đưa lịch sử địa phương vào dạy sẽlàm bài học thêm sinh động, tăng hứng thú cho học sinh giúp học sinh nhớ lâu
và hiểu sâu hơn kiến thức của bài Trong các tiết học đó giáo viên nên giới thiệucho các em những sự kiện diễn ra trên địa bàn tỉnh, huyện, xã mình và yêu cầuhọc sinh về tìm hiểu, nghiên cứu thêm Khi đến các tiết lịch sử địa phương ởcuối năm học giáo viên yêu cầu các em trình bày việc nghiên cứu sưu tầm lịch
sử địa phương của mình, rồi yêu cầu các em nhận xét, bổ sung cho nhau rồi điđến khái quát, kết luận Cụ thể:
* Đối với lớp 6.
Đối với học sinh lớp 6, do vừa từ trường tiều học lên nên các em còn khá bỡ ngỡvới môn học mới, cách học mới Ở các bài học trong chương trình học, giáo viênphải chủ động liên hệ cho học sinh đến những kiến thức về địa phương để các
em thấy sự gần gũi của các sự kiện lịch sử Qua đó học sinh sẽ tiếp cận lịch sử
dễ dàng và thân thiện hơn
Trang 3Với học sinh lớp 6, về kiến thức lịch sử địa phương chỉ yêu cầu các em nắmđược những nét khái quát về vị trí địa lí, địa giới hành chính, đặc điểm dân cư vàđời sống vật chất tinh thần của người Việt cổ ở địa bàn Vĩnh Phúc cũng nhưtruyền thống yêu nước của nhân dân Vĩnh Phúc từ thời Văn Lang- Âu Lạc đếnnăm 938 Qua đó giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về truyềnthống dân tộc và trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huytruyền thống quê hương đất nước.
- Các biện pháp chủ yếu được dùng khi giảng dạy lịch sử địa phương ở lớp 6:
Khi giảng những bài học có liên quan đến lịch sử địa phương Vĩnh Phúc,giáo viên chủ động khai thác, đưa vào bài giảng những kiến thức liên quan đếnlịch sử địa phương, chú ý đưa vào những tranh ảnh về các địa điểm, di vật cóliên quan Ví dụ như khi dạy Bài 9: Những chuyển biến về kinh tế đến nội dungphát minh ra thuật luyện kim, giáo viên liên hệ đến khu di chỉ Đồng Đậu (YênLạc), cho học sinh quan sát vị trí, tranh về các di vật thuộc di chỉ Đồng Đậu đểhọc sinh thấy rằng, từ xa xưa con người đã sinh sống tại Vĩnh Phúc và có trình
độ phát triển khá cao so với các địa phương khác
Hay khi dạy về Bài 22: Khởi nghĩa Lí Bí-nước Vạn Xuân, có hoạt độngtại hồ Điển Triệt (Lập Thạch), giáo viên nên cho học sinh quan sát tranh, ảnh về
hồ, nêu được nguyên nhân vì sao đây lại được Lí Bí chọn là nơi lui quân (3 mặt
là núi, chỉ có một con ngòi duy nhất nối với sông Lô nên dễ ẩn náu), hạn chế (khi bị tấn công khó rút lui)…Khi kết thúc những bài học này, giáo viên yêu cầu
học sinh tìm hiểu, nghiên cứu thêm về những sự kiện lịch sử trên
Khi đến tiết dạy về lịch sử địa phương (tiết 35), trước hết giáo viên chohọc sinh tìm hiểu về vị trí địa lí, địa giới hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc qua việcquan sát bản đồ của tỉnh, rồi trả lới câu hỏi: Diện tích của tỉnh Vĩnh Phúc là baonhiêu? Tỉnh Vĩnh Phúc có những đơn vị hành chính nào? Tiếp giáp những tỉnh,
thành phố nào? (Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1.236,5 km 2 với 9 đơn vị hành chính, gồm 2 thành phố: Vĩnh Yên, Phúc Yên và 7 huyện: Sông Lô, Lập Thạch, Tam Đảo, Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Mê Linh Phía Đông và Nam tỉnh giáp thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang.) Giáo viên cũng khái quát về lịch sử thành lập tỉnh Vĩnh
Phúc, nhấn mạnh đến sự kiện ngày 01/01/1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập
Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh, qua việc tìm tòi, nghiên cứu lịch sử địaphương đã được giao trong chương trình học trình bày về đặc điểm dân cư, đờisống kinh tế vật chất và tinh thần của cư dân Vĩnh Phúc Yêu cầu học sinh tậptrung trả lời câu hỏi:
1 Em hãy cho biết người Việt cổ sinh sống ở Vĩnh Phúc từ thời gian nào?Dựa vào đâu em biết điều đó?
2 Qua các hiện vật được phát hiện ở các di chỉ khảo cổ đó, em hãy chobiết người Việt cổ ở Vĩnh Phúc đã có đời sống vật chất và tinh thần như thế nào?
Trang 4(Căn cứ vào các kết quả khảo cổ học, các nhà khảo cổ học đã dự đoán người Việt cổ đã có mặt tại Vĩnh Phúc cách đây 3500 năm.
Họ đã có đời sống vật chất và tinh thần khá phong phú Với công cụ bằng
đá và đồng, họ trồng trọt nhiều loại cây trồng, nhiều nhất là cây lúa nước, sau
đó là rau, củ, quả…Ngoài trồng trọt họ còn chăn nuôi, đánh cá, làm các nghề thủ công như: gốm, dệt, đan lát đặc biệt là nghề đúc đồng.
Cư dân Việt cổ ở Vĩnh Phúc cũng xây dựng cho mình đời sống tinh thần phong phú như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thần linh, các danh nhân Họ còn thường xuyên tổ chức các trò chơi vào các dịp lễ hội như: tung còn, đánh đu, đánh phết, chọi châu, đặc biệt là lễ hội Tây Thiên được tổ chức vào ngày 15/2
âm lịch hàng năm để tưởng nhớ công đức của Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu.)
Một hoạt động không thể thiếu đối với giờ học lịch sử địa phương lớp 6 làtìm hiểu về truyền thống yêu nước của cư dân cổ Vĩnh Phúc
Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại các cuộc đấu tranh từ thời Văn Lang –
Âu Lạc đến năm 938 trong chương trình học có các hoạt động trên đất VĩnhPhúc (Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Khởi nghĩa Lí Bí), và nêu các hoạt động cụ thể
của các cuộc đấu tranh đó tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) nhân dân Vĩnh Phúc đã hăng hái hưởng ứng, gia nhập nghĩa quân, chiến đấu anh dũng đánh đuổi quân Hán xâm lược, giành độc lập dân tộc Trong cuộc khởi nghĩa Lý Bí, khi Lý Bí lui quân về hồ Điển Triệt (Lập Thạch), nhân dân địa phương cũng hết lòng ủng hộ nghĩa quân, giúp nghĩa quân bảo toàn được lực lượng trước sự truy đuổi của quân Lương.)
Nếu có thời gian và điều kiện, giáo viên tổ chức cho học sinh thuyết trình
về khu di chỉ Đồng Đậu, về lễ hội Tây Thiên hay khu di tích đền Hai Bà Trưng,
…
* Đối với lớp 7:
Dâng hương tại đến Hai Bà
Trưng-Mê Linh (tháng 01 năm 2019) Ảnh: tác giả
Trang 5Bước vào lớp 7, học sinh đã quen với phương pháp học tập bộ môn nhưngkhối lượng kiến thức môn lịch sử của lớp 7 lại khá nhiều, nhất là phần lịch sửViệt Nam Để học sinh nhớ lâu, không bị nhầm lẫn kiến thức thì việc tích hợplịch sử địa phương vào từng bài học đem lại hiệu quả khả quan, khiến học sinhhứng thú hơn khi học tập, khuyến khích học sinh tự giác tìm hiểu nghiên cứu vềlịch sử địa phương Vì nội dung của các bài không cho phép giáo viên giới thiệucặn kẽ, đầy đủ về các kiến thức lịch sử địa phương có liên quan, nên giáo viênchỉ khái quát những nét chính sau đó yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu, sưu tầmthêm Khi đến tiết học lịch sử địa phương, học sinh vận dụng kiến thức, sử dụngnhững tài liệu mình sưu tầm được giải quyết các vấn đề giáo viên đưa ra, làmcác dạng bài tập thực hành lịch sử: sử dụng lược đồ, lập bảng thống kê, thi kểchuyện, thuyết trình về lễ hội của quê hương…
- Các biện pháp chủ yếu được dùng khi giảng dạy lịch sử địa phương ở lớp 7:
Khi giảng Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (thế kỉ XIII), giáo viên lưu ý học sinh đến vị trí Bình Lệ Nguyên- nơidiễn ra trận đánh đầu tiên của nhà Trần với quân Mông Cổ hiện nay thuộc thịtrấn Hương Canh, xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, ỉnh Vĩnh Phúc (nếu đượcgiáo viên cho học sinh quan sát ảnh chụp vị trí đó cho học sinh dễ tưởng tượng)
Mông-Do thấy vị trí đó quen thuộc, mình có thể đến quan sát, thực nghiệm nên họcsinh dễ bị thu hút vào nội dung trận đánh, nhớ sự kiện được lâu hơn và khôngnhầm lẫn với các trận đánh khác thời Trần
Ở Bài 15: Sự phát triển kinh tế-văn hóa thời Trần, giáo viên giới thiệu vềTháp Bình Sơn (xã Tam Sơn, huyện Sông Lô) - một công trình kiến trúc tiêubiểu thời Trần làm bằng gạch đất nung Việc phục chế lại tháp như bây giờ có sựđóng góp rất lớn từ các nghệ nhân làng gốm Hương Canh (Bình Xuyên, VĩnhPhúc)
Đến bài 19, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427), khi giảng về Bộ chỉhuy nghĩa quân, giáo viên nhấn mạnh đến danh tướng Trần Nguyên Hãn, người
đã có đóng góp rất lớn vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa, được phong làm Tảtướng quốc – Khai quốc công thần nhà Lê sơ vì Trần Nguyên Hãn là người ở xãSơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc Hiện nay, tại đây vẫn còn đền thờ
và các di tích lịch sử khác có liên quan đến Trần Nguyên Hãn Qua đó, học sinhthấy được tài năng của Trần Nguyên Hãn, tự hào về sự đóng góp của Vĩnh Phúcđối với cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời phong kiến Việt Nam
Trang 6Khi giảng Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII, phần kinh tế thủcông nghiệp với sự ra đời của các làng nghề nổi tiếng, ở Vĩnh Phúc giai đoạnnày cũng xuất hiện nhiều làng nghề, trong đó tiêu biểu nhất là làng nghề gốmHương Canh, vẫn còn duy trì đến ngày nay; phần thương nghiệp với sự ra đờicủa các chợ lớn, trung tâm buôn bán của một vùng, giáo viên cũng giới thiệuđến chợ Cánh (Hương Canh) …Từ đó học sinh thấy được, thế kỉ XVI – XVIII,kinh tế Vĩnh Phúc cũng có sự phát triển cùng với kinh tế đất nước Ngoài ra,nhân dân Vĩnh Phúc cũng có truyền thống tổ chức lễ hội, chơi các trò chơi dângian, thích ca hát nhảy múa… sau những ngày lao động mệt nhọc Một sỗ lễ hội
và trò chơi vẫn còn được duy trì cho đến ngày nay (lễ hội các làng: chọi trâu HảiLựu, cướp phết ở Bàn Giản, Lập Thạch, Kéo Song – Hương Canh, BìnhXuyên ), học sinh ý thức được việc gìn giữ và phát huy các truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc cho bản thân và thế hệ mai sau
Vì ở lớp 7 có 3 tiết lịch sử địa phương (tiết 68, 69, 70 trong phân phốichương trình), nên giáo viên có thể chia ra theo từng chủ đề: các cuộc đấu tranhtiêu biểu của nhân dân Vĩnh Phúc thời phong kiến (tiết 68); kinh tế Vĩnh Phúcthời phong kiến (tiết 69) và văn hóa Vĩnh Phúc thời phong kiến (tiết 70) Nếucòn thời gian, giáo viên tổ chức cho học sinh thi kể chuyện, thi thuyết trình hiểubiết của em về một làng nghề, hay lễ hội truyền thống hoặc có thể thi trình bàymón ăn dân tộc, chơi trò chơi dân gian…
Tiết 68, giáo viên yêu cầu học sinh ôn lại kiến thức, dùng lược đồ tườngthuật lại diễn biến của trận Bình Lệ Nguyên; nhận xét diễn biến và ý nghĩa của
trận đánh đối với cuộc kháng chiến (là trận đánh đầu tiên của nhà Trần với quân Mông Cổ, qua đó tỏ rõ ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần và đây cũng là trận đánh để nhà Trần có kế sách đúng đắn đối phó với quân Mông
Cổ - rút lui để bảo toàn lực lượng, đợi quân địch suy yếu rồi tổng tấn công, giành thắng lợi quyết định) Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả
nghiên cứu về danh tướng Trần Nguyên Hãn, về tiểu sử, các đóng góp của danhtướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (hạ thành Tân Bình – Thuận Hóa, tiêudiệt đoàn tải lương của Liễu Thăng, hạ thành Xương Giang), cũng như các ditích lịch sử ở Sơn Đông, Lập Thạch quê của Trần Nguyên Hãn: đền thờ, hòn đámài gươm, chợ nơi ông bán dầu đèn… Nếu có điều kiện giáo viên nên tổ chứcdạy học tại thực địa sẽ tăng hiệu quả của giờ học lên cao Kết thúc giờ dạy, giáoviên có thể yêu cầu học sinh đóng kịch, thi kể chuyện về trận đánh Bình LệNguyên hay danh tướng Trần Nguyên Hãn và đề nghị học sinh tiếp tục tìm hiểu,sưu tầm tư liệu về trận Bình Lệ Nguyên và danh tướng Trần Nguyên Hãn
Trang 7Tiết 69, giáo viên tập trung vào khai thác kiến thức về kinh tế Vĩnh Phúc thờiphong kiến: nông nghiệp trồng lúa nước phát triển, thủ công nghiệp với nhiềulàng nghề nổi tiếng, thương nghiệp với nhiều chợ chuyên bán các hàng hóa thủcông Về nông nghiệp, giáo viên cho học sinh nhận xét các điều kiện tự nhiên ởVĩnh Phúc để phát triển nông nghiệp và rút ra đặc trưng của nền nông nghiệp
Vĩnh Phúc thời phong kiến (với điều kiện địa lí thuận lợi, nông nghiệp thời phong kiến ở Vĩnh Phúc khá phát triển tiêu biểu là 2 huyện ven sông Hồng ( Vĩnh Tường, Yên Lạc), nhưng nông nghiệp Vĩnh Phúc vẫn đậm chất tự cấp, tự túc) Về thủ công nghiệp, giáo viên cho học sinh vận dụng kiến thức đã nghiên
cứu, sưu tầm hoàn thành bảng thống kê (theo mẫu)
STT Tên nghề Địa điểm có nghề Thực trạng của nghề
( Bảng sau khi đã hoàn chỉnh)
Thanh Lãng (Bình Xuyên)Minh Tân (Yên Lạc)
Phát triển
Trang 8Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về các nghề thủ công ở Vĩnh Phúc.Tác dụng của việc duy trì các ngành nghề thủ công hiện nay Về thương nghiệpgiáo viên cho kể tên các chợ truyền thống ở trong địa phương em Vai trò củachợ đối với nhân dân trong vùng Miêu tả một cái chợ mà em đã được đến để
mua bán (Thời phong kiến các chợ phiên ở nông thôn có vai trò quan trọng trong việc trao đổi các sản phẩm nông nghiệp: Chợ Lồ (Yên Lạc) bán quang chạc, thúng mủng; chợ Lầm (Yên Lạc) bán lợn con; chợ Giang (Vĩnh Tường) bán trâu, bò Nổi tiếng thời phong kiến là Chợ Cánh (nay là Chợ Hương Canh – thuộc thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên), vì có vị trí thuận lợi về giao thông và sản phẩm nông nghiệp phong phú, nên chợ Cánh trở thành trung tâm buôn bán sầm uất được nhiều vùng trong và ngoài tỉnh biết đến.) Với tiết học
này, giáo viên nên giành khoảng 10 đến 15 phút cuối bài để học sinh giới thiệu
về làng nghề nổi tiếng của tỉnh Nếu điều kiện cho phép, giáo viên có thể tổ chứccho học sinh trải nghiệm tại một làng nghề, chợ truyền thống của địa phương,sau đó yêu cầu học sinh viết bài thu hoạch, phát biểu cảm nghĩ về buổi trảinghiệm đó
Tiết 69, giáo viên tập trung vào khai thác về văn hóa dân gian Vĩnh Phúcvào các di tích lịch sử và các lễ hội tiêu biểu của tỉnh Trước hết giáo viên chohọc sinh vận dụng kiến thức hoàn thành bảng thống kê sau: (nên chia học sinhthành các nhóm)
Bảng 1 Các di tích lịch sử tiêu biểu ở tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Bình Xuyên.
STT Các di tích lịch sử nổi tiếng ở tỉnh
Vĩnh Phúc
Các di tích lịch sử nổi tiếng ởHuyện Bình Xuyên
Bảng 2 Các lễ hội tiêu biểu ở tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Bình Xuyên)
STT Các lễ hội nổi tiếng ở tỉnh Vĩnh Phúc Các lễ hội nổi tiếng ở Huyện
Bình Xuyên
Trang 91 Đình Thổ Tang (Vĩnh Tường) Đình Hương Canh (Hương Canh)
3 Đền Đuông (Vĩnh Tường) Đình Tiên Canh (Hương Canh)
8 Khu thắng cảnh Tây Thiên
(Tam Đảo)
9 Chùa Hà Tiên (Vĩnh Yên)
10 Chiến khu Ngọc Thanh (Phúc
Yên)
Trang 10Bảng thống kê các di tích lễ hội tiêu biểu:
STT Các lễ hội tiêu biểu ở
2 Chọi trâu Hải Lựu (Sông Lô) ,
ngày 16-17 tháng Giêng âm lịch
Trang 11Giáo viên có thể cho học sinh tiến hành thuyết trình về một di tích lịch sửhay phát biểu cảm nghĩ khi tham gia một lễ hội ở địa phương (có thể tổ chứccho học sinh thi thuyết trình về một đặc sản của quê hương, thi hát dân ca, chơitrò chơi dân gian )
Một số hình ảnh của học sinh trong tiết học lịch sử địa phương năm học
2017 -2018
* Đối với lớp 8:
Cũng giống như lớp 7, lượng kiến thức lịch sử của lớp 8 tương đối nhiều, nhưngphần lớn lại là lịch sử thế giới Phần lịch sử Việt Nam chỉ từ giai đoạn năm 1858đến năm 1918 Tuy nhiên, việc sưu tầm lịch sử địa phương giai đoạn này tươngđối khó, vì tài liệu ít, lưu trữ không nhiều Thêm vào đó, kiến thức giai đoạn lịch
sử này lại khó, và xa lạ đối với học sinh nên việc tìm hiểu, nghiên cứu tích hợplịch sử địa phương đưa vào trong bài dạy sẽ giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn,nắm chắc kiến thức, nhớ lâu và hiểu sâu hơn
- Các biện pháp chủ yếu được dùng khi giảng dạy lịch sử địa phương ở lớp 8:
Ở Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884), giáo viên mởrộng về việc thực dân Pháp chiếm đóng Vĩnh Phúc, đặt ra 2 tỉnh Vĩnh Yên vàPhúc Yên, thiết lập chính quyền cai trị và tiến hành bóc lột về kinh tế
Ở Bài 26 Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX, quaviệc cho học sinh quan sát lược đồ về phong trào Cần Vương giáo viên yêu cầuhọc sinh nhận xét về phong trào yêu nước ở Vĩnh Phúc giai đoạn này
Thi các loại bánh truyền thống Ảnh: tác giả Chơi trò chơi dân gian Ảnh: tác giả
Trang 12Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bàomiền núi cuối thế kỉ XIX, giáo viên nhấn mạnh đến hoạt động của nghĩa quânYên Thế ở Vĩnh Phúc khi Đề Thám đưa quân lui về dãy núi Tam Đảo Nhấnmạnh đến trận núi Sáng (xã Lãng Công, huyện Sông Lô) gây cho Pháp nhiềuthiệt hại.
Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và nhữngchuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam, giáo viên giới thiệu về tuyến đường sắt
Hà Nội – Lào Cai chạy qua tỉnh Vĩnh Phúc, khu du lịch Tam Đảo do Pháp xâydựng với mục đích phục vụ cuộc khai thác, bóc lột của chúng
Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918,
do cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên đã được giảm tải phần diễn biến, nên giáo viêntập trung giới thiệu về người lãnh đạo khởi nghĩa Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn), quê
ở xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường
Đến tiết học lịch sử địa phương (tiết 52), giáo viên chỉ yêu cầu học sinhkhái quát lại những kiến thức đã học với những sự kiện nhân vật, sự kiện có liênquan đến lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc, tập trung vào việc tìm hiểu về các phong tràocách mạng ở Vĩnh Phúc từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1918; giáo viên sử dụng cáclược đồ “Phong trào Cần Vương”, “khởi nghĩa Yên Thế” để học sinh tườngthuật các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương hay hoạt động của khởi
nghĩa Yên Thế tại Vĩnh Phúc (Về phong trào Cần Vương: nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, nhiều người đã dấy binh nổi lên hưởng ứng như: Ông Đề, ông Đốc, ông Lãnh… gây cho chúng nhiều tổn thất Phong trào kéo dài đến năm 1893 bị dập tắt Về hoạt động của nghĩa quân Yên Thế, tường thuật trận núi Sáng: ngày 9/4/1896 khi nghĩa quân rút về núi Tam Đảo nhân dân đã tích cực tham gia, ủng hộ nghĩa quân, gây cho Pháp nhiều thiệt hại Tiêu biểu là trận núi Sángngày 05/10/1909, địch bị chết 37 tên, 39 tên
bị thương Đây là trận địch thất bại lớn trên mặt trận Vĩnh Yên và là trận phòng ngự lớn của nghĩa quân Tên công sứ Pháp ở Vĩnh Yên cũng thừa nhận “Trận này là một trận đẫm máu nhất trong suốt quá trình chinh phục người phiến loạn nổi tiếng này” Ngày 10/2/1913, sau khi Đề Thám bị sát hại, hoạt động của nghĩa quân trên đất Vĩnh Phúc mới chấm dứt.)
Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại sự kiện cuộc khởi nghĩa TháiNguyên và những hiểu biết của mình về nhân vật lịch sử Trịnh Văn Cấn đã đượchọc trong chương trình Lịch sử lớp 8 Nhân đó, giáo viên cũng có thế giới thiệu
về tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng với người lãnh đạo Nguyễn Thái Học,người thị trần Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường vì đây là phần kiến thức đã đượcgiảm tải trong chương trình học lịch sử lớp 9
Trang 13Cuối buổi học, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về phong trào yêunước của nhân dân Vĩnh Phúc thời kì này Thảo luận xem vì sao các phong tràoyêu nước của nhân dân Vĩnh Phúc nói riêng và của nhân dân cả nước nói chung
đều bị thất bại và rút ra bài học (chưa có đường lối cách mạng đúng đắn và chưa có giai cấp có đủ khả năng lãnh đạo Các phong trào còn nổ ra lẻ tẻ, chưa
có sự liên kết nên thực dân Pháp dễ dàng đàn áp Tuy thất bại nhưng các phong trào trên đã thể hiện lòng yêu nước, truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của nhân dân Vĩnh Phúc, làm cơ sở cho những chiến thắng về sau.)
* Đối với lớp 9:
Đây là khối lớp mà có thể đưa kiến thức lịch sử địa phương tích hợp vớikiến thức bài học được nhiều nhất, có nhiều thuận lợi nhất Vì nội dung kiếnthức của khối lớp 9 là phần lịch sử hiện đại cả thế giới và Việt Nam Có nhiều sựkiện, hiện tượng lịch sử đang diễn ra học sinh đang được chứng kiến và tham giavào; các tài liệu lịch sử địa phương có liên quan cũng khá phong phú, dễ tìm nênviệc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử địa phương thuận lợi hơn ở các khối học khác.Đưa kiến thức lịch sử địa phương vào giảng dạy lịch sử lớp 9, có tác dụng rấtlớn tới việc giúp học sinh nắm chắc, hiểu sâu, nhớ lâu hơn kiến thức, vận dụngkiến thức vào đời sống thực tế và định hướng được các suy nghĩ, hành động củahọc sinh khi tham gia vào các hoạt động chính trị-xã hội
- Các biện pháp chủ yếu được dùng khi giảng dạy lịch sử địa phương ở lớp 9:
Đối với phần lịch sử thế giới, do chính sách ngoại giao mở cửa đất nướctăng cường mối quan hệ với tất cả các nước trên thế giới nên đã có nhiều cáccông ti của các quốc gia đến sản xuất, kinh doanh tại Vĩnh Phúc Khi dạy các bài8: Nước Mĩ; Bài 9: Nhật Bản và Bài 10: Các nước Tây Âu, giáo viên nên yêucầu học sinh tìm những công ty, nhà máy của các nước trên đang hoạt động tạiVĩnh Phúc cũng như những đóng góp của các công ty đó đối với sự phát triển
của tỉnh (Ví dụ như 2 công ti lớn của Nhật: Hon đa và Toyota ở thành phố Phúc Yên đã có đóng góp rất lớn vào nguồn ngân sách của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động, hỗ trợ sự phát triển của giáo dục, văn hóa tỉnh…) Còn ở Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách
mạng khoa học kỹ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai, giáo viên nên để phầncủng cố để học sinh liên hệ đến tác động của cuộc cách mạng khoa học –kĩ thuậtđến địa phương em, từ đó có thể rút ra bài học để phát huy mặt tích cực, hạn chếmặt tiêu cực của cuộc cách mạng (hướng dấn học sinh hoàn thành bài thu hoạch
ở nhà, giáo viên thu lại làm bài kiểm tra 15 phút.)
Bài vi
ết c
ủa học si
nh về tác động của cuộc
các
h m ạng khoa học-
kĩ t huật đế
n đị
a
phương.
Ả nh: tác gi ả
Trang 14Đối với phần lịch sử Việt Nam, có rất nhiều bài có thể tích hợp kiến thứclịch sử địa phương vào nội dung giảng dạy Giáo viên lưu ý, vì nội dung phầnlịch sử Việt Nam rất dài nên giáo viên chỉ có thể giới thiệu khái quát, không đivào phân tích cụ thể lịch sử địa phương mà nên yêu cầu học sinh tự tìm hiểu,nghiên cứu để đến tiết lịch sử địa phương sẽ phân tích sâu hơn
Ví dụ như ở Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, giáo viên cũng chỉgiới thiệu với học sinh đến năm 1931, ở Vĩnh Phúc cơ bản thành lập được cácchi bộ cộng sản ở các huyện Ở bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng tám 1945 và sựthành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, giáo viên cũng chỉ khái quát vềcuộc nổi dậy giành chính quyền của nhân dân Vĩnh Phúc đến ngày 24/8/1945,
cơ bản các huyện trong tỉnh đã giành chính quyền, chỉ còn thị xã Vĩnh Yên (nay
là thành phố Vĩnh Yên) chưa giành được chính quyền do quân Tưởng ngăn cản
Trong các Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chốngthực dân Pháp (1946 – 1950); Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiếntoàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953); Bài 27: Cuộc kháng chiến toànquốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954), giáo viên tập trunggiới thiệu các hoạt động của quân dân Vĩnh Phúc phối hợp với nhân dân cả nướcchống Pháp: như chiến thắng Khoan Bộ (năm 1947), chiến dịch Trần Hưng Đạo(năm 1951) hay sự đóng góp của nhân dân Vĩnh Phúc trong chiến dịch ĐiệnBiên Phủ lịch sử khi giảng về các sự kiện trên
Bước sang giai đoạn chống Mĩ, khi giảng Bài Bài 29: Cả nước trực tiếp chống
Mỹ cứu nước (1965 - 1973), đến nội dung miền Bắc chiến đấu chống chiếntranh phá hoại của Mĩ, giáo viên liên hệ đến sự kiện nhân dân xã Sơn Lôi (BìnhXuyên), Tiền Châu (Phúc Yên) bắn rơi máy bay Mĩ, liên hệ đến anh hùngNguyễn Viết Xuân với câu khẩu hiệu bất hủ “Nhằm thẳng quân thù! Bắn” để bổsung kiến thức cho bài học
Đến giai đoạn đất nước thống nhất tiến lên chủ nghĩa xã hội, khi dạy Bài 33:Việt Nam trên đường đổi mới đi lên CNXH (từ năm 1986 đến năm 2000), giáoviên cũng chỉ liên hệ đến những thành tựu nổi bật của Vĩnh Phúc đã đạt đượctrong thời kì đổi mới, đóng góp vào thành tựu chung của đất nước
Với việc đưa kiến thức lịch sử địa phương vào bài học, giáo viên sẽ giúpbài học sinh động hơn, dễ hiểu hơn, thu hút được sự chú ý của học sinh vào bàihọc, từ đó nâng cao chất lượng giờ học
Trang 15Khi dạy đến tiết lịch sử địa phương (tiết 51), giáo viên yêu cầu học sinhtrình bày kết quả nghiên cứu, sưu tầm của mình về phong trào đấu tranh củanhân dân Vĩnh Phúc trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (từ năm 1945 đếnnăm 1975, qua việc hoàn thành bảng niên biểu về Vĩnh Phúc trong cách mạngtháng Tám 1945 (học sinh làm việc theo nhóm)
Trang 16Sau đó yêu cầu học sinh nhận xét về cuộc cách mạng tháng Tám ở Vĩnh
Phúc (thực hiện đúng sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, cuộc cách mạng diễn ra nhanh chóng, quy mô toàn tỉnh, huy động đông đảo nhân dân tham gia…)
Tiếp theo, giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại những thắng lợi lớn trong
lịch sử dân tộc từ năm 1945 đến năm 1975 (thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946- 1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975).
Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã sưu tầm được giải quyết câuhỏi: Vậy tình hình tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kì đó như thế nào? Nhân dân VĩnhPhúc đã có đóng góp như thế nào vào những thắng lợi đó của dân tộc?
(Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) tại Vĩnh Phúc đã có hơn 6 nghìn trận đánh lớn nhỏ, tiêu diệt hơn 15 nghìn tên địch, thu nhiều vũ khí của địch Tiêu biểu có các trận đánh lớn như: Khoan Bộ trên dòng sông Lô (xã Phương Khoan, Sông Lô) năm 1947, trận Xuân Trạch (Xuân Hòa, Lập Thạch) năm 1950, trận núi Đanh (Vĩnh Yên) năm 1951 Có 69 xã được công nhận là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, huyện Bình Xuyên có xã Quất Lưu,Đạo Đức, Sơn Lôi, Tam Hợp, Hương Sơn, Tân Phong, Thanh Lãng, Phú Xuân.
(Chú ý: trong chương trình lịch sử 9, chiến dịch Trần Hưng Đạo có diễn ra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã được giảm tải, nên giáo viên giới thiệu khái quát về chiến dịch này và về nghĩa trang quốc gia Trần Hưng Đạo tại xã Tam Hợp, Bình Xuyên)
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, ngoài việc góp sức người, sức của chi viện cho miền Nam, quân và dân Vĩnh Phúc đã anh dũng chiến đấu
738 trận chống lại hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mĩ, bắn rơi 120 máy bay Mĩ (có 2 chiếc B52 và 1 chiếc F111) Tiêu biểu là ngày 17/10/1972 quân dân xã Tiền Châu (Phúc Yên) bắn rơi 1 chiếc F111, đây là chiếc máy bay thứ 4 000 của Mĩ bị bắn rơi trên miền Bắc Việt Nam Với thành tích này Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Tiền Châu đã được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, cũng với nhân dân và lực lượng vũ trang xã Phúc Thắng (Phúc Yên), huyện Kim Anh (nay thuộc Hà Nội) trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.)
Cuối giờ học, giáo viên tổ chức cho học sinh thi kể chuyện về thành tích củađịa phương minh (xã) trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ Cho học sinh nghe và học bài hát “Cùng anh tiến quân trên đường dài” viết về anh hùng Nguyễn Viết Xuân của nhạc sĩ Huy Du
Trang 17Ở tiết 52, giáo viên tập trung cho học sinh nắm được những nét khái quát về
Vĩnh Phúc trong thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa 2005), nhất là những thành tựu của Vĩnh Phúc trong thời kì đổi mới đất nước.Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tư liệu, trả lời câu hỏi theo từng nhóm:Nhóm 1 Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam (năm 1978) và biêngiới phía Bắc (1979), nhân dân Vĩnh Phúc đã có đóng góp như thế nào?
(1975-Nhóm 2 Em biết gì về chủ trương “khoán 10” và Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc? Nhóm 3: Nêu những thành tựu nổi bật của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kì đổimới?
(1 Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc, nhân dân Vĩnh Phúc đóng góp sức người, sức của góp phần vào thành công của hai cuộc chiến đấu
2.Tỉnh Vĩnh Phú (cũ) là địa phương đầu tiên thực hiện “khoán hộ” (khoán 10), thực hiện đổi mới trong nông nghiệp do đồng chí Kim Ngọc, nguyên Bí thư tỉnh
ủy Vĩnh Phú (1958-1978) khởi xướng từ những năm 60 của thế kỉ XX, đem lại luồng gió mới cho nền kinh tế nước ta thời kì đó đang gặp khủng hoảng vì nền kinh tế tập trung, bao cấp.)
3.Từ năm 1997-2007, nhân dân Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong công cuộc đổi mới công nghiệp hóa- hiện đại hóa: Tốc độ phát triển kinh
tế cao nhất nước (15%); Sản xuất công nghiệp đứng thứ 7 cả nước, thứ 3 miền Bắc; là một trong những thành viên của Câu lạc bộ 1000 tỉ; du lịch phát triển; văn hóa, giáo dục ngày càng tiến bộ (năm 2012 là tỉnh có điểm thi bình quân vào Đại học cao nhất nước); đời sống người dân ngày một nâng cao (thu nhập bình quân trên đầu người đạt 2300 đô-la Mĩ); trật tự an ninh được giữ vững Bộ mặt của tỉnh ngày càng được đổi mới theo hướng hiện đại, văn minh.)
Cuối giờ, giáo viên tổ chức cho học sinh thuyết trình về sự đổi thay củaquê hương mình trong công cuộc đổi mới đất nước Nếu có điều kiện và thờigian có thể tổ chức cho học sinh thi thực tế trong một nhà máy, xí nghiệp hoặckhu công nghiệp của huyện Điều này có tác dụng hướng nghiệp cho học sinh,giúp học sinh định hướng con đường xây dựng tương lai cho mình
Như vậy, nếu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực cùng với việc tổchức tốt các tiết học lịch sử địa phương sẽ tạo cảm giác thoải mái cho học sinh.Qua việc thấy lịch sử của địa phương mình gắn liền với lịch sử đất nước, họcsinh sẽ thấy lịch sử thật gần gũi và thiết thực, không cảm thấy lịch sử dài, khó,khô khan Từ đó sẽ tạo hứng thú cho học sinh và nâng cao chất lượng bộ mônhọc
* Những lưu ý khi thực hiện giờ dạy lịch sử địa phương:
Trang 18- Giáo viên cần lựa chọn nội dung để sử dụng giảng dạy, tránh ôm đồm kiếnthức Những nội dung được lựa chọn phải gần gũi với chương trình học và vớithực tế ở tỉnh, huyện, xã học sinh.
- Giáo viên nên lấy tài liệu ở sách Lịch sử đảng bộ các xã, huyện và tỉnh Sưutầm thêm tài liệu ở trong các sách tham khảo có viết về lịch sử của tỉnh
- Nên giao nhiệm vụ sưu tầm, nghiên cứu lịch sử địa phương cho học sinh ởcác tiết học có nội dung liên quan đến địa phương sau đó tổng hợp, khái quát ởgiờ lịch sử địa phương cuối năm
- Kết hợp với sử dụng tranh ảnh, video cùng lời nói sinh động để tăng sự hấpdẫn khi giảng dạy lịch sử địa phương
- Kết hợp với Nhà trường, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên trong các hoạtđộng trải nghiệm thực tế để tích hợp lịch sử địa phương
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Tôi đã áp dụng soạn, giảng bài về lịch sử địa phương trong giảng dạy bộmôn Lịch sử ở trường trung học cơ sở năm học 2017-2018 và học kì I năm học2018-2019 và đã mang hiệu quả thiết thực Học sinh rất hứng thú với các tiếthọc lịch sử địa phương, các em ngạc nhiên, háo hức tự hào về những đóng gópcủa quê hương đối với dân tộc.Từ đó, các em thấy môn Lịch sử dễ học, dễ nhớchứ không “sợ” bộ môn như trước kia nữa
Ngoài việc có thể áp dụng cho bộ môn Lịch sử, các kiến thức của lịch sửđịa phương còn rất hữu ích cho các bộ môn Giáo dục công dân, Ngữ văn, Địa lí,Sinh học, Công nghệ …khi giảng dạy những nội dung chương trình liên quanđến địa phương
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
Sau khi áp dụng sáng kiến, tôi thấy học sinh hứng thú hơn với môn họclịch sử, khả năng thực hành với môn học cao hơn Các em không còn sợ mônlịch sử, không chỉ thấy đây là một môn học khô khan với toàn những số liệu,nhân vật, sự kiện Thông qua việc sưu tầm, nghiên cứu, trao đổi và vận dụngkiến thức về lịch sử địa phương, các em thấy rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa lịch sử
và cuộc sống và ý nghĩa lịch sử của các sự kiện, nhân vật lịch sử đối với cuộcsống hiện tại, thấy được lịch sử là một bộ phận của cuộc sống, không tách rờicuộc sống Từ đó, chất lượng môn học cũng được nâng cao hơn
- Các thông tin cần được bảo mật (nếu có); Không
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
- Giáo viên được trang bị đầy đủ tài liệu về lịch sử địa phương (Lịch sửđảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc; Lịch sử đảng bộ huyện Bình Xuyên; tài liệu giảng dạylịch sử địa phương Vĩnh Phúc…)
- Giáo viên phải linh hoạt sử dụng các phương pháp tích cực nhằm pháthuy tính chủ động, tích cực của học sinh khi học về lịch sử địa phương
Trang 19- Giao nhiệm vụ cho học sinh phải rõ ràng, có hướng dẫn cụ thể về cáchthức sưu tầm, nghiên cứu và ghi chép lịch sử địa phương.
- Học sinh cần tích cực, chủ động khi nghiên cứu, sưu tầm lịch sử địaphương, chú ý lắng nghe hướng dẫn của giáo viên và thực hành theo hướng dẫn,vận dụng kiến thức của các bộ môn Địa lí, Giáo dục công dân, Ngữ văn, Sinhhọc, Công nghệ… để thực hiện nhiệm vụ
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổchức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếucó):
Sáng kiến “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi giảng dạy lịch sử địaphương ở trường trung học cơ sở” của tôi có thể áp dụng cho các giáo viên dạylịch sử các trường THCS trong huyện; tích hợp với môn Địa lí, Giáo dục côngdân và Ngữ văn, Sinh học, Công nghệ
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và côngnhận sáng kiến Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toànchịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn
Hương Canh, ngày 25 tháng 01 năm 2019.
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Mỵ
Trang 21BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
Trường THCS Lý Tự Trọng nhận được đơn đề nghị công nhận sáng kiếncủa Ông (bà): Nguyễn Thị Mỵ;
- Ngày tháng năm sinh: 10/12/1981; Nam, nữ: Nữ;
- Đơn vị công tác: Trường THCS Lý Tự Trọng– Bình Xuyên– Vĩnh Phúc;
- Chức danh: Giáo viên;
- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm Sử-Giáo dục công dân;
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồngtác giả, nếu có): 100%
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Mỵ;
- Tên sáng kiến: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi giảng dạy lịch sửđịa phương ở trường trung học cơ sở
- Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy Lịch sử trung học cơ sở
Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến,
- Tôi tên là Vũ Thị Lan Hương
- Chức vụ Hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng, trưởng ban thi đuanhà trường
Thay mặt nhà trường nhận xét, đánh giá như sau:
1 Đối tượng được công nhận sáng kiến:
- Giải pháp kỹ thuật
2 Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến:
a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo: vì
- Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiếnnộp trước;
- Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuậtđến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;
- Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc ápdụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện
để áp dụng, phổ biến;