Sự biến đổi tôn giáo ở Việt Nam hiện nay theo một số xu hướng chínhHiện nay, trên thế giới thừa nhận rất nhiều những xu hướng biến đổi, phát triển tôngiáo, tùy vào từng tình hình cụ thể
Trang 1Sự biến đổi tôn giáo ở Việt Nam hiện nay theo một số xu hướng chính
Hiện nay, trên thế giới thừa nhận rất nhiều những xu hướng biến đổi, phát triển tôngiáo, tùy vào từng tình hình cụ thể của các quốc gia, có những xu hướng có tính “trội” hơncác xu hướng khác (ví dụ, có lẽ xu hướng giảm niềm tin tôn giáo cá nhân lại là xu hướngbiến đổi và phát triển phổ biến ở châu Âu và Bắc Mĩ) Trong phạm vi của một luận án sẽlựa chọn những xu hướng có tính chất điển hình, có biểu hiện rõ nét, có tác động mạnhnhất đến đời sống tôn giáo để làm cơ sở lý thuyết cho thực trạng tác động đến đời sống tôngiáo ở Việt Nam
1 Xu hướng đa dạng hóa và cá nhân hóa tôn giáo
Đa dạng hóa tôn giáo không phải là một xu hướng mới ở Việt Nam và trên thếgiới Đa dạng hóa tôn giáo là một quá trình đã và đang diễn ra trong đời sống xã hộitôn giáo hiện đại
Trước hết, đa dạng theo nghĩa tổng quát là sự xác nhận và chấp nhận tồn tại một cái khác Khái niệm này thường được dùng theo nhiều cách khác nhau trong
nhiều vấn đề khác nhau Lý luận về đa dạng được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng xuấtphát từ tôn giáo và gắn với tôn giáo, đa dạng tôn giáo được hiểu là một tôn giáo có thểchấp nhận các tôn giáo khác theo luật tự do tôn giáo
Nếu như Diana L Eck cho rằng, đa dạng văn hóa và tôn giáo là đặc điểm cơbản của mọi khu vực trên thế giới, thì Nietzsche cho rằng, đa dạng hóa tôn giáo bắtnguồn từ tôn giáo đa thần Việc tạo dựng các vị thần linh, các đấng anh hùng cũng như
đủ loại vật kì dị phản ảnh bản năng phóng khoáng và hình thái đa dạng của tư tưởngcon người, nó cũng bày tỏ những khát vọng của bản ngã, của cá nhân, trong điều kiện
xã hội hiện đại, đa dạng hóa tôn giáo phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa trên các lĩnhvực của đời sống xã hội hiện đại
Chính xu hướng này đã chấm dứt sự “độc quyền” về tôn giáo trong các xã hội.Cũng chính từ xu hướng biến đổi tôn giáo này đã dẫn đến sự xuất hiện những kháiniệm “Thị trường tôn giáo”, “siêu thị tôn giáo”, lúc đó, sự lựa chọn dành cho nhu cầutôn giáo của mỗi người trong xu thế đa dạng văn hóa
Trang 2Khái niệm đa dạng tôn giáo (religious pluralism) có những đặc điểm là tính đa dạng của tôn giáo (religious diversity) và tính thích nghi của tôn giáo Theo đó, nghĩa rộng của đa dạng tôn giáo phản ánh ý tưởng các thành viên với các nền tảng tôn giáo khác nhau có thể thực hành và phát triển niềm tin truyền thống của mình giữa những người chống lại nó trong một môi trường bình thường
Ở Việt Nam, đa dạng hóa tôn giáo bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân Thứ nhất cóthể thấy, Việt Nam vốn có một hệ thống tôn giáo đa dạng, bao gồm các tôn giáo bản địa
và những tôn giáo ngoại nhập mà cho đến nay, có lẽ trừ Do Thái giáo (Judaisme), thấyđều có mặt Người Việt Nam dễ dàng chấp nhận những tôn giáo của những nơi khác đến(Phật giáo, Công giáo, Tin Lành,…) xuất phát từ truyền thống khoan dung tôn giáo củaViệt Nam Ở đó, không có sự bài xích, không có “ngăn cấm” các tôn giáo, miễn đáp ứngđược nhu cầu tâm linh của người Việt
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến xu hướng đa dạng hóa tôn giáo ở Việt Nam đó
là sự có mặt ngày càng tăng của các “Hiện tượng tôn giáo mới” (New religiousmovements) Các hiện tượng tôn giáo này có thể từ nước ngoài du nhập về như:Thanh Hải Vô Thượng Sư, Pháp Luân Công,… nhưng cũng có rất nhiều hiện tượngxuất phát từ Việt Nam liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ người có cônghoặc tín ngưỡng thờ Mẫu
Nguyên nhân thứ ba dẫn đến xu hướng đa dạng hóa tôn giáo bắt nguồn từ chínhnhu cầu tôn giáo của một bộ phận tín đồ người Việt Nam, sự đa dạng hóa văn hóa, đadạng hóa kinh tế và toàn cầu hóa kinh tế đã tạo điều kiện cho sự nở rộ các tôn giáo ởViệt Nam trong giai đoạn hiện nay
Xu hướng đa dạng hóa tôn giáo ở Việt Nam đã và đang dẫn đến những sự biếnđổi của “hệ thống tôn giáo” Việt Nam vốn đã có hệ thống tôn giáo phong phú, lâu đờivới 3 bộ phận chính sau đây:
Thứ nhất, các tôn giáo, tín ngưỡng bản địa tương ứng với nó là hệ thống tín
ngưỡng tôn giáo thờ cúng tổ tiên ở 3 cấp độ quốc gia, dân tộc (thờ Hùng Vương), làng
xã (thờ Thành hoàng làng) và gia đình (thờ ông bà tổ tiên)
Trang 3Thứ hai, các tôn giáo du nhập từ bên ngoài vào: gồm Tam giáo (Nho – Đạo –
Phật) nhập từ Trung Quốc và Ấn Độ từ thời đầu Công nguyên; Công giáo du nhập vàoViệt Nam từ khoảng nửa đầu thế kỷ XVI; Tin lành du nhập đến Việt Nam từ đầu thế
kỷ XX; Hồi giáo, Ấn giáo gắn với lịch sử vương quốc Champa từ thể kỷ X, vẫn tồntại đến ngày nay
Thứ ba, các tôn giáo bản địa mới nảy sinh ở đầu thế kỷ XX ở Nam Bộ như Đạo
Cao Đài (1926) và Phật giáo Hòa Hảo (1939, Bửu Sơn Kỳ Hương (cuối thế kỷ XIX),
Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội, Đạo Ông Trần, Đạo Dừa,… Từ năm
1985 đến nay, theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Tôn giáo, cũng như nhiềunước trên thế giới đã xuất hiện và phát triển các “hiện tượng tôn giáo mới” (Lesnouveaux mouvements religieux), nhiều người quen gọi là: Đạo lạ, Tà giáo, giáophái… Việt Nam hiện nay có khoảng 50 – 60 Hiện tượng tôn giáo mới với khoảng 80tên gọi khác nhau, là những minh chứng cho sự “nở rộ” của các Hiện tượng tôn giáomới cũng như sự biến đổi mạnh mẽ đời sống tôn giáo Việt Nam ở những năm đầu củathế kỷ XXI
Đó là chưa kể việc du nhập gần đây của các hệ phái thuộc “gia đình Tin Lành”
từ Âu - Mỹ vào Việt Nam mà chúng ta không dễ bóc tách, nhận diện Ngoài số hệ pháiTin Lành tách ra từ các hệ phái đã có trong nước như trường hợp Hội thánh Liên hữu
Cơ đốc, các Hội thánh Tin lành tư gia… hiệp thông với nhau trong các tổ chức như
“Hiệp hội thông công Tin lành Việt Nam” và “Hiệp hội thông công liên hữu Tin lànhViệt Nam”… Có nhiều hệ phái Tin lành ở Việt Nam phục hồi sự hoạt động của họnhững năm gần đây do quá trình mở cửa, hội nhập: các hệ phái Tin lành Baptist;Trưởng lão; Menonite và đặc biệt Tin lành Ngũ Tuần…
Từ chỗ có 6 Tôn giáo được nhà nước công nhận, đến nay đã có15 tôn giáo và
41 tổ chức tôn giáo được công nhận (Phụ lục 1) Điều đó càng khẳng định Việt Nam làmột quốc gia đa tôn giáo, có tôn giáo nội sinh và có tôn giáo ngoại nhập, có những tôngiáo đã du nhập từ lâu, nhưng cũng có những tôn giáo mới được Nhà nước Việt Nam
Trang 4công nhận về tổ chức Điều này thể hiện nhu cầu tôn giáo của người Việt, tính đa dạng
về tôn giáo, tín ngưỡng
Như vậy, đa dạng hóa tôn giáo góp phần làm phong phú “Thị trường tôn giáo”,làm sôi động “thị trường tâm linh”, nhu cầu tâm linh của con người ngày càng đượcđáp ứng tốt hơn, phù hợp hơn với từng cá nhân
Một mặt, đời sống tôn giáo thế giới đang diễn ra quá trình đa dạng hóa tôn giáo,mặt khác, xu hướng cá nhân hóa (cá thể hóa tôn giáo) cũng đang dần trở nên rõ rệthơn và ảnh hưởng đến xu hướng phát triển tôn giáo thế giới nói chung cũng như xuhướng biến đổi tôn giáo của các quốc gia, dân tộc
Cá nhân hóa tôn giáo được hiểu là các tôn giáo, hiện tượng tôn giáo ra đời và phát triển gắn với cá nhân Sự phát triển tôn giáo thay vì hướng đến đại chúng thì hướng vào phục vụ nhu cầu của những cá nhân riêng biệt.
Đối với các nhà xã hội học Âu – Mỹ, xu hướng cá thể hóa niềm tin tôn giáođược coi là “sự kiện tôn giáo” (le faits religieux) là căn nguyên của sự biến đổi trongđời sống tôn giáo hiện đại Nguyên nhân sâu xa của xu hướng này có nguồn gốc từnhững logic lớn trong đời sống tôn giáo và xã hội phương Tây, đó là kết quả của môitrường nhà nước thế tục đã phát triển cao, tính hiện đại của thời hậu – hiện đại, và xuthế “nội bộ” của bản thân các tôn giáo, dù ở những trình độ, biểu hiện khác nhau,nhưng đều “hướng tới trần gian này, ở đây và bây giờ” Sự xuất hiện của xu hướng cáthể hóa niềm tin tôn giáo là một tất yếu của sự phát triển xã hội, của những nhu cầutâm linh đã và đang ngày một đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của xã hội, đó không
chỉ là vấn đề cá nhân lựa chọn tôn giáo mà còn phản ánh sự thích ứng và nhu cầu phát
triển của chính các tôn giáo trong xã hội hiện nay
C.Smith đã cắt nghĩa xu hướng này như sau: “Trong xã hội hiện đại và đa dạng,con người không cần đến các vũ trụ linh thiêng bao quanh ở tầm vĩ mô để duy trì cáctín ngưỡng tôn giáo của mình Họ chỉ cần “những cái ô thiêng liêng”, nghĩa là thế giớinhỏ bé có thể đem theo, có thể tiếp cận và liên hệ - đó là các nhóm quy chiếu – “dưới”những cái ô này, các tín ngưỡng của họ hoàn toàn có ý nghĩa”1
1 Đỗ Quang Hưng (2016), Sự kiện tôn giáo, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội tr.76
Trang 5Cái gọi là “thị trường tôn giáo”, hay “siêu thị tôn giáo” đó chính là những biểuhiện của xu hướng cá thể hóa niềm tin tôn giáo hay cá nhân hóa tôn giáo Ở đó, từnhững niềm tin tôn giáo chung, các tôn giáo hiện nay cũng hướng đến nhưng nhu cầu,nguyện vọng của các nhóm nhỏ, hướng đến phục vụ cái cá nhân, để rồi mỗi cá nhân
có riêng cho mình “cái ô linh thiêng” Lẽ dĩ nhiên, vì là “cái ô nhỏ”, nên sự thỏa mãn,
sự phù hợp vói nhu cầu của người sử dụng nó cũng tốt hơn là dùng chung dưới mộtbầu trời tôn giáo Cái mà D Smith muốn nhấn mạnh ở đây, đó chính là các tôn giáongày nay thay bằng việc làm “vừa lòng”, thỏa mãn những tập đoàn người to lớn thì lại
đi vào trong đời sống “riêng tư” của từng cá nhân, giúp họ được giải tỏa ở trong đó.Mỗi người đều tìm được cho mình một sự thỏa mãn tối đa trong niềm tin tôn giáo, tínngưỡng của họ
Ở một khía cạnh nào đó, Thomas Luckmann cũng đã từng phân tích và chỉ rõkhi tôn giáo bị tách khỏi chính trị và không còn bị bắt buộc về một xã hội nữa thì tôngiáo rút lui vào lĩnh vực riêng tư Lúc đó, tôn giáo trở nên “chủ quan hơn” Tínngưỡng vốn được thiết lập trên bình diện xã hội nói chung, nay lại nhường chỗ cho sựgiải thích của cá nhân Ở đây, Thomas Luckmann đã nhấn mạnh đến sự tách rời giữaNhà nước và các Giáo hội, hay nói đúng hơn, đó chính là quá trình hình thành và pháttriển các nhà nước thế tục Nhờ có sự tách rời giữa quyền lực chính trị và quyền lựctôn giáo đã dẫn đến sự tự do lựa chọn niềm tin tôn giáo
Điểm xuất phát trong sự “chuyển đổi tôn giáo” từ vấn đề căn bản là sự biến đổicủa tính tôn giáo (religiosité) và tâm thức tôn giáo (religieux), những khái niệm rấtcăn bản phản ánh tính chất, đặc điểm, thái độ của cá nhân và cộng đồng đối với tôngiáo mà họ lựa chọn Vấn đề là ở chỗ, như nhiều nhà nghiên cứu nhận xét, từ thập kỷ
70, trong bối cảnh phục hồi của tôn giáo trên toàn cầu, một xu trào tái “khôi phụcphép màu” (charistique) như phát hiện của nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ làP.Berger và được ông khái quát trong khái niệm “xu hướng giải tục hóa” (De-secularization)
Trang 6Theo logic này, cá nhân tôn giáo không chỉ tự quyết định lựa chọn thực đơn tôn
giáo có sẵn như trong các tôn giáo truyền thống, cũng không chỉ là việc chuyển đổi cáctôn giáo đã lựa chọn (cải đạo) mà còn có thể “sáng lập” ra những tôn giáo mới, bất chấpcác điều kiện xã hội, văn hóa Thay bằng việc phục tùng những niềm tin thiêng liêngvĩnh cửu, họ tự mình trải nghiệm đời sống đức tin tôn giáo Nhận xét này rõ ràng giúp
ta nhận diện được rất nhiều trường hợp các “hiện tượng tôn giáo mới”, một vấn đề lớn,toàn cầu trong đời sống tôn giáo thế giới từ giữa thế kỷ XX đến nay Từ đó thấy được,
sự ra đời của các “Hiện tượng tôn giáo mới” như là hệ quả tất yếu của xu hướng cá thểhóa tôn giáo Ngay từ những năm cuối thế kỷ XX, Toffler cũng gợi ý rằng việc cungcấp không hạn chế các học thuyết tôn giáo và các thực tiễn tôn giáo – thần bí nhằm thỏamãn ngày một mở rộng các nhu cầu của cá nhân và xã hội Thậm chí A Toffler cònnhìn thấy trước khả năng sử dụng “các hàng hóa tâm linh” tương tự với tư cách là cácphương tiện hoạt động khủng bố chống lại nhà nước; dù rằng chính ông cũng tin tưởngrằng: Trong chính sự hỗn độn của cái siêu thị tâm linh này sẽ nảy mầm những hạt giốngcủa nền văn hóa tích cực đáp ứng lại những yêu cầu của thời đại chúng ta
Với thế giới hiện đại, xu hướng cá nhân hóa tôn giáo cũng đang diễn ra rất phongphú và phức tạp, nhưng từ những sự nhận định, phân tích và đánh giá của các nhànghiên cứu, chúng ta có thể đưa ra một số những dấu hiệu có tính đặc điểm của xuhướng này như: 1) Sự tự do lựa chọn những niềm tin tôn giáo; 2) Sự xuất hiện củacác hiện tượng tôn giáo mới mà vai trò quan trọng gắn với những cá nhân, sự tồn tạinhững niềm tin song song và sự không gắn kết giữa những người có cùng niềm tin tôngiáo
M.B.McGuire có nhận xét như sau: “Tính cộng đồng (communalism) mang tínhtôn giáo trong xã hội đương thời có thể được giải thích vừa như một sự tôn vinh vừanhư một lời phản kháng chống lại sự riêng tư hóa (privatizarion) tôn giáo, gia đình vàcộng đồng”2 Điều này phản ánh sự phân tán đời sống con người thành từng cá nhânrời rạc, chính những cộng đồng này đề cao tính riêng tư bởi vì chúng đã tự tách ra
2 Dương Ngọc Dũng (2016), Tôn giáo nhìn từ viễn cảnh xã hội học, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr.163
Trang 7khỏi xã hội, thể hiện sự thách thức đối với không gian công cộng của cộng đồng xãhội, đây chính là cơ chế cá nhân hóa trong đời sống tôn giáo trên thế giới cũng như ởViệt Nam.
Sự biến đối của tôn giáo trong xã hội hiện đại là sự phản ánh của những sự biếnđổi trong đời sống xã hội của thế giới trong những năm cuối của thế kỷ XX, đầu thế
kỷ XXI Mỗi một sự thay đổi của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, thậmchí cả triết học cũng dẫn đến những biến đổi về mặt tôn giáo – vốn thuộc về đời sốngtinh thần, phản ánh tồn tại xã hội Mỗi một thời đại lịch sử, sẽ sản sinh ra đời sống tôngiáo với tâm thức tôn giáo riêng có của mình: “Đức tin của thời kỳ Khai sáng không
có vị trí logic dành cho Chúa cá nhân có thể tiếp cận bằng lời cầu nguyện của conngười, một Chúa không bị ràng buộc bởi giới hạn bất kỳ, bằng quy định bất kỳ thuộcloại con người khám phá khi họ tự tìm hiểu chính mình và tìm hiểu môi trường”3
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, với những biến động lớn về kinh tế - xãhội, chính trị, văn hóa của các quốc gia, chắc hẳn đời sống tôn giáo vẫn còn tiếp tục
có những biến động mạnh mẽ, phức tạp với những chiều kích có thể trái ngược nhau ởnhững khu vực khác nhau trên thế giới, điều đó, Việt Nam cũng không nằm ngoàinhững diễn biến có tính thời đại và lịch sử của một “hiện tượng tôn giáo” – thuộc vềmột thành tố lớn trong hình thái ý thức xã hội, ngày càng đóng vai trò to lớn trongkiến trúc thượng tầng của các quốc gia, đặc biệt, hiện nay ở các nước Hồi giáo
Cho đến nay, chưa có một thống kê đầy đủ về số lượng các hình thức tôn giáomới ở Việt Nam, song với chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ mởđường cho một loạt các tôn giáo mới du nhập Việt Nam từ nước ngoài, mà còn làm nảysinh nhiều hình thức tôn giáo mới bản địa như: Huỳnh đạo; Thiên khai Huỳnh Đạo;Đạo Long hoa hội, Long Hoa Di lặc; Tâm linh thần quyền vv Một số tôn giáo mớituy chưa được công nhận tính pháp nhân, song đã được thừa nhận và được phép hoạtđộng công khai như: Nhân chứng Jehovah, Mormon,; Nhất Quán đạo v.v…Mặc dù
3 C Brinton (2007), (Nguyễn Kiên Tường dịch), Con người và tư tưởng phương Tây, Nxb Từ điển Bách khoa.
Tr.495
Trang 8trong Luật về tín ngưỡng, tôn giáo chưa có điều khoản nào nói về HT TGM, song vớitinh thần chung là đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng nhân dân, cáccán bộ quản lý và làm công tác tôn giáo cấp tỉnh, thành phố đều chấp thuận đơn xinphép hoạt động, sinh hoạt của các nhóm, hội thuộc tôn giáo mới tại địa bàn dân cư.Chẳng hạn theo thống kê tổng hợp số liệu các điểm nhóm của Hội thánh Nhân chứngJehovah ở Việt Nam tính đến năm 2013, cho thấy có tới 46 điểm nhóm ở khắp các tỉnh,thành phố đã được cấp giấy phép sinh hoạt vào những năm gần đây như: Hội thánhNguyễn Cảnh Chân ở Tp.HCM (giấy phép cấp 26/10/2006); Hội thánh Long Biên (cấpphép 01/9/2010); Hội thánh Biên Hoà (tỉnh Đồng Nai, cấp phép ngày 13/6/2008); Điểmnhóm Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh, giấy phép cấp 03/01/2013 ) v v Việc xin phépthành lập điểm nhóm mới của hội thánh: “thường nhanh chóng được chấp thuận, khônggặp trở ngại nào cả” và “số lượng điểm nhóm của Hội thánh hoạt động công khai tănglên rất nhanh từ sau năm 1990”
Hiện nay, các Hiện tượng tôn giáo mới đang có nhiều hình thức hiện tồn ở khắpcác tỉnh, thành Việt Nam, các thể loại tôn giáo mới có nguồn gốc từ truyền thống tôngiáo phương Tây, phương Đông hoặc bản địa chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh như:Nhất Quán Đạo, Nhân chứng Jehovah, Thiên Khai Huỳnh Đạo, Minh sư Đạo, NgọcPhật Hồ Chí Minh, Đạo Bác Hồ,
Sự ra đời, phát triển của các Hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam cũng nhưnhững thay đổi trong quan điểm của Đảng và Nhà nước về tôn giáo cũng phản ánh sựkịp thời trong cách ứng xử của Nhà nước trong mối quan hệ Nhà nước – Tôn giáo vàLuật pháp, đồng thời, thể hiện quan điểm nhất quán trong đường lối phát triển củaViệt Nam: “Tôn trọng quyền tự do theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáonào” của người dân
2 Xu hướng vừa cạnh tranh vừa đối thoại giữa các tôn giáo
Sự đa dạng tôn giáo là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc cáctôn giáo cạnh tranh khốc liệt trong việc giành, giữ tín đồ cũng như thể hiện vai trò củamình đối với xã hội, Bởi, muốn tồn tại, muốn khẳng định địa vị xã hội của mình thì bắt
Trang 9buộc các tôn giáo không thể “ngồi im”, để có thể giữ sự được sự “ổn định”, bền vững củamình trong tình trạng “đa dạng hóa niềm tin tôn giáo” như hiện nay Sự không can thiệpcủa Đảng và Nhà nước vào vấn đề tôn giáo được thể hiện trong quan điểm về tự do,bình đẳng giữa các tôn giáo là điều kiện đảm bảo các tôn giáo Việt Nam có thể cạnhtranh “lành mạnh” Ở Việt Nam tuy chưa diễn ra chiến tranh hay xung đột tôn giáonhưng chúng ta có thể thấy sự cạnh tranh được thể hiện trên các khía cạnh như:
Thứ nhất, sự cạnh tranh giữa các tôn giáo thể hiện sự cạnh tranh trong việc
giành, giữ tín đồ Các tôn giáo phải đưa ra những “chiêu trò”, hình thức mới mẻ để thuhút, giữ chân được tín đồ về với tôn giáo của mình Điều này không chỉ đối với các
HT TGM, các tôn giáo nhỏ mà ngay tại các tôn giáo lớn Bởi, khi tìm được các tín đồmới, hoặc giữ chân được các tín đồ ở lại tôn giáo mình thể hiện sự ưu việt của các tôngiáo và cũng thể hiện sự thích ứng đối với sự thay đổi của điều kiện tồn tại xã hội củacác tôn giáo Trong lịch sử phát triển của Tin Lành, hình ảnh “gặt trộm” giữa các hệphái Tin Lành là quen thuộc và là nhiệm vụ đặt ra hàng đầu, quyết định sự tồn tại củacác hệ phái Tin Lành khác nhau trong những buổi đầu phát triển
Thứ hai, sự cạnh tranh giữa các tôn giáo trong việc thể hiện vai trò xã hội của
mình Các tôn giáo chưa bao giờ thể hiện sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục,đạo đức,… Hệ quả của xu hướng này là làm gia tăng các hoạt động xã hội của các tôngiáo Các tôn giáo hiện nay không chỉ còn đảm nhiệm vai trò tâm linh mà còn thựchiện các vai trò xã hội khác như: tham gia tích cực vào các hoạt động nhân đạo, từthiện, hoạt động y tế, giáo dục,…
Cùng với cạnh tranh giữa các tôn giáo, đời sống tôn giáo Việt Nam cũng chothấy các tôn giáo hiện nay cũng luôn sẵn sang đối thoại Nếu cạnh tranh giữa các tôngiáo giúp cho các tôn giáo phát triển thì đối thoại giữa các tôn giáo tạo ra sự ổn địnhtrong chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội nói chung và trong đời sống tôn giáo Việt Namnói riêng
Trang 10Có thể khẳng định ở Việt Nam không có xung đột tôn giáo, không có chiến tranhtôn giáo Sở dĩ các tôn giáo sẵn sàng đối thoại bởi truyền thống “tam giáo đồngnguyên”, truyền thống khoan dung tôn giáo mà cốt lõi là khoan dung văn hóa đã tồn tạitrong văn hóa Việt Nam hàng nghìn năm nay Khoan dung văn hóa tạo căn cốt, nền tảnggiá trị để hình thành thái độ đối thoại tôn giáo.
Trên thế giới, đối thoại tôn giáo là một khẩu hiệu cũng như là một chủ trương
lớn của các tôn giáo từ những năm 60 của thế kỷ XX, bắt đầu từ Công giáo, đặt trongmối quan hệ với các tôn giáo khác, nhất là đối với Tin Lành, rồi sau đó là đối thoạigiữa Công giáo, Tin Lành với Chính Thống giáo Lần đầu tiên, “Công giáo kêu gọicác tín đồ của mình, đứng trước các tôn giáo thế giới hết sức phong phú và đa dạng,cần phải nhận thấy giá trị bên trong và đặc sắc văn hóa của các tôn giáo đó, chuẩn bịtriển khai đối thoại rộng rãi và hợp tác hữu hảo với họ”4
Đối thoại tôn giáo thể hiện ở những mức độ sau:
Thứ nhất, đối thoại tôn giáo thể hiện ở chỗ các tín đồ và chức sắc đều không
quá tuyệt đối hóa vai trò của tôn giáo mình mà còn tôn trọng, thừa nhận các tôn giáokhác
Thứ hai, đối thoại tôn giáo thể hiện ở việc các chức sắc và tín đồ không chỉ am
hiểu tôn giáo mình mà còn am hiểu kinh điển của tôn giáo khác đồng thời sẵn sànghọc hỏi những giá trị tích cực, tiến bộ của tôn giáo khác
Thứ ba, các tôn giáo đều lấy lợi ích của quốc gia, dân tộc làm mẫu số chung
cho sự liên kết Khi lợi ích dân tộc có nguy cơ bị ảnh hưởng, các tôn giáo sẵn sàng vìlợi ích của quốc gia, dân tộc, vì lợi ích của người dân Hoặc khi xuất hiện những vấn
đề chung như ô nhiễm môi trường, bệnh tật, chiến tranh, tệ nạn xã hội,… các tôn giáođều hướng đến giải quyết những nhiệm vụ chung vì mục đích lớn, vì ích nước, lợidân, giữ gìn đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc
4 Trác Tân Bình (Trần Nghĩa Phương dịch) (2007), Lý giải tôn giáo, Nxb Hà Nội, tr.151-152
Trang 11Ở Việt Nam, sự đối thoại tôn giáo trong mỗi tôn giáo khác nhau cũng bắt nguồn
từ những nguyên nhân, đặc điểm riêng của từng tôn giáo Với Công giáo bắt nguồn từtinh thần của Công đồng Vaticang II; với Phật giáo, đó là triết lý “tùy duyên” của Phậtgiáo;…
Có thể thấy, trong điều kiện hiện nay, xu hướng vừa cạnh tranh vừa đối thoạigiữa các tôn giáo ở Việt Nam sẽ giúp cho các tôn giáo thể hiện được một cách mạnh
mẽ nhất vai trò xã hội của mình, đồng thời cũng tạo ra những sự ổn định, đoàn kết tôngiáo, đoàn kết dân tộc Tuy nhiên, xu hướng này cũng ẩn chứa những bất ổn về mặtchính trị, xã hội nhất định
3 Xu hướng toàn cầu hóa và dân tộc hóa tôn giáo
Toàn cầu hóa và dân tộc quá đang là hai quá trình đan xen thể hiện rõ rệt về một xu hướng biến đổi trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay cũng như một số nước trên thế giới
Song song với một mặt là dân tộc hóa tôn giáo, mặt khác quốc tế hóa tôn giáo
cũng đã và đang thống trị đời sống tôn giáo trên thế giới cũng như ở Việt Nam Quốc
tế hóa tôn giáo là hệ quả tất yếu của xu thế toàn cầu hóa (vốn chỉ được hiểu và biếtđến là toàn cầu hóa kinh tế và toàn cầu hóa văn hóa) đã diễn ra trên thế giới hơn mộtthế kỷ qua
Các nhà nghiên cứu có rất nhiều cách hiểu cũng như cách định nghĩa khác nhau
về toàn cầu hóa tôn giáo Những năm đầu thế kỷ XXI, một cuộc Hội thảo lớn tại Paris
đã diễn ra để chỉ rõ những đặc điểm, bản chất cũng như cố gắng đưa ra định nghĩa về
toàn cầu hóa tôn giáo Đi từ những đặc điểm của quá trình toàn cầu hóa, tìm ra những
điểm tương đồng và khác biệt, D Lehmann đã định nghĩa: “Trong khuynh hướngchung của toàn cầu hóa là toàn cầu hóa kinh tế (đồng đều hóa và lôi cuốn các khu vực
xa xôi vào thị trường thế giới đang cạnh tranh), ngược lại, toàn cầu hóa tôn giáo lại là
sự phá vỡ các biên giới, đồng thời tạo nên các biên giới mới”5
5 D Lehmann (2002), Religion and globalization, Religions in the modern world, Routlege, New York, tr.301
Trang 12Như vậy, dấu hiệu của quá trình toàn cầu hóa tôn giáo được D.Lehmann chỉ ra
đó chính là sự phá vỡ các biên giới của các tôn giáo, làm thay đổi bản đồ tôn giáo thế
giới, tạo ra những đường biên giới mới, ở đó tôn giáo đóng vai trò quan trọng trongviệc sản sinh ra những ranh giới mới về văn hóa, tộc người, ngôn ngữ và tôn giáo
Đa số các nhà nghiên cứu cũng đã tán đồng và khá thống nhất về một cáchhiểu về quốc tế hóa - toàn cầu hóa tôn giáo: “Toàn cầu hóa tôn giáo trước hết đượchiểu là quá trình chuyển từ tính quốc tế, vốn được hiểu theo nghĩa liên quan nhànước sang tính xuyên quốc gia: các chiến lược bành trướng tôn giáo không cònhoặc ít liên quan đến các quyền bá chủ về chính trị và thường phụ thuộc vào phạm
vi của logic mới, mà logic này không còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các nhànước nữa Nếu việc xuất khẩu các tôn giáo diễn ra trong các thế kỷ trước gắn bó chặtchẽ với lịch sử các cuộc bành trướng thực dân thì các luồng tôn giáo hiện nay khôngcòn chỉ đáp ứng những logic đó Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa tôn giáo đangthoát khỏi tầm kiểm soát của nhà nước và vượt lên trên các đường biên giới Ngoài
ra, các luồng tôn giáo này cũng không còn giới hạn ở sự lưu chuyển Bắc – Nam mà
đã trở nên đa chiều”6
Như vậy, toàn cầu hóa tôn giáo là quá trình các tôn giáo chuyển từ tính quốc
tế sang tính xuyên quốc gia, các tôn giáo thoát dần khỏi tầm kiểm soát của nhà nước
và gây sự ảnh hưởng lên các quốc gia, dân tộc khác
Với cách hiểu này, toàn cầu hóa tôn giáo rõ ràng là khác với khái niệm “tôn giáotoàn cầu” Tôn giáo toàn cầu – hay tôn giáo thế giới là khái niệm đối lập với khái niệmtôn giáo dân tộc, đó là tôn giáo vượt ra khỏi tính dân tộc, trở thành phổ biến ra các quốcgia, dân tộc trên thế giới được xem xét chính là sự thay đổi về vai trò chủ thể nhà nướctrong việc “kiểm soát” tôn giáo, về việc “xuất khẩu” các tôn giáo, về việc hình thànhcác đường biên giới tôn giáo mới cũng như dòng lưu chuyển phi truyền thống của haicực Bắc – Nam trong bản đồ tôn giáo Diễn tiến tình hình tôn giáo thế giới trong
6 Đỗ Quang Hưng (2016), Sự kiện tôn giáo, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.40
Trang 13những năm vừa qua, chúng ta có thể thấy rõ điều này Bức tranh tôn giáo mới đangđược vẽ với những gam màu khác nhau, thể hiện sự biến đổi mạnh mẽ về nhân khẩuhọc tôn giáo, về tái cấu trúc bên trong các tôn giáo cũng như tái cấu trúc niềm tin cáthể tôn giáo Chúng ta có thể thấy rõ trường hợp của các tôn giáo từ dân tộc đã vươnđến tính quốc tế Trường hợp của Ấn Độ giáo là một thí dụ điển hình cho xu hướngxâm nhập tôn giáo ngược theo chiều Nam – Bắc Vốn được coi là tôn giáo mang bảnchất xã hội Ấn Độ, tức là sẽ không thể tách rời tôn giáo này khỏi xã hội Ấn Độ vớiđặc trưng là sự tồn tại các đẳng cấp và tính không truyền giáo của Ấn giáo nên không
có những thiết chế để có thể truyền giáo ra ngoài xã hội Ấn Độ Tuy nhiên, đến nhữngnăm cuối của thế kỷ XX, sự gặp gỡ giữa Tin Lành và Ấn Độ giáo đã hình thành phongtrào “Tân Ấn giáo”, và chính trong quá trình đó, Ấn giáo đã được xã hội phương Tâychấp nhận
Ngay như đối với một tôn giáo truyền thống - Kitô giáo, vốn là tôn giáo chínhcủa các xã hội Âu – Mỹ, nhưng ngày nay chứng kiến sự lớn mạnh của các Giáo hộingoài phương Tây, phải kể đến đó là các Giáo hội trẻ của châu Á và châu Phi
Với Tin Lành, có thể thấy “tính lai tạo” 7 được coi là điển hình từ phái Ngũ tuần ở
Mỹ Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, các phái Ngũ Tuần Mỹ Latinh đã lai tạo lại
mô hình Tin lành Bắc Mỹ, trong khi vẫn giữ mô hình gốc, tâm thức tôn giáo nội sinh đãlai tạo lại theo hướng hiệu năng hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các quốc gia, các nềnvăn hóa khác nhau trên thế giới Chính việc lai tạo này làm cho sự thích ứng của các tôngiáo trở nên dễ dàng hơn đối với các quốc gia, dân tộc vốn có những tâm thức tôn giáo vàvăn hóa khác nhau Sự dễ dàng chấp nhận cải đạo, chuyển đạo cũng là hệ quả chính củaquá trình toàn cầu hóa tôn giáo
Cùng với sự lớn mạnh của các nền kinh tế bá chủ thế giới đã và đang đóng vaitrò thúc đẩy nhanh và mạnh quá trình toàn cầu hóa tôn giáo Thái độ của các quốc gia
7 Đỗ Quang Hưng (2016), Sự kiện tôn giáo, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.55