IV.1Kế hoạch sản xuất VCM ở Wilhelmshaven( CHLB Đức)
European Vinyls Corporation( viết tắt EVC) là công ty đã xây dựng kế hoạch bán thương mại sản xuất VC từ etan với năng suất 1000tấn/ năm có quy mô lớn ở Wilhelmshaven. Trong thời gian này EVC đã chính thức thương mại hóa thiết bị phản ứng. Từ khi bắt đầu làm việc, các thiết bị đã hoạt động trên 200 h ở nhiệt độ phản ứng. Các yếu tố liên quan công nghệ này cũng có thể được tiến hành . Như vậy chất xúc tác đã được ổn định và hoạt động liên tục không cần bất kì một tác động nào. Õy biến đổi trên 99% và etan là 90%, mặc dù sự tinh chế etan có thể biến đổi với tỷ lệ tới 92-95%.
Tháng 9/1999 EVC đã thiết kế thành công phân xưởng sản xuất VC ở Wilhelmshaven. Kế hoạch này khi tiến hành còn đòi hỏi quá trình maketing và vị trí địa lý sản xuất VCM. Do đó, kế hoạch này đã được tính toán lại và được chấp nhận triển khai vào giữa năm 2002. Kế hoạch thương mại hóa quy mô đầu tiên đã được định trước và tiến hành vào năm 2004.
IV.2Công nghệ sản xuất VCM ở Kerteh( Malaysia):
Tập đoàn Vinyl chloride Malaysia Sdn Bhd là sự kết hợp giữa Công Mitsui (Nhật) và công ty hóa dầu Nasional Berhah ( Petronas) the Nationalíed ( Malaysia). Nhiệm vụ chính của công ty Vinyl chloride Malaysia là xây dựng và điều khiển hoạt động của thiết bị VCM ở Kerth, Terengganu. VCM là nguyên liệu để sản xuất PVC, nguyên liệu thô để sản xuất các loại ống dẫn trong đời sống con người. Hiện tại 50% sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu. Petronas là công ty thực hiện kế hoạch tương đối mới này.
250 triệu USD là vốn đầu tư cho kế hoạch ở Kerteh ( Malaysia) bởi công ty Mitsui, Mitsui Toatsu Chemicals và Petronas sẽ sản xuất VCM với năng suất 400,000 tấn/ năm/ Phần trăm đầu tư của các công ty là: 60% của Petronas, 20% của Mitsui và 20 % của công ty Plastic Molder Land & General BLD.Quá trình xây dựng nhà máy đã bắt đầu từ năm 1999, với năng suất ban đầu là 280,00 tấn/năm.
IV.3Tình hình sản xuất VCM ở Việt Nam:
Sản lượng ngành nhựa Việt Nam trong những năm gầu đây tăng mạnh là do nhu cầu của xã hội về sản phẩm nhựa ngày càng lớn cũng như thị hiếu của người tiêu dùng thích đa dạng hóa mẫu mã và nâng cao mức độ tiện ích đồ gia dụng, tính năng của một số sản phẩm nhựa công nghiệp bền và rẻ. Một phần nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do các doanh nghiệp nhựa có kế hoạch đầu tư đúng đắn và phù hợp với nhu cầu thực tế thể hiện qua các hoạt động của các doanh nghiệp như nghiên cứu thị trường, định hướng chuyên môn hóa sản phẩm, không sản xuất đại trà nhiều ngành hàng.
Chỉ số chất dẻo sản xuất được tính trên đầu người Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới, năm 1996 là 5,58 kg, năm 2000 là 11,57 kg và năm 2005 là 14kg/đầu người và mục tiêu tới năm 2010 là 30kg/đầu người. Riêng Thành Phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận là 100kg/đầu người. Việt Nam cần thực hiện chiến lược và chương trình mạnh mẽ để phát triển ngành này.
Ngành nhựa Việt Nam thực chất là một ngành kinh tế kỹ thuật về gia công chất dẻo, hiện chưa có khả năng sản xuất ra nguyên vật liệu nhựa, gần như toàn bộ nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm nhựa phải nhập từ nước ngoài. Ngành nhựa có ưu điểm là công nghệ cập nhật hiện đại, tốc độ quay vòng nhanh, sử dụng lao động kỹ thuật là chính, sản phẩm đa dạng, phục vụ được nhiều đối tượng, lĩnh vực công nghiệp, cũng như trong tiêu dùng hàng ngày của xã hội. Theo thống kê của UNDP, 70% nhu cầu vật chất cho đời sống con người được làm bằng nhựa, từ đó chỉ số chất dẻo trên đầu người được thỏa mãn là 30 kg/đầu người (Việt Nam hiện mới chỉ đạt khoảng 14kg/đầu người), còn đạt trên 100 kg/đầu người là quốc gia có nền công nghiệp nhựa tiên tiến.
Trong vài năm tới, khi ngành công nghiêp hóa dầu của Việt Nam ra đời, sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn cho ngành nhựa đặc biệt là ngành công nghiệp nguyên liệu. Thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới đang mở ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành nhựa do nhu cầu về sản phẩm nhựa ngày càng tăng. Tuy nhiên, ngành nhựa hiện nay cũng đang đứng trước những vấn đề khó khăn như nguồn nhân lực còn hạn chế cả về đội ngũ kỹ sư lẫn công nhân lành nghề. Hiện nay có trên 11.000 người đang lao động trong ngành nhựa và cao su, chiếm 4,6% lao động toàn ngành công nghiệp. Lao
động gián tiếp hiện chiếm 17% so với tổng số lao động của toàn ngành, trong đó số lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 6,65%, trung cấp chiếm 2,1%, công nhân kỹ thuật chiếm 9,97%, nhân viên trung cấp 4,6%, lao động trình độ khác (bao gồm số lao động chưa qua trường lớp, nghề dạy nghề) chiếm tới 69,23%. Như vậy số công nhân không được đào tạo tham gia lao động trực tiếp lớn gấp 6,8 lần số công nhân có kỹ thuật và tính chung thì lao động giản đơn của toàn ngành chiếm tới 76,6%. Ðiều này chứng tỏ số lao động có kỹ thuật trong ngành còn quá ít.s
Với đội ngũ cán bộ được đào tạo trong và ngoài nước, sau nhiều năm công tác đã giúp cho ngành nhựa được phát triển và đổi mới. Những kỹ sư trẻ có khả năng độc lập giải quyết những công việc phức tạp, quản lý kỹ thuật. Nhưng phần lớn chưa có khả năng quản lý kỹ thuật, chỉ đạo công trình và chưa có tầm định hướng chiến lược cho ngành. Trong nhiều năm nay việc đào tạo kỹ thuật cho ngành nhựa chưa có một tổ chức nào đảm nhận với quy mô cần thiết của nó.
Nhìn chung đội ngũ kỹ thuật còn rất thiếu nhất là đội ngũ công nhân có tay nghề cao, hệ thống đào tạo công nhân chưa có vì vậy thiếu đội ngũ bổ sung, hậu bị. Số kỹ sư ít có điều kiện và khả năng tiếp cận nhanh chóng với công nghệ tiên tiến. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nhựa. Ðây là vấn đề cần phải nhanh chóng khắc phục và cần được quan tâm đúng mức.
Sẽ đầu tư hơn 400 triệu USD xây dựng Tổ hợp Vinyl tại Bà Rịa -
Vũng Tàu
(HNM) - TCty Hóa chất Việt Nam (VINACHEM) cho biết, VINACHEM và TPC (Thái Lan) đang lên kế hoạch hợp tác xây dựng Tổ hợp Vinyl tại khu công nghiệp Phú Mỹ II (Bà Rịa-Vũng Tàu).
Tổ hợp này gồm các nhà máy: Vinylclorua (VCM) công suất 345.000 tấn/năm, Etylen điclorua (EDC) công suất 300.000 tấn/năm, Xut-clo (CA) công suất 250.000 tấn/năm. Ngoài ra, trong tổ hợp này còn dự kiến xây dựng một nhà máy điện chạy than, công suất 65 MW. Tổng mức đầu tư vào Tổ hợp hơn 400 triệu USD (chưa kể nhà máy điện), trong đó vốn vay khoảng 297 triệu USD, còn lại là vốn góp.
Tổ hợp Vinyl còn mang lại hiệu quả xã hội lớn với việc cung cấp khoảng 4.000 cơ hội việc làm cho người Việt Nam trong giai đoạn xây dựng, khoảng 147 vị trí làm việc sau khi Tổ hợp đi vào vận hành. Đặc biệt, Tổ hợp Vinyl ra đời sẽ sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên trong nước (etylen, muối và than), tạo ra giá trị thặng dư cho các sản phẩm hóa chất, hóa dầu tiêu thụ tại thị trường nội địa.
KẾT LUẬN